Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của IPO? Bằng việc phát hành chứng khoán ra công chúng công ty sẽ có những lợi ích cũng như khó khăn gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.85 KB, 11 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
1.
2.
3.
4.
5.

6.

Hoàng Thị Huyền ( Nhóm trưởng)
Đàm Tùng Dương
Đỗ Thị Dịu
Lê Anh Minh
Nguyễn Thị Hồng


BÀI THẢO LUẬN
Câu hỏi: Vai trò của IPO? Bằng việc phát hành chứng khoán ra công chúng
công ty sẽ có những lợi ích cũng như khó khăn gì?

MỤC LỤC
I.
Lời Mở Đầu
II.
Nội Dung
1. Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO)
1.1.
Khái niệm IPO
1.2.
Điều kiện để phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
1.3.


Vai trò của việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
2. Lợi ích và khó khăn của công ty khi phát hành chứng khoán ra công
2.1.
Lợi ích của công ty khi phát hành chứng khoán ra công chúng
2.2.
Khó khăn của công ty khi phát hành chứng khoán ra công chúng
2.3.
Những giải pháp.
3. Kết Luận

chúng


I.

LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp có ba quyết định cơ bản, đó là: quyết định đầu tư, quyết

định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận. Nếu quyết định đầu tư là quyết
định quan trong tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thì quyết định nguồn vốn là quyết
định tiên quyết, vì có vốn thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động được. Có rất
nhiều cách để huy động vốn, và trong thời kỳ cổ phần hóa nền kinh tế như hiện nay,
huy động vốn trên thị trường chứng khoán là lựa chọn có nhiều ưu điểm cho doanh
nghiệp. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển và
ổn định. Các công ty muốn huy động được nguồn vốn cần tiến hành phát hành
chứng khoán lần đầu ra công chúng (trái phiếu, cổ phiếu). Tuy nhiên bên cạnh
những lợi ích thu được từ việc phát hành chứng khoán, còn tồn tại rất nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp, công ty. Trong bài thảo luận dưới đây, chúng ta cùng đi
nghiên cứu vấn đề:
“Vai trò của IPO? Bằng việc phát hành chứng khoán ra công chúng công

ty sẽ có những lợi ích cũng như khó khăn gì?”


I.
1.
1.1

Nội Dung
Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO)
Khái niệm IPO
Phát hành lần đầu ra công chúng, còn gọi là IPO (viết tắt theo tiếng
Anh: Initial Public Offering) là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công
chúng. Khái niệm công chúng được hiểu là một số lượng nhà đầu tư đủ lớn với giá
trị chứng khoán chào bán cũng đủ lớn. Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng,
một công ty cổ phần sẽ trở thành công ty đại chúng (hay công ty cổ phần đại
chúng).

1.2

Điều kiện để phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Tại hầu hết các nước trên thế giới, các công ty khi thực hiện phát hành chứng
khoán ra công chúng đều phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Các công ty
phát hành phải tuân theo những thủ tục phát hành nghiêm ngặt theo yêu cầu của ủy
ban chứng khoán nhà nước.
Việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, công ty chào bán phải
chấp hành những điều kiện, những quy định của ủy ban chứng khoán nhà nước là
do:
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc phát hành chứng khoán cho
một lượng lớn công chúng đầu tư. Để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, các chứng
khoán phải là chứng khoán có chất lượng nhất định và các công ty phát hành phải

là những công ty có khả năng phát triển, tăng cường trong tương lai.
Đồng thời, đây là các công ty lần đầu chào bán ra công chúng, vì vậy các nhà
đầu tư ít biết được những thông tin về hiệu quả kinh doanh, về tình hình tài chính,
về triển vọng của công ty,.. Mặt khác, các công ty tư vấn, công ty môi giới chứng
khoán cũng không thể theo dõi, nắm bắt được toàn diện các công ty này trước khi
họ thực hiện phát hành chứng khoán. Do đó, việc đưa ra các tiêu chuẩn, các điều


kiện đối với công ty lần đầu chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm khắc phục
tình trạng bất cân xứng về thông tin của các nhà đầu tư.
Mặt khác, ở những nước đang trong thời kỳ mới xây dựng và phát triển thị
trường chứng khoán như Việt Nam, việc các công ty chào bán chứng khoán ra công
chúng phải tuân thủ những điều kiện nhất định còn là việc tạo dựng niềm tin cho
công chúng đầu tư. Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ, cỏ nhiều rủi
ro, do vậy nhiều người đầu tư sẽ rất dè dặt, cẩn trọng trong việc lựa chọn thị trường
chứng khoán làm nơi gửi gắm các khoản tiết kiệm của mình. Việc đưa vào thị
trường chứng khoán những hàng hóa có chất lượng cao trong giai đoạn đầu là yêu
cầu tất yếu và là một trong những biện pháp giúp thị trường chứng khoán phát
triển.
Các công ty muốn chào báo chứng khoán ra công chúng phải đạt được các điều
kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Thông thường bao hàm trong các điều
kiện chủ yếu sau:


Điều kiện về quy mô vốn: Công ty phải có mức vốn điều lệ nhất định.



Điều kiện về tính hiệu quả: Hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất định trong một
số năm liên tục trước khi xin phép chào bán chứng khoán ra công chúng.




Điều kiện về tính khả thi: Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn huy động
được thông qua phát hành chứng khoán.

1.3

Vai trò của việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Tại các nước phát triển, hầu hết các công ty trước khi đi vào hoạt động hoặc
sau một quá trình phát triển đều tiến hành IPO. Công việc này được biết đến ở Việt
Nam trong thời gian gần đây và được các công ty tiến hành khá nhanh, mạnh khi
cảm nhận được các thế mạnh của nó.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các công ty có thể huy
động được nhanh và nhiều vốn thông qua việc tiến hành IPO trên thị trường chứng


khoán. Cổ phiếu của công ty cũng có thể đạt được tính thanh khoản rất cao và các
giá trị gia tăng về giá sau khi IPO. Đó là một trong những lý do chính khiến các
doanh nghiệp tiến hành IPO. IPO có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì
với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối
với hàng loạt khía cạnh vận hành.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, muốn theo kịp đà tăng trưởng
kinh tế song hành, các công ty sẽ cần phải bán cổ phiếu (IPO) và trở thành công ty
đại chúng. Bằng cách này, công ty sẽ được rất nhiều tiền mặt một cách nhanh
chóng, và nó báo hiệu rằng công ty đủ khả năng để thực hiện quá trình IPO. Hạn
chế duy nhất là những người sáng lập các công ty ấy không còn sở hữu công ty bởi
vì họ đã bán nó cho các cổ đông. Nhưng đó không phải là nỗi lo, vì họ có thể giữ
lại quyền kiểm soát trong công ty nếu họ sở hữu trên 51% cổ phần.
Nhiều nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư ngoại, sở hữu cổ phiếu “blue chip” như

Vinamilk (HOSE: VNM) đã góp phần đưa công ty này lên tầm vóc quốc tế. Điều
này sẽ giúp nền kinh tế phát triển, vì nó cung cấp vốn đối với các công ty có nhu
cầu phát triển. Niêm yết trên thị trường chứng khoán có nghĩa là thông tin về tình
hình kinh doanh, khả năng tài chính của công ty dễ dàng tiếp cận được, và điều này
làm tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả là thị trường
chứng khoán trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư bỏ tiền nhiều hơn, làm cho công
ty dễ dàng mở rộng kinh doanh hơn để gia tăng lợi nhuận nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Thị trường chứng khoán cũng là một chỉ số của nền kinh tế. Nếu nhà đầu tư
tin tưởng vào nền kinh tế, họ sẽ mua cổ phiếu. Nếu một doanh nghiệp muốn phát
triển, họ cần thêm tiền để tài trợ cho việc mở rộng. Thay vì các công ty có thể vay
một số tiền từ ngân hàng và họ phải trả lãi suất, nếu lạm phát thì lãi trả lại rất cao,
có thể làm chậm sự tăng trưởng công ty. Nếu công ty muốn mở rộng ra ngoài thị
trường nội địa của mình thì cũng cần thêm vốn. Cách mà nhiều công ty lựa chọn để
tăng vốn là chào bán cổ phần ra công chúng, thường là nhiều vốn hơn so với các


công ty có thể vay ngân hàng, nhưng khi ngân hàng rơi vào nợ xấu thì công ty rất
khó tiếp cận vốn vì điều kiện thế chấp ngặt nghèo, làm chậm sự phát triển của công
ty và đẩy nền kinh tế trì trệ.
Để có thể đạt được những mục tiêu này, thì các lĩnh vực dịch vụ môi giới
chứng khoán của Việt Nam phải chuyên nghiệp hơn nữa, phải biết tư vấn cho thân
chủ bỏ tiền ra mà có lợi cho thân chủ, tránh hiện tượng "bán khống" (short selling)
gây lũng đoạn thị trường và đánh mất niềm tin của nhà đầu tư, vốn sớm muộn gì
cũng khiến lĩnh vực môi giới chứng tàn lụi và kéo theo hệ lụy bể bóng đầu tư khi
tin tức kinh tế đi một nơi, thị trường chứng khoán đi một nẻo. Quan trọng nhất hiện
nay tại Việt Nam vẫn thiếu đơn vị thực hiện dịch vụ ngân hàng đầu tư để tư vấn
IPO cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, nhiều công ty chứng khoán vẫn
chưa thể hiện hết vai trò đúng nghĩa của một ngân hàng đầu tư.
2.

I.1.

Lợi ích và khó khăn của công ty khi phát hành chứng khoán ra công chúng
Lợi ích của công ty khi phát hành chứng khoán ra công chúng
- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và tiếng tăm
cho công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy
động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách
hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty,
do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp
công ty có được nguồn vốn lơn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi
hơn cũng như điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ
phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các
khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành ra công chúng cũng sẽ giúp công ty
trở thành ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài muốn
làm đối tác liên doanh.


- Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì
đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao
giờ cũng dành một ty lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình.
Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được
hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân
viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực
sự là thành bại của mình.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng
một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược quản
lý rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo
ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các ủy viên quản
trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và

cân đối trong quản lý và điều hành công ty.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác
của các báo cáo của công ty, bởi những báo cáo này phải lập theo các tiêu chuẩn
chung do cơ quan quản lý quy định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so
sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
2.2.

Khó khăn của công ty khi phát hành chứng khoán ra công chúng
Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm

mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công
ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến đổi do chịu
ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10%
khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật,
chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết,… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng
phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính,


chi phí cho việc xếp hạng tín nhiệm, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ
quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.
Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ
công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các
công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí
cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị
rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.
Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lơn hơn trước công
chúng. Ngoài ra, do quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ
thường bị hạn chế.
2.3 Những giải pháp

- Những quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng với mức
vốn như hiện nay nếu so sánh với các quốc gia khác thì mức vốn điều lệ tối thiểu
này là thấp. Hiện nay, pháp luật nước ta đã cho phép tiến hành niêm yết giao dịch
chéo, do đó điều kiện về mức vốn đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công
chúng cũng cần nâng lên tương ứng để các tổ chức niêm của Việt Nam có cơ hội
canh tranh với các tổ chức niêm yết nước ngoài.
- Có thể nói, sự thành công hay thất bại của một đợt phát hành chứng khoán
rất quan trọng với tổ chức phát hành. Để đảm bảo sự thành công của một đợt chào
bán chứng khoán đòi hỏi tổ chức phát hành phải lựa chọn một phương án tối ưu
nhất.
- Kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt động của công ty, nắm bắt cơ cấu về quyền
sở hữu để có những thay đổi phù hợp.
- Về thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng nên được rà soát kỹ hơn để
có thể giảm bớt một số thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian đăng ký phát
hành, giảm chi phí.


- Đảm bảo công bố thông tin rộng rãi, công khai nhưng có những chính sách
riêng để bảo mật thông tin quan trọng, tránh gây rò rỉ, đưa ra thông tin đúng lúc,
kịp thời.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám
sát hoạt động của công ty, cán bộ…
III. Kết Luận
Thị trường chứng khoán không chỉ đem lại cơ hội, thu hút vốn đầu tư cho
doanh nghiệp, công ty mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công
chúng. Để có thể thực hiện được hoạt động phát hành chứng khoán, cần đáp ứng
những điều kiện, thủ tục nhất định. Việc chào bán chứng khoán trên thị trường giúp
cho công ty xây dựng được hình ảnh, tăng vốn để đầu tư, thu hút được đội ngũ
nhân viên giỏi, nhà đầu tư nước ngoài, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp…
Bên cạnh đó cũng tồn tại những bất lợi về phân tán quyền sở hữu, mất kiểm soát,

chi phí phát hành cao, rò rỉ thông tin mật,.. đòi hỏi công ty phải có những cách thức
nắm bắt những thuận lợi và giảm thiểu khó khăn.


Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá kết quả
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Lê Anh Minh
Dương Văn Lộc
Đàm
Tùng
Dương

Nhiệm vụ
Khái niệm, điều kiện IPO
Vai trò của IPO
Thuận lợi của việc phát hành
chứng khoán ra công chúng của
công ty
Đỗ Thị Dịu
Khó khăn của việc phát hành
chứng khoán ra công chúng của
công ty

Nguyễn Thị Hồng Khó khăn của việc phát hành
chứng khoán ra công chúng của
công ty
Hoàng Thị Huyền Tổng hợp, bổ sung, sửa bài, in
bài

Đánh giá kết quả



×