Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TẠI TIỂU KHU 90 THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN LỘC NINH TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********

ĐIỂU MINH HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
TẠI TIỂU KHU 90 THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN LỘC NINH
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********

ĐIỂU MINH HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
TẠI TIỂU KHU 90 THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN LỘC NINH
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


 


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện cho đến lúc thực hiện đề tài và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận dược rất nhiều sự khuyến khích,
động viên giúp đỡ của Ba Mẹ, các cấp lãnh đạo, quý Thầy Cô. Nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Gia đình tôi đặc biệt là Ba Mẹ, người đã nuôi dạy con khôn lớn, động
viên khuyến khích, để con có được thành quả như ngày hôm nay.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể quý Thầy Cô, trong các năm học của
tôi tại Trường, quý Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Thầy Phan Minh Xuân, Thầy là người đã truyền đạt kiến thức cho tôi
và trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi hoàn thành khóa luận này.
Chú Nguyễn Văn Phong giám đốc Ban quản lý, chú Thành, cùng toàn
thể cán bộ nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Huyện Lộc Ninh đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Cùng các bạn trong lớp đã giúp tôi trong quá trình học tập cũng như
thực hiện luân văn.
Sinh viên
Điểu Minh Hải



 


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học tại tiểu khu 90 thuộc Ban quản
lý rừng phòng hộ Lộc Ninh - huyện Lộc Ninh - Bình Phước” được tiến hành tại rừng
phòng hộ Lộc Ninh – Xã Lộc Tấn – huyện Lộc Ninh – Bình Phước từ tháng 2/2012
đến tháng 6/2012. Trong thời gian này tiến hành thu thập số liệu trên 3 ô tiêu chuẩn
mỗi ô có diện tích là: 0,2 ha được lập tại những vị trí điển hình và đo đếm xác định
các chỉ tiêu điều tra: Tên cây, Hvn, D1,3 , Dtán, tái sinh.
Kết quả nghiên cứu thu được bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Quá trình điều tra thu được tại khu vực có 40 loài, 35 chi, 22 họ.
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn): đường cong phân bố có dạng
một đỉnh lệch trái, chiều cao trung bình là 9,95 m, hệ số biến động là 29,1%, biên độ
biến động là 13,5 m.
+ Phân bố số cây theo cấp đường kính: đường cong có dạng gần như một
đỉnh lệch trái và có chiều hướng giảm dần theo chiều tăng của cấp kính, đường kính
bình quân 12,8 cm, biên độ biến động 17,8 cm và hệ số biến động 29,92%.
+ Mật độ rừng của khu vực nghiên cứu là 293 cây/ha.
+ Độ tàn che của lâm phần tại khu vực nghiên cứu thấp 0,191.
+ Đặc trưng ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu: Trâm + Lành ngạnh +
Dầu đồng + Bằng lăng + Cồng + Bình linh + ... với mật độ 293 cây/ha, trữ lượng
bình quân 116,457 m3/ha
+ Thành phần cây tái sinh gồm 21 loài, có mật độ khoảng 810 đến 1010
cây/ha.
+ Phân bố tái sinh của những cây họ Sao dầu trong khu vực nghiên cứu có
dạng phân bố cụm, mật độ khoảng 205 đến 285 cây/ha, số cây trong ô dạng bản biến
động từ 0 - 5 cây.

ii 
 


ABSTRACT
Project “Reseach on some characteristics of the clinical studies at sub-district
90, Loc Ninh protective forest management – Loc Ninh disttrict – Binh Phuoc
province”, was conducted at Loc Ninh forest – Loc Tan hamlet – Loc Ninh distrcit –
Binh Phuoc provincial from march to june, 2012. During this time conducted to
collect data on three plot, in the each area is 0,2 ha wa established in the typical
position and define measurable indicators survey: The name of tree, Hvn, D1,3, Dt,
regeneration.
The research results obtianed in the region has 40 species, 35 branchs, 22
family. Distribution of trees by height level (N-Hvn) in this area have distributed in
curve with a peak shif left, average height was 9,95 m, coefficient of variation was
29,1%, range of height is 13,5 m.
Distribution of trees by diameter level is shaped curve as a peak near the left
and diviation tends to decrease gradualy with increase of the diameter dimention, the
average diameter of 12,8 centimetre, range of tree’s diameter is 17,8 centimetre and
coeffidient of variation was 29,92 percent.
The density of the forest is 293 trees/ha.
The canopy of leaf is low 0,191.
Establishing

plant

composition:

Syzygium


cumini

+

Dipterocarpus

turbeculatus + Lagerstroemia floribunda + Calophyllum calaba +Vitex pinnata...
the everage volume of 116,457 cubic metre/ha.
Regeneration in this area are about 21 species, density about 810 to 1010
trees/ha.

iii 
 


Distribution of the regeneration belonging to Dipterocarp families in the area
research form clusters of distribution, composition of Dipterocard’s regeneration in
this area are 7 species, density of trees about 205 to 285 trees/ha, the number of trees
in semi varied from 0 to 5 tree.

iv 
 


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các bảng .................................................................................................. vii

Danh sách các hình .................................................................................................. viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................................ 4
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới .................................................. 4
2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam ................................................... 5
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............. 8
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................. 8
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 8
3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội .......................................................... 10
3.1.3. Tình hình tài nguyên rừng ......................................................................... 12
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 12
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 13
4.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 13
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13
4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ....................................................................... 13
4.2.2. Phương pháp nội nghiệp .......................................................................... 15
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 18
5.1. Thành phần thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu ....................................... 18
5.2. Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu ............................................... 19


 


5.2.1. Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính tại khu vực nghiên cứu ... 19
5.2.2. Mật độ rừng .............................................................................................. 22
5.2.3. Độ tàn che của rừng ................................................................................. 23
5.3. Ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu ........................................................... 24
5.4. Đánh giá tình hình tái sinh rừng ........................................................................ 27

5.4.1. Số lượng, thành phần cây tái sinh ............................................................ 28
5.4.2. Phân bố tái sinh dưới tán rừng theo cấp chiều cao .................................. 30
5.4.3. Phân bố tái sinh các loài cây họ Sao dầu dưới tán rừng .......................... 33
5.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh ..................................................... 35
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 36
6.1. Kết luận ............................................................................................................. 36
6.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 39

vi 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 5.1: Danh lục các loài cây có trong khu vực nghiên cứu ............................... 18
Bảng 5.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn) của khu vực nghiên cứu .... 19
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3) của khu vực .................... 21
Bảng 5.4: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm + Lành ngạnh + Bằng lăng +
Cầy + Bình linh + Cám +… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 1 ............... 24
Bảng 5.5 : Đặc trưng tổ thành ưu hợp Lành ngạnh + Trâm + Cồng +
Cà chắc +

Bình linh + … của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2 ............. 25

Bảng 5.6: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu đồng + Trâm + Lành ngạnh +
Cầy + Trường chua + Vừng + … của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 3 ....... 26
Bảng 5.7: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm + Lành ngạnh + Dầu đồng +
Bằng lăng + Cồng + Bình linh + … tại khu vực nghiên cứu ................. 27
Bảng 5.8: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ......................... 28

Bảng 5.9: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh các loài cây họ Sao dầu
tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 29
Bảng 5.10: Phân bố của lớp cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu............................. 31
Bảng 5.11: Đồng hoá phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây
họ Sao dầu với phân bố Poisson tại các ô tiêu chuẩn ........................... 33
Bảng 5.12: Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây
họ Sao dầu với phân bố Poisson trên toàn khu vực nghiên cứu ........... 34

 

 

vii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu ......... 20
Hình 5.2: Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính tại khu vực nghiên cứu ...... 21
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao cây tái sinh
tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 32

 

 

viii 
 



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa đất nước ta đã có câu “rừng vàng biển bạc” nghĩa là rừng có ý
nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, rừng cung cấp lương thực, thực
phẩm, thuốc men và nhiều nhu yếu phẩm khác, rừng giữ cho khí hậu trong lành, bảo
vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo tồn nguồn gen, hạn chế thiên tai, lũ lụt, có
chức năng phòng hộ, chống xói mòn, chống cát bay, điều hòa nguồn nước, rừng là lá
phổi xanh của trái đất, là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên
tái tạo được nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái
không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển,
đất đai, mùa màng, cung cấp hệ động thực vật rất phong phú với các nguồn gen đa
dạng, quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước
và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử
dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống.
Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên rừng nước ta đặc biệt là rừng tự nhiên bị thu
hẹp về diện tích, cạn kiệt về trữ lượng và các loài động thực vật quý hiếm ngày càng
có nguy cơ tuyệt chủng, chỉ tính riêng giai đoạn 1990 - 1995 ở các nước phát triển
có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính đến năm 1995 diện tích rừng của toàn thế giới
chỉ còn khoảng 3.454 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ còn khoảng 35% (FAO, 1997),
nguyên nhân do quá trình khai thác, lạm dụng, khai hoang lấy đất trồng cây công
nghiệp và đặc biệt là việc khai thác trắng một số cánh rừng để xây dựng các công
trình thủy điện. Tình trạng trên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ
cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường dẫn đến lũ lụt, hạn hán, lũ quét, sạt lở


 


đất gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người và tài sản cho đồng bào ở các vùng miền

núi cũng như miền xuôi, ảnh hưởng mọi mặt của cuộc sống.
Sự mất rừng tự nhiên cũng đồng nghĩa với môi trường sống của nhiều loài
động thực vật cũng bị mất đi, là một trong những nguyên nhân sự tuyệt chủng của
nhiều loài động, thực vật trên thế giới, tỷ số loài tuyệt chủng so với loài còn tồn tại
khoảng 1/1000. Sự tàn phá những hệ sinh thái đa dạng nhất có thể dẫn đến 1/4 loài
sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong trong vòng khoảng 20 - 30 năm tới
(Ravea,1998). Ở Việt Nam, sự suy giảm và tuyệt chủng của các loài sinh vật đang
diễn ra liên tục, sự suy thoái về đa dạng sinh học đang diễn ra nhanh chóng khi rừng
tự nhiên đang bị mất đi hoặc bị thoái hóa. Trước tình trạng đó, việc bảo vệ đa dạng
sinh học là một vấn đề rất quan trọng của cả nước nói chung và của ngành lâm
nghiệp nói riêng, cần có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền từ trung
ương đến địa phương để nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng cần khắc
phục một số hạn chế xuất phát từ những hành động vô ý thức của con người đã làm
mất đi hàng triệu ha làm cho vốn rừng ngày càng suy giảm mạnh mẽ và còn có thể
phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
Để cố gắng khắc phục các nhược điểm trong vấn đề bảo vệ rừng, hạn chế đến
mức tối thiểu sự xâm nhập của các nguyên nhân làm suy thoái và tăng cường các
biện pháp nhằm bảo vệ tốt nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, những đặc trưng
mà không chỉ vùng Lộc Ninh nói riêng mà cả Nước nói chung, gìn giữ nó vì một giá
trị vô giá của thiên nhiên - đa dạng sinh học. Điều cần thiết là phải nắm bắt được
tình hình sinh trưởng của rừng, đặc điểm và cấu trúc của rừng, từ đó thấy được sự
phức tạp của thực vật rừng và các yếu tố cùng với các mối quan hệ giữa các thành
phần trong quần xã thực vật nói riêng và hệ sinh thái rừng nói chung. Qua đó nắm
bắt được động thái rừng qua từng thời kỳ khác nhau trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của rừng.
Xuất phát từ thực tế trên và trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt
nghiệp, được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn tận tình của

 



thầy ThS. Phan Minh Xuân, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm học tại tiểu khu 90 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc NinhHuyện Lộc Ninh-Tỉnh Bình Phước”.
Với dung lượng của một khóa luận tốt nghiệp đại học và thời gian có hạn nên
đề tài chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những sai sót, mong quý Thầy Cô và các bạn góp
ý để khóa luận hoàn thiện hơn.


 


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
Trên thế giới có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về cấu trúc rừng điển
hình như:
- Meyer (1952), Jumbol (1963), Roblet (1969) thì cấu trúc rừng dùng để xác
định các quy luật phân bố cây thân gỗ theo cấp đường kính (D), hay phân bố theo
tiết diện ngang thân cây.
- Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo đường
kính tán D1,3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh
doanh. Theo ông sự phân bố cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng,
còn phân bố chiều cao rừng tự nhiên thường có quy luật nhiều đỉnh. Rừng càng
nhiều thế hệ hay do khai thác chọn không đúng quy tắc thì phân bố chiều cao của
rừng càng nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong phân bố nhiều đỉnh và phân bố
giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi.
- Ô điều tra tổng hợp do Burn đề xuất năm 1985 sử dụng đối với rừng tự
nhiên hỗn loài. Đây là loại ô điều tra tổng hợp để trên cùng một diện tích rừng, cùng
thời điểm điều tra, có thể đo đếm được các chỉ tiêu cần thiết của các thế hệ cây rừng

từ lớp cây dự trữ, kế cận cho tới lớp cây tạo thành tầng tán chính của rừng mà không
cần phải thiết lập lại ô, tiết kiệm được thời gian thao tác, và giảm thiểu được những
sai số trong khi đo đạc. Những thông tin thu thập được từ loại ô này phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau. Sau khi lập ô 2.500 m2, phát tuyến theo 2 đường chéo để


 


xác định điểm cắt, đây là tâm ô của hình tròn có diện tích 707 m2 (bán kính r = 15
m), trong vòng tròn thiết lập 12 ô dạng bản với diện tích mỗi ô là 4 m2 nằm trên
đường chéo. Sau đó trong ô hình vuông 2.500 m2 tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần
thiết của tất cả cây thân gỗ có đường kính D1,3 ≥ 8 cm, trong ô 707 m2 tiến hành đo
đếm những cây có đường kính 1 cm < D1,3 < 8 cm, cuối cùng trên 12 ô dạng bản tiến
hành đo đếm tất cả cây thân gỗ có đường kính ≤ 1 cm.
- Còn với Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng
nhằm mục đích đánh giá được hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng qua các
quy luật phân bố số cây theo Hvn (cấu trúc đứng), theo đường kính D1,3 (cấu trúc
ngang), theo đường kính tán Dt, theo tổng diện ngang G.
- Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, cần phải đi sâu vào phân tích
các sự phong phú về thành phần loài, quá trình sinh trưởng và phát triển theo từng
cấp kính, theo cấp chiều cao, theo cấp tuổi và quần thụ của rừng (A.Lauprech 1989).
Như vậy, trong khi nghiên cứu cấu trúc rừng, cần chú ý những đặc điểm sau:
Thành phần hệ thực vật, tổ thành loài cây, tình trạng cá thể của các loài cây, sự phân
bố và sắp xếp các thành phần quần lạc thực vật theo không gian và thời gian (tuổi
rừng). Phân bố trong không gian có thể hiểu được theo 2 khía cạnh: theo chiều thẳng
đứng và theo chiều nằm ngang.
2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã được rất nhiều các nhà khoa học
trong và ngoài nước nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu lớn ở Việt Nam phải kể

đến tác giả Thái Văn Trừng (1961) về: “Thảm thực vật rừng”
Công trình đáng chú ý của nước ta về kiểu rừng kín thường xanh có cấu trúc
phức tạp đó là công trình nghiên cứu về “Quy luật cấu trúc rừng hỗn loài” của
Nguyễn Văn Trương (1982). Ông đã nghiên cứu các đặc điểm lâm học của rừng
bằng các phương pháp toán học, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý có khoa học và


 


hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản vừa nuôi dưỡng, tái sinh rừng, và giúp chúng
ta nắm vững các quy luật của rừng nhiệt đới.
Trong công trình nghiên cứu của Trần Ngũ Phương (1965) và các cộng sự về
việc nghiên cứu, khảo sát hệ thực vật rừng nhằm phân chia thảm thực vật rừng, đã
cho cuốn: “Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam”.
Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu xác định các loại cấu trúc của các
kiểu rừng nhưng hầu hết chỉ mang tính chất định tính. Sau đó, trong những năm gần
đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về cấu trúc rừng hơn dựa vào các chỉ
tiêu về cấp chiều cao, cấp đường kính, cấp tiết diện ngang. Cụ thể đó là công trình
nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1968) về: “Lập biểu thể tích (V) và biểu độ thon cây
đứng rừng Việt Nam”, thể hiện việc xác định các quy luật phân bố theo chiều cao
(H) và đường kính (D1,3), để xây dựng biểu thể tích một nhân tố và hai nhân tố. Theo
nhật xét của Prodan thì biểu thể tích một nhân tố chỉ thiết lập sử dụng cho rừng
trồng thuần loại đều tuổi, còn đối với rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới, đặc biệt ở
Việt Nam nhất thiết cần xây dựng biểu hai nhân tố, và một công trình nghiên cứu
của Đồng Sỹ Hiền (1972) nữa về cấu trúc, tăng trưởng và sản lượng rừng gỗ hỗn
loài ở Việt Nam.
Rừng là một tập hợp vô số cây thân gỗ, cây thân bụi, thảm cỏ,… định cư trên
một khu đất nhất định và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tán lá và hệ
rễ của chúng phải giao nhau. Những hiểu biết về cấu trúc rừng mang lại những ý

nghĩa rất to lớn. Vì cấu trúc rừng là một sư tổ chức và sắp xếp các thành phần và
tình hình rừng theo không gian và thời gian. Đó là sự phân bố các lớp cây rừng theo
chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang (TS. Nguyễn Văn Thêm). Bên cạnh đó nếu có
cấu trúc rừng rõ ràng, có thể đo đạc và phân biệt với các quần lạc thực vật khác,…
Ngoài ra, còn có các luận văn tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lâm nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây,
bước đầu đã quan tâm và từng bước đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc
của rừng tự nhiên ở nhiều trạng thái khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn

 


nằm trong khuôn khổ của một đề tài tốt nghiệp và còn hạn chế về nhiều mặt như:
thời gian thực hiện, quy mô nghiên cứu, kinh phí, trình độ chuyên môn của sinh
viên,… nên vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, không phù hợp để được ứng dụng sau
nghiên cứu.
Từ những nghiên cứu của các tác giả trên, ta thấy được rừng tự nhiên đóng
góp một vai trò quan trọng trong các công trình nghiên cứu về cấu trúc của rừng.
Các kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng của tất cả các tác giả đã đạt được ở trên sẽ
là nguồn tài liệu tham khảo dồi dào và quý giá cho tác giả học tập, kế thừa và định
hướng nghiên cứu để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tại khu vực rừng phòng
hộ Lộc Ninh chưa có nhiều công trình nghiên cứu và để thực hiện tốt công tác quản
lý bảo vệ cũng như có được các biện pháp lâm sinh phù hợp thì việc nghiên cứu
những đặc điểm lâm học sẽ góp phần làm cơ sở quan trọng ban đầu để định hướng
phát triển rừng trong tương lai.


 



Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh thuộc Huyện Lộc Ninh, Tỉnh
Bình Phước nằm tiếp giáp ranh giới hành chính của 5 xã: Lộc Thiện, Lộc Tấn, Lộc
Hòa, Lộc Thạnh và Lộc An.
- Phía Đông giáp lâm trường Bù Đốp.
- Phía Tây giáp Campuchia.
- Phía Nam giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết.
- Phía Bắc giáp Campuchia.
3.1.1.2. Địa hình
Rừng và đất rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh có địa hình
tương đối bằng phẳng, độ dốc không cao. Độ dốc trung bình: 60, thấp nhất 20 và cao
nhất là 100.
+ Độ cao trung bình từ 80 – 100 m, chiều dài từ Đông sang Tây 31 km, từ
Nam lên Bắc 16 km, được chia thành 22 tiểu khu. Không có đồi núi cao, ở khu vực
thuộc xã Lộc Tấn có dòng chảy giữa lâm phần có nguồn nước quanh năm là thượng
nguồn cung cấp nước cho khu vực lòng hồ Dầu Tiếng – Bình Dương.


 


3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn
a) Khí hậu
Khí hậu toàn vùng mang tính chất điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
phân chia thành hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng

năm, và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân: 260C
+ Cao nhất:

380C (tháng 2, 3)

+ Thấp nhất:

140C (tháng 11, 12)

- Lượng mưa hàng năm:
+ Trung bình:

2,044 mm

+ Cao nhất:

2,433 mm

+ Thấp nhất:

1,673 mm

- Độ ẩm không khí bình quân:

77,8 %

+ Cao nhất:

88,2 %


+ Thấp nhất:

60 %

- Lượng bốc hơi trung bình:

876 mm (Bốc hơi mạnh nhất ở các tháng 2,

tháng 3 và tháng 4).
- Chế độ gió: gió mùa Đông Bắc khô hanh làm tăng khả năng bốc hơi nước,
gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa làm tăng hiện tượng rữa trôi.
Với đặc điểm khí hậu như vậy, cây trồng lâm nghiệp phát triển thuận lợi vào
mùa mưa, mùa khô thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác lâm sản,…
b) Thủy văn
Khu vực của Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh có hai con sông là Chư
măng và Tonlecham, nước chảy quanh năm, vì vậy nó vừa có tác dụng cho việc tưới
tiêu, phục vụ sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt vừa là thượng nguồn cho lòng hồ
Dầu Tiếng.


 


3.1.1.4. Đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích hiện có của Ban quản lý: 21.184,00 ha, trong đó:
Đất có rừng:

16.306,82 ha


+ Rừng tự nhiên:

12.677,20 ha

+ Rừng trồng:

3.629,62 ha

Đất xâm canh:

3664,20 ha

Đất trống:

279,98 ha

Đất khác:

933,00 ha

Gồm có 4 loại đất chính:
- Feralit nâu đỏ phát triển trên Bazan, thành phần cơ giới đất: thịt nặng kết
vón tốt, tầng đất dày > 80 cm, độ phì cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp,
nông nghiệp tiêu, cà phê, cây ăn trái.
- Feralit vàng xám hay nâu vàng phát triển trên phiến thạch, tầng đất dày 60 –
80 cm. Thành phần cơ giới đất từ thịt nặng đến sét.
- Feralit vàng xám hay đỏ vàng phát triển trên sa thạch, thành phần cơ giới
đất thịt nhẹ, tầng đất mỏng, độ phì kém.
- Feralit phát triển trên phù sa cổ, có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, độ phì
trung bình.

3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động
Dân số tăng cơ học do những năm gần đây người dân ở các tỉnh phía Bắc và
miền Tây Nam Bộ về lập nghiệp nhiều, dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, để có
đất sản xuất người dân đã tự ý vào rừng xâm canh lấn chiếm đất rừng.
Theo số liệu điều tra của Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh năm 2007, có
2191 hộ xâm canh đất rừng trái phép với tổng diện tích xâm canh 3.664,2 ha.
-

Địa bàn xã Lộc Thiện 341 hộ, diện tích 941 ha.

-

Địa bàn xã Lộc Tấn 519 hộ, diện tích 911,2 ha.

-

Địa bàn xã Lộc Thạnh 295 hộ, diện tích 573 ha.
10 

 


-

Địa bàn xã Lộc Hòa 559 hộ, diện tích 758 ha.

-

Địa bàn xã Lộc An 377 hộ, diện tích 481 ha.

Người dân tham gia sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, bộ phận tham gia sản

xuất lâm nghiệp rất ít. Tập quán sản xuất của đồng bào từ bao đời nay là phá rừng
làm rẫy, du canh du cư, mang nặng tính tự cung tự cấp và sản xuất có tính mùa vụ
nên tình trạng nghèo đói trong dân cư còn khá phổ biến, số hộ nghèo đói còn nhiều.
Từ khi thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về định canh,
định cư, đồng bào đã dần dần từ bỏ được tập quán du canh du cư, tập trung về định
cư thành các buôn làng, lập vườn canh tác gần các trục giao thông, thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, thực hiện dự án 661/CP, dự án 134 của
chính phủ do Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh làm chủ dự án đã phần nào tạo
được công ăn việc làm cho đồng bào địa phương, bước đầu ổn định đời sống dân cư
trong vùng.
Người dân Lộc Ninh có mức sống trung bình thuộc loại thấp ở Việt Nam.
Điều này đã dẫn đến sự di cư vì lý do kinh tế của một bộ phận người dân ở đây sang
vùng khác.
3.1.2.2. Tình hình giao thông liên lạc
Giao thông: Trong khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi cho sản xuất và
dân sinh kinh tế, có 2 trục lộ chính chạy xuyên suốt qua lâm phần là quốc lộ 13A đi
từ thị trấn Lộc Ninh đến cửa khẩu Hoa Lư và trục lộ 13B là nhánh rẽ của trục lộ 13A
đến mũi Chiuriu (đồn biên phòng 803). Ngoài ra còn có trục lộ ở phía Tây – Tây
Nam tiếp giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, thuận tiện cho việc sản xuất
nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho bọn lâm tặc xâm
nhập vào rừng lấy cắp, vận chuyển và tiêu thụ lâm sản trái phép, gây khó khăn cho
công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Thông tin liên lạc: Tất cả các xã trong vùng đều có hệ thống thông tin liên lạc
tương đối thuận tiện.

11 
 



3.1.3. Tình hình tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê hiện trạng phân bố tài nguyên rừng năm 2006 của
phòng kỹ thuật - Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước, hiện trạng tài nguyên rừng ở Ban quản lý rừng phân bố như sau:
+ Rừng tự nhiên

12.677,20 ha

- Rừng khộp non RII

1.378,20 ha

- Rừng IIIA1

848,00 ha

- Rừng khộp nghèo RIIIA1

4.474,00 ha

- Rừng khộp trung bình RIIIA2

5.977,00 ha

+ Rừng trồng

3.629,62 ha

+ Xâm canh


3.664,20 ha

+ Đất trống (Ia, Ib, Ic)

279,98 ha

+ Đất khác

933,00 ha

Tổng

21.184,00 ha

Nhìn chung, rừng tự nhiên thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh bao
gồm những trạng thái rừng thuộc dạng rừng khộp từ nghèo đến trung bình với các
loài cây ưu thế như Dầu đồng, Cà chắt, Dầu trà beng, trữ lượng không cao, độ tàn
che tương đối thấp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là rừng tự nhiên tại tiểu khu 90 thuộc
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rừng tại khu vực
nghiên cứu thuộc kiểu rừng khô với ưu thế cây họ sao dầu, có thành phần loài đơn
giản và dễ xảy ra cháy vào mùa khô.

12 
 


Chương 4

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những nội dung chính sau:
1. Thành phần thực vật thân gỗ tại địa điểm nghiên cứu
2. Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – H)
+ Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3)
3. Đặc trưng ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu
4. Tình hình tái sinh dưới tán rừng tại khu vực
5. Đặc điểm phân bố tái sinh cây họ Sao dầu tại khu vực nghiên cứu
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Lập 3 ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra.
- Phương pháp thu thập số liệu cây đứng:
+ Chọn 3 vị trí khác nhau thích hợp đại diện cho khu vực nghiên cứu và tiến
hành lập 3 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô là 2.000 m2 (40 x 50 m).
+ Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Chiều cao vút ngọn
(Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), chu vi tại vị trí 1,3 m (C1,3) để quy đổi thành
đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt - đường kính tán đo theo hai
hướng Đông – Tây và Nam – Bắc, sau đó lấy bình quân), xác định phẩm chất tất cả
các cây có D ≥ 8 cm theo 3 cấp A – B – C tương ứng với tốt – trung bình – xấu.

13 
 


50 m 

40 m


Ô dạng
bản (2 x

Biểu 1: Mẫu điều tra về loài cây, đường kính, chiều cao, phẩm chất
Tên

STT

loài

Hvn

Hdc

D1,3

Đường kính tán
Đ-T

N-B

TB

Tọa độ
X

Phẩm
chất

Y


1
2
3
- Phương pháp thu thập số liệu cây tái sinh:
+ Trong các ô dạng bản tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau: Tên loài cây tái
sinh, chiều cao cây tái sinh chia làm 5 cấp (Cấp 1: <1 m, Cấp 2: 1-2 m, Cấp 3: 2-3
m, Cấp 4: 3-4 m, Cấp 5: >4 m), nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh bằng chồi và tái sinh
bằng hạt).
Biểu 2: Mẫu điều tra cây tái sinh
STT Tên loài

Cấp chiều cao (m)
<1

1-2

2-3

3-4

1
2

14 
 

Nguồn gốc
>4


Chồi

Hạt

Phẩm
chất


4.2.2. Phương pháp nội nghiệp
Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và Statgraphics plus 3.0 để
đưa vào kết quả nghiên cứu.
- Số liệu thu thập trong các ô tiêu chuẩn ngoài rừng được tổng hợp, phân tích
và xử lý theo từng nội dung đã đề ra.
- Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu đường kính và
chiều cao, chúng tôi tập hợp số liệu chia tổ như sau:
+ Số tổ: m = 3,3*log (n) + 1 hoặc m = 5*log (n)
Do bởi đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên hỗn loài và dung lượng mẫu
khá lớn nên công thức được sử dụng là: m = 3,3*log (n) + 1
+ Cự ly tổ: k = (Xmax – Xmin)/ m
Trong đó:

m: là số tổ của trị số quan sát
n: là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu)
k: là cự ly tổ
Xmax: là trị số quan sát lớn nhất
Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất

Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu:
* Giá trị trung bình mẫu:
x


1 m
 fi * xi
n 1
Với i = 1,… m

* Độ lệch tiêu chuẩn:
2

1 /( n  1) *  ( xi  x )

S=
* Hệ số biến động:
Cv =

s
x

* 100%

15 
 


×