Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÁI tôi ở THỂ tài THẾ sự đời tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.82 KB, 5 trang )

CÁI TÔI Ở THỂ TÀI THẾ SỰ ĐỜI TƯ
Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu công chúng, văn học sau 1975 có nhiều
biến đổi. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ đã nổ lực tìm
kiếm, thể nghiệm để mở rộng và tăng cường khả năng chiếm lĩnh đời sống, sáng tạo nghệ
thuật của thơ. Những tìm tòi của từng nhà thơ có thể rất khác nhau nhưng nhìn trên tổng
thể thì thể tài thế sự đời tư là thể tài phổ biến nhất trong văn học giai đoạn này.
Thể tài này có nguồn mạch từ trong truyền thống của Thơ mới 1932-1945. Nhận xét
về thơ sau 1975 Trần Đình Sử đã viết: “Trong những năm trăn trở đổi mới thơ rộ lên với
các chủ đề xã hội. Cơ chế thị trường xác lập thơ đi vào thế giới cá nhân riêng tư, trở về
với các truyền thống thơ Mới” (Văn nghệ số 41/1994).
Thật ra, không phải đến thơ mới thể tài này mới hiện diện. Ở phương Đông ý thức
cá nhân đã manh nha trong thơ thời kỳ trung đại, đặc biệt là vào giai đoạn mạt kỳ của chế
độ phong kiến. Giới nghiên cứu Việt Nam đã chỉ ra ý thức cá nhân trong thơ Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ…Trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài
Thanh và Hoài Chân đã chỉ rõ bản chất cá nhân của cái tôi trữ tình Thơ mới mà các ông
gọi là “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối cúa nó”. Đây là thời đại xuất hiện kiểu nhà thơ trữ
tình cá nhân (có người gọi là kiểu nhà thơ lãng mạn) vừa tự khẳng định một cách kiêu
hãnh cái tôi vừa đầy bi kịch nội tâm. Một mặt họ tự biểu hiện mình một cách thành thực,
đầy tự hào:
- Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(Xuân Diệu)
Và với tâm thế tự do, tự giải phóng họ đã đem đến cho thơ mọi cung bậc, sắc thái
của thế giới tâm hồn cá nhân phức tạp, đầy bí ẩn. Mặt khác đó là con người cá nhân cô
đơn, khép kín đi sâu vào bản thể nên “càng đi sâu càng thấy lạnh” và không tránh khỏi
mặc cảm thoát ly, lạc lõng trước những vấn đề sống còn của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám 1945 và tiếp theo là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
đã kết thúc sự tồn tại của loại hình Thơ mới nhưng những di sản của nó vẫn còn có ý
nghĩa dài lâu. Một số bài thơ hay của nền thơ Cách mạng mang âm điệu bi tráng hoặc bi
thương rất gần gũi với Thơ mới như “Tây Tiến” , “Đôi mắt người Sơn Tây” (Quang
Dũng) , “Màu tím hoa sim”(Hữu Loan)… Mảng thơ thương nhớ quê hương miền Nam và


thơ tình yêu trong thơ 1954-1975… rất gần gũi với thể tài đời tư trong Thơ mới. Trong
thực tế thơ tình yêu chưa bao giờ hoàn toàn vắng mặt trong nền thơ Cách mạng.
Sự nghiệp Đổi mới đã thổi một luồng gió mạnh giải phóng mọi năng lực sáng tạo
trong xã hội, dĩ nhiên có cả thơ ca. Thơ Xuân Quỳnh (“Sân ga chiều em đi ”1984, ”Tự
hát”1984), thơ Chế Lan Viên (“Hoa trên đá”,1985), thơ Ý Nhi (“Người đàn bà ngồi
đan”,1985) đã hướng mạnh về trữ tình cá nhân và thể tài đời tư.


Nếu ngày trước Hoài Thanh nói về cái tôi của thơ mới là “càng đi sâu càng thấy
lạnh”. Nếu giai đoạn chống Pháp và chống Mĩ cái tôi hoà vào sức mạnh của cái “ta”, cái
chung của dân tộc, thời đại... và cái riêng tư được xem là những “ngọn gió siêu hình” thì
hôm nay cái tôi trở lại với đúng nghĩa của nó, thường nhật và giản dị, của chính mình, do
mình chịu trách nhiệm, không vay mượn, không che đậy, dám công khai thừa nhận cả
những mặt tối, mặt che khuất, mặt chưa hoàn thiện của mình bên cạnh những phẩm chất
khác. Điều đó thật quan trọng, nó xoá sổ những thương vay khóc mướn, những vui buồn
giả tạo, dễ dãi.
Nếu như trước đây, các nhà thơ dường như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau
1975, nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ Mới
mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Có nỗi buồn
về thần tượng bị gẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn
Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn
tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và cũng có cả những trắc ẩn về riêng
tư, đôi lứa.
Trong thơ thời kỳ Đổi mới ta cũng gặp trạng huống đã xảy ra với Thơ mới: sự nở rộ
của thơ tình yêu. Tuy không có được thanh thế như thời Thơ mới nhưng thơ tình yêu hôm
nay cũng có đủ những cung bậc biến thái tinh vi của nó. Có những phát hiện tinh tế: “Có
bao giờ trên đường đời tấp nập - Ta vô tình đã đi lướt qua nhau – Bước lơ đãng tình cờ
đang để mất – Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu” (Bùi Minh Quốc). Có những ý thơ đạt tới độ
hiểu đời, hiểu người: “Ai cũng có những phút giây ngoài tình chồng vợ – Đừng có trách
chi những phút xao lòng” (Thuận Hữu). Có những câu thơ mang vẻ đẹp của tâm hồn:

“Trái tim đã đập chân thành – Xin yêu ngày tháng chưa dành cho em” (Đinh Thị Thu
Vân). Họ đem đến những tiếng thơ bộc lộ hết mình của phụ nữ thời hiện đại.
Thể tài đời tư giai đoạn này chia thành hai loại: viết theo kiểu truyền thống và viết
theo kiểu hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến… là những
người tiêu biểu cho lối thơ theo kiểu truyền thống còn Dư Thị Hoàn, Vi Thùy Linh, Văn
Cầm Hải… tiêu biểu cho lối viết hiện đại.
Xuân Quỳnh ngay từ khi đến với thơ đã bộc lộ rõ cá tính tâm hồn mình: vừa sôi nổi,
vừa tha thiết, chân thành. Thơ Xuân Quỳnh, nhất là từ sau 1975, là tự bạch của một tâm
hồn luôn khao khát hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh cứ phơi trải những đam mê,
những lo âu, niềm vui và nỗi buồn trong đời sống thường nhật của một người phụ nữ lên
những trang thơ. Chính vì thế mà thơ của chị lại nhận được rất nhiều sựu đồng cảm, chia
sẻ của bạn đọc, nhất là bạn đọc cùng giới. Khao khát tình yêu, hạnh phúc, lại cũng hiểu
rằng những điều đó đâu là vĩnh viễn: Hôm nay yêu mai có thể xa rồi. Nhưng chính vì thế
mà niềm khao khát ấy lại càng da diết và thành thực, xen lẫn sự lo âu về những đổi thay
biến suy của đời người và lòng người:


Lời yêu mỏng manh như làn khói
Ai biết tình anh có đổi thay?
(Hoa cỏ may)
Trái tim người phụ nữ ấy muốn được thành thực với mình:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng đã biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tự hát)
Tình yêu vốn là tình cảm riêng tư thể hiện rõ nhất tính chất đời tư của con người.
Nếu thời buổi đầu, tình yêu đôi lứa phải đặt ngang hàng với tình yêu đất nước, thì sau đổi
mới tình yêu đôi lứa lại được lên ngôi, được tôn vinh để đáp ứng nhu cầu người đọc.
Thơ ca sau đổi mới tập trung khai thác tình yêu ở nhiều khía cạnh: hạnh phúc - khổ

đau, lý tưởng - đời thường, được - mất... Nhưng có lẽ chiếm nhiều nhất là tình yêu nói về
những nghịch lý, éo le. Mô - tip tan vỡ, lỡ dở, chia tay luôn xuất hiện nhiều mà rất hiếm
những hình ảnh tròn đầy, viên mãn, càng hiếm gặp những tình yêu theo lý tưởng. Thơ của
các nhà thơ nữ, từ xưa là Hồ Xuân Hương cho đến Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Xuân Quỳnh... đều ý thức sâu xa về tình yêu với những bất hạnh của mình. Càng trải
nghiệm, càng thấu hiểu quy luật của cuộc sống, họ ý thức phải trân trọng những gì mình
đang có:
Trái tim lơ lửng màu trăng bạc
mang trong mình chi chít vết thương
trong tim vết sẹo có lành được không?
(Ngô Thị Mây)
Đoàn Thị Lam Luyến thì:
Tình yêu một mất mười ngờ
Xui cho hai đứa lỡ làng gặp nhau
......
Tình yêu một mất mười chờ
Khiến chi hai đứa bến bờ trông nhau
Lâm Thị Mỹ Dạ viết Tặng nỗi buồn riêng:
Em chết trong nỗi buồn
Chết như trong giọt sương
...
Em chết trong nỗi buồn
Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau
Trời cho em nụ cười thật tươi


Ai biết sau nụ cười
Giọt nước mắt về đâu!?
Dư Thị Hoàn được coi là người bắt đầu đổi mới thơ Việt. Chị rất quyết liệt trong
trận chiến tình yêu, chấp nhậ đối đầu thay cho đối thoại trong tình yêu với Tan vỡ:

Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi
Chúng mình sẽ thành chồng vợ
Nếu không có một lần
Một lần như đêm nay
Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em
Với thế hệ các nhà thơ trẻ xuất hiện cuối những năm 90, ý thức cá nhân càng được
đề cao và mài sắc.
Tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh là kiểu tình yêu không vụ lợi, không theo sắc màu
“thị trường”. Đó là tiếng lòng của một cô gái đang yêu mãnh liệt và khao khát dâng hiến
đến tận cùng:
Anh yêu của em
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em
Ào tung kí ức
(Người dệt tầm gai)
Giống như một Thị Mầu hiện đại, cô sẵn sàng phơi trần những khao khát đam mê,
khong cần chùm hoa nào nói hộ tình yêu, cô ngang nhiên phơi trải lòng mình mà không
sợ bị người đời chê cười. Thậm chí đó là một tình yêu mang đậm tính dục. Vi Thùy Linh
công khai, thản nhiên đưa cả nỗi “thèm chồng” trên mặt giấy. Vi Thùy Linh cho đó là
biểu hiện của tình yêu trọn vẹn, là phương thức hóa giảu tỏa sự cô đơn luôn chực chờ
trong tâm trạn nhân vật trữ tình:
Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất...
... Đất của em ơi!
Hàng triệu tú cầu đêm trườn qua những ngón mềm khi
chúng mình gắn nhau bằng hơi thở
Những ngón mềm trườn trên thân thể
(Một mình tháng tư)
Trước Vi Thùy Linh rất nhiều nữ sỹ đã viết về tình yêu như: Xuân Quỳnh, Phan Thị

Thanh Nhàn, Dư Thị Hoàn… nhưng phải đến Vi Thùy Linh, ý thức về nữ quyền, ái quyền
trong tình yêu mới được cảm nhận một cách đầy đầy đủ. Rất nhiều người với một thái độ
thận trọng thái quá đã vin vào một số sáng tác của Linh về tình yêu để gán cho cô những


nhận xét kiểu như: thơ tình mang màu sắc nhục cảm. Thực ra đây chỉ là những quan điểm
cá nhân, ít phổ biến, còn về bản chất thơ Vi Thùy Linh chỉ là những cố gắng biểu thị ý
thức cá thể một cách mạnh mẽ nhất, mà tình yêu chính là một “kênh”, một thông điệp.
Nhìn chung, chính ở xu hướng trở về với đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá
nhân, thơ sau 1975 đã khẳng định được vị trí của nó trong đời sống tinh thần của xã hội
và đã có được những gương mặt thơ, những bài thơ lưu giữ được trong tâm trí của công
chúng. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Dù viết theo hướng
truyền thống hay theo hướng hiện đại thì với những đề tài gắn với thế sự đời tư các nhà
thơ đã đưa thơ về với cuộc đời giữa muôn cái xô bồ, hỗn tạp, bụi bặm mà vẫn không
đánh mất mình.



×