Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận triết học MácLênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.6 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, thế giới của chúng ta đã có những thành tựu vĩ đại về khoa học
và công nghệ mà nhờ đó, loài người đạt được sự tăng trưởng kinh tế không
ngừng. Song, thế giới cũng đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm
trọng mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và sự
cạn kiệt tài nguyên - một vấn đề vô cùng cấp bách, đang đe dọa chính sự tồn tại
của bản thân Trái đất. Do vậy, loài người muốn tồn tại và phát triển một cách
hài hòa với giới tự nhiên, cần phải có những giải pháp kịp thời và hữu hiệu để
giải quyết những vấn đề môi trường.
Vấn đề môi trường, vấn đề quan hệ giữa con người và giới tự nhiên không
đơn giản chỉ là vấn đề thuần túy khoa học hay kinh tế - kỹ thuật, nó còn là vấn
đề mang tính giai cấp, vấn đề tư tưởng, vấn đề chính trị... Trên nền tảng đó, bài
tiểu luận dưới đây hướng tới mục tiêu phần nào giúp mọi người có được nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cũng như mối liên
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Mọi người cần nhận
thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường, thấy được rằng việc bảo vệ môi trường
không chỉ liên quan đến thế hệ này mà còn liên quan đến các thế hệ mai sau.
Bài tiểu luận sẽ đề cập đến hai nội dung chính: phép biện chứng về mối
liên hệ phổ biến và mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái. Phần đầu tiên sẽ nêu rõ các khái niệm cũng như những tính chất có
liên quan đến mối liên hệ phổ biến. Trong khi đó, phần thứ hai sẽ phân tích về
mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
đồng thời nêu ra một số biện pháp để ứng phó với vấn đề môi trường hiện nay.

1


Phần I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Phép biện chứng
1.1. Khái niệm và các hình thức cơ bản của phép biện chứng


a, Khái niệm
Khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển
hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm biện chứng chủ quan và
biện chứng khách quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật
chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh của biện chứng khách quan vào
trong đời sông sya thức của con người.
Phép biện chứng là học thuyết là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện
chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây
dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan đồng thời đôi lập với phép siêu
hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái
cô lập, bất biến.
b, Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép
biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.
1.2. Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng
được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Trong phép biện
chứng duy vật có sự thống nhất giữa nôi dung thế giới quan (duy vật biện chứng)

2


và phương pháp luận (biện chứng duy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải
thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm
Trong phép biện chứng khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự

tác động và chuyên hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ phổ biến dùng
để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới,
đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng
của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn
tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của
phép biện chứng.
2.2. Tính chất của các mối liên hệ
- Tính khách quan: theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng của thế giới có tính khách quan. Theo đó sự quy định,
tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa của các sự vật hiện tượng là cái vốn có
của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có
thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của
mình.
- Tính phổ biến: theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật,
hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng
hay quá trình khác. Đồng thời cũng không có bất kì sự vật, hiện tượng nào
không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những
mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống,
hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác
và biến đổi lẫn nhau.

3


- Tính đa dạng, phong phú: Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác –
Lê nin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ
mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng,
phong phú của các mơi liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay
quá trinh khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai

trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối
liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong điều kiện cụ thể khác nhau, ở những
giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có
những tính chất vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và
vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định,
trong các điều kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự
vật, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối
liên hệ trực tiếp và gián tiếp,…
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm
quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở
các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, trong
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn
diện đồi hỏi trong nhận thức và xử lý tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự
vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, giữa các mặt
của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó và các sự vật khác.
Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý hiệu quả các
vấn đề của đời sống thực tiễn.
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong họat
động nhận thức và thực tiễn khi thực ghiện quan điểm toàn diện thì đồng thời
4


cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ
thể yêu cầu trong công việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động
thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và
tính huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vai trò,
vị trí khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể trong những tính huống cụ thể để

từ đó có được những giải pháp đúng đắn, hiệu quả. Như vậy trong nhận thức và
thực tiễn cần không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện
siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm triết chung, ngụy biện.

5


Phần II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái
1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế
là điều kiện cần để phát triển kinh tế. ở những nước đang phát triển, đặc biệt là
những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nếu
không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiều năm, thì
khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích luỹ tài sản (như
vốn, lao động, và đất đai) và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất
hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy
mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh
tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục,
tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
2. Bảo vệ môi trường sinh thái là gì?
2.1. Khái niệm môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên
quan tới sự sống của cơ thể. Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả
các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan tới sự sống
của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Môi trường sinh thái là một
mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Sự rối loạn bất ổn định

ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
6


2.2. Bảo vệ môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đến cuộc sống của
con người và xã hội. Môi trường sinh thái góp phần xây dựng nên một cuộc
sống tốt nếu được bảo tồn tốt và sẽ suy yếu nếu không được bảo vệ hoặc bị làm
tổn hại trực tiếp do hoạt động của con người (gây ô nhiễm môi trường). Con
người và môi trường sinh thái sẽ cùng nhau tồn tại nếu con người biết hỗ trợ
bằng cách chăm sóc và bảo vệ môi trường sinh thái thật tốt để cuộc sống trở nên
tốt đẹp.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa
ngành và liên vùng rất cao. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân,
tập thể cũng như các cộng đồng trên toàn thế giới. Chúng ta cần chung tay hợp
tác để từ đó xây dựng một môi trường ngày càng “Xanh, sạch, đẹp” và làm cho
mọi người có ý thức, kiến thức, sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh khắc phục các tệ nạn, tập tục lạc hậu, thói quen
trong sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng; xâm hại đến tài nguyên, môi trường. Bảo
vệ môi trường là một công việc lâu dài, bền vững và phải được sự quan tâm của
tất cả mọi người.
3. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái
Môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng hết
sức chặt chẽ. Môi trường được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, vì vậy có thể
nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người. Tuy nhiên sự
phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con người, con
người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh
tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên
nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người, tăng

7


trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người từ đó ta có thể thấy môi trường cũng
chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng
được thông qua một thực thể là con người.
Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự tăng trưởng, còn sự tăng trưởng
là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên tác
động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp nguyên nhiên liệu
cho quá trình sản xuất, nhưng cũng có thể gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các
hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực, hay tạo những cản trờ về địa hình, thổ
nhưỡng, điều kiện thời tiết. Mặt khác, để tiến hành sản xuất vật chất, con người
vừa phải quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên, quan hệ đó được
biểu hiện ở lực lượng sản xuất; vừa phải quan hệ với nhau trong quá trình sản
xuất, biểu hiện ở quan hệ sản xuất.
4. Thực trạng sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên môi trường sinh
thái hiện nay.
4.1. Tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường sinh thái
Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, con
người đã khai thác, sử dụng và làm biến đổi mạnh mẽ giới tự nhiên nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội. Song, trong quá trình đó,
con người cũng đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực, nặng nề cho môi trường tự
nhiên. Những vấn đề môi trường gay gắt và nguy cơ khủng hoảng sinh thái
mang tính chất toàn cầu đang đe dọa không chỉ sự sống của giới tự nhiên, mà
cả sự sống còn của xã hội. Có thể nói, vấn đề môi trường hiện nay là hết sức
cấp thiết, buộc con người phải suy nghĩ và hành động ngay khi chưa quá muộn.
Mặc dù vậy, sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở áp dụng những thành tựu
khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất đã phần nào đó loại trừ

8



được những hậu quả không mong muốn do sự tác động không kiểm soát được
của con người gây ra cho tự nhiên.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, một mặt chúng ta phải đảm bảo cho
sự phát triển, gia tăng đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhưng, đồng thời, cũng
phải chi phí cho vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu không bảo vệ môi trường thì
không thể đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế vì một phần đầu vào cho tăng
trưởng kinh tế được lấy từ môi trường.
4.2. Vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi
trường do trăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi,
đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo
đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế
dành cho Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng
kinh tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị huỷ diệt quá nhanh. Nói
cách khác, môi trường bị huỷ diệt chính là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng thế giới (WB) cho
thấy: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều
tra có tỷ lệ ô nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọng
điểm. WB nhận định: ô nhiễm môi trường chính là thách thức chính đối với tiến
trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam. Chương trình Môi trường Liên
hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, bây giờ là thời điểm mà Việt Nam cần kiên
trì theo đuổi phát triển bền vững. Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiếm
môi trường thì Việt Nam sẽ có thể xoá đi tất cả những thành tựu đã đạt được từ
trước tới nay.

9



Theo bà Nguyễn Ngọc Lý - tư vấn phát triển bền vững cao cấp của Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại HN, VN đang có tình trạng ô nhiễm
môi trường báo động, mặc dù đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho công tác
bảo vệ môi trường khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường trong năm 1994. VN
cũng đã phát triển Chiến lược bảo vệ môi trường cho giai đoạn 2001-2010. Đó
là một trong tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cần phải hoàn thành đến năm
2015. Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và
đô thị hóa trên diện rộng, đặc biết ở các khu đô thị. Các công trình xây dựng và
nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi nơi, làm cho tình trạng bụi
bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại
các thành phố đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3
lần. Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công
nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây nên tình trạng ô
nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có
hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không
được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như
Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng.
5. Một số giải pháp nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để có được sự phát triển bền vững, việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh
tế và bảo vệ môi trường sinh thái là vô cùng cần thiết. Hiện nay Việt Nam đang
ngày càng phát triển, việc tăng cường hợp tác với các quốc gia và gia nhập các
tổ chức toàn cầu là vô cùng quan trọng. Muốn Việt Nam có được chỗ đứng và
khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như bảo vệ và giữ gìn môi
trường sinh thái chúng ta cần:
 Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới
tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường
10



trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật
cho nhân dân từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến các đồng bào ở vùng
núi, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ,
cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về
môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển
biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi
trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh
giá.
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường
với phát triển kinh tế - xã hội. Với hiện trạng ngày nay, rất nhiều người dân
không có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi, xả các chất thải bừa bãi
không đúng quy định, hoặc có cả những công ty cũng xả chất thải bừa bãi ra
ngoài môi trường. Vì thế, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một trong
những vấn đề cấp bách được ưu tiên hàng đầu. Đổi mới cơ chế quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất
lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu
quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai
thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh
thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện
sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản
xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành
động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài
nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công
tác bảo vệ môi trường.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho
ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội
11



nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp
tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ luật Môi
trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng
chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp
luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật
chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
 Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng
hành lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
 Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế
tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả
năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình
độ phát triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá;
Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi
theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra
công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

12


KẾT LUẬN

Bảo vệ môi trường sinh thái chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng
như xã hội được bền vững. Kinh tế xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều
kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc.
Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế xã hội phát triển.
Bảo vệ môi trường không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng, cao cả hơn là
nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích

kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi
trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả
về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người…), thì sự phát triển đó là vô nghĩa.
Đó là nhiệm vụ cao cả, cần thiết mà mỗi chúng ta cần phải ý thực được.
Mối liên hệ giữa môi trường sinh thái và sự phát triển của kinh tế, xã hội
là vô cùng chặt chẽ. Đó là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, mọi
người hãy cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ môi trường xung quanh cũng như gớp
phần xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, một xã hội văn minh. Bảo vệ môi
trường chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Chúng ta bảo vệ môi
trường chính là chúng ta góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế đồng thời cũng
nâng cao chính chất lượng chất lượng cuộc sống của toàn thể cộng động.
Bài tiểu luận tuy còn rất nhiều thiếu xót nhưng rất mong nhận được những
nhận xét, góp ý chân thành của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.
13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (2010), Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Minh Hạnh, Việt Nam và vấn nạn môi trường, Báo Lao Động, số ra
ngày 01/03/2008.
3. Ths. Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Thủy lợi, Bảo vệ môi trường tự
nhiên ở Việt Nam - Yêu cầu cấp thiết, Tạp chí Cộng sản, số ra ngày
26/5/2015.
4. />5. />
14


15



16


17



×