Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC THAY THẾ DẦN CÂY TIÊU BẰNG CÂY CAO SU TẠI XÃ THANH LƯƠNG, THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐỖ DUY THANH

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC
THAY THẾ DẦN CÂY TIÊU BẰNG CÂY CAO SU
TẠI XÃ THANH LƯƠNG, THỊ XÃ BÌNH LONG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐỖ DUY THANH

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC
THAY THẾ DẦN CÂY TIÊU BẰNG CÂY CAO SU
TẠI XÃ THANH LƯƠNG, THỊ XÃ BÌNH LONG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên Ngành: Nông Lâm Kết Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Lan Phương
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Để cá nhân sinh viên hoàn thành được đề tài, xin chân thành cảm ơn tới:
Bố Mẹ đã tạo điều kiện thật tốt cho con ăn học.
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM và quý Thầy Cô thuộc khoa Lâm
Nghiệp đã tận tình truyền đạt kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em trong
suốt quá trình học tập của lớp DH08NK - Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM.
Cô Nguyễn Thị Lan Phương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
UBND xã Thanh Lương và UBND thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ tôi
trong quá trình ngoại nghiệp thu thập thông tin, số liệu để thực hiện đề tài.
Tất cả đồng nghiệp, bạn bè yêu mến của tôi đã động viên và giúp tôi hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tp.HCM, tháng 6 năm 2012
Đỗ Duy Thanh

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu phương thức thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su” được
tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu tại ấp Thanh Hưng, xã Thanh Lương, thị xã
Bình Long, tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ ngày 15/2/2012 đến ngày

15/6/2012.
Đề tài được thực hiện để đệ trình nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Lâm
Nghiệp của trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Nội dung chính của đề tài là nhằm tìm hiểu phương thức thay thế dần cây tiêu
bằng cây cao su, nguyên nhân hình thành, thuận lợi, khó khăn, lợi ích và kết quả đạt
được qua đó đánh giá về tiềm năng, triển vọng phát triển và nhân rộng của mô hình.
Phương thức thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su đã xuất hiện tại địa bàn
nghiên cứu trong khoảng 7 năm trở lại đây với việc phát triển và áp dụng là hoàn toàn
do bà con tự phát mà không có sự hướng dẫn hay hỗ trợ từ bên ngoài.
Với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương trong những năm gần đây là
khá rõ ràng, cùng những lợi thế về việc tận dụng khả năng sản xuất của cây trồng, sự
sinh trưởng và phát triển vượt trội của cây cao su, giá trị và sự ổn định của cây cao su
của mình. Mô hình “Thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su” mở ra một hướng chuyển
dịch cơ cấu cây trồng khá hiệu quả tại địa phương.
Tuy nhiên mô hình vẫn có những hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là việc bố
trí cây trồng, thiếu kỹ thuật, thiếu nguồn vốn của bà con nông dân, sự thay đổi cây
trồng mang tính tự phát mà không có định hướng theo thị trường.
Đề tài đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị và đề xuất để cải thiện “Phương
thức thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su” tại xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh
Bình Phước.

iv


SUMMARY
Thesis "Learn method replace gradually pepper trees by rubber trees" was
conducted in thanh hưng hamlet, Thanh Luong commune, Binh Long town, Binh
Phuoc province from February to June 2012. ……………………………………........
This study was undertaken to submit to meet the licensing requirements of engineers
Forestry HCMC University of Agriculture and Forestry.

The main content of the thesis is to understand the method replace gradually pepper
trees by rubber trees, the formation, advantages, problems, benefits and results thereby
evaluate the potential, prospects for development and replication of the model.
Method replace gradually pepper trees by rubber trees have appeared in the
study area 7 year, with the development and application is completely spontaneous by
people without guidance or support from outside.
With the restructuring of crops in recent years is quite clear, and the advantage
of utilizing saving the production capacity of the plant, the growth and development of
rubber tree, the value and stability of rubber trees. “Method replace gradually pepper
trees by rubber trees” is a method quite effective in the locality to restructuring plant.
but model still has the limit is plant layout, technical deficiency, lack of capital
of farmers, the change in spontaneous crops without market - oriented.
Thesis analyzed and put forward some proposals, suggestions to improve
“Method replace gradually pepper trees by rubber trees" in Thanh Hưng hamlet,
Thanh Luong commune, Binh Long town, Binh Phuoc province.

v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ III
TÓM TẮT ..................................................................................................................... IV
SUMMARY .................................................................................................................... V
MỤC LỤC ..................................................................................................................... VI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................... X
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................... XI
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... XII
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3

2.1

Các lý thuyết về phương thức sản xuất .............................................................. 3

2.2

Các nghiên cứu liên quan ................................................................................... 4

2.2.1 Đặc điểm cây cao su ........................................................................................... 4
2.2.2 Đặc điểm cây tiêu ............................................................................................... 8
2.3

Các nghiên cứu liên quan tới đề tài .................................................................. 13

vi


CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................... 16
3.1

Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 16

3.2

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16

3.3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17


3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ....................................................... 17
3.3.2 Thông tin thứ cấp .............................................................................................. 18
3.3.3 Thông tin sơ cấp ............................................................................................... 18
3.3.4 Phương pháp lập ô và đo đếm vườn cây .......................................................... 19
3.4

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20

3.4.1 Tổng hợp và phân tích thông tin ....................................................................... 20
3.4.2 Xử lý số liệu ..................................................................................................... 20
3.5

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 22

3.5.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 22
3.5.2 Địa hình đất đai................................................................................................. 22
3.5.3 Khí hậu - Thủy văn ........................................................................................... 22
3.5.4 Dân số - Dân tộc - Tôn giáo ............................................................................. 23
3.5.5 Kinh tế .............................................................................................................. 23
3.6

Giới hạn của đề tài ............................................................................................ 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ...................................................................... 25
4.1

Phương thức thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su tại xã Thanh Lương, thị xã

Bình Long, tỉnh Bình Phước .......................................................................................... 25


vii


4.1.1 Tìm hiểu tổng quan về mô hình tại địa phương ............................................... 25
4.1.2 Mô tả cách thức thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su .................................... 26
4.1.3 Đánh giá các thuận lợi khó khăn của bà con khi thực hiện việc thay thế cây
trồng này ..................................................................................................................... 36
4.1.4 Các lợi ích và kết quả đạt được ........................................................................ 40
4.2

Khả năng lan rộng và phát triển của mô hình tại địa phương và các địa bàn

xung quanh ..................................................................................................................... 49
4.2.1 Đánh giá của chính quyền địa phương và người dân tại địa bàn nghiên cứu... 49
4.2.2 Khả năng phát triển của mô hình ...................................................................... 50
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
5.1

Kết luận............................................................................................................. 51

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 54
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 56

viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
NLKH

: Nông Lâm Kết Hợp

CBDNN

: Chất bám dính nông nghiệp

C1,3

: Vanh thân ở chiều cao 1,3m

C1,3tb

: Vanh thân trung bình ở chiều cao 1,3m

NLKH

: Nông Lâm Kết Hợp

TTXVN

: Thông Tấn Xã Việt Nam

TCTK

: Tổng cục thống kê


VND

: Việt Nam đồng.

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

Dt

: Đường kính tán.

Dttb

: Đường kính tán trung bình

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hvntb

: Chiều cao vút ngọn trung bình

Stt

: Số tầng tán

Stttb


: Số tầng tán trung bình

S2

: Phương sai mẫu

S

: Độ lệch chuẩn của mẫu

R

: Biên độ biến động của mẫu

Max

: Giá trị lớn nhất của mẫu

Min

: Giá trị nhỏ nhất của mẫu

Mod

: Giá trị của mẫu có tần số xuất hiện nhiều nhất

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ICRAF

: International Centre for Research in Agroforestry

USD

: United States Dollar

PCARRD

: Philipines Council for Agriculture and Resources Research

and Development
IRSR

: Internationnal Rubber Study Group

PRA

: Participatory Rural Appraisal

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình

Trang

Hình 2.1: Biểu đồ sản lượng cao su Việt Nam qua các năm........................................... 6

Hình 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các năm. ................. 7
Hình 2.3: Sản lượng và năng suất cao su của một số nước trên thế giới ........................ 8
Hình 4.1: Phác thảo hệ thống cao su trồng xen tiêu theo chiều ngang ......................... 26
Hình 4.2: Phác thảo hệ thống cao su trồng xen tiêu theo chiều dọc. ............................ 27
Hình 4.3: Cự ly cây cao su 3x6 m ................................................................................. 29
Hình 4.4: Cự ly cây cao su 4x5 m ................................................................................. 30
Hình 4.5: Cự ly cây cao su 4x6 m ................................................................................. 31
Hình 4.6: Lịch thời vụ của cây cao su trồng xen trong tiêu. ......................................... 38

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Sản lượng và diện tích hồ tiêu của một số nước thế giới.............................. 12 
Bảng 4.2: Phân tích SWOT ........................................................................................... 36 
Bảng 4.3: Các đặc trưng thống kê cơ bản của chỉ tiêu C1,3 ........................................... 41 
Bảng 4.4: Các đặc trưng thống kê cơ bản của chỉ tiêu Dt ............................................. 42 
Bảng 4.5: Các đặc trưng thống kê cơ bản của chỉ Tiêu Stt - Số tầng tán ...................... 44 

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Thanh Lương là một xã thuộc thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Nằm ở
phía Tây Nam của tỉnh. Là một xã được hình thành từ những năm 1978, do người dân

của các tỉnh phía Bắc theo chủ trương kinh tế mới di cư vào lập nghiệp (và thành lập).
Đời sống của bà con ở đây phụ thuộc vào việc sản xuất cây công nghiệp. Trong đó:
điều, tiêu và cao su là các loại cây trồng chính.
Trong những năm trước đây tiêu là loại cây trồng chủ lực của địa phương. Các
diện tích trồng tiêu đa phần được trồng từ những năm 2000 trở về trước nên hiện nay
các diện tích này đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu già cỗi và xuống cấp. Tình hình sản
xuất và kinh doanh của cây tiêu cũng không được thuận lợi. Giá bán của sản phẩm tiêu
trên thị trường không cao, có những thời điểm chỉ đạt mức 19000 đ/ 1kg. Sản xuất của
nông hộ bị ảnh hưởng rất nhiều, nông hộ không có nguồn vốn tái đầu tư, chăm sóc và
cải thiện vườn tiêu. Bên cạnh đó tình hình sâu bệnh hại trên cây tiêu xảy ra trên địa bàn
khá nhiều. Chủ yếu là các bệnh như nấm hồng, rụng trái, đốm lá, đặc biệt là bệnh chết
nhanh do tuyến trùng trên cây tiêu. Sự thay đổi của thời tiết theo chiều hướng bất lợi
cùng với tình hình sâu bệnh như trên làm suy giảm chất lượng và sản lượng tiêu
nghiêm trọng.
Cây cao su mặc dù đã được trồng tại các nông trường xung quanh khu vực từ
khá lâu. Tuy nhiên, tại địa bàn nghiên cứu mới chỉ được người dân đưa vào sản xuất
trong những năm gần đây. Một phần vì giá bán các sản phẩm từ cây cao su (mủ, gỗ,
củi) trong những năm qua khá cao và ổn định. Cây cao su cũng có những ưu điểm phù

1


hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và khả năng sản xuất của bà con nông dân.
Thời gian thu hoạch cao su kéo suốt 9 tháng trong năm giúp bà con ổn định trong kinh
tế và có khả năng đầu tư tái sản xuất. Do nhận thấy những đặc điểm thuận lợi và ưu thế
của cây cao su trong sản xuất kinh tế nên hiện nay tại địa phương xuất hiện phong trào
thay thế các loại cây trồng nông nghiệp khác bằng cây cao su. Điều này làm tăng nhanh
diện tích trồng cây cao su trên địa bàn.
Biện pháp thay thế thường thấy đó là chặt bỏ hoàn toàn các cây trồng khác và
thay thế bằng cây cao su. Tuy nhiên, với một số nông hộ có diện tích trồng tiêu thì có

một sự lựa chọn khác. Đó là việc tiếp tục duy trì vườn tiêu và tiến hành trồng xen cây
cao su trong vườn tiêu sẵn có. Thông thường điều này sẽ được thực hiện khi vườn tiêu
đã bước vào giai đoạn xuống cấp và già cỗi. Đây là mô hình được khá nhiều các nông
hộ áp dụng trong các năm gần đây. Tuy nhiên, đây là một mô hình còn khá mới tại địa
phương, được áp dụng khoảng 7 năm trở lại đây. Đa phần việc áp dụng mô hình của bà
con nông dân là (do) tự tìm tòi, học hỏi lẫn nhau về các kỹ thuật. Việc chưa có tài liệu
chính thức nghiên cứu về mô hình là một trở ngại của việc áp dụng và nhân rộng mô
hình.
Nhằm đánh giá một cách cơ bản về việc chuyển đổi này tôi tiến hành “Tìm hiểu
phương thức thay thế dần cây tiêu bằng cây cao su tại xã Thanh Lương, thị xã Bình
Long, tỉnh Bình Phước” với mục đích tìm hiểu về việc hình thành, kỹ thuật áp dụng và
hiệu quả của mô hình.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Các lý thuyết về phương thức sản xuất
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản

xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu
năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và
áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư
địa phương (Bene và các cộng sự, 1977).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm
với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo
hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực

vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong
các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nan, 1987).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của
rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích
hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa
phương (PCARRD, 1979).
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ
lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy
tính trên cùng một đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được kết
hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo thời gian và không gian (Lundgren và Raintree,
ICRAF, 1997) NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu
tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh

3


thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã
hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau.
Hệ thống NLKH bao gồm hai hoặc nhiều loài cây (con) nhưng ít nhất một trong
chúng phải là những cây thân gỗ sống lâu năm.
Cơ cấu cây trồng là phần bố trí theo không gian và thời gian trong 1 cơ sở hay
một vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các điều kiện nguồn lợi tự
nhiên và kinh tế xã hội sẵn có (Đào Thế Tuấn, 1993)
Cơ cấu cây trồng hay còn gọi là hệ thống cây trồng là một hình thức đa canh bao
gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn hợp…..
Chuyển đổi hay thay thế cây trồng là bố trí sắp xếp lại hoạt động của trồng trọt
trên một diện tích đất đai hiện có nhằm khai thác tiềm năng về khí hậu đất đai…. Điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như truyền thống canh tác, lực lượng lao động sẵn có tại
địa phương để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cũ.
Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt - NXB Đại Học Quốc Gia TpHCM, phương thức

được định nghĩa là cách thức hay phương pháp tiến hành công việc. Cách thức để giải
quyết công việc.
Như vậy, “phương pháp thay thế dần cây trồng” là cách thức tiến hành việc bố
trí sắp xếp lại hoạt động của trồng trọt trên một diện tích đất đai hiện có trong một
khoảng thời gian kéo nhằm hướng tới hiệu quả trong trồng trọt cao hơn.
2.2

Các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Đặc điểm cây cao su
2.2.1.1 Đặc điểm thực vật học
Cây cao su xuất xứ là cây rừng hoang dại, thân cao trên 30m, vanh thân có thể
đạt tới 5 m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Cây cao su trồng trong sản xuất
đại trà thường là cây đã được ghép của những dòng vô tính đã được chọn lọc để bảo
đảm tính tương đối và đồng nhất của vườn cây và ổn định năng suất.
a.

Rễ

4


Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và
hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn
tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng.
b.

Thân
Bộ phận kinh tế nhất của cây cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang những


ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ.
c.


Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng.

Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa
khô rõ rệt.
2.2.1.2Sản xuất, thị trường cao su trong nước và thế giới
a.

Trong nước
Theo TTXVN diện tích cao su cả nước năm 2001 đạt 408.000 ha. Diện tích

trồng mới phát triển mạnh ở khu vực miền Trung.
Năm 2005 diện tích cao su cả nước ước đạt 500.000 ha. Trong đó Đông Nam
Bộ vẫn là khu vực có diện tích cao su lớn nhất cả nước với khoảng 339.000 ha, Tây
Nguyên là 113.000 ha, Bắc Trung Bộ là 41.500 ha và Duyên Hải Nam Trung Bộ có
khoảng 6.500 ha.
Tới năm 2010, diện tích cao su trên cả nước đạt khoảng 700.000 ha. Trong đó
diện tích trồng mới sẽ tập trung vào việc phát triển cao su tiểu điền.

5


Nghìn tấn

Sản lượng cao su qua các năm
800
700

600
500
400
300
200
100
0

Sản lượng cao su

2005

2007

2008

2009

2010

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.1: Biểu đồ sản lượng cao su Việt Nam qua các năm
Trong năm 2011 theo Hiệp hội cao su Việt Nam sản lượng đạt khoảng 780.000
tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 - 2,7 tỷ USD. Sản lượng cao su này tập trung chủ yếu
ở các nông trường lớn tại Đông Nam Bộ và các vùng phụ cận xung quanh. Theo ước
tính của Hiệp hội cao su Việt Nam, hiện nay chi phí cho 1 tấn cao su chế biến thô trên
thị trường khoảng 700 - 800 USD, thấp hơn so với các nước trong khu vực nên ngành
cao su vẫn có thể có lợi nhuận khi giá cao su trên thị trường xuống thấp. Đây cũng là

một lợi thế cạnh tranh của cao su Việt Nam so với các nước khác.
Năng suất trung bình của cao su Việt Nam đạt khoảng 1,661 tấn/ ha (2008).
Năng suất này chỉ thua Thái Lan và Ấn Độ. Hiện nay ngành cao su đang không ngừng
cải tạo vườn cây, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và giá trị
của cao su Việt Nam.

6


Nghìn tấn

Tình hình xuất khẩu Cao su 
1000.00
800.00
600.00
400.00
Cao su xuất khẩu

200.00
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

2006
2007
2008
2009
2010

.00

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.2 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các năm
b.

Thế giới
Ba nước khai thác cao su hàng đầu là Thái Lan, Indonesia và Malaysia chiếm

khoảng 70% sản lượng toàn thế giới. Việt Nam hiện nay đứng thứ 5 trên thế giới về
sản xuất cao su chiếm khoảng 6,7% sản lượng toàn thế giới. Ấn Độ tuy đang là nước
sản xuất cao su thứ 4 trên thế giới, tuy nhiên lượng cao su sản xuất được chỉ mới đáp
ứng được nhu cầu trong nước, chủ yếu là từ ngành săm lốp. Các nước như SriLanKa,
Philippines… đóng góp không đáng kể vào sản lượng cao su thế giới. Hiện nay tại các
nước Đông Nam Á diện tích cao su đang tăng mạnh, nhất là các nước Laos, Cambodia,
Indonexia.
Năm 2010 sản lượng cao su tự nhiên của thế giới ước tính đạt khoảng 10,4 triệu
tấn. Nhu cầu về cao su tự nhiên trên thế giới đang ngày càng tăng mạnh trong bối cảnh
cao su nhân tạo đang bị chi phối bởi giá dầu mỏ tăng cao và nhu cầu từ các thị trường
Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ… nhằm phục vụ cho nghành sản xuất săm lốp và
công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp sản xuất ôtô. Châu Á chiếm khoảng 70% sản
lượng Tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế giới. Do đó châu Á tiếp tục đóng vai trò

quyết định đến giá cao su thiên nhiên toàn thế giới trong những năm tới.

7


Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.3 Sản lượng và năng suất cao su của một số nước trên thế giới
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ là những nước tiêu thụ cao su thiên nhiên
hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 40% sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn
thế giới trong đó Trung Quốc là 25%
Theo IRSG thì tỷ trọng tiêu thụ cao su thiên nhiên chiếm khoảng 40 - 44% tổng
sản lượng cao su tiêu thụ toàn thế giới, còn lại là cao su tổng hợp. Cũng theo thống kê
của IRSG thì 60% sản lượng cao su tự nhiên tiêu thụ của thế giới là cho ngành săm lốp,
20% được sử dụng cho ngành găng tay kỹ thuật, còn lại là các sản phẩm cao su kỹ
thuật khác.
2.2.2 Đặc điểm cây tiêu
Cây tiêu là loài cây có nguồn gốc hoang dại, xuất xứ ở miền Tây Ấn Độ. Từ thế
kỷ 17 cây tiêu phát triển mạnh tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như: Đông Nam Á,
Châu Phi và Nam Mỹ.

8


2.2.2.1 Đặc điểm thực vật học
a.

Rễ: Thường gồm từ 3 - 6 rễ cái và một chùm rễ phụ ở dưới mặt đất, trên đốt

thân có rễ bám (rễ thằn lằn)
- Rễ cọc: Chỉ có những cây tiêu trồng bằng hạt mới có rễ cọc. Rễ này đâm sâu xuống

đất đến độ sâu 2,5 m, làm nhiệm vụ chính là hút nước.
- Rễ cái: Các rễ này cũng làm nhiệm vụ chính là hút nước. Đối với cây tiêu trồng bằng
giâm cành, sau khi trồng ra ngoài nọc được 1 năm, các rễ cái này có thể ăn sâu đến 2
m.
- Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc, phân
bố nhiều nhất ở độ sâu 15 - 40 cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinh dưỡng
trong đất để nuôi cây.
Rễ cây tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng. Chỉ cần úng nước 12 - 24
giờ thì bộ rễ cây tiêu đã bị tổn thương đáng kể và có thể dẫn tới việc hư thối và dây tiêu
có thể bị chết dần.
- Rễ bám: Mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúp cây
tiêu bám vào trụ, các loài cây khác… để vươn lên cao. Khả năng hút nước và hút chất
dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể.
b.

Thân, cành, lá
Tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có

một lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành
các cành tược, cành lươn, cành ác (cành cho trái) tùy theo từng giai đoạn phát triển của
cây tiêu.
+ Cành tược (cành vượt): Thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ
hơn 1 tuổi. Đối với cây trưởng thành, cành tược phát sinh từ các mầm nách trên khung
cành thân chính phía dưới thấp của trụ tiêu, và thường là cành cấp 1. Cành tược có sức
sinh trưởng mạnh, khỏe, thường được dùng để giâm cành nhân giống.

9


+ Cành lươn: Cành phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính

của cây tiêu trưởng thành. Đặc trưng của cành lươn là có dạng bò sát đất và các lóng
rất . Cành lươn cũng được dùng để nhân giống, tuy vậy, tỷ lệ sống thấp và cây thường
ra hoa trái chậm hơn so với cành tược nhưng tuổi thọ lại và năng suất cao.
+ Cành cho trái (còn gọi là cành ác hay cành ngang): Đó là cành mang trái,
thường phát sinh từ mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 năm tuổi. Cành cho trái nếu đem
giâm cành và nhân giống, cây sẽ cho trái sớm nhưng năng suất không cao và cây mau
cỗi.
c.

Hoa, quả và hạt
Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa chùm mọc trên cùng một cuống hoa , treo lủng

lẳng, 7 - 12 cm tùy giống Tiêu và tùy điều kiện chăm sóc. Trên cụm hoa có bình quân
20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc.
Trái Tiêu thuộc loại trái hạch, không có cuống, mang 1 hạt hình cầu. Từ khi hoa
xuất hiện đầy đủ cho đến khi trái chín kéo từ 7 - 10 tháng.
2.2.2.2Sản xuất, thị trường tiêu trong nước và thế giới
a.

Trong nước
Đến năm 2010, nước ta có 26 tỉnh, thành trồng tiêu với diện tích khoảng 50.500

ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 45.000 ha, năng suất thu hoạch bình quân 24,46 tạ/
ha, sản lượng quy tiêu đen khô khoảng 110.000 tấn. Khối lượng và kim ngạch xuất
khẩu đạt gần 117.000 tấn và 421 triệu đô la Mỹ, giá xuất khẩu bình quân đạt 3.600 đô
la/tấn. Cây tiêu là một trong những cây trồng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước
ta. Trong các năm vừa qua sản lượng hồ tiêu của nước ta liên tục tăng qua các năm.
(Nguồn TCTK).
Sản xuất tiêu phân bổ ở Bắc Trung Bộ 3.700 ha, năng suất bình quân khoảng
gần 10 tạ/ha, sản lượng khoảng 3.000 tấn. Duyên hải Nam Trung Bộ 1.300 ha, năng

suất bình quân khoảng gần 13 tạ/ ha, sản lượng khoảng 1.500 tấn.

10


Các vùng sản xuất tiêu nổi tiếng của nước ta như: Tân Lâm (Quảng Trị), Lộc
Ninh (Bình Phước), Phú Quốc (Kiên Giang), Dak R’Lấp (Dak Nông), Chư Sê (Gia
Lai), các địa phương này đã hình thành vùng chuyên canh cây tiêu và một số nơi đã
xây dựng được thương hiệu cho hồ tiêu của địa phương mình. Tây Nguyên 17.500 ha,
năng suất bình quân khoảng gần 30 tạ/ ha, sản lượng khoảng 48.000 tấn. Đông Nam Bộ
27.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tạ/ ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn.
Do điều kiện tự nhiên, trình độ, tập quán canh tác và khả năng đầu tư giữa các
vùng khác nhau dẫn đến năng xuất, sản lượng khác nhau và khá chênh lệch. Canh tác
tiêu đang dần chuyển theo hướng hữu cơ, ít dùng phân, thuốc hóa học, sử dụng trụ
sống, đào rãnh thoát nước, tưới phun, bón phân qua đường ống v. v… đã tạo được
vườn tiêu sạch bệnh, phát triển bền vững đang xu hướng phát triển trên diện rộng.
Nhiều chi hội nông dân đã thành lập câu lạc bộ những người trồng tiêu và câu lạc này
hoạt động rất hiệu quả.
Tuy là một nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng hiện nay
nước ta vẫn phụ thuộc về giá cả từ các nước nhập khẩu trên thế giới. Trong các năm
qua giá tiêu trong nước và xuất khẩu luôn ở mức thấp và biến động giá lớn. Có lúc giá
bán tiêu thô trong nước của bà con nông dân chỉ ở mức hòa vốn. Từ niên vụ 2009 đến
nay giá tiêu xuất ở mức khá cao kéo theo giá tiêu trong nước tăng theo chiều hướng có
lợi cho người nông dân. Trong các niên vụ 2011 và 2012 đôi khi giá tiêu trong nước đã
tăng lên trên 100.000VND/ 1kg, và tương đối ổn định.

11


b.


Thế giới
Sản lượng và diện tích tiêu của một số nước sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế

giới.
Bảng 2.1 Sản lượng và diện tích hồ tiêu của một số nước thế giới
2004

Nước

2005

2006

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Ấn Độ

231.88


62

-

70

-

50

Brazil

45

45

40

44.5

35

42

Indonesia

-

31


87.545

35

-

20

Malaysia

13

20

12.7

19

12.8

19

Sri Lanca

32.436

12.82

24.739


14

24.874

13

Việt Nam

50

100

50

95

50.105

105

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
Trước năm 2003 thì sản lượng và diện tích hồ tiêu của Việt Nam vẫn đứng sau
Ấn Độ và Indonesia, nhưng hiện nay Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu
hàng đầu trên thế giới.
Từ năm 2004 tổng lượng hồ tiêu trên toàn thế giới có xu hướng giảm do tình
trạng sâu bệnh ở các vùng trồng tiêu chính trên thế giới và cũng do giá tiêu xuống thấp
vào năm 2002, giá trị xuất khẩu tiêu trong năm có khi xuống dưới 1300$/ tấn đối với
tiêu đen và 1500USD/ tấn với tiêu trắng.
Trong các năm gần đây giá hồ tiêu xuất khẩu trên thề giới đang có xu hướng
tăng khá mạnh. Đầu niên vụ 2012 giá hạt tiêu đen trên thị trường thế giới đạt 6397

USD/ tấn. hạt tiêu trắng là 9322 USD/ tấn.
Hồ tiêu được xuất khẩu chủ yếu ở 2 dạng: tiêu đen và tiêu trắng. Ngoài ra còn
được xuất khẩu dưới dạng tiêu xanh và dầu nhựa tiêu. Ngoài các sản phẩm truyền
thống như trên, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện một số sản phẩm mới như: tiêu lép,
tinh dầu, tiêu bột, tiêu xanh ngâm nước muối….

12


Lượng hồ tiêu nhập khẩu hàng năm trên thế giới vào khoảng 120.000 - 130.000
tấn. tiêu hạt, 2000 tấn tiêu xanh và 400 tấn dầu nhựa tiêu. Có khoảng trên 40 nước
nhập khẩu tiêu trên thế giới, đứng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Pháp. Châu Âu chiếm khoảng
34 % thị phần nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới, sau đó là các nước Châu Á và Châu
Đại Dương. Hiện nay Trung Đông và Bắc Phi là các thị trường mới và tiềm năng đối
với các nước xuất khẩu Tiêu trên thế giới.
Hàng năm nhu cầu về hồ tiêu trên thế giới luôn tăng thêm khoảng 4 - 5%. Tuy
nhiên diện tích và sản lượng hồ tiêu có xu hướng gia tăng nhưng lại phụ thuộc vào biến
động giá cả, tình hình sâu bệnh hại.
2.3

Các nghiên cứu liên quan tới đề tài
Nghiên cứu về “Các tác động của đất lên sự phát triển của cây cao su trong môi

trường trồng xen canh (Wibawa, G and Thomax, 2002)” cho thấy sự sinh trưởng của
cao su phụ thuộc vào dạng cây trồng xen.
Báo cáo “Các loại cây trồng xen khuyến cáo cho cao su tiểu điền tại Thái Lan
(Buranatham, W. 2002)”. Nghiên cứu đã đưa ra đề xuất một số loại cây ưu tiên trồng
xen trong vườn cao su như: đậu phộng, lúa, sắn, chuối, cây thảm phủ họ đậu….. riêng
cây mía được khuyến cáo không nên trồng trong vườn cao su vì dễ gây cháy trong mùa
khô.

Mô hình trồng xen cây cao su và cây mít đã được nhiều hộ nông dân tại xã An
Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông hộ. Với mật độ 7 hàng cao su 1 hàng mít để cây phát triển đồng bộ, cho năng suất
cao. Việc tận dụng không gian và các điều kiện sẵn có để trồng xen thêm cây mít vào
vườn cao su là một sáng tạo độc đáo của bà con nông dân nhằm cải thiện kinh tế cho
hộ gia đình. Với mô hình này ngoài trừ chi phí chăm sóc và đầu tư nông hộ cũng có lợi
nhuận thêm hằng chục triệu đồng mỗi năm so với việc trồng cao su độc canh.
Nghiên cứu “CÂY TRỒNG XEN TRIỂN VỌNG CHO VƯỜN CAO SU KHAI
THÁC” Sferin George and Sankar Meti, Usha Nair - Viện Nghiên cứu Cao su Ấn Độ.

13


×