Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thơ thiềnnhững vần thơ trường sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.41 KB, 5 trang )

Thơ thiền, những đóa hoa trường sinh
NGUYỄN THANH HÙNG

Văn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa,
rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng
lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ
Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ
Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.
Nhẹ thênh, nên người ta nghĩ thơ Thiền là thơ siêu thoát, lánh trần. Mặc dù thơ Thiền đi tìm sự
an nhiên ngày tháng giữa bao la rừng trúc, đường cây, giữa hoàng hôn pha sương, đỉnh núi chon
von với ánh trăng vô sắc và tiếng chuông chùa giữa thinh không hư ảo.
Trước hết, ta yêu thơ Thiền như những bông hoa lạ ít hương sắc trần gian nhưng lại giữ cho
người đọc những ấn tượng mạnh mẽ về tầm vóc con người. So sánh thơ Thiền với phần lớn thơ
văn Lý Trần bốc lửa, ta có cảm giác người xưa biết tự điều chỉnh và cân bằng giữa bao biến
nghịch đời sống. Tôi tưởng thơ Thiền chỉ là những hạt bụi qúi, nào ngờ đó là đám tinh vân tỏa
sáng âm thầm. Phần lớn tác giả thơ Thiền là những thiền sư tiếng tăm và huyền bí. Những trụ cột
tạo nên dòng thơ Thiền Việt Nam như Không Lộ, Mãn Giác, Quảng Nghiêm, Trần Thái Tông,
Tuệ Trung thượng sỹ, Đạo Hạnh Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Như thế chẳng phải thơ Thiền là thơ Phật giáo diễn tả con đường giác ngộ, giải thoát chúng sinh?
Tôn giáo đích thực nào chẳng là tự do tâm linh, khát cháy của nhân dân. Thơ Thiền giải tỏa tâm
hồn bởi kinh nghiệm hư vô nên nó là dòng thơ đặc biêt. Lối giải thoát của Thiền thi không trông
chờ ở cái chết hoặc thế giới bên kia. Tư tưởng giải thoát thấm sâu trong thơ Thiền khẳng định chỉ
có thể thực hiện được trong cuộc đời này. Cuộc đời mỗi người như con lắc đam mê, phải tìm
thấy điểm dừng lắng, an tĩnh từ bỏ ham muốn không cùng trong vô minh đau khổ. Thơ Thiền đi
cùng đường với Unamunô đã từng khẩn thiết kêu cứu: “Hãy trả lại linh hồn cho tôi”
Thơ Thiền không sáng tạo nên hình ảnh con người vay trả, nặng trần duyên. Chẳng xin ai và
cũng chẳng đòi ai. Thơ Thiền chỉ đòi hỏi con người phải vững bước vượt qua những bi lụy trần
thế diễn ra từng ngày. Đó là sự đòi hỏi cao nhất ở con người về nhận thức đạo tâm, tự cứu lấy
mình bằng tự chất đầy kinh nghiệm sống trực tiếp, bằng tự cởi bỏ những gì là hư ảo.
Tuy nhiên phải thấy Thiền giáo và thơ Thiền chẳng chống đối gì nhận thức thực tại bằng khoa
học. Thiền chỉ muốn chỉ ra lối nhận thức khác có ý nghĩa trực tiếp hơn, nội tâm hơn, thực hơn và


riêng tư hơn. Văn học, nghệ thuật là trường hoạt động của con người, trong đó sự khám phá trực
tiếp chân lí là phương pháp chủ yếu, hầu như là phương pháp quan trọng nhất để nhận thức
những chân lí trực giác bất cập đối với nhận thức khoa học. Sự nhận thức trực giác đó tỏ ra hữu


hiệu đối với thơ Thiền.
Trong văn học nghệ thuật, chân lí được nhận thức chứa đựng yếu tố cảm xúc nhiều đến mức ý
nghĩa của nó không thể nào đem thuyết minh một cách tương xứng bằng những mệnh đề logic.
Chỉ riêng điều này cũng đủ thấy, không thể cảm thụ thơ Thiền bằng con đường duy lý. Nghệ
thuật dạy cho con người sống trong cảm hứng. Trạng thái cảm hứng đánh thức sự liên tưởng bao
gồm cả những liên tưởng vô thức, từ đó tạo ra sự hiểu biết tổng hợp phát huy năng lực tổng giác
của con người.
Lối nhận thức của Thiền là chấp nhận đời sống như con người và sự vật đang sống. Nhận thức đó
không chấp nhận sự chia xẻ ra từng mảnh và cố khôi phục cuộc sống bằng trí tuệ hay trừu tượng
hóa. Lối nhận thức trong thơ Thiền duy trì đời sống như vốn có. Sáng tạo của người nghệ sĩ lúc
ấy sẽ là chân thực, tự hiện hữu.
Đóa hoa không ý thức về mình. Chính nhà thơ đã đánh thức nó khỏi vô thức triền miên. Tenysơn
đánh mất đóa hoa vì ông đã ngắt nó ra khỏi bức tường rêu xám, còn Ba Tiêu lại đạt được nó vì
ông nhìn đóa nasuna khép nép nở bên bờ dậu hoang. Điều đó có khác gì đâu như Enxa Triôlê đã
viết: “Nhà văn là người cho máu”, giọt máu ấy hồng hào trong đối tượng mô tả.
Hình tượng con người trong thơ Thiền được khai thác ở khía cạnh hùng tâm tráng chí, được nuôi
dưỡng trong nguồn suối vĩnh hằng làm nên sức đẩy nội tại cho mỗi phút giây đang sống và làm
chủ cuộc sống, mà trước hết là cái môi trường lịch sử và môi sinh vũ trụ có thể làm con người
cao cả. Hình ảnh con người như thế trong thơ Thiền về sau vẫn tiếp nối hình ảnh con người “cắp
ngang ngọn giáo” và “mài gươm dưới ánh trăng” trong “Cảm hoài” “Thuật hoài”... Con người ấy
tự thắp đuốc lên mà đi với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh con người tiếp thu được nguồn lực
vĩnh hằng của sự tương tác thiên- địa- nhân. Thơ Thiền không phải chỉ là thơ của niềm tín
ngưỡng mà còn là một lối sống mạnh mẽ của con người tài trí chẳng kém gì trong lịch sử giữ
nước, dựng nước. Đây là lúc tu thân, tự khám phá, tự chứng nghiệm chân lí để đào luyện tinh
thần. Chính vì vậy mà hình tượng con người trong thơ Thiền vượt khỏi tầm vóc một con người

cụ thể để tự rọi sáng con người minh trí và thiện tâm. Đọc thơ Thiền, người ta cảm nhận được sự
siêu phàm của tư thế con người khao khát vô lượng trước vũ trụ bao la. Đó là Quảng Nghiêm
thiền sư nuôi chí xông trời thẳm:
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Và một khi đã tin ở sự sáng láng của trí tuệ và nguồn lực vô tận của bản thể thì sức mạnh con
người có thể mở ra mọi hướng đi đến khát vọng “búng tay phá đổ núi muôn trùng” (Tự thuậtTrần Thánh Tông).
Nếu thơ Thiền chỉ là thơ đạo hạnh của kẻ chân tu thì làm sao ta có thể cảm nhận được sức sống
đang nảy sinh và trường tồn trong trời đất và tâm hồn. Sự minh triết của thơ Thiền không chỉ


tổng kết cuộc đời một cách sáng suốt mà là hội nhập tiểu vũ trụ con người vào đại vũ trụ để sống
thuận theo qui luật và chế ngự qui luật ấy bằng đạo tâm hay bản ngã bất diệt của mình:
Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân
Hình ảnh nhành mai thanh mảnh yếu ớt vẫn tràn đầy sức sống. Sức sống ấy trong vòng quay luân
hồi, nhân quả chắc chắn đến trong niềm tin và đến thật bất ngờ với niềm vui lớn lao kỳ lạ như
sinh sản tự lòng người:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở nhành mai
Đọc thơ Thiền ta gặp sự thanh vắng trong trẻo của thiên nhiên. Thiên nhiên hiện hữu không đơn
giản chỉ là tình yêu tạo vật mà là điểm tựa bình yên vĩnh cửu. Đời người là hạn hẹp nhưng thiên
nhiên sẽ trường tồn. Nó là mơ ước hóa thân, là điểm tựa để con người thấy mình tồn tại trong sự
bất diệt. Hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên trong thơ Thiền là vầng trăng mở ra bao la trong
đêm vắng, là biểu tượng của tâm thức Thiền:
Trăng Lăng già sáng vằng vặc
Sen Bát nhã ngát hương thơm.
Màu xanh ngăn ngắt, mở ra cõi tĩnh lặng lòng người trong thơ Không Lộ thiền sư, khi thì hiện
lên trong sắc trời, lúc lại được biểu hiện gián tiếp qua dòng sông. Màu trăng và màu trời xanh
trước hết là màu sắc tâm trạng thấm đượm triết lý thể nhập của con người vào vĩnh cửu để tìm lại
sức sống tươi trẻ tận đầu nguồn.

Nghìn màu xanh muôn vẻ thúy tràn ngập làng nước
Góc bể chân trời là nơi nuôi dưỡng chân tính của ta
(Tuệ Trung thượng sĩ)
Màu trời xanh biếc xa xăm là trạng thái tràn đầy của cõi chân tâm khi đã ngộ đạo, thấu triệt lẽ vô
thường của cuộc đời.
Đó là cái vẻ “biếc một màu” sạch không, khi đám mây vô minh bị quét sạch trong thơ Trần Thái
Tông để còn lại tâm hồn lặng trong, sáng láng.
Ai hay mây cuốn trời quang tạnh
Núi hiện chân trời biếc một màu
Bằng mọi cách, thơ Thiền đi tìm sự khẳng định trường sinh của con người. Nói thực ra, đó không


phải là đi tìm sự tồn tại xác thân mà là niềm tin vĩnh cửu vào sự trở về bản ngã, đạo tâm và
duyên nghiệp trong vòng chuyển vận giữa khoảnh khắc và cuộc đời, giữa cuộc đời con người và
sự vĩnh hằng của vũ trụ. Thời gian trong thơ Thiền không đáng kể gì bởi vì:
Chớp mắt vừng ô vừa ra khỏi phương Đông
Ngoảnh đầu mặt trời đã lại đứng bóng
Con người trong thơ Thiền là con người phi thời gian trong thời gian ngắn ngủi. Cho nên chất
lượng đời người là sự thể nhập và lặn sâu vào đời sống đang là đây, trước mắt và đang sục sôi ý
chí.
Hiện hữu là vĩnh cửu không chờ đợi. Thơ Thiền không biết mong chờ mà luôn đưa đến sự nhập
thế tích cực, quan tâm đến đời sống thế tục. Sống không đo đếm thời gian mà tự nhận ra mình
đang sống và được sống trong vận động miên trường. Điểm đỉnh của sức sống ấy lại là những
giây phút dừng lắng, kết tinh sự trường tồn trong trọn vẹn tỉnh thức của con mắt đại giác. Nói
như Suduki, con người trong Thiền thi, tìm cách thoát sinh, im lặng thể nhập thanh bình, vĩnh
cửu. Ở đây và bây giờ tương đương với tính không và vô hạn. Thơ Thiền có những khoảnh khắc
đột biến trong chứng nghiệm chân lí. Đó là những cái giật mình bừng ngộ của cõi tâm linh và trí
huệ:
Hiểu thấu được thâm tâm mở bừng con mắt huệ
(Nguyễn Nguyên Học)

Trực giác mạnh mẽ làm nên chất thơ kỳ lạ trong thơ Thiền, tạo nên những hình ảnh bứt phá với
nhịp điệu khỏe khoắn tràn trề sinh lực, làm thay đổi trạng thái an tịnh âm thầm, thành sự sống
mãnh liệt đối lại với chính nó để cả hai cùng lộ rõ.
Một tiếng thét bùng nổ trên cao làm ớn lạnh bầu trời trong thơ Không Lộ là thế:
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Nhất thanh như tiếng thét ấy nghe kĩ thì vẫn là tiếng kêu thầm lặng mà thôi, vì nó ở riêng một
đỉnh, trong một không gian xa lắc, con người muốn bay vào cõi ấy để thể nghiệm. Một sự thể
nghiệm không có tiền lệ. Nghệ thuật của thơ Thiền chủ trương vô ngã để hữu ngã cao hơn trong
tầm thước khác.
Dấu ấn con người vui sống vươn ra xa, chìm vào sâu là một bằng chứng thơ Thiền đã dồn đúc
vào sức sống đang tồn tại, không hề xóa bỏ con người, cho dù nó chỉ là một chấm nhỏ trong vũ
trụ mênh mông. Và con người được thừa nhận trước hết và được đề cao trước nhất là con người
cá nhân cụ thể đang đối mặt với con người là đối tượng nhận thức.


Với nội dung khẳng định sức sống con người là tồn tại vĩnh cửu trong qui luật hóa thân, thơ
Thiền tìm thấy một nghệ thuật diễn tả tuyệt diệu. Có thể nói trọng tâm cảm hứng của thơ Thiền
được xây dựng xung quanh “cái đẹp cô đơn”.
Con người cô đơn đối mặt với thiên nhiên im vắng, không lời và con người cô đơn đối diện với
chính mình. Số từ ít ỏi đặc biệt và số câu hạn định trong thơ Thiền thực sự nhằm vào sự độc âm,
lời gọn và ý tứ khoáng đạt. Một chữ buông ra là kéo theo vô số nghĩa được gợi lên. Điều đó đem
lại cảm xúc mơ hồ như một lợi thế hiển nhiên để có được không gian suy tưởng gắn chặt vào các
từ đắt nhất mà người ta gọi là “cửa ải một từ” của sự kiệm ước tối đa lời nói. Theo Thiền, “nói ắt
là không trúng”. Thơ Thiền chấp nhận cái buồn như một sự soi thấu nhân gian và nhìn ra cái chết
tất yếu. Khoảnh khắc đang sống của con người đem lại sự yên vui thanh thản nhưng không dứt
khỏi sự ám ảnh đời người hữu hạn, dù có cái giá đỡ của nó là tìm cách lao thẳng vào sự mênh
mông vĩnh hằng của vũ trụ để tìm lại mình trong khởi nguyên chung của trời đất. Vì thế, mặt
khác ta lại thấy sự thư thái đâu đó như sinh ra từ những vần thơ về cuộc sống bình thường của
con người và những cố gắng siêu thoát tinh thần trong cuộc sống ấy bằng “sự quên” rất đặc trưng

được gián tiếp trình bày với muôn vàn sự tỉnh ngộ hay “giật mình”... Đó là giấc ngủ say quên
trời đất của ông chài trong thơ Không Lộ thiền sư. Đó là trạng thái quên trong khi “lò tàn, than
lụi sáng nào hay” trong thơ Huyền Quang để thấy lại nỗi buồn của cảm giác hư không, cảm giác
về cái không tồn tại, vì cái có và cái không cũng biểu hiện thoáng chốc rồi lại bị cuốn hút vào
dòng trôi. Cuộc đời dường như mãi mãi là bắt đầu để có sự tươi tắn, tinh khôi của khởi nguyên
con người bản thể. Đó cũng là nỗi buồn thanh thản khi ta nhận ra một miền đất quê hương huyền
bí bên ngoài thời gian và những giới hạn của lịch sử, nơi mà sự trong trắng và niềm vui còn đọng
lại.
Thơ Thiền mãi mãi bất ly thế gian để đi tìm một thái độ sống dứt khoát, để soi sáng ý nghĩa đời
sống. Thiền luôn chống chọi với sự yếu mềm và lao vào bóng tối của con người. Hình thức nghệ
thuật thơ Thiền là hiện sinh đời sống với nguyên lý phát hiện nguồn lực đa chiều, đa lượng để
tiếp tục đi xa, vào sâu hơn đời sống khi tri thức con người tỏ ra bất lực. Nói khác đi, thơ Thiền là
một biểu hiện sinh động và độc đáo của một hành vi nghệ thuật quay về với đời sống. Nguyên lý
thơ Thiền không phải là tả cảnh, thoát phàm mà là sống đầy đủ và trọn vẹn trong sức sống tàng
ẩn.
Thơ Thiền lần đầu tiên nói hay nhất về sự khám phá con người. Nó rót thêm giọt mật sống động,
hân hoan và đắng chát về mặt đất và không bao giờ cạn kiệt sự sinh sôi. Thơ Thiền xứng đáng
được chiêm ngưỡng như những đóa hoa trường sinh bí ẩn.



×