Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NGHỆ THUẬT MIÊU tả NGOẠI HÌNH NHÂN vật THUÝ vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.67 KB, 6 trang )

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH
NHÂN VẬT THUÝ VÂN
( Qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều)
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã khái quát ngoại hình
của hai chi em Thuý Vân, Thuý Kiều bằng 4 câu thơ đặc sắc :
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách , tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười…
Câu 15 – 18
Đối với hai nhân vật chính diện mang lý tưởng của nhà
thơ, ở đoạn trích này, Tố Như đã ngợi ca sắc đẹp và tài năng của
họ. Như mnột hoạ sĩ chân dung bậc thầy, tác giả đã không đi
vào những đặc điểm cụ thể mà trước hết nhà thơ đã phác hoạ ra
những nét thanh tú diễm lệ về cốt cách và tinh thần. “ Mai cốt
cách” – cốt cách thanh mảnh nhưng rắn rỏi như cành mai, “tuyết
tinh thần” – tâm hồn trong trắng thanh bạch như tuyết. Cách
miêu tả ấy khiến cho người đọc khó có thể gọi thẳng ra ai là
mai, ai là tuyết. Dường như ở đây tác giả đã khéo léo tạo nên
một tập mờ, một khoảng trống nghệ thuật buộc nguời đọc phải
theo dõi toàn bộ câu chuyện mới có thể định hình được và với ý
thức lý tưởng hoá, chân dung chị em Thuý Kiều được miêu tả
với sắc đẹp tuyệt trần.


Lẽ ra, theo lôgic của vấn đề, ngoại hình của Thuý Kiều sẽ
được tác giả ưu tiên giới thiệu trước, nhưng đây là chân dung
nghệ thuật nên sau khi thông báo “Thuý Kiều là chị, em là Thuý
Vân”, Nguyễn Du lại dùng phép tá khách hình chủ (Mượn
khách để hình dung về chủ, nói về chủ), mượn nhan sắc của
Thuý Vân để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều:


Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, net ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da...
Câu 19 – 22
Với Thuý Vân, tác giả đã dùng phương pháp đặc tả với
từng chi tiết :
“Khuôn trăng đầy đặn – khuôn mặt tròn trặn như trăng rằm,
đầy đặn hạnh phúc, hoa cười – khoé miệng cười tươi thắm như
hoa, ngọc thốt – tiếng nói trong và hay như ngọc, tác phong thái
độ đoan trang, nét ngài nở nang – lông mày cong đậm như con
ngài, nước tóc bồng bềnh đếnỗi mây cũng phải thua, màu da
trắng đến nỗi tuyết cũng phải nhường…” (Phạm Đan Quế –
Thế giới nhân vật Truyện Kiều, NXB Thanh Niên 2005, tr.12).
Trong bốn câu thơ tả Thuý Vân (cũng như trong những đoạn thơ
tả chân dung nhân vật lý tưởng như Kim Trọng, Từ Hải…),
Nguyễn Du thường sử dụng những mô típ hình tượng khuôn
mẫu quen thuộc, thậm chí công thức (Hoa cười, ngọc thốt, nét
ngài..). Đồng thời, tác giả đã đưa một số từ ngữ nôm na nhưng


nội hàm đa nghĩa, những từ ngữ đầy đặn, nở nang không chỉ
miêu tả khuôn mặt phương phi tròn trịa, nét ngài minh bạch sáng
sủa của Thuý Vân. Ở đây, tác giả như muốn báo hiệu tương lai
tốt đẹp và tiền đồ tươi sáng ở nàng Vân, là sự đầy đặn, mỹ mãn
của số phận, của cuộc đời nàng. Thiên nhiên và cũng chính là
con tạo cũng sẽ chịu thua mái tóc mây và nhường màu da tuyết
của nàng.
Nhìn chung, Truyện Kiều đã đi theo khuynh hướng nghệ thuật
chính thống nên nghệ thuật phác hoạ, tuyệt đối hoá, đặc tả, lý

tưởng hoá là những thủ pháp đặc trưng. Với những thủ pháp này,
nhà thơ đã thể hiện thành công “khuynh hướng tâm lý hoá ngoại
hình và hơn thế nữa là khuynh hướng thân phận hoá phẩm cách
nhân vật” (Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều, NXB GD
1999). Kết hợp với lớp ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi,
những biện pháp nghệ thuật ấy đã góp phần tạo nên bức chân
dung hài hoà, viên mãn của một số phận tĩnh lặng – Thuý Vân.
Võ Minh Hải
(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] |
[ BÀI VIẾT CÁ NHÂN ] 20 August, 2011 07:40

Bản in

TÌM HIỂU NHAN ĐỀ TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO CỦA NGUYỄN TRÃI

TÌM HIỂU NHAN ĐỀ TÁC PHẨM
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO CỦA NGUYỄN TRÃI
Năm 1427, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh 明 xâm lược
toàn thắng, thay mặt Lê Lợi 明明, Nguyễn Ức Trai 明 明 明 đã viết
Bình Ngô đại cáo 明 明 明 明 (BNĐC) nhằm tổng kết cả giai đoạn
lịch sử tuy thương đau nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc,


nghiêm khắc lên án tội ác tày trời của giặc và ngợi ca chiến
thắng vĩ đại của dân tộc. Tác phẩm còn là một áng thiên cổ hùng
văn, một mẫu mực của thể văn chính luận sắc sảo, khúc chiết, rõ
ràng và đầy sức thuyết phục. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi đi
vào tìm hiểu nhan đề tác phẩm như là một con đường đi vào
khám phá bản chất nghệ thuật của tác phẩm.
Các soạn giả sách Văn học 9 (T1, NXB GD 2002) giải thích

như sau: “BNĐC là bài cáo có quy mô lớn, nói việc đánh dẹp
giặc Ngô…” (Tr 21), sách Văn học 10 ( T1, NXB GD 2002) lại
giải thích: “Đại cáo: Tuyên bố, tuyên cáo cho rộng khắp những
điều quan trọng” (Tr124). Như vậy, hai chữ Đại cáo 明 明 trong
nhan đề được hiểu như là một từ chỉ về quy mô, phạm vi phổ
biến và ý nghĩa lịch sử, ý thức chính trị của tác phẩm trươc thời
cuộc.
Dù tiếp cận văn bản nào đi chăng nữa, chúng ta cũng
cần có sự thống nhất ngõ hầu giúp cho ngược đọc có thể hiểu
đúng về áng văn này. Từ góc độ loại thể, chúng tôi muốn đề cập
đến một cách hiểu khác góp phần cắt nghĩa tác phẩm nổi tiếng
này.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng
BNĐC được viết theo thể cáo, đại cáo là tuyên bố rộng rãi. Cách
giải thích trên cho thấy, hai chữ đại cáo là cụm trạng – động,
trong đó đại là muốn nói về quy mô to lớn và phạm vi rộng rãi
của việc công bố, cáo là tuyên cáo, nó vừa là danh từ chỉ loại
thể. Trong một bài viết gần đây, PGS – TS Nguyễn Đăng Na đã
gọi Đại cáo là danh từ chỉ thể loại tác phẩm và theo Hán ngữ đại
từ điển đã chú : “Đại cáo là tên một thiên trong Thư kinh 明 明”,
chính vì thế nó được dùng để “trình bày đại đạo để cáo với
thiên hạ” (Trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ 明 明 明 明 明 明 明). Như vậy,
từ một mệnh đề: “Trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ” rút gọn lại thành


một từ cố định để đặt tên thiên. Ngoài ra, theo Hán ngữ đại từ
điển 明 明 明 明 明: “Đại cáo còn được dùng để chỉ các loại văn
kiện được ban hành vào thời kỳ Hồng Vũ 明 明 – Minh Thái Tổ
明 明 明”
Từ hai ý nghĩa trên, chúng ta thử tìm hiểu Đại cáo 明 明 trong

nhan đề có ý nghĩa và mục đích gì ?
Thứ nhất, chiến thắng vẻ vang của cuộc Khởi nghĩa Lam
Sơn 明 明 là sự kiện chính trị quan trọng trong lịch sử dân tộc, là
sự minh chứng cho thế và lực của dân tộc biết “Đem đại nghĩa
để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Nhân sự
kiện này, Nguyễn Trãi muốn báo cho thiên hạ biết cái “đại đạo”
mà nhân dân Việt Nam tôn thờ hoàn toàn phù hợp với mệnh đề
“Trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ”.
Thứ hai, công việc bình Ngô đã xong, Nguyễn Trãi vâng
mệnh soạn Đại cáo, ông đặt tên là Bình Ngô đại cáo. Vậy chữ
Ngô nên hiểu như thế nào? Có nhiều cách hiểu khác nhau về từ
này, song căn cứ vào sự khảo chứng của Khang Hy tự điển 明 明
明 明 và Từ Nguyên 明 明, Ngô 明 chính là quê hương của Minh
Thái Tổ 明 明 明 Chu Nguyên Chương 朱 朱 朱, ông vốn là người ở
đất Hào Châu xưa kia thuộc đất Ngô. Năm 1356, Chu Nguyên
Chương tự xưng là Ngô Quốc Công 明 明 明 rồi Ngô Vương 明 明
với ý muốn nhớ về nguồn gốc xuất thân và hồi cố về sự nghiệp
của Ngô Vương Hạp Lư, người đã làm cho nước Sở phải thất
điên bát đảo khi xưa. Bình 明 là dẹp yên, Bình Ngô 明 明 tức là
đánh cho nó thần phục không dám cưỡng lại, triệt phá đến tận
gốc rễ họ Chu 明. Điều đó cho thấy ngòi bút sắc sảo, tư duy thâm
thúy và nghệ thuật lập luận đầy sức thuyết phục của Nguyễn
Trãi.


Tóm lại, tìm hiểu loại thể Đại cáo nói chung và nhan đề BNĐC
nói riêng có thể giúp cho người đọc thấu triệt đượcý nghĩa văn
chương và thái độ chính trị của tác giả trước thời điểm khải hoàn
của dân tộc, nắm được ý nghĩa nhan đề BNĐC là nắm được giá
trị tư tưởng xuyên suốt tác phẩm.

Võ Minh Hải



×