Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO HUYỆN TUY AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.97 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

MÔN: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT
CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO HUYỆN TUY AN
Giáo viên hướng dẫn:

Lớp

:

Học viên

:

Huế, tháng 03 năm 2017


I. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
I.1 Vị trí địa lý
Huyện Tuy An có toạ độ địa lý từ 13o80’20’’ đến 13o22’30’’ vĩ độ Bắc và từ
109o50’10’’ đến 109o21’24’’ kinh độ Đông;
Vị trí tiếp giáp với các huyện như sau :
- Phía Bắc giáp thị xã Sông Cầu và
huyện Đồng Xuân;
- Phía Nam giáp thành phố Tuy Hoà
và huyện Phú Hoà;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Sơn Hoà và


huyện Đồng Xuân.
Diện tích tự nhiên 40.758,97 ha
(Kiểm kê 2014).
Dân số: 125.610 người; Mật độ dân
số: 310 người/km2. 1
Đơn vị hành chính:
Huyện Tuy An có 16 đơn vị hành
chính cấp xã gồm: thị trấn Chí Thạnh và
15 xã: An Dân, An Thạch, An Ninh Tây,
An Ninh Đông, An Hải, An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Chấn, An Mỹ, An Định, An
Nghiệp, An Xuân, An Lĩnh, An Thọ.
I.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Theo báo cáo tổng Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, QP - AN 9
tháng đầu năm 2016 và những nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2016, tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực,
đúng hướng.
Dự ước năm 2016 (tính theo giá SS 2010), đạt mức tăng bình quân 9,72 %/năm,
trong đó: Công nghiệp tăng 5,41%/năm, dịch vụ tăng 17,37%/năm và nông nghiệp
tăng 3,85%/năm. Là mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng bình quân của tỉnh.
Tổng giá trị gia tăng (VA) ước thực hiện năm 2016: 4.591 tỷ đồng(2), trong đó:
+ Ngành nông nghiệp (VANN): 1.285 tỷ đồng.
+ Ngành công nghiệp- xây dựng (VACN): 1.340tỷ đồng.
+ Các ngành dịch vụ (VADV): 1.966 tỷ đồng.
Giá trị gia tăng Tuy An năm 2015, và 9 tháng năm 2016
Thực hiện 9
Thực hiện
Thực hiện
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị

tháng năm
2016 so với
năm 2015
2016
năm 2015 (%)
Giá trị gia tăng (giá so sánh 2010)
4.184,30
4.591
109,72
1
Nông-lâm - ngư
Tỷ đồng
105,41
1.219
1.285
2
Công nghiệp
Tỷ đồng
103,85
1.290,30
1.340
1
2


3

xây dựng
Dịch vụ


Tỷ đồng

1.675

1.966

117,37

Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế được thể hiện trong cơ cấu kinh tế là:
từng năm giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - ngư nghiệp, tăng các ngành công
nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, nhưng còn chậm.
Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân từ 30,84% năm 2015 và giảm
xuống 27,99 % năm 2016.
Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ trong bình quân GDP từ 40,03% năm 2015
và tăng lên 42,82 % năm 2016.
Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong bình quân GDP có xu thế giảm từ
29,13% năm 2015 và giảm còn 27,99% năm 2016.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành qua các năm
Năm 2016
Thực
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
hiện 2015
Ước thực hiện
Cơ cấu kinh tế
100
100
1
Nông-lâm - ngư

%
29,13
27,99
2
Công nghiệp xây dựng
%
30,84
29,19
3
Dịch vụ
%
40,03
42,82
I.3 Ngành nông nghiệp (nông - lâm nghiệp - thủy sản)
I.3.1 Trồng trọt
Sản xuất vụ Đông - Xuân đạt kết quả khá. Trong đó cây lúa: Đã thu hoạch
2.829 ha năng suất bình quân 60,8 tạ/ha; sản lượng 17.200 tấn. Lúa Hè thu thu hoạch
2.169ha năng suất bình quân 66,8tạ/ha sản lượng 14.488 tấn. Để tiếp tục cải tạo giống
mới trong sản xuất, UBND huyện đã trích ngân sách sự nghiệp nông nghiệp hàng năm
để mua 3,34 tấn lúa giống Q5, AN cấp nguyên chủng để hỗ trợ cho 08 HTX nông
nghiệp sản xuất lúa giống.
Cây ngô gieo trồng 822 ha, năng suất 51 tạ/ha; sản lượng 4.192,2 tấn. Cây sắn
đã thu hoạch 526 ha; năng suất 160 tạ/ha; sản lượng 8.416 tấn. Diện tích cây mía đã
thu hoạch được 1.850 ha; năng suất 488 tạ/ha; sản lượng 90.280 tấn, đậu tương diện
tích gieo trồng 151ha, đậu các loại diện tích gieo trồng 1.368ha, rau các loại gieo trồng
1.020 ha.
I.3.2 Chăn nuôi - Thú y
Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Tổng đàn bò 36.500 con trong đó bò lai
chiếm trên 74,7% tổng đàn; tổng đàn heo 17.900 con, tổng đàn gia cầm 302.000 con.
Đã thực hiện xong công tác tiêm phòng văc xin đợt 1 và triển khai đợt 2 năm 2016 cho

đàn gia súc, gia cầm; tiêm được 5.649 liều vắc xin dại chó. Thực hiện tốt công tác
kiểm tra, kiểm soát quá trình vận chuyển, giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm trên
địa bàn. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 03 lớp đào tạo nghề ngắn hạn về
kỹ thuật chăn nuôi bò với 90 nông dân tham gia.
I.3.3 Lâm nghiệp
Diện tích rừng hiện có đến năm 2016 là 12.600 ha. Tỷ lệ che phủ rừng 17,1%.
Thường xuyên tổ chức tuần tra, ngăn chặn tình hình phá rừng, lấn chiếm, sử
dụng đất rừng trái pháp luật. Tổ chức tuần tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn, qua tuần
tra phát hiện lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và
phát triển rừng.


I.3.4 Thuỷ sản
Sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản 11.100 tấn (trong đó: khai thác cá ngừ
đại dương 1.350 tấn).
Sản lượng nuôi trồng thủy sản 2.007 tấn. Diện tích thả nuôi 659 ha. Trong đó
tôm sú 120 ha, tôm thẻ chân trắng 510 ha, cá nước ngọt và nước lợ 29 ha. Nuôi 1.350
lồng tôm hùm; 410 lồng cá.
Trong năm có 36 ha tôm bị dịch bệnh, trong đó mất trắng 15 ha. Cá mú, cá
hồng nuôi lồng tại thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông bị bệnh, chết.
I.3.5. Ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng
Tổng giá trị Công nghiệp - XD thực hiện 1.039,6.
Thường xuyên kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Chí Thạnh, qua
kiểm tra phát hiện, lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trật tự xây
dựng 05 trường hợp. Cấp 18 giấy phép xây dựng nhà ở đô thị, 05 công trình trạm BTS
loại 1, cấp 09 giấy phép quy hoạch.
I.3.6. Ngành kinh tế dịch vụ, du lịch
Tổng giá trị thương mại và dịch vụ thực hiện 1.527,5/1.966 tỷ đồng. Đã cấp 258
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn là 59,970 tỷ đồng, 387 lao động
tham gia; 12 giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; 02 giấy phép kinh doanh

bán lẻ sản phẩm rượu; 01 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đã
hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để tổ chức đấu thầu kinh doanh, khai thác, quản lý chợ
thị trấn Chí Thạnh.
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn ổn định, lượng cung
ứng hàng hóa dồi dào, đa dạng về chủng loại, giá cả các mặt hàng thiết yếu tiếp tục giữ
ổn định.
I.3.7 Tài chính - Ngân hàng
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 32,567. Tổng chi ngân sách nhà
nước 260,474 tỷ đồng.
Ngân hàng NN& PTNT: Dư nợ cho vay 390 tỷ đồng. Công tác huy động vốn
đạt cao, tổng nguồn vốn huy động 926 tỷ đồng.
Phòng Giao dịch ngân hàng CSXH: Tổng nguồn vốn huy động 14,978 tỷ đồng;
Tổng dư nợ cho vay 271,2 tỷ đồng. Các chương trình tín dụng chính sách đã được
triển khai kịp thời, đúng quy định góp phần giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
I.4. Thực trạng phát triển xã hội, hạ tầng xã hội
I.4.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
I.4.1.1. Dân số
Tính đến năm 2015, dân số trên địa bàn huyện là 125.610 người, mật độ 310
người/km2. Trong đó nam chiếm số lượng là 62.602 người, nữ chiếm 63.008 người. Số
người trong độ tuổi lao động 77.400 người.
Dân số trung bình trong năm 2015
ĐVT: người
Số Lượng
Tổng
Nam
Nữ
Năm
125.610
62.602
63.008

Năm 2015
I.4.1.2. Thu nhập, đời sống


Thu nhập và đời sống của nhân dân trong các năm gần đây ngày càng được tăng
cao và cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 29 triệu đồng. Tỷ
lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,84%.
Công tác xoá nhà ở tạm cho các hộ nghèo chính sách, hộ nghèo đặc biệt khó
khăn được quan tâm 2,5%, góp phần ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.
I.4.1.3. Lao động
Giải quyết việc làm mới cho 3.560/4.500 lao động; có 52/70 lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Đã mở 07 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 210 học
viên tham gia với 4 nhóm nghề.
Biểu 1.7: Dân số trung bình trong độ tuổi lao động
ĐVT: người
Số Lượng
Năm

Người

Năm 2015
77.485
I.5. Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội
I.5.1. Hệ thống giao thông
- Đường bộ: trong những năm qua nhiều công trình giao thông quan trọng đã
hoàn thành đi vào hoạt động, làm tăng năng lực sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất đồng bộ
cho các vùng phát triển. Các công trình mang tầm cỡ quốc gia và khu vực đã được xây
dựng, mở rộng như: MR tuyến Quốc lộ 1,... thực hiện nhựa và bê tông hoá đường giao
thông ở các xã nông thôn.
- Đường sắt:. Tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn huyện dài gần 24 km, đã

có cầu vượt khác cốt. Ga đường sắt Chí Thạnh hiện là ga tránh tàu, chưa nhận hành
khách và hàng hóa.
- Đường thuỷ:
Chỉ có Cảng cá Tiên Châu: mục đích chủ yếu là để neo đậu tàu thuyền của ngư
dân sau những chuyến đánh bắt hải sản xa bờ cũng như gần bờ. Nhưng bị bồi lấp, phát
huy hiệu quả thấp.
Nhìn chung, giao thông huyện với đầy đủ các trục giao thông phía Đông- Tây,
Bắc- Nam đều có chất lượng tốt: ĐT 643, ĐT 650, ĐT 641, ĐT 649, tuyến cơ động
ven biển, Quốc lộ 1, đường sắt TN Bắc Nam thuận lợi kết nối, giao thương các huyện
trong, ngoài Tỉnh.
I.5.2. Hệ thống thuỷ lợi
- Hệ thống thủy lợi của huyện phát triển tương đối mạnh trong những năm qua.
Trong đó tập trung đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp năng lực tưới tiêu của các hệ
thống thủy nông, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ
diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn.
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Tuy An tương đối nhiều, có 4 hồ, 14 đập và
8 trạm bơm nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Đã ký hợp đồng miễn giảm thủy lợi phí cho 8 HTX (Đông - Tây An Định, ĐôngTây An Dân, Bắc An Nghiệp, TT Chí Thạnh, An Hiệp, An Hòa), với diện tích
1.204,8393 ha, số tiền 1.408 triệu đồng.
I.5.3. Giáo dục – đào tạo


Tổng kết nhiệm vụ năm học (2015-2016) và triển khai nhiệm vụ năm học (20162017), chỉ đạo công tác tuyển sinh các bậc học, ngành học, chuẩn bị cơ sở vật chất
phục vụ cho năm học (2016-2017), thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
Kết quả xét hoàn thành chương trình Tiểu học 1.933 tốt nghiệp THCS 1.383, trẻ
hoàn thành chương trình Mầm Non 5 tuổi: 1920.
Tổng số học sinh đầu năm học 2016-2017 trên địa bàn: 22.937 em. Trong đó:
Mầm non: 3.432; Tiểu học: 9.387; THCS: 6.281; THPT: 3.837 em.
Trong năm học 2015-2016, UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách miễn, giảm
học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh ở các trường THCS, Tiểu học và

Mầm non trên địa bàn. Và đã hoàn thành Trường THPT Trần Phú với diện tích 2,70ha.
I.5.4. Y tế
Tổng số bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện là 82.4833 lượt;
tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 636 người; tổng số bệnh nhân chuyển viện: 702
người có 68 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết; 04 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng; 04
bệnh nhân mắc sốt rét. Huyện đã chỉ đạo ngành y tế và UBND các xã, thị trấn chủ
động phòng chống dịch ở địa phương, nhất là dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh do vi rút
Zika và bệnh tay - chân - miệng ở trẻ dưới 6 tuổi. Khám và điều trị bằng phương pháp
y học cổ truyền cho 1.440 lượt bệnh nhân, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 636
người.
Triển khai các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện các chương trình y tế
quốc gia; đã tổ chức hoạt động tuyền thông chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đợt I, II ở 16
xã, thị trấn năm 2016. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hiện nay ở mức 7,51%, tăng 0,4% so
với cuối năm 2015. Tỷ lệ tăng dân số ở mức 0,91%, giảm 0,02% so với năm 2015, đạt
100% KH năm. Thực hiện tốt công tác tiêm chủng hàng tháng, tình hình tai biến trong
tiêm chủng không xảy raong.
I.5.5. Văn hóa- thể thao
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước; kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(03/02/1930-03/02/2016); tổ chức các hoạt động kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (01/4/1975-01/4/2016), 41 năm Ngày giải phóng hoàn
toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và 130 năm ngày Quốc tế lao động (01/5);
112 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, cố Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh thôn Phú Hạnh, xã
An Ninh Đông. Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích Hòn Yến, xã An Hòa đề
nghị xếp hạng di tích thắng cảnh cấp tỉnh.
Tham gia giải bóng đá Nhi đồng U10 tỉnh, kết quả đạt huy chương đồng; giải
việt dã, đạt 1 HCV, 1 giải khuyến khích, 1 giải ba đồng đội. Tổ chức ngày chạy
Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2016 tại 16 xã, thị trấn với 13.000 người tham gia.
I.5.6. Công tác Bưu chính - Viễn thông:

Công tác Bưu chính-Viễn thông: Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, mạng
lưới trải khắp các địa phương với số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng cao, phục
vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương và nhu cầu của nhân dân.
I.5.7. Quốc phòng – an ninh:
Công tác quốc phòng - an ninh thường xuyên được sự quan tâm của cấp uỷ và
chính quyền địa phương. Công tác quân sự luôn được đảm bảo, lực lượng dân quân tự
vệ, dự bị động viên được tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư tưởng và
kỹ thuật tác chiến. Công tác gọi nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu. Công tác giáo dục quốc


phòng cho học sinh phổ thông được triển khai thường xuyên. Tham gia hoạt động
phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn được tổ chức tốt. Phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh
kinh tế, văn hoá, trật tự được đảm bảo.

II/ LỢI THẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ
II.1/ LỢI THẾ
Tuy An là vùng đất có bề dày lịch sử về văn hóa, nhiều di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể vô cùng quý giá, phản ánh sự phong phú, đa dạng thể hiện rõ
nét về bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương như: Thành cổ, mộ cổ, đền
danh nhân lịch sử, chùa chiền, nhà thờ, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử về
kháng chiến, kèn đá, đàn đá… và những thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đã
được công nhận 07 di tích, danh thắng thuộc cấp Quốc Gia và có một phần danh
thắng Vịnh Xuân Đài thị xã Sông Cầu, có 11 di tích cấp tỉnh. Là địa phương có
bề dày truyền thống cách mạng, được nhà nước phong tặng “Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân”. Đặc biệt là di sản văn hóa Đá với các di tích danh
thắng quốc gia như: Gành Đá Đĩa, chùa Đá Trắng, tiêu biểu là bộ Kèn đá và Đàn
đá có niên đại cách ngày nay khoảng trên 2.500 năm. Nhiều lễ hội gắn với cư
dân vùng biển, đặc trưng Lễ hội cầu ngư, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất

đặc sắc như: Hô bài chòi, Hò khoan, Hò bá trạo, hò kéo lưới…; những làng nghề
truyền thống như: nghề chế biến nước mắm, cá cơm, bún bắp, bánh tráng, sản
phẩm mỹ nghệ ốc đá, chiếu cói, gốm.... Ẩm thực Tuy An với những đặc sản nổi
tiếng như: Sò huyết, hàu đầm Ô Loan, gỏi sứa, cá mương, các loại nước mắm,
bánh tráng thịt heo... sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tuy An nhiều bãi tắm xinh đẹp có thể phát
triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có
sự kết hợp giữa núi non, biển và cát trắng mịn, nước biển luôn trong xanh. Một
số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi An Hải, Bãi Phú Thường, Bãi
Súng, Bãi Xép. Tuy An còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: đảo hòn
lao Mái Nhà, đảo hòn Yến, đảo hòn Chùa... Với những lợi thế nêu trên, UBND
huyện Tuy An phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Phú Yên tổ chức Hội thảo nhằm
đánh giá tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ của huyện để có giải pháp ưu tiên
đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm có tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ; kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành điểm đến, khai thác có
hiệu quả các tiềm năng du lịch - dịch vụ để thu hút khách du lịch; thu hút sự
quan tâm hợp tác đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ từ phía các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh.
II.2/ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ:
1. Về huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch – dịch vụ: Tập trung
nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm làm
cơ sở thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch – dịch vụ. Ngân sách ưu tiên
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch, các di tích
danh thắng. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, trong đó tranh thủ sự hỗ trợ của
tỉnh, Trung ương, thực hiện lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan


để hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch – dịch vụ. Tăng cường xã hội hóa đầu tư phát
triển du lịch – dịch vụ; thu hút nhiều hình thức đầu tư, tổ chức Hội thảo và các
hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp (FDI), liên doanh với nước
ngoài. Ưu tiên thu hút dự án đầu tư du lịch lớn, nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về

vốn, kinh nghiệm, thị trường nguồn khách để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng có
khả năng cạnh tranh trong khu vực.
2. Về cơ chế chính sách: Tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư vào đầu tư
phát triển loại hình du lịch sinh thái, khai thác các giá trị di sản văn hóa, văn hóa
ẩm thực, làng nghề gắn với phát triển du lịch – dịch vụ. Đầu tư cơ sở vật chất
trưng bày sản phẩm lưu niệm, đặc sản; đầu tư phương tiện vận chuyển khách du
lịch; xây dựng cầu tàu du lịch, thuyền vận chuyển khách du lịch trên Đầm Ô
Loan, Hòn Yến, Bãi Xép… Thực hiện tốt cơ chế chính sách giải quyết vấn đề về
an sinh xã hội cho các đối tượng ăn xin, bán hàng rong tại các khu di tích, điểm
du lịch; rà soát, phân loại, hỗ trợ, tạo việc làm cho những đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn đang kiếm sống tại các khu di tích, điểm du lịch; phân loại các
các đối tượng ăn xin đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc chuyển về địa
phương, nơi cư trú để có chính sách hỗ trợ theo quy định.
3. Về công tác quản lý Nhà nước: Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện
nghiêm các Chỉ thị, Quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của Huyện ủy và
UBND huyện về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, xây dựng môi trường du
lịch văn minh, thân thiện; Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch
sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; Quy tắc ứng xử về du lịch trên địa bàn
huyện... Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp
chính quyền, sự tích cực tham gia của đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong
hoạt động du lịch – dịch vụ. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo du
lịch trong phát triển du lịch – dịch vụ. Đảm bảo sự thống nhất trong quy hoạch
và quản lý quy hoạch phát triển du lịch – dịch vụ gắn với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Quản lý đồng bộ việc đầu tư kết cấu hạ tầng, bảo vệ tài nguyên
du lịch và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch – dịch vụ đảm bảo hài hòa
về kiến trúc, cảnh quan và môi trường. Làm tốt công tác quản lý cấp phép đầu tư
và sau cấp phép đầu tư; kịp thời giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư và
doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý di tích, danh thắng, quản lý
hoạt động du lịch – dịch vụ, bảo vệ môi trường du lịch; công tác phối hợp quản

lý hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch. Phân công, phân cấp rõ ràng giữa
các cơ quan, đơn vị và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch – dịch
vụ, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá…; kịp
thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường công tác bảo
đảm an ninh trật tự an toàn cho du khách; bố trí lực lượng cứu hộ trên biển, lực
lượng làm vệ sinh môi trường, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, lắp đặt biển báo,
phao cảnh báo trên các bãi tắm.


4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch – dịch vụ: Triển
khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt
động du lịch theo Quyết định 981/QĐ-UBND ngày 12/5/2016 của UBND tỉnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về mục
đích, ý nghĩa, tầm quan trọng đầu tư phát triển du lịch – dịch vụ đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch đến đội ngũ lao động trong
ngành du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch – dịch vụ và người dân
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng
nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Phát động
phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch; tuyên
truyền vận động nhân dân chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự
tại nơi công cộng, bãi biển, khu di tích, điểm du lịch. Nâng cao nhận thức trong
mỗi cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn huyện trong việc thực hiện nhiệm
vụ gắn với phương châm “Thân thiện, nghĩa tình, tận tụy, trách nhiệm, kỷ
cương, kỷ luật” và chung tay xây dựng hình ảnh “Tuy An – điểm đến hấp dẫn và
thân thiện”./.




×