Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ý nghĩa văn hóa của chiếu dời đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.11 KB, 3 trang )

Ý nghĩa văn hóa của Chiếu dời đô
Xem tin gốc
Nhân dân - 14 tháng trước 256 lượt xem

Lễ đài biểu trưng Chiếu rời đô được dựng trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. ( Ảnh:
Ngô Dư )
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Huống gì thành Đại La, Kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế
rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngận lụt; muôn vật cũng
rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
(Nguyễn Đức Vân dịch)
...Đánh tan quân xâm lược Nam Hán, diệt Hoằng Thao, đuổi Lưu Yểm, chấm dứt nghìn năm đô
hộ của phương Bắc, mở đầu thời kỳ độc lập ở Việt Nam, Ngô Quyền không về đóng đô ở Thanh
Hóa, nơi mình đã xuất quân, mà trở lại cựu đô của Âu Lạc là Cổ Loa huyền thoại, Sao vậy? Ngô Quyền xuất quân không phải chủ yếu nhằm trả thù cho bố vợ mình là Dương Đình Nghệ bị
Kiều Công Tiễn giết chết, mà chủ yếu nhằm đánh bại quan Nam Hán kéo vào xứ ta theo yêu cầu
cứu viện của Kiều Công Tiễn; "cứu viện" là một cái cớ để cha con Lưu Yểm, Hoằng Thao chiếm
đóng nước ta. Với Ngô Quyền thì thù nhà hẳn là cũng có, nhưng lẽ chính xuất quân là cứu nước.
Sau toàn thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền về định đô ở Cổ Loa, có lạ gì? Quyết định của
Ngô Quyền là một quyết định đậm đà tinh thần yêu nước, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hợp
với mục tiêu chiến đấu của ba quân, hợp với lòng người cả nước; là một hành động có khả năng
vô tận khơi dậy sức mạnh của nghìn năm truyền thống ấy đã không tiêu mất với thời gian bị đô
hộ quá dài, trái lại còn được tích tụ thêm.


Đến năm 938, khi dẹp xong Thập nhị sứ quân cát cứ phân tranh, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang
sơn, xưng đế, định đô tại Hoa Lư. Lê Hoàn dựng triều Lê thay triều Đinh, lãnh đạo thành công
cuộc kháng chiến chống Tống, cũng lấy Hoa Lư làm kinh đô, nhà Lê chỉ tồn tại từ năm 980 đến


năm 1009. Lê Long Đĩnh chết sớm vì quá ham mê tử sắc. Các nhà sư và triều thần tôn Điện tiền
chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế. Một trong những việc làm trọng đại đầu tiên của Lý
Thái Tổ là hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long. Đó là vào năm 1010.
Một thời đại lịch sử mới bắt đầu.
Định đô hay dời đô, xưa nay và các nước đều có. Không gì lạ lắm. ở phương Bắc, thời Tam đại,
nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần. Không rõ ngày ấy Thương, Chu dời đô có hạ chiếu
không và nội dung có xác định lý do vì sao lựa chọn nơi này mà rời bỏ nơi kia hay không, chứ
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ thì rõ, nêu lên cho đình thần và thần dân biết các tiêu chuẩn căn
bản của một nơi được lựa chọn làm kinh đô của quốc gia, dân tộc mình, chắc hẳn là với ý thức
làm cho người cả nước đồng tình với quyết định của nhà vua, ý thức hiếm có của thời Trung cổ.
Đọc đi đọc lại Chiếu dời đô, tôi mất dần rồi mất hẳn cái định kiến đầu tiên rằng đây chủ yếu là
một thông báo quyết nghị của bề trên cho kẻ dưới, nảy sinh một cảm hứng mới là văn kiện cơ
bản này, nhà cầm quyền đất nước cam kết đem toàn lực để phục vụ Tổ quốc và đồng bào mình.
Văn kiện cơ bản này tuy vắn tắt mà vừa chứa đượng một nội dung chính trị yêu nước cơ bản, vừa
tràn đầy ý thức văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam; biểu lộ vừa một kỳ vọng cao cả vừa
một chương trình hành động thiết thực. Chiếu dời đô là sự báo hiệu của thời đại lịch sử huy
hoàng - thời đại Lý - Trần, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa và quân sự. Ở đây, chúng ta chú
trọng trước hết vào lĩnh vực văn hóa, cũng chú trọng đến khía cạnh văn hóa của lĩnh vực chính
trị.
Ra đời vào buổi đầu tiên của thời Trung cổ, Chiếu dời đô khó tránh khỏi ít nhiều dấu ấn của thuật
phong thủy Á Đông từ lâu thịnh hành. Muốn định đô với triển vọng tốt đẹp nhất, phải lựa chọn
miền đất có rồng cuộn hổ ngồi. Song, đọc kỹ tờ Chiếu ta thấy Lý Công Uẩn nhấn mạnh đến hai
tiêu chuẩn mang tính nguyên lý khoa học là:
Thứ nhất: Nơi định đô phải là nơi "địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi
chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt". Nơi đó phải là nơi "muôn vật... phong phú, tốt tươi", nơi bốn
phương hội tụ.
Thứ hai: Nơi định đô phải là nơi được núi sông che chở để cho quốc gia dân tộc mình có thêm
điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc phòng thủ, chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, đạt được
thành công trong "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu".
Lý Thái Tổ đi đến kết luận: Xem khắp nước Việt chỉ có nơi đây là nơi "thắng địa". Thắng địa ấy

là Đại La cũ, là Thăng Long mới. Vậy nên dời đô về "thắng địa" Thăng Long.
Lập luận của Chiếu dời đô rất vững, vững vì hợp với lòng người, càng vững vì hợp với khoa học.
Nền tảng của Chiếu dời đô là tư tưởng vì nước, vì dân. Chính vì lẽ ấy mà nói rằng, Chiếu dời đô
tràn đầy ý nghĩa văn hóa truyền thống. Việc lựa chọn Thăng Long làm kinh đô nước Việt sẽ góp
điều kiện quyết định sự phát triển văn hóa dân tộc trên những tầng cao. Muốn cho văn hóa dân
tộc phát triển lên những tầng cao thì trước hết phải bảo vệ độc lập lâu dài vững chắc. Chiếu dời


đô đòi hỏi phải chọn đất kinh kỳ đủ điều kiện thiên nhiên để phòng thủ và đủ điều kiện nhân sinh
để xã hội không ngừng tiến bộ. Sự phối hợp giữa thiên nhiên và nhân sinh sẽ tạo ra đủ các yếu tố
cần thiết để cho nước nhà cường thịnh "muôn đời", để cho nhân dân thoát khỏi cái khổ "tối tăm".
Rời Hoa Lư mà không trở về Cổ Loa, vì sao? Cổ Loa cũng là nơi đất rộng, bằng phẳng, khô ráo,
vạn vật phong thịnh, bốn phương tụ hội. Song, sau lưng Cổ Loa có sông Hồng sâu rộng, nếu bị
tiến công thì ta dễ lâm vào thế yếu như An Dương Vương. Vậy, Cổ Loa không thể làm "thượng
đô kinh sư cho muôn đời". Phải đặt kinh sư ở đằng sau mấy dải núi cao và ở đằng sau mấy dòng
sông hiểm, tất cả núi sông đó làm nên những phòng tuyến "trời cho". Còn như Hoa Lư tuy được
che chở bởi núi cao sông rộng nhưng đất hẹp người thưa, nếu tiếp tục đặt kinh sư ở đó thì về lâu
dài, sự phát triển của quốc gia dân tộc ắt sẽ gặp nhiều trở ngại. Khắp nước Việt, đất Thăng Long
là nơi "thắng địa" hơn hết, dời đô về đó là hơn cả. Một lập luận chặt chẽ, nhìn xa ngàn đời, thấy
rộng muôn trùng, lấy nước lấy dân làm trọng tâm của mọi chương trình hành động, nếu đó không
phải là đỉnh cao của văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thì là gì? Chớ quên rằng, thuở xa xưa ấy,
đầu thời phong kiến, trên cả thế giới, chẳng riêng gì ở ta, nước nhỏ thường bị thôn tính, tộc nhỏ
luôn luôn bị xem là man di, dân thường bị mang thân phận là nông nô. Phải biết như vậy thì mới
đánh giá nổi tầm cao của ý thức văn hóa chứa đựng trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ.



×