Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những cung bậc tình yêu trong truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.54 KB, 6 trang )

Những cung bậc tình yêu trong "Truyện Kiều"
Cách đây hơn hai trăm năm, đại thi hào Nguyễn Du đã cống hiến cho độc giả
một tác phẩm bất hủ: Truyện Kiều. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng
đanh thép đối với chế độ phong kiến, không chỉ là tiếng nói nhân đạo thể
hiện khát vọng của người lao động bị áp bức… mà truyện Kiều còn là một bài
ca trác tuyệt về tình yêu đôi lứa.
Vào tuổi "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” Thúy Kiều gặp Kim Trọng, và
ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, đôi trai tài gái sắc ấy đã "phải lòng” nhau. Gọi là
"gặp gỡ” nhưng thực ra họ chưa giáp mặt nhau, trong lúc Vương Quan truyện
trò cùng Kim Trọng thì chị em Thúy Kiều còn "e lệ nép vào dưới hoa”, thế
nhưng mũi tên của thần ái tình đã bắn trúng hai trái tim thơ ngây, khiến cho
đôi trẻ tuy bên ngoài còn e dè nhưng tâm hồn đã thuộc về nhau rồi. Về nhà,
nàng thì thở ngắn than dài "Trăm năm biết có duyên gì hay không” và chàng
thì "nỗi nàng cánh cánh bên lòng biếng khuây”. Với Kim Trọng đây mới chỉ là
bắt đầu. Ta hãy ngắm chân dung chàng Kim:
"Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng
Phòng văn hơi giá như đồng
Trúc se ngọn thỏ tơ trùng phím loan”
Tình yêu có sức mạnh thật thần bí, nó làm cho chàng trai vốn :
"Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”
nay trở thành mặt mũi thẫn thờ, dáng hình tiều tụy; đàn để trùng dây, bút bỏ
khô mực – một không khí lạnh lẽo bao trùm phòng học của Kim Trọng (các vị
phụ huynh cấm con em mình yêu ở tuổi đi học – cũng có lí lắm). Chưa hết,
nhớ nàng đến mức không chịu nổi, chàng Kim quay lại nơi kì ngộ trước, chỉ có
"Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”
Không những không nản chí mà chàng còn hăng hái hơn: "Xăm xăm đè nẻo
Lam Kiều lần sang”. Khi thấy cửa đóng then cài, lấy lí do du học, chàng thuê
một căn nhà ngay cạnh nhà Kiều , và:"Tường đông nghé mắt ngà ngày hằng


trông”.
Sự kiên trì của Kim Trọng rồi cũng được đền bù, bắt được chiếc kim thoa,
chàng được gặp Kiều. Không vòng vo tam quốc, sau khi nhắc lại cuộc gặp gỡ
hôm trước Kim Trong bày tỏ tình yêu của mình ngay lập tức. Mới đầu Kiều còn
ngần ngừ " Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”, lát sau, trước những lời "có


cánh”, lời nói "như ru” của Kim Trọng, Kiều đã "vô phép” cha mẹ quyết định
"Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung”
Đến đây có thể coi như kết thúc giai đoạn một – giai đoạn tìm hiểu và tỏ tình.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong tình yêu. Yêu rồi đấy, được yêu rồi đấy
nhưng "ăn làm sao nói làm sao bây giờ” (các bạn sắp yêu – hãy học tập Kim
Trọng)
Thật may mắn cho đôi lứa, gia đình họ Vương có "sinh nhật ngoại gia” cả nhà
đi vắng. Chỉ mong có thế, Kiều liền "Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái
tường” , và ở dưới đã thấy Kim Trong đứng chờ! Tình yêu chuyển sang giai
đoạn hai – giai đoạn bộc lộ tình cảm.
Mới xa cách một mùa xuân mà chàng Kim (15 tuổi chứ mấy) đã nói ngoa
"Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu hoa dâm”. Ban đầu câu chuyên tình yêu
diễn ra theo kiểu cổ điển, cả hai đều nhún mình "tài hèn sức mọn” và dành
cho người yêu những lời đẹp đẽ nhất. Kiều khen tranh tùng của Kim :
"Phong sương đượm vẻ thiên nhiên
Mặn khoan nét bút càng nhìn càng tươi”
Kim khen thơ Kiều :
"Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này”
Kiều khen tướng mạo Kim:
"Chẳng sân ngọc Bội cũng phường Kim Môn”…
Cứ như thế cho đến khi hoàng hôn buông xuống, Kiều đành giã biệt Kim
Trong. Về đến nhà , chưa thấy gia đình về, nàng lại vội vàng "Xăm xăm băng

lối vườn xưa một mình” .
Ở thời kì mà người phụ nữ: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử” và "Nam nữ thụ thụ bất thân”…mà nàng Kiều hết chèo tường lại băng
qua vườn khuya một mình để đến với người yêu, đủ biết Tình yêu có thể vượt
mọi lễ giáo. Đến đây tình yêu của Kim Kiều bắt đầu mang màu sắc "hiện
đại”. Thúy Kiều xem ra chủ động, mạnh mẽ hơn chàng Kim, nàng tuyên bố
"Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”. Rồi hai trẻ thắp thêm nến, cắt tóc
viết lời thề…Tình yêu đã đến đỉnh điểm. Đôi lứa kề nhau, mùi hương quyện
vào nhau, trong gương (!) bóng lồng vào nhau…Ở cấp độ này Kim Trọng lại là
người tỉnh táo, chàng thốt lên :
"Chày sương chưa nện cầu Lam
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng”
(Nếu chàng Kim không phải "vốn nhà trâm anh”, biết dừng lại đúng lúc có lẽ
tình yêu đôi lứa đã chuyển sang một giai đoạn khác !). Để giải tỏa sự ức chế


về tâm lý, Kim Trong khéo léo lái tình huống nồng nàn này sang hướng khác.
Chàng bày tỏ sự hâm mộ tiếng đàn của Kiều và mời Kiều chơi đàn. Như Bá
Nha- Tử Kì, Kiều đàn đến khúc nào Kim Trọng cũng cảm nhận được tâm hồn
nàng gửi gắm trong đó, chàng bị cuốn hút đến mức mà:
"Khi tựa gối , lúc cúi đầu
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”
Bối cảnh này lại một lần nữa dẫn tình yêu đôi lứa đến "cấp độ 3”
"Hoa hương càng tỏ thức hồng
Đầu mày cuối mắt càng nồng càng yêu
Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”
Lần này Kiều là người tỉnh táo hơn:
"Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”

Và nàng đã thuyết phục được chàng:
"Thấy lời đoan chính dễ nghe
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân”
Đến đây, tin chú Kim Trọng mất đã kết thúc giai đoạn hai, giai đoạn yêu
đương say đắm nhất của Kim, Kiều.
Gai đoạn ba: Tình yêu khi xa cách. Gia đình gặp hoạn nạn, Kiều bán mình
chuộc cha, hi sinh mối tình đầu trong trắng thơ ngây, vừa qua những phút
giây hạnh phúc ngắn ngủi. Kiều từ bỏ tình yêu trong tâm trạng đau khổ tột
bực:
"Ôi Kim Lamg hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”
Ở lầu xanh, Kiều vẫn không nguôi nỗi nhớ Kim Trọng:
"Nhớ lời nguyện ước ba sinh
Xa sôi ai có thấu tình chăng ai”
Trong khi đó, sau khi hộ tang chú trở về, biết được gia cảnh Vương ông, Thúy
Kiều đã ra đi, Kim Trọng vô cùng đau khổ:
" Vật mình vẫy gió tuôn mưa
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai
Đau đòi đoạn, ngất đòi cơn


Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê”
Nhìn thấy những kỉ vật của mối tình, Kim Trọng càng đau đớn xót sa, chàng
quyết đi tìm nàng. Mãi không thấy, Kim Trọng tưởng như không sống nổi:
"Sinh càng thảm thiết khát khao
Như nung gan sắt như bào lòng son
Ruột tằm ngàymột héo hon
Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve

Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao”
Ông bà Viên ngoại lo sợ vội se duyên cho Kim Trọng với Thúy Vân. Lấy Thúy
Vân nhưng đó chỉ là nghĩa vụ, Kim Trọng vẫn ngày đêm mơ tưởng đến Thúy
Kiều:
"Dường như bên nóc trước thềm
Tiến Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng”
Mối tình Kim Kiều tưởng đã chấm dứt cùng cuộc đời nàng Kiều ở sông tiền
Đường nhưng Nguyễn Du lại đưa thêm một đoạn vĩ thanh. Sau khi thi đõ, làm
quan, Kim Trọng lại đi tìm Thúy Kiều, và vận may đã đến. Kim tìm thấy Kiều.
Mối tình Kim – Kiều chuyển sang giai đoạn mới:
"Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”
Đó là một tình bạn trong sáng nhưng cũng không kém phần thơ mộng:
"Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”
"Nghe” lại lại mối tình Kim - Kiều ta thấy đủ cả "Cung, thương, giốc, chủy,
vũ”. Từ ngọt ngào êm ái đến cay đắng tủi nhục, từ rụt rè e lệ đến sôi nổi
quyết liệt, từ nhớ nhung day dứt đến say đắm ngất ngây…
Sau mối tình với Kim Trọng, Thúy Kiều còn trải qua hai mối tình với thúc Sinh
và Từ
Hải. Với Kiều, hai mối tình sau tuy không cón cái mê say cuồng nhiệt như mối
tình đầu nhưng cả hai đều mang một sắc thái mới: Ân nghĩa.
Thúc Sinh đã có vợ (do ép duyên chăng? Làm sao mà một chàng công tử bột
như Thúc Sinh lại yêu được một mụ "sư tử Hà Đông” – Hoạn Thư). Ban đầu
chàng chỉ định trăng gió chơi bởi cái vẻ "Hải đường mơn mởn cành tơ” của
Thúy Kiều, nhưng sau hiểu được tâm hồn Kiều cũng như tài năng của nàng
thì Thúc Sinh yêu thật sự, và họ đã có những phút giây hạnh phúc:


"Khi gió gác khi trăng sân

Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ
Khi hương sớm khi trà chưa
Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn”
Thúc Sinh "may mắn” hơn Kim Trọng, chàng được thưởng ngoạn một tuyệt
tác của tạo hóa:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”
Khá khen thay cho chàng trai họ Thúc, trước tác phẩm gợi cảm ấy mà chàng
vẫn còn "Ngụ tình tay thảo một thiên luật đường”! (cái thứ thơ cực khó, hơi tí
là thất niêm, thất luật). Nhưng hạnh phúc của Thúc Sinh và Thúy Kiều thật
ngắn ngủi, Sau trận đòn nhừ tử ở công đường vì tội "Mượn màu son phấn
đánh lừa con đen” là trận đòn khốc liệt ở nhà Hoạn Bà. Song hai trận đòn ấy
không thấm vào đâu so với trận đòn ghen của Hoạn Thư. Với tư cách "Hoa
nô”, Thúy Kiều phải hầu hạ vợ chồng Thúc Sinh Hoạn Thư… Tình yêu Sinh,
Kiều rơi vào một tình huống "không tiền khoáng hậu”, Kiều đàn cho Thúc
Sinh nghe:
"Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng”

"Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng cũng gạt thầm giọt tương”
Thúc sinh yêu Thúy Kiều chân thật nhưng lại sợ vợ, và chàng thuộc hạng
người yếu hèn nên không những không bảo vệ được tình yêu của mình mà
còn bị đau khổ, tủi nhục vì tình yêu đó.
Mối tình thứ ba và cũng là mối tình cuối cùng của Thúy Kiều là mối tình với
Từ Hải. Giống như với Thúc Sinh, tình yêu của Kiều với Từ hải mang nặng ân
nghĩa. Từ hải không dừng ở việc đưa Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh (như Thúc
Sinh) mà Từ còn mang lại một giai đoạn tốt đẹp cho cuộc đời Kiều, giúp Kiều
báo ân báo oán. Đôi lứa đã có những thời kì thật sự hạnh phúc”
" Cùng nhau trông mặt cả cười

Dang tay về chốn chướng mai tự tình”
Nhưng cũng giống như mối tình với Thúc Sinh, Thúy Kiều lại mang đến tai
họa cho Từ Hải, lần này tai họa lớn hơn nhiều. Kiều là một thiếu nữ có nhiều
phẩm chất tốt đẹp song cũng không tránh khỏi những thói thường tình:


"Nàng thời thật dạ tin người
Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”
Và thế là sự nghiệp của Từ hải phút chốc tan thành mây khói.
Truyên Kiều khép lại, các nhân vật đã lùi vào quá khứ, song những mối tình
của họ như một bản tình ca bất diệt với đầy đủ các cung bậc của nó, mang
đến cho bạn đọc mọi thời đại nhưng giai khi thì điệu mượt mà êm ái khi thì ai
oán sầu thảm.



×