Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI TẬP CỘNG ĐỒNGY TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.29 KB, 14 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-TTg ngày
14/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên tinh thần đó Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, xác định rõ việc
cung cấp các dịch vụ Y tế có độ bao phủ rộng và chất lượng tốt sẽ giúp cho ngành Y tế của
huyện đứng vững trong thời gian tới. Người sử dụng các dịch vụ Y tế không còn là người
bệnh mà mở rộng ra theo nhu cầu của người sử dụng, do đó người sử dụng các dịch vụ Y tế
được gọi là khách hàng theo đúng nghĩa của cung cấp dịch vụ.
Mục đích của cung cấp dịch vụ Y tế là nhằm nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về
bệnh tật, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Sau đó khách hàng sẽ trả một khoản
phí phù hợp với dịch vụ nhận được. Trong đó khu vực công lập thì được khách hàng và Nhà
nước đồng chi trả (Bảo hiểm Y tế - BHYT), còn khu vực tư nhân sẽ do khách hàng tự chi trả
theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của các nhân khách hàng.
Dịch HIV là một dịch bệnh khá phổ biến tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.
Đây là huyện có tỷ lệ mắc còn sống/dân số là 0,72% cao nhất toàn tỉnh (Tỉnh 0,66%) [[5]],
dịch bệnh có chiều hướng giảm dần trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn rất khó kiểm
soát. Trong những năm qua Trung tâm Y tế huyện đã pối hợp với nhiều đơn vị khác nhau để
triển khai các biện pháp tiếp cận và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người có nguy cơ và
người bị nhiễm HIV, để đánh giá về sự cung cấp dịch vụ Y tế và tiếp cận các dịch vụ Y tế
của người có nguy cơ, và bị nhiễm HIV trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên
nhóm chúng tôi sẽ tiến hành làm rõ thực trạng về cung cấp và sự tiếp cận, sử dụng các dịch
vụ Y tế tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên trong những năm qua.
1. Đặc điểm về vị trí địa lý.
Huyện Điện Biên Đông là huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh Điện Biên. Huyện nằm
phía Đông của tỉnh, cách trung tâm hành chính của tỉnh 51km, phía Bắc giáp với huyện tuần
giáo, phía Đông và phía Nam giáp với huyện Sông Mã và Sốp Cộp của tỉnh Sơn La, Phía
Tây giáp với huyện Điện Biên và TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên.

1



Với diện tích tự nhiên là 1.206 km2 [1] , phần lớn diện tích là đồi núi có độ dốc lớn, địa
hình chia cắt mạnh địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có nhiều sông suối cản trở giao thông
đi lại, mặc dù đã có đường Ô tô dải nhựa đến huyện nhưng đường đã xuống cấp và khoảng
cách giữa các xã và trung tâm trung tâm huyện tương đối xa, đường đi lại từ xã đến trung
tâm huyện chủ yếu là đường đất nên chỉ đi lại được một mùa là mùa khô.
Thời tiết khí hậu không ổn định. Mùa Đông thì lạnh nhưng mùa hè thì nắng nóng gay
gắt, hằng năm sạt lở, lũ lụt thất thường cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân
dân ảnh hưởng nhiều tới sản xuất Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng đặc biệt là các bệnh mãn tính ở người già và trẻ em.
2. Thông tin về Kinh tế- Văn hóa, xã hôi.
a. Kinh tế.
Huyện Điện Biên Đông là một trong những huyện nghèo của cả nước thuộc chương
trình Nghị quyết 30a của chính phủ. Khoảng trên 95% đất tự nhiên là đồi núi cao, có độ dốc
lớn đất bạc màu nhanh phù hợp với trồng rừng và chăn nuôi gia súc. Phần lớn các hộ gia
đình làm nông nghiệp, một phần rất nhỏ làm dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, thu nhập của
các hộ gia đình rất thấp
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Điện Biên năm 2015 là 11.440.000 nghìn đồng/đầu
người/năm [2].
b. Văn hóa – Xã hội
Tình hình an ninh chính trị có nhiều diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng
trong thời gian gần đây, tính chất của các vụ việc rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến
cộng đồng dân cư. Điện Biên Đông còn là nơi tập kết thu gom các chất ma túy để vận
chuyển và buôn bán đi các huyện khác để tiêu thụ, đồng thời là nơi cung cấp cho con nghiện
tại đây phát triển, đáng chú ý là tuổi đời của các con nghiện và bị cáo trẻ hóa dần. Bên cạnh
buôn bán và vận chuyển các chất ma túy Điện Biên Đông còn là nơi phát triển các loại Tôn
giáo tiềm ẩn những bất ổn định trong cộng đồng, đặc biệt là đạo Tin Lành. Nhiều năm trở lại
đây các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiến lợi dụng đạo Tin Lành để tuyên truyền
chống phá Nhà nước, chúng tập trung tụ tập đông người đòi nhiều chính sách nhượng bộ của
chính quyền các cấp, đập phá tài sản của Nhà nước…
Trình độ dân trí của người dân có nhiều hạn chế, tỷ lệ mù chữ chiếm khoảng 1/3 dân

số của huyện.Mặc dù ngành Giáo dục đã báo cáo hoàn thành xóa mù chữ Trung học cơ sở

2


cho người dân tai huyện, tuy nhiên qua đánh giá thực tế tại các địa phương thì số người
không biết chữ còn tương đối phổ biến.
Do huyện gồm nhiều thành phần dân tộc chung sống nên văn hóa của các dân tộc rất
đa dạng và phong phú. Nhiều phong tục tập quán từ cổ xưa vẫn còn lưu giữ như: Cúng ma
(Dân tộc H’mông), Ném còn (Dân tộc Thái)…
3. Dân số và tình hình sức khỏe của Nhân dân trong huyện.
3.1. Dân số.
Tính đến hết 31/12/2015 toàn huyện có 62.092 người, trung bình khoảng 51 người/km2,
và 12.108 hộ gia đình, huyện gồm có 6 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông
chiếm khoảng 54,8%, Thái chiếm 31,0%, Khơ Mú 5,6%, Xinh Mun 3,0%, kinh 3,0%, Lào
2,5%, khác 0,1%.
Cơ cấu dân số của huyện là cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
lệ lớn (57,6%) dân số. Phần lớn số lao động này là lao động phổ thông không có việc làm ổn
định, giá trị kinh tế thấp.

Hình 1

Hình 2

Tỷ lệ Nam/Nữ

Tháp Cơ cấu dân số

Tổng số Phụ nữ từ 15-49 tuổi của huyện là 15.575 người; Trong đó 12.645 người đã có
chồng, và 2.930 chưa có chồng.

Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi là 7.872 trẻ, chiếm 12,7% dân số của huyện. Trong đó số trẻ
Trai là 3.966 trẻ và trẻ gái là 3.906 trẻ (tương đương với tỷ số trẻ Nam/Nữ là 102/100).

3


3.2. Tình hình sức khỏe của nhân dân
Sự phát triển của hệ thống Y tế đã góp phần đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm tồn tại lâu
năm tại địa phương, làm giảm tỷ lệ mắc/chết và nâng cao sức khỏe của nhân dân các dân tộc.
Nhiều năm liền huyện Điện Biên Đông không có dịch lớn xảy ra, làm tốt công tác dự báo và
kiểm soát dịch bệnh
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện trong 5 năm (2011-2015) tình hình bệnh tật
đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều bệnh lưu hành nhiều năm tại địa phương không còn
xuất hiện tại cộng đồng. Song, bên cạnh đó lại xuất hiện thêm một số bệnh không lây nhiễm
khác như Tăng huyết áp, Đái tháo đường... kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm và tăng
gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng. [3]
4. Dịch HIV/AIDS.
HIV là các từ viết tắt của cụm từ tiêng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Là loại
virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) [4]. HIV có thể lây truyền qua
quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh
đẻ và cho con bú.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch
của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến
chết người [4].
Tình hình mắc bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, khó kiểm
soát do nhiều yếu tố khác nhau. Một số nhỏ trong số những người có nguy cơ nhiễm HIV
cao được xét nghiệm, một phần nhỏ trong số này không xác định được chính xác danh tính,
địa chỉ rõ ràng. Do vậy số người nhiễm HIV được quản lý và điều trị là rất ít, tính đến tháng
12 năm 2015 tình hình mắc bệnh HIV tại Việt Nam là: [5]
Bảng 1. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam

Chỉ tiêu
Mắc mới 2015 (Người)
Lũy tích (Người)
Số HIV phát hiện mới
10.195
227.154 (202.437)
Số chuyển AIDS
6.130
85194
Số HIV tử vong
2.103
86.716
Tại tỉnh Điện Biên tình hình mắc bệnh còn nghiêm trọng hơn các tỉnh khác trong khu
vực, nhiều năm liền tỉnh Điện Biên đứng thứ nhất về tỷ lệ mắc.

4


- Lũy tích người nhiễm HIV là:
7.840 trường hợp
- Người nhiễm HIV còn sống hiện tại:
3.601 người
- Lũy tích tử vong do AIDS là:
3.380 người
- Số huyện có người nhiễm HIV:
10/10 huyện/thị xã/TP
- Số xã có ngưới nhiễm HIV:
113/130 xã/phường
- Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống/Dân số:
0,66%

Có những thời điểm dịch HIV tại tỉnh Điện Biên tăng cao, đặc biệt là vào năm 2010 và
năm 2011 phát hiện mới lên đến hàng nghìn người. Tỷ lệ người nhiễm HIV được báo cáo
trên dân số giảm từ 0,84% năm 2010 xuống còn 0,66% vào cuối năm 2015. [5]
Bảng 2: Phát hiện bệnh nhân HIV qua 10 năm tại Điện Biên

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại tỉnh Điện Biên là một trong những điều kiện thuận
lợi cho HIV/AIDS phát triển nhanh tại địa phương.
- Người nghiện chích ma túy
9.555 người
- Phụ nữ bán dâm
200 người
- Vợ/chồng, bạn tình người nghiện chích ma túy
6.600 người
Theo thống kê thì đường lây truyền HIV/AIDS tại tỉnh Điện Biên chủ yếu là lây qua
đường máu (61%), chúng ta có thể thấy rằng tiêm chích Ma túy là đường lây chính.

Hình 3: Tỷ lệ các đường lây truyền HIV.

5


Huyện Điện Biên Đông là một trong 10 huyện có tỷ lệ nhiễm HIV/dân số cao
nhất của tỉnh là 0,72% ( tỉnh 0,66%). Và độ tuổi nhiễm HIV chủ yếu là ở nhóm tuổi
lao động từ 20-39 tuổi (chiếm 75%), đây là nguy cơ cao cho sự lây nhiễm HIV/AIDS
trong cộng đồng, nhất là lây qua quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy. [6]
Hình 4: Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giữa Nam – Nữ và độ tuổi.

Độ tuổi từ 20-39 tuổi là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất chiếm 75%. Trong đó phụ
nữ chiếm tới 60%, Nam giới chỉ chiếm 40% số người nhiễm HIV của huyện. [5]
Tính đến hết tháng 12/2015, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông có tổng cộng 1.122

trường hợp mắc HIV/AIDS tích lũy; Trong đó Số người nhiễm HIV tử vong là: 359; Số
Bệnh nhân AIDS còn sống : 276; Số người nhiễm HIV còn sống 487 người.[6]
Từ những thống kê trên ta có thể thấy được căn bệnh HIV/AIDS là một mối đe dọa lớn
đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên Đông nói riêng.
Để kiểm soát được các đối tượng có nguy cơ cao và người nhiễm HIV trên địa bàn huyện
chúng ta cần phải cung cấp các dịch vụ Y tế như xét nghiệm nơi cư trú, khám và cấp thuốc

6


điều trị cho người nhiễm HIV tại huyện, tuyên truyền về tác hại của bệnh HIV/AIDS đối với
sức khỏe con người. Mở rộng các điểm tư vấn và cung cấp Methadol điều trị cho người
nghiện ma túy để giảm bớt số người nghiện tiêm chích ma túy, phối hợp với chính quyền các
xã thực hiện quản lý người nghiện ma túy, mại dâm, tăng cường công tác truyền thông cung
cấp kiến thức phòng bệnh cho những người có nguy cơ cao, hướng tới mục tiêu 90 x 90 x 90
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. [5]
III. THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẤP VÀ SỰ TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ Y TẾ.
1. Thực trạng.
Tính đến cuối năm 2015, huyện Điện Biên Đông có 92,9% Trạm Y tế xã, Thị trấn có
Bác sỹ (13/14 Trạm có Bác sỹ) hoạt động thường xuyên tại Trạm, và 212/243 bản có Y tá
bản hoạt động (chiếm 87,2%). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe đến từng thôn bản trong huyện. Hằng năm được TTYT huyện và các
Trung tâm chuyên khoa khác tập huấn cập nhật kiến thức liên tục, giám sát hỗ trợ đến từng
bản có Y tá bản hoạt động. Vì vậy trên 80% người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế
trong vòng 90 phút bằng đường bộ.
Tiếp các các dịch vụ của người dân Huyện Điện Biên Đông nói chung và người
nhiễm HIV/AIDS nói riêng sẽ thuận lợi khi các dịch vụ được cung cấp rộng rãi, ngoài ra
100% thôn/bản đã phủ sóng truyền hình, trên 70% thôn/bản được phủ sóng truyền thanh;
ngoài ra mạng lưới y tế thôn, bản, cô đỡ đã được bao phủ đến tận thôn/bản đạt trên 87%. Vì
vậy việc tiếp nhận thông tin về các vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đã

được triển khai rộng khắp trên địa bàn của xã.
2. Cung cấp dịch vụ Y tế.
2.1. Tổ chức hệ thống ngành Y tế tỉnh Điện Biên.
Sở Y tế tỉnh Điên là cơ quan đầu ngành của ngành Y tế tỉnh Điện Biên, là cơ quan trực
thuộc UBND tỉnh, là đơn vị tham mưu về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và
chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Tổ chức triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dự
phòng bệnh tật xuống các đơn vị trực thuộc như Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các Trung tâm

7


chuyên khoa tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, Thành phố nhằm đưa các dịch vụ
Y tế đến với người dân và đảm bảo An sinh xã hội.
Sơ đồ tổ chứcngành Y tế tỉnh Điện Biên:

UBND tỉnh Điện Biên

Sở Y tế tỉnh Điện Biên

UBND các huyện,
Thị xã, TP

Các Trung tâm
chuyên khoa tuyến
tỉnh

Bệnh viện Đa
khoa tỉnh, Lao,
YHCT


TTYT các huyện, Thị xã,
Thành phố

Phòng Y tế

UBND các xã,
Phường
Trạm Y tế các xã,
Phường, Thị trấn.
Ghi chú:

Chỉ đạo trực tiếp.
Chỉ đạo gián tiếp.

2.2. Tổ chức Hệ thống cung cấp dịch vụ Phòng chống HIV/AIDS.
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là cơ quan Cung cấp dịch vụ hàng đầu về phòng
chống HIV/AIDS cho người có nguy cơ cao và nhiễm HIV/AIDS của ngành Y tế trong tỉnh.
Từ công tác quản lý, tư vấn điều trị và truyền thông cung cấp kiến thức cơ bản cho người
dân và người có nguy cơ cao.

8


Sơ đồ tổ chức cung cấp dịch vụ từ Tỉnh đến người sử dụng dịch vụ:

Sở Y tế
Dự án USAID

TTPC HIV/AIDS tỉnh
TTYT huyện Điện

Biên Đông

Đội Y tế DP (Thư ký
CTPC HIV/AIDS)

Đội CSSKSS
(DA 90.90.90)

PKĐKKV
Suối Lư

Khoa Xét
nghiệm

PKĐK KV
Mường Luân

14 Trạm Y tế xã,
Thị trấn

Đồng đẳng
viên
Ghi chú:

Người nhiễm HIV/AIDS
Người có nguy cơ cao

Y tá bản

Chỉ đạo trực tiếp

Chỉ đạo gián tiếp
Dự án cung cấp vốn

3. Sự tiếp cận các dịch vụ Y tế của người nhiễm HIV.
Cung cấp dịch vụ Y tế cho người có nguy cơ cao và người bị nhiễm HIV/AIDS được
triển khai từ tỉnh đến tất cả các bản trong địa bàn huyện Điện Biên Đông. Bằng nhiều hình
thức cung cấp khác nhau thì cách tiếp cận của người có nguy cơ cao và người bị nhiễm

9


HIV/AIDS cũng khác nhau, từ tiếp cận trực tiếp đến tiếp cận gián tiếp thông qua đồng đẳng
viên cơ sở.
3.1. Mức độ bao phủ của dịch vụ.
Triển khai cung cấp các dịch vụ từ tư vấn, điều trị thuốc kháng Virut ARV, cung cấp
và điều thị Methadol cho người nghiện ma túy tại tất cả các Trạm Y tế xã là điều kiện tốt
nhất cho người có nguy cơ cao và người bị nhiễm HIV/AIDS tiếp cận dễ dàng, khoảng thời
gian được giảm bớt, hiệu quả và chất lượng dịch vụ tăng lên rõ rệt. Từ năm 2016 dịch vụ xét
nghiệm tại chỗ cho người có nguy cơ cao được triển khai sẽ góp phần kiểm soát người
nhiễm HIV/AIDS và nhằm đạt được mục tiêu 90.90.90. Tất cả các dịch vụ được triển khai,
và độ bao phủ rộng đến từng thôn bản trong huyện đã đảm bảo trên 97% người có nguy cơ
cao và người bị nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận.
3.2. Chất lượng dịch vụ.
Khi Dự án USAID được triển khai tại Việt Nam đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Điện Biên nói riêng. Dự án đã hỗ trợ kinh phí
cho công tác tập huấn về kiến thức, truyền thông phòng chống HIV, tư vấn xét nghiệm…góp
phần thúc đẩy chất lượng của dịch vụ. Ngoài ra Dự án còn cung cấp nhiều máy xét nghiệm,
hóa chất, thuốc điều trị, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn khác.
4. Bàn luận.
Được sự hỗ trợ từ nhiều Dự án nước ngoài trong một thời gian dài là một lợi thế cho

công tác phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, là
đòn bẩy để góp phần đạt được mục tiêu 90.90.90 mà ngành Y tế đề ra, và duy trì mục tiêu
này lâu dài.
Công tác cung cấp dịch vụ phòng chống HIV được mở rộng tại các địa phương là bước
ngoặt để phát hiện, quản lý và cảnh báo nguy cơ HIV phát triển tại địa phương. Để đảm bảo
và duy trì mục tiêu đề ra thì cung cấp các dịch vụ cần thiết đến với người có nhu cầu là cần
thiết như lấy mẫu xét nghiệm, tư vấn xét nghiệm, tư vấn sức khỏe tại chỗ

10


Chúng ta có thể thấy rằng bệnh nhân HIV phát hiện mới qua từng năm của hai địa
phương đều có chiều hướng giảm trong những năm gần đây, kết quả này là nhờ sự nỗ lực
của các cấp ngành, trong đó đi đầu là ngành Y tế của hai địa phương. Tuy nhiên nếu ta so
sánh với tỷ lệ với dân số thì ta thấy rằng huyện Điện Biên Đông có tỷ lệ mắc gấp đôi so với
toàn tỉnh Điện Biên, và cao nhất trong tất cả các huyện của tỉnh trong thời gian qua.
Mục tiêu lớn nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS là đảm bảo mục tiêu
90.90.90 đến năm 2020. Để làm được điều đó các cấp ngành phải làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục, vận động xã hội tham gia để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này, đi đầu là
ngành Y tế phải làm tốt công tác cung cấp các dịch vụ tại chỗ, thuận lợi và đảm bảo lợi ích
cho người nhiễm HIV/AIDS và người có nguy cơ cao để mọi người tham gia tích cực.
5. Yếu tố hành vi và môi trường ảnh hưởng đến HIV/AIDS.
5.1. Ảnh hưởng từ Môi trường sống.
Môi trường sống cũng là yếu tố tác động đến tỷ lệ nghiện chích ma túy là nguyên nhân
chính lây truyền HIV trong cộng đồng. Số người nghiện chích ma túy ngày càng tăng và trở
nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, trong đó có một bộ phận thanh thiếu niên mới
lớn bị ảnh hưởng và dễ lôi cuốn vào cuộc. Sự tồn tại của ma túy và người nghiện ma túy làm
gia tăng tỷ lệ lây nhiễm mới trong cộng đồng dân cư.

11



Trình độ dân trí thấp không nhận thức được tác hại của nghiện chích ma túy kèm với
điều kiện kinh tế khó khăn nên khi các đối tượng nghiện chích ma túy thường dung chung
bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy.
Từ kết quả thống kê cho thấy có tới 61% bệnh
nhân HIV/AIDS là lây qua đường máu ( chủ yếu là do
tiêm chích ma tuy chung bơm kim tiêm). Điều này
cho chúng ta thấy nếu người nghiện chích ma túy càng
nhiều thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Lây qua đường
tình dục chiếm tới 33%, đây là tỷ lệ cao, trong đó chủ
yếu là gái mại dâm và bạn tình người nghiện ma túy,
một phần nhỏ do thiếu hiểu biết nên không tự bảo vệ
mình khi có quan hệ tình dục với người có nguy cơ
cao.
5.2. Ảnh hưởng từ Hành vi.
Khi xã hội có nhiều người nghiện chích ma túy sống chung trong cuộc sống hàng ngày
và thực hiện tiêm chích ma túy tại những nơi đông người, đặc biệt là khi có nhiều trẻ em và
trẻ vị thành niên. Đây là một hành vi có hại có thể lôi kéo trẻ em lao vào nghiện ma túy.
B5 (duy trì) thực hiện và duy trì hành vi mới
B4 (thực hiện) thực hiện và đánh giá hành vi mới
B3 (chuẩn bị) chưa có ý định đến có ý định, chuẩn bị thực hiện

B2 (dự định) chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện
Xã hội chưa có thái độ
án dự
những
nghiện
ma biết
túy, vì vậy tỷ lệ nghiện chích

B1lên
(tiền
định)hành
chưavihiểu
biết chích
đến hiểu
tăng dần, công khai tiêm chích trước mắt trẻ em là một hành vi có thể làm ảnh hưởng đến
tâm lý của trẻ em.

12


IV. KHUYẾN NGHỊ.
1. Đối với Ngành Y tế:
- Nghành y tế phải chủ động đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch hoạt động
hàng năm và tích cực hơn trong việc phối hợp với ban, nghành về công tác phòng, chống
HIV/AIDS.
- Lồng ghép giữa chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi với
người nhiễm HIV với các chương trình khác.
- Trực tiếp tiếp cận để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và thích hợp với từng cá nhân có
nguy cơ cao.
- Triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng đa dạng và hấp dẫn với người dân địa
phương.
- Vận động, truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử tại cộng đồng và trong các dịch vụ
y tế, xã hội.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS
vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tích cực triển khai các nhóm cộng đồng để tăng cường tiếp cận và chuyển gửi người có
nguy cơ cao, người nhiễm HIV đến với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV
2. Đối với chính quyền các cấp.

-100% ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo và báo cáo hàng năm
về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân
và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND huyện Điện Biên Đông: Báo cáo tổng kết kinh tế - Văn hóa – Xã hội huyện Điện
Biên Đông năm 2015.

13


2. Cục thống kê huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên: Báo cáo Thống kê thu nhập bình
quân đầu người năm 2015.
3. Trung Tâm Y tế huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên: Báo cáo Thống kê 2015.
4. />5. Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế: Báo cáo Hội thảo “ VẬN ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS” tổ chức tháng 5/2016 tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.
6. Trung Tâm Y tế huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên: Báo cáo công tác phòng chống
HIV/AIDS năm 2015 của Đội YTDP.
7. Trường Đại học Y tế Công Cộng Hà Nội: Giáo trình các môn học: Chính sách y tế; Nâng
cao sức khỏe và Quản lý dịch vụ y tế.

14



×