Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VỚI CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ RỪNG TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

ĐÀO DUY TUẤN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG
THỂ TÍCH VỚI CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA
MỘT SỐ LOẠI GỖ RỪNG TỰ NHIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

ĐÀO DUY TUẤN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG
THỂ TÍCH VỚI CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA
MỘT SỐ LOẠI GỖ RỪNG TỰ NHIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 06 / 2012


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi luôn nhận được sự
dạy bảo của Thầy Cô, sự quan tâm giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng, và cho con ăn học nên người.
- Ban Giám Hiệu và toàn thể Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Lâm Nghiệp và Bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã tận
tâm truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt khóa học.
- Đặc biệt xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Th.S Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Thầy
PGS.TS Phạm Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Trung tâm nghiên cứu Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy - Trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giúp tôi trong việc thử ứng suất gỗ.
- Gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Nguyễn Văn Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thứ ứng suất gỗ.
- Công ty Trường Tiền đã giúp đỡ tôi trong việc gia công mẫu gỗ thí nghiệm.
- Cảm ơn tập thể lớp DH0CB đã ủng hộ giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài
- Xin cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ trợ tôi
trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 06 năm 2012
Sinh viên: Đào Duy Tuấn

i


TÓM TẮT

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng thể tích với các chỉ tiêu cơ lý
của một số loại gỗ rừng tự nhiên”
2. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 25/02/2012 đến ngày 25/05/2012.
3. Địa điểm thực hiện:
- Phòng thí nghiệm Khoa học gỗ - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Phòng thí nghiệm Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy – Trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Mẫu được gia công tại Công ty gỗ Trường Tiền (Trường Đại học Nông Lâm –
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. Hồ CHí Minh).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Chọn thanh, cắt khúc gia công mẫu, xác định các chỉ tiêu vật lý và cơ học của gỗ
theo các TCVN từ 340 – 1970 đến 363 – 1970 và theo tiêu chuẩn ASTM của Trung
tâm Nghiên cứu Chế biến lâm sản – Trường đại học Nông Lâm TP. HCM.
- Sử dụng phần mềm Excel và phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả thu
được.
- Mối quan hệ giữa khối lượng thể tích và các chỉ tiêu cơ lý được biểu thị qua các
phương trình tương quan.
5. Kết quả thu được:
♦ Tính chất vật lý:
- Độ hút ẩm sau 32 ngày của Bình Linh: 19,04%, Căm Xe: 17,43%, Kơ-Nia:
19,24%, Dầu Rái: 19,04%, Gõ Mật: 17,42%, Sao: 19,34%, Sến Mũ: 18,25%.
- Độ hút nước sau 32 ngày của Bình Linh: 63,43%, Căm Xe: 43,91%, Kơ-Nia:
54,41% , Dầu Rái: 70,26%, Gõ Mật: 58,36%, Sao: 84,89%, Sến Mũ: 82,85%.
- Khối lượng thể tích của 7 loại gỗ như sau: Bình Linh: Dcb=0,80(g/cm3);
D0=0,93(g/cm3); Dkk=0,96(g/cm3), Căm Xe: Dcb=0,92(g/cm3); D0=1,03(g/cm3);
Dkk=1,09(g/cm3), Kơ-Nia: Dcb=0,81(g/cm3); D0=0,96(g/cm3); Dkk=0,98(g/cm3), Dầu
ii


Rái: Dcb=0,77(g/cm3); D0=0,89(g/cm3); Dkk=0,92(g/cm3), Gõ Mật: Dcb=0,72(g/cm3);

D0=0,82(g/cm3); Dkk=0,86(g/cm3), Sao Đen: Dcb=0,64(g/cm3); D0=0,72(g/cm3);
Dkk=0,76(g/cm3), Sến Mũ: Dcb=0,65(g/cm3); D0=0,73(g/cm3); Dkk=0,77(g/cm3).
♦Tính chất cơ học:
- Ứng suất nén dọc: Bình Linh: 840,55 (kG/cm2); Căm Xe: 813,55 (kG/cm2); KơNia: 813,81 (kG/cm2); Dầu Rái: 790,5 (kG/cm2); Gõ Mật: 768,71 (kG/cm2); Sao:
455,62 (kG/cm2); Sến Mũ: 591,13 (kG/cm2).
- Ứng suất uốn tĩnh: Bình Linh: 1661,57 (kG/cm2); Căm Xe: 1411,84 (kG/cm2);
Kơ-Nia: 1580,85 (kG/cm2); Dầu Rái: 1174,16 (kG/cm2); Gõ Mật: 1323,96
(kG/cm2); Sao Đen: 1026,13 (kG/cm2); Sến Mũ: 1002,06 (kG/cm2).

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ........................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Tình hình tài nguyên rừng .............................................................................. 3
2.1.1 Trên thế giới ..................................................................................... 3
2.1.2 Tại Việt Nam .................................................................................... 4
2.2 Thực trạng rừng tự nhiên Việt Nam qua các thời kì ..................................... 5
2.2.1 Thực Trạng rừng tự nhiên Việt Nam giai đoạn 1945 - 2002 ........... 5
2.2.2 Thực Trạng rừng tự nhiên Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay ......... 7
2.3 Giới thiệu sơ lược về các loại cây khảo sát .................................................... 8

2.3.1 Cây Bình Linh .................................................................................. 8
2.3.2 Cây Căm Xe ................................................................................... 10
2.3.3 Cây Dầu Rái ................................................................................... 11
2.3.4 Cây Gõ Mật .................................................................................... 13
2.3.5 Cây Kơ Nia ..................................................................................... 14
2.3.6 Cây Sao Đen ................................................................................... 16
2.3.7 Cây Sến Mũ .................................................................................... 18
iv


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 20
3.1 Nội Dung Nghiên cứu .................................................................................. 20
3.2 Phương pháp khảo sát tính chất vật lý ......................................................... 20
3.2.1 Dụng cụ thực hiện thí nghiệm ........................................................ 20
3.2.2 Xác định độ hút ẩm ........................................................................ 21
3.2.3 Xác định độ hút nước ..................................................................... 22
3.2.4 Xác định khối lượng thể tích .......................................................... 23
3.3 Phương pháp khảo sát tính chất cơ học ........................................................ 24
3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................ 25
3.3.2 Ứng suất nén dọc thớ...................................................................... 25
3.3.3 Ứng suất uốn tĩnh ........................................................................... 26
3.3 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 29
4.1 Tính chất vật lý:............................................................................................ 29
4.1.1 Độ hút ẩm ....................................................................................... 29
4.1.2 Độ hút nước .................................................................................... 34
4.1.3 Khối lượng thể tích ......................................................................... 40
4.2 Tính chất cơ học ........................................................................................... 43
4.2.1 Ứng suất nén dọc ............................................................................ 43
4.2.2 Ứng suất uốn tĩnh ........................................................................... 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 51
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 52
Tài Liệu Tham Khảo .................................................................................................... 53
Phụ Lục ........................................................................................................................ 55
v


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký Hiệu

Ý Nghĩa

Thứ Nguyên

Wa

Độ hút ẩm

%

Wn

Độ hút nước

%

Wbh


Độ ẩm bão hòa

%

Wtb

Độ ẩm thăng bằng

%

m0

Khối lượng khô kiệt

g

ma

Khối lượng sau khi hút ẩm, hút nước

g

Yt, Yx, Yl

Tỷ lệ co rút, dãn nở tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

%

Yvcr, Yvdn


Tỷ lệ co rút, dãn nở thể tích

%

TT, XT, L

Kích thước chiều tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

Kvcr, Kvdn

Hệ số co rút, dãn nở thể tích

Kt, Kx, Kl

Hệ số co rút, dãn nở tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

Vt

Thể tích gỗ tươi

cm3

V0

Thể tích gỗ khô kiệt

cm3

Vtb


Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng

cm3

Dcb, D0, Dkk

Khối lượng thể tích cơ bản, khô kiệt, khô trong không khí g/cm3

σnd

Ứng suất nén dọc

(kG/cm2)

σut

Ứng suất uốn tĩnh

(kG/cm2)

X

Giá trị trung bình

Sd

Độ lệch chuẩn
vi

mm



Cv

Hệ số biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ASTM

American Society for Testing and Materials
(Hiệp hội Kiểm nghiệm và vật liệu của Mỹ)

ĐTM

Đặc Trưng Mẫu

KLTT

Khối lượng thể tích

DTTN

Diện tích tự nhiên


LT, TN

Lý thuyết, thực nghiệm

NNPTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1: Cây Bình Linh............................................................................................. 8
Hình 2.2: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm gỗ Bình Lình .................................. 9
Hình 2.3: Cây Căm Xe .............................................................................................. 10
Hình 2.4: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm gỗ Căm Xe ................................... 11
Hình 2.5: Lá và hoa dầu rái....................................................................................... 12
Hình 2.6: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm gỗ Dầu Rái ................................... 13
Hình 2.7: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm của gỗ Gõ Mật .............................. 14
Hình 2.8: Cây Kơ Nia ............................................................................................... 15

Hình 2.9: Lá và hoa cây Sao Đen ............................................................................. 17
Hình 2.10: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm của gỗ Sao .................................. 18
Hình 2.11: Hoa và lá câySến Mũ .............................................................................. 18
Hình 2.12: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm của gỗ Sến Mật........................... 19
Hình 3.1 Mẫu gỗ hút ẩm ........................................................................................... 21
Hình 3.2 Mẫu gỗ hút nước ........................................................................................ 22
Hình 3.3. Mẫu gỗ xác định khối lượng thể tích ........................................................ 23
Hình 3.4 Mẫu gỗ thử ứng suất nén dọc thớ .............................................................. 26
Hình 3.5 Mẫu gỗ thử ứng suất uốn tĩnh .................................................................... 27

viii


DANH SÁNH BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Diễn biến diện tích rừng Việt Nam qua các thời kì....................................... 6 
Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh độ ẩm ............................................................................... 25 
Bảng 4.1: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Bình Linh ........................................... 29 
Bảng 4.2: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Căm Xe .............................................. 30 
Bảng 4.3: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Kơ-Nia ............................................... 30 
Bảng 4.4: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Dầu Rái .............................................. 31 
Bảng 4.5: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Gõ Mật ............................................... 32 
Bảng 4.6: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Sao ..................................................... 32 
Bảng 4.7: Độ hút ẩm qua số ngày đêm của gỗ Sến Mật .............................................. 33 
Bảng 4.8: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Bình Linh ........................................ 34 
Bảng 4.9: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Căm Xe ........................................... 35 
Bảng 4.10: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Kơ-Nia .......................................... 36 

Bảng 4.11: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Dầu Rái ......................................... 36 
Bảng 4.12: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Gõ Mật .......................................... 37 
Bảng 4.13: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Sao ................................................ 38 
Bảng 4.14: Độ hút nước qua số ngày đêm của gỗ Sến Mật ......................................... 38 
Bảng 4.15: Khối lượng thể tích gỗ Bình Linh ............................................................. 40 
Bảng 4.16: Khối lượng thể tích gỗ Căm Xe ................................................................ 40 
Bảng 4.17: Khối lượng thể tích gỗ Kơ-Nia.................................................................. 40 
Bảng 4.18: Khối lượng thể tích gỗ Dầu Rái ................................................................ 41 
Bảng 4.19: Khối lượng thể tích gỗ Gõ Mật ................................................................. 41 
ix


Bảng 4.20: Khối lượng thể tích gỗ Sao ........................................................................ 41 
Bảng 4.21: Khối lượng thể tích gỗ Sến Mật ................................................................ 41 
Bảng 4.22: Bảng phân nhóm gỗ theo KLTT theo TCVN 1072 – 1971....................... 42 
Bảng 4.23: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Bình Linh .................................................... 43 
Bảng 4.24: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Căm Xe ....................................................... 43 
Bảng 4.25: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Kơ-Nia ........................................................ 43 
Bảng 4.26: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Dầu Rái ....................................................... 44 
Bảng 4.27: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Gõ Mật ........................................................ 44 
Bảng 4.28: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Sao .............................................................. 44 
Bảng 4.29: Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Sến Mật....................................................... 45 
Bảng 4.30: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Bình Linh ......................................................... 46 
Bảng 4.31: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Căm Xe ............................................................ 46 
Bảng 4.32: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Kơ-Nia.............................................................. 46 
Bảng 4.33: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Dầu Rái ............................................................ 47 
Bảng 4.34: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Gõ Mật ............................................................. 47 
Bảng 4.35: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Sao .................................................................... 47 
Bảng 4.36: Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Sến Mật ............................................................ 48 
Bảng 4.37 Phân Hạng gỗ theo cường độ ..................................................................... 49 

Bảng 4.38 Tính chất vật lý, cơ học của 7 loạigỗ nghiên cứu ....................................... 49 

x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Biểu Đồ

Trang

 
Biểu Đồ 2.1 Diện tích rừng tự nhiên hiện có năm 2005 ................................................ 7 
Biểu Đồ 4.1: Độ Hút ẩm gỗ Bình Linh ........................................................................ 29 
Biểu Đồ 4.2: Độ Hút ẩm gỗ Căm Xe ........................................................................... 30 
Biểu Đồ 4.3: Độ Hút ẩm gỗ Kơ-Nia ............................................................................ 31 
Biểu Đồ 4.4: Độ Hút ẩm gỗ Dầu Rái ........................................................................... 31 
Biểu Đồ 4.5: Độ Hút ẩm gỗ Gõ Mật ............................................................................ 32 
Biểu Đồ 4.6: Độ Hút ẩm gỗ Sao .................................................................................. 33 
Biểu Đồ 4.7: Độ Hút ẩm gỗ Sến Mật ........................................................................... 33 
Biểu Đồ 4.8: So sánh độ hút ẩm của 7 loại gỗ nghiên cứu .......................................... 34 
Biểu Đồ 4.9: Độ Hút nước gỗ Bình Linh ..................................................................... 35 
Biểu Đồ 4.10: Độ Hút nước gỗ Căm Xe ...................................................................... 35 
Biểu Đồ 4.11: Độ Hút nước gỗ Kơ-Nia ....................................................................... 36 
Biểu Đồ 4.12: Độ Hút nước gỗ Dầu Rái ...................................................................... 37 
Biểu Đồ 4.13: Độ Hút nước gỗ Gõ Mật ....................................................................... 37 
Biểu Đồ 4.14: Độ Hút nước gỗ Sao ............................................................................. 38 
Biểu Đồ 4.15: Độ Hút nước gỗ Sến Mật...................................................................... 39 
Biểu đồ 4.16: So sánh độ hút nước của 7 loại gỗ nghiên cứu ...................................... 39 
Biểu đồ 4.17: So sánh KLTT của 7 loại gỗ khảo sát ................................................... 42 
Biểu đồ 4.18: So sánh ứng suất nén dọc của 7 loại gỗ khảo sát .................................. 45 

Biểu Đồ 4.19 Mối tương quan Y.TN và Y.LT giữa Ứng Suất nén dọc và KLTT....... 45 
Biểu đồ 4.20: So sánh ứng suất uốn tĩnh của 7 loại gỗ nghiên cứu ............................. 48 
Biểu đồ 4.21: Mối tương quan Y.TN và Y.LT giữa Ứng Suất uốn tĩnh và KLTT...... 48
xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chế biến lâm sản đã có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu
trong nước, đóng góp ngày càng lớn vào kim ngạch xuất khẩu. Giá trị kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gỗ từ 331 triệu USD năm 2001, lên 1.570 triệu USD năm 2005 và 4 tỷ
USD vào năm 2011. Tuy nhiên bên cạnh đó, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
cũng ngày càng gay gắt hơn, tất cả các doanh nghiệp cần phải tổ chức lại sản xuất đổi
mới công nghệ, thiết bị để giảm giá thành sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong quá trình chế biến gỗ, vấn đề tìm hiểu các tính chất cơ bản của gỗ có tầm
quan trọng đặc biệt, vì đó là cơ sở để xây dựng các quá trình công nghệ thích hợp cho
từng loại gỗ. Trong đó, khối lượng thể tích là một chỉ tiêu quan trọng có quan hệ mật
thiết với nhiều tính chất cơ lý khác nhau của gỗ và công nghệ như gỗ có khối lượng
thể tích lớn thường có cường độ cơ học cao; kết cấu chặt chẽ, ít khoảng trống, gây khó
khăn cho quá trình gia công cắt gọt và xử lý gỗ ….Theo thống kê sơ bộ của các nhà
khoa học Việt Nam, rừng Việt Nam có khoảng có 2500 loài cây thân gỗ, trong đó có
đến 700 loài cây gỗ lớn và trung bình, 400 loài cây gỗ nhỏ thuộc khoảng 100 họ thực
vật khác nhau.
Để đánh giá giá trị tài nguyên gỗ rừng Việt Nam nhằm sử dụng chúng một cách
hợp lý, tiết kiệm, đồng thời quản lý, kinh doanh và tái tạo lại được nguồn vốn quí này
thì điều trước tiên là phải nghiên cứu những đặc tính của nó. Việc sử dụng gỗ nếu chỉ
dựa vào kinh nghiệm qua cảm giác thường phát sinh những nhầm lẫn gây sai lầm về
kỹ thuật dẫn đến những thiệt hại về kinh tế. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa khối

lượng thể tích với các chỉ tiêu cơ lý gỗ nhằm xây dựng các mô hình toán học làm cơ sơ
1


dự báo các tính chất của các loại gỗ để có thể đánh giá được phẩm chất gỗ và định
hướng sử dụng nguồn tài nguyên gỗ rừng Việt Nam hợp lý, là một nhu cầu cấp thiết và
có nhiều ý nghĩa đối với công nghiệp chế biến gỗ, thương mại, xuất nhập khẩu nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành chế biến gỗ Việt Nam,
các doanh nghiệp chế biến gỗ đã đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao,
mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, các dấu hiệu về đặc
điểm cấu tạo và tính chất cơ lý của một số loại gỗ chưa được hệ thống hóa một cách
đầy đủ, để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất. Vì vậy, xuất
phát từ những vấn đề trên, cùng với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Ánh Nguyệt,
chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng thể tích với
các chỉ tiêu cơ lý của một số loại gỗ rừng tự nhiên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các tính chất vật lý và cơ học của một số loại gỗ rừng tự nhiên bao gồm:
sao đen, dầu rái, căm xe, bình linh, sến mũ, gõ mật, kơ nia để xây dựng các mô hình
toán học dựa trên mối quan hệ giữa khối lượng thể tích với các chỉ tiêu cơ lý. Là cơ sở
khoa học để dự báo các tính chất của gỗ, phân loại gỗ hướng theo mục đích sử dụng
nhằm quản lý và sử dụng tài nguyên gỗ rừng Việt Nam hợp lý và tiết kiệm.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình tài nguyên rừng
2.1.1 Trên thế giới

Cháy rừng là một trong những nguyên nhân khiến diện tích rừng thế giới bị thu
hẹp. Do nhu cầu dành đất đai cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một tăng, đặc biệt
ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu rừng bị tàn phá khiến
diện tích rừng trên thế giới đã thu hẹp đáng kể. Phóng viên TTXVN dẫn số liệu của
Viện nghiên cứu kinh tế Ifo ở Munich, Đức công bố ngày 19/1 cho biết từ năm 1990
đến 2005, diện tích rừng trên trái đất đã giảm 3%, tức trung bình mỗi ngày mất 20.000
hécta rừng. Đây là hiện tượng đáng báo động ở nhiều quốc gia.
Đặc biệt là ở Brazil và Sudan, rừng đã bị tàn phá vô tội vạ, 47% diện tích rừng
thế giới hàng năm bị thu hẹp trước hết là ở hai nước này. Ở Brazil và Sudan, người ta
phá rừng để trồng cây cọ dừa và đậu tương lấy dầu và các loại cây sản xuất nhiên liệu
sinh học. Việc khai thác bừa bãi các khu rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới đã gây
tổn hại rất lớn cho môi trường khí hậu toàn cầu. Riêng việc đốt rừng khai hoang và
cháy rừng hàng năm đã sản sinh ra bầu khí quyển khoảng 650 triệu tấn khí CO2.
Nhìn chung, nạn phá rừng đã góp tới 20% khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính
nên việc bảo vệ rừng và trồng rừng là một trong những hành động tác động tích cực tới
chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện Trung Quốc và Rwanda là hai nước
được các nhà nghiên cứu đánh giá cao chương trình tái trồng rừng. Những năm gần
đây, diện tích trồng rừng của Trung Quốc đã tăng 4 triệu hécta (2,2%) và nước này đã
chiếm 73% diện tích phát triển rừng toàn cầu.Trong khi đó, tại Rwanda, diện tích tái
sinh rừng trong các năm từ 2000 đến 2005, mỗi năm đã tăng trung bình 6,9%.
Trong quá trình chuyển đổi diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác thế giới
đã mất hơn 13 triệu hécta rừng, rừng hiện chỉ còn chiếm 31% diện tích các châu lục
3


trên toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ hécta. Liên hợp quốc tuyên bố năm 2011
là năm quốc tế về rừng nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu quản lý, bảo tồn và phát
triển rừng bền vững. Cũng như giá trị to lớn của rừng đối với cuộc sống con người và
khí hậu toàn cầu và cộng đồng dân cư dành thêm nguồn lực để bảo vệ và khôi phục
nguồn tài nguyên quý này.

2.1.2 Tại Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa công bố hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2009. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha
đất có rừng, nhiều hơn 140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng tự nhiên là
10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc năm 2009 là
39,1%, tăng 0,4 % so với năm trước. Sự thay đổi trên chủ yếu là do diện tích rừng
trồng tăng. Năm 2009, nước ta trồng mới được 359.409 ha rừng, trong đó có 7.599 ha
rừng đặc dụng, 70.826 ha rừng phòng hộ, 267.597 ha rừng sản xuất và 13.387 ha loại
rừng khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính trên tổng diện tích
rừng, đến hết năm 2009, nước ta có 1.992.316 ha rừng đặc dụng, 4.762.136 ha rừng
phòng hộ và 6.020.649 ha rừng sản xuất, không kể 124.333 ha diện tích rừng khác
ngoài 3 loại rừng trên.
Cũng tính đến thời điểm 31/12/2009, diện tích rừng gỗ là 8.235.838 ha, như vậy
trong năm 2009 đã có thêm 29.202 ha diện tích rừng này. Tuy nhiên, diện tích rừng tre
nứa bị thay đổi trong năm 2009 là - 11.809 ha, chỉ còn 621.454 ha; rừng ngập mặn
trong năm 2009 cũng bị thay đổi - 181 ha, còn 60.603 ha. Rừng trồng cây đặc sản
chiếm 206.730 ha, tức là trong năm 2009 có tăng được 4.591 ha.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hoạt động trồng,
chăm sóc và thu hoạch rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi, một số chính sách phát triển
lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở
rộng đầu tư sản xuất. Nhờ đó, trong năm 2010, diện tích rừng trồng tập trung trên cả
nước tăng mạnh, ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Một số địa
phương có diện tích rừng trồng mới đạt cao là: Hà Giang 15,5 nghìn ha, Tuyên Quang
4


15,5 nghìn ha, Yên Bái 14 nghìn ha, Thanh Hóa 15,3 nghìn ha, Nghệ An 14,1 nghìn
ha, Quảng Nam 10,5 nghìn ha. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 ước tính đạt 4042,6
nghìn m3, tăng 7,3 % so với năm trước. Những địa phương có sản lượng gỗ khai thác
lớn là: Phú Thọ 243,5 nghìn m3, Bình Định 208 nghìn m3, Yên Bái 200,1 nghìn m3,

Quảng Nam 189 nghìn m3, Hòa Bình 139,4 nghìn m3,Quảng Bình104 nghìn m3, Tuyên
Quang 117,6 nghìn m3, Hà Giang 72,9 nghìn m3...
2.2 Thực trạng rừng tự nhiên Việt Nam qua các thời kì
2.2.1 Thực Trạng rừng tự nhiên Việt Nam giai đoạn 1945 - 2002
Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một
thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng
lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp
khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng,
một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã
bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn
lại 43% diện tích đất tự nhiên.
Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại
khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố
bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng
nhiệt đới các loại.
Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện
tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng
tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân
dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Số
liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 - 1981 và KATE 140 trong
cùng thời gian, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm
khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là
rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn
5


7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các
vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết
quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng
còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những

đám rừng nhỏ phân tán.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên 28,2% năm 1995 và
cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là
33,2%, trong đó có một số tỉnh có diện tích rừng che phủ cao như:
1- Kon Tum ................... 63,7%

6- Gia Lai ...................... 48,0%

2- Lâm Đồng ................. 63,3%

7- Thái Nguyên ............. 39,4%

3- Đắk Lắk .................... 52,0%

8- Yên Bái ..................... 37,6%

4- Tuyên Quang ............ 50,6%

9- Quảng Ninh ............... 37,6%

5- Bắc Kạn .................... 48,4%

10- Hà Giang ................. 36,0%

Bảng 2.1: Diễn biến diện tích rừng Việt Nam qua các thời kì
Năm

1945

1976


1980

1985

1990

1995

1999

2002

Tổng diện tích

14300

11168

10608

9892

9175

9302

10994

11784


Rừng trồng

0

92

422

584

745

1050

1524

1919

Rừng tự nhiên

14300

11076

10186

9308

8430


8252

9470

9865

43

33,8

32,1

30

27,8

28,2

33,2

35,8

Độ che phủ
(%)

(Nguồn: Tổng Cục Lâm Nghiệp Việt Nam - Viện điều tra qui hoạch rừng - đơn vị: 1000 ha)

Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong bảng trên đã phần nào
nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến

8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm
2002 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000ha.

6


Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Tất
nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được.
2.2.2 Thực Trạng rừng tự nhiên Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay
Số liệu về diện tích rừng Việt Nam năm 2005 cho thấy rừng tự nhiên chiếm trên
81,5% và rừng trồng chỉ chiếm 18,5% diện tích có rừng. Vùng diện tích rừng tự nhiên
lớn nhất là Tây Nguyên (với 2,83 triệu ha), Đông Bắc (2,23 triệu ha), và Trung Bắc Bộ
(2,0 triệu ha) và các vùng ít rừng tự nhiên nhất là Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng
Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. ).
Đơn vị: 1000 ha

(Nguồn: Cục Kiểm Lâm, 2005)

Biểu Đồ 2.1 Diện tích rừng tự nhiên hiện có năm 2005
So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua, Tây Nguyên là vùng mà rừng
bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Kết quả đã dẫn đến
việc biến nhiều vùng có hệ sinh thái rừng tốt tươi, ổn định thành vùng mà hệ sinh thái
bị đảo lộn, mất cân bằng, dẫn đến lũ lụt, sụt lở đất, hạn hán và có nhiều khả năng thiếu
nước trầm trọng trong mùa khô, kể cả nguồn nước ngầm. Độ che phủ của rừng được
tính hàng năm dựa trên số liệu về diện tích rừng hiện có và tổng diện tích đất tự nhiên.
7


Nhìn chung độ che phủ rừng của cẩ nước ngày càng tăng, năm 2003 độ che phủ là
36,1%, đến năm 2004 là 36,7%, năm 2005 là 37%, năm 2006 là 38%. Đây là dấu hiệu

đáng mừng đối với thực trạng rừng nước ta hiện nay. Mục tiêu và chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2020 là thiết lập, quản lý và bảo vệ, phát
triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất lâm nghiệp, nâng cao tỉ lệ che phủ rừng
lên 42-43% năm 2010 và lên 47% vào năm 2020.

2.3 Giới thiệu sơ lược về các loại cây khảo sát
2.3.1 Cây Bình Linh
Tên Việt Nam: Bình Linh
Tên khoa học: Leucaena leucocephala
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Cây Bình Linh còn có tên khác là
táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, là
một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt
Nam thường được trồng làm hàng rào nên
người ta thường gọi là keo dậu. Nó thuộc
về chi Keo dậu trong họ Đậu.
Nguồn Gốc:Cây Bình Linh có
nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico,
người Tây Ban Nha đưa hạt đến

Hình 2.1: Cây Bình Linh

Philipine, từ đó nó được phát triển rộng

rãi trong các vùng nhiệt đới trên thế giới, Đông Nam Á, Australia vào cuối thế kỷ 19,
là cây thân gỗ nhẵn, không có gai. Cây cao từ 7-18m, lá kép lông chim chẵn, có từ 823 đôi kép lông chim, lá chét dài 8-16mm. Hoa có màu vàng kem hình cầu. Quả dẹt

8



dài 13-18cm, ra thành chùm có từ 15-30 hạt. quả khi chín tự tách vỏ văng hạt ra ngoài,
hạt màu nâu có lớp vỏ sừng cứng không thấm nước. Rễ có thể đâm sâu từ 2,5-4m.
Đặc điểm hình thái cây:Sinh Trưởng ở vùng nhiệt đới. Tán rộng, vỏ cây màu
xám. Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình
chậu. Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng. Quả tạo thành chùm. Cây Bình Linh phát
triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng nhiều ở Nam Trung Bộ, như ở
Khánh Hòa. Cây Bình Linh sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích
ứng với đất mặn vừa ven biển. Cây Bình Linh chịu khô hạn rất tốt, không chịu úng đặc
biệt là khi còn non. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là loại thực vật xâm hại.

Hình 2.2: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm gỗ Bình Lình
Điều kiện sinh trưởng: Cây Bình Linh phân bố lên đến độ cao trên 1000m
nhưng không chịu được sương muối. Cây Bình Linh thích hợp nhất với nhiêt độ không
khí 25-300c, là cây ưa ẩm nhưng đất phải thoát nước, thoáng khí. Thích nghi trong
phạm vi lượng mưa từ 650-3000mm/năm. Yêu cầu thành phần hóa học đất là trung
tính, pH trên 5,2, giàu Lân và Can xi. Trên đất trung tính, giàu lân và Ca, giàu mùn,
thoáng khí, thoát nước.
Ứng Dụng: Gỗ Bình Linhcó giác lõi phân biệt, màu sắc giữa gỗ dác và gỗ lõi
khác nhau không nhiều, gỗ có màu vàng xanh, màu sắc sáng, tia gỗ nhỏ và hẹp, chiều
hướng thẳng thớ, Gỗ cứng và nặng, gỗ có chất lượng tốt, độ bền cao. Nhưng nguồn
nguyên liệu gỗ bình linh không được dồi dào nên chủ yếu được sử dụng trong các
9


xưởng mộc gia đình. Sản xuất các sản phẩm mộc phục vụ gia đình như bàn ghế,
giường, sử dụng trong xây dựng, ván sàn . . .
2.3.2 Cây Căm Xe
Tên Việt Nam: Căm xe
Tên khoa học: Xylia xylocarpa

Họ: Fabaceae ( Họ Đậu)
Chi: Xylia ( Chi Căm xe)
Đặc điểm hình thái cây:Hoa
nhỏ màu vàng nhạt, hợp thành đầu
hình cầu đường kính 12 - 20mm,
cánh hoa dính đến 2/3 chiều dài,
nhị 10, bao phấn khi non có tuyến.
Bầu phủ lông ngắn; quả đậu, hóa
gỗ, dẹt, hình dao mã tấu, dài 10 15cm, rộng 5cm, chứa 6 - 10 hạt,
dẹt, hình trái xoan. Thân tròn
thẳng, có bạnh vè lớn, lúc nhỏ cây

Hình 2.3: Cây Căm Xe

thường cong queo.Vỏ màu nâu

vàng hoặc xám đỏ. Lá kép lông chim 2 lần, có 1 đôi cuống cấp 2. Hoa nhỏ lưỡng tính,
hoa tự hình cầu. Tràng hoa màu vàng, hợp gốc, cánh tràng hình dải, quả đậu hóa gỗ,
hình lưỡi liềm. Khi chín tự nứt. Hệ rễ phát triển từ lúc cây còn nhỏ. Cây phân bổ chủ
yếu ở miền trung trở vào.
Cây Căm Xe là cây gỗ lớn, đường kính có thể tới 1,2 m. Cây rụng lá, thân tròn, ít
khi thẳng, cao tới 30 - 40m, gốc có bạnh nhỏ. Vỏ màu xám vàng đến xám đỏ nhạt, gồ
ghề, bong mảng không đều, thịt vỏ màu đỏ. Cành nhỏ có chấm nhỏ màu nâu nhạt. Tán
dày, lá kép lông chim 2 lần, cuống cấp 1 dài 2,5 - 5cm, mang một đôi cuống cấp 2, có
một tuyến ở gốc, mỗi cuống cấp 2 mang 2 - 6 đôi lá nhỏ ở gốc có một tuyến.Phiến lá
10


thuôn hình trái xoan hoặc hình trứng, những lá ở phía dưới nhỏ và to dần về phía trên,
gân bên 12 đôi gần song song.

Đặc điểm sinh thái:Cây sinh trưởng chậm, rụng lá về mùa khô. Cây ưa sáng,
phân bố chủ yếu trong rừng kín thường xanh hoặc nửa rụng lá, đặc biệt là rất nhiều
ở rừng khộp như vùng Buôn Đôn, Ea Súp của Đắk Lắk. Do có đặc tính là bị sâu bộng
và chết đứng khi đến một tuổi nào đó nên cây thường không lớn lắm, chỉ có đường
kính phổ biến 50 cm trở xuống.
Ứng Dụng:Ở Việt Nam được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ được xem
như gỗ lim ở phía Bắc. Gỗ cứng và chắc, cho gỗ tốt, rất bền, không bị mối mọt, chịu
được mưa nắng, dùng đóng đồ mộc cao cấp, đóng tàu đi biển, làm tà vẹt và trong xây
dựng. Gỗcó giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có
vân, thớ gỗ mịn.

Hình 2.4: Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm gỗ Căm Xe

2.3.3 Cây Dầu Rái
 

Tên Việt Nam: Dầu Rái
Tên khoa học: Dipterocarpus alatus
Họ: Dipterocarpaceae ( Họ Dầu)
Chi: Dipterocarpus ( Chi Dầu)

11


Phân Bố:Là loài thực vật thuộc họ
Dầu. Cây Dầu rái phân bố trong rừng nhiệt
đới ẩm ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt
Nam. Tại Việt Nam, Cây phân bố rộng ở các
tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở vào Nam; trên
các đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và Côn Đảo

(Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng có cây dầu rái
mọc. Tập trung nhất ở các tỉnh Đông Nam
Bộ: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương,
Tây Ninh. Hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh

Hình 2.5: Lá và hoa dầu rái

phía Bắc như: Nghệ An, Thanh Hóa.
Đặc điểm hình thái:Cây gỗ lớn, thân trụ thẳng, phân cành muộn, cao 40-45m,
đường kinh đạt tới 2m hay hơn. Vỏ lúc non dày, màu xám trắng; khi già mỏng, màu
xám nâu, nứt dọc. Cành màu nâu đỏ, có vết vòng lá kèm và có lông màu xám hay hung
đỏ. Lá đơn mọc cách, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông
mịn, phiến lá hình bầu dục thuôn.Dầu rái ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, với các điều
kiện: Nhiệt độ bình quân 25-270C, tổng lượng mưabìnhquân hàng năm 1.5002.200mm, ẩm độ trung bình năm: 75-85% và hàng năm có mùa khô kéo dài 4-6 tháng.
Đặc điểm sinh trưởng:Loài cây này thường mọc quần tụ dọc bờ sông và là cây
chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát
Tiên. Cây Dầu rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40-50m, có thể đạt đến 70m. Gỗ
màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu rái là cây nguyên liệu chế biến sơn, vecni. Thường
gặp dầu rái ở vùng chuyển tiếp giữa kiểu rừng kín lá rộng thường xanh sang kiểu rừng
khô rụng lá theo mùa. Trong rừng, cây Dầu Rái thường mọc cùng các loài cây họ Dầu
khác như: vên vên, sao đen, dầu mít, dầu lá bóng… tạo thành kiểu rừng kín thường
xanh ưu thế cây họ Dầu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

12


×