Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ke hoach kinh doanh tam tre cao cap tại 123doc vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.73 KB, 10 trang )

Kinh hoàng công
nghệ sản xuất tăm VIP
bẩn – hiểm họa mới cho
người tiêu dùng!
Có một điều ít ai ngờ đến là với những vật
dụng nhỏ nhưng không thể thiếu sau bữa ăn
hằng ngày như cái tăm lại có lắm chuyện để
bàn! Bởi chúng là một trong những tác nhân
gây mất an toàn đối với sức khỏe người tiêu
dùng, vì vậy hiện nay nó là nỗi lo lắng của
nhiều người dân khi trên thị trường ngày
càng xuất hiện hàng loạt các loại tăm không
rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại có nhãn mác
thương hiệu rất “kêu” mang tên tăm VIP.
Chẳng biết từ bao giờ, cái tên
tăm VIP đã len lỏi vào cuộc sống
hiện đại, thay thế cho những cái
tăm đơn sơ giản dị của ông cha
ngày xưa chỉ đơn thuần chẻ ra để dùng mà không
nhuốm màu lợi nhuận như tăm VIP bây giờ. Thậm
chí, người ta còn coi nó là thứ tiện dụng, một sản
phẩm của xã hội công nghệ hiện đại. Và từ đó, tăm
VIP ngập tràn trong các nhà hàng sang trọng tới
những quán ăn bình dân ở mọi nơi mà người tiêu
dùng đâu biết rằng những sản phẩm tăm VIP ấy có
“công nghệ” sản xuất vô cùng bẩn!
Liên tiếp trong thời gian gần đây, phóng viên
chúng tôi có dịp trực tiếp khảo sát, mục sở thị một
số cơ sở tư nhân sản xuất tăm tre nhỏ lẻ thì mới giật
mình kinh hoàng trước công nghệ sản xuất tăm mà
khoác ngoài vẻ hào nhoáng của nó là một thương


hiệu rất bóng bẩy. Tăm VIP đã một thời được
quảng cáo rầm rộ với những ngôn từ hoa mỹ như:
không hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, sản xuất hoàn toàn thủ công… Thế nhưng có
tận mắt chứng kiến chúng ta mới “giật mình tỉnh
giấc” khi có những lần không để ý mà vô tình chính
bản thân cũng dùng phải những chiếc tăm như thế
này.
Với nguồn vốn đầu tư không lớn chỉ từ 2 đến 3
triệu đã có thể sản xuất tăm để bán bao gồm những
công cụ quá thô sơ, chỉ cần một con dao để chẻ, kìm
dùng để rút, một miếng sắt khoan lỗ nhỏ đóng
xuống bàn gỗ gọi là khuôn tăm, dao cầu để cắt ngắn
và bình phun nước hoặc bình phun sơn đựng dầu
quế để phụt vào những cây tăm cho có mùi “hương
quế”, tất cả chỉ làm hoàn toàn bằng thủ công vô
hình chung đã “tiếp tay” cho việc sản xuất ra nguồn
tăm tràn lan không đảm bảo chất lượng trên thị
trường là không khó. Đến nay, chỉ tính riêng các
tỉnh miền núi phía bắc nơi có nguồn nguyên liệu tre
nứa dồi dào như Sơn La, Hà Giang, Tuyên
Quang,Thái Nguyên, đã có hàng trăm cơ sở lớn
nhỏ, đến các gia đình ở nông thôn có thể tự “sản
xuất” ra những cây tăm mang các loại thương hiệu .
Điều đáng nói là quy trình sản xuất tăm của những
cơ sở này làm cho người ta kinh hãi bởi độ mất vệ
sinh của nó, để kiếm doanh thu từ những cây tăm
nhỏ bé này người ta không từ bất kỳ một công đoạn
bẩn nào.
Trực tiếp quan sát các công

đoạn tại một xưởng sản xuất
tăm VIP chúng tôi nhận thấy
nguyên liệu làm tăm tre được
lấy từ nhiều nguồn khác nhau có
nơi dùng cây giang, có nơi dùng cây tre vầu, có nơi
dùng cây tre phấn để sản xuất ra sản phẩm. Sở dĩ
tăm trắng và có mùi thơm là do được tẩy bằng hóa
chất, xấy bằng lưu huỳnh và phụt hương liệu Quế .
Từ nguyên liệu thô người ta dùng dao chẻ thành nan
nhỏ sau đó cho nan tre xuyên qua khuôn bằng sắt có
lỗ tròn rồi dùng kìm rút thành sợi, sau đó bó tròn và
để xuống sàn nhà; người công nhân với nguyên đôi
dép của mình dùng hết lực sát thật mạnh vào bó tăm
với hàng trăm sợi tăm nhỏ cho nhẵn. Trong khi đó
dưới sàn nhà là hàng ngàn lớp bụi bẩn lẫn cả đất với
nhiều vết giày dép của hàng chục người đi lại. Sát
nơi chế biến tăm là chuồng lợn, chuồng gà cực kỳ ô
nhiễm, người công nhân cũng vừa đi lại từ khu gia
súc này vào và tiếp tục dùng dép để chà sát lên tăm
cho nhẵn, ai đảm bảo được rằng các loại vi trùng
và vi khuẩn nhất là khuẩn tả, dịch cúm gia
cầm .vi trùng lao lây lan một cách nhanh chóng
không lường hết được hậu quả!
Điều hãi hùng hơn ở đây là sau khi “dùng dép”
sát tăm cho nhẵn người ta không tẩy trùng mà đưa
vào cắt ngắn để đóng gói luôn. Theo quan sát, công
đoạn đóng gói của xưởng tăm rất thô sơ, vô cùng
mất vệ sinh: toàn bộ tăm được đổ ra sàn nhà, trong
một không gian ánh sáng lờ mờ, ẩm thấp và hỗn tạp
nhiều vật dụng khác, người công nhân không có

găng tay hay quần áo bảo hộ lao động, thậm chí có
công nhân vừa ăn uống vừa đóng gói; họ dùng tay
không nhặt khoảng 30 – 40 que tăm nhét vào túi
nilon, sau đó lần lượt đóng lại, nhét nhãn mác vào.
Nếu đóng vào hộp nhựa mica thì họ dùng nhựa clo
để dán xung quanh viền hộp tăm dính cho chắc.
Như vậy là đã có 1 gói hoặc hộp tăm hoàn hảo
trong mắt người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia hóa học,dùng hóa chất để tẩy
tăm,và làm chất dán xung quanh viền hộp nhựa
đóng tăm là nhựa clo là loại hóa chất dùng trong
công nghiệp, gây độc hại cho người sử dụng. Loại
hóa chất này bám rất sâu trong điều kiện khô,
nhưng khi gặp nước thì thẩm thấu nhanh. Chính vì
thế, tăm tre không đảm bảo an toàn cho sức khỏe
càng trở nên nguy hiểm khi người sử dụng thường
cầm và trực tiếp đưa vào miệng. Nước bọt trong
miệng sẽ giúp hóa chất tẩy rửa, tẩm ướp tan nhanh
và thẩm thấu nhanh vào cơ thể, không chỉ xảy ra
các bệnh về răng miệng mà nguy hiểm hơn còn là
mầm họa của các bệnh nặng khác. Vì vậy, các
chuyên gia khuyến cáo khách hàng cần chú ý không

×