Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

rên đường đến với tư duy lý luận văn học của trương đăng dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.4 KB, 4 trang )

rên đường đến với tư duy lý luận văn học của Trương Đăng Dung

Trên đường đến với tư duy lý luận văn học của Trương Đăng Dung
Ngô Hương Giang

2

Tư duy lý luận văn học ở Trương Đăng Dung là quá trình cụ thể hóa nhận thức triết học
của ông.

Giáo sư Trương Đăng Dung.

Nhận thức triết học ở Trương Đăng Dung đã chỉ ra đặc trưng hệ thống hóa trong tri thức của ông,
một quá trình “nương nhờ” qua lại của những dòng tư tưởng. Đặc trưng ấy đã đưa nhận thức luận
văn học Trương Đăng Dung tới quá trình tư duy lại văn học hợp lý. Trong hệ thống tri thức thuộc
khoa học văn học của mình, ông đã xác định đặc trưng lí tính của các bộ phận cấu thành nó, mà
trong tính chỉnh thể, các bộ phận ấy có sự nương nhờ lẫn nhau về tư tưởng. Phê bình văn học
nương nhờ lý thuyết văn học [1]để xây dựng đặc trưng quan niệm logic về tác phẩm hoặc một
trào lưu, nền văn học cụ thể. Lý thuyết văn học nương nhờ nhận thức lịch sử văn học để biết thế
giới sống trên văn bản là một tiến trình nối kết giữa các nền văn học và giữa các thế hệ người
đọc. Lý thuyết văn học quan tâm đến cấp độ tư duy phạm trù, đặt nền tảng nhận thức luận vào
khám phá và giải quyết các quy luật văn học.
Do đó, lý thuyết văn học cần được nhận thức như là quá trình tìm kiếm trong thế giới tinh
thần những điểm nối kết và kế thừa, mà di sản hiện tại của văn học là kết quả thông điệp của hệ
thống tri thức quá khứ. Nó cần được diễn giải khai mở và sáng tạo.
Nói như vậy, lịch sử văn học cũng phải nương nhờ tư duy lý thuyết văn học để thấy được hệ hình
logic[2] mà các nhà lý thuyết đề xuất phù hợp với đặc trưng nhận thức thời đại. Do đó, tính
xuyên suốt của lịch sử văn học cần được ghi nhận ở tính liền mạch của quá trình nhận thức và tự
nhận thức từ phía chủ thể diễn giải văn học. Điều ấy lại cần nhờ tới đặc tính trung giới của ngôn
ngữ diễn giải. Nhưng ngôn ngữ văn học cũng là sản phẩm của một nhóm diễn giải cụ thể, trong
đó, tác giả là diễn giải ban đầu cho văn bản mà họ tiếp cận. Vậy lịch sử của khoa nghiên cứu văn


học là lịch sử của quá trình tác động giữa các bộ phận của nó với diễn giải tiếp nhận nó. Sự ràng


buộc ấy có căn nguyên từ thế giới tư tưởng nằm trong triết học. Vậy, khoa học nghiên cứu văn
chương dù phân chia theo hướng nào thì nó cũng không tách rời với ý thức hệ triết học. Vì ý thức
hệ triết học phản ánh lịch sử tư tưởng và đấu tranh tư tưởng của một thời đại nhất định, nó biểu
hiện đặc trưng nhận thức về thế giới hiện tượng một cách có hệ thống của chủ thể ý hướng tính.
Việc Trương Đăng Dung chỉ ra các giới hạn của khoa nghiên cứu văn học đã chứng minh đặc
trưng của nghiên cứu văn học nằm ở tính cố kết bền vững tri thức liên ngành.
Lý luận văn học truyền thống đặt nền tảng nhận thức vào câu hỏi: Văn học là gì? Phê bình truyền
thống truy tìm cách giải quyết: Tác phẩm văn học được biểu hiện như thế nào? Lịch sử văn học
truyền thống nhất nhất truy nguyên : Bối cảnh nào làm nảy sinh tác phẩm văn học? Nhận thức
trên đã được Trương Đăng Dung tư duy lại.
Lí luận truyền thống hướng vào đối tượng cá biệt được nghiên cứu. Các nhà lí thuyết vì một lí do
ý thức hệ đã cố tách các bộ phận nghiên cứu thuộc khoa nghiên cứu văn học vào các logic độc
lập. Trong khi đó, ngoài chức năng nhận thức đối tượng, mỗi phân môn trong khoa học văn học
còn hướng đến chức năng siêu khoa ; không chỉ ở đối tượng đặc thù, văn học còn lấy bản thân nó
làm đối tượng nghiên cứu[3]. Quá trình tri thức văn học nương nhờ tri thức khoa học là đặc trưng
“vắt dòng tri thức” liên ngành. Tuy nhiên dù cố phân biệt rạch ròi giữa lí thuyết văn học, lịch sử
văn học, phê bình văn học thì các nhà lí luận truyền thống vẫn vấp phải khả năng tự phá vỡ từ
quá trình hiện thực hóa đối tượng có tính đặc thù từng ngành. Lịch sử văn học [4] nếu đứng biệt
lập giải quyết các vấn đề văn bản thì nó lại thiếu khả năng mô tả và bao quát bối cảnh bên trong
văn bản. Phê bình văn học [5] thì bất cập trong logic nhận thức: hoặc logic xúc cảm, hoặc logic lí
tính. Lý thuyết văn học [6] bị phá vỡ bởi đặc trưng diễn giải và phương pháp luận nhận
thức các quy luật văn chương, dẫn tới hệ quả phụ thuộc hoặc chịu đồng quy vào một
trào lưu, một khuynh hướng triết học .
Trương Đăng Dung đã đi qua những giới hạn khủng hoảng đó, đặt lịch sử tinh thần như tấm
gương, mà ở đó, các bộ phận khác nhau của khoa nghiên cứu văn học soi mình và tự hoàn thiện
mình. Lịch sử tinh thần như là vận động biện chứng của những dòng tư tưởng văn học, mà mỗi
thời điểm diễn giải văn học chỉ là một nút neo đậu tư tưởng trong chuỗi dài nhận thức chung của

văn hóa . Lịch sử văn bản muốn tái hiện lại không khí, thời đại tác giả khởi phát sáng tạo phải
căn cứ vào thế giới tinh thần có trước nhà văn đồng thời với hiện thực nơi nhà văn đã sống. Lý
thuyết văn học đi từ logic triết học đến logic văn học, nghiên cứu, phát hiện các phương pháp
mới phá vỡ những phong bế từ diễn trình văn học. Phê bình văn học không chỉ nương nhờ lịch
sử văn học và lý thuyết văn học, mà còn nương nhờ thế giới văn hóa tích tụ theo các dãy văn bản
để thẩm định tác phẩm văn học một cách hợp lý nhất.
Trương Đăng Dung đặt nhận thức luận văn học của mình trên nền tảng luận về logic tinh thần
của W. Dilthey. Do đó, ngoài việc tránh sa vào cực đoan lý thuyết ngành, ông còn hướng đến
đặc trưng dự phóng liên ngành nằm ở ngôn ngữ văn bản. Đó là điểm phát hiện sâu sắc trong tư
duy lí luận Trương Đăng Dung.
Dilthey cho rằng, hoạt động diễn giải có điểm phát xuất là đối tượng, dù muốn hay không vẫn
phải bám vào đối tượng, vì vậy phạm vi lý giải cần được mở rộng từ cách tiếp cận các bộ phận
của đối tượng, sau đó xem xét và tìm đến khái quát của vấn đề cần tìm hiểu. Quá trình đó theo
ông là quá trình liên tục của những phán đoán, suy lý.
Tính biện chứng cho diễn giải của Dilthey ở chỗ, ông xem quá trình đi từ cái riêng đến cái chung
không phải là diễn tiến một chiều, mà đòi hỏi tìm hiểu ngược trở lại cá biệt từ tầm khái quát của


diễn giải, tức quá trình hiểu và diễn giải về đối tượng là quá trình “kép” giữa cái chung và cái
riêng.
Dilthey cho rằng, vì ngôn ngữ là sở hữu của cả cộng đồng người sáng tạo và lưu giữ theo thời
gian, mang chứa những cách thức suy tư của con người; muốn hiểu những cách thức suy tư ấy
cần phải đi vào văn bản, lý giải các biểu tượng, kí hiệu. Lĩnh vực có thể giúp diễn giải làm được
điều ấy là các ngành thuộc khoa học nhân văn, trong đó, trung tâm là văn học.
Tính liên đới của các vấn đề tư tưởng thúc ép nhà sáng tạo không thể phát kiến trên văn bản, nếu
không dựa vào tinh thần của một giai đoạn văn hóa cụ thể [7]. Lĩnh vực tinh thần là lĩnh vực của
sự tổng hợp các tính cách tâm lý, do vậy, nghiên cứu về khoa học tinh thần là nắm được thế giới
tâm lý sống của những con người (hoặc cộng đồng) người “xa lạ”, đứt quãng về không gian và
thời gian, nối kết họ lại trong sự thông hiểu lẫn nhau. Sự nối kết ấy có được là nhờ diễn giả tiếp
cận và giải mã “những biểu hiện được ghi lại một cách lâu bền”, “những bằng chứng thuộc về

con người được ghi lại qua sự viết” và “những tượng đài kỉ niệm bằng văn bản”. Nhận thức văn
học của Trương Đăng Dung đã giao thoa với nhận thức triết học của Dilthey, đưa logic lý thuyết
văn học của ông đến chỗ giao nhau với logic phức hợp về tri thức, trong đó khả năng tổng
hợp: tác giả - tác phẩm – người đọc với lý thuyết - lịch sử - phê bình văn học gặp nhau trong đặc
trưng chung diễn giải về ngôn ngữ.
Trên đường đến với tư duy lí luận hiện đại, Trương Đăng Dung đã nhìn thấy ở ngôn ngữ [8] khả
năng hòa giải cần thiết đối với các quan niệm văn học, đặt tính đồng quy của ngôn ngữ vào khả
tính nhận thức. Ngôn ngữ văn học dù được cấu thành ra sao, biểu tượng hay là những dự- tín ký
hiệu, thì cũng đảm bảo đặc trưng truyền thông điệp qua các thế hệ đọc. Trong đó, chủ thể sáng
tạo hay chủ thể đọc được đồng quy vào khái niệm chủ thể diễn giải. Tri thức văn học là quá trình
dung nạp và dụng điển lẫn nhau qua trung giới là ngôn ngữ văn bản. Giải quyết những vấn đề
trên văn bản không phải là hướng đi vềnghĩa, mà lý thuyết văn học hiện đại hướng tới diễn giải ý
nghĩa của nó. Nghĩa là căn bản để văn bản tồn tại, thì ý nghĩa là ý niệm được hướng tới lại nằm
về cả hai phía nhà văn và người đọc. Các nhà lý thuyết Marxits do quá đặt nặng tới vấn
đề nghĩa của văn bản cho nên đã cực- đoan hóa khả năng tự- làm đầy về ý nghĩa của tác giả,
trong khi đó, để xây dựng nghĩa của văn bản, chủ thể sáng tạo phải viện dẫn vô số những ý niệm
quá khứ về tri thức .
Vậy là, khi nhà văn cố gắng hướng đến nghĩa độc sáng của mình trên văn bản, thì ý niệm về tri
thức trên văn bản đã xuất hiện trước khi xuất hiện nghĩa. Nói đúng ra, nghĩa của văn bản là hình
thức che đậy ý niệm tri thức (ý nghĩa) từ lịch sử nhận thức, vì vậy, điểm quyết định đến sự tồn
tại của văn bản văn họcphải là sự nối kết ý nghĩa. Diễn giải về văn bản không phải là cắt nghĩa
văn bản mà là nối kết các ý niệm văn học giữa nhà văn và người đọc, là đặc trưng nối kết kinh
nghiệm mỹ cảm giữa các thế hệ diễn giả. Đó là quá trình tương thông văn hóa, tri thức và tương
thông ngôn ngữ văn bản..
Tư duy lý luận của Trương Đăng Dung theo hướng tương tác hệ thống: bản thể luận - thế giới
tinh thần và thế giới ngôn ngữ- biểu tượng và khả năng cụ thể hóa thành các vấn đề trên văn bản:
tác giả - tác phẩm – bạn đọc, quy định đặc tính vướng líu giữa các mô hình lý thuyết trong khoa
nghiên cứu văn học, vận đông theo quy luật chung của tri thức văn học thế giới.
Ngô Hương Giang
__________________________


[1] Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Sđd, tr. 13.


[2] Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Sđd, tr. 15.
[3] Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Sđd, tr.17.
[4] “Những giới hạn của lịch sử văn học”: Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là
quá trình Sđd, tr. 202-218.
[5] Trương Đăng Dung, “Những giới hạn của phê bình văn học”, TC Văn học, số 6 -1993.
[6] Trương Đăng Dung, “Những giới hạn của cộng đồng diễn giải”, TC nghiên cứu văn học, số 9
-2008.
[7] Phan Quang Định (2008), Toàn cảnh triết học Âu Mỹ thế kỷ XX, NXB Văn học, Hà Nội, tr.
204.
“Trong khoa học về tinh thần, toàn bộ đời sống tâm lý đâu đâu cũng cấu tạo một dữ kiện nguyên
thủy và căn bản. Về thiên nhiên, thì chúng ta giải thích; về đời sống tâm hồn thì chúng ta hiểu
biết. Vì những tác động thu hoạch, vì những cách biệt theo đó những cơ năng tâm lý, tức là
những yếu tố riêng biệt của đời sống tâm hồn, tổ hợp thành một toàn bộ, đều là những dữ kiện
mà chúng ta biết được nhờ kinh nghiệm nội tâm. Ở đây, toàn bộ được sống cảm là cái nguyên
thủy, chỉ sau này, người ta mới phân biệt những phần cấu thành toàn bộ ấy” [7].
[8] Trương Đăng Dung, “Trên đường đến với tư duy lí luận văn học hiện đại”.
(Báo văn nghệ)



×