Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lý công uẩn và chiếu dời đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.94 KB, 5 trang )

Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô, áng văn bất hủ

Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1010-1225), khai sáng Thủ đô Thăng Long - Hà
Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa rồi được giới tăng sĩ ủng hộ, tôn phò làm
vua.
Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông
quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng
Long, Hà Nội ngày nay.
Việc Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của
thời đại, của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tầm
nhìn xa rộng và kế sách lo toan cho con cháu muôn đời sau.
Lý Công Uẩn làm vua 18 năm. Trong thời gian ấy ông đã làm được một số việc mà quốc sử ghi
chép như là những việc trọng đại.
Thứ nhất, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh thành Thăng Long có quy mô bề thế, bao gồm cung
điện và một hệ thống các điện Càn Nguyên (làm chỗ thiết triều), điện Tập Hiền, điện Giảng
Võ… cùng kho tàng, hào lũy. Bốn mặt thành mở 4 cửa Tường Phù (phía Đông), Quảng Phúc
(phía Tây), Đại Hưng (phía Nam), Diệu Đức (phía Bắc).
Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng, mà khi đó
Phật giáo là Tôn giáo được tầng lớp quý tộc, cung đình cũng như dân chúng tôn sùng, Lý Công
Uẩn đã cho xây cất nhiều chùa, như ở phía Nam kinh thành, ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp cũ).
Lý Thái Tổ là người đặt nền móng vững vàng cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý.
Thứ ba, khi vương triều Lý được thành lập, ở một số địa phương, đặc biệt là ở vùng biên giới
phía Bắc, có những thế lực nổi dậy cướp phá, cát cứ. Nhằm dẹp yên các cuộc khởi loạn và nắm
được quyền uy của vương triều Lý trên toàn lãnh thổ quốc gia, Lý Thái Tổ tiến hành những cuộc
chinh phạt có hiệu quả ở châu Ái, châu Diễn, châu Vị Long, châu Thất Nguyên…
Thứ tư, về đối ngoại, Lý Thái Tổ đã thiết lập được quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với triều Tống.
Bên cạnh những thành tích lớn trên, Lý Thái Tổ còn có công bước đầu xây dựng một bộ máy có
quy chủ từ triều đình xuống tới châu, huyện, hương, ấp; bổ nhiệm một hệ thống quan chức Thái
úy, Tổng quản, Khu mật sứ, Thái bảo, Thái phó, Tả hữu kim ngô, Tả hữu võ vệ, Ngự sử đại phu,



Đô đốc Thượng tướng quân và Viên ngoại lang. Đồng thời, Lý Thái Tổ sau khi lên làm vua, đã
sớm ban bố chiếu lệnh buộc những người trước kia trốn tránh phải trở về quê cũ sản xuất; định lệ
thuế khóa các loại… Trong chính sách thuế, ông có sự chiếu cố đối với người già yếu, kẻ mồ côi,
tàn tật, góa bụa.
Các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư khen Lý Thái Tổ “là người khoan từ nhân thứ”. Sử gia Ngô
Thì Sĩ khi đánh giá nhà Lý, nhà Trần có viết: “Triều Lý nhân ái, triều Trần anh hùng”. Nền nhân
chính thời Lý được hình thành chính là từ Thái tổ Lý Công Uẩn. Vương triều Lý do Lý Công
Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, với 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam có
những ông vua anh hùng cứu nước và khai sáng văn hiến dân tộc, như Lý Thánh Tông (10541072), Lý Nhân Tông (1072-1128); những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, như Lý Thường Kiệt,
Tô Hiến Thành…
Khi khảo cứu về chế độ, điển chương thời Lý, Lê Quý Đôn cũng như Phan Huy Chú đều nói, vì
thời Lý cách xa quá lâu, tài liệu mất mát, thiếu thốn nhiều, song dựa vào các nguồn tài liệu sách
vở, văn kiện hiện còn, chúng ta thấy những dấu ấn văn hóa khá rực rỡ của triều Lý vẫn in khắc
sâu trong lịch sử Việt Nam. Thí dụ về cơ cấu tổ chức Nhà nước, về quan chế... Phan Huy Chú đã
khảo cứu chức “Á tướng” đời Lý là Tả hữu Tham tri chính sự là chức ở trong Chính phủ, dưới
chức Tướng quốc. Hoặc như Lục bộ, theo Phan Huy Chú, ở nước ta chức Thượng thư đặt ra bắt
đầu từ thời Lý, nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ. Đời Trần theo phép ấy của nhà Lý đặt
chức Thượng thư hành khiển, Thượng thư hữu bật, sau mới chia ra Thượng thư các bộ (bộ Lại,
bộ Binh, bộ Hình).
Về quân sự, nhà Lý buổi đầu mô phỏng binh chế đời Đường… đời Tống, nhưng có nhiều sáng
tạo độc đáo, trong đó cách hành quân, cách tác chiến chính người Tống lại phải học tập nhà Lý.
Những chiến tích quân sự bất diệt của đời Lý đã chứng minh nền quốc phòng và quân sự đương
thời là vô cùng mạnh mẽ, tài giỏi.
Cùng với thành tích quân sự, nền ngoại giao triều Lý cũng giành được nhiều thắng lợi quan
trọng. Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng cỏi, vương triều Lý đã buộc nhà
Tống phải nể trọng, nên trong việc giải quyết về các vụ tranh chấp đất đai ở khu vực biên giới
giữa nhà Lý với nhà Tống, phía nhà Lý thường chiếm ưu thế, bởi vậy, lãnh thổ đất nước được
bảo vệ chắc chắn, toàn vẹn.
Về phát triển kinh tế, dưới triều Lý còn có nhiều bước tiến bộ quan trọng, đặc biệt là việc xây
dựng các công trình thủy lợi, trong đó công trình đắp đê Cơ Xá (sông Hồng, Thăng Long). Nghề

dệt, nhất là nghề làm đồ gốm đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thủ công nghiệp. Ngoại
thương phát đạt. Việc giao lưu buôn bán giữa nhà Lý với các nước vùng Đông Nam Á như Xiêm
La, Giava, Tam Phật Tề (Palembang)... khá sôi nổi. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế quan
trọng của Việt Nam khi đó.
Trong lịch sử văn minh Việt Nam, vương triều Lý là vương triều mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên văn minh Đại Việt. Việc triều Lý mở Quốc Tử Giám, xác lập chế độ đại học, mở khoa thi
tuyển chọn nhân tài cho đất nước là những sự kiện, những cái mốc văn hóa mang ý nghĩa trường
cửu.


Phật giáo du nhập nước ta từ rất sớm. Giao Châu từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời
cổ. Nhưng phải đến thời Lý, người Việt Nam mới xây dựng được một đạo Phật mang đặc điểm
dân tộc rõ nét, đánh dấu bằng sự ra đời của Thiền phái Thảo Đường (1096-1205) với các thế hệ
Lý Thánh Tông (1054-1017), Không Lộ, Giác Hải, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông... Dưới ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo Thiền Tông, ở thời Lý, kiến trúc nghệ thuật xây chùa, tháp, đúc
tượng đạt thành tựu rực rỡ. Văn học, đặc biệt là thơ Thiền đời Lý, đã trở thành một di sản quý giá
trong kho tàng văn chương Việt Nam.
Khi nói đến sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Đại La, tức Thăng Long là
phải nói đến Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) do Lý Công Uẩn tự tay viết.
Chiếu dời đô, vừa là một văn kiện lịch sử, chính trị, vừa là một áng văn bất hủ, mở đầu 1000
năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội.
Nguồn sử tịch sớm nhất chép bài văn Chiếu dời đô của Thái Tổ Lý Công Uẩn là Đại Việt sử ký
toàn thư, bộ quốc sử do Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1479, dưới triều vua Lê Thánh Tông (14601497).
Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (nửa
sau thế kỷ XIX) cũng có bài Chiếu dời đô. Ngoài ra, còn có một số sách khác cũng chép bài
Chiếu dời đô, thí dụ Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (1744-1818).
Sau khi đối chiếu các văn bản Chiếu dời đô được chép ở ba bộ sách vừa dẫn trên, chúng tôi chọn
bài Chiếu dời đô trong Đại Việt sử ký toàn thư để dịch lại và giới thiệu, vì đây là văn bản có niên
đại sớm nhất (thế kỷ XV) mà về sau Bùi Huy Bích cũng như Quốc sử quán triều Nguyễn đều dựa
vào để sao chép lại (rồi sửa chữ như Bùi Huy Bích, hoặc lược bớt đi cho gọn như các sử thần ở

Quốc sử quán triều Nguyễn đã làm).
Dưới đây là phần phiên âm và dịch nghĩa, chú thích toàn văn bài Chiếu dời đô.
Phiên âm
"Thủ chiếu viết:
"Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành vương tam tỉ; khởi Tam đại chi sổ
quân, tuận vu kỷ tư, võng tự thiên tỷ, dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế. Thượng
cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải, cố quốc tộ diên trường, phong tục phú
phụ. Nhi Đinh, Lê nhị gia, nãi tuận kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường
an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi,
Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỷ. Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu
vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế, chính nam, bắc, đông, tây chi vị, tiện giang sơn hướng
bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải, dân cư miệt hôn điếm chi
khốn, vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa, thành tứ phương bức
thấu chi yếu hội, vi vạn thế kinh sư chi thượng đô. Trẫm dục nhân thử địa lợi, dĩ định quyết cư,
khanh đẳng như hà?".


Dịch nghĩa
"(Nhà vua) tự tay viết Chiếu rằng:
"Xưa kia nhà Thương đến đời Bàn Canh ([1] năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ([2])
ba lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại [3]) liều vì riêng mình, tự ý bậy bạ chuyển đi nơi
khác, mà bởi họ mưu tính lớn lao, chọn ở nơi trung tâm, làm kế muôn vạn đời cho con cháu về
sau. Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên
phúc nước dài lâu, phong tục giầu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê mới vì riêng mình, quên mệnh
trời, bước đạp bừa lên dấu tích Thương, Chu, cứ yên ở mãi ấp ([4]) nhỏ của mình nơi ấy, để đến
nỗi đời chẳng được dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích hợp, Trẫm rất
thương xót, không thể không di dời khỏi đó. Huống chi thành Đại La ([5]), đô ([6]) cũ của Cao
Vương ([7]) ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam,
bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy
cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi.

Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng
yếu cho bốn phương hội tụ; là đất kinh sư của kinh sư ([8]) muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?".
Chiếu, tức chiếu lệnh hoặc chiếu thư, là một thể văn, vua ban ra để nói rõ cho quần thần, dân
chúng biết về một vấn đề gì đó.
Đây là loại hình văn bản quan trọng vì nó vừa là mệnh lệnh của vua, vừa là chủ trương, chính
sách của triều đình về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... mà quan, dân phải thực hiện.
Ở nước ta thời xưa, Chiếu dời đô là văn bản sớm nhất, đầu tiên, của thể văn chiếu và là một văn
kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn, vì đây là tờ chiếu nói về việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô
từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long - một sự kiện trọng đại, mở ra bước phát triển mới trong
lịch sử Việt Nam.
Chiếu dời đô không chỉ là một văn kiện chính trị, mà còn là một áng văn hay, có giá trị văn học.
Việc Bùi Huy Bích chọn đưa Chiếu dời đô vào công trình Hoàng Việt văn tuyển, chứng tỏ cụ là
nhà làm văn tuyển có con mắt rất tinh tường.
Đọc Chiếu dời đô, chúng ta thấy áng văn này đã thể hiện được rõ Lý Công Uẩn, người khai sáng
Vương triều Lý, khai sáng Kinh đô Thăng Long, có tầm nhìn chiến lược đại ngàn, đã định hướng
đúng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. Cũng qua Chiếu dời đô, chúng ta biết Lý
Công Uẩn có ngọn bút tả cảnh tài giỏi, giầu hình tượng và giầu trí tưởng tượng, giầu tính dự báo.
Nếu nhìn từ góc độ văn học sử mà nói, Chiếu dời đô quả là áng văn bất hủ, mở đầu cho 1000
năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội.




×