Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Công pháp nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.64 KB, 18 trang )

A.

Phần mở đầu

Biển có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển, mở rộng giao lưu quốc tế và mang
đến những tiềm năng tài nguyên biển. Biển có nguồn tài nguyên tiềm tàng, nếu biết
khai thác và sử dụng đúng nguồn tài nguyên đó sẽ làm cho xã hội nói chung và
quốc gia có biển nói riêng ngày càng giàu mạnh lên, trong đó nổi bật là dầu khí và
các loại khoáng sản phổ biến khác như: than sắt, ti tan, cát thủy tinh,… cùng vô số
sinh vật biển cung cấp cho bữa ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, biển còn giữ vị trí đặc
biệt quan trọng về quân sự và giao thoa kinh tế cũng như là cánh cửa rộng mở để
vươn ra đại dương nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới. Chính vì những ý
nghĩa quan trọng của nó mà bên cạnh sự “giàu có” về tài nguyên, “giàu có” về hội
nhập, biển còn “giàu có” về các tranh chấp.
Ngày càng nhiều các tranh chấp xảy ra trên biển, để đáp ứng nhu cầu giải quyết
tranh chấp – hòa bình thế giới. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
(UNCLOS 1982) đã ra đời như là một cơ sở pháp lý quan trọng giúp các quốc gia
có thể quản lý, bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn lợi trên biển cũng như giải quyết
các tranh chấp phát sinh từ biển. Công ước đã quy định các biện pháp giải quyết
tranh chấp trên biển tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp biển quốc tế thông qua
biện pháp tài phán đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hợp tác. Mặc dù các
thủ giải quyết tranh chấp bằng tài phán về bản chất đều mang tính đối đầu nhưng
không gây ra hậu quả tiêu cực. Vậy “các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài
phán theo công ước liên hợp quốc về luật biển quốc tế 1982” là vấn đề cần tìm hiểu
và nghiên cứu để giải quyết, đánh giá những mâu thuẫn, tranh chấp hiện nay trên
biển, đặc biệt là Biển Đông.


Phần nội dung
Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo


B.
I.
1.

Công ước Luật biển 1982
Khái niệm
Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là một trong những

biện pháp mà các chủ thể của luật quốc tế vẫn thường sử dụng để giải quyết hòa
bình tranh chấp theo những nguyên tắc mà Liên Hợp quốc đưa ra. Theo đó cơ quan
tài phán có thể được hiểu là: “Cơ quan tài phán là những cơ quan hình thành trên
cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện
chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong
quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế” 1
2.

Phân loại:

Cơ quan tài phán tồn tại ở hai dạng cơ bản là trọng tài quốc tế và tòa án quốc
tế. Cụ thể trong Công ước Luật biển 1982 đó là cơ quan trọng tài quốc tế về luật
biển và Tòa án quốc tế về luật biển. Cả hai cơ quan tài phán này đều được coi là
phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia được quy
định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc. Dựa trên các quy định của pháp luật
quốc tế, trọng tài và tòa án quốc tế đưa ra phán quyết mang tính bắt buộc đối với
các bên tranh chấp.
3.

Chủ thể của các tranh chấp
Theo điều 279 chỉ có các tranh chấp giữa các quốc gia (là thành viên của Công


ước) mới được xem xét. Tuy nhiên, vấn đề chủ thể của các tranh chấp vẫn cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để có thể phân biệt được các loại tranh chấp qui định
trong Phần XV và phần XI của Công ước vì phần XV và phần XI tại Mục 5 có quy
định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa một quốc gia thành viên và cơ quan
quyền lực, giữa Cơ quan quyền lực và một cá nhân được quốc gia bảo trợ,…
1 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế (tái bản lần thứ 8), NXB CAND – 2008, trang 401


Hai điều kiện cần thiết được nêu ra khi áp dụng các cơ chế giải quyết tranh
chấp thích hợp của Công ước đối với các quốc gia là chủ thể của các tranh chấp:
- Quốc gia là một bên của tranh chấp phải ký và phê chuẩn hoặc gia nhập Công
ước.
- Bản thân Công ước phải đã có hiệu lực (một năm sau khi nước thứ 60 phê chuẩn)
và cũng đã có hiệu lực đối với quốc gia là một bên tranh chấp (30 ngày sau khi các
văn kiện phê chuẩn của quốc gia đó được gửi tới ông Tổng Thư ký Liên hợp quốc
để lưu chiểu). Công ước Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.
4.

Đối tượng của các tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên về việc giải thích hay

áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 đều là đối tượng để xem xét giải quyết theo
các qui định của Phần XV. Tuy nhiên Công ước không nêu rõ thế nào là tranh chấp
và các điều kiện làm phát sinh tranh chấp. Vậy nên trên thực tế, các quốc gia gần
như đã chấp nhận giải thích của Tòa án quốc tế là “Tranh chấp là một sự bất đồng
về quan điểm”
5.

Các nguyên tắc chủ đạo của hệ thống giải quyết tranh chấp


Căn cứ vào Hội nghị luật biển lần thứ III và những kết quả được ghi nhận trong các
điều khoản của Công ước Luật Biển năm 1982, có thể rút ra một số nguyên tắc chủ
đạo trong việc giải quyết các tranh chấp.
5.1.

Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà
bình

Khi xuất hiện tranh chấp các quốc gia phải sử dụng các biện pháp hoà bình để
giải quyết. Điều khoản đầu tiên trong phần XV (điều 279) đã qui định rõ: “Các
quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về giải thích hay áp
dụng Công ước bằng các biện pháp hoà bình theo đúng điều 2, khoản 3 của Hiến


chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các
phương pháp đã được nêu ở điều 33, khoản 1 của Hiến chương2”.
Theo đó, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là nghĩa vụ của
các quốc gia thành viên Công ước chứ không phải quyền. Nghĩa vụ này hoàn toàn
phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại như: giải quyết hoà
bình các tranh chấp quốc tế, cấm sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế…
5.2.

Các quốc gia trước hết tiến hành thương lượng ngoại giao để giải quyết
tranh chấp

Căn cứ vào Hội nghị luật Biển lần thứ III và Điều 283 Công ước Luật Biển
năm 1982 ghi nhận vai trò của thương lượng ngoại giao như sau: “Khi có một tranh
chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng
Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách

giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng biện pháp hoà bình khác3”.
Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra, việc trao đổi ý kiến được coi là bước đầu
để dẫn đến thương lượng ngoại giao. Điều 283 còn qui định các bên tranh chấp có
nghĩa vụ trao đổi ý kiến khi xảy ra tranh chấp, và tiếp tục trao đổi ý kiến ngày cả
sau khi đã sử dụng một biện pháp khác nhưng vẫn chưa đi đến kết quả nào. Như
vậy, trong một vụ tranh chấp, các bên đương sự phải trực tiếp chịu trách nhiệm
trong việc giải quyết vấn đề cho đến khi kết thúc. Các qui định về trao đổi ý kiến,
thương lượng ngoại giao trực tiếp là nhằm đảm bảo chủ quyền của các bên tranh
chấp.
5.3.

Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp

2 Điều 279 Phần XV
3 Điều 283 Công ước Luật Biển năm 1982


Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với tính chất hoà bình của các biện pháp
được sử dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia. Điều 280 (Phần
XV) của Công ước quy định: “Không một qui định nào của Phần này ảnh hưởng
đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thoả thuận giải quyết vào bất kỳ lúc
nào, bằng bất kỳ biện pháp hoà bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh
chấp xảy ra giữa họ về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước”. Như vậy, tự do
lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là quyền của các quốc gia thành viên
Công ước và các quốc gia có thể lựa chọn bất kỳ phương thức nào, trước hoặc sau
khi xảy ra tranh chấp.
Về việc lựa chọn thủ tục để giải quyết tranh chấp, các quốc gia tham gia tranh
chấp cũng được quyền tự do lựa chọn. Các quốc gia có thể lựa chọn thủ tục hoà
giải (Điều 284) mà kết luận không có tính bắt buộc, hoặc lựa chọn các thủ tục toà
án bắt buộc của quyết định có tính chất bắt buộc. Đối với các thủ tục toà án, Công

ước đã qui định rất “Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay
ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình
thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các
tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
+ Toà án quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VI;
+ Toà án quốc tế;
+ Một Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII;
+ Một Toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII để giải quyết một
hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.
Trong trường hợp các bên tranh chấp cùng tuyên bố chấp nhận một trong số thủ
tục trên, thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi
các bên có thoả thuận khác” 4
4 Khoản 4 Điều 287 UNCLOS 1982


Nếu các bên tranh chấp không cùng chấp nhận một thủ tục để giải quyết thì
vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài trù định trong
Phụ lục VII. Thậm chí trong trường hợp một quốc gia thành viên chưa tuyên bố lựa
chọn bất kỳ thủ tục xét xử nào nêu trong khoản 1 Điều 287 thì vẫn được xem là đã
chấp nhận thủ tục trọng tài được trù định ở Phụ lục XII (khoản 3 Điều 287). Qui
định này của Công ước dựa trên cơ sở ưu thế cơ bản như quyết định của trọng tại là
bắt buộc và các bên tranh chấp được quyền tác động, tham gia tích cực vào thủ tục
xét xử thông qua việc cử trọng tài viên…
Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau

5.4.

Theo nguyên tắc thứ 3, các quốc gia là những bên tranh chấp có quyền tự do
thoả thuận để lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu các
phương thức được lựa chọn không mang lại kết quả thì một trong các bên tranh

chấp có thể đưa tranh chấp ra trước một cơ quan có thẩm quyền để xét xử và cơ
quan xét xử này sẽ đưa ra quyết định có tính chất bắt buộc các bên tranh chấp phải
thi hành.
Tóm lại, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm nhiều
vấn đề với một nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh sự thoả hiệp về quyền lợi
giữa các quốc gia, các nhóm quốc gia khác nhau, tạo điều kiện cho các bên tranh
chấp được tự do lựa chọn các phương thức thích hợp để giải quyết tranh chấp.
II.

Các biện pháp tài phán:
Theo quy định của Công ước, các bên tranh chấp có thể lựa chọn một hoặc

một số phương pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp như đàm phán hoặc hoà giải.
Nếu các bên tranh chấp không nhất trí được với nhau về cách thức giải quyết hoặc
cách thức đó không dẫn đến một giải pháp cho cuộc tranh chấp thì các bên có nghĩa
vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm. Nếu vẫn không giải quyết được thì
theo yêu cầu của một bên tranh chấp, buộc phải lựa chọn một trong bốn thủ tục bắt


buộc: Tòa án Công Lý quốc tế (được thành lập theo Hiến chương Liên Hợp quốc);
Toà án quốc tế về Luật Biển được thành lập theo Phụ lục VI của UNCLOS; Toà
Trọng tài (An Arbitral Tribunal) được thành lập theo phụ lục VII của
UNCLOS; Toà Trọng tài đặc biệt (A Special Arbitral Tribunal) để giải quyết các
tranh chấp liên quan tới từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển,
đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, giao thông biển… được thành
lập theo phụ lục VIII của UNCLOS. Đây chính là những cơ quan tài phán theo quy
định của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc
(UNCLOS) có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp.
1.


Tòa án công lý quốc tế:

Tòa án công lý quốc tế cũng là một thiết chế tài pháp quốc tế giúp giải quyết hòa
bình tranh chấp quốc tế như trọng tài. Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều tòa án
quốc tế, Tòa án thường trực Công lý quốc tế ( Permannent Court of International
Justice – PCIJ) được coi là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên, giải quyết mọi tranh
chấp phát sinh giữa tất cả các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên Tòa án công lý quốc
tế ( International Court of Justice – ICJ) chiếm vị trí quan trọng hơn cả.
Khái quát về Tòa án công lý quốc tế:
Tòa án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice) được hiểu “là cơ
quan tư pháp chính của Liên Hợp quốc. Nó hoạt động theo Đạo luật được đính
kèm, dựa trên Đạo luật Tòa án Lâu dài Công lý Quốc tế và là một bộ phận không
thể tách rời của Hiến chương này5” Theo đó Toà án Công lý quốc tế là một trong
sáu cơ quan chuyên môn chính của Liên Hợp quốc có nhiệm vụ duy trì hoà bình an
ninh và phát triển luật quốc tế Toà án có chức năng giúp Liên Hợp quốc đạt được
một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải quyết các tranh chấp bằng các
biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật quốc tế và Điều
5 Điều 92 của Hiến chương Liên Hợp quốc


93 khẳng định “Tất cả Thành viên Liên Hợp quốc đương nhiên là các bên tham gia
vào Đạo luật Tòa án Quốc tế”.6
Tòa án công lý quốc tế ICJ là một cơ quan của Liên hợp quốc, được thành lập
theo quy định tại Điều 93.1 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, các nước thành
viên của Liên hợp quốc đương nhiên trở thành thành viên của Quy chế Tòa án
Công lý quốc tế. Bên cạnh đó, các nước không phải là thành viên của Liên hợp
quốc cũng có thể trở thành thàh viên của quy chế nhưng phải áp dụng một trình tự
thủ tục đặc biệt. Đến hiện nay, Tòa án Công lý quốc tế có 193 thành viên là quốc
gia, và đã giải quyết nhiều vụ tranh chấp c ho thấy uy tín của Tòa.
Tòa án Công lý Quốc tế hoạt động dựa trên một số văn bản quy phạm pháp

luật nhất định như Hiến Chương Liên Hợp quốc, phụ lục của Hiến chương về Quy
chế của Tòa án Công lý quốc tế về cơ cấu tổ chức và chức năng, các nguyên tắc và
các văn bản hướng dẫn thực hành các nguyên tắc của Tòa án ( Practice Directions)
năm 2001.
Về tên gọi, Tòa án quốc tế còn được gọi là Tòa án công lý quốc tế hoặc Tòa
án tư pháp quốc tế hoặc Tòa án quốc tế Liên Hiệp quốc (tên tiếng anh
là International Court of Justice, gọi tắt là ICJ hoặc tiếng pháp là Cour
Internationale de Justice, gọi tắt là CIJ).
Về vị trí pháp lý, Tòa án công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của
Liên Hiệp quốc ( Đại hội đồng; Hội đồng bảo an; Hội đồng kinh tế-xã hội; Hội
đồng bảo trợ; Ban thư ký và Tòa án công lý quốc tế). Theo Điều 92 của Hiến
chương Liên Hiệp quốc, Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan Tư pháp chính của Liên
Hiệp quốc, được thành lập và hoạt động theo quy chế của Tòa án Công lý quốc tế
thường trực. Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế là một bộ phận không thể tách rời
của Hiến chương.
6 Điều 92 (Chương XIV) Hiến chương


Về thành phần của Tòa án Công lý quốc tế, Thành phần của Toà bao gồm
các thẩm phán, các phụ thẩm và thư ký. Các thẩm phán được lựa chọn không căn
cứ vào quốc tịch, trong số những nhân vật có phẩm chất đạo đức cao, đáp ứng các
yêu cầu đề ra ở nước họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất, hoặc những luật
gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế, là những người hoạt động độc lập
(Điều 2 Quy chế của Toà). Tòa án Công lý quốc tế gồm 15 Thẩm phán (không thể
có 2 Thẩm phán là công dân của một nước) được Đại hội đồng UN và Hội đồng
bảo an bầu theo nguyên tắc đa số từ các ứng cử viên do các quốc gia thành viên đề
cử với nhiệm kỳ 09 năm, không hạn chế việc tái đắc cử. Sau 3 năm, một phần ba số
thẩm phán sẽ được bổ nhiệm lại. Năm nước thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an luôn có thẩm phán đại diện trong Tòa.
Về chức năng, “Tòa án công lý quốc tế được thành lập theo Hiến chương

Liên Hiệp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên Hiệp quốc...”.7 Tòa án cũng có thể
đưa ra các kết luận tư vấn pháp lý cho Đại hội đồng, Hội đồng bảo an về mọi vấn
đề pháp lý và các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp quốc liên quan đến lĩnh vực
hoạt động của các cơ quan này nếu được Đại hội đồng cho phép.
Về trụ sở hoạt động, Tòa án Công lý quốc tế có trụ sở chính tại thành phố La
Hay – Hà Lan, chính thức đi vào họat động từ ngày 6/2/1946. Toà án cũng có thể
tiến hành các thủ tục xét xử ở các địa điểm ngoài La Hay nếu xét thấy cần thiết sau
khi đã tham khảo ý kiến của các bên.
Về thẩm quyền, Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia về
chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải hay bất cứ tranh chấp nào giữa các quốc gia có chủ
quyền thuộc LHQ, được xác lập tại Chương I (Điều 1,2), cũng như tại Chương VI
(Điều 32-38) về việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, và theo thẩm quyền
của Tòa án Công lý Quốc tế được quy định tại Chương XIV (Điều 92-96) của Hiến

7 Điều 1 Quy chế Tòa án công lý quốc tế


chương LHQ, cũng như các điều ước quốc tế có liên quan (trong trường hợp về
biển Đông, sẽ tuân theo Luật Biển của LHQ - UNCLOS).
Toà án quốc tế về Luật biển

1.

Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo quy định của
Công ước quốc tế về luật biển 1982 và Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển
đính kèm theo Công ước. Trụ sở chính của Tòa được đặt tại Hamburg – Đức. Tuy
nhiên, có thể đặt trụ sở và thi hành chức năng ở chỗ khác.
Về tổ chức của tòa án quốc tế về Luật biển:
Cuộc bầu cử đầu tiên để thành lập Toà án quốc tế về Luật biển, theo quy định của
Công ước, phải được diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu

lực, tức là ngày 16-5-1995. Tuy nhiên, phải tới ngày 1-8-1996, cuộc bầu cử các
quan toà của Toà án quốc tế về Luật biển mới được tổ chức. Số thành viên của Toà
án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất
về công bằng và liêm khiết, là những người có uy tín nhất về cả đạo đức và có năng
lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển.
Việc lựa chọn được tiến hành trên các nguyên tắc:
- Thành phần của Toà án phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ
yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
- Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là hai người. Các thành
viên của Toà án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử. Tuy nhiên, Toà án không
thể có quá một công dân của cùng một quốc gia.
- Các thành viên của Toà được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt
được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ
phiếu.


Theo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, một thành viên của Toà án
không thể đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ chính trị hay hành chính nào, cũng không
được chủ động tham gia hay có liên quan về tài chính trong một hoạt động nào của
một xí nghiệp đang tiến hành thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở
đáy biển hoặc một việc sử dụng biển, đáy biển vào mục đích thương mại khác.
Thành viên của Toà cũng không được làm những nhiệm vụ đại diện, cố vấn hay
luật sư trong bất kỳ một vụ kiện nào.
Một phiên Toà được coi là hợp lệ khi nó có đủ ít nhất 11 thành viên được bầu
ngồi xử án. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm quá trình xét xử của Toà án pháp lý quốc tế,
nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện mỗi năm, Toà án lập ra một viện gồm 5 thành
viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Nếu thấy cần thiết, Toà cũng có thể
lập ra các viện gồm ít nhất là ba thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện
nhất định. Các phán quyết của một trong số các viện này đều được coi như phán
quyết của Toà án quốc tế về Luật biển, chúng đều có tính chất tối hậu mà tất cả các

bên trong vụ tranh chấp phải tuân theo.
Về thẩm quyền của Toà án, Toà giải quyết tranh chấp giữa tất cả các quốc gia
thành viên cũng như cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong tất cả
các trường hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác Vùng - di sản chung của
loài người - hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác giao cho
Toà án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận. Các
thực thể không phải là các quốc gia thành viên có thể là Cơ quan quyền lực, cá
nhân hay pháp nhân. Tuy nhiên chỉ giải quyết khi cá nhân và pháp nhân đó được
một quốc gia thành viên bảo trợ. Theo điều 297, Toà có thẩm quyền giải quyết các
vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành
các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các
quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn


ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc
vùng đặc quyền kinh tế.
Quy trình giải quyết tranh chấp trước Tòa án công lý quốc tế được bắt đầu
bằng thủ tục nộp đơn kiện (Điều 40 Quy chế Tòa án). Trong trường hợp hai bên
đồng thuận đưa vụ việc việc tranh chấp ra giải quyết bằng Tòa án thì sẽ không có
nguyên đơn và bị đơn trước Tòa, vị thế của các bên như nhau (trường hợp chấp
nhận sau). Trường hợp một bên đơn phương đưa tranh chấp ra trước Tòa án bằng
một đơn kiện sẽ có nguyên đơn và bị đơn (những trường hợp chấp nhận trước thẩm
quyền của Tòa án bằng việc ký kết các điều ước quốc tế hoặc tuyên bố đơn phương
chấp nhận thẩm quyền của Tòa án). Trong đơn kiện phải nêu đầy đủ đối tượng
tranh chấp, các bên tranh chấp, phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án và phạm
vi luật áp dụng.Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành xem xét xác lập thẩm quyền của Tòa án,
mối liên hệ giữa Thẩm phán với các quốc gia liên quan. Quốc gia bị đơn có thể
tuyên bố bác thẩm quyền của Tòa án trong các trường hợp: Điều ước quốc tế hoặc
tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa án vô hiệu hoặc không còn
hiệu lực; tranh chấp xảy ra trước khi ấn định thẩm quyền của tòa; phạm vi thẩm

quyền đã bị bảo lưu; đơn khởi kiện không đúng thủ tục. Trong trường hợp những
lập luận và lý lẽ của bị đơn là có cơ sở pháp lý thì phiên tòa sẽ dừng lại, Tòa án
không xét xử nữa, trường hợp ngược lại phiên tòa sẽ tiếp tục.
Tòa án cũng có thể bác bỏ đơn kiện của quốc gia khi quốc gia đó không có
thẩm quyền khởi kiện. Cũng như Tòa án trong nước, Tòa án Công lý quốc tế cũng
có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm tạm thời nhằm mục đích ngăn ngừa các bên
gây tổn hại đến lợi ích của nhau. Các biện pháp thường được áp dụng trên thực tế
như Tòa án sẽ yêu cầu các bên không phát tán, quốc hữu hóa tài sản; yêu cầu chấm
dứt hành động cản trở, phong tỏa, ngưng bắn. Nếu các bên thứ ba thấy rằng, vụ
việc tranh chấp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc liên quan
đến việc giải thích điều ước quốc tế mà quốc gia thứ ba là thành viên, quốc gia thứ


ba có quyền yêu cầu Tòa án cho tham gia vào vụ việc, trong trường hợp này, bên
thứ ba có được tham gia tham gia vào vụ kiện hay không hoàn toàn thuộc thẩm
quyền của Tòa án.
Tòa án có thể tiến hành xét xử theo trình tự đầy đủ hoặc rút gọn. Thủ tục xét xử
đầy đủ phải có 15 Thẩm phán, bao gồm cả Thẩm phán ad hoc; trong trường hợp
đặc biệt, phiên xử đầy đủ phải có tối thiểu 09 Thẩm phán. Ngoài ra, theo Điều 26,
29 Quy chế Tòa án, Tòa án cũng có thể thành lập các Tòa đặc thù (rút gọn trình tự
tố tụng) gồm 5 Thẩm phán (Chánh án, Phó chánh án và 3 Thẩm phán).
Về giá trị pháp lý của các phán quyết và vấn đề thi hành phán quyết:
Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm và bắt buộc thực hiện đối với
các bên tranh chấp, nếu một trong các bên không thi hành bản án, quyết định của
Tòa thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc can thiệp. Về
nguyên tắc, phán quyết của Tòa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
chấp, nhưng nếu phán quyết của Tòa án có giải thích điều ước quốc tế đa phương
mà bên thứ ba là thành viên thì phán quyết ấy sẽ có hiệu lực đối với bên thứ ba. Về
nguyên tắc, phán quyết của Tòa án sẽ không không được kháng cáo, trong trường
hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa hoặc phạm vi quyết nghị thì Tòa án phải giải thích

các vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Mặc dù vậy, các quốc gia tranh
chấp cũng có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết nghị của Tòa án (không phải là
thủ tục xét xử phúc thẩm) trên cơ sở có những tình tiết mới có ảnh hưởng quyết
định đến việc giải quyết tranh chấp mà những tình tiết đó cả Tòa án và các bên
tranh chấp đều không biết, với điều kiện tất yếu là việc không biết đó không phải là
hậu quả của sự thiếu thận trọng. Yêu cầu xem xét lại phán quyết của Tòa án cần
phải được công bố trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra tình tiết
mới và không một yêu cầu phúc thẩm nào được xem xét sau 10 năm kể từ ngày Tòa
ra quyết nghị.


Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Công lý quốc tế là một cơ chế giải
quyết tranh chấp khá hiệu quả, phán quyết của Tòa thường đảm bảo tính chính xác,
công bằng và khách quan. Cơ chế thực thi tuân thủ phán quyết của Tòa án cao hơn
các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Bởi lẽ, nếu một bên tranh chấp không
tuân thủ phán quyết của Tòa án thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an Liên
Hợp quốc can thiệp. Tuy nhiên, Các phán quyết của Tòa án mang tính chính trị hơn
là có hiệu lực thi hành, và phụ thuộc vào thiện chí. Việc xử lý của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc thường đi vào bế tắc.
2.

Tòa trọng tài quốc tế về luật biển:

Toà trọng tài được thành lập và hoạt động theo đúng Phụ lục VII về Trọng tài
của Công ước Luật biển 1982, là cơ quan tài phán quốc tế. Chỉ cần tuân thủ Phần
XV của Công ước thì bất kỳ một bên nào có tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh
chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài bằng một thông báo viết gửi tới bên kia
hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp.
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc lập ra một danh sách các trọng tài viên. Mỗi quốc
gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển

và nổi tiếng nhất về sự công bằng, năng lực và liêm khiết nhất. Các quốc gia thành
viên có thể chỉ định và bổ sung số thành viên của quốc gia mình nếu vì một lý do
nào đấy mà chưa đủ bốn thành viên.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa trọng tài quốc tế về luật biển bắt
đầu từ việc khởi tố của một bên thông qua văn bản tới bên kia trong vụ tranh chấp
kèm bản trình bày các yêu sách và lý do. Sau đó, Tòa Trọng tài được lập ra với năm
thành viên thuộc danh dách trọng tài do Tổng Thư ký Liên Hợp quốc lập: Bên
nguyên cử một thành viên, bên bị trong vụ tranh chấp cử một thành viên, ba thành
viên khác được các bên thỏa thuận cử ra đảm bảo là công dân của quốc gia thứ ba,
trừ khi các bên có thỏa thuận khác; Các bên cử chánh tòa trong số ba thành viên
này.


Các bên tham gia tranh chấp tạo điều kiện dễ dàng cho Tòa trọng tài thực hiện
nhiệm vụ của mình, và đặc biệt là, theo đúng pháp luật của mình và bằng tất cả các
phương tiện thuộc quyền sử dụng của mình.
Các quyết định của Tòa trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên của
tòa. Sự vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng của dưới một nửa số thành viên không cản trở
tòa ra quyết định. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của chánh tòa là
phiếu quyết định.
Bản án của Tòa trọng tài có tính chất tối hậu và không được kháng cáo, trừ khi
các bên trong vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trước về một thủ tục kháng cáo.
3.

Tòa trọng tài đặc biệt:

Toà trọng tài đặc biệt được quy định tại Phụ lục VIII của Công ước luật biển
1982. Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập khi một quốc gia khởi tố và có thông
báo bằng văn bản về tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng các điều khoản của công ước Luật biển liên quan đến: việc

đánh bắt hải sản; việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; việc nghiên cứu khoa học
biển hoặc hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm. Các
bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt bằng thông
báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên trong vụ tranh chấp.
Toà trọng tài đặc biệt này có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức quốc tế có
thẩm quyền chuyên môn trong từng lĩnh vực, như Tổ chức Lương thực và nông
nghiệp của Liên Hợp quốc; Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường; Ủy
ban Hải dương học liên chính phủ; Tổ chức hàng hải quốc tế … lập ra một danh
sách các chuyên viên có năng lực được xác minh và thừa nhận chung về pháp lý,
khoa học hay kỹ thuật trong các lĩnh vực này và là những người nổi tiếng công
minh, liêm khiết nhất. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định hai chuyên gia tham
gia mỗi lĩnh vực này.


Khi có tranh chấp phát sinh, dựa trên danh sách các chuyên viên đã được lập,
Tòa trọng tài đặc biệt sẽ được thành lập, gồm 05 thành viên. Bên nguyên cử hai
thành viện được lựa chọn tùy trong danh sách các chuyên viên liên quan đến nội
dung của vụ tranh chấp, một trong hai người này có thể là công dân của nước đó.
Bên bị trong vụ tranh chấp, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo cử
ra hai thành viên tùy chọn trong danh sách các chuyên viên liên quan đến nội dung
của vụ tranh chấp, một trong hai người này có thể là công dân của nước đó. Nếu
bên bị không cử người trong thời hạn này, thì bên nguyên có thể trong hai tuần sau
khi hết hạn, yêu cầu tiến hành cử người theo đúng quy định. Chánh án Tòa trọng tài
đặc biệt do các bên thoả thuận lựa chọn tùy trên danh sách thích hợp và là công
dân của một nước thứ ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.


C.

Phần kết luận


Công Ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc là một văn kiện pháp lý toàn diện có
khả năng áp dụng cho tất cả các vùng biển, với một hệ thống giải quyết tranh chấp
tiến bộ. Trong hoàn cảnh hiện nay, hệ thống giải quyết tranh chấp của Công ước có
tính linh hoạt rất cao, các quốc gia có quyền lựa chọn biện pháp giải quyết tranh
chấp theo ý muốn. Cũng có thể quyết định không đưa tranh chấp ra tòa để ràng
buộc về mặt pháp lý, mà có thể yêu cầu ý kiến tư vấn của Tòa án Quốc tế về Luật
Biển để có những chỉ dẫn về những vấn đề pháp lý cụ thể mà họ đang phải đối mặt.
Hệ thống giải quyết tranh chấp của Công ước cũng toàn diện theo hướng có thể
giải quyết tất cả những tranh chấp liên quan đến việc áp dụng và giải thích Công
Ước. Đặc biệt, Công Ước có thể giải quyết các tranh chấp phân giới biển, bao gồm
cả những tranh chấp liên quan tới cả phân giới biển lẫn tranh chấp chủ quyền lãnh
thổ, đảo.
Từ những quy định trên về giải quyết tranh chấp bằng tài phán của UNCLOS
1982 có thể thấy, đã có một hệ thống giải quyết tranh chấp vừa toàn diện vừa linh
hoạt, giúp đỡ các quốc gia cùng hợp tác tìm ra giải pháp hòa bình cho những tranh
chấp trên biển.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1.

TS Hoàng Văn Nghĩa, Các cơ chế và cơ quan tài phán quốc tế giải quyết
những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh hải.

2.

TS Ngô Hữu Phước, Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế theo
quy định của Hiến chương Liên Hiệp quốc, trường Đại học Luật Tp.

3.
4.


HCM
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Hiến chương Liên Hợp quốc


5.
6.
7.

Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2016
Quy chế Tòa án công lý quốc tế
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế (tái bản lần thứ 8), NXB

8.

CAND
Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982
Nguyễn Bá Diến , Nguyễn Hùng Cường Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà

9.

Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 19-26
Matthias Fueracker , Giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua

10.

biện pháp tài phán, Chuyên viên pháp luật, Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
Khôi Nguyên - Các cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 – Tạp chí xây dựng

Đảng



×