Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ MÓNG GUỐC TẠI VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

******************

ĐỖ THỊ PHƯƠNG LIÊN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ MÓNG GUỐC TẠI
VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 /2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

******************

ĐỖ THỊ PHƯƠNG LIÊN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ MÓNG GUỐC TẠI
VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK

Ngành: Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Nga



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 /2012

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết con xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là
bố, mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho con về mặt vật chất và tinh thần để hoàn thành
khóa học.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường đại học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn thể
các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Xin cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô đã
dạy dỗ và giúp đỡ để em hoàn thành khóa học này.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Nga
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Yok Đôn cùng các cô,
chú , anh, chị công tác tại Vườn và các đơn vị trạm kiểm lâm Vườn Quốc Gia Yok
Đôn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập tại Vườn
Quốc Gia.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn các bạn bè trong khoa Lâm Nghiệp và tập thể lớp
DH08QR đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tại trường.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Phương Liên

ii



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu: Điều tra thành phần loài thú Móng guốc tại Vườn Quốc Gia
(VQG) Yok Đôn, Đắk Lắk. Đề tài được tiến hành tại VQG Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012.
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn kiểm lâm và người dân
địa phương; phân tích mẫu vật; phương pháp quan sát theo tuyến điều tra. Xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel.
Những kết quả đạt được trong quá trình điều tra: Qua việc điều tra bằng phương
pháp phỏng vấn, phân tích mẫu vật và quan sát thực địa theo tuyến điều tra ở VQG
Yok Đôn, đã ghi nhận được 10 loài thú Móng guốc thuộc 5 họ của 2 bộ.
Qua phỏng vấn ghi nhận được 10 loài.
Qua phân tích mẫu vật, ghi nhận được 6 loài thuộc 4 họ của 2 bộ. Trong đó các
loài Heo rừng, Nai, Hoẵng Nam bộ, Mang lớn, Bò rừng thì người ta lấy sừng và sọ đầu
để trưng trong nhà và bán. Ngà Voi, lông đuôi Voi cũng được rao bán khá nhiều.
Trên tuyến điều tra ghi nhận được 6 loài thuộc 5 họ của 2 bộ. Trong số 6 loài có
3 loài xuất hiện nhiều là Hoẵng Nam bộ, Heo rừng, Nai. Loài xuất hiện trung bình là
Cheo cheo Nam dương. 1 loài ít xuất hiện là Bò rừng và 1 loài hiếm xuất hiện là Voi.
Trong số 10 loài đã điều tra được thì có 7 loài nằm trong danh sách động vật
Móng guốc quý hiếm, được ghi vào sách đỏ, cần được bảo tồn là: Voi, Cheo cheo
Nam dương, Nai cà tông, Mang lớn, Bò tót, Bò rừng, Trâu rừng.
Trong một số tài liệu của VQG, có viết về các loài: Bò xám (Bos sauveli); Sơn
dương (Capricornis sumatraensis); Hươu vàng (Cervus porcinus) nhưng trong suốt
quá trình điều tra thực địa, cũng như phỏng vấn người dân địa phương và kiểm lâm,
phân tích mẫu vật, không thấy sự xuất hiện của các loài này cũng như dấu vết của
chúng, có thể các loài này đã không còn tồn tại ở VQG Yok Đôn.
Hiện trạng bảo tồn động vật Móng guốc ở VQG Yok Đôn đã được quan tâm
nhưng vẫn chưa triệt để. Tình hình phá rừng, săn bắn trái phép các loài thú quý hiếm
(Voi, Bò tót, Bò rừng….) vẫn xảy ra thường xuyên.

iii



ABSTRACT
Research topic: Investigation of species of hoofed animals in the Yok Don
National Park, Dak Lak. The topic was conducted in the Yok Don National Park, Dak
Lak Province. Implementation period of this topic was from March 2012 to June 2012.
Research methods: method of interviewing the forester and people living at the
local area; analysis of specimen; method of observing investigation lines. Data
processing in Microsoft Excel.
Results achieved: we have recorded ten species of hoofed animals belonging to
five families of two oders. By interview we have recorded ten species. We have
recorded six species belonging to four families of two oders. Of which there were Sus
crofa,

Cervus

unicolor,

Muntiacus

muntjak

annamensis,

Megamuntiacus

vuquangensis, Bos javanicus which were taken with horn and skull to display in the
house and for sell. Elephant’s tusk and tail hairs were offered for sell.
On investigation lines, we have recorded 6 species belonging to 5 families of 2
oders. Of which there were 3 species which appear many times were M. muntjak

annamensis, S. crofa, C. unicolor. The species which appear regularly was Tragulus
javanicus. The species appears to be little was B. javanicus and rarely appear is
Elephas maximus.
There are 7 species in the list of valuable and rare hoof Animals, were written
in the red book and need to be preserved, including: E. maximus, T. javanicus, Cervus
eldi, M. vuquangensis, Bos gaurus, B. javanicus, Bos bubalis.
Some documents of the Yok Don National Park mentioned about: Bos sauveli,
Capricornis sumatraensis, Cervus porcinus. However, during our reality investigation
as well as interview of the forester and the local people, analysis of specimen, there
was no appearance of these species as well as it’s signs. These species may be
disappeared in Yok Don National Park.
The conservation of hoofed animals at Yok Don National Park has been
concerned but it is not strict. Deforestation situation, illegally hunting of rare animals
species (E. maximus, B. gaurus, B. javanicus, B. bubalis, C. eldi…) usually occur.
iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii 
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..................................................................................................... iii 
ABSTRACT ................................................................................................................ iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................... v 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................. x 
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3 
2.1 Thành phần loài thú Móng guốc thế giới và Việt Nam ....................................... 3 

2.1.1 Thành phần thú Móng guốc trên thế giới ...................................................... 3 
2.1.1.1 Bộ Guốc lẻ (PERISSODACTYLA): ...................................................... 3 
2.1.1.2 Bộ Voi hay còn gọi bộ có vòi: PROBOSCIDEA .................................. 3 
2.1.1.3 Bộ Guốc chẵn ARTIODACTYLA:........................................................ 3 
2.1.2. Thành phần thú Móng guốc ở Việt Nam ..................................................... 4 
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên VQG Yok Đôn: ..................................................... 7 
2.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 7 
2.2.2 Địa hình và đất đai ........................................................................................ 9 
2.2.2.1 Địa hình .................................................................................................. 9 
2.2.2.2 Đất đai .................................................................................................... 9 
2.2.3 Khí hậu và thủy văn .................................................................................... 10 
2.2.3.1 Khí hậu ................................................................................................. 10 
2.2.3.2 Thủy văn ............................................................................................... 11 
2.2.3.3 Khái quát về đa dạng hệ sinh thái rừng ở VQG Yok Đôn ................... 11 
2.3 Điều kiện kinh tế và xã hội ................................................................................ 14 
2.3.1 Dân số, dân tộc và nguồn lao động ............................................................. 14 
v


2.3.1.1 Khu vực vùng lõi .................................................................................. 14 
2.3.1.2 Vùng đệm ............................................................................................. 15 
2.3.2 Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm............................. 16 
2.3.3 Đánh giá chung về kinh tế - xã hội ............................................................. 16 
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 18 
3.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 18 
3.2 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 18 
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 18 
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 18 
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu .............................................................................. 18 
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 18 

3.4.2.1 Phương pháp phỏng vấn kiểm lâm và người dân địa phương.............. 18 
3.4.2.2 Phương pháp phân tích mẫu vật ........................................................... 19 
3.4.2.3 Phương pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 19 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 21 
4.1 Thành phần loài thú Móng guốc tại VQG Yok Đôn ......................................... 21 
4.2 Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài thú Móng guốc qua điều tra phỏng
vấn ............................................................................................................................ 22 
4.3 Kết quả phân tích mẫu vật ................................................................................. 24 
4.4 Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài thú Móng guốc qua điều tra thực
địa tại VQG Yok Đôn .............................................................................................. 26 
4.5 Đặc điểm sinh cảnh và tập tính của các loài thú Móng guốc ghi nhận được qua
các phương pháp điều tra ......................................................................................... 27 
4.5.1 Heo rừng (Sus crofa) ................................................................................... 27 
4.5.2 Nai (Cervus unicolor) ................................................................................. 29 
4.5.3 Nai cà tông (Cervus eldi) ............................................................................ 29 
4.5.4 Hoẵng Nam bộ (Muntiacus muntjak annamensis) ...................................... 29 
4.5.5 Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) ................................................ 30 
4.5.6 Cheo cheo Nam dương (Tragulus javanicus) ............................................. 30 
4.5.7 Bò rừng (Bos javanicus) ............................................................................. 30 
4.5.8 Bò tót (Bos gaurus) ..................................................................................... 32 
vi


4.5.9 Trâu rừng (Bos bubalis ) ............................................................................. 32 
4.5.10 Voi (Elephas maximus) ............................................................................. 32 
4.6 Nguồn thức ăn và hướng di chuyển của các loài thú Móng guốc ..................... 32 
4.7 Danh sách các loài thú Móng guốc quý hiếm ở VQG Yok Đôn ....................... 33 
4.8 Mối đe dọa, hiện trạng bảo tồn thú Móng guốc và đề xuất một số giải pháp bảo
tồn thú Móng guốc ở VQG Yok Đôn ...................................................................... 34 
4.8.1 Mối đe dọa................................................................................................... 34 

4.8.2 Hiện trạng bảo tồn ....................................................................................... 35 
4.8.3 Đề xuất giải pháp bảo tồn thú Móng guốc ở VQG Yok Đôn ..................... 36 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 38 
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 38 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 40 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CR: Rất nguy cấp (Critically endangered)
DD: Thiếu dữ liệu (Data dificient)
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐVHD: Động vật hoang dã
ĐVMG: Động vật móng guốc
EN: Nguy cấp (Endangered)
EX: Tuyệt chủng (Extinct)
EW: Tuyệt chủng ngoài tự nhiên (Extinct in the wild)
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
LR: Ít nguy cấp (Lower risk)
MĐXH: Mức độ xuất hiện
NE: Không đánh giá (Not evaluated)
QLRBV: Quản lý rừng bền vững
SDVN: Sách đỏ Việt Nam
STT: Số thứ tự
TSBG: Tần suất bắt gặp
VQG: Vườn Quốc Gia
VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable)


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài thú qua phỏng vấn ............. 22 
Bảng 4.2: Thành phần loài và mức độ xuất hiện của các loài thú Móng guốc trên tuyến
điều tra ......................................................................................................................... 26 
Bảng 4.3: Danh sách các loài thú Móng guốc quý hiếm ở VQG Yk Đôn .................. 33 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tần suất bắt gặp các loài qua phương pháp phỏng vấn. ......................... 23 
Biểu đồ 4.2: Tần suất bắt gặp (%) của các loài qua tuyến điều tra ............................. 27 
Hình 3.1: Một góc sinh cảnh vườn quốc gia Yok Đôn ............................................... 20 
Hình 4.1: Đầu Hoẵng Nam bộ (M. muntja annamensis) ............................................. 24 
Hình 4.2: Sọ đầu Nai (C. unicolor) ............................................................................. 24 
Hình 4.3: Sọ Heo Rừng (S. scrofa).............................................................................. 24 
Hình 4.4: Sừng Nai (C. unicolor) ................................................................................ 24 
Hình 4.5: Mẫu vật Voi (E. maximus) tại phòng trưng bày VQG Yok Đôn ................ 25 
Hình 4.6: Đầu Mang lớn (M. vuquangensis) ............................................................... 25 
Hình 4.7: Nơi heo rừng thường xuất hiện (tuyến 2) .................................................... 38 
Hình 4.8: Dấu heo rừng ủi đất (điều tra tại tuyến 1) ................................................... 28 
Hình 4.9: Điều tra vết chân thú tại tuyến 1 ................................................................. 29 
Hình 4.10: Dấu chân Hoẵng Nam bộ (trên tuyến điều tra 3) ...................................... 30 
Hình 4.11: Dấu chân Hoẵng Nam bộ và Bò rừng (trên tuyến điều tra 3) ................... 31 

Hình 4.12: Nơi bò rừng nghỉ chân uống nước (trên tuyến điều tra 4)......................... 31 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngay từ thuở sơ khai, phần lớn bề mặt trái đất được che phủ bởi rừng tự nhiên
và con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi
thứ phục vụ cho cuộc sống của con người, chính vì thế con người đã không ngừng tác
động vào rừng, khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm đi đáng kế, làm giảm nơi trú ngụ
và sinh sống của nhiều loài thú rừng. Bên cạnh đó, tình trạng săn bắt thú rừng trái phép
diễn ra thường xuyên, khiến một số loài động vật quý hiếm đã và đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Hiểu được điều đó, nhiều vườn quốc gia ở Việt Nam đã được thành lập
nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn các loài thú rừng nói riêng và tài nguyên rừng cũng
như đa dạng sinh học nói chung.
Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn là một trong những VQG lớn nhất ở Việt Nam,
với trên 90% diện tích là rừng nguyên sinh, là môi trường sống lý tưởng cho các loài
động, thực vật. Theo khảo sát của các nhà khoa học, Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196
loài chim, 46 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống.
Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng
cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực
Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới
(VQG Yok Đôn, 2003).
Trong số các loài thú thì phần lớn động vật ở đây thuộc bộ Móng guốc, có rất
nhiều loài quý hiếm so với cả nước. Thú Móng guốc cho chúng ta nhiều giá trị như:
cung cấp nguồn dược liệu quý (nhung Hươu, Nai…), cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ
nghệ (ngà Voi, sừng Tê giác, sừng Nai, sừng Hươu…), phục vụ du lịch (Voi)… Tuy
nhiên, với tình trạng phá rừng, săn bắt, mua bán trái phép các loài động vật hoang dã
diễn ra nhiều như hiện nay đã khiến cho nhiều loại động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt


1


chủng, trong đó có nhiều loài thuộc bộ Móng guốc, vì thế cần thiết phải có kế hoạch để
bảo tồn chúng.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Điều tra thành phần loài thú
Móng guốc tại Vườn Quốc Gia Yok Đôn”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thành phần loài thú Móng guốc thế giới và Việt Nam
2.1.1 Thành phần thú Móng guốc trên thế giới
Thú Móng guốc trên thế giới: Được phân loại thành 3 bộ:
2.1.1.1 Bộ Guốc lẻ (PERISSODACTYLA):
Số ngón lẻ, có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật, không nhai lại.
Có sừng, sống đơn độc (Tê giác); không có sừng, sống đàn (Ngựa).
Có 2 phân bộ:
Phân bộ Hippomorpha: là các động vật Móng guốc ngón lẻ có khả năng chạy
nhanh với các chân dài và chỉ có một ngón chân; phân bộ này có một họ duy nhất
là họ Ngựa (Equidae) (chỉ có một chi là Equus), bao gồm các loài Ngựa (Equus
caballus), Ngựa vằn (Equus grevyi), Lừa hoang Tây Tạng (Equus kiang), Lừa rừng
Trung Á (Equus hemionus) và các loài cùng họ khác.
Phân bộ Ceratmorpha: là các động vật Móng guốc ngón lẻ có vài ngón chân
hoạt động, chúng nặng nề và di chuyển chậm hơn các loài trong nhóm Hippomorpha.
Phân bộ này bao gồm hai họ là: Tapiridae (Lợn vòi) và Rhinocerotidae (Tê giác).
2.1.1.2 Bộ Voi hay còn gọi bộ có vòi: PROBOSCIDEA

Có 5 ngón lẻ, guốc nhỏ, vòi dài, sống đàn, không nhai lại. Hiện nay chỉ còn 1
họ tồn tại là họ Voi (Elephantidae), với 3 loài: Voi bụi rậm Châu Phi (Loxodonta
africana), Voi rừng Châu Phi (Loxodonta cyclotis), và Voi Châu Á (Elephas maximus)
2.1.1.3 Bộ Guốc chẵn ARTIODACTYLA:
Số ngón chẵn, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số có sừng, nhai lại
và sống thành đàn.
Có 3 phân bộ sau:
3


Phân bộ lợn (Suina): Là nhóm động vật guốc chẵn sớm nhất và cổ nhất của bộ
Guốc chẵn (Artiodactyla). Phân bộ Suina bao gồm các họ còn sinh tồn như Suidae (họ
Lợn) và họ Tayassuidae (Lợn cỏ pêcari). Phần lớn các dạng động vật guốc chẵn có dạ
dày 4 ngăn (túi). Ngược lại, phân bộ Suina chỉ có dạ dày đơn giản gồm 1 ngăn, cho
phép chúng ăn tạp. Trong khi phần lớn các dạng động vật guốc chẵn khác có chân
thanh mảnh thì đa số các loài của phân bộ Suina nói chung lại có chân ngắn và mập.
Phân bộ Lạc đà (Tylopoda): Là một phân bộ động vật có vú của bộ Guốc
chẵn (Artiodactyla), hiện chỉ còn một họ có loài sinh tồn là họ Lạc đà (Camelidae).
Phân bộ nhai lại (Ruminantia): Bao gồm nhiều loài động vật có vú lớn ăn cỏ
hay gặm lá được nhiều người biết đến như là: Trâu, Bò, Hươu, Nai, Linh dương…tất
cả động vật thuộc phân bộ này đều nhai lại.
2.1.2. Thành phần thú Móng guốc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã biết 20 loài và phân loài thuộc 8 họ, trong số đó có 3 loài đã bị
tuyệt chủng là Heo vòi (Tapirus indica), Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis),
Tê giác 1 sừng (Rhinoceros sondaicus). Trong số các loài động vật Móng guốc
(ĐVMG) có các đại diện đã được thuần hóa thành vật nuôi như Trâu, Bò, Lợn, Bò tót,
Hươu, Nai,….là những loài thú có ý nghĩa kinh tế, có giá trị khoa học. Nhiều loài
ĐVMG có giá trị kinh tế cao và là nguồn gen tự nhiên vô cùng quý cần được bảo tồn:
Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Bò xám (Bos sauveli), Trâu rừng (Bos
bubalis), Nai cà tông (Cervus eldi), Hươu vàng (Cervus porcinus), Hươu xạ (Moschus

berezovxki), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis)... Hầu hết các loài kể trên được ghi trong Nghị định 18/HĐBT năm
1992, Nghị định 48/4/2002, và Nghị định 32/2006 của Chính phủ cấm săn bắn, vận
chuyển, buôn bán. Trong Sách Đỏ Việt Nam, các loài này được xếp vào bậc nguy cấp.
Dựa vào 8 cấp tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy hiểm của các loài động thực vật của
Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua
ngày 30/4 năm 1994:
Cấp EX: Tuyệt chủng (Extinct)
Cấp EW: Tuyệt chủng ngoài tự nhiên (Extinct in the wild)
Cấp CR: Rất nguy cấp (Critically endangered)
Cấp EN: Nguy cấp (Endangered)
4


Cấp VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable)
Cấp LR: Ít nguy cấp (Lower risk)
Cấp DD: Thiếu dữ liệu (Data dificient)
Cấp NE: Không đánh giá (Not evaluated)
Thành phần loài thú Móng guốc hiện có ở một số VQG, Khu Bảo tồn thiên
nhiên ở Việt Nam:
- Tại khu vực Đông Bắc Việt Nam: có 5 loài: Heo rừng, Hươu xạ, Hoẵng Nam
bộ, Nai, Sơn dương. (Nguyễn Trường Sơn và cộng tác viên, 2011).
- Tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn: có 5 loài: Heo rừng,
Hoẵng Nam bộ, Nai, Sơn dương, Hươu xạ. (Trần Thị Việt Thanh, Đỗ Văn Trưởng,
Hoàng Anh Tuấn, Cao Quốc Trị, 2011)
- Tại khu vực huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: có 7 loài thuộc
bộ Guốc chẵn: Heo rừng, Hoẵng Nam bộ, Mang lớn, Nai, Bò tót, Sao la, Sơn dương.
(Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Trường Sơn, Motokawa Masaharu, 2011).
- Tại rừng phòng hộ và đặc dụng Hòn Đất - Kiên Hà, tỉnh Kiên Giang: có 1 loài
là Cheo cheo Nam dương. (Vũ Long, Trần Văn Bằng, Hoàng Minh Đức, 2011).

- Tại VQG Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk có 13 loài: Heo rừng, Cheo cheo Nam
dương, Nai, Hoẵng Nam bộ, Mang lớn, Nai cà tông, Bò rừng, Bò tót, Trâu rừng, Hươu
vàng, Bò xám, Voi, Sơn dương (VQG Yok Đôn, 2000).
Đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính của một số loài thú Móng guốc
quý hiếm lớn có tên trong sách đỏ Việt Nam:
Bò tót (Bos gaurus): Là loài thú lớn trong bộ Móng guốc ngón chẵn. Thân dài
2,5 - 3 m, trọng lượng khoảng 1 tấn. Sừng to, khỏe, uốn hình cong bán nguyệt, bộ lông
ở lưng màu đen xám, hơi phớt xanh. Nơi sống của Bò tót là rừng già thường xanh,
rừng khộp, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh với địa hình tương đối bằng phẳng ở độ cao
500 - 1.500 m so với mặt biển. Sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn tới 20 - 30
con), đôi khi cũng gặp những cá thể sống đơn lẻ lẫn với đàn Bò rừng. Theo sách đỏ
Việt Nam, Bò tót thuộc phân hạng mức độ đe dọa: E (Đang nguy cấp). Bò tót là nguồn
gen quý dự trữ trong thiên nhiên, để có thể lai tạo với các giống bò khác. Giá trị kinh
tế: mỗi con có thể cung cấp 500 - 600 kg thịt, 400 kg xương, da và cặp sừng đẹp. Tại
Việt Nam số lượng Bò tót đã giảm nhiều, hiện nay còn khoảng 30 - 50 con ở Sơn La,
5


Lai Châu; vùng Tây Nguyên còn khoảng 3000 con, được phát hiện nhiều ở khu bảo
tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), VQG Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk), VQG Cát
Tiên (thuộc 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước). (Sách đỏ Việt Nam, trang 90).
Bò rừng (Bos javanicus): Là loài thú lớn, dài thân đến 2,25 m, trọng lượng cơ
thể khi trưởng thành là 600 - 800 kg. Đầu nhỏ, trán không lõm, đỉnh trán giữa 2 sừng
không tạo thành gờ cao. Phần mông có đám lông màu trắng rất rõ, 4 chân từ kheo trở
xuống có màu trắng, đuôi dài. Thường sống ở những sinh cảnh thưa thoáng mát, nhất
là rừng khộp (cây họ Dầu Dipterocarpaceae). Những vùng núi cao, núi đá thường
không thấy Bò rừng. Bò rừng sống thành đàn từ 10 - 30 con, tập tính sống đàn, ban
đêm nghỉ ngơi, ngủ quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa, con tơ khoẻ ở vòng
ngoài bảo vệ đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào sáng và chiều tối, buổi trưa nghỉ
ngơi và nhai lại. Bò rừng là loài quý hiếm của rừng nhiệt đới, có giá trị khoa học và

thực tiễn, thịt cho thực phẩm; da, lông cho công nghệ hàng da; xương, sừng dùng làm
hàng mỹ nghệ. Hiện bị săn bắn nhiều nơi, vùng sống bị thu hẹp nên số lượng bị giảm
sút nghiêm trọng. Sách đỏ Việt Nam năm 2007 xếp Bò rừng (Bos javanicus) thuộc
phân hạng mức độ đe dọa: E (Đang nguy cấp). Tại Việt Nam, trước đây Bò rừng
thường có ở giữa Biên Hòa, Bà Rịa đến Phan Rí, Đắk Rinh, Phan Thiết, Lâm Đồng,
sông La Ngà. Hiện nay có từ Kontum , Đắk Lắk (Yok Đôn, Đắc Min, Easúp) đến
Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Sông Bé (Bù Gia Mập). (Sách đỏ Việt Nam, trang 91).
Trâu rừng (Bos bubalis): Hình dạng giống trâu nhà nhưng to và khoẻ hơn. Dài
thân 2,8 - 3 m, trọng lượng 800 - 1200 kg. Trán, má, cổ có lông dài rậm, màu xám đen,
phía dưới lông cổ có đám lông trắng hình chữ V. Sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm,
thân sừng có nhiều vết nhăn nheo, mút sừng nhọn. Lưng màu xám hoặc nâu xám, đuôi
màu xám có túm lông đen ở mút đuôi. Trâu rừng thường sống ở những cánh rừng già,
rừng thưa ven sông suối hoặc trong thung lũng sâu có sình lầy ẩm ướt. Sống thành
từng đàn 20 - 30 con. Kiếm ăn ban ngày trong rừng thưa, ven rừng, trảng cỏ cây bụi.
Tuy nhiên, số lượng Trâu rừng còn tồn tại trong thiên nhiên không còn nhiều, do bị
săn bắn và lai tạo với trâu nhà. Ở Việt Nam còn lại rất ít, phân bố chủ yếu dọc dãy
Trường Sơn, trong đó có khu vực miền Tây Thanh Hóa giáp với Lào. Ở Yok Đôn năm
1991 cũng bắn được 1 Trâu rừng, song từ đó tới nay cũng không ai gặp lại. Trâu rừng
được xếp vào mức đe dọa bậc E (Sách đỏ Việt Nam, trang 93).
6


Voi Châu Á (Elephas maximus): Là loài thú có kích thước cỡ lớn nhất trên
cạn. Dài thân 4 - 6 m, dài đuôi 1 - 1,5 m, trọng lượng 3500 - 5000 kg. Môi trên và mũi
phát triển thành vòi dài chấm đất. Hai răng lớn phát triển thành ngà. Voi đực có 2 ngà
dài tới 1,5 m, nặng 15 - 20 kg. Có 12 răng hàm, mỗi bên 3 cái mọc sát nhau gần như
một cái. Da rất dày, lông thưa, dài, cứng, màu nâu xám (đôi khi trắng). Chúng thường
sống ở rừng thưa, thứ sinh pha tre nứa xen nhiều trảng cỏ trong thung lũng hay vùng
đồi núi thấp, độ cao phân bố của voi lên tới 1.500 - 1.600 m so với mặt biển. Sống đàn
5 - 20 con. Voi đã được thuần hoá phục vụ cho đời sống như kéo gỗ, thồ hàng, du lịch,

nuôi trong các vườn thú, rạp xiếc. Ngà voi có giá trị xuất khẩu cao. Số lượng voi ở
nước ta còn khoảng 1000 - 1500 con. Phân bố ở: Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kom
Tum, Lân Đồng, Sông Bé, Đồng Nai. Những năm gần đây ở một số vùng như Lai
Châu, Thanh Hóa, Tây Nguyên Voi vẫn bị săn bắn để lấy ngà. Mặt khác do phá rừng
khai hoang nên vùng sống của Voi ngày càng bị thu hẹp. Ở Yok Đôn, ước tính còn ít
nhất khoảng 24 - 27 con. Mức độ đe dọa: bậc E (Sách đỏ Việt Nam, trang 79).
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên VQG Yok Đôn:
2.2.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm tỉnh Đắk
Lắk 40 km về phía Tây Bắc, thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Theo tiếng M’nông thì Yok là núi và Đôn là đảo, Yok Đôn là tên một ngọn núi
cao 482 m, mang hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nổi giữa một vùng bình
nguyên với hệ sinh thái rừng thưa lá rộng rụng lá về mùa khô (rừng khộp).
Vườn quốc gia Yok Đôn được thành lập vào ngày 24 tháng 6 năm 1992 theo
Quyết định số: 301/TCCB của Bộ Lâm nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, có diện tích là 58.200 ha.
Ngày 18 tháng 3 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số:
301/2002/QĐ-TTg về việc mở rộng Vườn quốc gia Yok Đôn, sau khi sát nhập Lâm
trường Bản Đôn và Lâm trường Buôn Đrăng Phôk nâng diện tích của vườn lên
115.545 ha. Được chia thành 115 tiểu khu với ba phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích: 80.947 ha.
- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích: 30.426 ha.
7


- Phân khu hành chính dịch vụ: 4.172 ha.
Phía Bắc giáp huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk.
Phía Nam giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Phía Đông giáp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Phía Tây là biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia dài 102 km.
Vị trí địa lý của VQG Yok Đôn có ý nghĩa quốc tế rất quan trọng: ranh giới
phía Tây chính là biên giới quốc tế với Campuchia, đặc biệt là tiếp giáp với 2 khu vực
đã được chính phủ Campuchia đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Ratanakiri và
Phnom Nam Lyr, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu bảo tồn liên biên
giới, nhằm xác lập hành lang an toàn cho sự di chuyển của động vật hoang dã. Điều
này cũng tạo điều kiện lợi để phát huy công tác bảo tồn liên quốc gia, đáp ứng nhu cầu
bảo tồn cho nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt là các loài Móng guốc và thú
ăn thịt lớn.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí của VQG Yok Đôn trong tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông
(VQG Yok Đôn, năm 2009)
8


2.2.2 Địa hình và đất đai
2.2.2.1 Địa hình
Toàn bộ Vườn quốc gia Yok Đôn nằm phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình
tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 200 m so với mặt nước biển, chia thành 2
dạng chính như sau:
- Địa hình đồi và núi thấp: Phân bố rải rác dọc theo bờ phải sông Srêpôk là dãy
núi Cư M’lan chạy từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần trung tâm huyện Buôn
Đôn với đỉnh cao nhất là Cư M’lan (502 m) và các đỉnh có độ cao 498 m, cuối cùng là
đỉnh Cư Minh (384 m). Bờ trái Sông Srêpôk có ngọn núi thấp là Yok Đa (466 m). Gần
ranh giới phía nam của Vườn là dãy núi thấp Yok Đôn (482 m)
- Địa hình tích tụ: Phân bố dọc sông Srêpôk và các suối lớn trong vùng. Sự thay
đổi của địa hình đã tạo ra những cảnh quan phong phú, vừa đa dạng vừa đặc thù và
hình thành nên nhiều dạng thảm thực vật khác nhau, làm nơi trú ngụ của nhiều loài
động vật có giá trị.
Chính điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng cũng đã góp phần tạo điều kiện

thuận lợi cho sự tồn tại của các loài thú lớn như Voi (Elephas maximus), Bò rừng (Bos
javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bos bubalis)… Do vậy, việc bảo vệ và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên Đa dạng sinh học cũng cần phải phù hợp với
các dạng địa hình, cảnh quan khác nhau nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả.
2.2.2.2 Đất đai
Trong khu vực VQG Yok Đôn có một số nhóm đất chính sau:
Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến: Phân bố ở những vùng có địa hình
đồi núi thấp. Đất nghèo dinh dưỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha, khả năng
thấm và giữ nước kém, về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5% diện tích.
Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết: Phân bố ở vùng đồi thấp hai bên bờ sông
Srêpôk ở độ cao từ 300 m trở xuống. Tầng đất dày 30 - 50 cm, nhiều thành phần cát, ít
mùn, thường có cát von. Loại đất này chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất: 64,7%.
Nhóm đất xám: Phân bố ở độ cao từ 200 - 250 m hai bên bờ sông Srêpôk và
chân đồi thấp hữu ngạn sông, chiếm 26,4% diện tích. Loại đất này có thành phần cơ
giới nhẹ, đất chua, nghèo mùn, dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết von đá ong.
9


Đất dốc tụ thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá Basalt: Đây là đất phù sa bồi
tụ, tầng đất mặt khá tơi xốp, màu xám đen. Thành phần cơ giới thịt pha cát. Đất tốt
hơn các loại đất trên, có khả năng canh tác nông nghiệp. loại đất này phân bố ven sông
và các suối lớn, chiếm 6,4% diện tích VQG Yok Đôn. Đây là nguyên nhân trực tiếp
gây nên sự xâm lấn canh tác đất nông nghiệp trong phạm vi quản lý của VQG Yok
Đôn mà đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu.
2.2.3 Khí hậu và thủy văn
2.2.3.1 Khí hậu
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 93,5% lượng mưa cả năm. Tổng
lượng mưa trung bình hàng năm là 1.588 mm và lượng bốc hơi là 1.470 mm. Hướng

gió chính là Tây Nam.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể và
thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất,
gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng. Sự thay đổi khí hậu rõ rệt ảnh
hưởng đến sự di chuyển của động vật hoang dã giữa VQG Yok Đôn và các khu vực
xung quanh.
- Nhiệt độ bình quân năm: 24,5oC. Nhiệt độ cao nhất: 37,5oC. Nhiệt độ thấp
nhất: 11oC
- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4. Tháng có nhiệt độ bình quân
thấp nhất là tháng 1.
- Lượng mưa bình quân năm: 1.588 mm
- Lượng mưa cao nhất: 1.750 mm
- Độ ẩm bình quân năm: 81%
Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió Đông Bắc
và Đông Nam trong mùa khô. Đặc điểm khí hậu đã chi phối các hoạt động kinh tế xã
hội, và môi trường sinh học trong vùng. Điểm nổi bật là mùa khô kéo dài, độ ẩm giảm,
lượng bốc hơi lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng trong vùng, là nguyên
nhân chính gây nên các vụ cháy thảm thực bì hàng năm vào mùa khô.
10


2.2.3.2 Thủy văn
VQG Yok Đôn nằm trong lưu vực sông Mê Kông, Bằng nhánh sông Srêpôk
(Đăkrông). Con sông này bắt nguồn từ các dãy núi cao Chư Jang Sin, chảy theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc qua Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông, phần chảy qua VQG
Yok Đôn khoảng 60 km, mùa khô lòng sông khoảng 2 - 3 m, mùa lũ có thể sâu từ 5 10 m. sông có nhiều thác ghềnh, khó đi lại bằng thuyền nhưng lại là một trong những
tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có các suối lớn như: Đăk Na,
Đăk Nor, Đăk Ken, Đăk Lau và nhiều suối cạn có nước theo mùa. Đặc điểm này có
ảnh hưởng lớn đến việc di cư của các loài thú lớn, đặc biệt là các loài thú Móng guốc.
2.2.3.3 Khái quát về đa dạng hệ sinh thái rừng ở VQG Yok Đôn

Do điều kiện khí hậu, địa hình đất đai của VQG Yok Đôn và những tác động
của con người trong nhiều năm qua nên thảm thực vật rừng có nhiều đặc trưng riêng
biệt và khá phong phú, biểu hiện qua các hệ sinh thái rừng và các trạng thái rừng.
Hệ sinh thái rừng thưa rụng lá cây họ Dầu:
Kiểu rừng này còn gọi là rừng Khộp, gồm phần lớn cây rụng lá họ Dầu
(Dipterocarpaceae), chiếm diện tích rất lớn, tới 96% diện tích tự nhiên của Vườn.
Trong rừng Khộp có các loài cây ưu thế như Dầu đồng (Dipterocarpus
tuberculatus), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Dầu trai (Dipterocarpus
intricatus), Cẩm liên (Shorea siamensis), Chiêu liêu (Terminalia tomentosa) và một số
loài cây khác. Loài ưu thế nhất là Dầu đồng và Dầu trà beng. Ở những diện tích rừng
Khộp đã bị tác động mạnh, hai loài này tái sinh rất tốt, tạo nên những quần thể hầu như
thuần loài cây non Dầu đồng hay Dầu trà beng.
Rừng Khộp có đặc trưng là chỉ có một tầng cây gỗ chính gồm một số loài cây
họ Dầu và một số loài cây thuộc các họ như: họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae),
họ Re (Lauraceae).
Tầng dưới gồm các cây bụi thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae).
Tầng thảm tươi có nhiều loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) và Cỏ quyết ngành
dương xỉ (Polupodiophyta).
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:
11


Kiểu rừng thường xanh có diện tích nhỏ và phân bố ở những núi thấp như Yok
Đôn, Yok Đa, Chư Minh. Những loài ưu thế của kiểu rừng này thuộc các họ Giẻ
(Fagaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Re (Lauraceae), họ Xoan
(Meliceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Ở tầng cây bụi thảm tươi
là những loài cây thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) và quyết thực vật.
Trong rừng thường xanh có nhiều loài gỗ quý như Gõ Cà te (Afzelia xylocarpa),
Trắc mật (Dalberga cochinchinensis), Giáng hương (Ptero carpus macrocarpus). Đây

là sinh cảnh thích hợp cho nhiều loài động vật hoang dã, nhất là các loài thú lớn như
Voi, Bò rừng, Bò tót, Trâu rừng...
Hệ sinh thái rừng kín cây lá rộng nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới:
Trong kiểu rừng này xuất hiện rải rác cây họ Dầu đại diện là Dầu rái
(Dipterocarpus alatus), các loài cây ưu thế họ Bàng (Combretaceae), họ Tử vi
(Lythraceae). Ở khu vực ven sông suối có thuần loại cây Bằng lăng (Lagerstroemia
calyculota).
Trong rừng kín nửa rụng lá, loài cây thường xanh ưu thế thuộc các họ Đậu
(Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae).
Tầng cây bụi thảm tươi gồm Cỏ quyết và Le vòng (Oxytenanthera sp.) mọc dày và cao
dưới 5 m. Loài Le vòng phát triển mạnh trong mùa mưa, đặc biệt dọc theo các suối và
hai bên bờ sông Srêpôk.
Hệ sinh thái rừng tre nứa, hỗn giao gỗ nứa:
Kiểu này phân bố dọc theo các sông, suối, hình thành sau nương rẫy và sau khai
thác rừng, dọc phía tả ngạn Sông Srêpôk, Đăk Na, quanh hồ Đăk Minh, Đăk Ken, Đăk
Lau. Những cây gỗ tiên phong tái sinh thuộc họ Bàng (Combretaceae), họ Sau sau
(Hamamelidaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae). Họ phụ tre nứa (Bambusea) có nhiều
loài (tre, trúc, và lồ ô) phát triển mạnh. Trong kiểu rừng này còn có mặt của loài Tuế lá
xẻ, Địa liền và một số loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Hệ sinh thái trảng cây bụi và đồng cỏ:
Trong VQG có những trảng cây bụi, trảng cỏ hình thành sau quá trình làm
nương rẫy của đồng bào. Để ổn định cuộc sống cho người dân sống ở Buôn Đrăng
Phôk đang dần hình thành các diện tích trồng sắn, ngô, khoai và đặc biệt là gần 100 ha
ruộng lúa nước.
12


Trảng cây bụi thấp và trảng cỏ có diện tích nhỏ, phân bố rải rác trên một số tiểu
khu trong rừng khộp và sát với vùng dân cư, nơi có địa hình bằng phẳng, thấp và một
số khu vực đọng nước vào mùa khô. Trảng cây bụi thấp và trảng cỏ thường là nguồn

nhiên liệu dễ bị cháy vào mùa khô.
Hệ sinh thái rừng trồng ruộng và khu dân cư:
Hệ sinh thái này không nhiều trong VQG. Khu vực trồng cây công nghiệp ven
VQG là các huyện Buôn Đôn, Cư Jút: trồng các loại cây ăn quả, chè, tiêu, các loại cây
ngắn ngày như: sắn, ngô, khoai, đậu, đỗ...trên nương rẫy. Hệ sinh thái nông nghiệp
đồng ruộng có ven thung lũng Bản Đôn , Đrăng phôk...
Các khu dân cư quanh VQG luôn xâm hại đến địa danh của Vườn, nhất là các
buôn làng vùng đệm. Hàng ngày dân ở vùng xung quanh vẫn lén lút vào Vườn để khai
thác củi, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt trái phép chim, thú rừng.
Ngoài 6 hệ sinh thái trên, còn có một số hệ sinh thái rừng khác như: hệ sinh thái
thủy vực, hệ sinh thái rừng lá kim, hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái đô thị...là những
khu vực nhỏ, mức độ nghiên cứu còn ít. (Trần Ngọc Ninh, 2001).
2.2.3.4 Tài nguyên động vật hoang dã qua các thời kỳ nghiên cứu VQG Yok Đôn
Dựa vào sách đỏ Việt Nam năm 2002, thì VQG Yok Đôn có 38 loài Động vật
hoang dã (ĐVHD) thuộc diện quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang đứng trước nguy
cơ đe dọa tuyệt chủng. Đáng chú ý là các loài trong bộ Móng guốc như: Voi (Elephas
maximus), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Nai cà tông (Cervus eldi),
Trâu rừng (Bos bubalis).... Nguồn tài nguyên ĐVHD trong VQG Yok Đôn đa dạng và
phong phú, đặc trưng cho hệ động vật của vùng Đông Nam Á.
Nếu so sánh về thành phần loài thì ở VQG Yok Đôn không cao bằng một số
VQG, Khu Bảo tồn thiên nhiên khác như: VQG Cát Tiên (có hơn 50 loài quý hiếm có
tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới), VQG Chư Momray (có 114 loài có tên trong
sách đỏ Việt Nam và thế giới). Nhưng xét đến tính trội của các loài đặc hữu , các loài
quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao thì VQG Yok Đôn cao hơn hẳn. Phần lớn các loài
thú mang tính địa phương lâu đời đã từng thích nghi với điều kiện sinh thái cây họ
Dầu, các loài tồn tại sinh trưởng và phát triển tốt. Biểu hiện rõ nhất là 10 loài thú
Móng guốc chẵn (Atiodactyla) đều gặp ở đây (Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên,
Đặng Huy Phương, 1990).
13



Giá trị của nguồn tài nguyên ĐVHD ở VQG Yok Đôn:
- ĐVHD là một dạng tài nguyên thiên nhiên rất độc đáo, một yếu tố cấu thành tính Đa
dạng sinh học vô cùng to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái ở VQG và các vùng
lân cận.
- Là một nguồn gen tự nhiên mang nhiều yếu tố địa phương rất điển hình của hệ sinh
thái rừng lá rộng rụng lá, là nền móng sinh học cho việc lựa chọn, cung cấp các vật
liệu di truyền góp phần làm tăng năng suất sinh học thứ cấp trong VQG và vùng đệm.
- Là nguồn dược liệu quý trong y học phương Đông miễn là con người biết sử dụng
một cách khôn ngoan và bền vững.
- Là các đối tượng cơ bản phục vụ trong lĩnh vực nghiên cứu Sinh - Y học.
- Là một bộ phận tài nguyên quan trọng góp phần phục vụ cho ngành Kinh tế - Du lịch
ở địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung, đặc biệt là đối với du lịch sinh thái.
2.3 Điều kiện kinh tế và xã hội
2.3.1 Dân số, dân tộc và nguồn lao động
2.3.1.1 Khu vực vùng lõi
Trong vùng lõi của VQG Yok Đôn có buôn Đrăng Phôk thuộc xã Krông Na của
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Đrăng Phôk nằm ở phía Tây khu trung tâm
VQG Yok Đôn và cách khoảng 20 km. Tổng diện tích toàn buôn là 190,2 ha; trong đó
đất nông nghiệp là 93,6 ha; diện tích canh tác lúa nước một vụ trước đây có 60,2 ha.
Sau khi hồ Đrăng Phôk hoàn thành và hệ thống mương dẫn nước từ hồ về tưới cho
cánh đồng của người dân trong buôn, người dân trong buôn đã có thể canh tác lúa 2 vụ
trên diện tích 52 ha.
Buôn nằm về phía Bắc của sông Srêpôk, sông chảy qua buôn với chiều dài 1
km, đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho buôn. Đrăng Phôk là buôn vùng
3, kinh tế - xã hội chưa phát triển, đời sống của người dân trong buôn gặp nhiều khó
khăn, đường giao thông từ huyện vào buôn đã được nâng cấp để đi lại trong mùa mưa.
Toàn buôn có 79 hộ với 403 người, trong đó:
- Người M’Nông: 35 hộ, 140 nhân khẩu;
- Người Kinh: 10 hộ, 44 nhân khẩu;

14


×