Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

16 THPT lý thái tổ bắc ninh file word có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.52 KB, 12 trang )

Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Đề thi thử học kì 1 THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh - Năm 2018
Câu 1 (Thông hiểu): Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau
về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:
A. 4

B. 2

C. 3

D. 6

Câu 2 (Thông hiểu): Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen
b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen
tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa
trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ
A. 1/8.

B. 3/16.

C. 1/3.

D. 2/3.

Câu 3 (Nhận biết): Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
B. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Câu 4 (Nhận biết): Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. Ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.


B. Ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
C. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.
D. Ở một tính trạng.
Câu 5 (Thông hiểu): Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính là XAXa. Trong quá trình
giảm phân phát sinh giao tử , ở một số tế bào, cặp NST này không phân ly trong lần phân bào
2. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. XAXA, XAXa, XA, Xa, O

B. XAXa, XA, XAXA, O

C. XaXa, XAXa, XA, Xa, O

D. XAXA, XaXa, XA, Xa, O

Câu 6 (Thông hiểu): Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách của cặp NST
giới tính trong giảm phân 1 ở tất cả các tế bào sinh trứng. Đời con của họ có thể có bao nhiêu
% sống sót bị đột biến thể ba nhiễm ( 2n + 1)?
A. 25%.

B. 33.3%.

C. 66.6%.

D. 75%.

Câu 7 (Thông hiểu): Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là
trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe tự thụ phấn sẽ cho đời con có số lượng kiểu
hình và kiểu gen tối đa là:
A. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen.


B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen.

Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen.

D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen.

Câu 8 (Nhận biết): Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là:
A. Axit amin hoạt hoá.

B. Phức hợp aa-tARN.

C. Chuỗi polipeptit.

D. Axit amin tự do.

Câu 9 (Thông hiểu): Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng
dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 10

B. 9

C. 4

D. 6


Câu 10 (Nhận biết): Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 11 (Thông hiểu): Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen
a quy định quả vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, cho rằng quá trình giảm
phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau,
phép lai nào sau đây ở đời con không có sự phân tính kiểu hình:
A. Aaaa x AAAa.

B. Aaaa x Aaaa.

C. AAaa x AAaa.

D. Aaaa x Aaaa.

Câu 12 (Nhận biết): Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. Một số cặp nhiễm sắc thể.
B. Một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
C. Một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
D. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 13 (Thông hiểu): Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do
gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80.
Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng
A. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. Mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. Thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
Câu 14 (Nhận biết): Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là
A. Sợi cơ bản.


B. Cấu trúc siêu xoắn. C. Sợi ADN.

D. Sợi nhiễm sắc.

Câu 15 (Nhận biết): Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng
vai trò của chất
A. Xúc tác.

B. Ức chế.

C. trung gian.

D. cảm ứng.

Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 16 (Nhận biết): Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
A. Giao tử của loài.

B. Tính trạng của loài.

C. Nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài. D. Nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.
Câu 17 (Thông hiểu): Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit
cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử m ARN nhân tạo. Phân tử m ARN này chỉ có thể
thực hiện được dịch mã khi 3 loại nu được sử dụng là:
A. U, A, X.

B. A, G, X.


C. A, G, U.

D. U, G, X.

Câu 18 (Nhận biết): Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A. ADN.

B. mARN và prôtêin. C. Prôtêin.

D. mARN.

Câu 19 (Thông hiểu): Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương
đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa
đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả
2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P:
AaBb x Aabb.
A. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng.

B. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng.

C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.

D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng.

Câu 20 (Thông hiểu): Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân
cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4.
Aaaa ; 5. aaaa
A. 2, 4, 5.


B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 5.

D. 1, 2, 4.

Câu 21 (Nhận biết): Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi
tạo giao tử thì:
A. Mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
B. Mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. Mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
D. Mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Câu 22 (Nhận biết): Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen
gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3
3. Tạo các dòng thuần chủng
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 3, 2, 4, 1.

B. 2, 1, 3, 4.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 2, 3, 4, 1.


Câu 23 (Thông hiểu): Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều
nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit.

C. Thêm một cặp nuclêôtit.

D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

Câu 24 (Nhận biết): Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn
lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:
A. Bổ sung và bảo toàn.

B. Bán bảo toàn.

C. Bổ sung.

D. Bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 25 (Nhận biết): Bản chất của mã di truyền là:
A. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
B. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong
prôtêin.
C. Một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
D. Các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
Câu 26 (Nhận biết): Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi
pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A. Anticodon.


B. Gen.

Câu 27 (Thông hiểu): Xét cá thể có kiểu gen:

C. Codon.

D. Mã di truyền.

Ab
Dd . Khi giảm phân hình thành giao tử
aB

xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử ABD và aBd được
tạo ra lần lượt là:
A. 12,5% và 25%.

B. 7,5% và 17,5%.

C. 15% và 35%.

D. 6,25% và 37,5%

Câu 28 (Nhận biết): Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin
nào. Các bộ ba đó là:
A. UAG, UAA, UGA. B. UUG, UGA, UAG. C. UUG, UAA, UGA. D. UGU, UAA, UAG.
Câu 29 (Nhận biết): Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không
alen với nó trong cùng một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác
A. Bổ trợ.


B. Át chế.

C. Cộng gộp.

D. Đồng trội.

Câu 30 (Nhận biết): Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />A. Tương tác bổ trợ.

B. Tương tác bổ sung.

C. Tương tác cộng gộp.

D. Tương tác gen.

Câu 31 (Nhận biết): Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
A. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
B. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
C. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
Câu 32 (Nhận biết): Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự:
A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm
phân I.
B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.

D. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
Câu 33 (Nhận biết): Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
B. Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
C. Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
D. Vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A).
Câu 34 (Thông hiểu): Ở cà chua gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định
quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến
hành lai phân tích F1 dị hợp , F2 thu được: 800 thân cao, quả bầu dục; 800 thân thấp, quả
tròn; 200 thân cao, quả tròn; 200 thân thấp, quả bầu dục. F1 có kiểu gen và tần số hoán vị gen

A.

Ab
, 20%
aB

B.

AB
, 20%
ab

C.

AB
,10%
ab

D.


Ab
,10%
aB

Câu 35 (Thông hiểu): Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so
với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35
cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A. AAa x AAaa.

B. AAa x AAa.

C. AAaa x AAaa.

D. A, B, C đúng.

Câu 36 (Nhận biết): ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ cả hai mạch đơn.

B. Từ mạch mang mã gốc.

C. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.

D. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.

Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 37 (Thông hiểu): Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau phân tính (3:3:1:1).Biết tính

trạng trội phải trội hoàn toàn.
A. AaBb x aabb.

B. Aabb x Aabb.

C. AaBb x Aabb.

D. Aabb x aaBb.

Câu 38 (Nhận biết): Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện
tượng
A. Chuyển đoạn.

B. Đảo đoạn.

C. Hoán vị gen.

D. Lặp đoạn và mất đoạn

Câu 39 (Nhận biết): Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
B. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
C. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
D. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
Câu 40 (Nhận biết): Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần
ADN và prôtêin histon là
A. Nuclêôxôm.

B. Polixôm.


D. Sợi cơ bản.

C. Nuclêôtit.
Đáp án

1-B

2-C

3-C

4-B

5-D

6-C

7-A

8-B

9-B

10-A

11-A

12-D

13-C


14-D

15-D

16-D

17-C

18-C

19-A

20-C

21-B

22-A

23-D

24-B

25-B

26-B

27-B

28-A


29-B

30-D

31-D

32-A

33-D

34-A

35-D

36-B

37-C

38-D

39-D

40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Quy ước: A: trội, a: Lặn
Phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là: AA x Aa; AA x aa
Câu 2: Đáp án C

Đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen có kiểu gen AaBb
P: AaBb x AaBb
F1: 9A-B : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Cây thân cao, hoa trắng có kiểu gen 1AAbb : 2Aabb → cây thân cao, hoa trắng đồng hợp
chiếm tỉ lệ: 1/3
Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 3: Đáp án C
Vì các alen nằm trên NST, nên sự phân li của các NST dẫn đến sự phân li của các alen về các
giao tử trong quá trình giảm phân.
→ Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương
đồng trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 4: Đáp án B
Gen đa hiệu là hiện tượng một gen chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi đồng loạt các tính trạng do nó chi phối.
Câu 5: Đáp án D
Cặp NST giới tính XAXa (nhân đôi) → XAXAXaXa
Giảm phân 1 diễn ra bình thường tạo 2 tế bào có bộ NST: XAXA và XaXa.
Giảm phân II không phân li sẽ có các trường hợp:
+ Không phân li ở tế bào XAXA, tế bào XaXa phân li bình thường sẽ tạo các giao tử: XAXA,
O, xa
+ Không phân li ở tế bào XaXa, tế bào XAXA phân li bình thường sẽ tạo các giao tử: XaXa,
O, xA
Vậy các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể trên là: XAXA, XaXa, XA, Xa, O.
Câu 6: Đáp án C
Người phụ nữ xảy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân I
→ XX → XX và O
Cặp NST giới tính của chồng người phụ nữ này giảm phân bình thường sẽ tạo được các giao

tử là : XY → X , Y
Trong thụ tinh giữa giao tử bình thường của bố với giao tử do rối loạn phân li của mẹ sẽ tạo
được 3 loại hợp tử có khả năng sống sót: XXX; XXY; XO
→ Thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ là : 2/3 = 66,67%
Câu 7: Đáp án A
Cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe tự thụ phấn:
Xét phép lai: AaBbDDEe x AaBbDDEe = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(DD x DD)(Ee x Ee)
Aa x Aa cho đời con 3 kiểu gen, 2 kiểu hình
Bb x Bb cho đời con 3 kiểu gen, 2 kiểu hình
DD x DD cho đời con 1 kiểu gen, 1 kiểu hình
Ee x Ee cho đời con 3 kiểu gen, 2 kiểu hình
Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />→ Phép lai: AaBbDDEe x AaBbDDEe cho đời con 3.3.1.3 = 27 kiểu gen; 2.2.1.2 = 8 kiểu
hình
Câu 8: Đáp án B
Giai đoạn hoạt hoá axit amin diễn ra như sau:
- Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ
gắn với hợp chất ATP
- aa + ATP → aa hoạt hoá
- Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức
hợp a.a – tARN.
- aa hoạt hoá + tARN → Phức hợp aa - tARN
Vậy sản phẩm của giai đoạn hoạt hóa axit amin chính là phức hợp aa-tARN.
Câu 9: Đáp án B
2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau thì số kiểu
gen khác nhau trong quần thể là: 32  9 kiểu gen
Câu 10: Đáp án A

A sai vì ở mức độ phân tử, đột biến gen đa phần là đột biến trung tính, thể đột biến gen có thể
có lợi, có hại hoặc trung tính
Câu 11: Đáp án A
Đời con không có sự phân tính về kiểu hình chứng tỏ đời con đồng tính trội hoặc lặn.
Ở phép lai A, cơ thể AAAa cho giao tử AA, Aa nên đời con luôn đồng tính trội
Các phép lai còn lại thì cả cơ thể đực và cái đều cho cả 2 loại giao tử trội và lặn nên đời con
sẽ phân tính
Câu 12: Đáp án D
ĐB lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST. → Đáp án D
- Ở sinh vật lưỡng bội, ĐB lệch bội thường gặp 4 dạng chính:
- Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó.
- Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.
- Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.
- Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó.
- Dạng đặc biệt: (2n +1 +1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1
tế bào
Câu 13: Đáp án C
Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng
hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau về axit amin thứ 80. Gen cấu trúc đã bị đột
biến dạng thay thế 1 cặp nu này bằng 1 căp nu khác ở bộ 3 thứ 81 (bộ ba đầu tiên quy định
tổng hợp axit amin mở đầu). Khi phân tử protein tổng hợp xong axit amin mở đầu sẽ cắt khỏi
chuỗi polipeptit nên đột biến thay thế phải xảy ra ở bộ ba thứ 81
Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp Nu sẽ gây đọt biến dịch khung làm ảnh hưởng đến nhiều axit
amin → Loại
Câu 14: Đáp án D
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối

prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi
nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm.
Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
Câu 15: Đáp án D
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất cảm
ứng, làm thay đổi cấu hình không gian của phân tử protein ức chế → protein ức chế không
bám được vào vùng vận hành → không ngăn cản được quá trình phiên mã → Các gen cấu
trúc được phiên mã
Câu 16: Đáp án D
Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong bộ
đơn bội của loài.
Câu 17: Đáp án C
Phân tử mARN có thể thực hiện được dịch mã khi có mã mở đầu (AUG) và có mã kết thúc
(UAA; UAG;UGA)
→ Cần có 3 loại Nu là : G, A, U
Câu 18: Đáp án C
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi
polipeptit của prôtêin.
Câu 19: Đáp án A
Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb + aaB- : hoa hồng : 1aabb: trắng
P: AaBb x Aabb = (Aa x Aa)(Bb x bb)

Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />F 1: (3A- : 1aa)(1Bb : 1bb) → Đời con 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb → Kiểu hình 3 đỏ : 4
hồng : 1 trắng
Câu 20: Đáp án C

Khi xử lí các dạng bằng tác nhân cônsixin:
AA có thể tạo ra dạng tứ bội AAAA
Aa có thể tạo ra dạng tứ bội AAaa
aa có thể tạo ra dạng tứ bội aaaa
→ 1, 3, 5 đúng
Câu 21: Đáp án B
Câu 22: Đáp án A
Câu 23: Đáp án D
Câu 24: Đáp án B
Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ
các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa)
Câu 25: Đáp án B
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình
tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin.
Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).
- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên
tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là:
UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.
Câu 26: Đáp án B
Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phầm xác định (1 chuỗi
pôlipeptit hay một phân tử ARN).
Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên
prôtêin Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN …
Câu 27: Đáp án B
Ta có Dd 

1
1
D: d

2
2

Ab
 AB  ab  0,15; Ab  aB  0,35
aB

Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
1
Tỉ lệ giao tử: ABD  0,15.  7,5%
2
1
Tỉ lệ giao tử aBd  0,35.  17,5%
2

Câu 28: Đáp án A
Trong 64 bộ ba mã di truyền trên mARN, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Đó là
các bộ ba: UAA, UAG, UGA
Câu 29: Đáp án B
Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không alen với nó trong
cùng một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác át chế
Câu 30: Đáp án D
Câu 31: Đáp án D
Câu 32: Đáp án A
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự: Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị
em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.

Câu 33: Đáp án D
Câu 34: Đáp án A
A- thân cao, a-thân thấp, B-quả tròn, b-quả bầu dục , các gen cùng nằm trên một cặp NST
tương đồng.
Lai phân tích F1 dị hợp, F2 thu dược 800 thân cao, quả bầu: 800 thân thấp, quả tròn: 200 thân
cao, quả tròn: 200 thân thấp, quả bầu dục.
Tỷ lệ thân thấp, bầu dục 200: ( 800 + 800 +200 +200) = 10%
Thân thấp, quả bầu dục 0,1

ab
 0,1ab  ab
ab

Giao tử 0,1 ab là giao tử hoán vị → dị hợp tử chéo

Ab
aB

Tần số hoán vị gen = 0,1× 2 = 0,2 = 20%
Câu 35: Đáp án D
F 1 thu được 1/36 cây hoa trắng = 1/6 giao tử lặn . 1/6 giao tử lặn
→ Cả bố và mẹ cho giao tử lặn với tỉ lệ 1/6
AAa giảm phân cho giao tử 2/6A : 1/6a : 1/6AA : 2/6Aa → Giao tử lặn a = 1/6
AAaa giảm phân cho giao tử 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa → Giao tử lặn aa = 1/6
Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />→ Cả 3 phép lai AAa x AAaa; AAa x AAa; AAaa x AAaa đều cho đời con có tỉ lệ 35 cây hạt
đỏ: 1 cây hạt trắng

Câu 36: Đáp án B
ARN được tổng hợp từ mạch mã gốc là mạch có chiều 3' → 5' trên gen
Câu 37: Đáp án C
Để thế hệ sau phân tính (3:3:1:1) = (3 : 1)(1 : 1)
3: 1 là tỉ lệ phân li kiểu hình của Aa x Aa hoặc Bb x Bb
1 : 1 là tỉ lệ phân li kiểu hình của Bb x bb hoặc Aa x aa
→ Các phép lai phù hợp với kết quả trên là: AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb
→ Chỉ có đáp án C thỏa mãn
Câu 38: Đáp án D
Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng Lặp đoạn và
mất đoạn
Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng
Câu 39: Đáp án D
Theo mô hình operon Lac, khi môi trường có Lactose, Lactose đóng vai trò như chất cảm
ứng, làm thay đổi cấu hình của protein ức chế, làm cho phân tử protein ức chế này không
bám được vào vùng vận hành
Câu 40: Đáp án A
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối
prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi
nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm.
Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
→ Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc NST gồm đủ 2 thành phần ADN và protein histon là
nucleoxom.

Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải




×