Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề thi luật hành chính tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.94 KB, 20 trang )

Đề thi Luật hành chính tham khảo
1. Lý thuyết
1. Phân tích đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước? cho ví dụ minh họa ?
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao?
a. Luật quản lý hành chính không chỉ điều chỉnh quan hệ quản lý trong hoạt động của cơ
quan quản lý nhà nước
b. Chỉ cơ quan quản lý nhà nước có quyền ban hành văn bản hành chính
c. Phần lớn vi phạm hành chính có cấu thành hình thức
2. Bài tập
1. A là chuyên viên chính của bộ X, A bị xử lý kỷ luật hạ ngạch vì hành vi vi phạm kỷ
luật. Không đồng ý với quyết định kỷ luật trên, A làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan có
thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã kết luận việc xử lý kỷ luật A là
sai hình thức kỷ luật. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử lý như thế nào là
đúng pháp luật? Nêu căn cứ pháp lý? Quyết định xử lý kỷ luật A có phải là nguồn của
luật hành chính không? Tại sao?
2/ Ngày 15/3/2008 đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra cơ
sở kinh doanh rượu ngoại do bà B làm chủ đã phát hiện số lượng rượu giả giá trị khoảng
20 triệu đồng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm và tạm giữ số hàng trên và chuyển
hồ sơ cho đội trưởng đội quản lý thị trường xử phạt. Trong khi đang xem xét để ra quyết
định xử phạt bà B thì đoàn kiểm tra lại phát hiện bà B còn cất giấu một số rượu giả giá trị
khoảng 10 triệu đồng tại một địa điểm khác.
Căn cứ vào quy định pháp luật hành chính hiện hành, người có thẩm quyền xử lý như thế
nào thì đúng pháp luật trong trường hợp trên? Quan hệ giữa đội trưởng đội quản lý thị
trường và bà B có phải là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính không và thuộc
nhóm nào?
ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH (lần 1)
LỚP TM - QT - DS 33B
Thời gian làm bài: 90p, không kể thời gian phát đề
Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài thi =.=
Câu 1: (3 điểm)



Anh( chị) hãy nêu và phân tích các dấu hiệu của một quyết định hành chính thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án nhân dân.Cho vd minh họa.
Câu 2: ( 3 điểm)
Các nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao?
A) Nếu không có tình huống bất khả kháng thì thời hạn kháng cáo của các đương sự
trong vụ án hành chính sẽ kết thúc cùng một lúc.
B) Nếu cán bộ công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống bị kỉ luật
buột thôi việc và sau khi khiếu nại mà đã hết thời hạn giải quyết nhưng không được giải
quyết và họ vừa khiếu nại lần hai, vừa khởi kiện tại tòa án thì thẩm quyền giải quyết
thuộc về tòa án.
C) Nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại.
D) Một kiểm sát viên không được giám sát tại hai phiên tòa trong cùng một vụ án.
E) Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm.
F)Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội là
5 ngày.
Câu 3: (4 điểm)
A)Ông A cư trú tại quận X, bị Chủ tịch UBND Quận Y thành phố H xử phạt vi phạm vi
phạm hành chính. Ông A đã khiếu nại nhưng sau nhiều lần nộp đơn trực tiếp mà không
được người có thẩm quyền tiếp nhận, ông A đã nộp đơn khiếu nại qua đường bưu điện.
Sau khi nhận được đơn của ông A do bưu điện giao, UBND quận Y gửi giấy mời ông A
lên trụ sở UBND để giải quyết khiếu nại nhưng sau hai lần gửi giấy mời họp ông A đều
không có mặt. UBND quận Y đã ra thông báo không giải quyết khiếu nại của ông A vì
không xác định được chữ kí trong đơn khiếu nại và gửi thông báo này cho ông A vào
ngày 11/06/2009. Ngày 10/07/2009, ông A nộp đơn khởi kiện VAHC tại TAND quận Y.
- Theo anh (chị). Tòa án có thụ lí hay không? Tại sao?
- Giả sử tòa án không thụ lí đơn kiện của ông A, anh(chị) hãy trình bày quan điểm của
mình về cách xử lí đó.

B) Bà B là người khởi kiện trong một vụ án hành chính. Ngày 22/06/2010 tòa án mở
phiên sơ thẩm xét xử vụ án vắng mặt bà B mà không có lí do theo quy định để xét xử


vắng mặt. Ngày 4/7/2010 bà B kháng cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm vì bà không được triệu
tập hợp lệ để tham gia phiên tòa sơ thẩm. Kháng cáo đã được thụ lí.
Theo anh, chị, hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định thế nào trong vụ việc trên? Vì
sao?
Mọi người cho mình hỏi bài tập tình huống môn hành chính như sau:
M là cán bộ phòng tài nguyên môi trường quận Y, tỉnh H. Tháng 12/2007 do vi phạm kỹ
luật nên M bị buộc thôi việc. Tháng 5/2008, M hùn hạp với một số người quen thành lập
công ty kinh doanh bất động sản có trụ sở tại quận H. M tham gia với số vốn chiếm 1/3
tổng số vốn và được dự kiến là chủ tịch hội đồng quản trị. Khi hồ sơ đăng ký kinh doanh
gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì
M ko đủ tư cách tham gia thành lập doanh nghiệp này.
a/ Căn cứ để cơ quan có thẩm quyền từ chối thành lập doanh nghiệp trên?
b/ tình tiết bổ sung: Ngày 1/7/2008 sau khi nhận văn bản trả lời của cơ quan có thẩm
quyền, M khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan đó. trong phần yêu cầu của đơn khiếu nại M
nên viết như thế nào? (mọi người cho biết luôn là ở trong văn bản luật nào nhé!)
c/ tình tiết bổ sung: Ngày 1/9/2008, khi ko nhận được trả lời khiếu nại của cơ quan giải
quyết khởi kiện, M đến văn phòng luật sư nhờ tư vấn cho việc khởi kiện cơ quan đã từ
chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nói trên. M có thể khởi kiện đến tòa án
nào? cơ sở pháp lý?
d/ Hãy xác định đối tượng khởi kiện, người khởi kiện và người bị kiện trong vụ việc. cơ
sở pháp lý?
***Câu 2 (2đ) : Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện C đã quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng đối với Nguyễn Văn K (14 tuổi) và giao cho UBND xã A tổ chức
đưa K vào trường giáo dưỡng. Trong quá trình trình thực hiện, lực lượng cưỡng chế đã
làm gãy tay phải của K. K đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của chủ tịch UBND huyện C và hành vi

cưỡng
chế
của
lực
lượng
cưỡng
chế.
Hỏi:
1. Tòa án có nhận đơn khởi kiện của K không? (giả sử K đã thực hiện giai đoạn tiền tố
tụng).
2. Ai phải bồi thường thiệt hại cho K (giả sử K không có lỗi dẫn đến việc gãy tay)
8. Những khẳng định sau đây đúng hay sai?





a. Hành vi pháp lý hành chính bất hợp pháp thực hiện bằng không hành động
làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính?
b. Các quan hệ pháp luật có cơ quan hành chính tham gia đều là quan hệ pháp
luật hành chính?
c. Mọi công dân đạt đến 1 độ tuổ nhất định do pháp luật hành chính quy định
đều trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính?
d. Tổng liên đoàn lao động VN không phải là cơ quan hành chính nhà nước vì
vậy không thể trở thành chủ thể quản lý hành chính nhà nước?









e. UBND thành phố và tòa án nhân dân thành phố có thể tham gia vào quan hệ
pháp luật hành chính với nhau mà UBND với tư cách là chủ thể bắt buộc.
f. Ngưới nước ngoài không thể trở thành chủ thể quản lý hành chính nhà nước ở
VN?
g. Việc chấp hành văn bản VPHC luôn kéo theo việc áp dụng quy pham PLHC
của cơ quan , cán bộ nhà nước có thẩm quyền?
h. Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực
thuộc 2 chiều?
i. Khi có đủ 3 điều kiện

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH (LẦN 1)
THỜI GIAN LÀM BÀI 75PH
I/ LÝ THUYẾT
1. Anh chị hãy phân tích đặc điểm VAHC. Liên hệ đặc điểm đối tượng tranh chấp trong
VAHC là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính với quyền hạn của
HĐXX sơ thẩm. (3đ)
2. Các nhận định sau đây Đ hay S? Giải thích? (3đ)
a. Khi xét thấy việc khởi kiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện khởi kiện, Tòa án sẽ tiến
hành thụ lý vụ án.
b. Đối với khiếu kiện quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ công chức giữ chức vụ từ
Vụ trưởng và tương đương trở xuống, nơi cư trú hoặc nơi làm việc của cán bộ - công
chức khới kiện không là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
c. Trong TTHC, cá nhân – tổ chức có thể khời kiện nhiều lần đối với cùng một vụ việc.
II/ BÀI TẬP
Ngày 28/05/2009, UBND huyện C thành phố H có quyết định số 187/QĐ-UBND về việc
bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình của ông Đ là 350
tr đồng. Do không đồng ý với mức đền bù trên, ông Đ làm đơn khiếu nại, ngày

24/07/2009 chủ tịch UBND huyện C ban hành quyết định 281QĐ-UBND bác đơn khiếu
nại của ông. Ngày 14/08/2009 ông Đ làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND thành phố
H. Ngáy 11/09/2009, chủ tịch UBND thành phố H ra quyết định 3898/QĐ-UBND bác
đơn khiếu nại của ông Đ, trong quyết định có nội dung: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định này, ông Nguyễn Văn Đ có quyền khởi kiện VAHC tại Tòa án
theo quy định.” Căn cứ QĐ 3898, ngày 28/09/2009 ông Đ nộp đơn khởi kiện đến TAND
thành phố H. Anh chị hãy cho biết:
a) TAND thành phố H có thụ lý đơn khởi kiện của ông Đ ko? Vì sao?
b) Trong trường hợp TAND thành phố H thụ lý và giải quyết vụ án, sau khi bản án có
hiệu lực pháp luật, chủ thể nào có thẩm quyền kháng nghị và giải quyết? Hãy nêu cách
thức giải quyết trong trường hợp này?
TPHCM, Ngày 03 tháng 06 năm 2010


Tổng hợp đề thi môn Luật Tố tụng hành chính
Đề 1:
ĐỀ THI MÔN : TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Khoa : Luật Hành Chính - ĐH Luật TP.HCM
Thời gian : 90 phút
Được sử dụng tài liệu
1. Anh chị hãy cho VD một vụ án hành chính và phân tích các điều kiện khởi kiện trong
vụ án HC đó. (3 điểm)
2. Lý giải các nhận định đúng sai sau đây: (3 điểm)
a/ Tất cả các quyết định kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ
trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng xét xử HC của tòa án nhân dân.
b/ Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ
khiếu kiện hành HC nào.
c/ Không phải trong mọi trường hợp, tòa án đều thụ lý vụ án HC vào ngày người khởi
kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Pháp luật quy định cần giải quyết như thế nào trong trường hợp sau đây: (2 điểm)

Ngày 10.5.2007, Giám đốc sở thương mại X đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc ông
A (là công chức công tác tại Sở). Ông A đã gữi đơn khiếu nại về hình thức kỷ luật tới
giám đốc sở. Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết định giải quyết định lần đầu với nội
dung: Giữ nguyên hình thức kỷ luật nêu trên. Quyết định giải quyết khiếu nại được được
gửi cho ông A ngày 10.7.2007. Ngày 20.7.2007, ông A gửi đơn khiếu nại lần hai đến chủ
tịch UBND tỉnh X. Ngày 28.7.2007, ông A gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND
tỉnh X.
4. Việc giải quyết của người có thẩm quyền có đúng pháp luật không? Giải thích? (2
điểm).
1/ Ngày 10.9.2007, bà B (cư ngụ tại xã X, huyện Y, tỉnh Z) gửi đơn khiếu nại đến chủ tịch
UBND tỉnh Z về quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Chủ tịch Z quyết định
giữ nguyên nội dung quyết định tạm giữ. Bà B đã khởi kiện vụ án HC tại TAND tỉnh Z.
Trong phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa đã xác định ông C ( thư ký tòa án) là em cùng
cha khác mẹ với bà B. Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên tòa.
Đề 2:


--------------------------------Đề 3:
--------------------------ĐỀ THI MÔN : LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Khoa : Luật Hành chính – ĐH Luật TP.HCM
Thời gian : 60 phút
Được sử dụng tài liệu
Câu 1:
Trình bày sự khác nhau giữa việc trả lại đơn kiện và việc đình chỉ giải quyết vụ án hành
chính.
Câu 2: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích ?
a) Tòa án sẽ xử vắng mặt nếu đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn
vắng mặt.
b) Trong VAHC, nếu người khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định HC bị
khiếu kiện gây ra nhưng không đưa ra được chứng cứ chứng minh mức thiệt hại cụ thể thì

tòa án sẽ bác yêu cầu đó.
c) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong mọi trường
hợp.
Câu 3:
Ông A là trưởng phòng văn hóa thông tin huyện, nhận được quyết định kỷ luật số
023/KL-VHTT buộc thôi việc đối với ông ngày 15/02/2007. Ngày 20/02/2007 ông khiếu
nại lần đầu. Ngày 28/02/2007 ông nhận được quyết định giải quyết khiếu nại với nội
dung giữ nguyên quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Ngày 29/03/2007 ông A khởi kiện vụ
án HC tại tòa án có thẩm quyền. Tòa án đã thụ lý ngày 05/04/2007. Ngày 15/04/2007
nhân sinh nhật lần thứ 36 của QuangLT thì người bị kiện đã ra quyết định hủy bỏ quyết
định số 023/KL-VHTT.
a) Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì đối tượng khiếu
kiện không còn. Sau đó, ông A kháng cáo. Trong trường hợp này, tòa án cấp phúc thẩm sẽ
xử lý thế nào? Vì sao?


b) Giả sử, khi vụ án đang được tòa án giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì ông A lăn
đùng ra chết. Trong trường hợp này tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết vụ việc như thế
nào ? Tại sao ?
Đề 4:
-------------------------------------ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề
Học viên được sử dụng tài liệu khi làm bài thi
Câu 1 (3 điểm):
Phân tích quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện trong vụ án hành chính.
Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3 điểm)
a) Bản án sơ thẩm không thể bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
b) Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại đến quyền lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân là người chưa thành niên, người bị tâm thần nếu không có
người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án và có trách nhiệm cung cấp

chứng cứ.
c) Chánh toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao đã tham gia xét xử vụ án hành chính theo
thủ tục phúc thẩm thì không được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm.
Câu 3 (4 điểm)
a) Bà A có hộ khẩu thường trú tại quận C thành phố H, là chủ doanh nghiệp tư nhân
Molino chuyên sản xuất, kinh doanh xe đạp điện có trụ sở đặt tại quận D thành phố H.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008, doanh nghiệp
Molino phát hiện doanh nghiệp Rolet (là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên
nhập khẩu kinh doanh xe đạp điện có trụ sở đóng trên địa bàn quận C thành phố H) bán
xe đạp điện với giá thấp hơn giá sản xuất tại bất kỳ cơ sở sản xuất nào tại Việt Nam.
Bà A đã khiếu nại hành vi bán phá giá nói trên đến Cục quản lý cạnh tranh vào ngày 25
tháng 4 năm 2008, Cục quản lý cạnh tranh ra quyết định giải quyết khiếu nại của bà B
trong đó xác nhận doanh nghi9ệp Rolet không bán phá giá. Bà B không đồng ý nên đã
khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ thương mại. Bộ trưởng Bộ thương mại đã ra quyết định giải
quyết khiếu nại theo đó tiếp tục khẳng định doanh nghiệp Rolet không vi phạm pháp luật
về cạnh tranh.


Hỏi:
Bà A có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân quận D hay không? Vì sao?
b) Bà B bị Chi cục trưởng Chi cục thuế quận X thành phố H xử phạt hành chính và bị
truy thu thuế. Bà B được giải quyết khiếu nại lần hai nhưng không đồng ý nên đã khởi
kiện vụ án hành chính.
- Toà án nhân dân có quyền thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính hay
không? Căn cứ pháp lý?
Đề 5:
-----------------ĐỀ THI : Luật tố tụng hành chính (lần 2 - Lớp 5C)
Thời gian: 60 phút , được sử dụng tài liệu .
Câu 1 (3điểm) :
Trình bày vấn đề đình chỉ giải quyết VAHC. Cho 1 ví dụ và phân tích để làm rõ ràng TA

đã đình chỉ giải quyết là đúng pháp luật.
Câu 2: các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích. (3điểm)
a) Trong một số trường hợp, Một Thẩm phán có thể xét xử nhiều lần theo trình tự sơ
thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm với cùng một vụ án.
b) Toà HC TAND cấp tỉnh chỉ xét xử các vụ án HC theo thủ tục sơ thẩm.
c) Việc trả lại đơn kiện theo qui định tại Điều 31 PLTTGQCVAHC có thể thực hiện sau
khi đã thụ lí vụ án.
Câu 3 (4điểm) :
a) Công ty AK bị người có thẩm quyền ra quyết định số 100 xử phạt vì hành vi kinh
doanh không đúng ngành nghề đã đăng kí với nội dung: “Xử phạt công ty AK 1.000.000
đồng. Tước giấy phép kinh doanh trong thời hạn 01 năm.”
Sau khi nộp phạt, không đồng ý về việc thu hồi giấy phép kinh doanh, lãnh đạo công ty
đã làm đơn khiếu nại hợp lệ và khởi kiện VAHC theo đúng thủ tục.
TA xét xử sơ thẩm đã tuyên: “Huỷ bỏ toàn bộ quyết định số 100; công ty đc kinh doanh
theo giấy phép kể từ ngày bản án có hiệu lực PL.”


Anh /chị hãy nhận xét về việc giải quyết của TA.
b) Ông Nguyễn Văn A., 30 tuổi, bị xử phạt VPHC. Sau khi đc giải quyết khiếu nại lần 2,
ông A. đã hởi kiện vụ VAHC trong thời gian qui định nhưng TA lại trả lại đơn kiện vì lí
do ông A. đã vi phạm điều kiện khởi kiện VAHC.
Hỏi: TA trả lại đơn kiện là đúng hay sai? Vì sao? Ông A. có thể bảo vệ quyền của mình
bằng cách nào?
Đề 6:
----------------------Câu 1: các khẳng định sau Đ hay S? tại sao?
a/ Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án trong trường hợp ng` bị kiện là ng` chưa thành
niên, ng` có nhược điểm về thể chất mà ko còn cha mẹ, ng` đỡ đầu
b/ Tòa HC TANDTC chỉ có thẩm quyền xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm
c/ Trong mọi trường hợp, ng` khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm

d/ Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa nếu có yêu cầu của ng` khởi
kiện để tìm luật sư
Câu 2:
Chủ tịch UBND tỉnh T ra quyết định số 12/QD-UB để cưỡng chế thi hành QĐ số 11/QDUB về việc thu hồi quyền sử dụng đất của hộ gia đình ông B. Ông B ko đồng ý, đã khiếu
nại đến chủ tịch UBND tỉnh T. CHủ tịch UBND tỉnh T đã ra quyết định giải quyết khiếu
nai, song ông B ko đồng ý với cách giải quyết của chủ tịch UBND tỉnh T nên đã khởi
kiện lên TAND tỉnh T và khiếu nại lên Bộ TN&MT
Tại thời điểm thụ lý vụ án, tòa án nhân dân tỉnh T xét thấy đã có quyết định giải quyết
khiếu nại của Bộ trưởng bộ TN&MT
Hỏi:
a/Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? căn cứ pháp lý?
b/ Điều kiện để thụ lý vụ án? Đối tượng khởi kiện? căn cứ pháp lý?
(được sử dụng pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án HC và Nghị quyết 04 )
thời gian làm bài 60'


Đề 7:
-----------------------1. Anh chị hãy cho VD một vụ án hành chính và phân tích các điều kiện khởi kiện trong
vụ án HC đó. (3 điểm)
2. Lý giải các nhận định đúng sai sau đây: (3 điểm)
a/ Tất cả các quyết định kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ
trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng xét xử HC của tòa án nhân dân.
b/ Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ
khiếu kiện hành HC nào.
c/ Không phải trong mọi trường hợp, tòa án đều thụ lý vụ án HC vào ngày người khởi
kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Pháp luật quy định cần giải quyết như thế nào trong trường hợp sau đây: (2 điểm)
Ngày 10.5.2007, Giám đốc sở thương mại X đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc ông
A (là công chức công tác tại Sở). Ông A đã gữi đơn khiếu nại về hình thức kỷ luật tới
giám đốc sở. Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết định giải quyết định lần đầu với nội

dung: Giữ nguyên hình thức kỷ luật nêu trên. Quyết định giải quyết khiếu nại được được
gửi cho ông A ngày 10.7.2007. Ngày 20.7.2007, ông A gửi đơn khiếu nại lần hai đến chủ
tịch UBND tỉnh X. Ngày 28.7.2007, ông A gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND
tỉnh X.
4. Việc giải quyết của người có thẩm quyền có đúng pháp luật không? Giải thích? (2
điểm).
1/ Ngày 10.9.2007, bà B (cư ngụ tại xã X, huyện Y, tỉnh Z) gửi đơn khiếu nại đến chủ tịch
UBND tỉnh Z về quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Chủ tịch Z quyết định
giữ nguyên nội dung quyết định tạm giữ. Bà B đã khởi kiện vụ án HC tại TAND tỉnh Z.
Trong phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa đã xác định ông C ( thư ký tòa án) là em cùng
cha khác mẹ với bà B. Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên tòa.
Đề 8:
------------------------------Đề thi Luật Tố tụng Hành chính
Khoá 31 - Kinh tế & Quốc tế
Thời gian: 60 phút - Được sử dụng các văn bản luật


Câu 1: Các khẳng định sau Đúng hay Sai? Tại sao? Nêu rõ căn cứ pháp lý:
a. Trong quá trình xem xét lại vụ án theo trình tự phúc thẩm, Toà án sẽ đình chỉ giải quyết
nếu thấy trong giai đoạn chuẩn bị xử sơ thẩm mà người khởi kiện chết mà quyền và nghĩa
vụ tố tụng của họ chưa được thừa kế.
b. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu kiện đối với mọi quyết định hành chính lần đầu.
c. Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu quyết định hành chính là đối
tượng khiếu kiện đã bị hủy.
d. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu xét thấy
phiên toà sơ thẩm đã xác minh chứng cứ thiếu chính xác, chưa đầy đủ.
Câu 2: Bài tập tình huống
Ông A (cư trú tại huyện Y) đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND
huyện X cho rằng ông A đã thực hiện hành vi vi phạm này trên địa bàn huyện X nên đã ra
quyết định số 312/QĐ-CT xử phạt vi phạm HC đối với ông A.

Không đồng ý với quyết định xử phạt và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ
tịch UBND huyện X, ngày 20/3/2007 ông A đã khởi kiện ra toà án có thẩm quyền.
Trong thời gian thụ lý vụ án, Chủ tịch UBND huyện X đã ra quyết định số 416/QĐ-CT
sửa đổi quyết định 312, giảm mức phạt tiền đối với ông A. Tuy nhiên, ông A vẫn không
đồng ý với quyết định 416 và cũng không rút đơn kiện.
Hỏi:
a. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án.
b. Toà án sẽ phải xem xét tính hợp pháp của quyết định nào
c. Phần quyết định của phán quyết của Toà án sẽ phải chứa nội dung gì nếu như trong khi
xét xử vụ án thì Toà án phát hiện ra hành vi của ông A được thực hiện trên địa bàn huyện
Y.
Lưu ý: dữ kiện "hành vi của ông A được thực hiện trên địa bàn huyện Y" chỉ được xét
trong câu hỏi c.
Đề 9:
-------------------------------Đề thi môn Luật tố tụng hành chính


Thời gian làm bài: 60 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật khi làm bài thi
Câu 1( 3 điểm)
Phân tích nhiệm vụ của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Gỉai thích tại sao? (3 điểm)
a) Một người không thể đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện
và người bị kiện trong cùng một vụ án.
b) Mọi trường hợp, trước khi khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân, cá nhân, tổ
chức đều phải thực hiện việc khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải
quyết đó.
c) Mọi vụ án sẽ không được xem xét nhiều lần theo thủ tục gíam đốc thẩm, tái thẩm.
Câu 3( 4 điểm):
a) Một ngày sau khi nhận được giấy giới thiệu về việc nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa

án, người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí và đến Tòa án xin rút lại đơn kiện.
Tòa án sẽ xử lý thế nào? Căn cứ pháp lý?
b) Anh Nguyễn Văn A làm đơn gởi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được thay đổi tên.
Yêu cầu của anh A bị từ chối. Anh A đã khởi kiện vụ án hành chính theo đúng thủ tục.
Sau khi vụ án được thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm, anh A qua đời. Bố của anh A
làm đơn gửi Tòa án yêu cầu được kế thừaquyền và nghĩa vụ tố tụng của anh A. Anh (chị )
hãy trình bày cách xử lý và nêu căn cứ pháp lý trong tình huống trên.
Đề 10:
-----------------------------Câu 1- 3 đ)
Phân tích đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính trong vụ án hành chính, cho ví dụ.
Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích tại sao? ( 3 đ)
a. Người khởi kiện không có quyền kháng cáo quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án
trong trường hợp tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do người khởi
kiện đã được triệu tập hợp lệ hai lần mà vẫn vắng mặt.


b. TA sẽ xử vắng mặt đương sự nếu họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn
vắng mặt.
c. Thời hạn tạm đình chỉ việc giải quyết VAHC là không thể xác định trước; nó phụ thuộc
vào căn cứ tạm đình chỉ.
Câu 3: ( 4 đ)
a. Ông B 50 tuổi, bị UBND tỉnh N thu hồi đất để thực hiện dự án khu công nghiệp.
Không đồng ý với mức bồi thường và hỗ trợ tái định cư, nên ông B đã khiếu nại đến chủ
tịch UBND tỉnh N. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND
tỉnh N; 40 ngày sau, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch
UBND tỉnh N, ông B đã khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường.
Hỏi: Việc khiếu nại của ông B có đúng pháp luật hay không? Vì sao? Nếu ông B đồng
thời khởi kiện VAHC tại TAND thì TA có quyền thụ lý vụ án không? Vì sao?
b. Bà A là người khởi kiện VAHC. Sau 14 ngày kể từ ngày nhận được bản sao bản án sơ
thẩm, bà A phát hiện thẩm phán đã tham gia xét xử là bố của thư ký phiên tòa. Với lý do

này, bà A cho rằng bản án sơ thẩm không khách quan. Bà A có thể bảo vệ quyền lợi của
mình bằng cách nào? Nếu bà A đã kháng cáo, TA cấp phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào? Vì
sao?
Đề 11:
------------------------------1. Khẳng định sau đây đúng hay sai? giải thích tại sao?
a, Các giai đoạn của tố tụng hành chính đều có chung đối tượng xét xử.
b, Trong trường hợp thư kí tòa án bị thay đổi tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa là người
quyết định.
c, TAND tỉnh A phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là chủ tịch
UBND tỉnh B.
d, Người bị kiện trong vụ án hành chính không có quyền yêu cầu người khởi kiện bồi
thường thiệt hại cho mình.
2. Bài tập:
Bà Nguyễn Thị H không tự nguyện thực hiện quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng
của UBND tỉnh Y nên đã bị chủ tịch UBND tỉnh Y xử phạt hành chính. Hết thời hạn thi
hành quyết định xử phạt hành chính bà vẫn không chịu thi hành quyết định xử phạt nên


chủ tịch UBND tỉnh Y đã ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Bà H đã
khiếu nại và khởi kiện quyết định thu hồi đất nêu trên. Hỏi:
a, Thẩm quyền của tòa án đối với vụ việc trên.
b, Xác định tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án.
c, Tòa án sẽ giải quyết ntn nếu trong quá trình giải quyết vụ án bà H yêu cầu bổ sung
quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế.
Đề 12:
-------------------------------Câu 1. Khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án sơ thẩm là 10 ngày kể
từ ngày tuyên án.
2. Mọi quyết của Hội đồng xét xử đều có thể bị kháng cáo nếu kháng cáo trong thời hạn
luật định.

3. Toà hành chính TAND tối cao không có quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án
hành chính.
4. Trong quá trình xem xét vụ án hành chính theo trình tự phúc thẩm, cấp phúc thẩm phát
hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có đương sự chết mà chưa có người thừa kế quyền,
nghĩa vụ thì Toà án cấp phúc thẩm tạm đình chỉ vụ án.
Câu 2. Giải quyết.
Ngày 12/8/2008 ông A ở huyện X làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND huyện Y về mức
tiền phạt đối với hành vi vận chuyển hàng hoá trái phép của A do Chủ tịch UBND huyện
Y phạt. Tiếp đó, ngày 11/8/2008 ông A làm đơn khiếu kiện lên Toà án nhân dân huyên X.
1. Đối tượng khởi kiện của tình huống trên là gì? Cơ sở pháp lý?
2. Ông A phải khởi kiện vụ án hành chính lên Toà án nhân dân cấp nào? Cơ sở pháp lý?
3. Trong những trường hợp nào thì Toà án thụ lý đơn khởi kiện của ông A. Cơ sở pháp
luật.
Đề 13:
-------------------------------------------


Câu 1: Khẳng định Đ, S?Tại sao?
1.Tòa án có quyền tạm đình chỉ thực hiện hành vi hành chính của người bị kiện.
2. Không có cơ quan chuyên trách thi hành án hành chính.
3. Chỉ phân tòa hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính
4. Phiên tòa sơ thẩm vụ hán hành chính chỉ được mở sớm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có
quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Câu 2: Nguyễn văn Y (15 tuổi) nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt nên bị Chủ tịch
UBND huyện X ra QĐ số 113/QĐ-CT áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.Bố
của Y là ông nguyễn văn t không đồng ý với quyết định trên vì cho rằng Y thực hiện hành
vi trên địa bàn huyện Y.Vì thế ông T đã nộp đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện X
êu cầu hủy QĐ trên. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại không nhận được trả lời.Ông T đã
nộp đơn khở kiện tại Tòa. Hỏi:
1. Xác dịnh đối tượng khởi kiện, nêu căn cứ pháp luật?

2. Ông T phải nộp đươn khởi kiện tại Tòa án nào, nêu căn cứ pháp luật?
3. Tư cách tham gia tố tụng trong vụ án trên, nêu căn cứ pháp luật?
Tổng hợp câu hỏi nhận định đúng sai
CHƯƠNG I : LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM NGÀNH LUẬT VỀ QLHC NHÀ
NƯỚC
1. Đối tượng điều chỉnh của LHC chỉ là những quan hệ XH phát sinh trong quá
trình cơ quan HC thực hiện chức năng chấp hành , điều hành ?
S/ đây chỉ là quan hệ của nhóm 1, đối tượng còn là các nhóm khác : nội bộ của các cquan
NN (nhóm 2) và cá nhân,tchức được trao quyền(nhóm 3)
SAI : vì Đối tượng điều chỉnh của luật HC chỉ là những quan hệ XH phát sinh trong quá
trình CQHC thực hiện chức năng chấp hành – điều hành thì còn những QHXH phát sinh
trong quá trình QLHC nội bộ của các CQ NN và những QHXH phát sinh trong quá trình
các cá nhân , tổ chức được trao quyền theo QĐ của Pháp luật
2. Chấp hành, điều hành là đặc điểm của quản lý NN nói chung?
S/ chỉ một trong các là đặc trưng qlý HC NN, qlý NN còn có nghĩa rộng hơn.
3. LHCVN vừa sử dụng phương pháp mệnh lệnh vừa sử dụng phương pháp thoả
thuận?


S/ chỉ dùng pp mệnh lệnh .???
SAI : vì luật HCVN chỉ sử dụng PP mệnh lệnh – phục tùng ( PP Quyền uy )
4. LHCVN có điều chỉnh quan hệ quản lí nội bộ của các tổ chức CT-XH?
S/ quản lí nội bộ của các tổ chức CT-XH do điều lệ, qui chế tổ chức đó điều chỉnh.
SAI : vì quan hệ của tổ chức CT-XH do điều lệ , quy chế của tổ chức đó điều chỉnh luật
HC không can thiệp
5. LHCVN không diều chỉnh quan hệ quản lí nội bộ của Toà án, Viện Kiểm Soát?
S/ đây là quan hệ thuộc qui trình quản lý nội bộ của các cơ quan nhà nước ( nhóm 2) mà
tòa án, VKS là bộ phận.
SAI : vì luật HCVN điều chỉnh tất cả các quan hệ của cơ quan HCNN và đây là nhóm
QHXH phát sinh trong quá trình QLHC nội bộ của các cơ quan NN .

* đây là quan hệ quản lý mà Luật HCVN có điều chỉnh ,thuộc nhóm 2: nội bộ các
CQNN, mà TA và VKS là một bộ phận .
6. Quan hệ với Sở Tư Pháp tỉnh A và UBND quận B, tỉnh A về hướng dẫn chuyên
môn là đối tượng điều chỉnh của LHC ?
Đ/ vì đây là quan hệ quản lý phát sinh giữa cơ quan HC có thẩm quyền chuyên môn cấp
trên với các cơ quan HC có thẩm quyền chung cấp dưới.
ĐÚNG : vì đây là QH QL phát sinh giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền +chuyên
môn cấp trên với CQ HC có thẩm quyền + chung cấp dưới là đối tượng điều chỉnh của
luật HC
7. LHC không điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn cùng cấp?
S/ có điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn cùng cấp .ví dụ giữa các Bộ khác
nhau.
SAI : vì luật HC có điều chỉnh QH QL phát sinh giữa cơ quan HC có thẩm quyền chuyên
môn cùng cấp . VD : Bộ – Bộ
8. LHCVN không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan HC và người nước ngoài mà do
luật quốc tế điều chỉnh?
S/ người nước ngoài khi sinh sống tại VN vẫn phải chấp hành LHCVN.


SAI : vì người nước ngoài sống trên lãnh thổ nước Việt Nam đều phải chấp hàng mọi quy
định của PL Việt nam và chịu sự điều chỉnh của luật HC VN
9. Chỉ có cơ quan HCNN và cán bộ công chức trong cơ quan HCNN thực hiện hoạt
động quản lý HCNN?
S/ còn có các cá nhân, tổ chức khác được trao quyền .
SAI : vì ngoài cơ quan QLNN và CBCC trong cơ quan QLNN thì còn có các cơ quan nhà
nước khác và các TC – CN được trao quyền theo QĐ của pháp luật
10. Bầu cử HĐND các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
HCVN?
S/ chỉ điều chỉnh do Luật Hiến Pháp.
SAI : vì bầu cử do luật Hiến pháp điều chỉnh ( chỉ có bầu cử trong nội bộ nhầm bầu Chủ

Tịch HĐND thì luật HP mới điều chỉnh.
BÀI KIỂM TRA LẦN 1
1/ Bộ LĐTBXH và TW Đoàn TNCS HCM phối hợp ban hành Nghị Quyết liên tịch
về tạo việc làm cho thanh niên là đối tượng điều chỉnh của luật HCVN
ĐÚNG : đây là mối quan hệ giữa cơ quan HC với Tổ chức CT – XH
2/ Các quan hệ phát sinh trong trường hợp A và B khi giao kết hợp đồng đến UBND
công chứng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính ?
SAI Vì quan hệ +giao kết HĐ giữa A và B là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự .+Khi
đến UB công chứng là là đối tượng điều chỉnh của luật HC.
3/ Nông dân xin gia nhập hội Nông Dân thuộc đối tượng điều chỉnh của L.HCVN?
SAI : Người nông dân xin gia nhập hội là do điều lệ quy chế của Hội QĐ
4/ QPPL hành chính luôn có đầy đủ 3 bộ phận về` hình thức thể hiện ?
SAI : Vì QPPL hành chính có thể khuyết Quyết định hoặc chế tài
VD : NĐ 150 /CP về xử phạt HC về trật tự XH như xử phạt 200.000 đối với CN –TC gây
mất trật tự trong khu dân cư từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
5/ Chấp hành QPPL: là hình thức thực hiện QH . PLHC của mọi CN – TC


ĐÚNG : là hình thức thực hiện quan hệ PLHC của mọi CN – TC
6/ Áp dụng QPPL HC là hình thức thực hiện QPPL HC của mọi CN-TC
SAI : Vì đây là hình thức thực hiện QPPL HC của mọi CN-TC có thẩm quyền
7/ Mọi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có quyền ban hành QPPL HC
SAI : vì ở TW cơ quan thuộc chính phủ không có quyền ban hành VB quy phạm pháp
luật hành chính
8/ VB . QPPL HC do Chính phủ – Thủ tướng chính phủ ban hành uôn có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo
SAI : Có thể có hiệu lực sớm hơn do tình trạng khẩn cấp , bảo lụt , bảo đảm an toàn giao
thông
9/ Áp dụng QPPL HC phải luôn theo trật tự 3 bước?
SAI : Thủ tục đơn giản , không cần bước 1 : lập biên bản .VD : Xử lý VPHC phạt từ

5.000 đến 100.000
10/ Áp dụng QPPL HC chỉ để xử lý vi phạm HC phát sinh :
SAI : Vì áp dụng QPPLHC không chỉ để xử lý vi phạm mà còn áp dụng để tổ chức điều
hành ( áp dụng tích cực )
âu 1. Mỗi một nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính cho một ví dụ minh họa
(2đ)
Câu 2: Cho ví dụ và phân tích để làm sáng rõ mỗi quan hệ giữa Luật hành chính và Luật
dân sự (2đ)
Câu 3: Anh Trần Văn C là công chức tại Sở N. Do mâu thuẫn trong công tác với Trưởng
phòng, anh C đã tự ý bỏ việc 2 tháng. Trưởng phòng đã triệu tập anh C trở lại công tác
nhưng anh C không tới cơ quan làm việc. Hãy đề xuất phương án xử lý vụ việc trên (3đ)
Câu 4: Các trường hợp sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đương nhiên có quyền tạm giữ
người theo thủ tục hành chính (1đ)
2. Mọi quyết định hành chính đề là đối tượng xét xử hành chính của Tòa án (2đ)


Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính 2010 - Lớp 3B
1. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương
trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình
-> Sai, chỉ có kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương
đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình
2. Người bị kiện trong khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức
giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống phải là thủ trưởng cơ
quan hành chính Nhà nước
-> Sai, trường hợp kỷ luật buộc thôi việc công chức ở đơn vị sự nghiệp như hiệu phó
trường đại học luật thì người bị kiện trong khiếu kiện quyết định kỷ luạt buộc thôi việc là
hiệu trưởng tức thủ trưởng của đơn vị sự nghiệp, chứ không phải là thủ trưởng của cơ

quan hành chính nhà nước.???
3. Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính phải là Quyết định
của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính Nhà nước
-> Sai, Quyết định hành chính có thể do cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan, tổ chức đó ban hành chứ không nhất thiết phải là quyết định của cơ quan
hành chính nhà nước.
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, chỉ
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục Tố tụng hành chính.
-> Sai, có thể được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo.
5. Nơi cư trú của cá nhân khởi kiện không là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm
quyền giải quyết khiếu kiện hành chính
-> Sai, trường hợp cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ thì
tòa án có thẩm quyền giai quyết là tòa án đặt nơi cư trú của cá nhận khởi kiện.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là
Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá
nhân, hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở (nếu người khởi kiện là tổ chức)
6. Tòa Hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những Quyết định hành chính, hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi


việc của cơ quan Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong Cơ quan nhà nước
trên cùng lănh thổ với Tòa án
-> Sai, tòa hành chính tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của các cơ
quan nhà nước ở trung ương tức không cùng lãnh thổ với tòa án.




×