Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI TẬP Công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng trong giai đoạn 1936 – 1939 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.73 KB, 2 trang )

HỌC VIÊN: NGUYỄN VĂN THÀNH
LỚP: CAO HỌC CTTT K16
BÀI TẬP
Công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng trong giai đoạn 1936 – 1939
* Mục đích:
Thực hiện bước chuyển hướng chiến lược của Đảng trong giai đoạn này là tạm
gác khẩu hiệu đòi độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày mà chuyển sang đòi các
quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cải thiện đời sống cho nhân dân…nên công tác
tuyên truyền, cổ động phải là cầu nối để thực hiện giữa chủ trương, chính sách của
Đảng và phát động sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
* Nội dung.
Nội dung của công tác tuyên truyền, cổ động trong giai đoạn này được tiến hành
bằng nhiều hình thức rất linh hoạt, phong phú, gắn chặt với phong trào đấu tranh
của quần chúng. Phát động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp đòi các
quyền lợi dân sinh, dân chủ.
Trong lúc này phát triển mạnh mẽ công tác báo chí, xuất bản, phát hành, huấn
luyện đào tạo cán bộ nhằm xuất bản báo chí công khai, viết sách và khuyến khích
quần chúng mua và đọc sách báo để vạch trần tội ác man rợ, phản động của chế độ
thuộc địa, truyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, cổ vũ động
viên quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi, chống bọn phản động thuộc địa…đồng
thời tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lênin và công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô, cách mạng Trung Quốc để quần chúng nhân dân tin tưởng vào thắng lợi
của con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
* Kết quả.
Công tác tuyên truyền, cổ động trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng tạo ra
một cao trào cách mạng sôi nổi, là cuộc diễn tập thứ hai cho thắng lợi của cách mạng
Tháng tám về sau. Mở rộng đấu tranh hợp pháp trong quần chúng nhân dân với
nhiều các hình thức phong phú, đã rèn luyện nhân dân khả năng đấu tranh chính trị,là
bước đệm quan trọng thúc đẩy đến thắng lợi của cách mạng giai đoạn sau.
- Ưu điểm của công tác tuyên truyền, cổ động (1936-1939)
+ Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng vào trong quần


chúng nhân dân, xác định kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn này là bọn phản
động thuộc địa và tay sai nên thay đổi hình thức đấu tranh trong phong trào.
+ Phát động và kêu gọi nhân dân tham gia vào mặt trận dân chủ với các hình
thức đấu tranh phong phú nên giai đoạn này chúng ta đã đòi được một số các quyền
lợi trước mắt cho nhân dân.
+ Rèn luyện cho quần chúng nhân dân đấu tranh trong phong trào và trưởng
thành để bước tiếp vào giai đoạn cách mạng tiếp theo.
- Hạn chế
Trong cao trào cách mạng 1936-1939, Đảng hướng công tác tư tưởng vào việc
quán triệt chủ trương lập Mặt trận dân chủ, đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, dân
sinh, uốn nắn các khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, không thấy cần phải tranh thủ, lôi
kéo các tầng lớp trung gian và tầng lớp trên; có khuynh hướng lại quá đề cao các
tầng lớp này, coi nhẹ vai trò công nông. Khuynh hướng sai lầm khác là coi thường
hoặc quá say sưa với hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.

×