Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng di chứng viêm não nhật bản giai đoạn muộn theo y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 81 trang )

Đặt vấn đề
Bệnh VNNB là một bệnh dịch lưu hành ở Việt Nam. Đặc biệt, đã làm
nhiÒu người quan tâm vì tỷ lệ tử vong cao, những di chứng tàn phế đối với
bệnh nhân và thường để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ở giai đoạn viêm não cấp, tỷ lệ tử vong tương đối cao. Theo Tổ chức Y
tế Thế giới (1983) tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% ở các nước vùng nhiệt đới
[14], [43], hoặc để lại nhiều di chứng về thần kinh và tâm trí: có thể lên đến
94,1-96% tùy theo từng tác giả [18], [50].
Chính vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên VNNB đã được nhiều tác
giả trên thế giới nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm và điều trị. Tuy
nhiên cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vẫn điều trị triệu chứng
là chủ yếu. Châu Á với tỷ lệ míi phát hiện mỗi năm khoảng 45000 trường
hợp, chủ yếu ở trẻ em [54], [68], [62]. Theo Burke D.S. và Leake O.J. (1988)
ước lượng khoảng 25% trường hợp tử vong và 50% mang di chứng thần kinh,
tâm thần vĩnh viễn [10], [54].
Ở Việt Nam VNNB lần đầu tiên được Puyuelo H. và Prévot M. [89]
thông báo năm 1953. Sau đã nhiều tác giả Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu
mét cách có hệ thống về căn bệnh này và biết tương đối rõ các đặc điểm chủ
yếu của bệnh. Việt Nam còng đã sản xuất được vắc xin phòng VNNB, nhưng
do ổ dự trữ vi rót nằm trong các loài chim hoang dã nên chúng ta chỉ có thể
tiến tíi khống chế chứ chưa thanh toán được bệnh. Vì vậy, sau mỗi vụ dịch
VNNB, số bệnh nhân mang di chứng ngày càng tăng. Một sè nghiên cứu về di
chứng sớm của VNNB đã được thông báo, nhưng những nghiên cứu về di
chứng muộn còn Ýt, nhất là YHCT.
1
Từ thực tế trên với mong muốn được góp phần vào việc tìm hiểu di
chứng của VNNB tại Việt Nam chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng di chứng VNNB giai đoạn muộn theo YHCT” nhằm hai
môc tiêu:
1. Nhận xét tình hình di chứng VNNB sau ba năm mắc bệnh ở các
bệnh nhân tại khoa Nội Nhi - Bệnh viện YHCT Trung ương


theo YHHĐ.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng di chứng VNNB sau ba năm
theo YHCT.
2
Chương 1
Tổng quan
1.1. Sơ lược về VNNB:
1.1.1. Lịch sử:
VNNB đã được biết đến từ lâu nhưng thực sự chỉ được chú ý nhiều đến
từ sau một vụ dịch năm 1924 ở Nhật Bản.
Đây là một vụ dịch viêm não lớn đã diễn ra trên toàn nước Nhật với số
mắc bệnh lên tới hơn 6.000 người. Futaki gọi đây là bệnh viêm não mùa hè và
nhấn mạnh bệnh có những nét khác biệt về dịch tễ và lâm sàng so với viêm
não Von Economo [14], [90].
Từ năm 1932 đến1939, các tác giả tập trung vào việc nghiên cứu vi rót
VNNB. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật bản đã phân lập được vi rót VNNB
từ tử thi của người bệnh bị viêm não ở Tokyo và phát hiện được kháng thể
trung hòa ở các bệnh nhân sống sót [54].
Sự lây truyền của bệnh VNNB qua muỗi đã được nghi ngờ từ những
năm 1930 và năm1938 Mitamura đã phân lập được vi rót VNNB từ muỗi
Culex Tritaeniorhynchus [12].
Các nghiên cứu sau năm 1944-1945 chủ yếu đi vào hướng dịch tễ và dự
phòng. Năm 1944 các nhà bác học Hoa Kỳ đã chế tạo ra vắc xin phòng
VNNB từ chủng Nakayama. Năm 1945 Hammon và Reeves [12], [14] đề
nghị gọi các nhóm vi rót gây bệnh viêm não dịch trong đó có VNNB là nhóm
virut viêm não do côn trùng tiết túc mang truyền.
Năm 1959 Buescher EL. và Sherer WF. nghiên cứu về sinh thái học
VNNB ở Nhật Bản đã xác định chim và lợn là những vật chủ chính bị nhiễm
vi rót huyết và Culex Tritaeniorhynchus là véc tơ truyền bệnh VNNB giữa các
động vật có xương sống và từ đó truyền sang người [52].

3
Năm 1963 đến 1969 nhiều tác giả nghiên cứu về chu kỳ của vi rót
VNNB ở các vật chủ khác nhau trong môi trường thiên nhiên, về quá trình
phát triển trong tế bào và sự đột biến của vi rót.
Năm 1979 Bochkova N.G. và Pagodina V.U. kết luận chủng NH.60 của
Việt Nam thuộc typ miễn dịch Nakayama [1], [12].
Các đặc điểm tổn thương của VNNB đã được biết rõ về mặt giải phẫu
bệnh qua nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản.
Song song với việc nghiên cứu lâm sàng, vi rót, dịch tễ, các nghiên cứu về
cận lâm sàng phục vô cho chẩn đoán sớm cũng đạt được những thành tựu đáng
kể như việc phát hiện kháng thể IgM giúp chẩn đoán nhanh nhiễm vi rót [84].
Thakare.J.P. và cộng sự đã phát hiện IgG dưới nhóm đặc hiệu ở bệnh
nhân VNNB. Tác giả nhận thấy ở hầu hết bệnh nhân VNNB hồi phục chủ yếu
có IgG đặc hiệu của vi rót trong dịch não tủy. Theo tác giả, giường như IgG
có vai trò bảo vệ trong việc loại vi rót ra khỏi hệ thần kinh trung ương [82].
Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
các biểu hiện và hình ảnh tổn thương của VNNB trên điện não đồ, chụp cắt
lớp vi tính não và cộng hưởng từ cũng được chú ý nghiên cứu. Tuy nhiên các
tác giả cho rằng sự thay đổi bất thường của những hình ảnh này không có giá
trị đặc hiệu cho chẩn đoán VNNB [64], [73]. Xét nghiệm huyết thanh học
giúp chẩn đoán xác định VNNB một cách chính xác [22].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh và cách lây truyền:
VNNB là bệnh nhiễm vi rút của hệ thần kinh Trung ương, chiếm vị trí
quan trọng đặc biệt trong nhóm bệnh viêm não do tỷ lệ tử vong cao và để lại
nhiều di chứng.
Năm 1992, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một bảng phân loại bệnh
viêm não mới, theo phân loại Quốc tế về bệnh tật lần thứ X, gồm chín bệnh
viêm não do muỗi truyền, trong đó VNNB được xếp lên hàng đầu [85].
4
Trong bảng phân loại của Uỷ ban Quốc tế về phân loại các vi rót

(I.C.T.V, 1991), vi rút này được xếp vào nhóm B của các vi rót ARBOR,
thuộc họ Flaviviridae [15].
Hiện nay người ta đã phát hiện được vi rót VNNB ở 30 loài muỗi khác
nhau, trong đó muỗi Culex Tritaeniorhynchus được xác định là véc-tơ chủ
yếu truyền vi rót cho người châu Á, cũng như tại Việt Nam [43], [52], [83].
Cổ điển coi các loài chim hoang dã, đặc biệt Diệc(Heron), là ổ dự trữ vi rút
tiên phát trong thiên nhiên, có vai trò phát tán mầm bệnh rõ ràng vì chúng có
thể di cư từ khu vực này sang khu vực khác, thông qua các véc tơ truyền
bệnh, truyền sang ổ chứa thứ phát là vật nuôi trong nhà (chủ yếu là lợn), từ đó
truyền sang người [14], [15], [71]. Chu trình thông thường của vi rót VNNB
trong thiên nhiên là chu trình “Chim-Muỗi”. Về mùa hè, phát triển thêm ra
chu trình “Muỗi- Lợn”, từ đó có thể phát sinh tiếp nối một chu trình đặc biệt
“Muỗi-Người” [13].
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học:
Vi rót VNNB xảy ra ở Đông Xibia, Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,
Malaixia, Thái Lan, Xingapo, Guam, Ên Độ và Việt Nam. Từ cuối thập kỷ 60
thế kỷ XX, căn bệnh này giảm đi ở Trung Quốc và Nhật Bản nhưng vẫn còn
là một bệnh quan trọng ở Bắc Thái Lan. Ở vùng ôn đới, bệnh có tính chất theo
mùa, vào cuối HÌ - đầu Thu. Vùng nhiệt đới không thấy thay đổi theo mùa.
Muỗi Culextritaeniorhynchus là loài vectơ lớn. Đây là giống muỗi nông thôn
sống ở ruộng lúa và thường đốt các đại gia súc như lợn, song cũng có thể đốt
các gia cầm và người. Người là vật chủ ngẫu nhiên trong chu kỳ lây truyền. Ở
những vùng bệnh lưu hành: trẻ em 3-15 tuổi không được gây miễn dịch cơ thể
bị mắc đầu tiên. Các vụ dịch ở những vùng không có bệnh lưu hành: ảnh
hưởng đến mọi nhóm tuổi, song ở trẻ nhỏ và người cao tuổi nhiều hơn [28].
5
Ở nước ta, trong vòng 50 năm qua, các vụ dịch viêm não đã xảy ra vào
mùa HÌ, từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, đỉnh cao vào giữa tháng 6, ở hầu
hết các địa phương trên miền Bắc [8], [23], [34], [35], [51], [52], [60]. Số trường
hợp ghi nhận được khá cao ở các tỉnh bao quanh Hà Nội, với tỷ lệ mắc hàng năm

từ 6 đến 10/100.000 dân [12 ], [43 ]. Trong khi ở các tỉnh miền Nam, trừ một vài
trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ, chưa bao giờ thấy xảy ra thành dịch [8], [60].
1.2. Đặc điểm lâm sàng:
1.2.1. Triệu chứng (thể điển hình):
+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương bệnh có
thể chia thành bốn giai đoạn [6], [15] như sau:
- Ủ bệnh: từ 5 đến 15 ngày.
- Tiền triệu: kéo dài 1 đến 6 ngày, ngắn nhất dưới 24 giờ,và dài nhất 14 ngày.
- Giai đoạn viêm não cấp tính: kéo dài khoảng 10 đến 14 ngày.
- Giai đoạn sau(giai đoạn bán cấp và kéo dài): kể từ khi trẻ qua khái giai
đoạn cấp, thoát hôn mê.
+ Giai đoạn viêm não cấp tính thường có các biểu hiện:
Khởi phát: thường đột ngột, bệnh nhi sốt, nhức đầu, lợm giọng và nôn
Toàn phát: với các triệu chứng chủ yếu là :
- Những dấu hiệu màng não, nhất là cứng gáy và/hoặc dấu hiệu Kernig.
- Những rối loạn vận động như co giật liên tiếp và liệt vận động cơ.
- Những rối loạn ý thức, đặc biệt từ ngủ gà đến hôn mê.
- Những rối loạn thực vật, thường gặp là sốt cao trên 38
o
C, trường hợp
nặng có thể kèm theo rối loạn hô hấp.
Bốn triệu chứng này có thể coi là tiêu biểu cho "Hội chứng viêm não
cấp tính" của VNNB, có tính chất gợi ý cho chẩn đoán [12], [15], [27], [57].
6
1.2.2. Tiến triển:
1.2.2.1. Tử vong :
Trong những trường hợp cực kỳ nặng, bệnh nhi có thể tử vong. Tử
vong thường xảy ra từ ngày thứ ba đến ngày thứ tám của giai đoạn cấp. Tỷ lệ
tử vong khác nhau tùy theo từng nơi và từng tác giả. ở Việt Nam, theo Trịnh
Quân Huấn, VNNB xếp hàng thứ sáu trong mười nguyên nhân hàng đầu gây

tử vong ở trẻ em, giai đoạn 1991-2000 [60]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(1983), con số này có thể lên đến 30% tại các nước vùng nhiệt đới [14], [43].
1.2.2.2. Các trường hợp sống sót :
Ở những bệnh nhi này, bệnh cảnh lâm sàng chuyển từ giai đoạn toàn
phát sang giai đoạn giai đoạn bán cấp và kéo dài (giai đoạn lui bệnh và hồi
phục). Tiến triển của bệnh liên quan rất nhiều với điều trị. Co giật thường
ngừng sau 24- 48 giờ. Rối loạn ý thức giảm dần trong vòng ba đến năm ngày.
Nhiệt độ có xu hướng trở về mức tương đối bình thường từ tuần thứ hai trở đi.
Các rối loạn khác cũng thoái giảm sau 10 đến 14 ngày [12], [15], [27].
Phần lớn các trường hợp, cùng với các triệu chứng tháp, thấy nổi lên
các triệu chứng ngoại tháp như co cứng, co vặn, lệch trục cơ thể hoặc các
chi, run hay gặp ở đầu chi [63], [90]. Một số có biểu hiện tổn thương vùng
dưới vỏ như múa giật, múa vờn. Thất vận ngôn cũng thường gặp. Kèm theo
là các rối loạn tính tình và tác phong như: cảm xúc không ổn định, tăng
động, kích động Nhìn chung, khi chuyển sang giai đoạn lui bệnh, có sự
chuyển biến dần từ các triệu chứng thần kinh sang rối loạn tâm trí. Nếu bệnh
tiến triển tốt, các biểu hiện đó sẽ thoái giảm cùng với việc phục hồi vận động
và ngôn ngữ dần dần, nhưng có thể còn lại Ýt nhiều di chứng thần kinh và
tâm trí [15], [50], [66], [75], [90].
1.2.3. Thể lâm sàng:
7
1.2.3.1. Thể điển hình:
Thể điển hình của bệnh đã được mô tả ở trên, thường để lại di chứng.
1.2.3.2. Thể màng não:
Khởi phát có sốt và nhức đầu, nổi bật các triệu chứng màng não, không
có dấu hiệu tổn thương khu trú ở não, đôi khi ý thức có thể bị rối loạn nhẹ.
Phần lớn không để lại di chứng [12], [15].
1.2.3.3. Thể thô sơ:
Nói chung nhẹ hơn thể màng não. Bệnh nhi có thể sốt, nhức đầu, nôn
và các triệu chứng này thoái giảm nhanh chóng [14], [15], [90].

1.2.3.4. Thể không điển hình:
Có mét số thể không điển hình như thể liệt hành tuỷ, thể khởi đầu bằng
tổn thương tuỷ, hoặc thể xảy ra sau chấn thương [143]. Ở miền Nam nước ta,
năm 1995 phát hiện 12 bệnh nhi VNNB có bệnh cảnh tương tự bệnh bại liệt [80].
1.2.3.5. Thể nhiễm khuẩn Èn:
Thể này chiếm tỷ lệ khá cao trong vùng lưu hành dịch. Người bị nhiễm
vi rút không có biểu hiện lâm sàng [15], [36], [90]. Theo tài liệu của Tổ chức
Y tế Thế giới (1983), ở khu vực nhiệt đới tỷ lệ này có thể vượt mức 1/300,
giao động từ 1/20 đến 1/1000 [14], [43].
1.2.4. Di chứng:
Theo một số tác giả, từ 94,1 đến 96% bệnh nhi VNNB sau giai đoạn
cấp có các biểu hiện rối loạn tâm trí, thần kinh [18], [50]. Về tâm trí thường
gặp các rối loạn về khả năng tiếp xúc, rối loạn cảm xúc, có khả năng hồi phục
tốt. Ngược lại các rối loạn hành vi tác phong có xu hướng tăng lên, tuy
thường kín đáo [27], [70]. Về lâu dài, đây là một trong các nguyên nhân gây
8
chậm phát triển tâm trí ở trẻ em Việt Nam [14], [15], [59]. Về thần kinh, kiểm
tra lại bệnh nhi sau nhiều năm, có khi vẫn còn thấy một vài dấu hiệu thiếu sót
kín đáo như: rối loạn trương lực cơ, liệt nhẹ, phản xạ gân xương bất thường,
rối loạn động tác chủ động Sự xuất hiện muộn của động kinh cũng không
phải là hiếm gặp [55], [58], [75], [90].
Theo A. Goto, theo dõi từ ba đến mười năm (1953 - 1962) trên các
bệnh nhân VNNB, thấy các rối loạn thần kinh và tâm trí trong giai đoạn cấp
và bán cấp rất đa dạng, thuyên giảm dần và chậm chạp, trở nên ngày càng đơn
giản hơn [90]. Thường di chứng trở thành vĩnh viễn sau ba năm [55], [90].
Những biểu hiện nổi bật của các di chứng trong VNNB là:
- Chậm phát triển tâm trí và vận động ở trẻ em.
- Động kinh cục bộ hoặc toàn bộ .
- Rối loạn trương lực về vận động thần kinh, đặc biệt là hội chứng kiểu
Parkinson hay gặp ở trẻ lớn và người lớn [74].

- Rối loạn cảm xúc, tác phong, tính tình và nhân cách.
- Sa sút trí tuệ.
1.3. Đặc điểm cận lâm sàng:
1.3.1. Xét nghiệm đặc hiệu
1.3.1.1. Vi rút học:
Khâu chính xác nhất trong chẩn đoán bệnh là phân lập ra vi rót VNNB
từ dịch não-tuỷ và máu của bệnh nhân, ở giai đoạn sớm vẫn cực kỳ khó khăn.
Ngoài ra, còn có thể phân lập được vi rút từ chất não, đặc biệt trong thời kỳ
cấp tính của bệnh [8], [15].
Ở nước ta, Đỗ Quang Hà phân lập được chủng vi rót VNNB đầu tiên là
HN-60, từ máu một bệnh nhi ở Đông Anh, Hà Nội, được N.G. Bochkova và
V.V. Pagodina (1980) xác định thuộc týp miễn dịch Nakayama [12].
9
1.3.1.2. Huyết thanh học:
Các phản ứng huyết thanh phát hiện các kháng thể đặc hiệu là phản ứng
trung hòa, kết hợp bổ thể và ngăn ngưng kết hồng cầu. Theo dõi động lực
kháng thể là nguyên tắc cơ bản trong chẩn đoán huyết thanh các trường hợp
cấp tính [12], [49], [53].
Phương pháp hiện đại nhất trong chẩn đoán nhanh VNNB là xét
nghiệm miễn dịch men ELISA (enzyme - linked immunosorbent assay), nhằm
mục đích thu hút kháng nguyên hoặc kháng thể hoà tan trong các dịch sinh
học. Kỹ thuật MAC-ELISA có thể phát hiện được những hàm lượng rất thấp
của globulin miễn dịch IgM trong huyết thanh hoặc dịch não-tuỷ của bệnh
nhân. Kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh vào khoảng ngày thứ
3- 4 đến ba tháng, sau khi có triệu chứng bắt đầu. Chỉ cần một mẫu bệnh
phẩm, huyết thanh hoặc dịch não-tuỷ, cũng có thể xác định chẩn đoán, vì tỷ lệ
dương tính với VNNB có thể lên tới 70% trường hợp, và tỏ ra nhạy hơn hẳn
kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu [47], [48], [49], [53], [72].
1.3.2. Xét nghiệm không đặc hiệu:
1.3.2.1. Dịch não-tuỷ :

Xét nghiệm dịch não - tuỷ rất quan trọng và thường qui trong lâm sàng
đối với bệnh. Theo Lê Đức Hinh, ở nước ta, hơn 90% trường hợp VNNB đều
có biến đổi dịch não - tuỷ, đối với riêng tế bào hoặc protein, hoặc cả hai thành
phần đó. Mức tăng của protein não-tuỷ từ 0,5 - 1g/l, và tế bào từ 10 -100 bạch
cầu/ml với ưu thÕ lympho. Còn lượng glucoza và clorua trong dịch não - tuỷ
không thay đổi [12], [57].
1.3.2.2. Xét nghiệm huyết học và sinh hoá :
Trong máu: bạch cầu tăng cao, chủ yếu là đa nhân trung tính. Tốc độ
máu lắng thường cũng tăng. Chứng tỏ cơ thể trong trạng thái nhiễm khuẩn.
10
Kết quả đường huyết, urê huyết, điện giải đồ trong giới hạn bình thường [12],
[25], [26].
1. 3.2.3. Chẩn đoán hình ảnh:
Bệnh cho hình ảnh không đặc hiệu trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ
não, đặc điểm tổn thương tương tự như trong bệnh lý viêm não nói chung,
phần lớn là các ổ giảm tỷ trọng rải rác ở hai bán cầu não, không bao giờ thấy
dấu hiệu của khối choán chỗ [10], [65], [78], [79].
1.3.2.4. Điện não đồ:
Trong giai đoạn cấp: thường có những hoạt động sóng nhọn, nhọn
chậm hoặc nhiều nhọn, xen lẫn với những hoạt động sóng chậm. Các hoạt
động sóng này phản ánh tổn thương nặng, một mặt là hình ảnh điện não của
co giật, với những phóng lực kịch phát dữ dội, mặt khác có đặc điểm của phù
não và hôn mê sâu [14], [61].
Trong giai đoạn bán cấp: 62,5% thấy xuất hiện sóng chậm delta và
thêta trên các đạo trình và 37,5% có sóng chậm có biên độ cao và trung bình
xuất hiện lẻ tẻ không thành nhóm. Hầu hết các trường hợp đều có sóng bệnh
lý lan toả ở cả hai bán cầu, và có xu hướng ưu thế ở một bên [6], [14].
Trong giai đoạn di chứng: các sóng cơ bản như alpha (nếu bệnh nhi đã
lớn) và bêta hồi phục trở lại. Các sóng thêta nhiều hơn so với lứa tuổi. Các
hoạt động delta xuất hiện rải rác. Một đặc tính chung là thường thấy xuất hiện

cục bộ một điểm khác với điện thế cao hơn bình thường, và nhất là các sóng
bệnh lý hay có dạng hình nhọn, thỉnh thoảng tìm thấy được nhọn hoặc phức
hợp nhọn-sóng không điển hình (Lê Văn Thành, 1982) [13].
1.3.2.5. Giải phẫu bệnh:
Đặc điểm chung trên giải phẫu đại thể ở giai đoạn cấp là có những biểu
hiện phản ứng chống đỡ tích cực, tại chỗ, tức thời-phức hệ viêm não, phản
ứng phù nề tổ chức nhiều hơn huỷ hoại tổ chức. Các tổn thương này thường
phân bố rộng và không đồng đều ở đại não, não trung gian, tiểu não, thân não
11
và tuỷ sống, lan toả cả hai bên [6], [65], [78], [79], [90]. Tổn thương chủ yếu
ở chất xám-vỏ não, đặc biệt ở vùng thái dương, vùng trán (hồi ổ mắt) và các
nhân xám trung ương. Tổn thương đặc biệt ở đồi thị, hạ khâu não, thân não,
cấu tạo lưới và tiểu não [6], [12], [90]. Các tổn thương ở vỏ não gây liệt vận
động, mất ngôn ngữ vận động, cơn động kinh, rối loạn tâm trí Các tổn
thương cấu trúc dưới vỏ não, xâm phạn vào các nhân xám trung ương như đồi
thị, thể vân, liềm đen, nhân đỏ, nhân trước tường gây các rối loạn ngoại tháp
như: co cứng ngoại tháp, run, múa giật, múa vờn
Giải phẫu đại thể thường không đủ để xác định chẩn đoán. Chỉ giải
phẫu vi thể mới cho phép phân biệt tổn thương của VNNB với các loại bệnh
viêm não khác. Đặc trưng chủ yếu về giải phẫu bệnh vi thể ở giai đoạn cấp
tính là các vỏ ngoại quản, các đám tế bào và các ổ hoại tử thưa, chiÕm ưu thế
trong chất xám [12], [90].
Ở giai đoạn bán cấp và kéo dài: các tổn thương trên thường tiến triển
như sau [90]:
- Vỏ ngoại quản: các đám có khuynh hướng hợp nhất với nhau, có thể
có ranh giới, hay gặp ở các nhân bên của đồi thị, sừng Ammon, liềm đen. Các
đám này bị xốp lỗ nhỏ hoặc to, chứa nhiều tế bào thoái hoá mỡ, vài tế bào đa
nhân khổng lồ, những sợi trục phồng lên, tăng sinh nhiÒu sợi ưa bạc quanh
mạch, các tế bào thần kinh thoái hoá chứa những hạt vôi tròn nhỏ li ti hoặc
dầy đặc quanh nhân. So với giai đoạn cấp, vỏ ngoại quản hiếm gặp hoặc

không có.
- Các đám tế bào: giảm so với giai đoạn cấp, do khả năng tự hồi phục.
Tại các đám này có tăng sinh tế bào thần kinh đệm lan toả cạnh các nơ ron
vẫn tương đối nguyên vẹn. Một số đám tụ lại với nhau tạo thành các ổ nhuyễn
não gồm các tế bào thần kinh đệm, các đại thực bào, chứa đầy những chất tan
rã của myêlin và mỡ trung hoà.
- Ổ hoại tử thưa: không thể phục hồi được, mà trở thành các ổ nhuyễn
não đã mô tả ở trên. Một kiểu nhuyễn não khác phổ biến hơn ở vỏ não, nhất là
12
trong đáy các rãnh, gồm khá nhiều tế bào thần kinh bị teo hoặc thiếu máu cục
bộ, các mạch máu có biến đổi rõ rệt.
13
1.4. Chẩn đoán:
Qua các hiểu biết dịch tễ-lâm sàng-sinh học kể trên về VNNB, có thể
chẩn đoán bệnh giai đoạn cấp ở Việt Nam dùa trên các tiêu chuẩn chủ yếu sau
[12], [15]:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VNNB (1987)
(theo Lê Đức Hinh) [12]
Nhãm
Tiêu
chuẩn
Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phô
Lâm
sàng và
dịch tễ
1.Hội chứng màng não (cơ năng và
thực thể)
2.Hội chứng viêm não cấp tính với bộ
ba triệu chứng:
- Sốt trên 38

0
C
- Co giật liên tiếp và/hoặc liệt vận
động
- Ngủ gà hoặc hôn mê
1.Bệnh nhi ≤ 15
tuổi
(thường 2-7 tuổi)
2.Mắc bệnh vào
mùa hè
(tháng 5-8)
II
Xét
nghiệm
thông
thường
1.Dịch não tuỷ:
- Tế bào: 10-100 bạch cầu/ml, ưu
thế lympho
- Protein: 0,5-1g/l
- Glucoza và clorua: bình thường
2. Công thức máu:
- Bạch cầu tăng cao
- Tỷ lệ trung tính tăng cao
1.Đường huyết
bình thường.
2.Điện giải đồ
bình thường.
III
Xét

nghiệm
đặc hiệu
1.Cho mọi trường hợp:
- Phát hiện kháng thể IgM theo kỹ
thuật ELISA: dương tính
- Phản ứng huyết thanh dương tính
với kháng nguyên Nakayama:
+ Máu kép: có động lực kháng thể
+ Máu đơn: hiệu giá 1/640(ngăn
ngưng kết hồng cầu)
2. Trường hợp tử vong:
- Phân lập được vi rót VNNB.
-Giải phẫu bệnh vi thể có hình ảnh
tổn thương hay gặp trong VNNB :
bao viêm quanh mạch, đám tế bào, ổ
hoại tử thưa
14
1.5. Bệnh VNNB theo YHCT:
1.5.1. Tổng hợp một số tài liệu:
Trong Bệnh học của YHCT phương Đông không thấy đề cập đến bệnh
danh các bệnh viêm não như YHHĐ. Dùng phương pháp đối chiếu, so sánh,
bệnh cảnh lâm sàng giữa hai nền Y học, có thể thấy bệnh cảnh lâm sàng của
các bệnh này được xếp vào hệ thống các bệnh ôn nhiệt, dịch lệ của YHCT [3],
[17], [19], [42], [44].
Quy luật truyền biến, cách điều trị các bệnh ôn nhiệt, đã được các danh
y đời Thanh (thế kỷ XVIII, XIX) như Diệp Thiên Sĩ, Ngô Cúc Thông, Vương
Mạnh Anh dựa trên kinh nghiệm của các danh y đi trước, kết hợp với những
hiểu biết thực tế xây dựng thành học thuyết ôn bệnh và học thuyết tam tiêu.
Các học thuyết này nghiên cứu về các bệnh ngoại cảm nhiệt tà trong bốn mùa,
trong đó có nhiều triệu chứng ôn nhiệt, có khi gây thành dịch. Tuỳ theo bệnh

phát vào mùa nào mà có những tên gọi khác nhau như: mùa Xuân: Xuân ôn,
phong ôn, mùa Hạ: thử ôn, cuối Hạ đầu Thu: thấp ôn, mùa Thu: Thu táo, mùa
Đông: Đông ôn. Các vụ dịch VNNB thường phát vào mùa HÌ, nên thuộc loại
thử ôn. Đương nhiên thử ôn không chỉ là VNNB, phạm vi của nó rất rộng, chỉ
có thể nói VNNB nằm trong thử ôn. Vận dụng phương pháp điều trị thử ôn
của YHCT vào VNNB, thực tiễn chứng minh có kết quả tốt [17], [21], [30],
[37].
Theo học thuyết ôn bệnh, thử tà là thứ nhiệt cực thịnh, làm tổn thương
tân dịch rất mạnh. Khi vào đến phần huyết, nhiệt thịnh làm can phong nội
động, khiến bệnh nhi co giật, hàm răng nghiến chặt, còn gọi là thử phong
hoặc thử kinh. Nhiệt nhập tâm bào, bế tâm khiếu sinh mê man, không biết gì.
Nhiệt thịnh làm bệnh nhi sốt cao, khi sốt quá cao, nhiệt cực sinh hàn, làm
chân tay giá lạnh, tuy thân vẫn nóng (nhiệt thâm, quyết thâm), còn gọi là thử
quyết. Bệnh diễn ra rất nhanh, giai đoạn bệnh ở vệ và thượng tiêu chỉ xảy ra
15
trong một thời gian rất ngắn, rồi chuyển sang phần khí dinh huyết hay trung
hạ tiêu. Thường gặp những thể bệnh có triệu chứng khí-dinh, dinh-huyÕt, hay
trung-hạ tiêu cùng bị [11], [44].
Bệnh thường diễn ra nh sau [2], [3], [19], [6], [30], [37], [42], [44]:
1.5.1.1. Thử ôn vào phần vệ và khí:
Tương đương với giai đoạn khởi phát và thời kỳ đầu của giai đoạn toàn
phát, nhưng chưa có các triệu chứng não-màng não.
Trẻ phát sốt, người mệt, ra mồ hôi nhiều, lưng hơi sợ lạnh. Đau đầu,
choáng váng, gáy cứng, buồn nôn hoặc nôn. Mặt bẩn, răng khô, miệng khát,
thích uống nước mát. Mặt đỏ, tâm phiền, cử động thì suyễn to, nói nhiều, đại
tiện bí hoặc tiêu chảy, nhưng tiêu chảy xong không sảng khoái, rêu lưỡi trắng
trơn hoặc vàng. Mạnh hữu hồng đại sác hoặc hoạt sác.
1.5.1.2. Thử ôn vào phần dinh và huyết:
Tương đương với giai đoạn toàn phát, đã có biến chứng mất nước, rối
loạn điện giải, nhiễm độc thần kinh, rối loạn vận mạch.

Trẻ tiếp tục sốt cao không giảm. Mặt, mắt đều đỏ, khát, thích uống nước
lạnh, uống vào vẫn không hết khát. Tiểu tiện ngắn, đỏ, đại tiện bí, rêu lưỡi khô
vàng, mạnh hồng hoạt sác. Nếu nhiệt nặng thì phiền nóng, tinh thần mờ tối, nói
mê hoặc hôn mê, tay chân co cứng hoặc co giật, nôn ra chất nàu nâu (nôn ra
máu), đại tiện phân đen. Chất lưỡi đỏ tím, mạch tế sác hoặc trầm tiểu vô lực.
Các thời kỳ vệ, khí, dinh, huyết tương đương với giai đoạn viêm não cấp tính.
1.5.1.3. Thời kỳ sau:
Tương đương với giai đoạn bán cấp hoặc kéo dài, bắt đầu xuất hiện di
chứng. Lúc này thử ôn mới khỏi, chính khí chưa hồi phục, khí huyết đều hư.
Do sốt cao kéo dài làm âm dịch hao tổn, tinh huyết khô ráo, thuỷ không
dưỡng được mộc, âm hư liên cập đến dương, làm khí huyết đều hư. Thử
16
thường hiệp thấp, thấp bị thử cô lại thành đàm, bế tắc tâm khiếu, trở trệ mạch
lạc, sinh đần độn không nói, chân tay co cứng hoặc liệt.
Ở giai đoạn này bệnh diễn biến rất phức tạp, tuỳ từng thời kỳ bệnh nhi
sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau như sau [2], [41], [44]:
• Thiên về âm hư (thiên về hư chứng): trẻ đêm nóng sáng mát, da thịt
gầy róc,miệng họng khô, hết sốt mà không có mồ hôi, lòng bàn chân tay nóng
và đỏ, đại tiện táo, nước tiểu vàng, môi lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Nếu âm huyết hư sinh phong(thiên về thực chứng): trẻ còn quấy khóc, la hét,
vật vã, phiền nhiệt, mất ngủ, chân tay co cứng, co vặn, run giật hoặc co giật.
• Thiên về khí huyết hư (thiên về hư chứng): đàm nhiệt trở trệ mạch
lạc, bế tắc tâm khiếu: sinh đần độn, không nói, chân tay co cứng hoặc liệt,
không ngồi, không đứng, không đi được, sắc mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhợt
hoặc tím, mạch tế sáp.
1.5.2. Tiêu chuẩn phân loại thể bệnh theo YHCT:
Theo bài giảng YHCT của bộ môn YHCT dân tộc, trường Đại học Y
Hà Nội (1994), giai đoạn di chứng của VNNB có thể chia làm ba thể: âm hư,
huyết hư sinh phong và khí huyết hư [44].
Ngoài các rối loạn vận động là triệu chứng gặp ở mọi thể bệnh, thì tiêu

chuẩn phân các thể bệnh này như sau:
1.5.2.1. Thể âm hư:
- Trẻ gầy yếu do suy dinh dưỡng hoặc suy kiệt [86].
- Sốt 38,5
0
C kéo dài trên bẩy ngày, đã được loại trừ không phải do viêm
nhiễm như: viêm đường hô hấp trên, viêm đường tiết niệu…
- Đại tiện táo, tiểu vàng sẫm, hơi thở hôi.
- Môi khô đỏ, chất lưỡi đỏ, sắc mặt hồng hoặc đỏ, lòng bàn chân tay
nóng đỏ.
- Mạch tế sác (nhanh nhá).
17
1.5.2.2. Thể âm huyết hư sinh phong: Ngoài các triệu chứng như thể âm hư,
còn có:
- Trẻ kích thích, la hét, rẫy rụa, kêu khóc, nhất là về đêm, mất ngủ.
- Có các cơn rối loạn trương lực cơ, run, múa giật, múa vên.
1.5.2.3. Thể khí huyết hư:
- Hết sốt hoặc sốt nhẹ từ hai đến ba ngày rồi hết.
- Không ngồi, không đứng, không đi được, chân tay co cứng hoặc liệt.
- Sắc mặt nhợt hoặc tối, môi lưỡi nhợt.
- Tiếng nói, tiếng khóc nhỏ yếu hoặc không thành tiếng.
- Mạch tế (mạch nhá).
1.6. Tình hình nghiên cứu về di chứng của VNNB:
1.6.1. Trên thế giới:
Năm 1948, sau vụ dịch viêm não lớn xảy ra ở Tokyo, S. Tatetsu đã
nghiên cứu 117 bệnh nhân từ giai đoạn cấp tính tiếp cho tới một đến bốn
tháng sau và đã cho những phân tích sâu sắc về các rối loạn thần kinh và tâm
trí. Theo tác giả, đa số các trường hợp thấy có co cứng cơ, vẻ mặt nghèo nàn,
nét mặt sững sờ, tăng trương lực. Tăng động kiểu run, múa giật, múa vờn
chiếm tỷ lệ 68%. Rối loạn ý thức bản thân tỏ ra có quan hệ chặt chẽ với

những triệu chứng tăng động. Liệt vận động, tăng phản xạ gân xương, dấu
hiệu Babinski là các triệu chứng hay gặp [81].
Tiếp đó, Goto. A. [90] qua quan sát sự tiến triển của hai hội chứng tăng
động và giảm động đã đưa ra nhận xét: nhóm tăng động thường thuyên giảm
trung bình ba mươi ngày sau khởi phát, tiên lượng lành tính; nhóm giảm động
với rối loạn kéo dài từ 16 đến 525 ngày, trung bình là sáu mươi ngày, có tiên
lượng xấu, để lại di chứng về thần kinh và tâm thần vĩnh viễn. Sau đó, Goto
tiếp tục theo dõi các bệnh nhân sống sót trong vòng từ ba đến mười năm
(1953-1962) và đã xác định được rõ ràng các di chứng thần kinh và tâm trí
18
thuyên giảm dần dần, chậm chạp, ngày càng đơn giản và thường trở thành di
chứng vĩnh viễn sau ba năm. Theo dõi trong năm năm 143 bệnh nhân không
có rối loạn trầm trọng trong giai đoạn cấp và 40 bệnh nhân có rối loạn trầm
trọng trong giai đoạn cấp thấy:
- Ở nhóm không có rối loạn trầm trọng: 21,6% không có di chứng,
khuynh hướng có di chứng hơi rõ rệt ở trẻ em.
- Ở nhóm có rối loạn trầm trọng: 4 trường hợp tử vong, 22 trường hợp
có di chứng nặng nề trong năm năm và nói chung chỉ có 2% bệnh nhân sống
sót mà không có di chứng.
Sau đó, tác giả theo dõi thêm năm năm nữa: kết quả thấy có thêm 4
trường hợp tử vong (chủ yếu là ở trẻ em). Số bệnh nhân sống sót, tỷ lệ di
chứng có đỡ đi phần nào.
Năm 1974, Schneider R. J. [77] theo dõi các bệnh nhân VNNB trong
vòng một năm sau giai đoạn cấp ở Thái Lan nhận thấy 30% các trường hợp
sống sót có các dấu hiệu thần kinh bất thường. Hay gặp là sự kết hợp nhiều di
chứng trên cùng một bệnh nhân. Giới tính không có liên quan đến mức độ di
chứng nhưng nguy cơ xuất hiện và mức độ nặng nề thường gặp ở trẻ nhỏ.
Điều trị tích cực cộng với nỗ lực của gia đình trong quá trình điều trị, chăm
sóc thực sự mang lại hiệu quả tốt cho sự bình phục của bệnh nhân.
Năm 1988, Mathur G. P., Kumar R, và cộng sự tiến hành nghiên cứu di

chứng thần kinh và tâm trí của VNNB. Tác giả nhận thấy rối loạn về chức
năng cao cấp là 72,7%; thiếu sót về thần kinh 31,8%, co giật 31,8%, các rối
loạn ngoại tháp 4,5%, các rối loạn về tâm trí gặp 68,3%, rối loạn trí nhớ, rối
loạn định hướng, rối loạn lời nói 22,6%. Tác giả cũng nhận thấy ở trẻ em và ở
người trẻ tuổi bệnh thường trầm trọng và để lại các di chứng nặng nề [70].
Năm 1993, Kumar R. và cộng sự đã nghiên cứu di chứng ở trẻ em bị
mắc VNNB, được chẩn đoán xác định bằng phản ứng ngăn ngưng kết hồng
19
cầu hoặc tìm kháng thể IgM kháng vi rót VNNB. Tác giả theo dõi di chứng
của 55 bệnh nhi sau muời hai tháng đến mười tám tháng và 22 bệnh nhi sau
hai năm nhận thấy: số mắc di chứng chiếm một tỷ lệ lớn 45,5% các rối loạn
về vận động 32,7%, chậm phát triển tâm thần 21%, co giật chiếm 12,8%,
25,4% có rối loạn về học tập, hành vi hoặc các dấu hiệu về thần kinh kín đáo,
chỉ có 29,2% bệnh nhi hoàn toàn bình thường. Các thiếu sót thần kinh có cải
thiện sau hai năm của bệnh [66].
Luo Dapeng, Song Jindou và cộng sự đánh giá các yếu tố tiên lượng về
di chứng và tử vong của VNNB cho thấy: tuổi nhỏ, sốt cao, hôn mê sâu, bạch
cầu tăng cao trong dịch não - tủy là những yếu tố không thuận lợi, khuynh
hướng có di chứng và nguy cơ tử vong cao. Kết quả điều trị thường tốt, hạn
chế được các di chứng nếu bệnh nhân sớm được đưa vào điều trị tại các cơ sở
y tế [69].
Mặt khác, tỷ lệ tử vong của VNNB khá cao, thay đổi theo từng vụ dịch
và liên quan đến quá trình điều trị. Giernates F. J. và Yokota ghi nhận diễn
biến của VNNB ở Tokyo năm 1948 - 1954 với tỷ lệ tử vong là 13,5% -
31,3%, tỷ lệ khỏi bệnh là 45,1% - 73% [9].
Vajpayee A. và cộng sự [88] nghiên cứu vụ dịch VNNB năm 1989 ở
Rourkela công bố tỷ lệ tử vong là 36,6%.
Năm 1993,các nhà nghiên cứu Nhật Bản khi nghiên cứu vi rút học bệnh
VNNB nhận thấy VNNB có thể là nguyên nhân gây tàn phế về thần kinh [76].
1.6.2. Việt Nam:

Trong các công trình nghiên cứu về VNNB, các tác giả chủ yếu tập
trung nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, dịch tễ và điều trị của VNNB. Vấn đề di
chứng của VNNB chưa được chú trọng nhiều. ở một số các đề tài, di chứng
của VNNB cũng chỉ được đề cập đến một phần rất nhỏ hoặc chỉ được thông
20
báo dưới dạng các báo cáo chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể
về vấn đề này.
Trần Văn Luận, Hoàng Cẩm Tú qua theo dõi 50 bệnh nhi VNNB ở viện
Nhi nhận thấy 96% số bệnh nhi có di chứng thần kinh và tâm thần. Các rối
loạn này qua theo dõi và điều trị thấy có khả năng hồi phục. Các yếu tố: hôn
mê sâu, hôn mê kéo dài, suy hô hấp, co giật, sốt cao là những yếu tố làm nặng
bệnh và để lại trên bệnh nhi sống sót nhiều di chứng thần kinh, tâm thần [18].
Hà Thị Lãm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng VNNB ở trẻ em tỉnh Thái
Bình cũng nhận thấy tỷ lệ di chứng cao, chiếm tới 71,9%. Trong đó di chứng
thần kinh 14,8%, di chứng tâm thần 3,7% di chứng hỗn hợp 81,5% [23].
Năm 1997, Nguyễn Thị Hoàng Hải qua nghiên cứu lâm sàng và cận
lâm sàng của VNNB ở người lớn cho thấy tỷ lệ di chứng là 70,6% trong đó di
chứng thần kinh 33,3%, di chứng tâm thần 27,8%, di chứng hỗn hợp tâm thần
và thần kinh 38,9%. Các biểu hiện chủ yếu của di chứng là liệt nửa người
hoặc tứ chi, sững sờ, tăng trương lực, nói khó, co vặn, lú lẫn, rối loạn cảm xúc
[9].
Lương Thúy Hiền nghiên cứu về lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính não và một số yếu tố tiến lượng của VNNB ở người lớn nhận thấy biểu
hiện di chứng sớm của VNNB ở người lớn rất đa dạng và lan tỏa. Tuy nhiên
các di chứng về thần kinh, tâm thần đÒu chiếm đa số các trường hợp [10].
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân VNNB cũng là một vấn đề được
nhiều tác giả quan tâm. Các phương pháp ứng dụng châm cứu và sử dụng
thuốc nam trong điều trị di chứng VNNB đã được đề cập từ những năm 1965.
Theo Trần Văn Kỳ [20], dùng phương pháp châm cứu phối hợp với
thuốc nam chữa di chứng các bệnh về não thì kết quả tốt chiếm 36,9%, đỡ

nhiều 24,6%, đỡ Ýt là 17%, còn không đỡ chỉ chiếm 21,5%.
21
Nguyễn Thị Tú Anh nghiên cứu tác dụng của điện châm phục hồi chức
năng vận động ở bệnh nhi VNNB sau giai đoạn cấp nhận thấy các triệu chứng
vận dộng của bệnh nhi được cải thiện rõ sau điều trị, nhóm nhỏ tuổi kết quả
phục hồi tốt hơn nhóm lớn tuổi. Các trường hợp đến điều trị sớm trước ba
tháng kết quả phục hồi tốt hơn các bệnh nhi đến điều trị muộn [1].
Bảng 1.2. Di chứng
Tác giả
Akto Goto
[90]
G.P.
Mathur,
R. Kumar
[70]
R. Kumar,
A. Mathur
[65]
Nguyễn Thị
Thanh Vân
[50]
Năm bị bệnh 1948 - vài năm sau1978-1981 1985-1990 1995 - 2001
Năm theo dõi 1953 - 1962 1983 1991-1992 4/2000-8/2001
Nơi theo dõi
Tokyo, Nhật Bản
B/v Nehru,
Gorakhpur
Ên độ
B/vTrường
ĐHY

George,
Ên độ
Khoa Nhi
Viện YHCT
Việt Nam và
Khoa TK B/v
Bạch Mai.
Thời gian theo dõi Sau 5 năm Sau 2 năm
Sau12-18
tháng
Sau1-2
tháng
Sau 3
năm
Số trường hợp
143 bn
không có
RL trầm
trọng
40 bn có
RL trầm
trọng
58 55 51 24
Tỷ lệ di chứng (%)
78,4 88,0
(10% tử
vong)
42,9 71,0 94,1 37,5
Di chứng (%)
RL TK 62,9 82,8 31,8 10,9 90,1 20,8

RL
TK
RLYT 60,8 16,7
Co giật
ĐK
5,8 10,3 31,8 18,18 0 8,3
Liệt VĐ 17,5 32,7 90,2 12,5
RLTL cơ 30,8 72,6 8,3
22
Dh ngoại
tháp
58,8 8,3
RL TT 68,5 100 68,3 56,8 29,2
RL
TT
Chậm PT
TT
21,8
Giảm sót
học tập
18,18 60,18 41,7
R.L TP 89,6 88,5 1,8 23,5 20,8
RL trí
nhí
66,7 41,7
(RL: rối loạn, Dh: dấu hiệu, TK: thần kinh, TT: tâm trí, ĐK: động kinh, PT:
phát triển, TL: trương lực, YT: ý thức, VĐ: vận động).
* Nhận xét:
Bệnh VNNB có tỷ lệ tử vong cao và để lại các di chứng về thần kinh và
tâm trí nặng nề. Trong những năm qua, một số báo cáo trong và ngoài nước

đã đề cập đến hậu quả muộn của tổn thương thần kinh và tâm trí sau VNNB.
Nhưng nói chung, các công trình chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào vấn đề dịch tễ,
lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và miễn dịch học. Vì vậy, việc theo dõi, tổng
kết và đánh giá các di chứng muén của VNNB về YHCT cũng góp phần tìm
hiểu về căn bệnh này,hạn chế được di chứng muộn trong điều kiện có thể.
23
Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Khoa Nhi, Bệnh viện YHCT Trung ương.
- Tiến hành nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu từ tháng 01 năm 2009
đến tháng 07 năm 2009.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Là các bệnh án ở các bệnh Nhi đã điều trị phục hồi chức năng di chứng
VNNB tại Khoa Nội Nhi Bệnh viện YHCT Trung ương:
+ Có huyết thanh chẩn đoán VNNB dương tính.
+ Có thời gian mắc bệnh Ýt nhất là ba năm, kể từ ngày bị bệnh đầu
tiên.
+ Có thời gian điều trị từ một tháng trở lên.
+ Số liệu được ghi đầy đủ.
+ Lóc ra viện có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh
và YHCT.
- Bệnh nhân:
+ Được gọi đến.
+ Có đầy đủ các tiêu chuẩn trong bệnh án nêu trên.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các bệnh nhân không phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh nhân đã nêu trên.
- Bệnh nhân không đến.
24

2.2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT:
Theo bài giảng YHCT (Đông y) của bộ môn YHCT dân tộc, trường
Đại học Y Hà Nội (1994), giai đoạn di chứng của VNNB có thể chia làm ba
thể là: âm hư, âm huyết hư sinh phong, và khí huyết hư [44]. Ngoài các rối
loạn vận động là triệu chứng gặp ở mọi thể bệnh, thì tiêu chuẩn phân các thể
bệnh này như sau:
* Thể âm hư:
- Trẻ gầy yếu do suy dinh dưỡng hoặc suy kiệt [86].
- Sốt 38,5
0
C kéo dài trên 7 ngày, đã được loại trừ không phải do viêm
nhiễm như: viêm đường hô hấp trên, viêm đường tiết niệu…
- Đại tiện táo, tiểu vàng sẫm, hơi thở hôi.
- Môi khô đỏ, chất lưỡi đỏ, sắc mặt hồng hoặc đỏ, lòng bàn chân tay
nóng đỏ.
- Mạch tế sác (nhanh nhá).
* Thể âm huyết hư sinh phong: Ngoài các triệu chứng như thể âm hư,
còn có:
- Trẻ kích thích, la hét, rẫy rụa, kêu khóc, nhất là về đêm, mất ngủ.
- Có các cơn rối loạn trương lực cơ, run, múa giật, múa vên.
* Thể khí huyết hư
Nhưng ở giai đoạn di chứng muộn bệnh nhân chủ yếu ở thể khí huyết
hư. Tiêu chuẩn như sau:
- Trẻ hết sốt.
- Không ngồi, không đứng, không đi được, chân tay co cứng hoặc liệt.
- Sắc mặt nhợt hoặc tối, môi lưỡi nhợt.
- Tiếng nói, tiếng khóc nhỏ yếu hoặc không thành tiếng.
- Mạch tế (mạch nhá).
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
25

×