Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

TỔNG HỢP KIẾN THỨC QUININ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA
CỦA QUININ
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. DS. Lê Vinh Bảo Châu

Nguyễn Quỳnh Anh
MSSV: 1153030269
Lớp: ĐH Dược - Khóa 4

Hậu Giang, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA
CỦA QUININ
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


ThS. DS. Lê Vinh Bảo Châu

Nguyễn Quỳnh Anh
MSSV: 1153030269
Lớp: ĐH Dược - Khóa 4

Hậu Giang, 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN
Sinh viên: NGUYỄN QUỲNH ANH
MSSV: 1153030269
Lớp: Đại Học Dược – Khóa 4
Nhận xét:
- Hình thức:
……………………………………………………………………………………..…
…………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………………..…………
…………………………………………………………………………...…………...
- Nội dung:
……………………………………………………………………………………..…
…………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………………..…………
…………………………………………………………………………..………….....
Điểm
Bằng chữ

Bằng số


Hậu Giang, ngày 20 tháng 1 năm 2016
Giảng viên hướng dẫn


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH , BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC ..................................................................................... v
CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................................................... vi
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................1

2.

NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN CỦA HOẠT CHẤT ............................................................................................2

3.

TỔNG QUAN THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT .........................................................................................2
3.1.

Giới thiệu chung về cây Canh-ki-na ..............................................................................................2

3.2.

Vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật ..............................................................................................3

3.2.1.


Phân loại thực vật..................................................................................................................3

3.2.2.

Mô tả đặc điểm hình thái thực vật .......................................................................................3

3.2.3.

Vi phẫu ...................................................................................................................................6

3.3.

3.3.1.

Phân bố ..................................................................................................................................8

3.3.2.

Bộ phận thường dùng .........................................................................................................10

3.3.3.

Trồng, thu hái, chế biến .......................................................................................................10

3.4.
4.

Phân bố, thu hái, chế biến .............................................................................................................8

Thành phần hóa học trong cây canh-ki-na..................................................................................11


PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT QUININ TỪ DƯỢC LIỆU ........................................................................14
4.1.

Các phương pháp chiết xuất alkaloid từ dược liệu ...................................................................14

4.1.1.

Chiết bằng dung môi hữu cơ không phân cực....................................................................14

4.1.2.

Chiết bằng dung môi phân cực: nước, nước acid, ethanol, methanol..............................14

4.2. Một qui trình cụ thể thường dùng chiết xuất Quinin từ dược liệu (chiết bằng dung môi hữu
cơ không phân cực) .................................................................................................................................15

5.

4.2.1.

Chuẩn bị nguyên liệu ...........................................................................................................15

4.2.2.

Kiềm hóa ..............................................................................................................................15

4.2.3.

Chiết xuất .............................................................................................................................15


4.2.4.

Tinh chế ................................................................................................................................15

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH HOẠT CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU ............................................................18
5.1.

Thử nghiệm Grahé .......................................................................................................................18

5.2.

Thử nghiệm phát huỳnh quang ...................................................................................................18

5.3.

Phản ứng Thalleoquinin ..............................................................................................................18

5.4.

Phản ứng Erythroquinin ..............................................................................................................18

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

i


5.5.
6.


PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG HOẠT CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU........................................................19
6.1.

8.

Cách 1 ...................................................................................................................................19

6.1.2.

Cách 2 ...................................................................................................................................19

Phương pháp đo quang...............................................................................................................20

6.2.1.

Phương pháp Bandelin........................................................................................................20

6.2.2.

Phương pháp Monnet .........................................................................................................20

6.2.3.

Phương pháp đo huỳnh quang ...........................................................................................20

6.2.4.

Phương pháp Sanchez (là phương pháp định lượng riêng quinin và quinindin) .............20

PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH HOẠT CHẤT DẠNG NGUYÊN LIỆU..........................................................20

7.1.

Kiểm định Quinin Bisulfat dạng nguyên liệu theo DĐVN IV ......................................................21

7.2.

Kiểm địng Quinin Dihydroclorid dạng nguyên liệu theo DĐVN IV .............................................23

7.3.

Kiểm định Quinin Hydroclorid dạng nguyên liệu theo DĐVN IV................................................24

7.4.

Kiểm định Quinin Sulfat dạng nguyên liệu theo DĐVN IV .........................................................26

ỨNG DỤNG HOẠT CHẤT TRONG LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ .......................................................................28
8.1.

Giới thiệu chung về quinin ..........................................................................................................28

8.1.1.

Tên quốc tế ..........................................................................................................................28

8.1.2.

Dạng thuốc và hàm lượng ...................................................................................................28

8.1.3.


Độ ổn định và bảo quản ......................................................................................................29

8.2.

Chỉ định ........................................................................................................................................29

8.3.

Chống chỉ định .............................................................................................................................30

8.4.

Thận trọng....................................................................................................................................30

8.5.

Liều lượng và cách dùng..............................................................................................................30

8.5.1.

Trị sốt rét .............................................................................................................................30

8.5.2.

Chữa co cứng cơ cẳng chân tư thế nằm .............................................................................32

8.5.3.

Chữa tăng trương lực cơ ....................................................................................................32


8.5.4.

Chữa bệnh do Babesia .........................................................................................................32

8.5.5.

Hạ nhiệt, giảm đau ..............................................................................................................32

8.6.
9.

Phương pháp môi trường khan ..................................................................................................19

6.1.1.

6.2.

7.

Định tính bằng phổ IR hoặc phương pháp sắc ký.......................................................................19

Quá liều ........................................................................................................................................32

NGHIÊN CỨU DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG .......................................................................................32
9.1.

Dược động học ............................................................................................................................32

9.1.1.


Hấp thu.................................................................................................................................32

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

ii


9.1.2.

Phân bố ................................................................................................................................33

9.1.3.

Chuyển hóa ..........................................................................................................................33

9.1.4.

Thải trừ ................................................................................................................................34

9.2.

Dược lực học ...............................................................................................................................34

9.2.1.

Tác dụng dược lý ................................................................................................................34

9.2.2.


Cơ chế tác dụng ...................................................................................................................35

9.2.3.

Tương tác thuốc .................................................................................................................35

9.3.

10.

Dược lý cảnh giác - Cảnh giác thuốc ...........................................................................................36

9.3.1.

Tác dụng phụ và phản ứng có hại (ADR) ............................................................................36

9.3.2.

Hướng dẫn chẩn đoán và cách xử lý ngộ độc.....................................................................36

THÔNG TƯ QUẢN LÝ VÀ VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN HOẠT CHẤT ..................................................38

10.1.

Một số khái niệm ....................................................................................................................38

10.2.

Quản lý, vận chuyển, bảo quản Quinin ...................................................................................41


10.2.1.

Kinh doanh thuốc.................................................................................................................43

10.2.2.

Bảo quản, vận chuyển thuốc ...............................................................................................43

10.2.3.

Kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc ........................................................................................53

10.2.4.

Hồ sơ, thủ tục cấp phép, báo cáo và chế độ hủy thuốc ....................................................54

10.2.5.

Xử lý vi phạm ......................................................................................................................55

11.
CẬP NHẬT CÁC NGHIÊN CỨU MỚI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT CHẤT TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
DƯỢC………...................................................................................................................................................57
11.1.
Hút thuốc lá không ảnh hưởng đến dược động Quinin đáp ứng điều trị trong sốt rét P.
Falciparum ..............................................................................................................................................57
11.2.
Nghiên cứu định lượng đồng thời paracetamol và quinidin sulfat trong dược phẩm bằng
sắc ký lỏng hiệu năng cao và bằng đo quang .........................................................................................58
11.3.


Phức chất của quinin với sắt, kẽm và xeri ..............................................................................63

11.4.

Cảnh báo sử dụng quinin trong điều trị chuột rút (vọp bẻ) ...................................................67

12.

KẾT LUẬN .........................................................................................................................................68

13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................69

14.

PHỤ LỤC ...........................................................................................................................................72

14.1.

Mẫu đính kèm số 1 GSP/MB – Thông tư số 02/QĐHN – BYT.................................................72

14.2.

Mẫu đính kèm số 2 GSP/MB – Thông tư số 02/QĐHN – BYT.................................................72

14.3.

Mẫu số 01/GSP – Thông tư số 02/QĐHN – BYT......................................................................73


14.4.

Mẫu số 02/GSP – Thông tư số 02/QĐHN – BYT......................................................................74

14.5.

Phụ lục số 05 – Thông tư 09/2010/ TT – BYT ..........................................................................75

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

iii


14.6.

Phụ lục 5.3 DĐVN IV ................................................................................................................76

14.7.

Phụ lục 6.2 DĐVN IV ................................................................................................................80

14.8.

Phụ lục 6.4 DĐVN IV ................................................................................................................82

14.9.

Phụ lục 8.1 DĐVN IV ................................................................................................................83


14.10.

Phụ lục 9.2 DĐVN IV ................................................................................................................92

14.11.

Phụ lục 9.4.14 DĐVN IV ...........................................................................................................93

14.12.

Phụ lục 9.6 DĐVN IV ................................................................................................................93

14.13.

Phụ lục 9.9 DĐVN IV ................................................................................................................94

14.14.

Phụ lục 10.3 DĐVN IV ..............................................................................................................95

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

iv


DANH MỤC HÌNH , BẢNG, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Một số đặc điểm thực vật chi Cinchona ...............................................................................4
Hình 2. Hình thái một loài cây Cinchona ...........................................................................................4
Hình 3. Một dạng cây bụi Cinchona ....................................................................................................4

Hình 4. Một dạng cây thân gỗ Cinchona ...........................................................................................5
Hình 5. Hoa của một loài cây Cinchona.............................................................................................5
Hình 6. Quả của một loài cây Cinchona ............................................................................................5
Hình 7. Đặc điểm hình thái cây loài Cinchona pubescens..............................................................6
Hình 8. Vi phẫu của vỏ cây Cinchona ................................................................................................7
Hình 9. Vi phẫu bột vỏ cây Cinchona .................................................................................................8
Hình 10. Vỏ cây Cinchona ................................................................................................................ 10
Hình 11. Quá trình phản ứng Thalleoquinin ................................................................................... 18
Hình 12. Chế phẩm Quinin Sulfat .................................................................................................... 28
Hình 13. Viên nén Quinin Sulfat ....................................................................................................... 28
Hình 14. Ống tiêm quinin dihydrochlorid ......................................................................................... 29
Hình 15. Các chất chuyển hóa của Quinin theo nghiên cứu 1950 ............................................. 33
Hình 16. Quá trình chuyển hóa và các chất chuyển hóa của Quinin, nghiên cứu 2013. ........ 34

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các alkaloid nhóm cinchonin trong cây Cinchona .......................................................... 12
Bảng 2. Hàm lượng alkaloid trong vỏ thân các loài Cinchona .................................................... 13
Bảng 3. Liều dùng quinin trị sốt rét thể không biến chứng theo lứa tuổi, đợt điều trị 7 ngày..31
Bảng 4. Điều chỉnh liều quinin đối với người bệnh suy thận ...................................................... 31
Bảng 5. Danh mục thuốc kê đơn ..................................................................................................... 42

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình chiết quinin từ dược liệu (vỏ cây Cinchona) ................................................. 17

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

v


CHỮ VIẾT TẮT

HPLC (High Performance liquid chromatography) : Sắc ký lỏng hiệu năng cao.
DĐVN IV: Dược điển Việt Nam IV, Bộ Y Tế.
ADR : Tác dụng không mong muốn / Phản ứng có hại của thuốc.
TT: dung dịch thuốc thử.
CĐ: dung dịch chuẩn độ.
FIFO: là từ viết tắt của tiếng Anh “First In/ First Out”, nghĩa là “nhập trước – xuất trước”.
FEFO: là từ viết tắt của tiếng Anh “First Expired/ First Out”, nghĩa là “hết hạn dùng trước
– xuất trước”.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

vi


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 40% dân số thế giới
hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Hàng năm có khoảng 350-500
triệu người mắc sốt rét và hơn 1 triệu người chết do sốt rét. Đến năm 2010 ước tính trên
thế giới có 216 triệu người mắc sốt rét và 655.000 người chết do sốt rét. [3]
Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo hàng năm của Chương trình phòng chống sốt rét Quốc
gia, bệnh sốt rét tuy đã giảm nhưng có nguy cơ quay trở lại lớn; đối tượng dễ mắc bệnh là
những người sống ở vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là những người dân sống ở vùng biên
giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. [21]
Đầu thế kỷ XIX, hai nhà khoa học người Pháp là Pelletier và Caventon đã chiết được chất
alcaloid từ vỏ cây Cinchona, dùng để điều trị sốt rét dưới tên gọi Quinin [6]. Cho đến nay,
Quinin vẫn là một trong những hoạt chất đặc hiệu dùng để trị và điều chế thuốc trị sốt rét,
dường như chưa có thay đổi siêu cấu trúc và cấu tạo hoá học để chứng minh có sự kháng
thuốc của ký sinh trùng với những nhóm thuốc này [15]. Dưới sự phát triển nhanh chóng
của nhiều chủng Plasmodium falciparum kháng các thuốc chống sốt rét khác nhau, quinin

vẫn duy trì hoạt động hiệu quả [29], [30], [43]. Theo các nghiên cứu ở Thái Lan, quinin
kết hợp với tetracyclin hay clindamycin hiệu quả điều trị sốt rét Falciparum không biến
chứng khá cao, lên tới trên 95% [27], [31], [38].
Với những lợi ích trên của quinin, bài tiểu luận của em với đề tài: “Tổng hợp kiến thức về
hoạt chất Quinin”, được thực hiện với mong muốn góp phần nhỏ trong việc cung cấp
thông tin đầy đủ về hoạt chất này để mọi người nắm kiến thức về nó rõ hơn, sử dụng đúng
cách hơn, và còn giúp cho những người đang hoặc sẽ nghiên cứu hoạt chất này dễ dàng
tham khảo. Nội dụng đề tài nhằm giải quyết vấn đề sau:
-

-

Tổng hợp lại kiến thức Dược liên quan đến hoạt chất Quinin:
 Nguồn gốc tự nhiên của hoạt chất.
 Mô tả thực vật.
 Phương pháp chiết xuất.
 Phương pháp định tính, định lượng hoạt chất có trong dược liệu.
 Phương pháp kiểm định hoạt chất dạng nguyên liệu.
 Ứng dụng của hoạt chất trong lâm sàng điều trị.
 Các nghiên cứu dược lý –dược lâm sàng,….
Trình bày các thông tư quản lý trong việc vận chuyển, bảo quản hoạt chất Quinin.
Cập nhật các nghiên cứu mới liên quan đến hoạt chất Quinin trong các lĩnh vực
chuyên môn Dược.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

1


2. NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN CỦA HOẠT CHẤT

Quinin là một alkaloid chính trong vỏ cây Canhkina (Cinchona sp. Rubiaceae) sử
dụng chữa sốt rét suốt 300 năm qua [4]. Được phát hiện, chiết xuất ra từ đầu thế kỷ
XIX, bởi hai nhà khoa học người Pháp là Pelletier và Caventon [6].
3. TỔNG QUAN THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT
3.1.
Giới thiệu chung về cây Canh-ki-na
- Lịch sử , nguồn gốc: [6]

Canh-ki-na là tên phiên âm tiếng Pháp của cây Quinquina. Bản thân tên này
là do tên địa phương một nước miền Nam Châu Mỹ là kina – kina có nghĩa là vỏ, tên
khoa học Cinchona là tên nữ chúa Del Chinchon (đọc là Canhcon) là vợ một vị phó
tướng nước Peru bị sốt rét nặng rồi được chữa khỏi bằng vỏ cây này lần đầu tiên làm
cho người ta chú ý đến cây này (1638). Từ đó người ta đặt tên khoa học cho cây này là
Cinchona. Năm 1639, nữ chúa mua bí mật thuốc chữa sốt rét bằng vỏ cây này rồi đem
phổ biến về Tây Ban Nha với tên “bột của nữ chúa”. Nhưng gần đây, thuyết này bị bác
bỏ. Năm 1946, Duran Raynals cho biết nữ chúa Del Chinchon chết trước khi về Tây
Ban Nha và cây này được giáo sĩ tên Calanche mô tả đầu tiên vào năm 1633.
Dù sao tính chất chữa bệnh của cây canh-ki-na cũng được Tây Ban Nha là nước Châu
Âu đầu tiên biết đến, sau đó phổ biến sang nước Anh, rồi đến Pháp và một số nước
khác. Lúc đầu, cây thuốc này vẫn là bí mật của nhiều thầy thuốc. Một thầy thuốc người
Anh tên Talbor biết được bí mật này, dùng để chữa bệnh cho nhiều vị vua chúa ở Châu
Âu, trong đó có vua Louis thứ 14 của Pháp. Vua Louis 14 được chữa khỏi bệnh, lại
mua bí mật này của Talbor, và sau khi Talbor chết (1681) vua mới đem phổ biến rộng
rãi bí mật này, thuốc chỉ là vỏ cây canhkina ngâm trong rượu vang và dùng với liều
cao.
Về sau, người ta chiết được từ vỏ cây canh-ki-na chất quinin có vị đắng, có tác dụng
chữa sốt rét giống cây canhkina. Từ đó, canhkina được dùng làm thuốc chữa sốt rét,
thuốc bổ và làm nguyên liệu để điều chế quinin.
- Tại Việt Nam:
Năm 1925, người Pháp đã đưa cây canh-ki-na vào Việt Nam trồng ở tỉnh Lâm Đồng,

rồi sau đó đem ra trồng ở Ba Vì của Miền bắc nước ta, với mục đích chữa bệnh cho
quân đội Pháp. Từ đó cây canh-ki-na đã chính thức có mặt ở Việt Nam và được các
thầy thuốc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: cây ki-ninh (quinine), cây sốt rét, cũng
như lấy nó bào chế làm thuốc chữa bệnh cho người dân.
- Có khoảng 40 loài Cinchona; như Cinchona succirubra Pavon (canhkina đỏ),
Cinchona calisaya Weddell (canhkina vàng), Cinchona officinalis L. (canhkina xám),
Cinchona ledgeriana Moens (canhkina lá thon) và nhiều loài lai tạp khác như:
Cinchona hybrida (sản phẩm lai giữa Cinchona ledgeriana và Cinchona succirubra),
Cinchona robusta (sản phẩm lai giữa Cinchona officinalis và Cinchona succirubra).
Trong đó canhkia đỏ được dùng phổ biến hơn.
- Người ta thường dùng vỏ canhkina để chiết quinin, quinidin. Có thể sử dụng cả vỏ
thân, vỏ rễ, vỏ cành nhưng vỏ thân là tốt nhất.
- Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloid người ta hay
dùng vỏ những cây canhkina khác nhau :
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

2



Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ Cinchona succirubra Pavon.

Để chiết alkaloid toàn phần, có thể dùng vỏ cây canhkina đỏ hoặc vỏ
canhina vàng Cinchona calisaya Wedd., hoặc Cinchona ledgeriana Moens.

Vỏ cây canhkina xám Cinchona officinalis L. thường được dùng để chế biến
rượu khai vị.
3.2. Vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật
3.2.1. Phân loại thực vật [6]
- Tên khoa học Cinchona sp.

- Dược liệu có nguồn gốc từ nhiều loài thuộc chi Cinchona. Chi này gồm 40 loài thuộc
họ Cà phê Rubiaceae.
- Cụ thể: [37]
Giới (Kingdom): Thực vật (Plantae).
Phân giới (Subkingdom): thực vật có mạch (Tracheobionta).
Liên ngành (Superdivision): thực vật có hạt (Spermatophyta) .
Ngành (Division): Ngọc Lan (Magnoliophyta) –Thực vật có hoa
Lớp (Class): Ngọc Lan (Magnoliopsida) – 2 lá mầm Dicotyledoneae
Phân lớp (Subclass): Cúc (Asteridae).
Bộ (Order): Cà phê (Rubiales).
Họ (Family): Cà phê (Rubiaceae).
Chi (Genus): Cinchona L.
3.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật
- Chi Cinchona: [6]
 Cây bụi lớn hay cây gỗ, có thể cao đến 15-20m, lá xanh quanh năm.
 Lá mọc đối, có cuống, với 2 lá kèm thường sớm rụng. Phiến lá nguyên hình trứng,
có gân lá hình lông chim. Trong một số loài như canhkina xám, ở góc gân chính và
gân phụ có các túi nhỏ mang lông.
 Hoa mọc thành chùm xim tận cùng, hoa đều, mẫu 5, cánh hoa màu trắng, hồng hay
đỏ, thường có mùi thơm dễ chịu. Đài có 5 răng, tràng hình ống, loe ở miệng với 5
thùy , 5 nhị đính trên ống tràng. Trong nhiều loài hoa với vòi nhị dài hoặc ngắn
không đều. Bầu dưới gồm 2 ngăn mang nhiều noãn.
 Quả nang thuôn dài cắt vách mở từ dưới lên trên, nứt 2 mảnh dính lại trên đầu.
 Hạt nhiều, nhỏ, dẹt, hạt có cánh, có dìa hơi có răng. Mùa hoa: tháng 2 – 4; mùa
quả: tháng 5 – 10.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

3



Hình 1. Một số đặc điểm thực vật chi Cinchona

Hình 2. Hình thái một loài cây Cinchona

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

Hình 3. Một dạng cây bụi Cinchona.

4


Hình 4. Một dạng cây thân gỗ Cinchona.

Hình 5. Hoa của một loài cây Cinchona

Hình 6. Quả của một loài cây Cinchona

- Theo Phạm Hoàng Hộ trong “Cây cỏ Việt Nam” [5] , có 4 loài thường dùng là:
 Cinchona calisaya Wedd: Peruvian or Calaysia Bark Cinchona.
Đại mộc nhỏ. Lá có phiến xoan ngược, to 8-15*3-6cm, đầu tà, mặt dưới có domatie, xếp
theo gân-phụ nên rông giống lá cà phê robyusta; cuống 1cm, lá bẹ dài hơn cuống. Hoa rất
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

5


thơm, màu ngà tươi: ống vành 9cm, tai có rìa lông dài, đỏ ở mặt trên. Nang tròn dài 1016cm, đỏ, hột dẹp, có cánh rìa, dài 4mm.
 C. officinalis L. : Crown Bark, Loxa Bark.
Đại mộc; cành tròn, không lông. Lá có phiến xoan thon , to 7-15*2,5-7cm, gân chánh

chính đỏ, gân phụ 8-9 cặp, lá bẹ dài bằng cuống.
Chùm tụ tán cào 18cm; trục có lông, hoa cao 12-17cm; vành có ống dài 10-12mm, tai
xoan, tiểu nhụy. Nang xoan dài, không lông, nâu đỏ; hột dẹp, tròn dài, có cánh, có răng,
dài 4-6mm.
 C. ledgeriana. Cinchona thon: Ledger Bark Cinchona.
Đại mộc cao 5-10m, vỏ trắng, cành vuông, có ít lông. Lá có phiến bầu dục thon, tà nhọn 2
đầu, mặt dưới đo đỏ; lá bẹ xoan. Chùm tụ tán cao 2-15cm; đài cao 3-4mm, có lông, vành
trắng thơm cao 8mm, tai 3-4mm, rìa lông dài, tiểu nhụy. Nang cao 1-1,2cm, mảnh; hột
dẹp cánh mỏng.
 C. pubescens Vahl. Cinchona đỏ: Red Bark Cinchona.
Đại mộc to hơn loài trên, đến 17m, vỏ đỏ, đắng, cành vuông, có lông. Lá có phiến xoan,
dài 20-25cm, đầu tròn hay tà, mặt dưới có lông, đo đỏ, cuống 1cm, lá bẹ mau rụng. Chùm
tụ tán, đài có răng, vành trắng có đốm đỏ, thơm, tiểu nn 2 phút thêm
1 ml dung dịch 2 – naphtol trong kiềm (TT). Hỗn hợp có màu cam thẫm hay màu đỏ và
thường có tủa cùng màu.
Amoni (muối)
A.
Hòa tan khoảng 0,2g chế phẩm trong 2ml nước hoặc lấy một lượng dung dịch theo
chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 2ml dung dịch natri hydroxyd 2M (TT), đun nóng, sẽ
xông ra khí có mùi đặc biệt và làm xanh giấy quì đỏ đã thấm nước.
B.
Hòa tan khoảng 10mg chế phẩm trong 5ml nước hay một lượng dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 0,2ml thuốc thử Nessler (TT), hỗn hợp có màu vàng hay tủa
vàng nâu.
Arseniat
A.
Đun cách thủy 5ml dung dịch chế phẩm 5% hoặc 5ml dung dịch chế phẩm theo chỉ
dẫn trong chuyên luận với cùng thể tích dung dịch hypophosphit (TT) (thuốc thử Tilé), sẽ
cho tủa màu thêm nâu.
B.

Hòa tan khoảng 0,10g chế phẩm trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT) sẽ tạo thành tủa màu nâu
đỏ, tủa này tan khi thêm một lượng acid nitric loãng (TT) hoặc một lượng dung dịch
amoniac (TT).
C.
Hòa tan khoảng 0,20g chế phẩm trong 5ml nước hoặc lấy 5ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 5ml dung dịch amoni clorid (TT), 1ml dung dịch amoniac
(TT) và vài giọt dung dịch magnesi sulfat 5% (TT) sẽ cho tủa kết tinh trắng.
Arseniat
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

84


A.
Đun cách thủy 5ml dung dịch chế phẩm 5% hoặc 5ml dung dịch chế phẩm theo chỉ
dẫn trong chuyên luận với cùng thể tích dung dịch hypophosphit (TT) (thuốc thử Tilé), sẽ
cho tủa màu nâu.
B.
Hòa tan khoảng 0,10g chế phẩm trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT) sẽ tạo thành tủa màu nâu
đỏ, tủa này tan khi thêm một lượng acid nitric loãng (TT) hoặc một lượng dung dịch
amoniac (TT).
C.
Hòa tan khoảng 0,20g chế phẩm trong 5ml nước hoặc lấy 5ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 5ml dung dịch amoni clorid (TT), 1ml dung dịch amoniac
(TT) và vài giọt dung dịch magnesi sulfat 5% (TT) sẽ cho tủa kết tinh trắng.
Arsenit
A.
Phản ứng A trong mục arseniat.

B.
Hòa tan khoảng 0,10g chế phẩm trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT) sẽ tạo thành tủa màu
trắng hơi vàng, tủa này tan khi thêm một lượng dung dịch amoniac (TT) hoặc một lượng
acid nitric loãng (TT).
C.
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, hoặc lấy 2ml dung dịch chế phẩm theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch đồng sulfat (TT), tủa màu xanh lục sẽ được
tạo thành, tách tủa và đun với dung dịch natri hydroxyd (TT), tủa sẽ chuyển thành màu
nâu đỏ.
Bạc (muối)
A.
Hòa tan khoảng 10mg chế phẩm trong 5ml nước hoặc lấy một lượng dung dịch
theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 3 giọt dung dịch acid hydroclorid 10% (TT) sẽ xuất
hiện tủa trắng lổn nhổn, tủa này không tan trong dung dịch acid nitric loãng (TT) nhưng
tan trong dung dịch amoniac 6M (TT).
B.
Hòa tan 20mg chế phẩm trong 5ml nước hoặc lấy một lượng dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 2ml dung dịch amoniac 6M (TT) và vài giọt formaldehyd
(TT), đun nóng dung dịch sẽ có tủa bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm (phản ứng
tráng gương).
Barbiturat
A.
Lấy khoảng 5mg chế phẩm, hòa tan trong 3ml dung dịch cobalt (II) acetat 0,2%
trong methanol (TT), thêm 20 – 30mg natri tetraborat (TT) đã được tán mịn, đun sôi sẽ
xuất hiện màu xanh tím.
B.
Barbiturat có hydro ở nhóm NH không bị thay thế: Hòa tan khoảng 5mg chế phẩm
trong 3ml methanol (TT), thêm 0,1ml dung dịch có chứa 10% cobalt (II) nitrat (TT) và
10% calci clorid (TT). Trộn đều, vừa lắc vừa thêm 0,1ml dung dịch natri hydroxyd 2M

(TT) sẽ xuất hiện màu và tủa xanh tím.
Bari (muối)
A.
Lấy một lượng dung dịch muối bari như chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm vài giọt
acid sulfuric loãng (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng, tủa này không tan trong acid hydrocloric
10% (TT) và acid nitric loãng (TT).
B.
Dùng một dây bạch kim hoặc đũa thủy tinh lấy một lượng chất thử đốt trên ngọn
lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu xanh lục hơi vàng, khi nhìn qua kính thủy
tinh màu lục ngọn lửa sẽ có màu xanh lam.
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

85


Benzoat
A.
Lấy 1ml dung dịch trung tính 10% chế phẩm trong nước hoặc một lượng chế phẩm
theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 0,5ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5% (TT) sẽ xuất
hiện tủa vàng thẫm, tủa này tan trong ether (TT).
B.
Lấy khoảng 0,2g chế phẩm hoặc một lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên
luận, làm ẩm bằng 0,2ml đến 0,3ml acid sulfuric (TT) và đun nóng nhẹ ở đáy ống nghiệm,
sẽ có tinh thể trắng thăng hoa bám ở thành trong của ống.
C.
Hòa tan 0,5g chế phẩm trong 10ml nước hoặc dùng 10ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận, thêm 0,5ml acid hydrocloric (TT), sẽ cho tủa. Kết tinh lại tủa trong
nước rồi làm khô với áp suất giảm, tủa thu được có nhiệt độ nóng chảy từ 120 OC đến
124OC . (phụ lục 6.7)
Bismuth (muối)

A.
Thêm 10ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) vào 0,5g chế phẩm hoặc dùng
10ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Đun sôi trong 1 phút, để nguội rồi lọc nếu
cần. Thêm 20ml nước vào 1ml dung dịch thu được ở trên, xuất hiện tủa trắng hay hơi
vàng, tủa này sẽ chuyển thành nâu khi thêm 0,05ml đến 0,1ml dung dịch natri sulfat (TT).
B.
Thêm 10ml dung dịch acid nitric 2M (TT) vào 40mg đến 50mg chế phẩm hoặc
dùng 10ml chế phẩm đã được xử lý theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Đun sôi trong 1 phút,
để nguội rồi lọc nếu cần. Thêm 2ml dung dịch thioure 10% (TT) vào 5ml dịch lọc thu
được ở trên, xuất hiện màu vàng da cam hay tủa da cam. Thêm 4ml dung dịch natri
fluorid 2,5% (TT), dung dịch không được mất màu trong vòng 30 phút.
Borat
A.
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm vào 0,1ml acid sulfuric (TT) trong một chén sứ,
thêm 3ml methanol (TT), trộn đều rồi châm lửa vào hỗn hợp, hỗn hợp cháy với ngọn lửa
màu lục.
B.
Lấy 5ml dung dịch chế phẩm 10% thêm 0,5ml acid hydrocloric loãng (TT) và
0,5ml cồn nghệ, sẽ cho màu nâu; thêm 1ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), màu nâu
chuyển thành lam hay lục.
Bromid
A.
Hòa tan một lượng chế phẩm có chứa khoảng 3mg ion bromid trong 2ml nước
hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa bằng acid nitric loãng
(TT) và thêm 0,4ml dung dịch bạc nitrat 4% (TT). Lắc và để yên sẽ tạo tủa lổn nhổn màu
vàng nhạt. Lọc lấy tủa, rửa tủa ba lần, mỗi lần với 1ml nước. Phân tán tủa trong 2ml nước,
thêm 1,5ml dung dịch amoniac 10M (TT) tủa khó tan.
B.
Hòa tan một lượng chế phẩm có chứa khoảng 5mg ion bromid trong 2ml nước
hoặc lấy một lượng dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, acid hóa dung dịch bằng

acid sulfuric loãng (TT), thêm 1ml nước clor (TT) và 2ml cloroform (TT), lắc. Lớp
cloroform sẽ có màu đỏ đến màu nâu đỏ.
Carbonat và hydrocarbonat
A.
Cho vào ống nghiệm khoảng 0,1g chế phẩm, thêm 2ml nước hoặc lấy 2ml dung
dịch chế phẩm đã được chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 2ml dung dịch acid acetic 2M
(TT). Đậy ngay nút đã lắp sẵn một ống thủy tinh nhỏ uốn góc. Đun nhẹ ống nghiệm, khí
thoát ra được dẫn vào một ống nghiệm khác có chứa sẵn 5ml dung dịch bão hòa calci
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

86


hydroxyd (TT), sao cho đầu ống thủy tinh nhỏ phải ngập trong dung dịch này, tủa trắng
tạo thành, tủa này tan trong acid hydrocloric (TT) quá thừa.
B.
Cho vào ống nghiệm khoảng 0,1g chế phẩm, thêm 2ml nước hoặc lấy 2ml dung
dịch chế phẩm đã được chỉ dẫn trong chuyện luận. Thêm 2ml dung dịch magnesi sulfat
(TT), nếu là carbonat sẽ cho tủa trắng, nếu là hydrocarbonat sẽ không tạo tủa nhưng khi
đun sôi cũng cho tủa trắng.
Calci (muối)
A.
Lấy khoảng 20mg chế phẩm hoặc một lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên
luận, hòa tan trong 5ml dung dịch acid acetic 5M (TT), thêm 0,5ml dung dịch ferocyanid
(TT), dung dịch vẫn trong, thêm khoảng 50mg amoni clorid (TT), tạo thành tủa kết tinh
trắng.
B.
Thêm vào dung dịch chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận vài giọt dung dịch
amoni oxalat 4% (TT), tạo thành tủa trắng, tủa này ít tan trong dung dịch acid acetic 6M
(TT), nhưng tan trong acid hydrocloric (TT).

Chì (muối)
A.
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 1ml dung dịch acid acetic 5M (TT) hoặc lấy 1ml
dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận, thêm 2ml dung dịch kali cromat 5% (TT), tủa
vàng sẽ tạo thành.
B.
Hòa tan 50mg chế phẩm trong 1ml dung dịch acid acetic 5M hoặc 1ml dung dịch
theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 10ml nước và 0,2ml dung dịch kali iodid 10% (TT),
tủa vàng sẽ tạo thành; đun sôi 1 đến 2 phút cho tủa tan ra, để nguội, tủa lại xuất hiện có
dạng những mảnh vàng lấp lánh.
Citrat
A.
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước, nếu cần có thể trung tính hóa dung
dịch bằng amoniac (TT), hoặc dùng một lượng dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận.
Thêm 1ml dung dịch calci clorid 10% (TT), dung dịch vẫn trong. Đun sôi dung dịch sẽ
xuất hiện tủa trắng, tủa này tan trong dung dịch acid acetic 6M (TT).
B.
Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với khoảng 50mg acid citric trong 5ml
nước hoặc lấy 5ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 0,5ml acid sulfuric
(TT), 1ml dung dịch kali permaganat (TT) và đun nóng đến khi mất màu. Thêm 0,5ml
dung dịch natri nitroprusiat 10% trong acid sulfuric 1M, 4g acid sulfamic (TT) và từng
giọt amoniac (TT) đến khi acid sulfamic tan hết, khi cho thừa amoniac, xuất hiện màu tím
chuyển dần thành xanh tím.
Clorat
A.
Thêm vài giọt acid sulfuric (TT) vào 0,1g chế phẩm, có tiếng nổ lép bép và khí
màu vàng lục bay ra.
B.
Hòa tan 0,05g chế phẩm trong 5ml nước, thêm 0,5ml dung dịch bạc nitrat 2%
(TT), không xuất hiện tủa. Khi thêm 2 – 3 giọt dung dịch natri nitrit (TT) và 2 – 3 giọt

acid nitric loãng (TT), sẽ có tủa trắng tạo thành, tủa này tan trong dung dịch amoniac 6M
(TT).
Clorid
A.
Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng với 2mg ion clorid trong 2ml nước hoặc
dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa bằng dung dịch acid nitric
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

87


2M (TT), thêm 0,4ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT), lắc và để yên, sẽ tạo tủa trắng lổn
nhổn. Lọc lấy tủa, rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 1ml nước, phân tán tủa trong 2ml nước và
thêm 1,5ml dung dịch amoniac 10M, tủa tan ra dễ dàng.
B.
Cho vào ống nghiệm một lượng chế phẩm tương ứng khoảng từ 10 đến 20mg ion
clorid hay một lượng theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml kali permanganat 5%
(TT) và 1ml acid sulfuric (TT), đun nóng, sẽ giải phóng khí clor có mùi đặc biệt, khí này
làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột có kali iodid (TT) đã thấm nước.
Ester
Lấy khoảng 30mg chế phẩm, hoặc một lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận,
thêm 0,5ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid 7% trong methanol (TT) và 0,5ml dung
dịch kali hydroxyd 10% trong ethanol. Đun sôi, để nguội, acid hóa dung dịch bằng dung
dịch acid hydrocloric 2M (TT), rồi thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 1%, sẽ xuất
hiện màu đỏ hay màu đỏ có ánh lam.
Iodid
A.
Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng khoảng 4mg ion iodid trong 2ml nước
hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Acid hóa bằng dung dịch acid
nitric 2M (TT), thêm 0,4ml dung dịch bạc nitrat 4% (TT). Lắc và để yên, có tủa tạo thành

màu vàng nhạt, lổn nhổn. Lọc lấy tủa, rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 1ml nước. Phân tán tủa
trong 2ml nước, thêm 1,5ml dung dịch amoniac 10M (TT), tủa không tan.
B.
Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng với 4mg ion iodid trong 2ml nước, hoặc
dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm vài giọt dung dịch
sắt(III)clorid 3% (TT), 2 giọt acid hydrocloric (TT), 1ml cloroform (TT) và lắc, để yên.
Lớp cloroform có màu tím.
Kali (muối)
A.
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch natri carbonat 10% (TT) rồi đun nóng, không tạo
thành tủa. Thêm vào trong lúc nóng 0,05ml dung dịch natri sulfid (TT), không tạo thành
tủa. Làm nguội trong nước đá, và thêm 2ml dung dịch acid tartric 15% và để yên, tạo
thành tủa kết tinh trắng.
B.
Hòa tan khoảng 40mg chế phẩm trong 1ml nước hoặc dùng 1ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch acid acetic 2M (TT) và 1ml dung dịch natri
cobaltinitrit 10% (TT) mới pha, tạo thành tủa vàng hay da cam.
Kẽm (muối)
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 5ml nước hoặc dùng 5ml dung dịch theo chỉ dẫn trong
chuyên luận. Thêm 0,2ml dung dịch natri hydroxyd 10M (TT), tạo thành tủa trắng, tủa này
tan khi tiếp tục thêm 2ml natri hydroxyd 10M (TT). Thêm 10ml dung dịch amoni clorid
10% (TT), dung dịch vẫn trong, thêm 0,1ml dung dịch natri sulfid (TT), tủa bông trắng
được tạo thành.
Lactat
Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng khoảng 5mg acid lactic trong 5ml nước, hoặc lấy
5ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml nước brom (TT) và 0,5ml dung
dịch acid sulfuric (TT). Đun trong cách thủy đến khi mất màu, thỉnh thoảng khuấy bằng
đũa thủy tinh. Thêm 4g amoni sulfat (TT) và trộn đều. Thêm từng giọt theo thành ống
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ


88


0,2ml dung dịch natri nitroprusiat 10% trong acid sulfuric 1M (chú ý không trộn) và 1ml
amoniac đậm đặc (TT). Để yên 30 phút, sẽ xuất hiện một vòng màu lục giữa bề mặt của
hai chất lỏng.
Magnesi (muối)
Hòa tan khoảng 15mg chế phẩm trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch amoniac 6M (TT), tạo thành tủa trắng, tủa này
tan khi thêm 1ml dung dịch amoni clorid (TT). Thêm 1ml dung dịch dinatri
hydrophosphat 9%, sẽ có tủa kết tinh trắng.
Natri (muối)
A.
Dùng một dây bạch kim hay đũa thủy tinh, lấy một hạt chất thử hay một giọt dung
dịch chế phẩm, đa vào ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm thành màu vàng.
B.
Hòa tan khoảng 50mg chế phẩm trong 2ml nước hoặc lấy 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Acid hóa dung dịch bằng acid acetic loãng (TT), thêm 1ml dung
dịch magnesi uranyl acetat (TT), cọ thành ống nghiệm bằng một đũa thủy tinh nếu cần, sẽ
có tủa kết tinh vàng.
Nhôm (muối)
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm từng giọt dung dịch amoniac (TT) cho tới khi tạo tủa keo trắng,
tủa này chuyển thành đỏ khi thêm vài giọt dung dịch alizarin S (TT).
Nitrat
A.
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm từ từ 2ml acid sulfuric (TT), trộn và để nguội. Cho cẩn thận
(không trộn) dọc theo thành ống nghiệm 1ml dung dịch sắt (II) sulfat 1,5% (TT). Ở miền

tiếp giáp giữa hai chất lỏng có một vòng màu nâu.
B.
Trộn 0,1ml nitrobenzen (TT) với 0,2ml acid sulfuric (TT), thêm một lượng chế
phẩm đã tán nhỏ tương ứng với khoảng 1mg ion nitrat hoặc một lượng dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, để yên 5 phút, làm lạnh trong nước đá vài phút, vừa lắc vừa thêm
từ từ 5ml nước, sau đó 5ml dung dịch natri hydroxyd 10M (TT) và 5ml aceton (TT), lắc
rồi để yên. Lớp chất lỏng ở trên có màu tím thẫm.
Oxalat
A.
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 5ml nước hoặc dùng 5ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Thêm 0,5ml dung dịch calci clorid 10% (TT), tạo tủa trắng, tủa tan
trong acid vô cơ, không tan trong dung dịch acid acetic 6M (TT).
B.
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 5ml nước hoặc dùng 5ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Acid hóa dung dịch bằng acid sulfuric 10% (TT), dung dịch này sẽ
làm mất màu dung dịch kali permanganat 5% (TT) khi đun nóng.
Peroxyd
A.
Nhỏ 1 giọt dung dịch chế phẩm vào 10ml dung dịch acid sulfuric 2% (TT), thêm
2ml ether (TT) và 1 giọt dung dịch kali dicromat 5% (TT), lắc, lớp ether có màu xanh.
B.
Lấy 1ml dung dịch chế phẩm, acid hóa nhẹ bằng acid sulfuric 10% (TT), thêm từng
giọt dung dịch kali iodid (TT), sẽ giải phóng iod, làm xanh hồ tinh bột (CT).
Phosphat

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

89



A.
Hòa tan khoảng 50mg chế phẩm trong 3ml nước hoặc dùng 3ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Acid hóa dung dịch bằng acid nitric loãng (TT), thêm 2ml dung
dịch amoni molybdat (TT) sẽ hiện tủa vàng.
B.
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Trung tính hóa dung dịch bằng dung dịch acid nitric loãng (TT)
hoặc dung dịch natri hydroxyd (TT). Thêm 1ml dung dịch bạc nitrat 4% (TT) sẽ tạo tủa
vàng, màu của tủa không thay đổi khi đun sôi, tủa tan khi thêm dung dịch amoniac 10M
(TT).
Salicylat
A.
Lấy 1ml dung dịch trung tính 10% chế phẩm trong nước hoặc dùng 1ml dung dịch
theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 0,5ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5% (TT), xuất
hiện màu tím, màu không bị mất khi thêm 0,1ml dung dịch acid acetic 5M (TT).
B.
Hòa tan khoảng 0,5g chế phẩm trong 10ml nước hoặc dùng 10ml dung dịch theo
chỉ dẫn của chuyên luận. Thêm 0,5ml acid hydrocloric (TT), sẽ xuất hiện tủa kết tinh
trắng. Lọc lấy tủa, rửa tủa bằng nước đến phản ứng trung tính với giấy quỳ và làm khô ở
bình hút ẩm với acid sulfuric (TT). Nhiệt độ nóng chảy của tủa từ 156OC đến 161OC. (Phụ
lục 6.7).
Sắt (II) (muối)
A.
Hòa tan một lượng chế phẩm có chứa khoảng 0,1mg sắt (III) trong 3ml nước hoặc
dùng 3ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch acid
hydrocloric 2M (TT) và 1ml dung dịch kali thiocyanat (TT), dung dịch có màu đỏ. Dùng 2
ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch thu được ở trên. Một ống cho thêm 5ml
alcol amylic (TT) hoặc ether (TT), lắc và để yên, lớp dung môi có màu hồng. Cho vào ống
nghiệm kia 3ml dung dịch thủy ngân (II) clorid (TT), màu đỏ sẽ biến mất.
B.

Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng với 1mg sắt (III) trong 1ml nước hoặc
dùng 1ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch kali ferocyanid
(TT) sẽ tạo tủa xanh lam, tủa này không tan trong dung dịch acid hydrocloric 2M (TT).
Silicat
Trong một chén nung bằng chì hay bằng bạch kim, dùng một sợi dây đồng trộn đều một
lượng chất để thử với 10mg natri fluorid (TT) và 0,2ml acid sulfuric đậm đặc (TT). Đậy
chén bằng một nắp nhựa dẻo trong, mỏng; với nắp nhựa có một giọt nước. Đun nóng nhẹ,
sẽ thấy xuất hiện một vòng màu trắng xung quanh giọt nước.
Stibi (muối)
Hòa tan bằng cách đun nóng nhẹ khoảng 10mg chế phẩm trong 10ml dung dịch natri kali
tartrat 5% và để nguội. Lấy 2ml dung dịch này hoặc 2ml dung dịch chế phẩm theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, nhỏ vào đó từng giọt dung dịch natri sulfid (TT), tủa đỏ cam được
tạo thành, tủa này sẽ tan khi thêm dung dịch natri hydroxyd 2M (TT).
Sulfat
A.
Hòa tan 45mg chế phẩm trong 5ml nước hoặc dùng 5ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận, thêm 1ml dung dịch acid hydrocloric 2M (TT) và 1ml dung dịch bari
clorid 5% (TT), sẽ có tủa trắng được tạo thành.
B.
Thêm 0,1ml iod 0,1N vào hỗn dịch thu được ở phản ứng trên, hỗn dịch có màu
vàng (phân biệt với sulfit và dithionit) nhưng mất màu khi thêm từng giọt dung dịch thiếc
(II) clorid (TT) (phân biệt với iodat). Đun sôi hỗn hợp, không được tạo thành tủa có màu
(phân biệt với selenat và tungstat).
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

90


Sulfid
Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong

chuyên luận. Thêm 1ml acid hydrocloric 10% (TT) khí bay ra có mùi của hydrosulfid, khí
này sẽ làm nâu hoặc đen giấy tẩm chì acetat (TT) đã thấm nước.
Bisulfit và sulfit
A.
Hòa tan khoảng 0,1g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận. Thêm 1ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT). Đun nóng nhẹ, sẽ có
khí lưu huỳnh dioxyd bay ra và làm đen giấy lọc tẩm thủy ngân (II) nitrat.
B.
Nhỏ từng giọt dung dịch iod 0,1N (TT) vào dung dịch chế phẩm, màu của dung
dịch iod sẽ mất.
Tartrat
A.
Hòa tan khoảng 15mg chế phẩm trong 5ml nước hoặc dùng 5ml dung dịch theo chỉ
dẫn trong chuyên luận, thêm 0,05ml dung dịch sắt (II) sulfat 1% và 0,05ml dung dịch
hydrogen peroxyd 10tt (TT); màu vàng không vững bền được tạo thành, sau khi màu vàng
biến mất, thêm từng giọt dung dịch natri hydroxyd 2M (TT), xuất hiện màu xanh lam
đậm.
B.
Lấy 0,1ml dung dịch chế phẩm chứa khoảng 15mg acid tartric trong 1ml hoặc
dùng 0,1ml dung dịch theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Thêm 0,1ml dung dịch kali bromid
10% (TT), 0,1ml dung dịch resorcin 2% (TT) và 3ml acid sulfuric (TT). Đun trên cách
thủy 5 đến 10 phút sẽ xuất hiện màu lam thẫm. Để nguội và rót dung dịch vào nước, màu
chuyển thành đỏ.
Thiosulfat
A.
Hòa tan 0,10g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận, thêm vài giọt dung dịch iod 0,1N. Màu của iod biến mất.
B.
Hòa tan 0,10g chế phẩm trong 2ml nước hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn
trong chuyên luận. Thêm vài giọt acid hydrocloric 10% (TT), có tủa trắng dần chuyển

thành vàng và có khí lưu huỳnh dioxyd bay ra làm đen giấy lọc tẩm dung dịch thủy ngân
(II) nitrat (TT).
Thủy ngân (muối)
A.
Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thử lên một miếng đồng phôi (TT) đã được cọ sạch, sẽ
xuất hiện vết hoen màu xám tối; vết này sáng ra khi được lau nhẹ. Đốt nóng phôi đồng đó
trong ống nghiệm thì vết hoen sẽ mất.
B.
Hòa tan khoảng 0,10g chế phẩm trong 2ml nước, nếu là thủy ngân oxyd thì hòa tan
trong 2ml acid hydrocloric 10% (TT), hoặc dùng 2ml dung dịch theo chỉ dẫn trong
chuyên luận. Thêm từng giọt dung dịch kali iodid (TT) sẽ cho tủa đỏ, tủa tan trong thuốc
thử quá thừa (đối với muối thủy ngân (II)).
Nếu là muối thủy ngân (I), khi thêm từng giọt dung dịch kali iodid (TT) sẽ cho tủa vàng,
sau đó chuyển sang màu lục.
Nhóm xanthin
Trộng vài mg chế phẩm hoặc lấy một lượng chế phẩm theo chỉ dẫn trong chuyên luận với
0,1ml hydrogen peroxyd 100 tt (TT) và 0,3ml dung dịch acid hydrocloric 2M (TT), đun
nóng nhẹ trên cách thủy tới khô, sẽ có cắn màu đỏ hơi vàng, thêm 0,1ml dung dịch
amoniac 2M (TT), màu của căn sẽ chuyển thành tím đỏ.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

91


14.10. Phụ lục 9.2 DĐVN IV
XÁC ĐỊNH ĐỘ TRONG CỦA DUNG DỊCH
Độ trong của các dung dịch được xác định bằng cách so sánh các dung dịch đó với các
hỗn dịch đối chiếu.
Dung dịch Hdrazin sulfat: Hòa tan 1,0 g hydrazin sulfat (TT) trong nước, pha loãng

thành 100,0 ml và để yên trong thời gian 4 đến 6 giờ.
Dung dịch Hexamethylentetramin: Trong một bình nón nút thủy tinh mài, dung dịch
100 ml, hòa tan 2,5 g hexamethylentetramin trong 25,0 ml nước.
Hỗn dịch đục gốc:
Thêm 25,0 ml dung dịch hydrazin sulfat (TT) vào 25,0 ml dung dịch
hexamethylentetramin, lắc kỹ và để yên trong 24 giờ. Nếu được bảo quản trong lọ thủy
tinh tốt (không có khuyết tật ở bề mặt) thì hỗn dịch đục gốc bền vững trong vòng 2 tháng.
Hỗn dịch này phải không được bám dích vào thủy tinh và phải được lắc kỹ trước khi
dùng.
Chuẩn đục: Pha loảng 15,0 ml hỗn dịch đục gốc thành 1000,0 ml với nước.
Chuẩn đục được chuẩn bị ngay trước khi dùng và có thể bảo quản tối đa trong vòng 24
giờ.
Hỗn dịch đối chiếu
Các hỗn dịch đối chiếu từ I tới IV được chuẩn bị như chỉ dẫn trong bảng 9.2.
Mỗi hỗn dịch phải được trộn kỹ và lắc trước khi sử dụng.
Bảng 9.2
I
II
III
IV
Chuẩn
đục
5,0
10,0
30,0
50,0
(ml)
Nước
95,0
90,0

70,0
50,0
Cách thử
Việc so sánh được tiến hành trong các ống nghiệm giống nhau, bằng thủy tinh trung tính,
không màu, đáy bằng, có đường kính trong khoảng từ 15 đến 25 mm. Chiều dày của lớp
dung dịch thử và của hỗn dịch chuẩn đối chiếu là 40 mm. Hỗn dịch chuẩn đối chiếu sau
khi pha 5 phút phải được so sánh ngay với dung dịch cân thử bằng cách quan sát chất lỏng
từ trên xuống trong các ống nghiệm trên nền đen dưới ánh sáng khuếch tán ban ngày. Ánh
sáng khuếch tán phải phù hợp để có thể phân biệt được hỗn dịch đối chiếu I với nước cất
và với hỗn dịch đối chiếu II.
Cách ghi nhận, kết quả
Một chất lỏng được coi như trong nếu nó tương đương với độ trong của nước hay của
dung môi đã dùng khi thử nghiệm trong những điều kiện như đã mô tả, hoặc nếu chất
lỏng đó hơi đục nhẹ thì cũng không được đục quá hỗn dịch chuẩn đối chiếu số I.
Các yêu cầu khác nhau về độ đục được biểu thị theo hỗn dịch chuẩn đối chiếu số I, II, III
và IV.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

92


14.11. Phụ lục 9.4.14 DĐVN IV
Xác định giới hạn tạp chất Sulfat
Thêm 1 ml dung dịch bari clorid 25% (TT) vào 1,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu
SO4, lắc và để yên 1 phút. Thêm 15 ml dung dịch chế phẩm thử đã được chỉ dẫn trong
chuyên luận, hoặc thêm một lượng chế phẩm thử quy định đã hòa tan trong 15 ml nước và
0,5 ml dung dịch acid acetic 5M (TT). Để yên 5 phút.
Độ đục tạo thành trong ống thử không được đậm đặc hơn trong ống chuẩn được chuẩn bị
đồng thời trong cùng điều kiện, nhưng dùng 15 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu

SO4 thay cho dung dịch chế phẩm thử.
14.12. Phụ lục 9.6 DĐVN IV
Xác định mất khối lượng do làm khô
Mất khối lượng do làm khô là sự giảm khối lượng của mẫu thử biểu thị bằng phần trăm
(kl/kl) khi được làm khô trong điều kiện xác định ở mỗi chuyên luận. Phương pháp này
dùng để xác định hàm lượng nước, một phần hoặc toàn bộ lượng nước kết tinh và lượng
chất dễ bay hơi khác trong mẫu thử.
Việc xác định mất khối lượng do làm khô không được làm thay đổi tính chất lý hóa cơ
bản của mẫu thử, vì vậy mỗi chuyên luận riêng sẽ có quy định cách làm khô theo một
trong các phương pháp sau đây:
a) Trong bình hút ẩm. Tiến hành làm khô trong bình hút ẩm với những chất hút nước như
phosphor pentoxyd, silica gel vv…
b) Trong chân không. Tiến hành làm khô ở điều kiện áp suất từ 1,5 đến 2,5 kPa có mặt
chất hút ẩm phosphor pentoxyl và ở nhiệt độ phòng.
c) Trong chân không ở điều kiện nhiệt độ xác định. Tiến hành làm khô ở điều kiện áp suất
từ 1,5 đnế 2,5 kPa có mặt chất hút ẩm phosphor pentoxyd và trong điều kiện nhiệt độ quy
định trong chuyên luận riêng.
d) Trong tủ sấy ở điều kiện nhiệt độ xác định. Tiến hành làm khô trong tủ sấy ở điều kiện
nhiệt độ quy định trong chuyên luận riêng.
e) Trong chân không hoàn toàn. Tiến hành làm khô trong điều kiện áp suất không quá 0,1
kPa có mặt chất hút ẩm phosphor pentoxyl và ở điều kiện nhiệt độ quy định trong chuyên
luận riêng.
Cách tiến hành
Dùng dụng cụ sấy thủy tinh rộng miệng đáy bằng có nắp mài làm bì đựng mẫu thử; làm
khô bì trong thời gian 30 phút theo phương pháp và điều kiện quy định trong chuyên luận
rồi cân để xác định khối lượng bì. Cân ngay vào bì này một lượng chính xác mẫu thử
bằng khối lượng quy định trong chuyên luận với sai số  10%. Nếu không có chỉ dẫn gì
đặc biệt thì lượng mẫu thử được dàn mỏng thành lớp có độ dày không quá 5 mm. Nếu
mẫu thử có kích thước lớn thì phải nghiền nhanh tới kích thước dưới 2 mm trước khi cân.
Tiến hành làm khô trong điều kiện quy định của chuyên luận. Nếu dùng phương pháp sấy

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

93


thì nhiệt độ cho phép chỉ chênh lệch  20C so với nhiệt độ quy định. Sau khi sấy phải làm
nguội tới nhiệt độ phòng cân trong bình hút ẩm có silica gel rồi cân ngay. Nếu chuyên
luận không quy định thời gian làm khô có nghĩa là phải làm khô đến khối lượng không
đổi, tức là sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy hoặc 6 giờ trong
bình hút ẩm so với lần sấy trước đó không quá 0,5 mg.
Nếu mẫu thử bị chảy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy quy định thì trước khi đưa lên nhiệt
độ đó, cần duy trì từ 1 đến 2 giờ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của mẫu thử từ
50C đến 100C.
Nếu mẫu thử ở dạng viên nang hoặc viên bao thì phải bỏ vỏ (lấy không ít hơn 4 viên) và
nghiền nhanh tới kích thước dưới 2mm rồi lấy lượng bột viên như chỉ dẫn trong chuyên
luận riêng.
Nếu mẫu thử là dược liệu, khi chuyên luận riêng không có chỉ dẫn gì đặc biệt thì tiến hành
sấy trong tủ sấy ở áp suất thường. Dược liệu phải được làm thành mảnh nhỏ đường kính
không quá 3 mm; lượng đem thử từ 2 g đến 5 g; chiều dày lớp.
14.13. Phụ lục 9.9 DĐVN IV
Xác định tro sulfat
Áp dụng một trong các phương pháp sau đây nếu trong chuyên luận riêng không có
hướng dẫn khác.
Phương pháp 1
Nung một chén sứ hoặc chén platin tới đỏ trong 10 phút, để nguội trong bình hút ẩm rồi
cân. Nếu không có chỉ dẫn gì đặc biệt trong chuyên luận riêng thì cho 1g mẫu thử vào
chén nung, làm ẩm với acid sulfuric (TT), đốt cẩn thận rồi lại làm ẩm với acid sulfuric
(TT) và nung ở khoảng 8000C. Làm nguội rồi cân. Nung lại 15 phút, làm nguội rồi cân
nhắc lại. Lặp lại quá trình này cho đến khi hai lần cân liên tiếp, khối lượng không chênh
lệch nhau 0,5 mg.

Phương pháp 2
Nung một chén nung sứ hoặc platin ở 600  500C trong 30 phút, để nguội trong bình hút
ẩm rồi cân. Cho vào chén nung một lượng mẫu thử như chỉ dẫn trong chuyên luận và cân.
Làm ẩm mẫu bằng một lượng nhỏ acid sufuric (TT) (khoảng 1 ml), đốt nóng ở mức độ
nhẹ nhất có thể đến khi mẫu hóa tro hoàn toàn. Để nguội, làm ẩm cắn bằng một lượng nhỏ
acid sufuric (TT), đốt nóng nhẹ đến khi bay hết khói trắng và nung ở 600  500C đến khi
cắn thành tro hoàn toàn. Trong khi đốt và nung không được để tạo thành ngọn lửa. Để
nguội trong bình hút ẩm, cân và tính khối lượng của cắn. Nếu khối lượng cắn vượt ngoài
giới hạn cho phép thì lại làm ẩm cắn bằng acid sufuric (TT) và nung như trên đến khi khối
lượng không đốt nếu không có chỉ dẫn gì khác.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC DƯỢC KHOA VỀ QUININ

94


×