Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

bao ton da dang sinh hov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 27 trang )

Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động - Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Chương 1.
KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1. Khái niệm
1.1.1. Định nghĩa
Đa dạng sinh học là toàn bộ các dạng khác nhau của cơ thể sống trên trái đất từ các sinh
vật phân cắt đến các động thực vật trên cạn cũng như dưới nước, từ mức độ phân tử như
ADN đến các quần thể sinh vật hay các hệ sinh thái khác nhau.
1.1.2. Các cấp độ đa dạng sinh học
1.1.2.1. Đa dạng di truyền
Là tập hợp những biến đổi của các gen và các kiểu gen (genotype) trong nội bộ của một
loài.
Đa dạng gen được đánh giá là sự đa dạng quan trọng nhất, quyết định khả năng tồn tại lâu
dài của loài trong tự nhiên, khả năng thích nghi với những thay đổi bất lợi của thời tiết,
khí hậu, môi trường và các tác động bất lợi khác.
1.1.2.2. Đa dạng loài
Đa dạng về loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
thực, động vật và các loài nấm. Mức độ đa dạng thể hiện bằng số lượng loài khác nhau
sinh sống trong một vùng nhất định.
1.1.2.3. Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu quần xã sinh vật tạo nên.
Các cơ thể và các điều kiện sống (đất, nước, khí hậu, địa hình,…) nằm trong mối tương
hỗ tác động lẫn nhau tạo thành các hệ sinh thái.
Tất cả các mức độ của đa dạng sinh học đều rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
các loài và các quần xã trong tự nhiên, và những điều này cũng đều rất quan trọng đối với
con người.
1.2. Đặc điểm của đa dạng sinh học
1.2.1. Xu hướng vĩ độ
Đa dạng sinh học có xu hướng gia tăng khi đi từ các vùng cực xuống tới xích đạo. Ánh
sáng mặt trời phóng phú hơn ở các vùng nhiệt đới đã làm nâng cao năng suất của các hệ


sinh thái vùng xích đạo.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động - Trường Đại học Tôn Đức Thắng

1.2.2. Mối quan hệ vùng – loài
Số loài có xu hướng gia tăng khi sự đa dạng về vùng địa lý gia tăng, như vậy có nghĩa là
khi xét trên cùng vĩ độ, một lưu vực sông lớn sẽ có số loài cao hơn so với lưu vực sông
nhỏ.
1.2.3. Xu hướng kinh độ
Trong cùng kinh độ, ở nơi có độ cao thấp, tính đa dạng loài thường cao hơn so với những
nơi độ cao lớn - là nơi có nhiệt độ lạnh hơn và mùa sinh trưởng ngắn hơn. Trong môi
trường nước ngọt, tính đa dạng loài có xu hướng giảm đi theo độ sâu của tầng nước.
1.2.4. Phụ thuộc phạm vi nhỏ
Trong cùng một vùng, sự đa dạng sinh học có xu hướng phụ thuộc theo điều kiện tự
nhiên của môi trường sống, như khu hệ thực vật ở khu vực đất thịt sẽ khác khu hệ thực
vật ở khu vực đất cát hay sỏi đá, và khu hệ sinh vật ở khu vực nước cạn, chảy mạnh sẽ
khác khu hệ sinh vật ở khu vực nước sâu chảy chậm.
1.3. Những giá trị của đa dạng sinh học
1.3.1. Giá trị kinh tế trực tiếp
1.3.1.1. Giá trị sử dụng cho tiêu thụ
Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các sản phẩm
khác dùng cho gia đình và không xuất hiện ngoài thị trường. Những sản phẩm này không
đóng góp gì vào giá trị GDP của một Quốc gia vì chúng không được bán mà cũng không
được mua (Repetto et al., 1989).
1.3.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất
Là giá bán các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong và ngoài
nước. Sản phẩm này được định giá theo những phương pháp kinh tế tiêu chuẩn và giá

được định là giá mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hoặc nguyên liệu. Do vậy, sản
phẩm lấy từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể là nguyên liệu chế biến của hàng
loạt những sản phẩm khác (Godoy et al., 1993).
1.3.2. Giá trị kinh tế gián tiếp
1.3.2.1. Duy trì các chức năng trong hệ sinh thái
Sự đa dạng của các sinh vật sản xuất sơ cấp - nguồn sống của các sinh vật khác trong
chuỗi thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh khí quyển toàn cầu thông qua
quá trình quang hợp. Sự đa dạng của các vi sinh vật, vi khuẩn cố định đạm, hấp thu nitơ
khí quyển cho sinh vật sử dụng, giúp tăng năng suất cây trồng. Các chất hữu cơ chết, mùn
bã được tái sử dụng nhờ sự phân hủy của vô vàn các vi sinh vật, nấm và vi khuẩn. Chế độ
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động - Trường Đại học Tôn Đức Thắng

thủy văn trong các vùng rừng đầu nguồn được điều chỉnh bởi đa dạng sinh học ở các hệ
sinh thái vùng thượng nguồn, …
1.3.2.2. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Các cây thuốc, động vật làm thuốc truyền thống là nguồn gốc cho việc bảo vệ sức khoẻ
của hơn 80% dân số thế giới (khoảng 4,5 tỷ người). Sự thích nghi sinh học của sinh vật
giúp con người nhận biết khả năng chữa bệnh.
1.3.2.3. Nguồn cho năng suất nông nghiệp và tính bền vững sinh học
Sự đa dạng của các vi khuẩn cố định đạm trong nông nghiệp, cung cấp cho cây trồng,
đồng cỏ, rừng và các thảm thực vật khác.
Các hệ sinh thái lớn trên thế giới như rừng, savan, đồng cỏ, đất ngập nước đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong các chu trình thủy văn. Nếu các hệ sinh thái này bị phá vỡ, đất
sẽ bị xói mòn, bồi lắng, acid hóa.
1.3.2.4. Cơ sở cho sự ổn định kinh tế và sự giàu có trong cộng đồng
Mất đa dạng sinh học làm cho dịch vụ sinh thái bị đình trệ, giá phải trả cho sức khỏe con
người và gia súc sẽ ảnh hưởng đến tất cả các mặt kinh tế khác.

Việc hy sinh các tài nguyên không hồi phục vụ cho các lợi ích tức thời sẽ gây tác động
tiêu cực đến năng suất lâu dài và vấn đề bảo tồn nguồn gen.
1.3.2.5. Góp phần ổn định các hệ thống chính trị, xã hội
Con người cần lương thực, nước sạch, thuốc và các tài nguyên khác cung cấp từ các hệ
sinh thái. Ở một số vùng, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển, mất đa dạng sinh học
làm mất khả năng cung cấp các tài nguyên nói trên và một số tài nguyên khác cho dân
bản địa; liên quan đến các hệ thống sở hữu đất đai, sử dụng không bền vững nguồn tài
nguyên; ảnh hưởng đến an toàn xã hội, dẫn đến sự nghèo đói, tệ nạn xã hội, di cư, thậm
chí chiến tranh.
1.3.2.6. Làm giàu chất lượng cuộc sống
Đa dạng sinh học đối với con người như một nguồn thông tin đến các lĩnh vực giáo dục,
văn hóa, thẩm mỹ và tinh thần. Đa dạng là nguồn cảm xúc cho các sáng tạo trong văn
học, hội họa, các món ăn đặc sản dân tộc.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

Chương 2.

SỰ MẤT ĐA DẠNG SINH HỌC

2.1. Các cấp độ đánh giá
2.1.1. Cấp đánh giá chính
-

Endangered (E) Đang nguy cấp

-


Vulnerable (V) Sẽ nguy cấp

-

Rare (R) Hiếm

2.1.2. Các cấp đánh giá khác
-

Thretened (T) - Bị đe doạ.

-

Insuffiently known (K) - Biết không chính xác.

Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ của IUCN
-

Exitinct (EX) Tuyệt chủng.

-

Exitinct in the wild (EW) Tuyệt chủng trong tự nhiên.

-

Critical endangered (CE) Cực kỳ nguy cấp.

-


Endangered (EN) Nguy cấp.

-

Vulnerable (VU) Sẽ nguy cấp.

-

Lower risk (LR) hiểm họa thấp. Các loài hoặc các phân loài thuộc hạng mục này
có thể chia thành 3 hạng mục nhỏ hơn như sau:
 Conservation dependent (CD) Phụ thuộc bảo tồn.
 Near threaten (NT) Gần bị đe dọa.
 Least concern (IC) ít quan tâm.

-

Data deficient (DD) Thiếu dữ liệu.

-

Not evaluated (NE) Không được đánh giá.

2.2. Sự suy giảm đa dạng sinh học
2.2.1. Sự thay đổi các điều kiện tự nhiên: Quá trình biến động địa chất, thay đổi khí hậu
toàn cầu, …
2.2.2. Các tác động của con người: Thay đổi điều kiện sinh thái nơi ở, điều kiện đất đai,
chế độ nước, …
2.3. Hiện trạng Đa dạng sinh học
2.3.1. Mất hệ sinh thái

Rừng là hệ sinh thái đa dạng nhất trên trái đất, hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 5%
diện tích rừng được bảo vệ trong các vườn Quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Walters,
2000).

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

Ngoài ra, các dạng thủy vực, san hô, … trên thế giới cũng đang có xu hướng thu hẹp
vùng phân bố và có dấu hiệu suy giảm dưới tác động tiêu cực của con người.
2.3.2. Mất các loài
Theo ước tính, sự mất mát các loài sinh vật chủ yếu xảy ra tại các vùng rừng nhiệt đới,
nơi mà tốc độ chia cắt và phân nhỏ rừng ngày càng cao (Mayers, 1986). Ngoài ra, một tỷ
lệ mất mát không nhỏ khác của các loài không thấy được trong các vùng đảo, vùng san
hô cũng đang ngày càng gia tăng.
2.3.3. Mất sự đa dạng di truyền
Sự suy giảm loài và hệ sinh thái đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng di truyền, bên cạnh đó,
những năm gần đây sự biến đổi khí hậu, sự can thiệp sai lầm của con người do nhu cầu,
và thị hiếu của thị trường tiêu thụ đã góp phần làm gia tăng tốc độ suy thoái này.
2.4. Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học
2.4.1. Sự phá hủy nơi cư trú
Tốc độ suy thoái rừng nhiệt đới có liên quan đến sự tăng dân số nhanh chóng ở các nhóm
nhỏ cộng đồng, bao gồm cả tăng tự nhiên, nhập cư, du canh. Sự tàn phá rừng trên diện
rộng đã làm suy thoái nơi ở, dẫn đến sự hủy diệt các loài sinh vật.
2.4.2. Sa mạc hóa
Việc đất đai tiếp tục biến thành sa mạc là không thể tránh khỏi ngoại trừ một số ít nơi có
tập quán thường xuyên cải tiến thâm canh trong sản xuất nông nghiệp (Breman, 1992).
2.4.3. Nơi cư trú bị chia cắt manh mún và cách ly
Có tác động không nhỏ đến quá trình làm suy giảm và hủy diệt các loài. Các nơi cư trú

nguyên thủy rộng lớn của các loài bị phân cắt thành những diện tích cư trú nhỏ hơn do
việc xây dựng đường giao thông, dây tải điện, đê bao chống cháy rừng, mở rộng diện tích
khu dân cư, khai hoang để canh tác, rãi chất độc hóa học thành vệt trong chiến tranh, …
gây cản trở việc di chuyển của các loài trong nơi cư trú, gia tăng nguy cơ bị săn bắn và
hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài, mức độ đa dạng sinh học quần thể trong
các phần bị phân cắt ngày càng suy giảm và có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng.
2.4.4. Tác động biên
Xảy ra khi nơi cư trú bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ, phần môi trường xung quanh các
đường biên sẽ bị tác động nhiều hơn so với phần sâu trong rừng.
2.4.5. Nơi cư trú bị phá hủy và ô nhiễm
Hiện tượng làm mất các hệ sinh thái tự nhiên và làm mất các loài đang hàng ngày, hàng
giờ xảy ra trên khắp hành tinh.
2.5. Hiện trạng tại Việt Nam
2.5.1. Đa dạng sinh học và các tác động tích cực đến nền kinh tế
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới và
được công nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của
Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô, cùng
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài động vật trên thế giới. Nhiều loài
sinh vật độc đáo của Việt Nam không có ở nơi nào khác trên thế giới, đã khiến cho Việt
Nam trở thành nơi tốt nhất – trong một số trường hợp là nơi duy nhất – để bảo tồn các
loài đó.
2.5.2. Các xu hướng thay đổi đa dạng sinh học
Các hệ sinh thái rừng
Cách đây một thế kỷ, Việt Nam còn rất nhiều rừng giàu, chất lượng cao, che phủ gần như
cả nước. Năm 1943, độ che phủ rừng giảm xuống chỉ còn 14,3 triệu hecta (43% diện tích

lãnh thổ). Kể từ đó, rừng không ngừng suy giảm với một tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là
trong những năm chiến tranh và giai đoạn 1976 – 1985.
Các hệ sinh thái biển và ven bờ
-

Rừng ngập mặn
Các khu rừng ngập mặn có vai trò trọng yếu đối với sự bền vững của ngành thủy
sản Việt Nam, vì đây là sinh cảnh của nhiều loài cá biển, cá rạn san hô và giáp
xác. Do đó, điều đáng quan ngại là các khu rừng ngập mặn của Việt Nam đã và
đang bị suy thoái nghiêm trọng.

-

Rạn san hô
Độ che phủ của san hô sống ở những rạn tại những khu vực phân bố chủ yếu trong
vùng biển của Việt Nam đã và đang suy giảm. Ở một số nơi độ che phủ của san hô
đã giảm hơn 30%. Xu hướng chung là sự suy thoái san hô sẽ diễn ra trên quy mô
lớn.

-

Nguồn lợi thủy sản
Các nguồn lợi thủy sản đang suy giảm, đặc biệt đối với các hệ sinh thái thủy sinh
trong đất liền và gần bờ, đe dọa tới sự tồn tại của một số loài. Điều này có thể thấy
rõ ở ngành hải sản.

Các vùng đất ngập nước
Diện tích các vùng đất ngập nước đang ngày càng suy giảm do các hệ sinh thái cửa sông
bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt, nạo vét sông, xây dựng đập, các
phương pháp đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, sự mất các sinh cảnh ven bờ, và do

sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Sự đa dạng loài và đa dạng di truyền
Sự du nhập các giống cây trồng mới, đặc biệt là các giống lai năng suất cao đã làm suy
giảm cả về diện tích lẫn nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Hơn 80% các giống
cây trồng bản địa đã bị mất đi trên đồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa. Các
vật nuôi đang bị mất đi với tốc độ 10%/năm.
Thay cho các giống bản địa trước đây, người nông dân được cung cấp một lượng hạn chế
các giống cây trồng có sản lượng cao, do các công ty giống và các cơ sở công nghệ sinh
học cung cấp. Những mất mát đó rất nghiêm trọng, vì các giống lúa bản địa thường có
tính đa dạng di truyền cao hơn các giống ngoại nhập, và vì vậy có khả năng chống chịu
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

cao hơn đối với các loại sâu hại và bệnh tật, và là nguồn quý để tạo các giống mới và cải
tiến.
2.5.3. Một số tác động tiêu cực của tự nhiên, hoạt động kinh tế-xã hội đến đa dạng
sinh học
2.5.3.1. Các vấn đề về xã hội
-

Sự gia tăng dân số.

-

Hiện tượng di dân.

-


Đói nghèo.

-

Tốc độ đô thị hóa.

3.5.3.2. Phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng
3.5.3. 3. Nhu cầu thị trường
3.5.3.4. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
3.5.3.5. Khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên đa dạng sinh học
3.5.3.6. Các loài ngoại lai xâm hại
3.5.3.7. Ô nhiễm môi trường
3.5.3.8. Cháy rừng
3.5.3.9. Thiên tai
3.5.3.10. Hội nhập kinh tế quốc tế

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

CHƯƠNG 3. SINH HỌC BẢO TỒN
3.1. Khái niệm về sinh học bảo tồn
“Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe
dọa đối với đa dạng sinh học” (Soulé, 1985).
Sinh học bảo tồn ra đời vì các khoa học ứng dụng truyền thống không còn đủ cơ sở để
giải thích những mối đe dọa cấp bách đối với đa dạng sinh học. Nông nghiệp, lâm
nghiệp, quản lý động vật hoang dã, sinh học thủy sản,... chủ yếu quan tâm đến vấn đề
xây dựng các phương pháp quản lý một số ít các loài có giá trị kinh tế và làm cảnh.
Những khoa học này thường không đề cập đến việc bảo vệ tất cả các loài có thể có

trong các quần xã sinh vật, hoặc chỉ đề cập như là vấn đề không quan trọng.
Sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng bằng cách cung cấp phương pháp
tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh học bảo
tồn khác với các khoa học khác ở chỗ là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ các quần xã
sinh vật là chính, các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu.
3.2. Lý do phải bảo tồn đa dạng sinh học
-

Nguyên nhân đạo đức
Nguyên nhân cân bằng sinh thái
Nguyên nhân kinh tế
Nguyên nhân bảo vệ tiềm năng
Nguyên nhân thẩm mỹ và các giá trị tinh thần

3.3. Kỹ thuật bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học ở tất cả các mức độ là duy trì một cách cơ bản các quần thể
của các loài có thể thực hiện được hoặc các quần thể xác định được bằng phương pháp
bảo tồn nguyên vị (in-situ) và/hoặc bảo tồn chuyển vị (ex-situ).
3.3.1. Bảo tồn nguồn gen
3.3.1.1. Bảo tồn nguồn gen trong trang trại
Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các cây trồng nông nghiệp và gia súc trong trang
trại là phương pháp đã được tiến hành từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt
Nam hiện có hàng ngàn giống cây trồng địa phương, có những đặc tính nông sinh học
rất quý đang tồn tại trong các trang trại của nông dân và các cộng đồng dân tộc ít
người.
3.3.1.2. Ngân hàng gen
- Ngân hàng hạt giống
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học



Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

-

Ngân hàng gen in-vitro
Ngân hàng gen đồng ruộng in-vivo

3.3.2. Bảo tồn ở cấp độ quần thể và loài
Các nỗ lực bảo tồn thường hướng về việc bảo vệ các loài đang bị suy giảm về số lượng
và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nhưng để có thể bảo tồn thành công loài trong những
điều kiện khắc nghiệt do con người tạo nên, các nhà bảo tồn cần phải xác định được
tính ổn định của quần thể dưới những điều kiện nhất định, đó là liệu quần thể của một
loài đang có nguy cơ tuyệt diệt có thể tiếp tục tồn tại hoặc thậm chí phát triển trong
một khu bảo tồn thiên nhiên được không, và các loài đang bị suy giảm có cần sự quan
tâm đặc biệt nào để tránh khỏi bị tuyệt diệt không.
3.3.3. Bảo tồn ở cấp độ quần xã, hệ sinh thái
3.3.3.1. Xây dựng các khu bảo tồn
Là một trong những bước cơ bản, quan trọng nhất trong việc bảo tồn quần xã sinh vật.
Thường thì các khu bảo tồn do nhà nước thành lập, tuy nhiên ở nhiều nước, các khu
bảo tồn cũng được các tổ chức tư nhân thành lập.
3.3.3.2. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn
Một trong những giải pháp hiệu quả và an toàn nhằm bảo tồn tốt nhất đa dạng sinh
học, có mối liên kết giữa vùng được bảo tồn và khu vực xung quanh, đã được đề cập
đến đó là quản lý hệ sinh thái.
3.3.3.3. Sinh thái học phục hồi
Sinh thái học phục hồi được định nghĩa là “một quá trình biến đổi có chủ định tại một
địa điểm để xây dựng một hệ sinh thái rõ ràng, có tính lịch sử và tính bản địa”.
(Society for Ecological Restoration, 1991). Sinh thái học phục hồi cung cấp lý thuyết
và các biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục nhiều loại hệ sinh thái bị hủy hoại khác
nhau.

3.3.4. Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng
Đây là một trong những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên quan điểm sinh thái
nhân văn mang tính chất xã hội hóa cao.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

CHƯƠNG 4.
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.1. Khái niệm Phát triển bền vững
Mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ sự phát triển. Tuy nhiên, con người
cũng như tất cả mọi sinh vật khác đều không thể đình chỉ tiến hóa và ngừng sự
phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát
triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng vẫn giữ sao cho phát triển không tác động
một cách tiêu cực tới môi trường.
Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái
niệm về phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn
các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu
cầu của thế hệ tương lai".
Tương tự như vậy, mọi cố gắng để bảo tồn đa dạng sinh học đôi khi lại mâu thuẫn
với nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người. Nếu như khái niệm phát triển
bền vững là một khái niệm hữu ích trong sinh học bảo tồn thì nó phải nhấn mạnh
vào sự phát triển trong đó không có sự tăng trưởng nhu cầu sử dụng các tài nguyên
thiên nhiên
Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng. Bền vững được đặc trưng bởi sự phân
phối quyền lợi và các cơ hội một cách công bằng giữa các tầng lớp xã hội, giới và
các thế hệ.

Khi sự bền vững được xác định về các hệ giá trị tương tác và tính công bằng giữa
các thế hệ, nó sẽ trở nên bền vững hơn. Việc xác định này bao gồm các vấn đề về
trao quyền, đạo đức cũng như các vấn đề kinh tế và môi trường. Không có những
đòi hỏi định trước cho việc đạt được sự bền vững mà điều cốt yếu là sự tương tác
giữa các giá trị xã hội và người dân địa phương trong phát triển kinh tế và quy
hoạch tài nguyên thiên nhiên.
Quản lý bền vững đòi hỏi không được để suy giảm tổng các vốn môi trường, vốn
tài nguyên con người, hay vốn mà con người tạo ra đảm bảo cho các thế hệ tương
lai. Đó là sự đáp ứng “tổng số vốn” đại diện cho ba hệ giá trị mà nó phải được duy
trì liên tục cho các thế hệ mai sau. Trong mô hình động thái bền vững này, sự khéo
léo của con người cung cấp khả năng bù đắp cho những sự mất cân bằng giai
đoạn, giữa các dạng vốn khác nhau.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

4.2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững
Rất nhiều hội nghị quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các khu
bảo tồn với việc đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Từ ý tưởng đó đưa
đến khái niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, làm sao phát triển được
nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn
là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những
nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống
của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó. Trong trường hợp đơn giản
nhất, lý luận ủng hộ mối liên quan này nói chung, bao gồm ba thành phần chính
như sau:
(1) Nếu như nhu cầu phát triển của cộng đồng địa phương đó có thể đáp ứng bởi
các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và

tài nguyên được bảo tồn.
(2) Nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc
bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưa được đáp
ứng. Vì thế, trước hết cần phải nỗ lực cải tiến kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để cho
họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên (tiếp cận phát triển kinh tế).
(3) Cộng đồng tại địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và
quản lý sử dụng tài nguyên, từ đó họ có thể được chia sẻ lợi nhuận có được từ tài
nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong ít nhất một số nhu
cầu cơ bản của người dân địa phương có thể được đáp ứng, thông qua việc sử
dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững (tiếp cận tham gia quy
hoạch).
4.3. Vùng đệm và khu bảo tồn
Vùng đệm được coi là vùng đất nằm ngay sát và thường bao quanh những vùng có
giá trị bảo tồn như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ cho các
mục đích đặc biệt.
Vùng đệm là vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm
ngoài ranh giới khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo vệ các khu bảo
tồn và cho chính vùng đệm, mang lại lợi ích cho người dân sống xung quanh khu
bảo tồn để bảo tồn và phát triển một cách bền vững. Điều này được thực hiện bằng
cách áp dụng các hoạt động phát triển đặc biệt, góp phần vào việc nâng cao đời
sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong các vùng đệm. Vùng đệm chịu sự
quản lý của chính quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác nằm trong vùng
đệm.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ


Chức năng chính của vùng đệm:
-

Góp phần vào việc bảo vệ khu bảo tồn
Tạo điều kiện mang lại cho những người dân xung quanh những lợi ích từ
khu bảo tồn

Những chức năng này có thể đạt được bằng cách:
-

Nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội của cư dân sống trong vùng đệm để
giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn
Khuyến khích cộng đồng địa phương trong vùng đệm tham gia vào quy
hoạch và quản lý các hoạt động bảo tồn
Giúp cộng đồng địa phương lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên
trong vùng đệm một cách bền vững
Điều phối các hoạt động đầu tư trong vùng đệm để đạt được các mục tiêu
bảo tồn và khuyến khích các dự án đặc biệt trong vùng đệm ủng hộ các mục
tiêu bảo tồn.

Trọng tâm các hoạt động phát triển trong vùng đệm:
-

-

Tất cả các hoạt động phải được thiết kế, xây dựng để nâng cao điều kiện
kinh tế - xã hội của cư dân vùng đệm, nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc
của họ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn
Các hoạt động được xác định phải có sự tham khảo ý kiến của cộng đồng
địa phương và phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, bao trùm

một loạt các khả năng như cải thiện vườn nhà, cải thiện các hệ thống canh
tác, phát triển các ngành nghề thủ công, giới thiệu các hoạt động du lịch
sinh thái, …
Cách tiếp cận phải linh hoạt vì nhu cầu của người dân thay đổi theo thời
gian và khả năng tham gia của họ sẽ tăng lên khi lòng tin của họ tăng lên.
Bất kỳ hoạt động nào, chẳng hạn như du lịch sinh thái phải được lập kế
hoạch sao cho có thể làm tăng tối đa lợi nhuận cho cộng đồng và các cấp
chính quyền địa phương (kể cả thu phí, thuế và các dịch vụ trực tiếp).
Các hoạt động phải đi kèm với các chương trình giáo dục, tập huấn cho
cộng đồng và các cán bộ địa phương nhạy cảm về tầm quan trọng của bảo
tồn. Ban quản lý vườn quốc gia có thể là cơ quan chính, chỉ đạo những hoạt
động này và phải có những ưu tiên trong việc tuyển dụng người địa phương
vào làm công tác quản lý vườn.

Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch và quản lý vùng đệm

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

Việc lôi cuốn các cộng đồng địa phương vào việc quy hoạch và quản lý vùng đệm
là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vì họ là những người hiểu biết tường tận nhất việc
sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Vì vậy họ là người quyết
định cuối cùng và cần phải được tham gia vào các quá trình lập kế hoạch và thực
hiện. Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng kế hoạch là:
-

Tập quán truyền thống của những gia đình và dân tộc khác nhau liên quan
đến quản lý tài nguyên.

Xác định trách nhiệm và quyền hạn của các nhóm, bao gồm các cấp chính
quyền, ban quản lý khu bảo tồn, lâm trường và nhân dân địa phương trong
việc tiến hành các hoạt động trong vùng đệm.
Thay đổi cách tiếp cận linh hoạt cho phù hợp với thời gian khi các điều
kiện thay đổi và những phản ứng có liên quan.
Thực thi pháp luật ngăn ngừa sự xâm phạm vào khu bảo tồn, tuy nhiên qúa
trình thực thi này phải được kết hợp chặt chẽ với các luật tục của địa
phương để cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.

4.4. Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve)
Khu dự trữ sinh quyển gồm một khu trung tâm, trong đó các hệ sinh thái được bảo
vệ nghiêm ngặt. Xung quanh vùng trung tâm là vùng đệm, trong đó các hoạt động
truyền thống của người dân như thu hái các loại dược liệu, kiếm gỗ, củi nhỏ được
giám sát và là nơi triển khai các hoạt động nghiên cứu không có tính hủy hoại.
Xung quanh vùng đệm là vùng chuyển tiếp, trong đó một số hoạt động phát triển
có tính bền vững như canh tác quy mô nhỏ, khai thác gỗ có lựa chọn, các thí
nghiệm khoa học được tiến hành.
Ở Việt Nam, hai khu dự trữ sinh quyển đã được thiết lập và đã được UNESCO
công nhận năm 2000 và 2001 là Rừng ngập mặn huyện Cần Giờ - Tp.HCM và khu
bảo tồn Cát Tiên - Lâm Đồng.
4.5.

Du lịch bền vững

"Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
dùng du lịch, mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
tương lai".
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó
để vừa có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì
được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ

đảm bảo sự sống.
Mục tiêu của Du lịch bền vững:
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

-

Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
Duy trì chất lượng môi trường.

Khái niệm du lịch bền vững được khai thác và sử dụng nhiều nhất với mô hình
“Du lịch sinh thái” được phát triển từ những năm cuối thế kỷ 19.
Du lịch sinh thái được hiểu là “Du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là
nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương. Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn
bảo tồn khá tốt, nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong
cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991).
Nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của
con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là
du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa
các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho
rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh
thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương.
Du lịch sinh thái tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc chính sau đây:
-


Giảm thiểu những tác động bất lợi
Tôn trọng những hiểu biết về môi trường và văn hóa
Cung cấp đầy đủ kinh nghiệm tích cực cho cả khách và chủ nhà
Cung cấp trực tiếp tài chính và lợi nhuận cho việc bảo tồn
Cung cấp tài chính, lợi nhuận và trao quyền quyết định cho người dân địa
phương
Quan tâm một cách nhạy cảm với hình thái chính trị của địa phương, với
môi trường và hoàn cảnh của xã hội
Ủng hộ quốc tế đối với quyền con người và những hợp đồng có trách nhiệm
với người dân.

Du lịch Sinh thái phát triển dựa trên nền tảng của sự giàu có về các khu bảo tồn
thiên nhiên. DLST là một hiện tượng phức tạp và đa lĩnh vực. Vấn đề giảm thiểu
tác động môi trường được coi là một tiêu chuẩn đầu tiên cho sự phát triển ngành
DLST. Từ đó thuật ngữ “Công nghệ Sinh thái” đã được sử dụng nhiều trong kế
hoạch xây dựng các chương trình Du lịch Sinh thái.
4.6. Những nỗ lực Quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

4.6.1. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu
Được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992, với sự tham dự của
178 quốc gia, cùng với những người đứng đầu tổ chức Liên hiệp quốc, các tổ chức
bảo tồn và phi chính phủ khác.
Mục đích của hội nghị là thảo luận, bàn bạc tìm kiếm giải pháp phối hợp chặt chẽ
để bảo vệ môi trường cùng với việc phát triển hiệu quả nền kinh tế tại những nước
còn nghèo. Hội nghị đã rất thành công trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của khủng hoảng môi trường và đặt nó như là trọng tâm của những mối quan
tâm trên thế giới hiện nay. Một nét giá trị của hội nghị là việc liên hệ rõ ràng giữa
bảo vệ môi trường và nhu cầu xóa đói giảm nghèo cho thế giới thứ ba, thông qua
việc trợ giúp nhiều hơn về tài chính từ những nước giàu mạnh.
Năm văn bản chính thức, khởi xướng cho việc thực hiện nhiều dự án mới, đã được
bàn bạc và đi đến những thỏa thuận chung, thể hiện sự quyết tâm của các thành
viên trong việc phối hợp vì các mục đích phát triển bền vững trong tương lai.
-

Tuyên bố Rio
Nêu rõ nguyên tắc chỉ dẫn cho các nước giàu mạnh cũng như các nước
nghèo về môi trường và phát triển. Quyền lợi của các dân tộc được sử dụng
nguồn tài nguyên của họ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội được thừa
nhận đầy đủ khi các hoạt động không làm tổn hại đến môi trường tại đó hay
ở bất kỳ một nơi nào khác. Tuyên bố khẳng định nguyên tắc “Người gây ô
nhiễm phải trả tiền” nghĩa là khi một công ty hay chính phủ gây thiệt hại,
hủy hoại môi trường, chính họ phải có trách nhiệm trả tiền đền bù và sửa
chữa thiệt hại.

-

Công ước về thay đổi khí hậu
Sự thỏa thuận này đòi hỏi các nước công nghiệp phải giảm thiểu các chất
gây ô nhiễm như cacbon dioxid và các khí nhà kính khác do họ gây ra và
phải thường xuyên làm báo cáo về kết quả của tiến trình này. Trong khi các
giới hạn ô nhiễm chưa được xác định, công ước nêu rõ: “các khí nhà kính
phải được duy trì ổn định ở mức không làm ảnh hưởng đến khí hậu trên trái
đất”.

-


Công ước về Đa dạng sinh học
Bao gồm ba mục tiêu: Bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng bền vững đa dạng
sinh học và phân phối công bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các
loài hoang dã và các loài thuần dưỡng.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

-

Tuyên bố về các nguyên tắc đối với rừng
Sự nhất trí đạt được về công tác quản lý rừng đã gặp nhiều khó khăn vì
những sự khác biệt sâu sắc về quan điểm giữa các nước ôn đới và nhiệt đới,
các nước giàu và các nước nghèo. Cuối cùng đã đưa ra lời kêu gọi về quản
lý rừng theo hướng bền vững mà không có một khuyến cáo nào kèm theo.

-

Lịch trình 21
Trình bày một cơ cấu toàn diện về những chính sách cần thiết cho sự phát
triển theo chiều hướng bảo vệ môi trường.
Lịch trình 21 chỉ ra sự liên kết giữa môi trường và các vấn đề khác vốn vẫn
thường được đưa ra cân nhắc một cách tách biệt như quyền lợi trẻ em, sự
nghèo khó, vấn đề phụ nữ, chuyển giao công nghệ, … Các kế hoạch hoạt
động được vạch ra để giải quyết những vấn đề về khí quyển, suy thoái đất,
hoang mạc hóa, phát triển các vùng núi, nông nghiệp và phát triển nông
thôn, việc phá rừng, đất ngập nước, môi trường thủy vực và vấn đề ô

nhiễm. Các cơ chế về tài chính, tổ chức, công nghệ và pháp luật để thực
hiện những hoạt động này cũng được mô tả trong lịch trình 21.

4.6.2. Tài trợ quốc tế và phát triển bền vững
Càng ngày nhóm các nước phát triển ý thức được rằng nếu họ muốn bảo vệ đa
dạng sinh học tại các nước đang phát triển, giàu có về số loài nhưng lại rất nghèo
về khả năng tài chính, thì họ không thể chỉ đưa ra những lời chỉ bảo mà còn cần
đến việc cung cấp tài chính dưới nhiều hình thức.
Các cơ quan của nước Mỹ (như Cục Phát triển quốc tế, Quỹ Khoa học quốc gia,
các Quỹ Từ thiện, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên, Quỹ Bảo tồn quốc tế, Tổ
chức Bảo tồn thiên nhiên, …) là một trong những nguồn tài trợ tài chính lớn nhất
cho thế giới thứ ba, đặc biệt là vùng nhiệt đới.
Một nguồn quỹ khác phục vụ cho công tác bảo tồn và các hoạt động về môi trường
tại các nước đang phát triển là Quỹ Môi trường toàn cầu, thực hiện các dự án liên
quan đến sự ấm lên của trái đất, đa dạng sinh học, nước cho thế giới và suy giảm
tầng ozon.
Một cơ chế ngày càng trở nên quan trọng được dùng để đảm bảo sự hỗ trợ an toàn
dài hạn cho các hoạt động bảo tồn tại các nước đang phát triển là Quỹ Môi trường
quốc gia. Quỹ này được thiết lập với Ban quản lý bao gồm đại diện của chính phủ,
các tồ chức bảo tồn và cơ quan tài trợ.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

CHƯƠNG 5.
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VIỆT NAM

5.1. Hiện trạng Việt Nam trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học

5.1.1. Hiện trạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
Tại Việt Nam, nguồn gen (cây trồng, vật nuôi, cây thuốc) đang được các cơ quan,
tổ chức trong nước, quốc tế nghiên cứu, thu thập, khai thác và phát triển thành
thương phẩm có giá trị kinh tế. Trong một số trường hợp, đã có sự chia sẻ lợi ích
giữa người sở hữu và người khai thác, sử dụng nguồn gen. Tuy nhiên, việc chia sẻ
lợi ích giữa họ và giữa nhà nông, nhà khoa học, chính quyền và doanh nghiệp
không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách công bằng, đặc biệt đối với tài
nguyên cây thuốc. Hiện nay, rất nhiều cây thuốc dân tộc đã được nghiên cứu, phát
triển thành các dạng thương phẩm có giá trị. Khi thương phẩm này được bán ra thị
trường, chỉ có nhà sản xuất được hưởng lợi trực tiếp và nhà khoa học được hưởng
lợi gián tiếp (qua chuyển giao công nghệ), còn địa phương - nơi xuất xứ của cây
thuốc, và người dân - người có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc thì không được gì.
Đây chính là hiện tượng chiếm hữu tài nguyên và tri thức bản địa ngay trong quốc
gia, tình trạng này cũng thường xảy ra giữa những nước phát triển và đang phát
triển.
5.1.2. Bảo tồn tri thức bản địa
Tri thức bản địa được thừa nhận như một nguồn tài nguyên quan trọng không kém
các nguồn tài nguyên hữu hình khác. Tại Việt Nam, vấn đề bảo tồn tri thức bản địa
chưa được quan tâm và đề cập đến nhiều trong các chương trình phát triển và bảo
tồn tài nguyên. Nhà nước chưa có kế hoạch và kinh phí cụ thể cho việc tìm hiểu,
thống kê, hay hỗ trợ duy trì tri thức bản địa tại các cộng đồng dân tộc địa phương.
5.1.3. Quản lý của nhà nước trong vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
Từ năm 1995, một số văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đề cập đến bảo tồn
nguồn gen đã được ban hành, làm tiền đề cho những văn bản sau này như:
-

Kế hoạch hành động đa dạng sinh học (12/1995)
Nghị định về quản lý giống cây trồng và quản lý giống vật nuôi (2/1996)
Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật
(12/1997).


Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

Đầu năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua hai pháp lệnh về giống cây
trồng và giống vật nuôi. Nội dung pháp lệnh quy định trực tiếp đến việc tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Mặc dù có nhiều nội dung tích cực, hai pháp lệnh này
vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó thiếu sót lớn nhất là mới chỉ đưa ra một số quy
định chung chung về điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi, về
việc gắn lợi ích của cộng đồng, của tổ chức, cá nhân với việc khai thác, bảo vệ
nguồn gen liên quan, mà chưa đề cập đến vấn đề chia sẻ lợi ích dưới góc độ pháp
luật.
Ngày 01/07/2009, Luật Đa dạng sinh học chính thức có hiệu lực thực thi trên toàn
quốc. Đây là văn bản pháp quy có tầm hiệu lực cao nhất ở Việt Nam hiện nay, quy
định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học theo định hướng bảo tồn vì mục tiêu phát triển
bền vững.
5.2. Các thách thức trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
-

Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn ĐDSH
Chính sách, pháp luật và thể chế về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
còn bất cập, thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ
Các giải pháp đảm bảo hiệu quả của việc bảo tồn đa dạng sinh học còn
phân tán, chưa đồng bộ
Sử dụng, khai thác, phát triển tài nguyên sinh vật thiếu cơ sở khoa học,
chưa được quy hoạch, quản lý bền vững
Chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh

học
Năng lực bảo tồn đa dạng sinh học còn mỏng và yếu
Đầu tư cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học còn dàn trải, thiếu trọng
điểm
Hoạt động hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học còn yếu và hiệu quả chưa
cao

5.3. Nỗ lực của Việt Nam – những định hướng cho phát triển và bảo tồn đa
dạng sinh học
5.3.1. Cải thiện hệ thống khu bảo tồn và hiệu quả quản lý của hệ thống này
Hệ thống khu bảo tồn là cốt lõi của chương trình bảo tồn đa dạng sinh học của
Việt Nam. Việc cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý được chú trọng vào việc
mở rộng hệ thống các khu bảo tồn để đưa vào các sinh cảnh chưa được đại diện
đầy đủ trong hệ thống, như các rừng thường xanh vùng thấp, các hệ thống sông,
đất ngập nước ven biển, và các vùng biển.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

Cần có một sự rà soát lại hệ thống khu bảo tồn để xác định các tính chất đầy đủ,
phù hợp và đại diện của hệ thống khu bảo tồn đối với tất cả các vùng sinh học biển
và trên đất liền nhằm xác định các điều chỉnh và bổ sung cần thiết, bao gồm cả khả
năng loại bỏ các khu đã bị lấn chiếm và /hoặc bị suy thoái nặng nề ra khỏi hệ
thống các khu bảo tồn. Việc thẩm định lại hệ thống sẽ trợ giúp đắc lực cho các Bộ
NN&PTNT, Thủy sản, Tài nguyên và Môi trường trong việc rà soát lại danh sách
của các rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển và đất ngập nước hiện có, phục vụ việc
phê chuẩn của Chính phủ.
Nhằm cải thiện việc quản lý cho một hệ thống các khu bảo tồn đang được củng cố

và mở rộng, điều cốt yếu là phải có một quá trình quy hoạch quản lý để tập trung
các nguồn tài trợ hạn hẹp vào các nhu cầu bảo tồn.
Các điều khoản và thủ tục pháp luật cũng cần được xây dựng để (i) xác lập ranh
giới và phân vùng, (ii) hợp tác với các cộng đồng địa phương sống trong và xung
quanh các khu bảo tồn, (iii) thiết lập các vùng đệm với quy chế rõ ràng và (iv) cho
phép các ban quản lý khu bảo tồn có thể tự gây quỹ và sử dụng quỹ để tăng cơ hội
cung cấp tài chính bền vững.
5.3.2. Tăng cường quyền trách nhiệm và năng lực của các cộng đồng để quản lý
tài nguyên thiên nhiên
Từ năm 1994, Việt Nam đã có những bước tiến nhằm phân quyền quản lý rừng và
giao rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức để sử dụng
lâu dài. Tiến trình này đã được thúc đẩy mạnh hơn nhờ có các Luật Đất đai (năm
2003) và Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (năm 2004). Luật Bảo vệ và Phát triển
Rừng cho phép các hoạt động lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng được
tiến hành trên những diện tích lớn thuộc rừng phòng hộ ở các vùng núi cao và
khuyến khích các hệ thống quản lý mới, kết hợp bảo vệ rừng và sản xuất.
Việc tạo các quyền hợp pháp cho các cộng đồng để sử dụng rừng bền vững trong
các rừng đặc dụng và các loại hình khu bảo tồn khác cũng đang tiến triển. Theo
bản thảo sửa đổi của Quyết định 08/2001/Qđ-TTg về quy chế quản lý rừng đặc
dụng, quyền sử dụng rừng của cộng đồng sẽ giới hạn ở việc tận dụng cây chết
trong các khu bảo vệ cảnh quan, khai thác lâm sản ngoài gỗ trong phân khu hành
chính của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Khung pháp lý cho các khu bảo tồn biển và đất ngập nước đang được xây dựng
theo hướng tạo ra các vùng sử dụng đa mục đích và chuẩn bị các cơ chế quản lý
hợp tác.
Các hoạt động ưu tiên hiện nay là tiếp tục cải thiện cơ sở pháp lý cho việc quản lý
và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nhờ cộng động và hỗ trợ thực hiện
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học



Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

định hướng này. Cần xây dựng năng lực cho các đơn vị khuyến lâm và cán bộ
nhân viên của các khu bảo tồn trong việc thực hiện một vai trò mới là tiếp cận và
hỗ trợ cộng đồng. Cần có những sự chuẩn bị đặc biệt để quản lý các hình thức sử
dụng khu bảo tồn, bao gồm các cơ cấu và thủ tục quản trị để lôi cuốn sự tham gia
của các cộng đồng, cho phép các hình thức sử dụng tài nguyên trong các khu bảo
tồn theo truyền thống và để mưu sinh, với điều kiện đã thống nhất về kế hoạch,
phân vùng và chương trình giám sát. Thách thức chính là ở chỗ các cán bộ quản lý
khu bảo tồn và các cộng động phải xác định mức độ sử dụng sao cho vẫn duy trì
được các hệ thống tự nhiên và không làm phương hại đến đa dạng sinh học. Dó
đó, cần có các chương trình đào tạo, trình diễn và cung cấp tài chính lâu dài để tiến
hành phân tích tính bền vững của các hoạt động sử dụng tài nguyên này.
5.3.3. Cải thiện việc lồng ghép các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học vào khu
vực phát triển kinh tế
Chương trình nghị sự quốc gia 21, Nghị quyết số 41-NQ/TW, Quyết định số
34/2005/QĐ- TTg, Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường và quá trình thực
hiện các chiến lược này đã thúc đẩy hàng loạt biện pháp nhằm lồng ghép các vấn
đề về môi trường và phát triển bền vững vào các ngành phát triển ở các cấp độ
quốc gia và địa phương.
Các biện pháp này bao gồm việc hỗ trợ các hoạt động trên cơ sở cộng đồng, đề cao
vai trò của các khu vực tư nhân và các mô hình “sản xuất xanh”, nhấn mạnh sự
lồng ghép, hợp tác liên ngành và tăng cường sử dụng các quá trình và công cụ
lồng ghép. Các dự án thí điểm đã cho thấy có thể thực hiện được các dự án phát
triển đem lại đồng thời các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Một thách thức
đã được thừa nhận trong Chương trình nghị sự 21 là việc hệ thống hóa các bài học
kinh nghiệm và thực tiễn. Các công cụ và phương pháp nhằm thúc đẩy bảo tồn và
sử dụng bền vững cần được phổ biến và áp dụng một cách rộng rãi hơn.
Trong số các công cụ và biện pháp lồng ghép được phổ biến thông qua Chương
trình nghị sự quốc gia 21 và Kế hoạch hành động đa dạng sinh học, có ba công cụ

và biện pháp cần được quan tâm đặc biệt và coi là cách để biến các bài học thực
tiễn quý giá thu được ở cấp độ địa phương thành hệ thống phát triển. Đó là: i) quy
hoạch đa dạng sinh học cấp vùng để thiết lập các chương trình khung bảo tồn cho
hoạt động phát triển, (ii) áp dụng nghiêm ngặt hơn các thủ tục đánh giá tác động
môi trường (EIA) để đảm bảo các tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo tồn được tuân thủ,
đồng thời các vùng cần được duy trì trạng thái tự nhiên sẽ không bị xâm hại, và
(iii) các chính sách người sử dụng phải trả tiền đối với việc khai thác thương mại
đa dạng sinh học và các dịch vụ của hệ sinh thái, nhằm tạo giá trị cho đa dạng sinh
học.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

Bảo vệ đa dạng sinh học đòi hỏi phải duy trì sinh cảnh và các hành lang nối liền
các sinh cảnh. Để đạt được điều đó cần phải có quy hoạch ở cấp độ vùng và cấp độ
cảnh quan, tốt nhất là đồng thời ở cả hai cấp độ này. Trước hết là tiến hành quy
hoạch hệ sinh thái của vùng để xác định các cảnh quan bảo tồn chủ chốt, sau đó
cùng chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện các kế hoạch cấp vùng. Bộ
TN&MT đã thử nghiệm phương pháp lập kế hoạch cho các vùng đa dạng sinh học.
Bộ NN&PTNT đã phê chuẩn kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng Trung
Trường Sơn. Các dự án khác đã thử nghiệm các biện pháp quy hoạch bảo tồn cho
một tỉnh và cho các cảnh quan bảo tồn trong một tỉnh. Bộ TN&MT đã hỗ trợ một
số tỉnh chuẩn bị các kế hoạch hành động đa dạng sinh học và các tỉnh khác cũng sẽ
tiến hành tương tự. Khi xây dựng Luật Đa dạng sinh học để trình Chính phủ vào
năm 2008, quan trọng nhất là cần phát huy được các kinh nghiệm về xác định một
hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch bảo tồn cho các tỉnh và các vùng đa dạng sinh học.
Ưu tiên thứ hai là nhằm cải thiện công cụ đánh giá tác động môi trường thành một
công cụ ra quyết định bằng cách đảm bảo rằng nó được thực hiện trong giai đoạn

đủ sớm để có thể ảnh hưởng tới việc ra quyết định và nhằm cải thiện các chuẩn bị
về mặt pháp lý và hợp đồng để thực hiện chúng. Các đánh giá tác động môi trường
ở cấp độ dự án cung cấp các thông tin và phân tích môi trường hữu ích đối với
việc quy hoạch đầu tư và quá trình ra quyết định, nhưng chỉ có các đánh giá này
thì vẫn là chưa đủ. Các công cụ môi trường nên được mở rộng để có cả các đánh
giá cấp độ chương trình, chẳng hạn các đánh giá tác động môi trường chiến lược
cho các kế hoạch đầu tư công cộng, các kế hoạch tổng thể ngành, và các kế hoạch
phát triển vùng. Nhu cầu xây dựng và thí điểm các công cụ môi trường này sẽ là
đặc biệt quan trọng để đánh giá các tác động môi trường cho các hoạt động phát
triển của các ngành như năng lượng và giao thông, và cho sự phát triển chung
trong các vùng nhạy cảm về mặt sinh thái.
5.3.4. Kiểm soát buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã
Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc buôn bán các loài động vật hoang dã ở
Đông Nam Á, vì vừa là nguồn cung cấp các loài bị bắt tại Việt Nam, vừa là điểm
trung chuyển buôn bán giữa các nước trong khu vực. Một trong các vấn đề bảo tồn
nghiêm trọng nhất của Việt Nam là làm thế nào để giảm buôn bán bất hợp pháp
động, thực vật hoang dã, và thực hiện được các trách nhiệm trong Công ước Đa
dạng sinh học và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã
nguy cấp. Các hoạt động cần thiết để giải quyết vấn đề này đã được đưa ra trong
các kế hoạch hành động của nhiều Bộ liên quan, nhưng việc thực thi các kế hoạch
đó mới chỉ được bắt đầu.
Theo đề xuất trong Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát buôn bán động,
thực vật hoang dã của Việt Nam, giải quyết vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận
phù hợp thống nhất toàn quốc, cùng với một chương trình tuyên truyền giáo dục
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

để mọi người dân đều biết. Nó cũng đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ,

các thỏa thuận song phương và đa phương, và các chương trình đồng quản lý
nhằm vào các khu vực trọng điểm.
Về khía cạnh thực thi pháp luật, các ưu tiên gồm cải thiện các quy định về bảo vệ
và buôn bán động, thực vât hoang dã và các sắp xếp về tổ chức và thể chế để thực
hiện các quy định này. Việc này đòi hỏi phải tăng cường sức mạnh cho lực lượng
kiểm lâm trong vấn đề thực thi pháp luật, điều phối tốt hơn giữa các cơ quan chính
quyền địa phương và các cơ quan thực thi pháp luật, hiểu biết rõ hơn về các quy
định pháp luật và năng lực thực hiện các quy định đó.
Về khía cạnh nhận thức công cộng, cần ưu tiên phát động các chiến dịch để thay
đổi quan điểm và cách xử sự của công chúng nhằm chấm dứt các nhu cầu về động,
thực vật hoang dã – đây sẽ là điểm mấu chốt để giảm sức hấp dẫn và cuối cùng là
lợi nhuận của việc buôn bán phi pháp.
Sự thúc đẩy nuôi trồng động, thực vật hoang dã để đáp ứng như cầu làm thuốc cần
được cân nhắc cùng với việc sử dụng các công nghệ thích hợp và các biện pháp
kiểm soát tiên tiến. Nhà nước cần có chính sách phù hợp về nuôi trồng các loài
động, thực vật hoang dã.
5.3.5. Tăng cường, đa dạng hóa và quản lý hiệu quả việc cung cấp tài chính cho
bảo tồn
Đã có các đầu tư lớn cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học từ phía
Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, việc tài trợ như vậy đang giảm so
với các mức đầu tư chung cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều này xảy ra tại thời
điểm mà việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đang đòi hỏi tăng cường các
cam kết tài trợ cho hàng loạt các chương trình và duy trì các tài trợ đó ở các giai
đoạn dài hạn và trung hạn.
Một yếu tố khác là nhu cầu định hướng lại ngân sách đầu tư của Chính phủ để đáp
ứng trực tiếp các ưu tiên bảo tồn, hạn chế phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch tại các
khu bảo tồn. Vì Việt Nam đang trên đà phát triển và nguồn ODA đang giảm,
Chính phủ Việt Nam sẽ phải gánh vác một trách nhiệm lớn hơn trong việc đầu tư
cho công tác bảo tồn. Xu hướng này đã rõ ràng, nhưng tổng các mức đầu tư vẫn
còn nhỏ so với yêu cầu hoàn thiện năng lực và kỹ năng quản lý đa dạng sinh học.

Ưu tiên cao nhất là nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt trong tài trợ cho các khu bảo
tồn hiện đang do tỉnh quản lý – các khu loại này chiếm tới 95% trong hệ thống khu
bảo tồn quốc gia. Việc quản lý các khu bảo tồn đòi hỏi một cam kết cung cấp ngân
sách lâu dài. Một chương trình mục tiêu quốc gia cung cấp tài chính trong vòng 10
năm cho các khu bảo tồn sẽ đem lại một sự đảm bảo lâu dài, cải thiện hiệu quả
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

quản lý dựa trên các nhu cầu bảo tồn và cho phép lập kế hoạch đầu tư và kinh
doanh tốt hơn ở cấp địa phương. Một chương trình quốc gia đặc biệt sẽ giúp bù
đắp những thiếu hụt trong tài trợ cho bảo tồn trong giai đoạn chuyển đổi, khi đang
diễn ra quá trình phân quyền, khi các tỉnh đã có năng lực – về mặt ngân sách và kỹ
năng – để cam kết cải thiện các khu bảo tồn của họ.
Một khả năng có thể xem xét như là một hợp phần của chương trình đặc biệt về
các khu bảo tồn quốc gia là thành lập một quỹ bảo tồn đa dạng sinh học, hoặc mở
rộng hay bổ sung một quỹ đang hoạt động, chẳng hạn như Quỹ bảo vệ môi trường
quốc gia của Chính phủ do Bộ TN và MT quản lý. Một quỹ như vậy có thể được
đóng góp bằng tiền thuế từ xây dựng đập thủy điện, du lịch, và các ngành được
hưởng lợi từ đa dạng sinh học, theo phương châm “người sử dụng phải trả tiền”.
Một ưu tiên khác là đánh giá và xây dựng các cơ hội để người nghèo có thể hưởng
lợi từ việc cung cấp các dịch vụ sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái, bảo vệ đầu
nguồn và hấp thu cacbon.
Cần thực hiện những cải cách cho phép thu phí từ các dịch vụ mà bảo tồn cung
cấp. Ví dụ như một chính sách cho phép thu phí từ phát triển thủy điện và cho
phép các khu bảo tồn có thể thu phí và quản lý các nguồn thu đó cho các mục đích
bảo tồn. Các biện pháp này, cùng với các biện pháp khác nhằm tăng cường vai trò
và đóng góp của khu vực tư nhân vào công tác bảo tồn cần được thử nghiệm. Các
doanh nghiệp tư nhân nên sớm nhận thấy lợi ích của việc quản lý tốt đa dạng sinh

học đối với việc kinh doanh của họ.
Các nhà quản lý của các khu bảo tồn phải được trao quyền, sự tin cậy và các
nguồn lực để xây dựng được mối quan hệ công tác với các ban ngành và cộng
đồng địa phương.
Trong tương lai, tầm quan trọng của các khu bảo tồn sẽ được đánh giá qua sự đóng
góp của chúng đối với nền kinh tế quốc gia và địa phương. Các khu bảo tồn cũng
sẽ được thẩm định kỹ về các đóng góp của chúng với công cuộc giảm nghèo.
Chúng cũng sẽ được đánh giá dựa trên các nội dung ưu tiên về cải cách hành chính
đã được phê chuẩn, như sự phân cấp, tính rõ ràng minh bạch và trách nhiệm giải
trình.

Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

CHƢƠNG 6.
PHƢƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG
SINH HỌC

6.1. Phƣơng pháp giám sát, đánh giá đa dạng sinh học
6.1.1. Điều tra, giám sát đa dạng động vật
Được thực hiện thông qua các bước cơ bản sau:
-

Lập tuyến điều tra
Điều tra giám sát quẩn thể thú lớn
Điều tra giám sát quần thể thú nhỏ
Điều tra giám sát quần thể chim.


6.1.1.1. Phương pháp lập tuyến điều tra
Các tuyến phải ở những nơi dễ tiếp cận (như từ hệ thống đường lớn hay đường
mòn sẵn có hoặc sông, suối) nhưng không được trùng lắp. Các tuyến có thể cách
đều hoặc không đều nhau. Thông thường tuyến điều tra là những đường thẳng và
có hướng bất kỳ.
Khoảng cách giữa các tuyến tốt nhất là 500-1000m. Đầu mỗi tuyến phải đánh dấu
bằng các vật liệu không bị mất sau nhiều năm (băng nilon, sơn màu,...).
Lập tuyến điều tra trên hiện trường bằng la bàn và cọc tiêu. Đánh dấu chia đoạn
theo cự ly 100m để phục vụ các hoạt động sau này (như lập tuyến ngang, đặt bẫy
thú nhỏ, đặt lưới mờ,...). Nếu tuyến đi qua nhiều dạng sinh cảnh khác nhau thì ở
đầu mỗi dạng sinh cảnh cần xác định và làm dấu mốc phân định.
6.1.1.2. Phương pháp điều tra giám sát quần thể thú lớn
Thực hiện thông qua các bước sau:
 Điều tra kiểm kê:
 Xác định các chỉ số (hay xu thế) quần thể:
 Tính mật độ quần thể theo tuyến
6.1.1.3. Phương pháp điều tra giám sát quần thể thú nhỏ
Bao gồm các bước sau:
- Bẫy bắt để kiểm kê
- Giám sát xu hướng của quần thể (tăng-giảm)
- Đặt bẫy để giám sát quần thể trong sinh cảnh
- Kiểm tra và xử lý con vật sa bẫy
- Phân tích kết quả bẫy bắt.
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Môi trường và BHLĐ

6.1.1.4. Phương pháp điều tra giám sát quần thể chim
Các bước tiến hành bao gồm:

-

Chọn địa điểm giăng lưới mờ
Điều tra kiểm kê
Giám sát các xu hướng của quần thể
Kiểm tra lưới mờ
Xử lý chim bắt được
Phân tích kết quả bẫy bắt bằng lưới mờ.

6.1.2. Điều tra, giám sát đa dạng thực vật
Được thực hiện nhằm tìm hiểu về tất cả hoặc nhiều loài thực vật trong khu bảo tồn
đang được bảo vệ như thế nào bởi các chiến lược quản lý, nhận dạng các kiểu sinh
cảnh và phân bố của chúng trong khu bảo tồn, giám sát và nhận ra những thay đổi
của sinh cảnh, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các vấn đề và tác động môi trường
đến khu bảo tồn.
Thông thường, việc điều tra giám sát đa dạng thực vật được thực hiện theo cách
sau:
6.1.2.1. Điều tra theo tuyến
-

-

Tương tự trên, sau khi xác định các dạng sinh cảnh chính của khu bảo tồn,
cần xác định khu vực lập tuyến điều tra, số tuyến cần lập và số lần lập lại
cho mỗi đợt điều tra.
Xác định cự ly ghi chép
Ghi chép dữ liệu.

6.1.2.2. Điều tra theo ô tiêu chuẩn
Giúp xác định diện tích điều tra và ghi chép dữ liệu một cách cụ thể, chi tiết hơn.

Có 2 loại ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn tạm thời và ô tiêu chuẩn cố định. Việc lựa
chọn tùy thuộc vào yêu cầu của chương trình điều tra, giám sát.
6.1.3. Giám sát tác động của con người đến khu bảo tồn
Bao gồm các bước sau:
6.1.3.1. Tìm hiểu các tác động của con người lên sinh cảnh
Bằng nhiều hình thức như sử dụng TN, chăn thả gia súc... Theo thời gian, các ảnh
hưởng có thể tăng lên do sự tăng kích thước quần thể hoặc sự nhập cư..., hoặc có
thể giảm xuống do sự di dân bớt hoặc chuyển làng đi nơi khác
6.1.3.2. Lập tuyến điều tra tác động
Kết quả đánh giá chỉ ra những khu vực có tác động thấp cũng như cự ly ảnh hưởng
của con người từ khu làng bản vào khu bảo tồn.
Bài giảng tóm tắt môn Bảo tồn Đa dạng Sinh học


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×