Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CTXH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.76 KB, 4 trang )

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN CỦA CTXH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
CN. Kiều Văn Tu
Giảng viên tổ CTXH, Khoa Giáo dục chính trị
Trường Đại học Đồng Tháp
CTXH giai đoạn tiền khoa học (trước thế kỷ 20)
CTXH chuyên nghiệp (mang tính quốc tế) từ khi ra đời đến nay chưa đầy 100
năm, song tiền đề lịch sử của sự hình thành và phát triển của CTXH – như là một khoa
học, như một nghề nghiệp, đã bắt nguồn từ trong lòng xã hội cổ xưa. Các bằng chứng
khoa học nghiên cứu về con người, trong đó phải kể đến nhân chủng học, sử học, tâm lý
học, xã hội học… đã chứng minh được rằng kể từ khi con người được sinh ra cho đến
nay, họ luôn luôn phải sống cùng sự đe dọa của thiên nhiên, của chiến tranh, của đói
nghèo và bệnh tật, song dưới tác động của niềm tin tôn giáo, sự nghiệp từ thiện cứu tế
dân nghèo luôn được tiến hành không gián đoạn. Con người luôn sẵn lòng giúp đỡ đồng
loại, đó không chỉ là phẩm chất, là nhu cầu tình cảm, mà còn được coi là những nghĩa
cử cao đẹp của con người. Có thể nói, về phương diện lịch sử thì những hành động
nhân đạo, thánh thiện ấy đã có nguồn gốc từ lâu đời và hiện nay ở khắp các châu lục,
với những ảnh hưởng bởi những ngoại lực khác nhau như các nhân tố kinh tế, chính trị,
văn hóa, dân tộc.
Tiếp cận nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển CTXH theo chiều dài
lịch sử, các học giả người Nga cho rằng: “Hiệp ước năm 911” do Công tước Ôlêc (đại
diện cho nhà nước Nga thời bấy giờ) kí kết với người Hy Lạp trong đó có chứa đựng
những tình tiết liên quan đến việc nuôi dưỡng người già, cứu giúp người nghèo, chăm
sóc người thương tật… mà ngày nay gọi là CTXH. “Chính hiệp ước này văn kiện sớm
nhất trên thế giới nói chung và của nước Nga cổ nói riêng; là bằng chứng chính thức
đầu tiên về sự quan tâm của nhà nước đối với những công dân cần được trợ giúp của
mình”. Theo đó, sự phát triển của CTXH không được định hướng bởi một kế hoạch chủ
đạo nào mà nó cứ diễn ra như là một công việc tất yếu của con người để làm vơi đi
những nỗi đau của đồng loại.


Đại học Đồng Tháp 61


Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến là sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tư
bản. Vào thế kỷ 17, 18, chủ nghĩa Tư bản đã nhanh chóng trở thành một hệ thống thống
trị toàn thế giới. Nhưng sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tăng
trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ làm giàu cho một thiểu số của nhân loại, đó là giai
cấp tư sản. Sự phân hóa giai cấp, hiện tượng bất bình đẳng, sự cách biệt giàu nghèo, tội
phạm, tệ nạn xã hội… là sản phẩm tất yếu của xã hội tư bản đã làm nảy sinh những vấn
đề xã hội, những mâu thuẫn xã hội. Trong sự nghiệp can thiệp kịp thời làm giảm bớt
các nguy cơ dẫn đến phá hoại sự thăng bằng xã hội phải kể đến những chính sách, luật
lệ của các tổ chức nhà nước. Theo các học giả phương Tây “đạo luật Elidabet của Anh
quốc được ban hành vào năm 1601 là dấu hiệu quan trọng trong lịch sử hình thành một
nghề CTXH”. Đạo luật này đã hướng tới sự giúp đỡ việc làm cho người nghèo, chăm
sóc người già, người tàn tật và trẻ em mồ côi…
Đầu thế kỷ 19, dạng CTXH sơ khai được thực hiện bởi các nhà truyền giáo và các
tình nguyện viên (ở Mỹ). Những tình nguyện viên thường xuyên được tuyển chọn và được
phân công giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ em mồ côi, người già
không nơi nương tựa… Họ được gọi là “những vị khách thân thiện”. Các nhà tình nguyện
còn thông qua các “Ủy ban cải thiện hình thức vệ sinh” và “Vụ giải phóng nô lệ” giúp đỡ
chăm sóc những nô lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Những năm 1870, khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo dài nhiều thập kỷ
đẩy con người vào sống nghèo khổ, bần cùng, xã hội rối ren. Các công sở, thành phố
bao trùm không khí lo âu, buồn tẻ. Các nhà băng kiệt quệ, hàng triệu người lâm vào
cảnh thất nghiệp. Phong trào bãi công, biểu tình diễn ra tại nhiều đô thị lớn ở châu Âu
và ở Mỹ, thậm chí nhiều cuộc bãi công còn mang tính bạo lực. Các hoạt động từ thiện
hình như đã không hoàn thành được cái mục đích mang tính “cách mạng” của nó. Hơn
thế nữa, nhiều nhà hoạt động từ thiện thất vọng nhận ra rằng các chương trình hoạt

động cứu trợ thực chất là hoang phí thậm chí nó dẫn đến sự sa sút về mặt tinh thần cho
người nghèo, bởi nó chỉ làm tăng thêm tình trạng phụ thuộc, sự ỷ lại của họ, không
những không giải phóng họ khỏi cảnh cực khổ mà còn kéo dài tình trạng bần cùng.
Những nhà hoạt động từ thiện cũng nhận ra rằng: năng lực thấp, lười nhác, rượu chè
Đại học Đồng Tháp 62


Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

không phải là nguyên nhân chính của nghèo khổ. Nhà triết học, xã hội học người Anh
Herbert Spencer thậm chí còn lên án: “… cứu trợ là phá hoại xã hội, làm hỏng người
nghèo vì nó gây ra những phụ thuộc làm mất động cơ hành động”. Luận điểm của
Spencer tuy mang nặng tính chủ quan nhưng cũng đã chứng tỏ sự cần thiết phải tiến
hành những hoạt động cứu giúp theo một cách thức mới nhằm tăng cường hiệu quả
trong công tác chăm sóc, giúp đỡ mọi đối tượng của họ.
Các hoạt động cứu giúp muốn có hiệu quả đòi hỏi rất nhiều yếu tố, không chỉ cần có
một địa vị xã hội cao, một trái tim nhân từ của Chúa, hay là sự hảo tâm của một người
thành đạt. Ngay cả các hoạt động mang tính xã hội này cũng đòi hỏi phải có một đội ngũ
được đào tạo và được trả lương một cách chuyên nghiệp. Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã
hội” được thành lập ở Mỹ đã chú ý tới việc tổ chức các tình nguyện viên. Cũng từ đó “các
tình nguyện viên” của những năm 1880-1890 đã trở thành những nhân viên CTXH.
Cần nói thêm rằng, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của CTXH ở châu Âu đã
có ảnh hưởng rất lớn đến CTXH ở Mỹ. Các tổ chức cứu tế tư nhân, các tổ chức phúc lợi
xã hội lần lượt xuất hiện. Ngoài ra, nhà nước còn đưa ra những đạo luật nhằm giúp đỡ
trực tiếp những người nghèo, người khuyết tật. Năm 1898, Hiệp hội các tổ chức từ thiện
ở Mỹ đầu tiên được thành lập. Đó là sự tiếp nối hoạt động của ủy ban quốc gia nhằm
phát triển khoa học từ thiện (vay mượn mô hình từ thiện của Anh). Mục đích của hiệp
hội là tái tổ chức các Hiệp hội từ thiện cộng đồng cũng như cá nhân (vốn phát triển
nhanh chóng trong giai đoạn khủng hoảng năm 1870) tiếp tục ứng dụng các nguyên tắc
khoa học từ thiện nhưng khắc phục một hệ quản phổ biến trước đó đã mắc phải là tạo

nên sự phụ thuộc và duy trì bần cùng.
Có thể nói rằng, đây cũng chính là thời điểm đánh dấu bước chuyển từ những việc
làm từ thiện bắt nguồn từ những niềm tin và đạo đức hay tôn giáo sang một lĩnh vực mới
đó là CTXH, một hoạt động mang tính chất khoa học, một nghề nghiệp.
Sự hình thành và phát triển của CTXH ở Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của CTXH ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật hình
thành và phát triển CTXH trên thế giới. Các cơ sở hình thành CTXH ở Việt Nam cũng bắt
nguồn từ tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tinh
Đại học Đồng Tháp 63


Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

thần nhân đạo và lòng yêu thương đồng loại luôn luôn gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của các chính sách xã hội, các luật lệ xã hội. Trên cơ sở đó, sự ra đời và phát
triển của CTXH ở Việt Nam thời kỳ trước và sau đổi mới phát triển như sau:
Thời kỳ trước đổi mới:
Các hoạt động an sinh xã hội, các dịch vụ xã hội hầu như tạm ngưng. Chỉ có các
thiết chế lớn như bệnh viện, các trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi đã tiếp
tục họat động dưới một chính quyền mới. CTXH trong thời kỳ này không phát triển.
Tuy vậy, số lượng nhân viên CTXH đến thời điểm này đã có: 500 người huấn luyện
ngắn hạn, 300 người có bằng đào tạo 2 năm, 20-25 cán sự xã hội và nhân viên, 7 thạc sĩ
CTXH, 2 thạc sĩ Phát triển cộng đồng đều được đào tạo từ nước ngoài.
Thời kỳ sau đổi mới:
Bên cạnh những thành tựu về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
những biểu hiện tiêu cực dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã trở thành những
vấn đề xã hội bức xúc, trong đó phải kể đến các hiện tượng đói nghèo, bệnh tật, nghiện
hút, mại dâm, trẻ em bị ngược đãi, trẻ em lang thang, buôn bán phụ nữ, thất nghiệp, di
dân tự do… các chính sách xã hội các nội dung tuyên truyền, giáo dục CTXH đã kịp
thời triển khai theo hướng các giải pháp hỗ trợ như: chương trình xóa đói giảm nghèo,

công ước về quyền trẻ em, cứu trợ xã hội… trong mạng lưới CTXH không thể không
kể đến các hoạt động của các tổ chức quốc tế phi chính phủ như quỹ cứu trợ nhi đồng ở
Anh, quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc… các hỗ trợ mang tính nhân đạo của họ đã góp phần
vào việc xây dựng các cơ sở lý luận và các phương pháp thực hành CTXH, đặc biệt là
với đối tượng trẻ em Viêt Nam. Hoạt động CTXH gần đây vẫn tiếp tục được quan tâm
đã và đang đi vào chuyên nghiệp hóa theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành.
Đến năm 2000, ngoài những cán bộ có bằng cử nhân, thạc sĩ được đào tạo trong
và ngoài nước còn có hàng trăm cán bộ được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về
CTXH thông qua những lớp tập huấn do các giảng viên, các chuyên gia trong và ngoài
nước tham gia giảng dạy. Đến nay đã có hơn 30 trường đại học, cao đẳng đang đào tạo
và tuyển sinh chuyên ngành CTXH.

Đại học Đồng Tháp 64



×