Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Cơ chế quản lý tài chính ở trường Đại học Y dược Cần Thơ (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 177 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THÀNH VĂN

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO THÀNH VĂN

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ
Tác giả luận án

Cao Thành Văn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ........................................... 10
1.1. Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
công lập ..................................................................................................... 11
1.2. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học
công lập ..................................................................................................... 18
1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................... 27
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .................................................. 31
2.1. Khái quát về hệ thống trường đại học công lập và cơ chế quản lý
tài chính ở trường đại học công lập .......................................................... 31
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế
quản lý tài chính ở các trường đại học công lập ....................................... 40
2.3. Kinh nghiệm xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính của
một số trường đại học công lập................................................................. 60
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI
HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ ...................................................................................... 70
3.1. Khái quát về Trường đại học Y Dược Cần Thơ ................................ 70
3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học Y Dược

Cần Thơ..................................................................................................... 77
3.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y
Dược Cần Thơ......................................................................................... 104
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ ............................... 111
4.1. Xu hướng đổi mới giáo dục đại học, tăng cường tự chủ tài chính
đối với cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học công lập .......... 111
4.2. Mục tiêu phát triển, đổi mới cơ chế hoạt động và phương hướng hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính của Trường đại học Y Dược Cần Thơ ........ 117
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại
học Y Dược Cần Thơ .............................................................................. 127
4.4. Kiến nghị.......................................................................................... 150
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 156
PHỤ LỤC............................................................................................................ 167


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ĐHCL

: Đại học công lập

ĐVSN

: Đơn vị sự nghiệp

GD & ĐT


: Giáo dục và đào tạo

GD ĐH

: Giáo dục đại học

KHCN

: Khoa học công nghệ

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QLTC

: Quản lý tài chính


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức trần học phí tại các trường đại học công lập theo Nghị
định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ .................................................. 49
Bảng 3.1: Số lượng sinh viên đào tạo đại học ở Trường đại học Y dược
Cần Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................. 75
Bảng 3.2: Số lượng học viên sau đại học ở Trường đại học Y dược Cần

Thơ từ năm học 2009-2010 đến năm học 2015-2016 ......................... 76
Bảng 3.3: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ giai đoạn 2009-2016 ............................................................ 79
Bảng 3.4: Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước của Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2016 ................................................ 81
Bảng 3.5: So sánh tỷ lệ tăng trưởng tổng thu của trường từ năm học 20092010 đến năm học 2015-2016 ............................................................. 84
Bảng 3.6: Dự toán và quyết toán thu ở trường đại học Y dược Cần Thơ ......... 86
Bảng 3.7: Tiềm năng tăng thu từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước của
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ...................................................... 87
Bảng 3.8: Nguyên nhân chính hạn chế việc khai thác, mở rộng nguồn thu
ngoài ngân sách nhà nước của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ..... 88
Bảng 3.9: Chi tiêu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học
2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................................................... 91
Bảng 3.10: Đánh giá thu nhập từ chi lương và thu nhập tăng thêm của cán
bộ, viên chức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ............................... 94
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn
tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ................................................. 97
Bảng 3.12: Hạn chế lớn nhất trong cơ chế quản lý chi nghiệp vụ chuyên
môn tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ......................................... 98
Bảng 3.13: Đánh giá chất lượng mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ...................................................... 99
Bảng 3.14: Dự toán và quyết toán chi ở Trường đại học Y dược Cần Thơ. ... 101
Bảng 3.15: Cân đối thu-chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm
học 2009-2010 đến năm học 2015-2016........................................... 103
Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển số lượng cán bộ, viên chức của Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ cho đến năm 2020................................... 118
Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ .................................................... 119
Bảng 4.3: Chỉ tiêu tuyển sinh và qui mô đào tạo theo các hệ, bậc ................. 121
Bảng 4.4: Dự ước tổng mức đầu tư ................................................................. 122



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ lược tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam .... 42
Sơ đồ 2.2: Quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho
giáo dục đại học công lập.................................................................. 45
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường đại học Y dược Cần Thơ.............. 71
Hình 3.2: Cơ cấu chi của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm học
2009-2010 đến năm học 2015-2016 ................................................. 91
Hình 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhân từ năm học 2010-2011 đến
năm học 2015-2016........................................................................... 93


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong chuẩn bị nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Mặc dù
đã có sự phát triển nhất định trong những năm qua xong hệ thống giáo dục đại
học đang tỏ ra lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá
trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa chủ yếu vào đầu tư và tài
nguyên sang dựa vào nguồn lao động chất lượng cao và khoa học công nghệ,
việc đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu đặt ra cấp bách.
Một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống giáo dục đại học ở
nước ta phát triển trì trệ, chậm đổi mới, không hội nhập và bắt kịp với sự phát
triển của giáo dục đại học thế giới là cơ chế quản lý của các trường đại học
công lập chậm thay đổi. Các trường đại học công lập vẫn đang vận hành trong
một cơ chế gò bó, mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Điều này

dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại, thiếu sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động
của các trường. Vì thế, đổi mới giáo dục đại học phải gắn với cởi trói cho các
trường đại học công lập, tăng cường tự chủ của các trường gắn với việc đổi mới
cơ chế tài chính của các trường.
Để nâng cao sự tự chủ hoạt động của các trường đại học công lập nói
chung, tự chủ quản lý tài chính nói riêng, Chính phủ đã ban hành cơ chế tự chủ
tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm các trường đại
học công lập. Từ năm 2006, các trường đại học công lập được phép tự chủ
quản lý tài chính theo cơ chế qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính
phủ. Theo đó, ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các trường đại
học công lập có quyền chủ động huy động các nguồn thu ngoài ngân sách nhà
nước và tự chủ chi tiêu từ nguồn tài chính huy động được. Nghị định 43 đã mở
ra cơ hội tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt


2
động của các trường đại học công lập cũng như cơ chế quản lý tài chính của
các trường sau khi áp dụng Nghị định 43 vẫn còn nhiều vấn đề cả từ nội dung
của Nghị định cũng như từ việc vận dụng Nghị định 43 vào thực tiễn cơ chế tài
chính của các trường khiến cho việc tự chủ còn nửa vời và hầu hết các trường
đại học vẫn còn ỷ lại vào bao cấp từ ngân sách nhà nước. Hơn nữa, ngoài
những hạn chế của Nghị định 43, bản thân các trường đại học công lập vẫn
chưa chủ động đổi mới hoạt động, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp
nhằm huy động tối đa nguồn thu, kiểm soát chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả. Nhiều
nghiên cứu đã phân tích những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính của các
trường đại học công lập hiện nay.
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là một trong những trường đại học
trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trường nằm trong hệ
thống các trường đại học công lập của cả nước, trực thuộc sự quản lý của Bộ
Y tế và chịu sự quản lý theo hệ thống giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần đào
tạo nhân lực và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khẻo nhân dân ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Trường đã xây dựng quy chế quản lý tài chính trên cơ sở các qui định
pháp luật, phục vụ cho sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở Nghị định 43
về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật
khác, Trường đã có nhiều nỗ lực trong huy động các nguồn lực ngoài ngân
sách nhà nước, bao gồm các nguồn từ học phí, nghiên cứu khoa học,...và sử
dụng chủ động, có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy quá trình
Giáo dục và Đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nói chung. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường đại học công lập khác,
cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn nhiều hạn
chế. Những hạn chế này bao gồm cả những hạn chế khách quan do qui định


3
pháp luật gắn với Nghị định 43 và các qui định khác có liên quan đến quản lý
tài chính các trường đại học công lập và những hạn chế chủ quan của Nhà
trường trong việc thực hiện tự chủ huy động nguồn thu và quản lý chi. Nguồn
thu của nhà trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, các nguồn ngoài
ngân sách còn hạn chế. Trong khi đó, quy chế quản lý tài chính của trường
còn nhiều bất cập, thể hiện tính bình quân. Nhiều định mức chi không còn
phù hợp, không có tính khuyến khích cá nhân, đơn vị làm tốt,... Những hạn
chế này cản trở hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động
khác của trường.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời nhằm khắc phục
những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, khuyến khích và tạo cơ chế
cho các trường đại học công lập nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói

chung nâng cao tự chủ hoạt động gắn với tự chủ về quản lý tài chính. Đây là
cơ hội mới cho các trường đại học công lập vươn lên tự chủ. Hơn nữa,
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho
thí điểm đổi mới hoạt động của trường theo hướng tự chủ. Do đó, việc đổi
mới cơ chế quản lý tài chính của Trương Đại học Y Dược Cần Thơ, đáp ứng
những yêu cầu mới đặt ra khi áp dụng Nghị định 16/2015/NĐ-CP, khi đổi
mới hoạt động theo hướng tự chủ và yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trở
thành yêu cầu bức thiết. Đây là yêu cầu bắt buộc của việc thực hiện Nghị định
16 và cũng là yêu cầu bắt buộc nếu Nhà trường thực hiện thí điểm đổi mới cơ
chế hoạt động vì cơ chế quản lý tài chính hiện hành không còn phù hợp. Xuất
phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài:
"Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ" làm luận án
Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với mong muốn góp phần đổi
mới cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận


4
về cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập; phân tích thực trạng
cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; đề xuất phương
hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm
xác định những nội dung đã được nghiên cứu và có thể kế thừa, những nội
dung còn chưa giải quyết và những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định
câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án.

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, xây dựng khung
phân tích cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập làm cơ sở khoa
học để phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ.
- Khảo sát và nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện
cơ chế quản lý tài chính ở một số trường đại học công lập trong và ngoài nước.
Từ đó, rút ra những bài học có giá trị tham khảo trong hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Trên cơ sở khung phân tích đã xây dựng, phân tích và đánh giá thực
trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, xác định
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế
quản lý tài chính, làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện.
- Dự báo bối cảnh có liên quan, xác định những yêu cầu mới đặt ra đối
với cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai
đoạn tới năm 2020, tầm nhìn 2025. Trên cơ sở những yêu cầu mới đặt ra,
những bài học kinh nghiệm đã rút ra, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại, luận án đề xuất phương hướng và hệ
thống giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.


5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính ở nội bộ
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Những mối quan hệ tài chính giữa Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ với cấp trên và với các đối tác khác có thể được đề
cập nhằm làm rõ hơn cơ chế quản lý tài chính nội bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi chủ thể quản lý: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học

Y Dược Cần Thơ được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế với chủ thể
quản lý là Ban giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động tài chính trong
trường. Cơ chế quản lý tài chính của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với
các hoạt động tài chính Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề cập ở mức
độ nhất định nhưng không phải là trọng tâm nghiên cứu của luận án.
- Phạm vi nội dung cơ chế quản lý tài chính: Có nhiều cách tiếp cận
nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính. Trong luận án, cơ chế quản lý tài chính
được tiếp cận nghiên cứu trên các nội dung chính sau: 1) Cơ chế huy động
nguồn thu; 2) Cơ chế quản lý chi; 3) Cơ chế quản lý cân đối thu chi. Trong
phạm vi thời gian nghiên cứu, cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ được xây dựng dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính
phủ về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, các quy định của
Chính phủ về thu học phí, lệ phí và các qui định pháp luật khác có liên quan.
Mặc dù, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời năm 2015 nhưng do chưa có Nghị
định và thông tư hướng dẫn thực hiện nên trong thời gian nghiên cứu đánh giá
thực trạng của luận án, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vẫn áp dụng cơ chế
quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghị định
16/2015/NĐ-CP được xem xét chủ yếu trong phân tích bối cảnh, yêu cầu mới
và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính giới


6
hạn trong phạm vi quản lý ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Phạm vi thời gian: Luận án phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài
chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong giai đoạn thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2009 đến
2016. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được đề xuất cho giai đoạn tới năm 2020,

tầm nhìn 2025.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luật duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Luận án tiếp cận cơ chế tài chính trên các mặt cơ
chế huy động nguồn thu, cơ chế quản lý chi và cơ chế quản lý cân đối thu chi
gắn với các qui định của pháp luật về quản lý tài chính đối với các trường đại
học công lập ở nước ta trong bối cảnh mở rộng tự chủ tài chính. Cách tiếp cận
này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận án gắn với bối cảnh tự chủ tài chính của các trường đại học công lập.
Tiếp cận cơ chế quản lý tài chính theo quy trình quản lý từ lập dự toán, chấp
hành dự toán, quyết toán và kiểm tra được đề tập nhưng không phải là tiếp
cận nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính ở Trường đại học
Y dược Cần Thơ dưới góc độ quản lý kinh tế, dựa trên cơ sở chính sách pháp
luật về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Cơ chế
quản lý tài chính được tiếp cận theo nội dung quản lý bao gồm: cơ chế quản
lý thu (huy động nguồn tài chính), cơ chế quản lý chi (sử dụng nguồn tài
chính) và cơ chế quản lý cân đối thu – chi. Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra,
luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biến trong
chuyên ngành quản lý kinh tế như các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, điều tra xã hội học. Cụ thể:


7
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng xuyên
suốt trong luận án để tổng thuật các nghiên cứu liên quan tới đề tài; tổng hợp,
hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, tổng hợp đánh giá thực
trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đề xuất

giải pháp. Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng khi tác giả tổng hợp các
kết quả điều tra khảo sát.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để
phân tích các nghiên cứu có liên quan tới đề tài, phân tích thực trạng cơ chế
quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, phân tích bối cảnh mới,
yêu cầu đặt ra cũng như phân tích hệ thống giải pháp hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Phương pháp phân tích được
sử dụng kết hợp với phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu
trong phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ nhằm làm rõ sự thay đổi qua thời gian về cơ chế quản lý tài chính,
tình hình tài chính và hoạt động ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong
giai đoạn 2009-2016.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để đảm bảo độ tin cậy, khoa học
của kết quả nghiên cứu, tính mới của luận án, luận án sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu
thập thông tin sơ cấp về đánh giá của cán bộ, viên chức Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ đối với cơ chế quản lý tài chính của Trường. Những thông tin
này sẽ giúp cho luận án có đánh giá đa chiều về cơ chế quản lý tài chính từ
phía những người chịu sự tác động, bổ sung cho những phân tích, đánh giá
dựa trên nguồn thông tin, số liệu thứ cấp.
Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với Bảng hỏi
bán cấu trúc với 3 đối tượng là Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên ở
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kích thước mẫu điều tra là 200 phiếu được
kết cấu như sau:


8
+ Cán bộ quản lý: 30 phiếu.
+ Giảng viên: 100 phiếu.

+ Nhân viên: 70 phiếu.
Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
phân tầng (stratified random sampling). Dựa trên danh sách cán bộ, giảng
viên và nhân viên của Trường có được từ Phòng Tổ chức - Cán bộ, tác giả
luận án lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng sẽ phỏng vấn bằng bảng hỏi theo
số lượng đã nêu trên. Tác giả trực tiếp thực hiện phỏng vấn và ghi bảng hỏi.
Kết quả điều tra được nhập liệu bằng Cspro và sau đó làm sạch và xử lý thống
kê bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng SPSS 20 và STATA 12.
Chi tiết bảng hỏi điều tra được trình bày trong phần Phụ lục.
- Phương pháp tổng hợp kết quả khảo sát: Để tổng hợp kết quả khảo
sát, NCS sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để kết xuất các chỉ tiêu thống
kê tổng hợp, trên cơ sở các số liệu điều tra đã được nhập liệu và làm sạch.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài
chính ở trường đại học công lập, xây dựng khung phân tích cơ chế quản lý tài
chính ở trường đại học công lập trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ tài chính ở
nước ta.
- Luận án đã thực hiện phân tích, đánh giá mới về thực trạng cơ chế
quản lý tài chính của một trường đại học công lập cụ thể là Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ, từ đó xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong cơ chế quản lý tài chính ở trường.
- Luận án đã đóng góp nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp mới, thu thập từ quá
trình thực hiện điều tra xã hội học với 200 cán bộ, giảng viên, nhân viên
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trên cơ sở số liệu mới, luận án đã có phân
tích, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Các kết quả điều tra có ý nghĩa không chỉ với Trường Đại học Y Dược Cần


9

Thơ mà còn có đóng góp vào quá trình tổng hợp thực tiễn về cơ chế quản lý
tài chính ở các trường đại học công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công
lập nói chung.
- Luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp chưa được áp dụng ở Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của
Trường trong bối cảnh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện đề án thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
Quyết định 455/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2017.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và
làm phong phú thêm lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công
lập; đóng góp nhất định cho nghiên cứu khoa học về quản lý tài chính nói
chung và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất trong đề tài luận án
được áp dụng vào thực tiễn sẽ có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu có thể là
tài liệu tham khảo có giá trị cho một số cơ quan sự nghiệp ở các trường đại
học công lập ở Việt Nam.
7. Kết cấu và nội dung của luận án
Luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính
ở các trường đại học công lập.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính ở các
trường đại học công lập.
Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.



10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Trường đại học công lập là tổ chức sự nghiệp công lập có thu. Với chủ
trương của Chính phủ về nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công
lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường đại
học công lập nói riêng, những năm qua đã có khá nhiều nghiên cứu trong
nước có liên quan tới cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các trường đại học công lập. Các
nghiên cứu về đề tài này khá tập trung, chủ yếu xoay quanh những nội dung
về tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhưng với
các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác nhau. Theo phạm vi đối tượng, có thể chia
các nghiên cứu này làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về
cơ chế quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và
nghiên cứu về các loại hình hoặc đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể, như các
đơn vị sự nghiệp y tế, khoa học công nghệ và các đơn vị sự nghiệp khác, trừ
các trường đại học công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong
khuôn khổ pháp lý chung về cơ chế quản lý tài chính gắn gắn với Luật ngân
sách 2002 (sau được thay bằng Luật ngân sách 2015), cơ chế tự chủ tài chính
theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (sau được thay thế bằng Nghị định
16/2015/NĐ-CP) của Chính phủ.
Là đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học công lập cũng vận
hành và chịu sự chi phối của các cơ chế quản lý tài chính chung cho các đơn
vị sự nghiệp. Nhóm thứ hai các nghiên cứu tập trung vào cơ chế quản lý tài
chính của các trường đại học công lập, bao gồm các nghiên cứu về cơ chế
quản lý tài chính của các trường đại học công lập nói chung, nghiên cứu về



Luận án đủ ở file: Luận án full









×