Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

12 THPT phạm công bình vĩnh phúc lần 1 file word có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.82 KB, 14 trang )

Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Đề KSCL THPT Phạm Công Bình - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018
I. Nhận biết
Câu 1. Điều hoà hoạt động của gen chính là
A. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra.

B. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra.

C. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.

D. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra.

Câu 2. Đột biến gen là
A. sự biến đổi tạo ra những alen mới.

B. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.

C. sự biến đổi trong cấu trúc của gen.

D. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.

Câu 3. Cơ chế điều hoà đối với opêron lac ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào?
A. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc.
B. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P.
C. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O.
D. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với sự thay đổi của môi trường.
Câu 4. Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?
A. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin.
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã.
D. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.


Câu 5. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với U, G liên kết với X.
D. A liên kết với T, G liên kết với X.
Câu 6. Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là:
A. não giữa.

B. não trung gian.

C. bán cầu đại não.

D. tiểu não và hành não.

Câu 7. Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc
quá trình tổng hợp prôtêin?
A. AUA, AUG, UGA.

B. UAA, UAG, UGA.

C. UAX, AXX, UGG. D. UAA, UGA, UXG.

Câu 8. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa;

II. Aa x Aa;

III. AA x aa;

IV. AA x Aa;


V. aa x aa.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu trả lời đúng là:
A. I, III.

B. I, III, V.

C. II, III.

D. I, V.

Câu 9. Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ
sung là AGX TTA GXA?
A. TXG AAT XGT.

B. UXG AAU XGU.

C. AGX TTA GXA.

D. AGX UUA GXA.

C. 64.

D. 21.

Câu 10. Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là
A. 61.


B. 42.

Câu 11. Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so
với bình thường. Cá thể đó được gọi là
A. thể khuyết.

B. thể tam bội.

C. thể một.

D. thể ba.

Câu 12. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

B. châu chấu, ếch, muỗi.

C. bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

D. cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 13. Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. phân tử ADN--> sợi cơ bản--> nuclêôxôm--> sợi nhiễm sắc--> crômatit.
B. phân tử ADN--> nuclêôxôm--> sợi cơ bản--> sợi nhiễm sắc--> crômatit.
C. phân tử ADN--> nuclêôxôm--> sợi nhiễm sắc--> sợi cơ bản--> crômatit.
D. phân tử ADN --> sợi cơ bản--> sợi nhiễm sắc--> nuclêôxôm--> crômatit.
Câu 14. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Nhân.


B. Tế bào chất.

C. Màng tế bào.

D. Thể Gôngi

Câu 15. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) --> vùng vận hành (O) --> các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
B. Vùng khởi động (P) --> vùng vận hành (O) --> các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
C. Vùng vận hành (O) --> vùng khởi động (P) --> các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
D. Gen điều hoà (R)--> vùng khởi động (P) --> vùng vận hành (O) -->các gen cấu trúc.
Câu 16. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là
A. alanin.

B. formyl mêtiônin.

C. valin.

D. mêtiônin.

Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. Tính phổ biến.

B. Tính bán bảo tồn.

C. Tính đặc hiệu.

Câu 18. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu:

D. Tính thoái hoá.



Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />A. quang ứng động.

B. ứng động không sinh trưởng.

C. ứng động sinh trưởng.

D. điện ứng động.

Câu 19. Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở
A. dạ dày.

B. miệng.

C. ruột non.

D. thực quản.

Câu 20. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?
A. Là phản xạ bẩm sinh.

B. Là phản xạ không điều kiện.

C. Là phản xạ có tính di truyền.

D. Là phản xạ có điều kiện.

Câu 21. Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai

A. một cặp tính trạng.

B. nhiều cặp trạng.

C. hai cặp tính trạng.

D. một hoặc nhiều cặp tính trạng.

Câu 22. Ở người các hoocmôn tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucôzơ trong máu là:
A. Testosterôn, Glucagôn.

B. Ostrôgen, Insulin.

C. Glucagôn, Ostrôgen.

D. Insulin, Glucagôn.

Câu 23. Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là
A. làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.

B. làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

C. làm giảm sức sống hoặc gây chết.

D. ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể.

Câu 24. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A. ung thư máu.

B. bệnh Đao.


C. máu khó đông.

D. hồng cầu hình liềm.

Câu 25. Sự hình thành cừu Đôlly là kết quả của hình thức sinh sản nào?
A. Trinh sinh.

B. Sinh sản vô tính.

C. Sinh sản hữu tính.

D. Nhân bản vô tính.

Câu 26. Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sẽ gây ra
A. bệnh ung thư máu.

B. hội chứng Đao.

C. hội chứng mèo kêu. D. hội chứng Claiphentơ.

Câu 27. Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
Câu 28. Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. một nhân tố di truyền quy định.

B. một cặp nhân tố di truyền quy định.


C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.

D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 29. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều
A. mạch khuôn.

B. từ 3’ đến 5’.

C. ngẫu nhiên.

D. từ 5’ đến 3’.

Câu 30. Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:
A. auxin, gibêrelin, xitôkinin.

B. auxin, gibêrelin, êtilen.

C. auxin, axit abxixic, xitôkinin.

D. auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 31. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. mARN.

B. rARN.


C. ARN của vi rút.

D. tARN.

Câu 32. Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Lục lạp, trung thể, ti thể.

B. Ti thể, nhân, lục lạp.

C. Lục lạp, nhân, trung thể.

D. Nhân, trung thể, ti thể.

II. Thông hiểu
Câu 33. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X thì số liên kết hyđrô
sẽ
A. giảm 2.

B. tăng 2.

C. tăng 1.

D. giảm 1.

Câu 34. Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:
- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IA IA, IAIO
- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB IB, IBIO.
- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen IO IO.
- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA IB.
Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là

nhóm máu của người bố?
A. Nhóm máu AB.

B. Nhóm máu O.

C. Nhóm máu B.

D. Nhóm máu A.

Câu 35. Guanin dạng hiếm kết cặp với Timin trong tái bản tạo nên
A. đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
B. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
C. đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
D. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
Câu 36. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường
chỉ có N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
A. Có 2 phân tử ADN.

B. Có 16 phân tử ADN. C. Có 4 phân tử ADN. D. Có 8 phân tử ADN.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 37. Quá trình tự nhân đôi ADN, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián
đoạn vì enzim ADN - pôlimeraza
A. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ --> 5’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 5’ -->
3’.
B. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ --> 3’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 3’ -->5’.
C. có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ --> 3’ có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’
--> 5’và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 3’ -->5’.
D. có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ --> 3’ có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’

--> 5’và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 5’ --> 3’.
Câu 38. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần
chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.

D. 100% hạt vàng.

Câu 39. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai
như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm --> F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong
công thức lai trên như thế nào?
A. AA x AA.

B. AA x Aa.

C. Aa x Aa.

D. Aa x aa.

Câu 40. Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:
A. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
B. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
C. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và
LH.
D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.



Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án C
Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào hay điều
hòa các quá trình nhân đôi ADN, phiên mã tạo ARN (mARN, tARN, rARN) và quá trình tổng hợp protein.
→ Đáp án C
Câu 2. Chọn đáp án C
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen có liên quan đến một cặp nu (đột biến điểm)
hoặc một số cặp nu xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN. Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới, cung
cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa.
→ Đáp án C
Câu 3. Chọn đáp án C
Sự hoạt động của Operon chịu sự điều khiển của gen điều hòa R nằm ở phía trước Operon. Gen R tổng
hợp ra protein ức chế gắn vào vùng vận hành O, ngăn cản quá trình phiên mã, các gen cấu trúc không hoạt
động. Khi môi trường có chất cảm ứng lactozo, lactozo liên kết với protein ức chế, làm nó bị bất hoạt,
không thể liên kết với vùng O, operon chuyển sang trạng thái hoạt động. Khi chất cảm ứng bị phân giải
hết, protein ức chế lại liên kết với vùng O, phiên mã bị dừng lại.
→ Đáp án C
Câu 4. Chọn đáp án C
Gen có cấu trúc 3 phần:
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã.
- Vùng mã hóa nằm ở giữa gen mang thông tin mã hóa các axit amin.
- Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
→ C sai
Câu 5. Chọn đáp án A
Trong cơ chế phiên mã, nguyên tắc bổ sung là: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên
kết với G.
→ Đáp án A.

Câu 6. Chọn đáp án C


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />- Não giữa: kiểm soát các phản hồi liên quan đến thông tin cảm giác, điều chỉnh hành động của cơ thể
theo các phản hồi.
- Não trung gian: điều hòa quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt
- Tiểu não và hành não: điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
- Bán cầu đại não có vai trò quan trọng trong hệ thần kinh, thống nhất, điều khiển mọi hoạt động của cơ
thể.
→ Đáp án C
Câu 7. Chọn đáp án B
Bộ ba vô nghĩa (không mã hóa axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc quá trình tổng hợp protein là
các bộ ba kết thúc: UAA, UAG và UGA.
→ Đáp án B
Câu 8. Chọn đáp án A
Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
⇒ Phép lai I, III là phép lai phân tích.
→ Đáp án A
Câu 9. Chọn đáp án D
Mạch bổ sung: AGX TTA GXA.
→ Mạch gốc: TXG AAT XGT
→ mARN: AGX UUA GXA
→ Đáp án D
Câu 10. Chọn đáp án A
Trong tổng số 4^3 = 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin (UAA, UAG, UGA) mà làm
nhiệm vụ báo hiệu kết thúc quá trình tổng hợp protein ⇒ Số bộ ba mã hóa axit amin = 64 – 3 = 61.
Câu 11. Chọn đáp án D
- Thể khuyết nhiễm (thể không 2n – 2): tế bào lưỡng bội thiếu cả 2 NST ở một cặp NST nào đó.
- Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội thiếu 1 NST ở một cặp NST nào đó.

- Thể tam bội (3n): tế bào lưỡng bội mà ở tất cả các cặp NST đều có 3 NST
- Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thừa 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />→ Đáp án D
Câu 12. Chọn đáp án A
- Những động vật sinh trưởng không qua biến thái: con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí
tương tự như con trưởng thành; gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái không hoàn toàn: ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua
nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở một số côn trùng như: châu chấu, gián,
tôm, cua …
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác
con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở đa số côn
trùng (như: bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.
→ Đáp án A
Câu 13. Chọn đáp án B
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực: phân tử ADN có cấu trúc mạch xoắn kép quấn quanh các khối cầu
protein histon (mỗi khối gồm 8 phân tử histon, được quấn 1,75 vòng) → nucleoxom → xoắn bậc 1 tạo sợi
cơ bản → xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc → xoắn tiếp tạo vùng xếp cuộn → đóng xoắn tiếp tạo cấu trúc
cromatit.
→ Đáp án B
Câu 14. Chọn đáp án B
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN và phiên mã xảy ra ở nhân tế bào; sau khi mARN sơ khai
cắt Intron, nối Exon tạo ra mARN trưởng thành, mARN trưởng thành sẽ di chuyển ra tế bào chất để tiến
hành quá trình dịch mã.
→ Đáp án B
Câu 15. Chọn đáp án B
Cấu tạo của Operon Lac là: P O Z Y A
- Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A nằm kề nhau.

- Vùng vận hành O nằm trước các gen cấu trúc.
- Vùng khởi động P nằm trước vùng vận hành.
→ Đáp án B
Câu 16. Chọn đáp án B


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là axit amin mở đầu. Ở vi khuẩn (sinh
vật nhân sơ), axit amin mở đầu là foocmin metionin; ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu là metionin.
→ Đáp án B
Câu 17. Chọn đáp án B
Các đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền là mã bộ ba, được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loại đều có chung một bộ mã di truyền ⇒ phản ánh nguồn gốc
chung của các loài.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
- Mã di truyền có tính thoái hóa: cùng một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau (trừ
AUG- metionin và UGG- triptophan).
→ Đáp án B
Câu 18. Chọn đáp án B
Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ
sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thước không định hướng vào ngoại cảnh. Gồm quang ứng
động (VD: nở hoa vào ban ngày, khép lá vào ban đêm…) và nhiệt ứng động.
Ứng động không sinh trưởng: là kiểu ứng động xảy ra không liên quan đến sự phân chia, lớn lên của tế
bào. Gồm ứng động sức trương (phản ứng cụp lá của cây trinh nữ…) và ứng động tiếp xúc và hóa ứng
động (vận động bắt mồi của cây gọng vó…)
→ Đáp án B
Câu 19. Chọn đáp án C
- Thức ăn được biến đổi cơ học ở miệng rồi được đẩy vào thực quản xuống dạ dày.
- Tại dạ dày, thức ăn sẽ được trộn lẫn với các enzyme tiêu hóa và axit dạ dày và được nghiền nát, một

phần các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Thức ăn khi đã được nghiền nát được chuyển xuống ruột non
và được biến đổi hóa học.
- Ruột non có đầy đủ các loại enzyme để phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các phân tử đơn giản
để cơ thể hấp thụ được.
Diện tích bề mặt hấp thụ ruột lớn → hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng: Ruột dài, niêm mạc có các nếp
gấp, trên các nếp gấp có lôn ruột, trên lông ruột có các lông cực nhỏ, dưới lớp niêm mạc có các mao mạch
máu và bạch huyết để hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />- Lượng cặn bã và thức ăn không được hấp thụ sẽ chuyển xuống ruột già sau đó thải ra ngoài qua hậu môn.
→ Đáp án C
Câu 20. Chọn đáp án D
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện → mang tính bẩm sinh, bền vững,
có tính di truyền, mang tính chủng loại.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập,
rèn luyện kinh nghiệm → được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang
tính cá thể và không được di truyền.
⇒ Phản xạ co ngón tay là phản xạ không điều kiện.
→ Đáp án D
Câu 21. Chọn đáp án C
Menden tìm ra quy luật phân li độc lập trên cơ sở phép lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan: P thuần
chủng (hạt vàng, vỏ trơn) × (hạt xanh, vỏ nhăn).
→ Đáp án C
Câu 22. Chọn đáp án D
Ở người các hoocmon tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucozo trong máu là insulin và glucagon.
Đường huyết trong máu được điều hòa chủ yếu nhờ các hoocmon do đảo tụy tiết ra.
- Khi tỉ lệ đường trong máu cao hơn 0,12%, các tế bào beta bị kích thích tiết insulin; insulin có tác dụng
chuyển hóa glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ.
- Khi tỉ lệ đường trong máu thấp hơn 0,12%, các tế bào anpha tiết glucagon biến glycogen trong gan và cơ

thành glucozo.
→ Đáp án D
Câu 23. Chọn đáp án C
Đột biến mất đoạn lớn NST làm giảm số lượng gen trên NST, gây mất cân bằng hệ gen → thường gây
chết hoặc giảm sức sống.
→ Đáp án C
Câu 24. Chọn đáp án A
- Ở người, mất đoạn NST số 21 gây bệnh ung thư máu.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />- Hội chứng Đao do có 3 NST số 21.
- Bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST giới tính X quy định.
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm do đột biến gen trội gây nên.
→ Đáp án A
Câu 25. Chọn đáp án D
Cừu Đôly là thành tựu của tạo giống động vật bằng công nghệ tế bào thông qua nhân bản vô tính bằng kĩ
thuật chuyển nhân.
Câu 26. Chọn đáp án B
- Bệnh ung thư máu do đột biến mất đoạn NST số 21.
- Hội chứng tiếng mèo kêu do đột biến mất đoạn NST số 5.
- Hội chứng Claiphento (XXY) do sự phân li bất thường của cặp NST giới tính.
- Hội chứng Đao có bộ NST 2n + 1, trong đó cặp NST số 21 mang 3 chiếc.
Câu 27. Chọn đáp án D
Hướng tiến hóa về sinh sản của động vật:
- Sinh sản vô tính → Sinh sản hữu tính: tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, tăng khả năng tồn tại, thích nghi
trước chọn lọc tự nhiên
- Thụ tinh ngoài → Thụ tinh trong: tỉ lệ thụ tinh thành công cao.
- Đẻ trứng → Đẻ con: phôi thai phát triển tốt hơn nhờ lấy chất dinh dưỡng từ mẹ và được bảo vệ tốt hơn.
Câu 28. Chọn đáp án B

Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen tương ứng
trên cặp NST tương đồng.
Mỗi bên bố mẹ khi giảm phân thì mỗi NST trong cặp phân li về mỗi giao tử, vì vậy mỗi loại giao tử chỉ
chứa một nhân tố di truyền (gen) của bố hoặc mẹ rồi tổ hợp lại với nhau qua thụ tinh.
Từ phân tích kết quả thí nghiệm, Menden đã phát hiện ra quy luật phân li: “Mỗi tính trạng được quy định
bởi một cặp alen (cặp nhân tố di truyền). Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi
giao tử chỉ chứa một alen của cặp.”
→ Đáp án B
Câu 29. Chọn đáp án D


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Trong phiên mã, mạch mã gốc trên gen được sử dụng có chiều 3’-5’ → mARN được tổng hợp theo chiều
5’-3’.
→ Đáp án D
Câu 30. Chọn đáp án A
Các hoocmon kích thích sinh trưởng: auxin, giberelin, xitokinin.
Các hoocmon ức chế sinh trưởng: etilen, axit abxixic.
→ Đáp án A
Câu 31. Chọn đáp án D
ARN gồm 3 loại: ARN thông tin (mARN), ARN riboxom (rARN) và ARN vận chuyển (tARN).
- mARN là mạch khuôn của quá trình dịch mã, chứa các bộ ba mã hóa (codon)
- rARN là thành phần chủ yếu của Riboxom.
- Loại ARN mang bộ ba đổi mã (anticodon) đến khớp bổ sung với codon trên mARN là ARN vận chuyển
tARN.
→ Đáp án D.
Câu 32. Chọn đáp án B
- Ở sinh vật nhân thực, ADN tồn tại ở nhân tế bào và tế bào chất tạ các bào quan như: ti thể và lạp thể: ⇒
Nhân đôi ADN xảy ra ở nhân, ti thể và lạp thể.
- Trung thể gồm 2 trung tử nằm vuông góc nhưng không chạm nhau; trung tử có vai trò quan trọng trong

phân bào, là bào quan hình thành thoi tơ vô sắc.
→ Đáp án B
Câu 33. Chọn đáp án C
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro ⇒ Khi gen bị đột biến thay
thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X, số liên kết hidro
H(đb) = H – 2 + 3 = H + 1
⇒ số liên kết hidro sẽ tăng lên 1 liên kết.
→ Đáp án C
Câu 34. Chọn đáp án B


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB
⇒ Con nhận alen IA hoặc IB từ mẹ, nhận alen IB hoặc IA từ bố
⇒ Bố phải có nhóm máu A, B hoặc AB.
Câu 35. Chọn đáp án A
- Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X do chất 5-BU gây ra: A-T- → A-5BU → G-5BU → G-X.
- Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại UV làm cho 2 phân tử Timin trên cùng một đoạn mạch
ADN liên kết với nhau.
- Đột biến gen do sự sai hỏng ngẫu nhiên: liên kết giữa cacbon số 1 của đường pentozo và Adenin ngẫu
nhiên bị đứt, gây đột biến mất Adenin.
- Guanin dạng hiếm G* làm biến đổi cặp G*-X thành A-T theo sơ đồ sau: G*-X → G*-T → A-T.
→ Đáp án A.
Câu 36. Chọn đáp án A
Phân tử ADN ban đầu chỉ chứa N15, gồm 2 mạch N15. Khi chuyển sang môi trường N14 và sao chép 4
lần tạo ra 16 ADN con, gồm 32 mạch; trong đó có 30 mạch N14 mới và 2 mạch N15 cũ.
⇒ Số tb chứa hoàn toàn nguyên liệu mới N14 là 2^4 – 2 = 14.
⇒ Số tb chứa cả mạch mới và mạch cũ N14 và N15 là 2tb.
→ Đáp án A.
Câu 37. Chọn đáp án A

Do phân tử ADN có 2 mạch đối song song ngược chiều nhau và enzyme ADN-polimeraza chỉ có thể bổ
sung vào đầu 3’ –OH, trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ nên:
- Mạch khuôn có chiều 3’-5’, mạch mới được tổng hợp liên tục.
- Mạch khuôn có chiều 5’-3’, mạch mới tổng hợp gián đoạn.
→ Đáp án A
Câu 38. Chọn đáp án D
Hạt vàng trội hoàn toàn với hạt xanh. Quy ước: A- hạt vàng, a- hạt xanh.
Phép lai giữa cây hạt vàng thuần chủng và cây hạt xanh.
P: AA × aa → F1: 100% Aa, KH: 100% hạt vàng.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />→ Đáp án D
Câu 39. Chọn đáp án C
A: thân đỏ thẫm, a- thân xanh lục.
P: đỏ thẫm × đỏ thẫm
→ F1: 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục = 4 = 2 x 2
→ P có kiểu gen dị hợp Aa.
→ Đáp án C
Câu 40. Chọn đáp án D
Cơ chế điều hòa sinh tinh:
- FSH kích thích ống ính tinh sản sinh ra tinh trùng.
- LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản sinh ra testosterone.
- Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản xuất tinh trùng.
- Khi nồng độ testosterone trong máu cao sẽ ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận
này giảm tiết GnRH, FSH và LH, dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosterone.
- Nồng độ testosterone giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại
tăng tiết hoocmon.




×