Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài giảng Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.75 KB, 20 trang )

LÝ CÔNG UẨN VÀ CHIẾU DỜI ĐÔ


Lý Công Uẩn, sinh ngày 12 – 2 – 974 (năm Giáp Tuất), mất ngày 3
– 3 – 1028 (năm Mậu Thìn). Ông người làng Diên Uẩn, châu Cổ Pháp,
nay là làng Dương Lôi, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thuở
nhỏ, từ 3 tuổi làm con nuôi của Thiền sư Lý Khánh Vân (chùa Cổ Pháp),
sau làm tiểu ở chùa Lục Tổ (còn gọi chùa Tiêu Sơn, nay thuộc xã Tương
Giang, huyện Từ Sơn) do Thiền sư Lý Vạn Hạnh trụ trì. Nhờ hai vị thiền
sư nổi tiếng họ Lý trực tiếp nuôi dạy, Công Uẩn đã trở thành một thanh
niên tuấn tú, văn võ song toàn, được sung vào đội quân cấm vệ triều Tiền
Lê (980 – 1009). Về sau ông trở thành một trong những nhân vật trụ cột
của nhà Tiền Lê, làm quan đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Năm
1009, sau khi vua Lê Long Đĩnh (Ngọa Triều) qua đời, với sự ủng hộ của
các thiền sư (đứng đầu là Thiền sư Vạn Hạnh), Lý Công Uẩn được các
quan trong triều đương thời (đứng đầu là quan Chi hậu Đào Cam Mộc) suy
tôn làm vua vào ngày Quý Sửu, tháng Mười, lập ra nhà Lý, lấy năm sau
(1010) làm niên hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất. Trong 20 năm ở ngôi
(1009 – 1028), ngoài những cống hiến quan trọng, có ý nghĩa cải cách đối
với đất nước trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa…, Lý
Công Uẩn đã có một đóng góp mang tầm vóc lịch sử vô cùng lớn, đó là
việc ông quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (Thăng Long). Thiên đô
chiếu (Chiếu dời đô) ra đời trong hoàn cảnh ấy, trở thành tác phẩm tiêu
biểu nhất cả về nội dung và hình thức cho thể loại văn chiếu và có một vị
trí quan trọng trong lịch sử văn học cổ dân tộc.
Nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XI đã diễn ra một sự kiện lịch sử đặc
biệt quan trọng, đánh dấu sự phục hưng dân tộc, đó là cuộc dời đô từ Hoa
Lư về Đại La (tức Thăng Long sau này). Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi
và sự nghiệp của Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), vị vua sáng nghiệp triều Lý
(1009 – 1225), một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam.


Lý Công Uẩn lên ngôi, vương triều Lý thành lập, công lao đó trước
hết thuộc về Thiền sư Lý Vạn Hạnh – bậc cao tăng giữ vai trò cố vấn
chính trị tối cao đối với nhà tiền Lê, một người “đa mưu túc trí” và đặc
biệt nhạy cảm với thời cuộc. Ngay từ khi Công Uẩn còn nhỏ, ông đã phát
hiện ra ở cậu bé những phẩm chất đặc biệt và nhận xét: “Đứa bé này
không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm
bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Có lẽ cũng từ sự phát hiện đó, Lý Vạn Hạnh đã cùng với Thiền sư Lý
Khánh Văn (em trai ông, cũng là bậc cao tăng có uy tín đương thời) dày
công dạy dỗ, chuẩn bị cho Lý Công Uẩn những phẩm chất và năng lực cần
thiết, rồi đưa vào triều làm một chức võ quan khi Công Uẩn mới 20 tuổi.
Vốn là người có sức khỏe, thông minh, trung hậu và chí lớn, Lý
Công Uẩn ngày càng được vua Lê tin dùng và có uy tín trong triều. Sự
kiện có ảnh hưởng quan trọng đối với sự thăng tiến của Lý Công Uẩn đó là
năm 1005, vua Lê Đại Hành qua đời, các hoàng tử lao vào cuộc tranh ngôi,
đánh nhau suốt 8 tháng trời. Thái từ Long Việt vừa lên làm vua được 3
ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi để đoạt ngôi. Khi
Long Việt bị giết, những kẻ bề tôi thân cận đều hoảng sợ bỏ chạy, duy chỉ
có một người ở lại, ôm lấy xác vua mà khóc. Người đó là Lý Công Uuẩn.
Cảnh tưởng ấy đã lọt mắt Lê Long Đĩnh, người chủ mưu cuộc sát hại,
nhưng Long Đĩnh không giết Công Uẩn, mà còn khen là người “trung”, tin
dùng và phong cho ông chức Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ, sau thăng đến
Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ.
Bản lĩnh và phẩm chất trung hậu rõ ràng cũng đã giúp cho Lý Công
Uẩn gặp thuận lợi trên hoạn lộ. Và, trong khi hầu hết bá quan văn võ trong
triều lẫn chúng dân đều đã chán ghét nhà Tiền Lê ; trong khi ông vua
“Ngọa Triều” Lê Long Đĩnh ngày càng sa đọa và lâm bệnh nặng, thì trong
dân gian, những bài “sấm” kỳ lạ, những bài kệ có tính chất sấm truyền
xuất hiện. Những bài sấm, bài kệ đó đều được Thiền sư Lý Vạn Hạnh đọc
lại và cắt nghĩa cho Lý Công Uẩn nghe (mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng

đều là do Vạn Hạnh làm). Để khích lệ Lý Công Uẩn sẵn sàng tinh thần
nắm giữ ngôi báu, Thiền sư Vạn Hạnh nói : “Thân vệ là người khoan thứ
nhân từ được lòng dân, lại nắm binh quyền trong tay, đứng đầu muôn dân
chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa”. Rồi những cuộc vận động
ngầm trong triều của quan Chi hậu Đào Cam Mộc – một người quyết đoán
và chịu ảnh hưởng của Vạn Hạnh…Tất cả đều nhằm chuẩn bị dư luận và
hậu thuẫn tích cực cho Lý Công Uẩn mọi điều kiện để có thể kế vị ngai
vàng.
Ngày Tân hợi tháng Mười năm Kỷ dậu (1009), Lê Long Đĩnh mất,
Lý Công Uẩn với vai trò Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ cùng với Nguyễn
Đê, Hữu thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, mỗi người cầm đầu 500 quân Tùy
long vào cung canh giữ. Giữa lúc tình hình trong triều diễn biến khẩn
trương và đặc biệt nghiêm trọng, Đào Cam Mộc nói với Lý Công Uẩn:
“Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm hiện ra rồi,
đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa làm phúc, chỉ
trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, Thân vệ còn nghi ngại gì
nữa?”. Công Uẩn nói: “Tôi đã hiểu rõ ý ông, không khác gì ý của Vạn
Hạnh”. Đó cũng là lý do để ngai vàng khó có thể lọt khỏi tay nhân vật vốn
đã được giới sư sãi và các quan lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo ủng hộ.
Vì vậy, ngay sau khi Long Đĩnh mất, quan Chi hậu Đào Cam Mộc đã
cùng với những người chủ sự họp bàn, chuẩn bị cho Lý Công Uẩn đăng
quang. Ngày Quý sửu, tháng Mười năm Kỷ dậu (1009), Lý Công Uẩn
chính thức lên làm vua, lập ra nhà Lý. Cuộc chuyển giao quyền lực từ họ
Lê sang họ Lý nhìn chung đã diễn ra một cách êm thấm, hòa bình. Một
triều đại mới, mạnh mẽ và tiến bộ hơn đã thay thế cho triều Tiền Lê vốn đã
suy bại từ nhiều năm trước. Đất nước bước vào thời kỳ phục hưng và phát
triển.
Nguồn gốc “Nhà chùa” và tư tưởng bác ái của Phật giáo chắc chắn
đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách và chính sách cai trị của Lý
Thái Tổ. Nhận xét về ông thời kỳ ở ngôi, các sử thần nhà Lê sau này viết:

“Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan
thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương”.
Công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ ngay sau khi lên ngôi là đại xá
cho thiên hạ, mở cửa nhà ngục, xóa bỏ những luật lệ hà khắc, xuống chiếu
từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết. Tiếp
đó, truy phong cho cha, mẹ, sắp đặt lại bộ máy nhà nước, phong chức tước
cho những người có công với việc lập ngôi, cho những người ruột thịt
trong hoàng tộc và ban y phục cho các tăng đạo.
Trong quá trình xây dựng vương triều Lý ở buổi đầu, các Thiền sư
Vạn Hạnh và Khánh Văn vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng. Lý Khánh
Văn được phong làm Quốc sư. Còn về Thiền sư Lý Vạn Hạnh, cho đến
nay tại chùa Thiên Tâm (tức chùa Tiêu Sơn, Lục Tổ) vẫn còn bia đá Lý gia
linh thạch, tượng đồng (Thiền sư Vạn Hạnh) và bài vị ghi rõ: “Lý triều
nhập nội tể tướng Lý Vạn Hạnh, thiền sư thần vị”.
Một trong những công việc quan trọng trong buổi đầu thiết lập
vương triều, cũng như trong toàn bộ sự nghiệp của Lý Thái Tổ đó là việc
dời đô. Nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, “không đủ làm chỗ ở của bậc
đế vương”, ngay từ khi mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã quyết định tìm đất để
lập đô mới.
Chùa Một Cột tại Hà Nộ i

Trong lịch sử nước ta, kể từ nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang
cho đến nhà nước phong kiến Lý, đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô,
phản ánh những yêu cầu khác nhau của từng thời kỳ lịch sử.
Thời kỳ Văn Lang, các vua Hùng định đô ở đất Văn Lang (hay
Phong Châu, nay là vùng Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ) đánh dấu việc
hoàn thành chặng đường đầu tiên của công cuộc “xuống núi” của cha ông
ta và cắm mốc cho sự hình thành quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử
đất nước cách đây trên dưới 2500 năm, đó là một sự lựa chọn đích đáng,
bởi kinh đô Văn Lang nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ Bắc bộ, nơi hợp

lưu của ba con sông (sông Lô, sông Hồng, sông Đà), kinh tế, cư dân phát
triển, giao lưu với các vùng, miền trong nước thuận lợi. Văn Lang không
chỉ xứng đáng là đầu não chính trị của cả nước, mà còn đóng vai trò một
trung tâm kinh tế, một trạm dịch – trung chuyển các sản vật từ miền
thượng du xuống vùng hạ bạn và ngược lại, quyết định không nhỏ đến sự
phát triển của đất nước ở buổi ban đầu.
Thế kỷ III trước Công nguyên, Thục Phán An Dương Vương dời đô
xuống miền Cổ Loa (Đông Anh – Hà nội). Đây là cuộc dời đô lần thứ
nhất, từ miền trung du xuống vùng trung châu đồng bằng, phản ánh xu thế
phát triển đi lên của dân tộc. Cổ Loa xứng đáng là kinh đô đất nước ở thời
kỳ mới, khi mà cha ông ta đã đủ điều kiện để chiếm lĩnh vùng châu thổ phì
nhiêu và tiến ra biển, hoàn thiện một mô hình quốc gia dân tộc dựa trên
nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước.
Thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN – 938), nước mất, kinh đô không còn,
nhưng các đô thị trung tâm của đất nước vẫn hình thành. Ở nửa đầu thiên
niên kỷ I, các đô thị trung tâm đó chính là Luy Lâu, Long Biên (nay thuộc
Bắc Ninh). Đến nửa sau của thiên niên kỳ này, vai trò trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của đất nước dưới ách cai trị của các nhà Tùy, Đường lại
thuộc về Tống Bình – Đại La. Tuy vậy, nền cai trị của chính quyền Hán
tộc chưa bao giờ bình yên và có đến 2 lần bị chia cắt bởi các cuộc khởi
nghĩa giành độc lập của nhân dân ta, dẫn đến sự ra đời của kinh đô Mê
Linh (nay thuộc Vĩnh Phúc) của Hai Bà Trưng vào những năm 40 – 43 và
kinh đô nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế giữa thế kỷ VI.
Đáng lưu ý là việc lập đô của Lý Nam Đế (tức Lý Bí). Khi mới khởi
binh chống ách đô hộ nhà Lương, khí thế rất mạnh, quân khởi của Lý Bí
tiến đánh thành Long Biên, khiến Tiêu Tư (Thứ sử Giao Châu) hoảng sợ,
phải chạy về Quảng Châu. Thành Long Biên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc
Ninh ngày nay, trong khu vực Thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.
Thành Long Biên từ khi Lý Bí chiếm được (năm 542) đã trở thành trung
tâm của lực lượng khởi nghĩa.

Năm 544, tháng Giêng, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Nam Việt Đế (sử
gọi là Lý Nam Đế), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình trăm quan,
đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên (nay thuộc xã Hạ Mỗ, huyện
Đan Phượng, Hà Nội), dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Như vây,
vùng đất trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (tức Hà Nội ngày nay) một
lần nữa (từ sau cuộc định đô của An Dương Vương ở Cổ Loa) trở thành
đất lập đô của các vương triều độc lập.
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đánh bại quân Nam Hán, năm
939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa – kinh đô nước Âu Lạc
xưa. Khu vực Hà Nội lần thứ 3 được trở thành đất đế đô, và Cổ Loa cũng
là kinh đô đầu tiên của nước ta ở thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập. Tuy
nhiên, nền thống nhất quốc gia chưa thật sự bền vững và việc định đô ở
vùng đất trung tâm đồng bằng vẫn chưa ổn định. Năm 944, Ngô Quyền
mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu, các phe phái phong kiến nổi lên “tranh
bá đồ vương”. Nhờ có Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, nền thống nhất đất nước
mới được tái lập.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (sử gọi là Đinh Tiên
Hoàng Đế), đặt quốc hiệu là Đại Việt, xác lập kinh đô mới ở Hoa Lư (khu
vực Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình ngay nay), xây cung điện, chế triều
nghi và định phẩm hàm cho bá quan văn võ.
Vậy lý do gì để Đinh Tiên Hoàng lập đô ở Hoa Lư, và vai trò quốc
đô của Hoa Lư dù không dài (42 năm), nhưng cũng trải suốt hai triều đại
Đinh (968 – 979) và Tiền Lê (980 – 1009). Sách Việt sử thông giám cương
mục chép: “Nhà vua trước đóng kinh đô ở thôn Đàm nhưng vì ở đây đất
chật hẹp lại không có thế hiểm, nên mới dựng kinh đô mới ở Hoa Lư…”.
Như vậy, một trong những lý do để Đinh Tiên Hoàng chọn vùng đất Hoa
Lư lập đô đã được sử cũ chỉ ra, đó là: không quá chật chội, và chủ yếu là
có thế hiểm yếu.
Cũng bởi thế, kinh đô Hoa Lưu trước hết là một quân thành, đúng
hơn, là một căn cứ phòng thủ. Dân tộc vừa ra khỏi đêm trường Bắc thuộc

và hiểm họa ngoại xâm vẫn còn thường trực ; các vương triều Đinh, Tiền
Lê đều vừa non trẻ, vừa mới mẻ. Tất cả đều khiến ông cha ta không thể
không tính đến việc phòng thủ. Không những thế, ở nước ta thế kỷ X chính
là một thế kỷ từ đầu đến cuối “rền vang tiếng trống trận và ngựa hí quân
reo”. Tất cả các thập kỷ và tháng năm của nó đều căng thẳng, sôi động với
những kế hoạch và diễn biến bạo lực. Trong bối cảnh ấy, khi mà nền thống
nhất quốc gia chưa vững chắc, khi mà chính thể trung ương tập quyền
chưa thật sự vững mạnh, người ta rất cần một vùng đất lập đô, có thể
không rộng lắm, nhưng phải có khả năng phòng thủ. Đinh Bộ Lĩnh, người
sáng lập kinh đô Hoa Lư, và Lê Hoàn, người tiếp tục sử dụng Hoa Lư làm
kinh đô – đều là những nhà quân sự lớn. Bởi thế, không lấy làm lạ khi các
ông đều lựa chọn Hoa Lư và khai thác vùng đất này từ lợi thế quân sự.
Trên thực tế, địa thế tự nhiên của Hoa Lư đáp ứng đầy đủ cho nhu
cầu phòng thủ đó. Những dãy núi đá vôi hiểm trở, quây gần kín, khoanh lại
vào trong lòng núi những thung lũng khá bằng phẳng. Chỉ cần kết nối bịt
kín kẽ hở giữa các dãy núi bằng những đoạn hào lũy là có ngay được một
vòng thành lợi hại, bảo vệ vững chắc cho các cung điện, kho tàng, doanh
trại… được xây dựng bên trong. Thành Hoa Lư rộng khoảng 300 hécta,
chia làm hai khu vực; khu thành Ngoại và khu thành Nội, với tất cả 10
trường thành nhân tạo.
Nặng về khía cạnh phòng thủ, nhưng Hoa Lư vẫn có những điều kiện
nhất định về giao thông để liên lạc với các vùng miền trong nước, đảm bảo
vai trò của một kinh đô. Hoa Lư nằm giữ hai tuyến đường bộ quan trọng
bậc nhất của nước ta thời ấy, đó là con đường cổ thiên lý mã ở phía Đông
(nay là quốc lộ 1A) chạy dọc dài đất nước, cách kinh thành chừng 5 km
chiều ngang; và con đường thượng đạo (đường Lai Kinh) cũng rất cổ, có
trước cả đường thiên lý mã, chạy trên các triền núi phía Tây, nối miền Bắc
với miền Trung đất nước, được sử dụng cho đến tận thế kỷ XVIII mới bị
sạt lấp. Hồi thế kỷ X, từ Hoa Lư đều có các đường ngang nối với các tuyến
đường cổ nói trên. Năm 967, chính Đinh Bộ Lĩnh đã kéo quân từ Hoa Lư

qua Đồng Chiêm, Hang Nước (sát Hương Sơn) tới Đỗ Động (Thanh Oai)
để đánh dẹp sứ quân của Đỗ Cảnh Thạc bằng con đường cổ phía Tây.
Về đường thủy, một con sông cổ với nhiều tên gọi: Đại Hoàng, Thủy
Tiên, sông Điềm…song phổ biến nhất là vẫn tên gọi Hoàng Long, chạy
ngang qua thung lũng Hoa Lư và trở thành tuyến đường thủy quan trọng
bậc nhất nối liền quốc đô với các địa phương. Theo sông Hoàng Long có
thể ngược lên miền núi, đên tận miền biên giới phía Bắc đất nước, hay
xuôi về biển. Năm 990, chính các sứ thần nhà Tống từ đất Trung Hoa đã
theo theo đường biển vào sông Bạch Đằng, qua sông Luộc, nhập sông Đáy
(ở Phủ Lý) rồi đến cửa sông Hoàng Long (ở cầu Gián Khẩu) và theo sông
này mà tới kinh thành Hoa Lư yết kiến vua Lê Đại Hành. Một nhánh sông
Hoàng Long là sông Sào Khê (Khe Sào) chảy uốn lượn vào kinh thành.
Tương truyền, cũng từ bến Sào Khê này, vua Thái Tổ nhà Lý đã giong
thuyền về Đại La, mở đầu cho cuộc dời đô vĩ đại vào năm 1010.
Từ kinh thành Hoa Lư, bằng đường thủy có thể theo sông Chanh vào
sông Trường, sông Vân mà ra biển ở các cửa Đại Hoàng, cửa Tiểu Khang,
cửa Càn, cửa Thần Phù..., gần hơn cả con đường theo sông Hoàng Long ra
sông Đáy rồi cũng ra biển. Ra tới biển thì ngược lên Bắc hay xuôi vào
Nam cũng đều thuận lợi.
Như vậy, kinh thành Hoa Lư nằm giữa hai trục đường bộ xuyên Việt,
lại gắn với mạng lưới sông ngòi, bởi thế dù nằm sâu trong nội địa, giữa
một thung lũng núi đá vôi hiểm trở nhưng vẫn dễ dàng liên lạc với mọi
miền.
Giao thông cũng giúp cho Hoa Lư có điều kiện nhất định để phát
triển kinh tế đô thị. Trong kinh thành không có khu dân cư với các phường
nghề và chợ búa, song phần “thị” của Hoa Lư lại nằm bên ngoài thành, nơi
bến sông Hoàng Long với kho tàng, bến bãi, thuyền bè và hoạt động buôn
bán tấp nập. Khảo cổ học đã tìm thấy chứng tích về khu dân cư và các hoạt
động buôn bán ở mạn sông Hoàng Long, đoạn giữa chân núi Nghẽn và
chùa Bà Ngô, cách trung tâm thành Hoa Lư khoảng 2 km, dưới độ sâu độ

sâu từ 1 đến 3 – 4m. Đó là các đồ đất nung và gốm tráng men, tiền cổ,
gạch : “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, “Giang Tây quân”…, gáo múc
kim loại (dùng cho lò nấu đồng), dấu vết của thóc, gạo, xương voi, ngựa
(động vật chuyên chở)….
Về phong thủy, thành Hoa Lư có núi Trường Yên phía trước làm tiền
án, núi Đại Vân phía sau làm hậu chẩm, có hệ thống núi đá xung quanh
bao bọc, địa thế vững chãi.
Như thế có nghĩa là Hoa Lư cũng có đủ điều kiện để thực hiện vai trò
của một kinh đô. Sử sách cũ từng miêu tả: “Hoa Lư là nơi núi non trùng

×