Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BCTT hoạt động quản trị marketing tại CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.56 KB, 43 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
TỔNG HỢP VĨNH PHÚ


MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CTCP
ROA
ROE
ROS
SXKD
TMCP
TSCĐ
TSDH
TSNH

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Công ty cổ phần
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Sản xuất kinh doanh
Thương mại cổ phần


Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn

Return on Assets
Return on Equity
Return on Sales

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

4


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào thế giới, các doanh nghiệp
trên thị trường phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị
trường. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù
hợp thực tế, phải có biện pháp quản lý năng động, linh hoạt, phải xây dựng áp dụng
những chính sách phù hợp đúng đắn.
Marketing hiện đại bao gồm tất cả những suy nghĩ, tính toán và hoạt động của
nhà kinh doanh sản xuất tiêu thụ và cả những dịch vụ sau khi bán hàng. Ở nước ta hiện
na, điều quan trọng là làm cho mọi người, nhất là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu
được, marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật kinh doanh nhằm làm cho sản xuất
kinh doanh phù hợp với mọi nhu cầu của thị trường theo đúng triết lý của marketing
nhưng cũng không phạm sai lầm khi quá đề cao vai trò chức năng của marketing.

Từ vị trí quan trọng của marketing và việc quản lý công tác marketing ở doanh
nghiệp đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh
nghiệp lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động, đặc biệt là xu thế cạnh
tranh ngày càng gia tăng trên thị trường thép Việt Nam, marketing được coi là một
trong những công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần
giúp doanh nghiệp tạo lập uy tín, chỗ đứng cũng như chiến thắng trên thị trường. Công
ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú đã sớm nhận ra tầm quan trọng của hoạt động
quản trị marketing, Công ty đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng marketing vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của Marketing
nên việc mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Bởi vậy, để
tương ứng với uy tín sản phẩm của mình, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư
vào hoạt động marketing.
Trong quá trình thực tập tại công ty, căn cức vào yeu cầu thực tiễn và khả năng
của bản thân, em đã chọn đề tài “Hoạt động quản trị marketing tại Công ty cổ phần vật
tư tổng hợp Vĩnh Phú” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỎNG HỢP
VĨNH PHÚ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
1.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
Một số thông tin cơ bản của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú:
Tên giao dịch quốc tế: VMC Company
Mã số thuế: 2600305261
Giấy phép kinh doanh: 1803000178 - ngày cấp 12/3/2004
Địa chỉ: SN 2316 - Đại lộ Hùng Vương, Phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ
Ngày bắt đầu hoạt động: 12/03/2004

Vốn điều lệ (năm 2009): 375.997.100.000 đồng.
1.1.2. Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Vĩnh Phú
Công ty Cổ phẩn vật tư Tổng hợp Vĩnh Phú có lịch sử hình thành lâu năm, trải
qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển. Công ty có tiền thân là Chi cục vật tư Phú
Thọ, được thành lập vào tháng 11/1962 với nhiệm vụ phân phối vật tư phục vụ sản
xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận thải và tham gia chiến đấu giữ gìn bảo vệ
vật tư, tài sản quốc gia.
Đến tháng 8 năm 1970, Bộ Vật tư ra Quyết định số 798/VT-QĐ ngày 19 tháng
8 năm 1970 thành lập Công ty Vật tư kỹ thuật Vĩnh Phú.
Sau khi sát nhập Bộ Vật tư về Bộ Thương mại, Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh
Phú được thành lập theo Quyết định số 365 ngay 15 tháng 4 năm 1994 của Bộ Trưởng
Bộ Thương mại.
Côgn ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú theo
Quyết định số 1804/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 12 năm 2003 và chính thức hoạt
động theo hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2004.

6


1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
1.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KINH DOANH


PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT
P. MUA HÀNG
VÀ KHO

PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ TOÁN

P. QUẢN LÝ
SẢN XUẤT

P. KINH DOANH

PHÒNG KẾ HOẠCH

P. HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP

Hình 1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp CTCP Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú)
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông
Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông thường
niên đư ợc tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong
thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tàài chính và có nhiệm vụ quyết định các
nội dung sau: thông qua các báo cáo tài chính hàng năm; phê duyệt phương án trả cổ
tức hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh nghiệp.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đ ủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
n hân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà khôn g

được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau: quyết định cơ cấu tổ chứ c
của Công ty; quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hà ng
7


năm của Công ty; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đư ợc
quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác.
- Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật
của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của công ty,
điều hành, quản lý, xử lý các hoạt động hàng ngày của công ty. Tổng Giám đốc có
nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế
hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại
hội đồng cổ đông thông qua; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp
đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động khác của Công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân
xưởng sản xuất có liên quan trong việc thực hiện mua sắm sửa chữa và bảo quản lưu
kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và các loại nguyên
vật liệu vận dụng khác (gọi chung là vật tư phụ tùng) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
công tác bán các sản phẩm Công ty kinh doanh, tổ chức thực hiện việc bán hàng. Thực
hiện một số công việc khác do Tổng giám đốc giao. Báo cáo Tổng giám đốc xem xét
giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành các phòng
ban, đơn vị tham gia sản xuất, nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ngày càng tăng về số
lượng và ổn định về chất lượng, giải quyết các hợp đồng sản xuất trong Công ty, chỉ
đạo xây dựng kế hoạch sản xuất chung của Công ty hàng tháng, quý, năm và dài hạn
thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Báo cáo Tổng giám đốc xem

xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được.
- Phòng nhân sự
Phòng có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc về công tác tổ chức và nhân
sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc
phòng, pháp chế; có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế
hoạch chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất của công ty, xây dựng cơ cấu, chức
năng, nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị trong công ty, tổ chức thực hiện công tác
8


quy hoạch cán bộ; công tác đánh giá cán bộ quản lý theo nhiệm kỳ; thực hiện các thủ
tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm; quản lý đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ,
nhân viên nghiệp vụ; tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao động, bố trí sử dụng,
điều động cán bộ, nhân viên theo kế hoạch nhu cầu nguồn nhân lực; lập kế hoạch lao
động hàng năm đáp ứng nhu cầu phát triển…
- Phòng kế toán
Đây là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức công
tác kế toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về công tác kế
toán; thực hiện công tác tổng hợp báo cáo quản trị nội bộ, các báo cáo ra bên ngoài
cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ đươc giao; chịu
trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về các hoạt động đó
theo quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
- Phòng kinh doanh
Đây là bộ phận có chức năng: tham mưu cho Tổng Giám đốc quản lý và điều
hành lĩnh vực tổ chức thị trường, kinh doanh, xuất khẩu, hoạch định chính sách bán
hàng, tổ chức bán hàng tại Công ty và cung ứng cho các nhà phân phối; tiếp thị thu
nhận xử lý thông tin, dự báo khả năng và năng lực thị trường qua từng thời gian kế
hoạch nhằm quản lý, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu qu.ả cao nhất và mở rộng thị phần tiêu
thụ cho Công ty.
- Phòng hành chính tổng hợp

Thực hiện công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại
văn bản đi và đến; tham mưu cho Tổng Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh
chóng, kịp thời; quản lý con dấu, chữ ký theo quy định; cấp giấy công tác, giấy giới
thiệu, sao lục các văn bản do Công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định
của Tổng Giám đốc; quản lý và điều phối sử dụng ô tô phục vụ công tác của Công ty;
tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong
quá trình xây dựng và phát triển Công ty.
- Phòng mua hàng và kho
Theo dõi tồn kho hàng hóa, kiểm kê kho và phụ trách bảo quản hợp lý, giảm
thiểu tối đa hỏng hóc, thiệt hại bởi các yếu tố tự nhiên, báo cáo cho bộ phận hành
chính tổng hợp và các phòng ban có liên quan; nhận hàng hóa nhập kho theo đúng hóa
đơn, lập chứng từ lưu kho, xuất kho… và thường xuyên kế hợp với bộ phận kế toán để
9


kiểm kê tài sản, đồng thời cũng kết hợp với bộ phận kinh doanh để thông báo số liệu
tồn kho, nhập hàng phù hợp để xử lý các đơn đặt hàng cũng như kế hoạch giải phóng
hàng tồn kho.
- Phòng quản lý sản xuất
Phòng có nhiệm vụ xây dựng và quản lý các kế hoạch sản xuất và tổ chức triển
khai toàn bộ kế hoạch sản xuất của Công ty trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của Công
ty; xây dựng quy trình kỹ thuật, công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; tổ chức khảo
nghiệm, đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất mới có tiềm năng.
- Phòng kế hoạch
Chủ trì tổng hợp kế hoạch hoạt động, kế hoạch vốn, kế hoạch giám sát đánh giá
theo tháng, quý, năm của các dự án Công ty đang triển khai; theo dõi, kiểm tra, giám
sát và đề xuất các phương án xử lý trong việc thực hiện các kế hoạch của các dự án đã
được phê duyệt; đề xuất, tham mưu giải quyết các nội dung, vướng mắc của các phòng
ban, bộ phận liên quan đến các công việc Công ty đang triển khai.
Do quy mô hoạt động của Công ty lớn nên việc phân bổ phòng ban được thực

hiện rất đầy đủ, chi tiết. Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình kết hợp trực
tuyến – chức năng, do đó, có thể dễ dàng thấy được vai trò cũng như nhiệm vụ hoạt
động của từng phòng ban. Tuy nhiên, mô hình tổ chức này tương đối hợp lý, gọn nhẹ,
Công ty luôn có kế hoạch đảm bảo lao động, sắp xếp đúng người đúng việc, phù hợp
với khả năng.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ
phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tạo ra giá trị cao nhất cho các nhà đầu tư, minh bạch, công khai hóa thông tin
các hoạt động của công ty đến các nhà đầu tư.
- Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý để đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.
- Duy trì, phát triển mối quan hệ lâu dài với đối tác nhằm tạo ra những sản
phẩm có chất lượng.

10


1.3.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty
Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú kinh doanh nhiều ngành nghề bao
gồm sản xuất, thương mại. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
- Thép: Kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu, tổng đại lý phân phối các sản
phẩm thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu:
+ Thép xây dựng (Thép tròn trơn, cuộn, cây vằn)
+ Thép tấm, thép cuộn nhập khẩu
+ Thép hình các loại
- Xi măng: Kinh doanh mua bán, tổng đại lý phân phối các sản phẩm xi măng
- Xăng dầu: Kinh doanh, đại lý phân phối xăng dầu
- Gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh: Phân phối & kinh doanh.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MARKETING TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP VĨNH PHÚ
2.1. Các nguồn lực kinh doanh của Công ty
2.1.1. Nguồn nhân lực của Công ty
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với trình độ và kỹ năng làm việc của
mình, người lao động góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo của doanh
nghiệp mình. Khi quá trình cơ giới hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh, máy móc dần
thay thế vào con người trong một số công đoạn sản xuất, tuy nhiên, cho dù máy móc
có hiện đại đến đâu chăng nữa vẫn cần có người điều hành và bảo dưỡng thì chúng
mới hoạt động tốt được. Chính vì tầm quan trọng đó nên vấn đề tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Tình hình nguồn nhân lực
của Công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:
Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: người
2014
Chỉ tiêu

Số
lượng

Tỷ trọng
(%)


2015

2016

Số
Tỷ trọng
lượn
(%)
g
1658
100,00

Số
Tỷ trọng
lượn
(%)
g
1796
100,00

Tổng số lao động
1736
100,00
1. Tham gia vào
sản xuất
Lao động trực tiếp
1208
69,59 1136
68,52 1264
70,38

Lao động gián tiếp
528
30,41
522
31,48
532
29,62
2. Giới tính
Nam
1343
77,36 1276
76,96 1376
76,61
Nữ
393
22,64
382
23,04
420
23,39
3. Trình độ
Trên đại học
3
0,17
4
0,24
6
0,33
Đại học
397

22,87
379
22,86
421
23,44
Cao đẳng
73
4,21
93
5,61
102
5,68
Trung cấp
153
8,81
160
9,65
159
8,85
Công nhân kỹ thuật
879
50,63
802
48,37
892
49,67
Khác
231
13,31
220

13,27
216
12,03
Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
Qua bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2014-2016 tổng số lao động của
Công ty có sự biến động. Cụ thể năm 2014, Công ty có 1736 lao động, đến năm 2015
12


tổng số lao động của Công ty giảm 78 người, tương ứng mức giảm 4,49%. Đến năm
2016 số lượng lao động của Công ty tăng 8,32%, tương ứng tăng 138 người, đạt 1796
lao động. Điều này là do năm 2015 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty bị thu
hẹp do việc buôn bán bị chững lại, nhưng đến năm 2016, nhận thấy thị trường có dấu
hiệu tăng trưởng trở lại, Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất dẫn đến tăng
tuyển dụng lao động sản xuất.
Tình hình biến động nhân sự chủ yếu có ảnh hưởng đến lực lượng lao động trực
tiếp, không ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận, phòng ban của Công ty. Lực lượng lao
động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động khoảng 68-70%.
Năm 2014, lượng nhân công lao động trực tiếp của Công ty là 1208 người, đến năm
2015 số nhân công trực tiếp giảm 5,96% còn 1136 người; sang năm 2016 số lao động
trực tiếp tăng 11,27% tương ứng đạt 1376 người lao động. Lao động gián tiếp của
Công ty không thay đổi nhiều, năm 2015 chỉ giảm 6 người so với năm 2014; đến năm
2016 tăng lên 10 người so với năm 2015 do nhu cầu phát triển các đại lý tại các tỉnh
tăng mạnh. Điều này cho thấy việc phân bổ lao động gián tiếp của Công ty ở các bộ
phận là hợp lý, tổ chức chặt chẽ, góp phần mang lại tính ổn định và hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Do đặc điểm ngành nghề là sản xuất công nghiệp nặng nên có sự chênh lệch về
số lượng lao động nam và nữ ở các bộ phận. Số lao động năm chiếm 76-77% trong
tổng số lao động, trong đó phân bổ phần lớn trong các bộ phận nặng và trực tiếp sản
xuất. Mặc dù có sự chênh lệch về giới tính nhưng sự bình đẳng trong công việc luôn

được ban lãnh đạo công ty quan tâm nhằm mang lại bầu không khí và năng suất lao
động chung của toàn công ty.
Chất lượng lao động luôn được ban lãnh đạo công ty quan tâm, nhất là lao động
có trình độ chuyên môn. Lao động có trình độ trên đại học của Công ty chỉ chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng số lao động, khoảng 0,2-0,3%, tập trung vào đội ngũ lãnh đạo
của Công ty. Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 22-23%, đây là một tỷ lệ tương
đối cao trong một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi
trong việc quản lý và điều hành công ty, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Bên
cạnh đó, số lao động có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ lớn 48-50% trong
giai đoạn này. Đây cũng là điều dễ hiểu do tính chất công việc là trực tiếp sản xuất nên
đòi hỏi trình độ chuyên môn không cao. Mặt khác, đối với những công nhân kỹ thuật
lành nghề công ty tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn bổ sung cho những
bộ phận khác nên số lượng công nhân kỹ thuật có giảm đi, đây là việc làm cần thiết
nhằm động việ người lao động, nâng cao trình độ chuyên môn khi mà quá trình công
nghiệp hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh và tính chất công việc ngày một phức tạp.
13


2.1.2. Nguồn tài chính của Công ty
2.1.2.1. Tài sản của Công ty
Quy mô tài sản của Công ty trong giai đoạn 2014-2016 không thay đổi nhiều
vào có xu hướng giảm. Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện cụ thể quan
bảng số liệu sau:
. Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2014

2015


Tốc độ tăng Tốc độ tăng
2016
2015/2014 2016/2015
(%)
(%)
479.673
-10,68
-12,92

I. Tài sản ngắn hạn
616.717
550.845
1. Tiền và các khoản
23.744
17.758
10.910
-25,21
-38,56
tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài
1.196
82
26
-93,14
-68,29
chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
378.273
345.225 307.796

-8,74
-10,84
ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
204.709
172.460 148.042
-15,75
-14,16
5. Tài sản ngắn hạn khác
8.795
15.319
12.900
74,18
-15,79
II. Tài sản dài hạn
419.999
483.974 475.176
15,23
-1,82
1. Các khoản phải thu dài
160.000
-100,00
hạn
2. Tài sản cố định
95.948
162.561 152.313
69,43
-6,30
3. Các khoản đầu tư tài
152.165

312.165 310.755
105,15
-0,45
chính dài hạn
4. Tài sản dài hạn khác
11.886
9.249
12.108
-22,19
30,91
Tổng tài sản
1.036.716 1.034.819 954.849
-0,18
-7,73
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2014-2016 CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú

Trong năm 2014 tổng tài sản của Công ty là 1.036.716 triệu đồng, đến năm
2015 và 2016 tài sản của Công ty có xu hướng giảm xuống còn 1.034.819 triệu đồng
và 954.849 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2015-2016 Công ty liên tục
giảm lượng tiền dự trữ và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ cấu tài
sản của Công ty trong giai đoạn này không có nhiều thay đổi.
- Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên có xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2014 tỷ trọng TSNH là 59,49% tương ứng với giá trị 616.717 triệu đồng. Đến
năm 2015, tỷ trọng TSNH giảm 6,26% so với năm 2014 đạt 53,23% và đến năm 2016
tỷ trọng này là 50,24%, tương ứng với số tiền là 479.673 triệu đồng. Yếu tố làm ảnh
14


hưởng lớn nhất đến tình trạng giảm tỷ trọng TSNH trong tổng cơ cấu tài sản là lượng

tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm đều giảm. Ngoài ra lượng hàng tồn
kho và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm cũng làm ảnh hưởng đến tỷ trọng tài sản ngắn
hạn trong cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2014-2016.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
nhất, điều này chứng tỏ trong giai đoạn này Công ty có chính sách nới lỏng tín dụng,
để khách hàng chiếm dụng vốn của mình khá lớn. Cụ thể có 3 khoản mục chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong TSNH của Công ty là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm
3,55%; các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 58,07% và hàng tồn kho chiếm 35,91%.
Tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn 2014-2016 có xu hướng
giảm dần và giảm tương đối đều. Cụ thể, lượng tiền và khoản tương đương tiền năm
2014 là 23.744 triệu đồng, đến năm 2015 và 2016 giảm xuống còn 17.758 triệu đồng
và 10.910 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2015-2016 Công ty liên tục trả
cổ tức bằng tiền cho các cổ đông, dẫn đến lượng tiền dự trữ của Công ty giảm mạnh.
Ngoài ra, có đến 80% số nguyên vật liệu đầu vào của Công ty phải nhập khẩu từ nước
ngoài, trong khi đó giai đoạn 2014-2016 giá cả nguyên vật liệu từ các nước Nga, Trung
Quốc, Đài Loan… liên tục có biến động. Sự biến động này có ảnh hưởng đến lượng
tiền và các khoản tương đương tiền mà Công ty dự trữ.
Các khoản phải thu ngắn hạn: tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn liên tục
tăng trong 3 năm. Nếu năm 2014, các khoản phải thu ngắn hạn là 378.273 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 61,34% thì đến năm 2015 tỷ trọng tăng lên 62,27% tương ứng 345.225
triệu đồng và năm 2016 tỷ trọng là 64,17% tương ứng mức 307.796 triệu đồng. Như
vậy, mặc dù giá trị các khoản phải thu giảm nhưng tỷ trọng cơ cấu các khoản phải thu
trong TSNH lại tăng lên. Do Công ty có những chính sách ưu đãi với khách hàng như
kéo dài thời gian nợ để giải quyết vấn đề hàng tồn kho và đảm bảo doanh thu, nhưng
dòng tiền thu vào tư hoạt động sản xuất kinh doanh giảm gây ảnh hưởng tới khả năng
thanh toán của Công ty.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 2014-2016 nên tổng
TSNH cũng giảm theo. Năm 2014 lượng hàng tồn kho của Công ty là 204.709 triệu
đồng, đến năm 2015 lượng hàng tồn kho giảm xuống 172.460 triệu đồng tương ứng
mức giảm 15,75%. Đến năm 2016 lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm 14,16% còn

148.042 triệu đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng TSNH.
- Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tài sản
giai đoạn 2014-2016. Cụ thể năm 2014 tỷ trọng TSDH của Công ty là 40,51% tương
15


đương 419.999 triệu đồng thì đến năm 2015 tỷ trọng này tăng lên 46,77% tương
đương 483.794 triệu đồng. Tài sản dài hạn đã tăng 15,23% trong năm 2015. Tuy nhiên
đến năm 2016 tài sản dài hạn của Công ty lại giảm dần 1,82% so với năm 2015 đạt
mức 475.176 triệu đồng.
Các khoản phải thu dài dạn của Công ty năm 2014 là 160.000 triệu đồng, tuy
nhiên đến năm 2015-2016 thì Công ty đã không còn các khoản phải thu dài hạn.
Tài sản cố định của Công ty vào năm 2014 là 95.948 triệu đồng và tăng mạnh
vào năm 2015 là 162.561 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 69,43%. Điều này là do
trong năm 2015 Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ mới để sản phẩm
thép của Công ty có chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất. Đến năm 2016 tài sản cố
định giảm xuống còn 152.313 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 6,30%.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn của
Công ty. Năm 2014 Công ty đầu tư tài chính dài hạn là 152.165 triệu đồng, đến năm
2015 các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh đến 312.165 triệu đồng, có mức
tăng 105,15% so với năm 2014. Đến năm 2016, các khoản đầu tư tài chính dài hạn
giảm nhẹ so với năm 2015, đạt 310.755 triệu đồng, tương ứng mức giảm 0,45%. Các
khoản đầu tư dài hạn tăng nhanh là do Công ty hiện đang tập trung đầu tư vào các lĩnh
vực tài chính để tăng thêm lợi nhuận.
Các tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu TSDH của
Công ty, cụ thể năm 2014 tài sản dài hạn khác là 11.886 triệu đồng, đến năm 2015 tài
sản này giảm xuống còn 9.249 triệu đồng tương ứng mức giảm 22,19%. Đến năm
2016 các tài sản dài hạn khác tăng lên với tốc độ tăng 30,91%, tương ứng đạt mức
12.108 triệu đồng.

2.1.2.2. Nguồn vốn của Công ty
Trong mỗi doanh nghiệp, tổng giá trị tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn bởi
nguồn vốn của doanh nghiệp chính là nguồn đầu tư hình thành lên tài sản. Do đó,
doanh nghiệp đầu tư vốn càng lớn thì nguồn tài sản của doanh nghiệp càng cao, dẫn
đến quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng và đem lại lợi nhuận cao.
Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
I. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn

2014

2015

2016

575.198
555.092
20.106

566.218
563.272
2.947

478.608
457.530
21.078


16

Tốc độ tăng
2015/2014
(%)
-1,56
1,47
-85,34

Tốc độ tăng
2016/2015
(%)
-15,47
-18,77
615,24


II. Vốn chủ sở hữu
461.517
468.601
476.241
1,53
1,63
Tổng nguồn vốn
1.036.716 1.034.819
954.849
-0,18
-7,73
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2014-2016 CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
Năm 2014 tổng nguôn vốn của Công ty là 1.036.716 triệu đồng, tuy nhiên,

trong 2 năm 2015 và 2016, tổng nguồn vốn có xu hướng giảm, năm 2015 giảm 1.897
triệu đồng so với năm 2014 và đạt mức 1.034.819 triệu đồng. Đặc biệt, năm 2016
nguồn vốn Công ty giảm 79.970 triệu đồng so với năm 2015 và còn 954.849 triệu
đồng. Nguyên nhân là do Công ty đã thanh toán một số khoản nợ phải trả đến hạn.
Trong giai đoạn 2014-2016 cơ cấu nguồn vốn của CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh
Phú không thay đổi, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu,
nhưng chênh lệch không lớn. Nguyên nhân là do mọi doanh nghiệp đều muốn sử dụng
nguồn vốn chiếm dụng được để hoạt động hơn là nguồn vốn của chính mình. Đây
chính là đòn bẩy tài chính mà các doanh nghiệp đều muốn sử dụng. Tuy nhiên, để làm
được điều đó, doanh nghiệp phải có uy tín nhất định trên thị trường. Công ty cổ phần
vật tư tổng hợp Vĩnh Phú là một trong những doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài
chính thành công.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng
giảm. Cụ thể năm 2014 nợ phải trả của Công ty là 575.198 triệu đồng, đến năm 2015
nợ phải trả giảm xuống 1,56%, đạt mức 566.218 triệu đồng do Công ty thanh toán một
khoản lớn vay dài hạn đến hạn phải trả. Sang năm 2017, nợ phải trả của Công ty chỉ
chiếm 50,12% tỷ trọng tổng nguồn vốn do đã trả được các khoản vay ngắn hạn. Trong
khi đó, trong giai đoạn này, vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng, cụ thể là
tăng quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.
Nợ ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn 2014-2016 tăng giảm không đều, cụ
thể, năm 2014 nợ phải trả là 555.092 triệu đồng. Sang năm 2015 nợ ngắn hạn tăng nhẹ
lên mức 563.272 triệu đồng, tăng 8.180 triệu đồng so với năm 2014. Năm 2017 giảm
105.742 triệu đồng so với năm 2015 và còn 457.530 triệu đồng. Khoản mục làm ảnh
hưởng lớn tới nợ ngắn hạn là khoản phải trả người bán. Trong năm 2015, 2016, Công
ty có tìm kiếm một số nhà cung cấp mới từ Ukraina, Nam Phi và Nhật Bản… có nguồn
nguyên vật liệu chất lượng, giá cả ổn định hơn so với nhà cung cấp Trung Quốc. Tuy
nhiên, để tạo uy tín và niềm tin đối với nhà cung cấp, các hợp đồng mua bán nguyên
vật liệu đều được Công ty thanh toán ngay đồng thời thanh toán các khoản nợ cũ cho
nhà cung cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lượng tiền mặt dự trữ của Công ty
liên tục giảm trong hai năm này.

Nợ dài hạn của Công ty trong giai đoạn 2014-2016 cũng tăng giảm không đều.
Cụ thể, trong năm 2014, nợ dài hạn ở mức cao nhất là 20.106 triệu đồng. Tuy nhiên
17


sang năm 2015 nợ dài hạn của Công ty giảm xuống 17.159 triệu đồng so với năm
2014. Nguyên nhân là do trong năm 2015, Công ty có thanh toán một khoản nợ đến
hạn trị giá 16 tỷ đồng cho ngân hàng TMCP An Bình nên đã làm nợ dài hạn của Công
ty giảm mạnh. Đến năm 2016, nợ dài hạn tiếp tục tăng 18.131 triệu đồng so với năm
2015 và đạt 21.078 triệu đồng do phát sinh khoản phải trả hợp đồng hợp tác kinh
doanh. Trong năm 2016, Công ty có nhận một khoản phải trả của đối tác theo hợp
đồng hợp tác kinh doanh về việc đầu tư Dự án Khu đô thị Việt Đức LEGEND CITY.
Theo thống nhất trong hợp đồng, sử dụng tư cách pháp lý, hóa đơn, mã số thuế và tài
khoản của bên A trong quá trình triển khai dự án, do đó, Công ty tạm thời nắm giữ
18.468 triệu đồng của bên B chuyển giao. Đây chính là nguyên nhân làm cho nợ dài
hạn của Công ty trong năm 2016 tăng mạnh.
Vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn này không có nhiều biến động.
Năm 2015 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 7.084 triệu đồng so với năm 2014 và năm
2016 tăng tương ứng là 7.640 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do trong 2 năm này,
Công ty có tình hình tiêu thụ hàng hóa tốt, làm cho lợi nhuận tăng liên tục trong giai
đoạn này.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2013, tình hình nguồn vốn của Công ty cổ
phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú thay đổi chủ yếu từ khoản nợ phải trả bao gồm cả nợ
dài hạn và nợ ngắn hạn, trong khi đó, phần vốn chủ sở hữu tương đối ổn định. Tuy
nhiên, cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn này cũng không có nhiều thay
đổi, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu nhưng chênh lệch
không lớn.
2.1.2.3. Đánh giá tài chính tổng hợp của Công ty
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp của Công ty giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu

I. Các chỉ tiêu đánh giá khả
năng thanh toán (Đơn vị: lần)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán tức thời
II. Các chỉ tiêu đánh giá khả
năng sinh lời (Đơn vị: %)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
thuần (ROS)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

Tốc độ tăng Tốc độ tăng
2015/2014
2016/2015
(%)
(%)

2014

2015

2016

1,11
0,74
0,04

0,98

0,67
0,03

1,05
0,72
0,02

-11,71
-9,46
-25,00

7,14
7,46
-33,33

0,35

0,68

1,43

94,29

110,29

0,18
0,79

0,34
1,51


0,83
2,87

88,89
91,14

144,12
90,07

18


hữu (ROE)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2014-2016 CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Trong giai đoạn 2014 – 2016, khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức ổn định và
hiệu quả. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời còn ở mức thấp,
cho thấy khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong
giai đoạn này chưa hoạt động hiệu quả.
Khả năng thanh toán ngắn hạn trong 2 năm 2014 và 2016 là lớn hơn 1, chỉ có
năm 2015 là 0,98 <1 tuy nhiên cũng không quá thấp. Điều đó cho thấy, khả năng thanh
toán ngắn hạn hay khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của Công ty trong giai đoạn này ổn định và hiệu quả.
Khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn này đều nhỏ hơn 1, điều này cho
thấy, Công ty chưa quản lý tốt chỉ tiêu này và lượng tồn kho của Công ty đang ở mức
cao. Năm 2014 khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,76; sang năm 2015 chỉ
tiêu này giảm xuống 9,46% lần so với năm 2014 mặc dù lượng hàng tồn kho có giảm.
Sang năm 2016, tỷ trọng khả năng thanh toán nhanh tăng thêm 7,46% lần so với năm
2015, đạt mức 0,72 lần. Mặc dù khoản mục tài sản ngắn hạn có giảm, đặc biệt là hàng

tồn kho giảm mạnh, nhưng các khoản nợ ngắn hạn cũng giảm theo tương ứng, cụ thể
là Công ty đã trả thanh toán được một khoản lớn nợ phải trả người bán.
Khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong giai đoạn 2014-2016 liên tục
giảm và đều ở mức nhỏ hơn 1. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt mà Công ty dự trữ ở
mức thấp, điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty khi thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Công ty cần xem xét lại việc quản trị tiền mặt hiệu quả, tránh tình trạng để doanh
nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2014–2016
đều ở mức thấp. Điều này cho thấy công tác quản lý vốn, tài sản và doanh thu thuần
của Công ty trong giai đoạn này chưa hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) trong giai đoạn này có nhiều thay đổi.
Năm 2014 ROA của Công ty là 0,35%, tức là, cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra để
đầu tư thì thu được 0,35 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy, Công ty chưa sử dụng hiệu quả
tổng tài sản vào hoạt động SXKD. Sang năm 2015, 2016, chỉ tiêu này bắt đầu tăng với
mức gần gấp đôi so với năm trước. Năm 2015, tỷ trọng này tăng 94,29%; đạt tỷ trọng
0,68%; đến năm 2016 tỷ trọng đạt 1,43%. Nguyên nhân là do, trong 2 năm 2015, 2016,
doanh nghiệp đã thu hồi các khoản cho vay dài hạn để lên kế hoạch đầu tư thêm trang
19


thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động SXKD, do đó, lợi nhuận sau thuế liên tục
tăng.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) của Công ty năm 2014 là 0,18%;
điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty thu được 0,18 đồng lợi
nhuận ròng. Như vậy, ROS năm 2014 của Công ty là rất thấp. Sang năm 2015, 2016
ROS có dấu hiệu tăng dần, cụ thể tăng 0,16% vào năm 2015 và tăng 0,49% vào năm
2016, và chỉ tiêu này chỉ đạt ở mức rất nhỏ, dưới 1%. Chứng tỏ công ty sử dụng chi
phí chưa hiệu quả, nhà quản lý cần phải có kế hoạch kiểm soát chi phí của các bộ phận
phòng ban sát sao hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong giai đoạn 2014-2016 đều đạt
ở mức thấp. Cụ thể năm 2014, ROE đạt tỷ trọng 0,79%; tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở
hữu, Công ty thu được 0,79 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2015 và 2016 ROE có dấu
hiệu tăng chậm, năm 2015 tăng 0,72%; năm 2016 tăng 1,36% so với năm trước. Chứng
tỏ, công ty đã có những điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu.
2.1.3. Cơ sở vật chất của Công ty
Cơ sở vật chất của Công ty được đầu tư từ những ngày mới thành lập và được
bổ sung, thay mới qua các năm. Giá trị tài sản chủ yếu nằm ở các máy móc thiết bị,
nhà xưởng và phương tiện vận tải. Tình hình cơ sở vật chất, tài sản cố định của Công
ty được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu và tình trạng tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận
tải
Nhà xưởng
Công cụ dụng cụ
Tổng

2014
Tỷ trọng
Giá trị
(%)

2015
Tỷ trọng
Giá trị
(%)


49.329

51,41 112.382

13.829

14,41

15.201

9,35

29.318
3.472

30,56
3,62

30.131
4.847

18,54
2,98

95.948

69,13

2016
Tỷ trọng

Giá trị
(%)
103.72
68,10
8
15.249

10,01

28.389
18,64
4.947
3,25
152.31
100,00 162.561
100,00
100,00
3
Nguồn: Phòng kế toán CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú

Có thể thấy trong cơ cấu TSCĐ của công ty thì máy óc thiết bị chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong giai đoạn 2014-2016. Cụ thể năm 2014 máy móc thiết bị có giá trị
49.329 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,41% tổng TSCĐ của công ty, đến năm 2015 do
Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất mới để nâng cao chất lượng thép, nên giá trị
20


máy móc thiết bị tăng mạnh, chiếm tỷ trọng 69,13%, tương ứng với giá trị 112.382
triệu đồng. Đến năm 2016, giá trị máy móc thiết bị giảm nhẹ do Công ty thanh lý một
số thiết bị đã cũ không sử dụng được, giá trị còn lại là 103.728 triệu đồng. Các tài sản

khác trong cơ cấu TSCĐ là phương tiện vận tải, nhà xưởng và công cụ dụng cụ thì có
giá trị không thay đổi nhiều, tuy nhiên cơ cấu thay đổi là do giá trị của máy móc thiết
bị tăng quá cao làm giảm tỷ trọng của các tài sản khác.
Hiện nay, công nghệ sản xuất thép của Công ty vẫn ở mức trung bình của các nước
trên thế giới. Nếu phân loại theo trình độ thiết bị và công nghệ thì năng lực sản xuất thép
của CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú được xếp vào nhóm 2 trong 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm tương đối hiện đại với dây chuyền cán liên tục và một số dây
chuyền cán thép khác.
Nhóm 2: Nhóm trung bình gồm cá cdây chuyền cán bán liên tục.
Nhóm 3: Nhóm lạc hậu gồm dây chuyền cán thủ công mini.
Nhóm 4: Nhóm rất lạc hậu gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ
(dưới 20 ngàn tấn/năm ở các hộ gia đình và làng nghề truyền thống.
Công ty hiện có 7 dây chuyền máy cán đang hoạt động (chế tạo tại Nhật, Hàn
Quốc, Việt Nam) để sản xuất các sản phẩm thép dài (thép thanh, tròn cuộn và thép
hình) đặt tại các nhà máy của Công ty và các công ty liên doanh, liên kết. Về hoạt
động gia công sau cán, Công ty có 2 dây chuyền sản xuất ống thép hàn đen và mạ kẽm
đường kính trung bình và nhỏ, 1 dây chuyền mạ kẽm kiểu nhúng nóng và mạ màu liên
tục. Ngoài ra còn một số dây chuyền cắt xẻ thép tấm lá, kéo dây, đan lưới quy mô công
suất nhỏ.
Với trình độ công nghệ hiện nay, Công ty chủ yếu vẫn sản xuất các loại thép
cacbon thông thường, cung ứng cho ngành xây dựng dân dụng là chủ yếu. Các sản
phẩm thép chất lượng cao như thép dẹt và thép hình để phục vụ cho các ngành đóng
tàu, ngành công nghệ cao thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2.1.4. Những bên có liên quan đến Công ty
- Nguồn khách hàng của Công ty
CTCP vật tư tổng hợp Vĩnh Phú hiện cung cấp sản phẩm của mình chủ yếu trên
thị trường Phú Thọ, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Khách hàng tiêu thụ thép là các cá
nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong
đó áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn do họ không có nhiều thông tin về chất
lượng sản phẩm và giá cả cũng như khả năng đàm phán giá thấp.

Ngược lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn do các yếu tố sau:
21


+ Thép xây dựng: nguồn cung trên thị trương hiện đã dư thừa so với nhu cầu
tiêu thụ. Thép dẹt hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng từ năm 2013 trở đi có khả
năng nguồn cung thép dẹt cũng thừa đáp ứng nhu cầu.
+ Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản
phẩm, do đó khả năng đàm phán giá cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung
cấp dễ dàng.
+ Khối lượng đặt mua lớn và việc ký được hợp đồng cung cấp dài hạn với
khách hàng mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, điều này tạo
áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống,
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
- Các nhà cung cấp
Các nhà cung ứng là những công ty kinh doanh và những tổ chức cung cấp cho
Công ty các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Phôi
vuông mua ở trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu cán thép của Công ty,
còn lại là từ nguồn nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép và các loại thép phế
hiện giờ của Công ty chủ yếu là từ Trung Quốc và một số quốc gia khác như Nhật Bản,
Mỹ, Nga… Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt
nên người mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất.
Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khẩu thì khả năng đàm phán về giá của doanh
nghiệp là rất thấp, hầu như hoàn toàn chịu biến động của giá thị trường thế giới. Khi
giá vật tư thay đổi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nguyên vật liệu, qua đó ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.Như vậy, có thể thấy hoạt động SXKD
của Công ty chịu ảnhhuưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế giới. Giá
thép của Công ty có xu hướng biến động cùng chiều với giá phôi trên thế giới.

- Đối thủ cạnh tranh
Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu
hút vốn đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam.
Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm
định về năng lực vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết
về môi trường với các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong
ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp gia
nhập về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi
thế về vốn lớn và công nghệ.
22


Cạnh tranh trong ngành thép hiện nay chủ yếu là giữa các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thép dài, còn thép dẹt chủ yếu nhập khẩu nên cạnh tranh không rõ nét.
Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công suất lớn sắp
được thành lập tạo ra mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành. Nhìn chung, cạnh tranh
trong ngành thép đang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị sản xuất trong ngành, trong
đó chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp mới thành lập trong mấy năm gần đây.
2.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú là công ty sản xuất thương mại với
ngành nghề kinh doanh chính là thép và các sản phẩm từ thép. Sau đây là quy trình sản
xuất kinh doanh chung của Công ty:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Bước 2: Xử lý vật liệu đưa vào sản xuất
Bước 3: Thành phầm
Bước 4: Nhận đơn đặt hàng
Bước 5: Giao hàng và thanh toán
Hình 2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh chung

Nguồn: Phòng Kinh doanh CTCP Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú)
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Để sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao thì nguyên vật liệu đầu
vào được coi là vô cùng quan trọng. Do đó, phòng kế hoạch sản xuất luôn đưa ra
những chuẩn mực để chọn những nguyên vật liệu có chất lượng tốt và an toàn nhất, có
những khâu kiểm tra kĩ càng, cẩn thận. Sau khi đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào đã
đạt yêu cầu, phòng kế hoạch sản xuất chuyển sang cho phân xưởng sản xuất để tiến
hành xử lý thô, đưa nguyên vật liệu vào trạng thái sẵn sàng sử dụng để sản xuất.
- Bước 2: Xử lý vật liệu đưa vào sản xuất
Sau khi kiểm tra nguyên vật liệu đã đạt chuẩn, tiến hành chuyển vào phân
xưởng để xử lý thô. Đây là giai đoạn quan trọng vì nếu ở giai đoạn này nguyên vật liệu
được xử lý tốt thì quá trình sản xuất ra thành phẩm sẽ thuận lợi hơn.
23


Các nguyên vật liệu đầu vào đã qua xử lý thô sẽ được đưa vào từng bộ phận của
phân xưởng, từ đây hình thành mô hình sản xuất dây chuyền. Quá trình sản xuất luôn
được các quản đốc phân xưởng quản lý nghiêm ngặt nhằm đảm bảo theo hệ thống
quản lý chất lượng. Sau khi thành phẩm hoàn thành sẽ được tiến hành tính giá thành để
kho, lưu trữ và bảo quản.
- Bước 3: Thành phẩm
Sau quá trình sản xuất hoàn thiện sẽ thu được thành phẩm, tiến hành chuyển
qua kho, sẵn sàng cung ứng cho các đơn hàng.
- Bước 4: Nhận đơn đặt hàng
Nhân viên kinh doanh của phòng kinh doanh liên tục gửi các đơn chào hàng,
giới thiệu các sản phẩm mới của công ty và những cải tiến đối với những sản phẩm cũ
cho khách hàng. Ngoài ra còn thông báo cho khách hàng những dịch vụ khuyến mãi,
ưu đãi của công ty đối với một số sản phẩm, thông báo kịp thời cho khách hàng biết
những biến động về giá cả chất lượng của các sản phẩm bao gồm nguyên vật liệu đầu
vào cũng như sản phẩm đầu ra, để từ đó khách hàng có những kế hoạch, chiến lược

cho mình.
- Bước 5: Giao hàng và thanh toán
Sau khi gửi đơn chào hàng và nhận được các đơn đặt hàng phản hồi của khách
hàng thì nhân viên kinh doanh sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan
đến hợp đồng như điều khoản bảo hành, giá cả, số lượng, tỷ lệ đặt trước, những ưu
đãi…để trực tiếp trao đổi và kí kết với khách hàng.
Sau khi khách hàng chấp nhận kí kết hợp đồng, phòng kinh doanh sẽ thông báo
cho kế toán và kho để tiến hành thủ tục xuất kho sản phẩm. Sau đó bộ phận kho sẽ
xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng theo đúng thời gian, số lượng và chất lượng
sản phẩm đã được kí kết trên hợp đồng.
2.2.2. Hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ, bán hàng của Công ty
2.2.2.1. Quy trình sản xuất mặt hàng thép của Công ty
Quy trình sản xuất mặt hàng thép của nước ta chưa tự sản xuất được các sản
phẩm có chất lượng cao như thép dẹt và các loại thép đặc biệt, CTCP vật tư tổng hợp
Vĩnh Phú cũng không là ngoại lệ. Quy trình sản xuất thép của Công ty như sau:
Nguyên liệu

Lò điện hồ quang Máy đúc liên tục

24

Phôi vuông

Thép dài


Hình 2.3. Quy trình sản xuất thép dài của Công ty
Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất CTCP Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú)
Do không có lợi thế về địa lý như Thái Nguyên nên Công ty không tự khai thác
quặng và sản xuất thép theo công nghệ lò cao. Công ty nhập khẩu thép phế và sử dụng

lò điện hồ quang để sản xuất phôi và thép; tuy nhiên, chủ yếu là Công ty mua phôi và
cán ra thép nên giá trị gia tăng của sản phẩm còn chưa cao.
2.2.2.2 Quy trình bán hàng tại Công ty
Nhận yêu cầu khách hàng

Xem xét yêu cầu khách hàng
Thông báo khách hàng
Xem xét khả năng cung ứng cho khách hàng
Đàm phán với khách hàng

Ký kết hợp đồng

- Phân phối HĐ
- Theo dõi HĐ
- Lưu HĐ

Hình 2.4. Quy trình xem xét và ký kết hợp đồng bán sản phẩm
Nguồn: Phòng Kinh doanh CTCP Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú)
Cán bộ nhân viên phòng kinh doanh nhận yêu cầu từ khách hàng qua điện thoại,
Fax hoặc trực tiếp từ nhân viên phụ trách thị trường, Công ty tiến hành nghiên cứu đối
tượng khách hàng về các chi tiết: tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính, các yêu cầu về
phương thức mua bán, địa bàn hoạt động… đồng thời kết hợp với các phòng ban liên
quan của Công ty, Phòng Kế hoạch để xem xét khả năng cung ứng sản phẩm cho
khách hàng, cụ thể:
- Chủng loại sản phẩm, chất lượng, sản lượng thép ở phân xưởng.
- Phương tiện vận chuyển, tiến độ giao hàng, giá cả.
25



×