Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN








NGÔ MINH DUNG








NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN
CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN

(Channa striata)











LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN









2010
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







NGÔ MINH DUNG








NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN
CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN

(Channa striata)







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN
Ts. BÙI MINH TÂM






2010


ii

LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Trần Thị Thanh Hiền
và thầy
Bùi Minh Tâm
đã tận tình hướng dẫn, động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý
báo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và
hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Hoàng Đức Trung
– cán bộ
khoa Thuỷ sản, em
Đặng Quốc Toàn
– sinh viên lớp Nuôi trồng Thuỷ sản
K34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chuyển lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, quý cô Khoa Thuỷ
sản – Trường Đại học Cần Thơ và các bạn đồng nghiệp lớp cao học ngành
Nuôi trồng Thuỷ sản K15 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng
như thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học này.
Ngô Minh Dung




















iii

CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài
"Nghiên cứu phương thức
thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen
(Channa striata)
"
và kết
quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 10 tháng 10 năm 2010
.
Người cam kết



Ngô Minh Dung



















iv

TÓM TẮT
Hai thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành để tìm ra phương thức thay
thế thức ăn hiệu quả trong ương cá lóc đen khi chuyển từ thức ăn tươi sống
sang thức ăn chế biến.
Thí nghiệm thứ nhất được bố trí nhằm xác định thời điểm và phương
thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Nghiệm thức đối chứng được thay thế dần
Moina
bằng cá tạp, lượng cá tạp
tăng dần 20% cá tạp/ngày. Các nghiệm thức còn lại được thay thế dần
Moina

(cá tạp) bằng thức ăn chế biến, lượng thức ăn chế biến tăng dần 10% hoặc
20% thức ăn chế biến/ngày ở các thời điểm 10 ngày tuổi, 17 ngày tuổi và 24
ngày tuổi. Thí nghiệm kéo dài trong 5 tuần. Kết quả cho thấy cá lóc đen bột
có thể tập ăn thức ăn chế biến ở 17 ngày tuổi với phương thức thay thế 10%
thức ăn chế biến/ngày cho tỉ lệ sống (64,7%) và tăng trưởng
(SGR=9,64%/ngày) khác biệt không có ý nghĩa (
p>0,05
) so với nghiệm thức
đối chứng.
Thí nghiệm 2 được bố trí dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, sử dụng
thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả nhất để bố trí các nghiệm thức
thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau nhằm so sánh ảnh
hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến
của cá bột. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Nghiệm thức đối
chứng không bổ sung chất dẫn dụ, các nghiệm thức còn lại lần lượt được bổ
sung 2% dịch cá thuỷ phân, 2% dầu gan mực hoặc 2% dịch trùn quế. Thí
nghiệm kéo dài trong 4 tuần. Kết quả cho thấy dịch cá thuỷ phân là chất dẫn
dụ kích thích bắt mồi hiệu quả nhất, cho tỉ lệ sống (79,3%) và tăng trưởng
(SGR=8,89%/ngày) cao nhất.









v

ABSTRACT
The experiments were conducted to find out the efficient weaning
methods from live food to artificial food in rearing snakehead
murrel larvae
.

The first experiment was set up to determine the period of time and
methods for effectively weaning artificial food
in rearing snakehead
murrel
larvae
. The
experiment
was randomly set up with
7 treatments with 3
replications. In the control treatment,
Moina
was gradually replaced by trash
fish with 20% amount of trash fish increase per day. In the other treatments
Moina
(or trash fish) were gradually replaced by artificial food with 10% or
20% amount of artificial food increase per day, starting on days 10, 17 and
24 post-hatch. The experiment lasted for 5 weeks. The results showed that
snakehead
murrel larvae can be weaned

artificial food at day 17
post-hatch
with the replacing

method which increased 10% amount of artificial food per
day reached
survival rate
(64,7%) and specific
growth rate
(SGR=8,89%/ngày) was not significantly
(
p>0,05
)
compared to the control.

The second experiment based on
the optimal results from the first
experiment.
The objectives of the experiment were to investigate the effects
of different attractants on the
effective utilization of artificial food at fry

stage.
The experiment included 4
treatments with 3 replications. The control
treatment was done by feeding diet without
attractant supplementation. The

treatments (2, 3 and 4) were fed diets
adding 2% fish protein hydrolysate, 2%

squid liver oil and 2% earthworm liquid, respectively.
The experiment lasted
for 4 weeks. The results showed that 2%
fish protein hydrolysate supplied as
attractants had significantly higher survival rate
(79,3%) and specific
growth
rate (SGR=8,89%/ngày) compared to the
other treatments.









vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ
i
CAM KẾT KẾT QUẢ
ii
TÓM TẮT
iii
ABSTRACT
iv

MỤC LỤC
v
DANH SÁCH BẢNG
vii
DANH SÁCH HÌNH
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ix
Chương 1: GIỚI THIỆU
1
Giới thiệu 1
Mục tiêu của đề tài 2
Nội dung nghiên cứu 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc đen 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng 3
2.2 Một số nghiên cứu về ương cá bằng thức ăn chế biến 4
2.2.1 Phương thức tập ăn thức ăn chế biến trong quá trình ương
cá bột 4
2.2.2 Giai đoạn sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá bột 6
2.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình tập ăn 8
2.2.4 Khẩu phần ăn và nhu cầu đạm của cá giai đoạn bột và giống
đối với thức ăn chế biến 9
2.2.5 Chất dẫn dụ trong thức ăn chế biến của cá 9
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12
3.1 Thời gian và địa điểm 12
3.2 Vật liệu nghiên cứu 12

3.3 Phương pháp thực nghiệm 14
3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm và phương thức thay thế
hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột 14
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ
khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen
giai đoạn bột 16
vii

3.3.3 Chăm sóc và quản lý 17
3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu 18
3.3.5 Các chỉ tiêu tính toán 19
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 19
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
20
4.1 Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến
của cá lóc đen giai đoạn bột 20
4.1.1 Các yếu tố môi trường 20
4.1.2 Tỉ lệ sống 20
4.1.3 Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng 24
4.1.4 Tỉ lệ ăn nhau 26
4.1.5 Tăng trưởng 29
4.1.6 Tỉ lệ chết 31
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử
dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột 34
4.2.1 Các yếu tố môi trường 34
4.2.2 Tỉ lệ sống 34
4.2.3 Tăng trưởng 37
4.2.4 Tỉ lệ ăn nhau 38
4.2.5 Sự phân cỡ về khối lượng 40
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề xuất 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
43
PHỤ LỤC
49
Phụ lục A 49
Phụ lục B 55
Phụ lục C 58






viii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn chế biến sử dụng trong thí
nghiệm 13
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 13
Bảng 3.3: Xuất xứ và thành phần hoá học chất dẫn dụ sử dụng trong thí
nghiệm 16
Bảng 4.1 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm 1 20
Bảng 4.2: Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế
biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau trước và sau 5 tuần thí
nghiệm 29
Bảng 4.3 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm 2 34

Bảng 4.4 : Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn
chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau trước và sau 4 tuần thí
nghiệm 37


















ix

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá lóc đen (
Channa striata
) 3
Hình 3.1 : Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm 12
Hình 3.2: Thức ăn chế biến và cá biển được loại xương và xay nhuyễn sử

dụng trong thí nghiệm 13
Hình 3.3: Thời điểm và phương thức tập ăn của các nghiệm thức trong thí
nghiệm 1 15
Hình 3.4: Cá bột cá lóc đen 10 ngày tuổi và hệ thống bể thí nghiệm trong thí
nghiệm 1 15
Hình 3.5: Các chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm 2 và thức ăn chế biến
sau khi bổ sung chất dẫn dụ 16
Hình 3.6: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2 17
Hình 4.1: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các
thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 21
Hình 4.2: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức
ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí
nghiệm 24
Hình 4.3: Sự phân cỡ về khối lượng ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20%
TĂCB/ngày 25
Hình 4.4: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở
các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 26
Hình 4.5: Sự ăn nhau của cá lóc đen bột trong quá trình tập ăn thức ăn chế
biến 27
Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) của cá lóc đen bột sử dụng
thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần
thí nghiệm 30
Hình 4.7: Tỉ lệ chết tự nhiên (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến
ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 32
Hình 4.8: Sưởi ấm hệ thống bể thí nghiệm bằng đèn điện 33
Hình 4.9: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có bổ
sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm 35
Hình 4.10: Cá tập trung tại sàn ăn để bắt mồi (NT bổ sung dịch cá) 36
Hình 4.11: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có
bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm 39

Hình 4.12: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức
ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm 40
x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DWG : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain)
SGR : Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific Growth Rate)
WG : Tăng trọng (Weigh Gain)
SR : Tỉ lệ sống
W
i
: Khối lượng đầu
W
f
: Khối lượng cuối
TĂCB : Thức ăn chế biến
TLAN : Tỉ lệ ăn nhau
TLC : Tỉ lệ chết
































1

Chương 1
GIỚI THIỆU
Cá lóc đen (
Channa striata
) là loài cá nước ngọt có kích thước lớn,
thịt ngon và sinh trưởng nhanh. Cá phân bố tự nhiên trên các sông, kênh,
rạch, đồng ruộng… Ở ĐBSCL cá lóc đen có thể nuôi thâm canh trong ao và
bè đều đạt năng suất cao. Cá lóc đen là loài cá dữ, ăn thịt. Ngoài tự nhiên cá
lóc đen ăn các động vật sống như cá, tép, ếch, nhái…nhưng khi nuôi trong ao

và bè chúng có thể sử dụng được các loại thức ăn như tấm, cám, thức ăn
viên, cá tạp… Hiện nay, cá lóc đen chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tươi (cá
tạp nguyên con hay xay nhỏ). Bên cạnh đó, nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt
là các loài cá dữ, chất lượng thịt ngon đang phát triển mạnh đã làm gia tăng
đáng kể nhu cầu cá tạp. Trong năm 2008 riêng tỉnh An Giang lượng cá tạp sử
dụng trong nuôi cá lóc đã là 67.056 tấn, có 38 loài cá nước ngọt được sử
dụng, trong đó hơn 50% là các loài cá kinh tế (Phan Hồng Cương, 2009).
Việc sử dụng chủ yếu cá tạp trong nuôi cá lóc dẫn đến việc phụ thuộc của
nghề nuôi vào nguồn cá tạp, chất lượng cá tạp, giá cá tạp cung cấp. Vì vậy
việc phát triển nguồn thức ăn viên, thức ăn chế biến đang cần thiết nghiên
cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi, hạn chế việc khai thác và phụ thuộc
nguồn cá tạp, giảm ô nhiễm môi trường.

Một số nghiên cứu cho thấy một số loài cá ăn động vật khi nuôi
thương phẩm cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến như cá chẽm
(
Dicentrarchus labrax
) (Infante
et al
., 1997), cá trê phi (
Clarias gariepinus
)
(Verreth and Tongeren, 1989) … và thấy rằng thời điểm cá bột sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến, phương thức chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang
thức ăn chế biến cũng khác nhau tùy loài. Ở Việt Nam, cá lóc nói chung và
cá lóc đen nói riêng khi nuôi trong ao bè đều có khả năng sử dụng thức ăn
chế biến. Trong nghiên cứu cũng như ngoài thực tế, việc chuyển từ thức ăn
tươi sang thức ăn chế biến được thực hiện càng sớm càng tốt nếu nó không
ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá bột. Nếu cá sử dụng tốt thức
ăn chế biến sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm qua thức ăn tự nhiên, giảm chi

phí và chủ động được nguồn thức ăn trong ương nuôi (Nguyễn Văn Triều và
ctv
., 2008). Do vậy việc nghiên cứu thời điểm và phương thức thích hợp khi
chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến cho cá lóc đen giai
đoạn bột là cần thiết. Chính vì lý do trên đề tài
"Nghiên cứu phương thức
thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (Channa striata)"
được
thực hiện.
2

Mục tiêu của đề tài
Tìm ra phương thức thay thế thức ăn hiệu quả trong ương cá lóc đen
khi chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến để góp phần hạn chế
việc sử dụng cá tạp trong ương nuôi cá lóc đen.
Nội dung nghiên cứu


Xác định thời điểm sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen
giai đoạn bột.


Xác định phương thức thay thế từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế
biến của cá lóc đen giai đoạn bột.


So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ
khác nhau của cá lóc đen giai đoạn bột.




















3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc đen
2.1.1 Hệ thống phân loại
Kết quả nghiên cứu hình thái học hiện nay đã công bố có 30 loài cá lóc
họ Channidae, bao gồm 2 giống Channa và Parachanna phân bố chủ yếu ở
Châu Á (27 loài) và Châu Phi (3 loài) (). Trong đó cá lóc
đen có tên khoa học là
Channa striata
(Bloch, 1973) được phân loại như sau:
Lớp: Osteichthyes

Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài:
Channa striata
(Block 1973)

Hình 2.1: Cá lóc đen (Channa striata)
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ, thân tròn dài. Lược mang dạng hình núm. Thực
quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to
hình chữ Y. Đây là loài cá dữ, ăn động vật điển hình. Quan sát ống tiêu
hóa của cá lóc cho thấy cá chiếm 63,01%, tép 35,94%, ếch nhái 1,03% và
0,02% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ (Dương Nhựt Long, 1999).
Theo các nghiên cứu trước đây, cá lóc có sự lựa chọn thức ăn khác
nhau ở từng giai đoạn phát triển, thức ăn của cá thay đổi khi kích cỡ cá tăng.
Cá mới nở còn sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng. Từ ngày thứ 4-5,
khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Lúc này cá bột ăn
được các loài động vật phù du vừa cỡ miệng chúng như luân trùng, trứng
nước. Khi cá dài cỡ 5-6 cm chúng đã có thể rượt bắt các loài tép và cá có
4

kích cỡ nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10 cm, cá đã có tập tính
ăn như cá trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2003). Theo Qin and Fast (1997),
cá bột cá lóc đen có chiều dài 6-7 mm, độ mở của miệng là 0,55 mm sẽ chọn
thức ăn là ấu trùng
Artermia
và không ăn thức ăn chế biến, khi cá đạt chiều
dài 15-20 mm thì nhóm giáp xác râu ngành và giáp xác chân chèo chiếm
96% lượng thức ăn. Cá dài 30-40 mm thức ăn là động vật nổi giảm đáng kể

và tăng thức ăn là động vật đáy. Cá có thể sử dụng thức ăn chế biến khi chiều
dài thân 12 mm và cỡ miệng rộng đến 1 mm.
Cá lóc là loài cá dữ nên hiện tượng ăn lẫn nhau là khá phổ biến trong
quá trình ương nuôi. Sự khác biệt về kích thước cũng là một trong những
nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng ăn nhau, càng khác nhau về kích cỡ thì
tỉ lệ ăn nhau càng tăng (Hecht and Pienaar, 1993). Cá lóc có tỉ lệ ăn nhau là
100% khi tỉ lệ chiều dài của cá nhỏ so với cá lớn là 0,35, tỉ lệ ăn nhau sẽ
giảm tới 43% khi tỉ lệ chiều dài của cá nhỏ so với cá lớn tăng đến 0,64. Việc
cho ăn cũng cũng làm giảm sự ăn lẫn nhau. Nếu không cho ăn thì hiện tượng
ăn nhau là 83% nhưng sẽ giảm đến 43% khi cho ăn với tỉ lệ 15% trọng lượng
thân. Tác giả cho rằng có thể giảm bớt ăn lẫn nhau bằng nhiều cách như phân
cỡ và cho ăn theo nhu cầu (Quin and Fast, 1996b).
2.2 Một số nghiên cứu về ương cá bằng thức ăn chế biến
2.2.1 Phương thức tập ăn thức ăn chế biến trong quá trình ương cá bột
Các nghiên cứu trước đây cho rằng hoạt tính của men tiêu hóa thấp ở
những ngày đầu cá ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu
trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác (Walford and Lam, 1993). Vì
vậy, ở hầu hết các loài cá bột khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, chúng đòi hỏi có
thời gian nhất định để phát triển khả năng thích nghi với thức ăn bên ngoài.
Trong quá trình chuyển đổi từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn chế biến, một
vài nghiên cứu cho thấy khi sử dụng kết hợp thức ăn chế biến với thức ăn tự
nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn là thay thế hoàn toàn bằng thức ăn chế biến
ngay từ ban đầu. Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá cũng được cải thiện hơn khi
kết hợp 2 loại thức ăn này so với chỉ sử dụng thức ăn chế biến. Theo
Guillaume
et al. (
2001) phương pháp chuyển đổi từ thức ăn tự nhiên sang
thức ăn chế biến ở giai đoạn cá bột như sau: (i) ở giai đoạn trung gian khi
chuyển từ ăn
Artermia

sống sang ăn thức ăn chế biến, đối tượng nuôi sẽ được
cho ăn động vật nổi đã chết (như
Artermia
đã được đông lạnh hoặc sấy khô);
(ii) cho ăn đồng thời thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến với tỉ lệ thức ăn tự
nhiên là 10% - 50% trong khẩu phần ăn. Cách này có thể áp dụng từ giai
5

đoạn rất sớm; (iii) Như cách thứ 2, nhưng cho ăn ở giai đoạn muộn hơn sẽ
hạn chế được sự phân đàn.
Qin
et al.
(1997) thử nghiệm trên cá lóc đen bột cho thấy việc sử dụng
kết hợp thức ăn chế biến và
Artermia
sống cho tỉ lệ sống cao nhất (82%) và
cá chết 100% ở nghiệm thức chỉ cho ăn thức ăn chế biến. Nhóm tác giả này
cũng chứng minh rằng có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến theo phương
pháp sau: (i) Cho cá ăn ấu trùng
Artermia
có bổ sung thức ăn chế biến trong
30 ngày, sau đó loại bỏ dần ấu trùng
Artermia
trong giai đoạn 7-10 ngày; (ii)
Chỉ cho cá ăn ấu trùng
Artermia
sống trong 30 ngày, 7-10 ngày tiếp theo cho
ăn kết hợp giữa
Artermia
sống với thức ăn chế biến và sau cùng chuyển hoàn

toàn sang thức ăn chế biến.
Tương tự Kling and Hamlin (2001) đã thử nghiệm tập ăn trên cá tuyết
chấm đen (
Melanogrammus aeglefius)
theo phương pháp: (i) Cá bột được
cho ăn
Rotifer
đến 21 ngày tuổi; (ii) Cho ăn kết hợp
Artermia
với
Rotifer

trong 5 ngày tiếp theo, sau đó chỉ cho ăn
Artermia
đến 42 ngày tuổi; (iii) Cho
ăn kết hợp
Artermia
và thức ăn chế biến với hàm lượng
Artermia
giảm dần
và loại hẳn
Artermia
trong 7 ngày. Tương tự trên cá trê (
Clarias gariepinus),

cá được cho ăn
Artermia
trong khoảng từ 4-6 ngày, sau đó tập ăn thức ăn chế
biến bằng cách tăng dần tỉ lệ thức ăn chế biến và giảm dần tỉ lệ
Artermia


trong 4 ngày (
Artermia
/thức ăn chế biến: 75/25; 50/50; 25/75; 0/100)
(Verreth and Tongeren, 1989).
Một số nghiên cứu còn lưu ý đến thời gian cho ăn trong ngày, như
trong thử nghiệm của Alves
et al
. (2006) trên cá móp (
Centropomus
parallelus
) tác giả cũng cho ăn cùng lúc
Artermia
và thức ăn chế biến với
hàm lượng
Artermia
giảm dần và loại hẳn trong 3 ngày, nhưng trong thời
gian tập ăn, thức ăn chế biến sẽ được cho ăn trước
Artermia
khoảng 30 phút.
Hart and Purser (1996) tập ăn trên cá bơn xanh (
Rhombosolea tapirina
Gunther
) ở 23 ngày tuổi cũng bằng cách giảm dần
Artermia
và tăng dần thức
ăn chế biến trong vòng 10 ngày trước khi chuyển sang ăn hoàn toàn bằng
thức ăn chế biến, nhưng thức ăn nhân tạo sẽ được cho ăn 3 lần/ngày trong
khi
Artermia

chỉ cho ăn 1 lần/ngày và vào lần cuối cùng trong ngày. Tác giả
cho rằng kéo dài thời gian tập ăn vượt quá 10 ngày sẽ làm tăng chi phí
Artermia
trong quá trình ương. Tương tự trên cá bơn (
Solea solea
) thức ăn
tươi sống cũng được cho ăn 1 lần/ngày trong suốt thời gian tập ăn, thức ăn
chế biến sẽ được cho ăn sau thức ăn tươi 8 giờ (Gatesoupe, 1983).
Trên cá bơn (
Solea senegalensis)
khi cho cá sử dụng thức ăn kết hợp
trong thời gian khá dài, giai đoạn từ 3 đến 43 ngày tuổi với tỉ lệ thức ăn tự
6

nhiên : thức ăn chế biến là 1:1 sau đó sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến đã
cho kết quả tăng trọng không khác biệt so với nghiệm thức chỉ cho ăn thức
ăn tự nhiên. Nếu không có giai đoạn cho ăn kết hợp, cá sẽ chết hoàn toàn
trong giai đoạn cho ăn thức ăn chế biến, cá sử dụng thức ăn chế biến ngay từ
ngày đầu tiên (3 ngày tuổi) cũng thu được kết quả tương tự (Canãvate and
Diáz, 1999). Điều này cho thấy việc thay thế hoàn toàn thức ăn tự nhiên bằng
thức ăn chế biến trong những ngày đầu ăn ngoài hoặc sự chuyển đổi đột ngột
từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn chế biến sẽ không mang lại kết quả khả
quan.
Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng ở giai đoạn bắt đầu ăn ngoài, các
men tiêu hoá của cá bột không đủ khả năng tiêu hoá thức ăn chế biến, chính
vì vậy các men ngoại sinh được cung cấp từ thức ăn tự nhiên là cần thiết cho
cá ở giai đoạn này (Dabrowski and Glogowski, 1977; Cahu and Infante,
2001). Một thử nghiệm khác trên cá vược vàng (
Percichthyidae
) cũng chứng

minh rằng sự thay thế dần
Zooplankton
bằng thức ăn chế biến với tỉ lệ thay
thế là 10% TĂCB/ngày đã mang lại hiệu quả cao (tỉ lệ sống 78%), trong khi
đó nếu chuyển đột ngột từ thức ăn
Zooplankton
sang thức ăn chế biến thì có
tỉ lệ sống rất thấp (13,3%) (Herbert and Graham, 2003).
Các phương pháp trên cũng được khẳng định trong nghiên cứu của
Kolkovski
et al.
(1997) trên cá chẽm (Dicentrarchus labrax)
khi cho ăn k
ết
hợp thức ăn chế biến và
Artermia
, trên
Sander lucioperca
khi cho ăn kết hợp
với chế độ giảm dần
Artermia
và tăng dần lượng thức ăn chế biến
(Kestemont
et al.,
2007). Ở cá lóc bông (
Channa micropeltes
), sự kết hợp
giữa thức ăn chế biến với trùn chỉ hoặc cá xay đã cải thiện được những bất
lợi về tăng trưởng và tỉ lệ sống (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). Tương tự cá
còm (

Chitala chiitala
) sử dụng thức ăn kết hợp giữa trùn chỉ và thức ăn chế
biến cũng cho tỉ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn so với sử dụng đơn thuần cá
xay hoặc thức ăn chế biến (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy,
2008).
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng có thể tập cho cá ăn thức ăn
chế biến sớm bằng cách cho ăn kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến
(với hàm lượng tăng dần tỉ lệ thức ăn chế biến và giảm tỉ lệ thức ăn tự nhiên)
ở giai đoạn trước khi cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến.
2.2.2 Giai đoạn sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá bột
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng việc thay thế thức ăn tự
nhiên hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo không thể thực hiện được trong ương
nuôi hầu hết các loài cá nguyên nhân do thức ăn nhân tạo không kích thích
7

cá bắt mồi vì không kích thích thị giác của cá. Trong hầu hết các nghiên cứu,
thức ăn tươi sống (
Artemia, Moina
, luân trùng…) luôn cho kết quả về tăng
trưởng và tỉ lệ sống của cá bột tốt hơn thức ăn chế biến (Dabrowski, 1984).
Cá rất khó bắt mồi là thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần
thiết (Appelbaum and Damme, 1988). Bên cạnh đó Baskerville-Bridges and
Kling (2000) cho rằng ở giai đoạn nhỏ hoạt động của men tiêu hoá ở cá bột
chưa đủ chức năng để tiêu hoá thức ăn chế biến. Điển hình như cá thát lát
còm (
Chitala chitala
) cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến sau khi bắt đầu ăn
thức ăn ngoài đã chết 100% sau 12 ngày (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn
Hương Thùy, 2008). Trên cá lóc đen (
Channa striata

) cũng thu được kết quả
tương tự (Quin
et al
., 1997 ; Bui
et al
., 2004).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) thời gian cá bắt đầu sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến chịu ảnh hưởng lớn vào sự hoàn thiện của ống tiêu hóa
cũng như sự phát triển chức năng sinh lý của ống tiêu hóa ở giai đoạn cá bột,
thời gian này cũng khác nhau tùy loài. Ở cá chẽm (
Dicentrarchus labrax)

20 ngày sau khi nở (Infante
et al
., 1997). Nghiên cứu trên cá trê phi (
Clarias
gariepinus
) và cá trê vàng (
Clarias macrocephalus
) đều cho rằng chúng có
thể sử dụng thức ăn chế biến sau 4 ngày sử dụng thức ăn là động vật nổi
(Verreth and Tongeren, 1989; Fermin and Bolivar, 1991), trong khi đó ở cá
lóc đen (
Channa striatus
) là 30 ngày (Qin
et al
., 1997). Một số nghiên cứu
khác trên các loài cá khác cũng khẳng định điều này như cá bơn có thể sử
dụng 100% thức ăn chế biến trong khẩu phần khi cá 10 ngày tuổi, ở cá vền
biển đỏ (

Pagrus major)
có thể sử dụng 90% ở ngày tuổi thứ 10, cá vền biển
có thể sử dụng 50% ở ngày thứ 3 (Guillaume
et al.,
2001).
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) thí nghiệm khả năng sử dụng thức ăn
chế biến trên cá lóc bông (
Channa micropeltes
) với những thời điểm cho ăn
khác nhau, kết quả sau 15 ngày thí nghiệm cá bột có thể sử dụng thức ăn chế
biến vào ngày thứ 7 sau khi nở, tức là khoảng ngày thứ 3 sau khi hết noãn
hoàng. Trên
Sander lucioperca
là ngày thứ 19 (Kestemont
et al
., 2007). Gần
đây nhất khi nghiên cứu trên cá kết (
Micronema bleekeri
) ngày tuổi thứ 7 là
thời điểm loài này sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Nguyễn Văn Triều và

ctv.,
2008).
Nghiên cứu mô học về hệ thống tiêu hoá của cá vược măng (
Sander
lucioperca
) cho kết quả cá vược măng (
Sander lucioperca
) giống có thể
tổng hợp và vận chuyển chất béo ở 12 ngày tuổi và thức ăn chế biến chất

lượng cao có thể được cá chấp nhận ở thời điểm này (Ostaszewska
et al
.,
2005). Một nghiên cứu khác lại chứng minh cá vược măng (
Sander
lucioperca
) sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến ở 19 ngày tuổi (Kestemont
et
8

al
., 2007). Kết quả phân tích mô học quá trình phát triển của ruột cá cho thấy
tuyến dạ dày của cá thát lát còm (
Notopterus chitala
) xuất hiện vào ngày thứ
8 sau khi nở chứng tỏ ở giai đoạn này dạ dày cá mới bắt đầu phát triển hoàn
chỉnh về chức năng tiêu hoá thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và
ctv.
, 2007).
Tuy nhiên đến ngày tuổi thứ 20 mới là thời điểm cá còm (
Chitala chitala
) sử
dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương
Thùy, 2008).
Ở một số loài cá, tập ăn thức ăn chế biến ở giai đoạn sớm lại tốt hơn ở
giai đoạn muộn. Trong báo cáo trên cá bơn xanh (
Rhombosolea tapirina
Gunther
) tập ăn hiệu quả ở 23 ngày tuổi với tỉ lệ sống 82,2% mà không ảnh
hưởng đến tăng trưởng. Nếu tập ăn từ giai đoạn 50 ngày tuổi hoặc trễ hơn sẽ

có tỉ lệ sống kém hơn (Hart and Purser, 1996)
Bên cạnh đó, một số loài lại có thời điểm tập ăn muộn hơn các loài
khác như cá tuyết chấm đen (
Melanogrammus aeglefius
) có thể ăn tốt thức
ăn chế biến ở 42 ngày tuổi với tỉ lệ sống 65% trong khi đó tỉ lệ sống của cá
chỉ dao động từ 2,6%-6,3% khi được tập ăn ở giai đoạn 14-35 ngày tuổi
(Kling and Hamlin, 2001). Tương tự cá móp (
Centropomus parallelus
) có
thể sử dụng thức ăn chế biến ở 35 ngày tuổi, tuy nhiên cá sử dụng tốt thức ăn
chế biến và khả năng bắt mồi tốt ở 40 ngày tuổi với tăng trọng và tỉ lệ sống
không khác biệt so với ăn thức ăn tự nhiên (Alves
et al
., 2006).
Qua các nghiên cứu trước đây có thể thấy rằng kích cỡ và tuổi có thể
tập ăn thức ăn chế biến phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hoá
của cá ở giai đoạn bột và thời gian này cũng khác nhau tuỳ loài.
2.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình tập ăn
Khi nhiệt độ nước tăng, tăng trưởng và nhu cầu năng lượng dùng
trong quá trình trao đổi chất cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu năng lượng tổng
gia tăng nên cá cần cung cấp thức ăn nhiều năng lượng, để đáp ứng được
điều đó cá cần tăng khẩu phần ăn hoặc phải gia tăng dưỡng chất trong thức
ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Nghiên cứu trên cá tuyết
(Gadus morhua)
giống
,
khi tập ăn thức ăn
chế biến ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy việc tăng

nhiệt độ trong thời gian tập ăn trong khoảng từ 11,5°C lên 14,5°C thì khả
năng tiêu thụ thức ăn chế biến sẽ tốt hơn so với trong điều kiện nhiệt độ thấp
hơn (Puvanendran
et al
., 2006). Appelbaum (1989) cũng đưa ra khuyến cáo
nên tăng nhiệt độ của nước trong quá trình ương nuôi cá biển bằng thức ăn
9

chế biến để làm tăng trao đổi chất cá, tăng mức độ hoạt động, từ đó cá sẽ
nâng cao khả năng chấp nhận và sử dụng thức ăn chế biến.
Cũng cố cho giả thuyết này Hamlin and Kling (2001) thử nghiệm trên
cá tuyết chấm đen (
Melanogrammus aeglefinus
) cũng cho kết quả tương tự
khi tăng nhiệt độ từ 8,5
o
C lên 10,5
o
C trong quá trình tập ăn thức ăn chế biến
đã tăng tỉ lệ sống từ 6,3% lên 65%, tác giả cho rằng nâng cao nhiệt độ đã góp
phần cải thiện khả năng sử dụng và tiêu hoá thức ăn chế biến của cá giống.
Như vậy khi nhiệt độ nước tăng thì nhu cầu trao đổi chất cũng tăng
dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng, cá đáp ứng nhu cầu bằng cách tăng khả
năng tiêu thụ thức ăn, từ đó sẽ đẩy nhanh việc chấp nhận và sử dụng thức ăn
chế biến. Do đó quá trình tập ăn cũng hiệu quả hơn.
2.2.4 Khẩu phần ăn và nhu cầu đạm của cá giai đoạn bột và giống đối với
thức ăn chế biến
Thử nghiệm trên cá lóc đen bột cho ăn thức ăn chế biến có hàm lượng
đạm khác nhau (350-600 g đạm/kg ), kết quả cho thấy nhu cầu chất đạm
trong thức ăn của cá lóc đen bột là 550 g đạm/kg thức ăn (nguồn đạm là bột

cá) (Mohanty and Samantaray, 1996). Cũng trên đối tượng này, Qin and Fast
(1996a) đã cho cá giống ăn thức ăn chế biến dạng khô (50% đạm) ở nhiệt độ
24±1
o
C với 6 khẩu phần ăn hàng ngày là 0%, 5%, 10%, 15%, 20% và 30%
trọng lượng cơ thể cá. Sau 29 ngày ương, kết quả nghiên cứu cho rằng khẩu
phần ăn cho cá lóc đen giống là khoảng 5% trọng lượng thân.
Nghiên cứu tương tự trong báo cáo trên cá lóc bông (
Channa
micropeltes
) ở 2 cỡ cá giống nhỏ (2,63 g) và cá giống lớn (6,07 g). Sau 50
ngày thí nghiệm đã xác định nhu cầu đạm cho tăng trưởng tối ưu của cá giai
đoạn giống nhỏ và giống lớn lần lượt là 50,8% và 46,55%. (Nguyễn Thị
Ngọc Lan, 2004).
Ở cá vền đen (
Sparus macrocephalus
) giống khi cho ăn thức ăn chứa
40%-50% chất đạm cho kết quả tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn tốt hơn
cho ăn 20%-30% chất đạm và thức ăn chứa 45% chất đạm cho mức tăng
trưởng tối đa (Xu
et al.,
1991).
2.2.5 Chất dẫn dụ trong thức ăn chế biến của cá
Chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng
thức ăn của động vật thủy sản. Trong môi trường nước để cảm nhận được
thức ăn chất dẫn dụ phải hòa tan để đối tượng có thể cảm nhận. Động vật
thuỷ sản cảm nhận chất dẫn dụ qua khứu giác và vị giác. Do đó, chất dẫn dụ
10

càng dễ hòa tan, trọng lượng phân tử càng nhỏ càng có tác dụng cao trong

dẫn dụ động vật thủy sản. Tính chất chung của chất dẫn dụ là : không bay
hơi, có trọng lượng phân tử rất nhỏ, là hợp chất hữu cơ chứa nitơ, dễ tan
trong nước và bền nhiệt. Hàm lượng chất dẫn dụ thay đổi tùy theo loài từ
1%-5% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Ngoài chất dẫn dụ tự nhiên (bột mực, dịch thủy phân cá, bột nhuyễn
thể, giun nhiều tơ, nhộng tằm, trùn quế), các chất dẫn dụ nhân tạo như các
acid amin tự do (
glycine, analine, glutamate
) hay một số phân tử peptide như
betaine cũng được tổng hợp để bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản
(Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Việc bổ sung chất dẫn dụ có thể cải thiện vị ngon của thức ăn, từ đó
cải thiện khả năng bắt mồi và tốc độ tăng trưởng của cá (Toften
et al
., 2003).
Trên cá hồi
(Salmo salar)
đã ứng dụng việc bổ sung chất dẫn dụ trong thức
ăn nhằm cải thiện tình trạng bỏ ăn khi chuyển cá từ môi trường nước ngọt
sang môi trường nước mặn (Toften
et al.
, 2003). Một vài nghiên cứu tương
tự về hiệu quả sử dụng thức ăn khi có bổ sung chất dẫn dụ cũng được chứng
minh trên cá chình Nhật Bản (Takii
et al.
, 1986), trên cá vền (
Sparus aurata
L
) (Tandler
et al

., 1982) và cá chẽm (
Dicentrarchus labrax
) (Gomes
et al
.,
1997).
Đánh giá ảnh hưởng của betaine lên cá trôi Ấn Độ (
Labeo rohita)
cho
kết quả với tỉ lệ 0,2% betaine trong công thức ăn đã cải thiện một cách đáng
kể về tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn cũng như nâng
cao khả năng sử dụng hiệu quả protein (Murthy
et al.,
2008). Một nghiên cứu
khác trên
Oreochromis aureus
chứng minh rằng bổ sung betaine 1% và 2%
trong công thức thức ăn sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng của
Oreochromis
aureus
(Genc
et al.,
2006). Ở bào ngư đen (
Haliotis discus
), khi sử dụng các
chất dẫn dụ khác nhau trong công thức thức ăn đã đưa ra kết quả
ρ-cymene
,
β-elemene


σ-terpineol
là những chất dẫn dụ hiệu quả, trong đó
β-elemene

là chất có tác dụng kích thích bắt mồi hiệu quả nhất (Hrada
et al.,
1996).
Tương tự trên tôm càng xanh (
Macrobrachium rosenbergii
), betaine được bổ
sung 5, 10 và 15 g/kg vào công thức thức ăn đã cải thiện đáng kể tốc độ tăng
trưởng của tôm (Felix and Sudharsan, 2004).
Vai trò quan trọng của chất dẫn dụ cũng được chứng minh qua hàng
loạt các nghiên cứu về chất dẫn dụ tự nhiên (dịch cá thuỷ phân, dầu gan
mực). Thức ăn có vị hấp dẫn hơn sẽ làm gia tăng phản xạ sử dụng thức ăn
của cá (Papatryphon and Soares, 2000). Theo Cui and Xue (2001) dịch chiết
từ mực là chất dẫn dụ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên khả năng bắt mồi của cá
11

chép (
Carassius auratus gibelio
). Trên cá hồi
(Salmo salar)
, dầu mực cũng
đóng vai trò như chất dẫn dụ làm tăng khả năng bắt mồi và cải thiện tốc độ
tăng trưởng (Toften
et al
., 2003).
Nghiên cứu của Papatryphon and Soares (2000) đã chứng minh rằng
chất dẫn dụ còn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn sử dụng thức ăn

nhân tạo cho cá bột hoặc trong khẩu phần ăn có vị ngon kém. Sự thay thế
25% bột cá bởi dịch cá thuỷ phân tạo điều kiện cho quá trình tập ăn trên cá
mú (
Dicentrarchus labrax
) được dễ dàng hơn (Cahu
et al
., 1999). Theo
Kotzamanis
et al
. (2007) việc bổ sung protein thuỷ phân cũng được xem như
là bổ sung thêm các men thiết yếu cho cá bột ở giai đoạn tập ăn thức ăn nhân
tạo, các men này thay thế cho các men có trong thức ăn tươi sống. Một vài
nghiên cứu khẳng định việc đưa dịch cá thuỷ phân vào thức ăn nhân tạo còn
được xem là phương pháp khắc phục khả năng tiêu hoá kém của cá bột
(Dabrowska
et al.,
1979; Dabrowski, 1984; Govoni
et al.,
1986.). Tỉ lệ sống
của cá bơn (
Solea solea
) (Day
et al
., 2008) và cá chẽm (
Dicentrarchus
labrax
) (Kotzamanis
et al
., 2007) được cải thiện đáng kể khi bổ sung dịch cá
thuỷ phân trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra hàm lượng các acid amin trong thức ăn có bổ sung dịch cá
cao hơn so với thức ăn không bổ sung, do vậy dẫn đến việc sử dụng protein
hiệu quả hơn, cá tăng trưởng nhanh hơn (Refstiea
et al
., 2004). Bên cạnh đó
theo Berge and Storebakken (1996), dịch cá đã nâng cao chất lượng của thức
ăn mà cụ thể là mùi của thức ăn đối với cá, điều đó đã ảnh hưởng đến khả
năng tiêu thụ thức ăn nên đã có tác động tích cực đến tăng trưởng của cá.
Nhận định này đã được chứng minh qua các nghiên cứu trên cá hồi
(Salmo
salar)
(Berge and Storebakken, 1996; Refstiea
et al
., 2004; Espe
et al.,

1999), cá hồi nước ngọt (
Oncorhynchus mykiss
) (Aksnes
et al
., 2006a), cá rô
phi (Fagbenro
et al
., 1994), cá chép (Carvalho
et al
., 1997), cá mú Nhật Bản
(
Lateolabrax japonicus
) (Liang
et al

., 2006) và trên tôm thẻ (
Litopenaeus
vannamei
) (Nues
et al
., 2006) đều cho rằng dịch cá thuỷ phân là chất kích
thích bắt mồi hiệu quả giúp nâng cao khả năng sử dụng thức ăn và cải thiện
tăng trưởng.
Như vậy sử dụng chất dẫn dụ có thể cải thiện vị ngon của thức ăn khi
thức ăn không có khả năng kích thích sự bắt mồi của cá. Với chức năng đó,
chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tập ăn thức ăn nhân tạo
cho cá bột hoặc trong khẩu phần ăn có hàm lượng protein thực vật cao, có
mùi kém hấp dẫn.

12

Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện 10 tháng (09/2009 - 07/2010) tại Khoa Thủy sản
- Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn cá thí nghiệm
:


Thí nghiệm 1 : Cá lóc đen bột 10 ngày tuổi, được sinh sản tại trại Sản
xuất giống cá nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.



Thí nghiệm 2 : Cá lóc đen bột 17 ngày tuổi, nguồn cá ở huyện Châu
Thành – An Giang.
Cá thí nghiệm được chọn đồng cỡ, không nhiễm bệnh, không dị tật,
không xay xát. Cá được thuần cho quen với điều kiện thí nghiệm 3 ngày
trước khi bố trí.
Nguồn nước thí nghiệm
: nước được cấp từ ao lắng, Khoa Thủy sản, Đại
học Cần Thơ.







Hình 3.1 :
Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
:
-

Thức ăn chế biến (TĂCB) : thức ăn viên khô, hàm lượng đạm 50%. Thức
ăn bao gồm các thành phần chính như bột cá, bột đậu nành, cám, bột mì
(Bảng 3.1). Công thức thức ăn này được xác định dựa theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004). Thức ăn viên khô được bảo quản
trong tủ đông và sẽ được xay nhuyễn trước khi phối trộn với thức ăn tươi.
-

Cá tạp : cá biển được loại bỏ xương và xay nhuyễn.



13

Bảng 3.1
: Thành phần nguyên liệu của thức ăn chế biến sử dụng trong thí nghiệm
Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
Bột cá 55,33
Bột đậu nành 15
Cám 10
Bột mì 12,72
Vitamin 1
Khoáng 1
Dầu 2,95
Kết dính 2
Bảng 3.2:
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
(% vật chất khô)
Moina

Cá biển xay

Thức ăn chế biến

Chất đạm thô 56,43

81,65

49


Chất béo thô 19,89

2,68

6,81

Tro 11,1

5,47

12,53

Ghi chú
:
Ẩm độ (% vật chất tươi)
Moina - 92,69%; Cá biển xay - 75,98%; Thức ăn chế biến - 9,41%







Hình 3.2:
Thức ăn chế biến (trái) và cá biển được loại xương và xay nhuyễn
(phải) sử dụng trong thí nghiệm

14


Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
-

Bể composit: có thể tích 100 lít/bể.
-

Máy sục khí, hệ thống sục khí, hệ thống nước chảy tràn, xô nhựa, vợt,
sàng thức ăn.
-

Nhiệt kế đo nhiệt độ, máy đo pH (Hanna-Đức), bộ test môi trường SERA
(Đức)
-

Cân điện tử 4 số lẻ
-

Chlorine, muối.
3.3 Phương pháp thực nghiệm
3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả
thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột.


Thí nghiệm được bố trí trong bể composit thể tích 100 lít/bể.


Cá thí nghiệm là cá lóc đen bột 10 ngày tuổi, cá được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên vào các bể với mật độ 100 con/bể.



Thời gian thí nghiệm là 5 tuần.


Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần


Nghiệm thức đối chứng: sử dụng hoàn toàn thức ăn tươi sống.
Thay thế dần
Moina
bằng cá tạp, lượng cá tạp tăng dần 20% cá
tạp/ngày đến khi sử dụng 100% cá tạp.


Các nghiệm thức còn lại: khác nhau về thời gian bắt đầu tập ăn
TĂCB (10, 17 và 24 ngày tuổi) và phương thức tập ăn (thay thế dần
Moina
(cá tạp) bằng TĂCB, lượng TĂCB tăng dần 10% TĂCB/ngày
hoặc 20% TĂCB/ngày đến khi sử dụng 100% TĂCB). Trong thời gian
thí nghiệm, các nghiệm thức chưa đến thời điểm cho ăn TĂCB sẽ được
cho ăn như nghiệm thức đối chứng.





×