Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

LUANVAN NGUYENCHICUONG 123DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.32 KB, 95 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------------------------

NGUYỄN CHÍ CƯỜNG
NGUYỄN CHÍ CƯỜNG

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ
TUYẾN TIỀN LIỆT Ở NGƯỜI TRÊN
TUYẾN TIỀN LIỆT Ở NGƯỜI TRÊN
50 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG
50 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG
KHÁM ĐA KHOA HOÀ HẢOKHÁM ĐA KHOA HOÀ HẢOMEDIC
MEDIC
Chuyên Ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ DỊCH VỤ Y TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đỗ Nguyên


TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017
1


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã được Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp
nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn không có số liệu, văn bản,
tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Ngày

tháng

năm 2017

Ký tên học viên

Nguyễn Chí Cường

2


3

MỤC LỤC

Trang
PHỤ LỤC:
1. PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
2. BỘ CÂU HỎI NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH UTTTL
3. DANH SÁCH MẪU NGHIÊN CỨU

3


4

DANH MỤC BẢNG
Trang

DANH MỤC HÌNH
Trang

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang

4


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT


AUDIT

Thử nghiệm xác định rối loạn sử dụng rượu
(The Alcohol Use Disorders Identification Test)
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

BMI
COPD

ĐLC
GTLN
GTNN

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
Chụp quét cắt lớp điện toán
(Computed Tomography scan)
Thuốc trừ sâu (Các hợp chất hữu cơ và có chứa Clo)
(Dichloro Diphenyl Trichlorothane)
Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất
Gia trị nhỏ nhất

GPB

Giải phẫu bệnh

HR
IARC
KTC

MRI

Tỉ số nguy hại (Hazard Ratio)
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế
(International agency for research on cancer)
Khoảng tin cậy
Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging)

OR

Tỉ số số chênh (Odds Ratio)

PSA
RR
TB

Kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt
(Prostatic Specific Antigen)
Nguy cơ tương đối (Relative risk)
Trung bình

UTTTL

Ung thư tuyến tiền liệt

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

Tp.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TNM

Phân loại giai đoạn ung thư theo U, hạch và di căn
(Tumor Node and Metastasis)

CT scan
DDT

5


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh không lây nhiễm đứng hàng thứ hai trên thế giới và chịu
sự tác động khác nhau giữa các nước phát triển thấp đến các nước phát triển cao.
Có 5-10% ca bệnh ung thư là do gen gây ra [24],[97], [100], còn lại là do yếu tố
môi trường sống và hành vi lối sống, chế độ ăn uống [43],[62],[94]. Ung thư là
căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách điều chỉnh hành vi lối sống, chế độ
ăn uống và kiểm soát tốt môi trường sống.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy chế độ ăn uống (ăn nhiều thực
phẩm thịt đỏ), ít ăn rau củ quả và trái cây, tiêu thụ nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ô
nhiễm môi trường, thừa cân béo phì và ít hoạt động thể chất là những yếu tố
nguy cơ của bệnh ung thư [37], [52], [58],[77], [86]. Những trường hợp tử vong
liên quan đến Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) mà do hút thuốc là chiếm 2530%, do chế độ ăn uống không phù hợp chiếm 30-35%, do viêm nhiễm mạn tính
15-20%, còn lại là do những yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, ít hoạt động
thể lực [43].

UTTTL là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới [24].
Tuổi là một yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây UTTTL, chiếm 85% trường hợp được
chẩn đoán có độ tuổi trên 65 [24],[62] và ở độ tuổi dưới 50 chiếm 0,1% [24],
[62]. Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ cao với UTTLT [14],[24],[62].
Những năm gần đây, ung thư trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi tỉ lệ
mắc bệnh ngày càng tăng. Năm 2012 ước tính có thêm khoảng 125,000 người
mắc bệnh ung thư và 94,700 người chết vì ung thư ở nước ta (theo số liệu của
IARC 2014)[5].
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm trên cả nước thì UTTTL đứng hàng thứ
10 trong các ung thư ở hai giới với 1,275 trường hợp mới mắc và 872 trường hợp
tử vong [27]. Do đó, UTTTL đang là gánh nặng bệnh tật đối với gia đình và xã
6


7

hội [13],[97].
Qua cuộc điều tra “Các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm” [4] tại Việt
Nam do Cục y tế dự phòng (Bộ y tế) phối hợp Tổ chức y tế thế giới và các cơ
quan liên quan thực hiện trong năm 2015 với 3.856 đối tượng nghiên cứu ở độ
tuổi từ 18 đến 69. Kết quả điều tra cho thấy, các bệnh không lây nhiễm tăng
nhanh do liên quan đến hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia
và chế độ ăn không hợp lý. Tỉ lệ sử dụng rượu, bia trong số người được nghiên
cứu là 43,8% và có xu hướng tăng, trong đó tỉ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy
hại (từ sáu đơn vị cồn trở lên) ở nam giới là 44,2%. Khoảng 45% số hộ gia đình
có sẵn rượu, bia trong nhà. Bên cạnh đó, tình trạng ăn thiếu rau và trái cây vẫn ở
mức cao khi có tới 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau, trái cây so với
khuyến cáo của WHO (400 gam/ngày). Các thói quen này là nguy cơ dẫn đến
bệnh thừa cân béo phì, tăng đường huyết, tăng huyết áp và cholesterol. Theo các
chuyên gia về dinh dưỡng, việc sử dụng thiếu rau và trái cây, đồng nghĩa với việc

thiếu chất xơ sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể, nhất là có thể thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành và phát triển bệnh ung thư.
Những sách giáo khoa và các tài liệu trong nước có đề cập các yếu tố nguy
cơ trên tác động đến UTTTL nhưng chưa thấy một nghiên cứu gốc nào công bố
[4],[5]. Những yếu tố nguy cơ mang tính môi trường và lối sống như thói quen
sống (thời gian ngủ trong ngày, số lần thức giấc đi tiểu đêm, họat động thể lực),
thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp, thói
quen tiêu thụ thực phẩm (ăn thịt đỏ, thịt gà/vịt, cá, hải sản, trứng, các loại trái cây
đỏ, các loại trái cây không đỏ, rau củ quả, các loại đậu, dầu thực vật), thói quen
tiêu thụ đồ uống (trà, cà phê) có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa UTTTL.
Tuy nhiên, vẫn có sự không thống nhất giữa các bằng chứng về nguy cơ gây
7


8

bệnh của các yếu tố này. Đó là lý do nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác
định những yếu tố liên quan với UTTTL.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có mối liên quan hay không giữa UTTTL ở những người trên 50 tuổi đến
khám tại phòng khám đa khoa Hòa Hảo- Medic với tuổi, BMI, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp, gia đình có người bị UTTTL, các bệnh
từng mắc phải liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt, thói quen sống
như thời gian ngủ trong ngày, số lần thức giấc đi tiểu trong đêm, họat động thể
lực, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp,
thói quen tiêu thụ thực phẩm như ăn thịt đỏ, thịt gà/vịt, cá, hải sản, trứng, các
loại trái cây đỏ, các loại trái cây không đỏ, rau củ quả, các loại đậu, dầu thực vật,
thói quen tiêu thụ đồ uống như trà, cà phê

Giả thuyết nghiên cứu

1.

Nguy cơ UTTTL tăng ở nhũng người nam giới trên 50 tuổi khi từng
mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt, thời
gian ngủ trong ngày ít, số lần thức giấc đi tiểu trong đêm nhiều, họat
động thể lực thấp, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, tiếp xúc
với hóa chất nông nghiệp, ăn nhiều thịt đỏ, tiền sử gia đình có người

2.

UTTTL.
Nguy cơ UTTTL giảm ở nhũng người nam giới trên 50 tuổi khi ăn
nhiều rau củ quả, trái cây đỏ, trái cây không đỏ, hải sản, cá, trứng, uống
trà, cà phê.

8


9

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định mối liên quan giữa UTTTL ở nam giới trên 50 tuổi đến khám tại
phòng khám đa khoa Hòa Hảo- Medic với tuổi, BMI, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp, gia đình có người bị UTTTL,
các bệnh từng mắc phải liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt,
thời gian ngủ trong ngày ít, số lần thức giấc đi tiểu đêm nhiều, họat động
thể lực thấp, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với hóa
chất nông nghiệp, ăn thịt đỏ, thịt trắng, cá, hải sản, trứng, rau củ quả, trái
cây đỏ và không đỏ, uống trà, cà phê.

Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tuổi, số con trung bình và tỉ lệ BMI, trình độ học vấn, tình trạng
hôn nhân, nghề nghiệp, gia đình có người bị UTTTL, các bệnh từng mắc
phải liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt, thời gian ngủ trong
ngày, số lần thức giấc đi tiểu trong đêm, họat động thể lực, thói quen hút
thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp, ăn nhiều thịt
đỏ ở nam giới trên 50 tuổi đến khám tại phòng khám đa khoa Hòa HảoMedic có và không có UTTTL.
2.

Xác định tỉ lệ ăn thịt trắng, hải sản, trứng, rau củ quả, trái cây, uống trà, cà
phê ở nam giới trên 50 tuổi đến khám tại phòng khám đa khoa Hòa Hảo-

3.

Medic có và không có UTTTL.
Xác định mức độ kết hợp (số chênh) giữa UTTTL với tuổi, BMI các bệnh
từng mắc phải liên quan đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt, thời gian
ngủ trong ngày, số lần thức giấc đi tiểu trong đêm, họat động thể lực, thói
quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp, ăn
nhiều thịt đỏ và thịt trắng, hải sản, trứng, rau củ quả, trái cây đỏ và không
đỏ, các loại đậu, dầu thực vật, uống trà, cà phê được điều chỉnh theo trình

9


10

độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp, tiền sử gia đình
UTTTL.


DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn
nhân, số con, nghề nghiệp, gia đình có
người bị ung thư tuyến tiền liệt

Các bệnh từng mắc phải liên quan đến
đường tiết niệu và tuyến tiền liệt.
Thói quen sống: thời gian ngồi/ngày, thời
gian ngủ/ngày, số lần thức giấc đi tiểu đêm,
họat động thể lực, BMI.

UNG THƯ TUYẾN
TIỀN LIỆT

Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia,
tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp.
Thói quen tiêu thụ thực phẩm: Ăn thịt đỏ,
thị gà/vịt, cá, hải sản, trứng, các loại trái cây
đỏ, các loại trái cây không đỏ, rau củ quả,
các loại đậu, dầu thực vật.
Thói quen tiêu thụ đồ uống: trà (tươi,
khô), cà phê (đen, hòa tan, sữa).

Sơ đồ 1. Dàn ý trình bày mối liên quan giữa các biến số trong nghiên cứu

10


11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
UTTTL là một mối đe dọa ngày càng tăng trên khắp thế giới. Các yếu tố
môi trường như chế độ ăn uống và hành vi lối sống mà từ lâu nhiều nghiên cứu
đã được công nhận là nguyên nhân chính cho sự phát triển UTTTL [84].
Số mới mắc và tử vong do UTTTL rất khác nhau ở các vùng địa lý khác
nhau trên thế giới. Tỉ lệ tử vong do UTTTL ở châu Á thấp hơn ở châu Mỹ và Tây
Âu. Hơn nữa, tỉ lệ mới mắc tăng đáng kể ở các nhóm di dân đến Bắc Mỹ chỉ ra
rằng các yếu tố nguy cơ trong cuộc sống có thể là nguyên nhân chính gây ra
bệnh UTTTL [25], [88],[94].
Gần 1,5 triệu người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mỗi năm và do
ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố lối sống có thể điều chỉnh được, ước tính rằng
có thể ngăn ngừa được 50% bệnh ung thư [15].
Gánh nặng của các bệnh về lối sống hiện đại là rất lớn vì yếu tố chính thật sự
đối với hầu hết các bệnh ung thư dường như là lối sống. Sự can thiệp bằng việc
thay đổi các yếu tố lối sống như là một cách tiếp cận sinh lý và an toàn phòng
ngừa và quản lý các bệnh về lối sống hiện đại bao gồm UTTTL. Xác định chính
xác vai trò của chế độ ăn và các hành vi lối sống có thể làm sáng tỏ tính di truyền
hoặc tương tác với môi trường sống. Sự cân bằng giữa khuynh hướng di truyền
và các yếu tố môi trường bao gồm các thành phần dinh dưỡng và hành vi lối
sống để xc định yếu tố nguy cơ gây bệnh. Những thay đổi trong chế độ ăn uống
cùng với các biện pháp dự phòng thứ phát có thể có tác động lớn đến việc giảm tỉ
lệ bệnh ung thư, thậm chí cải thiện tỉ lệ sống còn do ung thư. Tiếp tục tập trung
vào việc phòng ngừa nguyên nhân của bệnh ung thư, kết hợp với những nỗ lực
nhằm sàng lọc và giám sát sẽ là yếu tố quan trọng để đạt được tiến bộ lớn nhất có
thể chống lại ung thư.
11


12


1.1. Một số khái niệm và lịch sử nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của bệnh
UTTTL
1.1.1. Tuyến

tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một phần của hệ sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và
lưu trữ tinh dịch. Ở nam giới trưởng thành, tuyến tiền liệt điển hình dài khoảng
3 cm và nặng khoảng 20gr [2],[3]. Nó nằm trong khung chậu, dưới bàng quang
và trước trực tràng. Tuyến tiền liệt bao quanh một phần của niệu đạo là ống dẫn
nước tiểu từ bàng quang trong quá trình tiểu tiện và tinh dịch trong quá trình xuất
tinh. Do vị trí của nó, cho nên các bệnh về tuyến tiền liệt thường ảnh hưởng đến
việc đi tiểu, xuất tinh, hiếm khi ảnh hưởng đến đại tiện. Tuyến tiền liệt có nhiều
tuyến nhỏ sản xuất khoảng 20% chất lỏng tạo thành tinh dịch [2].

Tuyến tiền liệt

Hình 1.1 Tuyến tiền liệt
(Nguồn: An Atlas of prostatic diseases (Third edition ) Roger S. Kirby, MD,
FRCS(Urol), FEBU [75])
Trong bệnh UTTTL, các tế bào của tuyến tiền liệt biến đổi thành tế bào ung
thư. Các tuyến tiền liệt cần các kích thích tố nam được gọi chung là androgen để
có thể hoạt động. Androgen bao gồm testosterone được sản xuất trong tinh hoàn,
dehydroepiandrosterone được sản xuất tại các tuyến thượng thận, và
dihydrotestosterone được chuyển đổi từ testosterone trong chính tuyến tiền liệt.
12


13


Androgen cũng là tác nhân ảnh hưởng về các đặc điểm giới tính thứ cấp như râu
và cơ bắp. Khi qua tuổi 50 tuyến này bắt đầu lớn dần lên, gọi là phì đại tuyến
tiền liệt ở dạng lành tính, không phải là UTTTL. Tuy nhiên nó có thể gây chèn
ép niệu đạo, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước tiểu, gây ra một số vấn đề
về tiểu tiện như tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều và những triệu chứng khác.
1.1.2. Phì

đại tuyến tiền liệt lành tính

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là một trong những bệnh phổ biến nhất của
người cao tuổi, với hơn 70% đàn ông trên 70 tuổi bị ảnh hưởng, và ung thư tuyến
tiền liệt cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới ở Anh. Ung thư tuyến tiền
liệt thường xác định theo một trong ba cách: Nam không có triệu chứng được
sàng lọc bằng siêu âm và xét nghiệm PSA; nam giới có triệu chứng bế tắc
đường tiểu dưới được khám và chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt; hoặc có triệu
chứng di căn như đau xương. Nam giới có thể yên tâm rằng nguyên nhân chính
của nam giới có triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới là phì đại tuyến tiền liệt lành
tính. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ nam giới có triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới có liên
quan đến ung thư tuyến tiền liệt [17].
Tinh hoàn

Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Tuyến tiền liệt

Tuyến thượng thận

13



14

Hình 1.2 Tuyến tiền liệt và các nội tiết tố
(Nguồn: An Atlas of prostatic diseases (Third edition ) Roger S. Kirby, MD,
FRCS(Urol), FEBU [75])
Khám hậu môn trực tràng cho phép đánh giá kích cỡ tuyến tiền liệt, có
liên quan đặc biệt đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính và cùng với xét nghiệm
PSA, đây là một trong những cách duy nhất để phân biệt lâm sàng giữa phì đại
tuyến tiền liệt lành tính và ung thư tuyến tiền liệt. Nếu xuất hiện bất thường hình
nốt, có khoảng 50% cơ hội chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện khi
sinh thiết. Tăng nồng độ PSA huyết thanh có thể gợi ý bệnh ung thư tuyến tiền
liệt, nhưng chẩn đoán cần phải được xác nhận về mô học trong hầu hết mọi
trường hợp. Một PSA bình thường, PSA mật độ và DRE có thể cho sự tự tin hợp
lý liên quan đến việc loại trừ ung thư tuyến tiền liệt có ý nghĩa lâm sàng. Phì đại
tuyến tiền liệt lành tính không phải là yếu tố nguy cơ được biết đến đối với bệnh
ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù cả hai thường cùng tồn tại.
Tuổi là yếu tố tiên đoán mạnh nhất về nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt,
cùng với lịch sử gia đình. Phì đại tuyến tiền liệt lành tính không được coi là tiền
thân của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Có khả năng là mặc dù phì đại tuyến tiền
liệt lành tính có thể không làm cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhiều khả năng
xảy ra, nó có thể làm tăng cơ hội chẩn đoán một ung thư ngẫu nhiên mắc các
bệnh liên quan đến đường tiết niệu [17].
Một vài nghiên cứu cho rằng viêm tuyến tiền liệt có mối liên quan với ung
thư tuyến tiền liệt nhưng cùng có những nghiên cứu khác thì không tìm thấy mối
liên quan. Tác giả cho rằng mô viêm thì được tìm thấy trên mẫu mô ung thư
tuyến tiền liệt, còn những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai
thì nguy cơ UTTTL cao [46].


14


15

1.1.3. Ung

thư tuyến tiền liệt

Hình 1.3 Ung thư tuyến tiền liệt
giai đoạn 1, 2, 3 và 4

Hình 1.4 Ung thư biểu mô tuyến

(Nguồn: An Atlas of prostatic diseases (Third edition ) Roger S. Kirby, MD,
FRCS(Urol), FEBU [75])
UTTTL là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến
trong hệ sinh dục nam, UTTTL phát triển chậm, tuy nhiên có những trường hợp
ung thư di căn [5]. Các tế bào ung thư có thể di căn sang các bộ phận khác trong
cơ thể, đăc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. UTTTL có thể gây đau đớn
và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn cương
dương.
Nguyên nhân vẫn chưa biết chính xác các nguyên nhân cụ thể gây nên
bệnh UTTTL [5], [39]. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ chính là vấn đề tuổi tác,
chủng tộc và tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh [5], [24]. UTTTL rất hiếm
gặp ở đàn ông trẻ hơn 50 tuổi, nhưng càng về già thì tỉ lệ mắc bệnh càng tăng.
Độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là 70 [24]. Tuy nhiên nhiều người đàn
15



16

ông không bao giờ biết họ có bệnh UTTTL vì dấu hiệu và triệu chứng không rỏ
rằng [19]. Nam giới trong những gia đình có lịch sử mắc bệnh UTTTL mức độ 1
và 2 có nguy cơ mắc bệnh cao so với những người trong gia đình không có ai bị
UTTTL [14], cụ thể là xác suất một người đàn ông bị UTTTL là 14,9% ( 95%
KTC= 14,1 – 15,8) tại độ tuổi 65 nếu trong gia đình có một người anh bị
UTTTL, và xác suất này tăng lên 30,3% (95% KTC = 29,3% - 31,1% tại độ tuổi
70). Trong nghiên cứu này, thiết kế đa trung tâm trong nước Thụy Điển với đối
tượng trên 65 tuổi và số lượng tham gia tương đối lớn nên kết quả cũng đáng tin
cậy.
Một nghiên cứu đa trung tâm ở nhiều nước cộng đồng châu âu trên những
bệnh nhân sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng, được theo dõi trong nhiều
năm và cỡ mẫu lớn, sai lệch lựa chọn đã được khử khi đưa đối tượng vào nghiên
cứu nên được xem là rất có giá trị bên ngoài. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng
nguy cơ có tính chất gia đình, có ý nghĩa thống kê chiếm 33% nói chung và 57%
ở bệnh UTTTL nói riêng và nguy cơ ở những cặp song sinh cùng trứng cao hơn
những cặp song sinh khác trứng là 5% [29].
Không có một gen duy nhất nào ảnh hưởng trực tiếp đến UTTTL mà nó
liên quan đến nhiều gen khác nhau. Đột biến trong gen ức chế khối u ở người
BRCA1 và BRCA2 là yếu tố quan trọng gây nguy cơ cho ung thư buồng trứng
và ung thư vú ở phụ nữ, cũng có liên quan đến bệnh UTTTL [74]. Các gen khác
cũng liên quan như gen di truyền UTTTL (HPC1), các thụ thể androgen, và thụ
thể vitamin D [42]. Gen hợp nhất nhân tố phiên mã gia đình TMPRSS2-ETS, cụ
thể là TMPRSS2-ERG hoặc TMPRSS2-ETV1/4, thúc đẩy quá trình tăng trưởng
tế bào ung thư [49].
1.1.4. Béo

16


phì


17

Theo Tổ chức y tế thế giới, thừa cân- béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ quá
mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh
hưởng đến sức khoẻ. Theo đó, chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng
(kg) chia cho bình phương của chiều cao (m) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của người trưởng thành. Theo khuyến nghị chung của Tổ chức y tế thế Giới, một
người trưởng thành, khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của họ dao động trong
giới hạn nhất định từ 18,5- 24,9. nếu BMI ≥ 25 thì được coi là thừa cân, tiền béo
phì, BMI ≥ 30 thì là béo phì.
Thừa cân béo phì ảnh hưởng đến hơn 30% dân số Mỹ và trở thành vấn nạn
ngày càng tăng trên toàn thế giới. Thừa cân béo phì dẫn đến một số bệnh mạn
tính như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch [25]. Nhiều nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh UTTTL. Vì ở
những người béo phì khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, làm tăng
yếu tố tăng trưởng insulin IGF-1, mà yếu tố này cũng tố điều kiện cho sự phát
triển ung thư.
Một nghiên cứu của Porter và cộng sự [70] cho rằng BMI có liên quan
nghịch với UTTTL, kết quả cho thấy những người đàn ông có chỉ số BMI lớn
hơn 29 có nguy cơ thấp bị UTTTL và trọng lượng cũng nghịch với nguy cơ bị
UTTTL. Nguy cơ bị UTTTL ở những người đàn ông có chỉ số BMI cao hơn
những người đàn ông có chỉ số BMI thấp chỉ khi họ trẻ hơn hoặc có tiền sử gia
đình bị UTTTL.
Có sự tương quan dương tính nhẹ giữa BMI và UTTTL, và mối tương quan
chặt chẽ giữa tử vong và BMI, nguy cơ tương đối cao hơn ở nhưng người đàn
ông có chỉ số lớn hơn 26,1 so với BMI bình thường hoặc nhỏ hơn chỉ số 22. Điều
này cho thấy những người đàn ông béo phì có UTTTL có bệnh ác tính cao hơn

[9].
17


18

Các công trình nghiên cứu ngày càng chứng minh rằng béo phì là một yếu
tố làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tăng tỉ lệ tử vong ở những bệnh không lây nói chung và
UTTTL nói riêng, tuy nhiên còn nhiều bàn cải vì chưa rõ ràng và còn liên quan
đến nhiều yếu tố khác [1],[4],[77],[97], [98].

1.1.5. Thịt

Thịt đỏ trong cách hiểu ẩm thực truyền thống là các loại thịt mang sắc đỏ khi
còn tươi và không đổi thành màu trắng khi nấu chín. Đây là loại thịt từ phần lớn
các loài thú. Thịt đỏ được định nghĩa cụ thể là các loại thịt gia súc như thịt bò,
thịt cừu, thịt heo và thịt bê ngoài ra còn có thịt ngựa, thịt trâu. Chính các chất
ôxy hóa chứa trong các heme (nhóm thay thế chứa các nguyên tố sắt màu đỏ) tạo
màu đỏ cho thịt, nhưng quá nhiều các chất này sẽ làm thay đổi hoạt chất của mô
dẫn tới ung thư [65].
Các loại thịt đỏ được ghi nhận là chứa nhiều đạm và phù hợp cho sự phát
triển của thể chất, loại thịt này chứa một hàm lượng đạm khá cao, rất tốt cho
người ở tuổi thành niên. Tuy nhiên, nếu sử dụng thịt đỏ không hợp lý thì người
tiêu thụ sẽ có nhiều nguy cơ về sức khỏe [52]. Không nên ăn quá 300-500g thịt
đỏ mỗi tuần, lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100-150g và
ăn rau củ giúp tiêu hóa thịt đỏ.
Thịt đỏ đại diện cho nhóm thực phẩm có mối liên hệ mạnh với UTTTL tiến
triển [30]. Tiêu thụ thịt chế biến có liên quan đến tăng UTTTL. Uống nhiều sữa
nhưng không phải canci không liên quan đến UTTTL[76]. Các nhà nghiên cứu
chỉ ra rằng có nguy cơ cao ở những người ăn thịt đỏ với UTTTL di căn. Sự kết

hợp này giảm nhẹ sau khi kiểm soát acid béo bảo hòa và alpha-linoleic, các loại
thịt đã được chế biến như một món ăn chính đã góp phần làm tăng nguy cơ
18


19

UTTTL di căn, ăn nhiều thịt đỏ và cùng nhiều sản phẩm sửa cũng liên quan đến
UTTTL di căn gấp đôi so với lượng thức ăn thấp của cả hai sản phẩm [61].
Đàn ông ăn nhiều thịt đỏ phải chịu nguy cơ mắc bệnh UTTTL cao. Một
khảo sát chế độ ăn uống của 175.000 đàn ông tuổi từ 50 đến 71 ở Mỹ, kết quả là
trong 9 năm theo dõi, 10.313 người mắc bệnh và 419 người tử vong. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 20% đàn ông ăn nhiều thịt đỏ nhất có nguy cơ mắc bệnh
UTTTL cao hơn 12% so với nhóm ăn ít nhất. Mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ với
bệnh UTTTL cấp còn đáng kể hơn. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ
ở người ăn nhiều nhất cao hơn so với người ăn ít nhất [52].
Thịt trắng cụ thể gồm các loại thịt gia cầm như thịt gà; thịt vịt, thịt ngỗng;
hải sản như ( cá, tôm mực, ố, sò…).
Thịt trắng cũng có sự tích tụ của nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Thịt trắng có chứa nhiều protein dễ được cơ thể hấp thụ, nhất là protein trong cá.
Thịt trắng không nhiều năng lượng nhưng lại giàu chất béo không bão hòa (là
chất béo có lợi cho sức khỏe).
Theo nghiên cứu của Jorge EC và cộng sự cho thấy không mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa ăn cá với tỉ lệ mắc UTTTL. Tuy nhiên đối với những
người đã bị UTTTL có ăn cá nhiều hơn hoặc bằng 5 lần trong tuần thì nguy cơ tử
vong thấp hơn 48% so với đàn ông tiêu thụ cá ít hơn 1 lần mỗi tuần. Mối liên
quan tương tự đã được tìm thấy giữa việc tiêu thụ acid béo n-3 và tỉ lệ tử vong
UTTTL [44].
Ăn cá 3 lần mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ UTTTL và mối
liên quan mạnh nhất so với ung thu di căn. Bổ sung hằng ngày 0.5g acid béo từ

thức ăn biển có liên quan đến giảm nguy cơ UTTTL 24% [10].
1.1.6 Trái cây-Rau củ quả
Trái cây và rau củ quả là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống
19


20

hàng ngày. Chất xơ, chất phytochemical, chất chống oxy hóa và các hợp chất
khác từ trái cây và rau củ quả giúp chống lại các căn bệnh hiểm nghèo như ung
thư, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Trái cây và rau củ quả không chỉ ngon mà
còn rất bổ dưỡng. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chống
lại nhiều bệnh mạn tính. Nhưng, nên nhớ rằng, không có một loại thức ăn chứa
đầy đủ hết tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, chúng ta nên dùng nhiều
loại rau và trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cho sức khỏe tăng
cường tối đa.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người ăn nhiều rau củ quả
thì ít bệnh hơn những ngườn ăn ít [50].
1.1.7 Rượu bia
Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột
và đường có trong nhiều loại hoa quả, ngủ cốc.
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu bia. Tiêu chuẩn y tế thế giới
thường phân loại theo nồng độ cồn và chia thành 3 loại:
Bia: thường có nồng độ cồn 5%.
Rượu nhẹ: thường có nồng độ cồn từ 12-15%
Rượu mạnh: thường có nồng độ cồn trên 40%
Đơn vị rượu bia là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu bia với
nhiều nồng độ khác nhau.

20



21

Đơn vị rượu bia đang được áp dụng phổ biến tại nhiều nước, trong đó có
Việt Nam theo khuyến cáo của WHO: 1 đơn vị rượu bia bằng 10 Gram rươu
nguyên chất.
Các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ hằng năm trên thế giới gồm: rươu
mạnh chiếm 45% ; bia chiếm 36%; rượu nhẹ chiếm 11% và đồ uống có cồn khác
chiếm 11%. Xu hướng chung trên toàn cầu cho thấy bia là đồ uống có cồn được
tiêu thụ tăng nhanh hơn so với rượu trong những thập kỷ gần đây.
Tại Việt Nam, đồ uống có cồn chủ yếu bao gồm rượu ( rượu mạnh, rượu
nhẹ) và bia. Các sản phẩm đồ uống có cồn khác chiếm tỉtrọng không đáng kể.
Trong khi mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn của toàn thế giới trong gần hai thập kỷ
qua hầu như không thay đổi thì Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có xu
hướng gia tăng nhanh. Mức tiêu thụ rượu bia bình quân/ người/ năm quy đổi ra
cồn nguyên chất đã tăng từ 1,35 lít năm 2001 lên 3,3 lít năm 2007; 3,54 lít năm
2008 và khoảng 4 lít năm 2010, trong đó tỉ trọng từ bia cao hơn từ rượu. Năm
2008, 3,54 lít quy ra cồn nguyên chất được tiêu thụ bình quân / người , bia chiếm
51,4% tương đương 1,82 lít ( bộ công thương, 2009)
Theo nghiên cứu Dickerman và cộng sự, những người tiêu thụ nhiều rượu
bia hoặc nghiện thì nguy cơ UTTTL cao hơn những người uống vừa phải hoặc
không uống [20]. Về liều lượng đáp ứng thì nghiên cứu của Zhao J và cộng sự
cho thấy rằng mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiêu thụ rượu bia và
UTTTL [102].
1.1.8 Thuốc lá
Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với một số bệnh mạn tính
như ung thư, bệnh phổi và bệnh tim mạch, và khói thuốc lá được xếp vào các
21



22

chất gây ung thư. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong khói thuốc có khoảng
7000 chất hóa học, trong đó có khoảng 60 chất được xếp vào loại gây ung thư
gồm những chất như Nicotin, monoxit carbon, hắc ín, benzene, formaldehyte,
ammoniac, aceton, asen, xyanua…ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch
máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc lá xung quanh,
được gọi là hút thuốc lá thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí mà
không trực tiếp hút thuốc lá và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ
về ung thư.
Theo WHO khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc lá
thụ động.
Hút thuốc lá cùng với thói quen uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ của
nhiều loại ung thư, trong đó có UTTTL [43].
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Sandaly và cộng sự cho thấy rằng không
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa UTTTL và hút thuốc lá. Thậm chí hút
thuốc lá còn có tính bảo vệ ở cả hai nhóm bệnh và nhóm chứng[77]. Mặc dù,
nhiều nghiên cứu chứng minh là hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi,
vòm hầu, thực quản, thanh quản, dạ dày, gan, đường tiết niệu và những ung thư
khác [56].
1.1.9 Hoạt động thể lực
Theo khuyến nghị của WHO về hoạt động thể lực thì thiếu hoạt động thể lực là
yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh căn bệnh không lây trong đó có ung thư [95].

22


23


Theo công bố điều tra quốc qia về yếu tố bệnh không lây vào ngày 8 tháng
9 năm 2016 cũng cho rằng thiếu hoạt động thể lực là một trong những yếu tố
nguy của bệnh không lây[4]
1.1.10 Thời gian ngủ trong ngày
Dựa theo kết quả nghiên cứu cho thấy ự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê giữa thời gian ngủ trong ngày với UTTTL (p>0,05).
Có một số dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ không đủ bao gồm
thời gian ngủ ngắn và rối loạn giấc ngủ, có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tác giả
Markt SC và cộng sự [59] đã điều tra sự liên quan giữa thời gian ngủ và rối loạn
giấc ngủ và nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, và kết quả cho thấy rằng không tìm
thấy sự liên quan giữa thời gian ngủ thường xuyên hoặc gián đoạn giấc ngủ và
nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tiền liệt.
1.1.11 Tiếp xúc với thuốc hóa chất nông nghiệp
Một nghiên cứu ở Pháp cho rằng nguy cơ UTTTL tăng ở nhóm người tiếp
xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, thuốc tăng trưởng và thuốc trừ sâu [6],
[18],[54],[57]. Những người không tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp giảm nguy
cơ UTTTL so với những người tiếp xúc ít và nhiều lần lượt là 38 phần trăm
khoảng tin cậy 95% 0,41- 0,93 và 66 phần trăm khoảng tin cậy 95% 0,29 – 0,68.
Như vậy, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp có nguy cơ cao UTTTL và nghiên
cứu này gợi ý rằng có sự tác động của hóa chất nông nghiệp vào vòng nội tiết
của cơ thể.
Trong nghiên cứu của này, dữ liệu nghiên cứu xem xét thời gian phơi
nhiễm hóa chất nông nghiệp (tính bằng năm) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn.
23


24

1.1.12 Thói quen uống trà và cà phê

Một nghiên cứu mô tả thói quen uống cà phê cho rằng [96] những người tiêu
thụ cà phê trên 6 ly mỗi ngày giảm nguy cơ UTTTL 18% so với những người
không uống cà phê, vì cà phê chứa nhiều thành phần kích hoạt sinh học bao gồm
caffeine và phenolic acids mà những chất này hoạt động chống oxy hóa mạnh.
1.2. Đặc điểm dịch tể học, lâm sàng và cận lâm sàng của UTTTL
Ung thư là bệnh không lây đứng hàng thứ hai trên thế giới và có sự tác động
không cân đối giữa các nước. Chế độ ăn uống cùng với lối sống không giống
nhau dường như làm thay đổi nguy cơ của một số bệnh ung thư, trong đó có
UTTTL [62],[97].
Tỉ lệ hiện mắc bệnh không lây trên toàn cầu là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của các chuyên gia y tế trên toàn thế giới. Bệnh tim mạch, ung thư,
bệnh hô hấp và bệnh tiểu đường chiếm 82% các ca tử vong ở những bệnh không
lây vào năm 2015 [97]. Số người chết riêng cho bệnh ung thư cao hơn 50% so
với bệnh đường hô hấp và bệnh tiểu đường. Mặc dù, thực tế rằng mỗi bệnh này
được đặc trưng bởi các cơ chế sinh bệnh khác nhau nhưng chiến lược y tế trong
công tác phòng chống bệnh không lây là như nhau. Điều này đặc biệt đúng đối
với các bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường loại 2 nhưng chiến lược tập trung vào
phòng chống bệnh ung thư hiện nay đang là một lĩnh vực nghiên cứu mạnh mẽ
[97]. Các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, dinh dưỡng khác nhau cùng với
hành vi lối sống đã chứng minh có liên quan đến ung thư [77]. Như vậy, xác định
các yếu tố nguy cơ là đặc biệt quan trọng và cần thiết cho công tác phòng ngừa
ung thư [4].

24


25

Kết quả từ một cuộc điều tra năm 2016 của Wu et al chứng minh rằng các
yếu tố bên ngoài góp phần 2/3 hoặc nhiều hơn ở các bệnh ung thư phổ biến.

Một nghiên cứu nguy cơ qui trách dân số đầu tiên về ung thư ở vùng Nam
Mỹ ước tính rằng 46% các ca tử vong ở nam giới vào năm 2020 sẽ xảy ra do các
nguyên nhân có thể phòng ngừa, trong đó có chế độ ăn uống tối ưu [71].
UTTTL là vấn đề sức khỏe quan trọng trên phạm vi toàn cầu và tỉ lệ mới mắc
tăng nhanh trong những năm gần đây và tỉ lệ tử vong cũng cao, chất lượng sống
của bệnh nhân bị sút giảm và gánh nặng chi phì điều trị chăm sóc nhiều. Đây là
bệnh ác tính thường gặp ở nam giới cao tuổi với đỉnh cao mới mắc và tử vong
trong khoảng 70 tuổi nhưng do diễn tiến chậm và liên tục với nhiều mức độ ác
tính khác nhau nên bệnh có tầm ảnh hưởng đến khoảng tuổi rộng hơn [24].
Sự phổ biến của bệnh UTTTL là một trong những bệnh cao nhất ở những
nước phát triển và tỉ suất mới mắc cũng khác nhau so với những nước chưa phát
triển hoặc đang phát triển và có sự khác nhau lên đến 10 lần [5]. Như vậy, gánh
nặng bệnh tật cũng rất lớn. Bên cạnh một số yếu tố nguy cơ được biết như tiền sử
gia đình, tuổi tác, chủng tộc [72], các nghiên cứu gần đây cho rằng những thói
quen ăn uống, các hành vi lối sống , hoạt động thể chất, giấc ngủ và các thành
phần môi trường xung quanh phải chịu trách nhiệm cho sự khác biệt này trong
ung thư trên toàn thế giới [60],[77].
Theo số liệu của Cơ quan Thế giới Nghiên cứu Ung thư IARC, UTTTL có
tỉ lệ mới mắc cao thứ tư toàn cầu tính chung cả hai giới (sau ung thư phổi, vú,
đại–trực tràng) với khoảng 1.112.000 ca mới mỗi năm, chiếm 7,9% tổng số ung
thư các loại, mới mắc chuẩn hóa theo tuổi là 31,1; tử suất 7,8. Tính riêng cho
nam giới, UTTTL đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và chiếm 15% tổng số các
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×