Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NGHIỀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỘT CTMP TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.15 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
********

HOÀNG THỊ AN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NGHIỀN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG BỘT CTMP TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
********

HOÀNG THỊ AN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NGHIỀN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG BỘT CTMP TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Ngành: Công nghệ sản xuất Giấy và Bột giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. PHAN TRUNG DIỄN

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh thành nuôi
dưỡng con đến ngày hôm nay.
Để hoàn thành đề tài này, em xin cảm ơn thầy Phan Trung Diễn - người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong việc định hướng đề tài, triển khai đề tài cùng với những góp
ý, chỉ bảo tường tận để em có thể viết xong đề tài với hết khả năng của em.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những bài họ
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn Ban giám đốc Nhà máy Giấy Tân Mai cùng các bác, các chú, các anh
chị làm việc tại Ban kỹ thuật phân xưởng bột CTMP đã cung cấp nguồn số liệu phục
vụ đề tài.
Xin cảm ơn đến các bạn lớp DH08GB đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác đào tạo.
Dù đã cố gắng nhiều, nhưng đề tài khó tránh khỏi các sai sót về trình bày và nội
dung, mong được độc giả thông cảm và góp ý.

i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của quá trình nghiền đến chất lượng bột CTMP

tại Nhà máy Giấy Tân Mai”, thời gian từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012. Số
liệu thu thập được thông qua nguồn tài liệu tại phân xưởng CTMP, phòng kĩ thuật sản
xuất Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai.
Kết quả thu được như sau:
- Tiêu chuẩn kĩ thuật từ nguyên liệu gỗ keo lai đến bột.
-

Các thông số kĩ thuật và các thiết bị trong quá trình sản xuất bột CTMP.

-

Cấu tạo và quy trình vận hành của thiết bị nghiền.

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền và ảnh hưởng của quá trình
nghiền đến các công đoạn sản xuất và chất lượng bột CTMP.

ii


ABSTRACT
Study name is: “ Construction influence of process the refiner to quality
Pulp paper CTMP at TanMai group plant", the period from February 2012 to June
2012. Data collected through the resources in pulp factory CTMP, room production
techniques of TanMai Paper Jont stock Company.
The results were as follows:
- The technical standard to material Hybrid Acacia to Pulp paper.
- The Specss and devices in the prodution process Pupl paper CTMP.
- Structure and operating procedures of the refiner.

- The elements influence process the refiner and influence of to theprodution
stage and quality Pulp paper CTMP.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..........................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và mục đích của đề tài ............................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 1
1.2.2. Mục đích............................................................................................................ 2
1.3. Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu chung về công ty giấy Tân Mai ............................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty giấy Tân Mai ....................................................... 3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................ 3
2.1.2.1 Lịch sử hình thành ...................................................................................... 3
2.1.2.2. Quá trình phát triển của nhà máy............................................................... 4
2.2. Giới thiệu công nghệ sản xuất bột CTMP ................................................................ 5
2.2.1. Khái niệm bột CTMP ........................................................................................ 5
2.2.2. Qui trình sản xuất bột CTMP ............................................................................ 6
2.2.2.1. Công đoạn sản xuất dăm mảnh .................................................................. 6
2.2.2.2. Công đoạn rửa, thẩm thấu và gia nhiệt dăm mảnh .................................... 7

2.2.2.3. Công đoạn nghiền dăm bột ........................................................................ 8
2.2.2.4. Công đoạn sàng chọn và làm sạch ............................................................. 8
2.2.2.5. Công đoạn cô đặc và tẩy trắng................................................................... 9
2.3. Giới thiệu nguyên liệu sử dụng trong công nghệ sản xuất bột CTMP ................... 10
2.3.1. Đặc điểm cây keo lai ....................................................................................... 10
2.3.2. Các kết quả nghiên cứu về cây keo lai ............................................................ 11
iv


2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền ........................................................... 13
2.4.1. Vật liệu xơ sợi ban đầu.................................................................................... 13
4.2.2. Về thiết bị ........................................................................................................ 13
4.2.3. Vận hành ......................................................................................................... 13
2.5. Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến chất lượng bột CTMP ................................. 15
2.5.1. Các tác động của nghiền lên xơ sợi................................................................. 15
2.5.2. Ảnh hưởng của nghiền lên tính chất tờ giấy ................................................... 16
2.5.2.1. Đối với tính chất cơ học của tờ giấy ........................................................ 16
2.5.2.2. Ảnh hưởng lên tính chất quang học của giấy .......................................... 19
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 21
3.1. Nội dung ................................................................................................................ 21
3.1.1. Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bột CTMP ......................................... 21
3.1.2 Cấu tạo máy nghiền.......................................................................................... 21
3.1.3 Diễn tiến của quá trình và các thao tác vận hành máy nghiền ......................... 21
3.1.4 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nghiền ........................................ 21
3.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của quá trình nghiền đến các công đoạn sản xuất .......... 21
3.1.6. Khảo sát ảnh hưởng của quá trình nghiền đến chất lượng bột ........................ 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 22
4.1. Quy trình công nghệ sản xuất bột CTMP Tân Mai ................................................ 22
4.1.1. Dây chuyền sản xuất dăm mảnh ..................................................................... 22

4.1.1.1. Sơ đồ sản xuất dăm mảnh ........................................................................ 22
4.1.1.2. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền ................................................................ 23
4.1.2. Dây chuyền sản xuất bột CTMP ..................................................................... 23
4.1.2.1. Sơ đồ sản xuất bột CTMP ........................................................................ 24
4.1.2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ........................................................ 25
4.1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật từ nguyên liệu đến bột .................................................... 27
4.1.3.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật từ nguyên liệu keo lai.............................................. 27
4.1.3.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật của bột CTMP .......................................................... 28
4.1.4. Các thông số kỹ thuật và các thiết bị trong quá trình sản xuất bột CTMP ..... 29
4.1.4.1. Các thông số công nghệ vận hành thiết bị trên dây chuyền .................... 29
v


4.1.4.2. Các tiêu chuẩn kĩ thuật ............................................................................ 30
4.1.5. Các loại hóa chất sử dụng trong quy trình sản xuất ........................................ 35
4.2. Cấu tạo máy nghiền ................................................................................................ 36
4.2.1. Máy nghiền đợt 1 ............................................................................................ 36
4.2.2. Máy nghiền đợt 2 ............................................................................................ 38
4.3. Diễn tiến của quá trình nghiền và các thao tác vận hành thiết bị ........................... 39
4.3.1. Diễn tiến của quá trình nghiền ........................................................................ 39
4.3.2. Thao tác khi vận hành máy ............................................................................ 39
4.4.. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nghiền tại Tân Mai........................................ 40
4.5. Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến các công đoạn sản xuất bột ......................... 41
4.6. Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến chất lượng bột giấy ..................................... 41
4.7. Đo kết quả nghiền ................................................................................................... 42
4.7.1. Độ SR .............................................................................................................. 42
4.7.2. Máy đo độ SR.................................................................................................. 43
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 45


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Độ bền cơ học của bột giấy ......................................................................... 11
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của gỗ keo lai và hai loài bố mẹ ở tuổi Ba Vì ............ 11
Bảng 2.3: Chất lượng bột từ keo lai theo phương pháp (BCTMP) .............................. 12
Bảng 2.4: Thành phần hóa học nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai ............................. 12
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn chất lượng gỗ keo lai dùng để sản xuất bột giấy ....................... 27
Bảng 4.2: Chỉ tiêu chất lượng dăm mảnh ..................................................................... 28
Bảng 4.3: Quy định phân cấp dăm từ gỗ ...................................................................... 28
Bảng 4.4: Quy định phân cấp dăm từ gỗ cứng nội địa ................................................. 28
Bảng 4.5: Tiêu chuẩn kĩ thuật bột trên dây chuyền sản xuất ........................................ 28
Bảng 4.5: Danh mục tiêu chuẩn kĩ thuật một số thiết bị phân xưởng CTMP .............. 30

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Kết quả nghiền bột ở nồng độ cao và thấp ................................................... 14
Hình 2.2: Mối liên hệ giữa tốc độ quay của rotor và năng lượng nghiền..................... 15
Hình 2.3: Nghiền bột gỗ cứng nấu theo phương pháp Kraft ........................................ 16
Hình 2.4: Tính kháng gấp và năng lượng nghiền ......................................................... 17
Hình 2.5: Tính kháng xé và năng lượng nghiền hữu hiệu ............................................ 17
Hình 2.6: Độ kháng bục và năng lượng nghiền ............................................................ 18
Hình 2.7: Khả năng liên kết sợi và năng lượng nghiền ................................................ 18
Hình 2.8: Năng lượng nghiền và độ đục....................................................................... 19
Hình 2.9: Khả năng phân tán ánh sáng và năng lượng nghiền ..................................... 19

Hình 2.10: Độ trắng ISO............................................................................................... 20
Hình 4.1: Cấu tạo đĩa nghiền ........................................................................................ 37
Hình 4.2: Cấu tạo ngoài máy nghiền đợt 1 ................................................................... 38
Hình 4.3: Cấu tạo ngoài máy nghiền đợt 2 ................................................................... 39

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy là sản phẩm tiêu dùng quan trọng, là một trong những nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của con người trong lĩnh vực cuộc sống: giáo dục, hành chính, sinh hoạt,
dịch vụ, vệ sinh,... Ngành công nghiệp giấy cũng tạo ra việc làm cho nhiều người từ
khâu trồng rừng làm nguyên liệu đến khâu sản xuất và phân phối sản phẩm giấy. Vì
vậy, nghành giấy có sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Hiện nay vấn đề tiêu thụ giấy ngày càng gia tăng. Các sản phẩm giấy trong nước
không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập khẩu lượng lớn bột giấy và giấy từ nước
ngoài. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng suất và chất lượng bột sản xuất để gia tăng
lượng giấy sản xuất và phục vụ cho nghành giấy trong nước. Vì vậy việc nghiên cứu
cải tiến dây chuyền, là rất cần thiết để nâng cao hiệu suất và chất lượng bột.
Công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt cơ (CTMP) trên thế giới phát triển rất mạnh, có
thể thay thế một phần đáng kể bột giấy hóa học. Công nghệ này đã được ứng dụng ở
nhà máy giấy Tân Mai và thu được một số thành công nhất định từ nguyên liệu gỗ keo
lai. Trong đó, phải nói rằng máy nghiền là trái tim của phân xưởng CTMP, quyết định
làm ra bột chính ở đây. Quá trình nghiền sẽ giúp các xơ sợi tách khỏi nhau và biến đổi
các đặc tính bề mặt của chúng. Khi máy nghiền hoạt động, các dao nghiền sẽ gây ra
lực cắt và nén ép dòng bột đưa vào máy nghiền làm cho sợi bị cắt ngắn, chổi hoá và
trương nở trong nước tạo điều kiện tốt cho quá trình sàng chọn và làm sạch. Việc biến

đổi các đặc tính của xơ sợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất quan trọng của
giấy thành phẩm như: định lượng, độ bền, độ đục và độ trắng...
1.2. Mục tiêu và mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
 Thu thập các thông số quá trình nghiền và ảnh hưởng của quá trình nghiền lên
các công đoạn sản xuất bột khác.
 Phân tích ảnh hưởng của quá trình nghiền lên chất lượng bột.
1


 Từ các thông số, đưa ra các thông số tối ưu ở công đoạn nghiền trong quá trình
sản xuất bột CTMP hiệu quả.
1.2.2. Mục đích
Nghiên cứu và đưa ra các thông số cho quá trình nghiền trong dây chuyền sản
xuất. Từ đó rút ra các thông số cho việc sản xuất bột CTMP tối ưu, phù hợp với loại
nguyên liệu sử dụng là keo lai.
1.3. Giới hạn đề tài
Về đối tượng: Khảo sát công nghệ CTMP với nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai.
Về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào quá trình nghiền và phân tích ảnh
hưởng của nó đến chất lượng bột CTMP.
Về phạm vi: Đề tài khảo sát dựa trên số liệu thu thập được tại phân xưởng
CTMP, phòng kĩ thuật sản xuất công ty giấy Tân Mai và một phần nguồn nguyên liệu
từ bên ngoài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Giấy Tân Mai

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Giấy Tân Mai
Công ty Giấy Tân Mai là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty giấy
Việt Nam, được xây dựng tại thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai, nằm dọc theo quốc
lộ 15 cách trung tâm thành phố Biên Hòa 2km về hướng Đông Bắc, là một đơn vị sản
xuất giấy lớn nhất phía Nam với quy mô sản xuất hiện đại, áp dụng kĩ thuật tiên tiến
trên thế giới với đội ngũ công nhân viên lành nghề, cán bộ năng động, sáng tạo. Sản
phẩm giấy có mặt trên thị trường toàn quốc và trở thành mặt hàng thân thuộc với
khách hàng trên mọi miền đất nước, sẵn sàng đáp ứng và làm thõa mãn yêu cầu của
khách hàng với phương châm “cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá
cạnh tranh”. Giấy in báo là mặt hàng chiến lược chiếm ưu thế thị thị trường trong
nước, chiếm tỷ lệ 50 - 60% tổng sản lượng của công ty. Sản phẩm giấy của công ty
được khách hàng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền từ
năm 1997 đến nay. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được tổ chức BVQI Anh
Quốc chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 vào năm 2001. Bên cạnh đó công ty cũng
đã đạt được chứng nhận về môi trường ISO 14001, SA 8000 vào năm 2003. Năm 2005
sau khi sát nhập Công ty Giấy Bình An, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và có mặt
trên thị trường chứng khoán. Tất cả những thay đổi trên đều nhằm mục đích nâng cao
chất lượng, sản lượng của công ty và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán
bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty Giấy Tân Mai được thành lập ngày 14/10/1958 do chính phủ Việt Nam
và công ty hoa kỳ Parsons and Whittemore cùng góp vốn với tên gọi Công ty Kỹ nghệ
Giấy Tân Mai viết tắt Cogivina. Đầu năm 1970, quỹ tiết kiệm và tương trợ quân đội
chính phủ mua lại cổ phần của Parsons and Whittemore và bán 5% cổ phiếu ra ngoài,
kể từ đó việc điều hành công ty do toàn người Việt Nam nắm giữ. Sau ngày
3


30/04/1975 Công ty Cogivina được bộ công nghiệp nhẹ tiếp quản và đổi tên thành

Công ty Giấy Tân Mai, nay là bộ công nghiệp.
Hiện nay sau khi được phục hồi bởi các công trình của Pháp và Thủy Điển quy
mô của công ty đã được nâng lên rõ rệt với những dây chuyền công nghệ và thiết bị
đứng đầu trong nghành:
 Dây chuyền sản xuất bột CTMP với công suất 40.000 tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất bột DIP với công suất 20.000 tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất bột OCC với công suất 30.000 tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất giấy in báo: khổ rộng 4,8 m, vận tốc thiết kế 650
m/phút, công suất 45.000 tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất giấy coucher, công suất 45.000 tấn/năm.
 02 dây chuyền sản xuất giấy trắng cao cấp và giấy bao bì: khổ rộng 2,8 m,
vận tốc thiết kế 250 m/phút, công suất 12.000 tấn/năm/dây chuyền.
Đầu năm 2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức chuyển hình thức kinh doanh
sang công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai cho đến nay.
Tên giao dịch

: TÂN MAI PAPER JONT STOCK COMPANY.

Tên viết tắt

: GTM

Địa chỉ

: Phường Thống Nhất - Tp.Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.

Tổng tài sản

: 1.250 tỷ đồng.


Tổng số CB.CNV : 1700 người.
2.1.2.2. Quá trình phát triển của nhà máy
- Ngày 14/10/1958 được thành lập với tên gọi Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam
(COGIVINA) - Parsons And Whittemore.
- Năm 1959 khởi công xây dựng nhà máy giấy số 1 với công suất 9000 tấn giấy
/năm và phân xưởng bột mài công suất 5000 tấn bột /năm.
- Năm 1963 xây dựng nhà máy giấy số 2 cùng công suất như máy giấy số 1.
Ngày 30/4/1975 trở thành xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ với tên
gọi là Giấy Tân Mai.
- Năm 1978 mở rộng nhà máy theo dự án SOGEE với sự hợp tác giữa 2 chính
phủ Việt Nam và Công hòa Pháp: đầu tư hệ thống máy giấy số 3 với công suất 40.000
tấn/năm và Phân xưởng bột nhiệt cơ (TMP) công suất 40.000 tấn/năm.
4


- Năm 1988 sát nhập các đơn vị: Xí nghiệp vận tải nguyên liệu, Trường công
nhân kỹ thuật giấy, Ban quản lý công trình mở rộng vào Giấy Tân Mai và được gọi là
Xí nghiệp Liên Hiệp Giấy Tân Mai theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
- Năm 1990 hệ thống máy giấy số 3 được đưa vào hoạt động.
- Năm 1992 Xí nghiệp Liên Hiệp Giấy Tân Mai đổi tên thành Công ty Giấy Tân
Mai, tên giao dịch COGITA.
- Năm 1997 ký hợp đồng với ALLIMAND nâng cấp máy giấy số 3 lên 45.000
tấn/ năm, nâng cấp máy giấy số 2 lên 10.000 tấn/ năm.
- Năm 1999 lắp đặt dây chuyền khử mực giấy vụn (DIP) công suất 20.000 tấn/
năm.
- Năm 2002 xây dựng và chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000, SA 8000 và lắp đặt dây chuyền giấy vụn OCC công suất 30.000 tấn/
năm.
- Năm 2003 xây dựng và chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 14000 và đưa dây chuyền xử lý giấy vụn carton OCC vào hoạt động.

- Năm 2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định số 2947/QĐ - TCCB về
việc cổ phần hóa Công ty Giấy Tân Mai, và trong cùng ngày Bộ Trưởng Bộ Công
Nghiệp cũng ký quyết định số 2948/QĐ về việc cổ phần hóa Công ty Giấy Bình An.
- Ngày 01/06/2005 Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết định số 1934/QĐ TCCB về việc sát nhập công ty Giấy Bình An vào công ty Giấy Tân Mai.
- 2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức mang tên Công ty Cổ phần Giấy Tân
Mai.
- 2008 hợp nhất với Công ty Cổ phần Giấy Đồng Nai, nâng sản lượng giấy lên
140.000 tấn/năm. Chính thức mang tên Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tân Mai.
2.2. Giới thiệu công nghệ sản xuất bột CTMP
2.2.1. Khái niệm bột CTMP
Từ khi phương pháp sản xuất bột cơ học ra đời, nó góp một phần sản lượng
không nhỏ trong tổng lượng bột cung cấp cho nghành sản xuất giấy. Phương pháp sản
xuất bột cơ học đầu tiên là phương pháp mài, bột thu được từ phương pháp này do lực
ma sát giữa đá mài và gỗ, xơ sợi được tách ra. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp
mài cho xơ sợi có độ bền cơ học kém, năng lượng tiêu hao cho mài lớn, lượng thải lớn.
5


Để khắc phục những nhược điểm trên phương pháp nghiền ra đời. Lúc đầu
nghiền chỉ đơn thuần là cho nguyên liệu gỗ đã được xử lý sơ bộ như cắt thành dăm rồi
đưa vào máy nghiền, dưới áp lực nghiền xơ sợi được tách ra. Do yêu cầu những tính
chất mới của bột ngày càng cao, cũng như hiệu quả kinh tế các phương pháp nghiền có
điều kiện đã ra đời như nghiền ở nhiệt độ cao, áp suất cao, có tiến hành xử lý hóa chất
trước lúc đưa vào nghiền hoặc có sự phối hợp giữa các điều kiện trên. Mỗi loại bột sản
xuất ra theo công nghệ nào thì có tên theo phương pháp sản xuất đó. Ví dụ bột:
- TMP mảnh được xử lý sơ bộ bằng xông hơi, sau đó được mang đi nghiền hai
giai đoạn.
- CTMP mảnh được xử lý hóa chất tiếp đến xông hơi và sau cùng là nghiền
hai giai đoạn.
- TCMP mảnh được xông hơi tiếp đến xử lý hóa chất sau đó là nghiền hai giai

đoạn...
Mục đích của các quá trình tiền xử lý là làm mềm dăm mảnh giúp cho quá trình
tiêu tốn ít năng lượng hơn, đồng thời cho bột có tính chất cơ lý tốt hơn. Việc sử dụng
các giai đoạn tiền xử lý tùy thuộc vào yêu cầu bột được sản xuất, nguyên liệu sử
dụng... Do yêu cầu tính chất bột cũng như hiệu quả kinh tế, dây chuyền TMP được
nâng cấp lên thành dây chuyền sản xuất bột CTMP. Dăm ban đầu được xử lý sơ bộ
bằng hóa chất; sau đó tiến hành nghiền hai giai đoạn, giai đoạn một nghiền ở áp suất
cao, giai đoạn hai nghiền ở áp suất khí quyển. Trong dây chuyền TMP có lắp thêm vis
thẩm thấu để xử lý dăm mảnh bằng hóa chất trước lúc đưa lên thiết bị xông hơi, dây
chuyền TMP trở thành dây chuyền CTMP.
2.2.2. Qui trình sản xuất bột CTMP
Các công đoạn chính trong dây chuyền:
 Sản xuất dăm
 Rửa, thẩm thấu, gia nhiệt
 Nghiền xơ sợi
 Sàng chọn và làm sạch
 Cô đặc và tẩy trắng.
2.2.2.1. Công đoạn sản xuất dăm mảnh
6


Nguyên liệu sau khi thu hoạch được vận chuyển về nhà máy bằng đường thủy
hay đường bộ.
Xử lý nguyên liệu bao gồm việc bảo quản và gia công nguyên liệu:
 Bảo quản: Bằng các kho hoặc bãi chứa để tồn trữ và bảo quản gỗ.
 Gia công nguyên liệu: Là quá trình xử lý để loại bỏ tạp chất (cành lá, vỏ,
mấu mắt, cát...) bao gồm các công đoạn: bóc vỏ, chặt thành dăm mảnh, sàng dăm
mảnh, tồn trữ dăm mảnh (tại các bãi chứa).
Dăm mảnh được sản xuất qua các thiết bị chính:
- Tang bóc vỏ: gỗ được đưa vào tang bóc vỏ để làm sạch vỏ cây trước khi chặt

dăm. Tang bóc vỏ là một thùng hình trụ, thành thùng là một ống kim loại có
khoang lỗ, và quay trên các con lăn bằng bánh xe cao su, bên trong có các gờ
bằng kim loại nhô lên thành tang (dao bóc vỏ). Gỗ được đưa vào và tang quay sẽ
tạo lực ma sát gỗ - gỗ và gỗ - dao, vỏ được bóc ra và rơi ra ngoài tang và gỗ sẽ
tịnh tiến về phía trước.
- Máy chặt dăm: sau khi được bóc vỏ sạch, gỗ được các băng tải con lăn để
vòi phun nước rửa sạch cát, đá, đất,... rồi được điều phối vào máy chặt dăm
mảnh. Máy chặt dăm là một thiết bị mâm quay trên đó được gắn các dao và một
dao đế ngay đầu vào máy chặt. Mâm dao bay được đặt lệch tâm tạo thành lực cắt
rất lớn để cắt gỗ thành dăm mảnh. Nhờ cánh quạt gắn trên mâm dao, dăm được
thổi lên cyclon. Tại cyclon dăm mảnh được trộn đều và hơi sương nước phun
vào, nhằm tránh tạo bụi của các mảnh vụn nhỏ thổi ra ngoài không khí. Dăm
mảnh được rơi xuống sàng rung 3 cấp lưới để phân loại dăm.
2.2.2.2. Công đoạn rửa, thẩm thấu và gia nhiệt dăm mảnh
Dăm từ bãi chứa được các băng tải đưa vào bình gia nhiệt sơ bộ với nhiệt độ từ
75 - 950C để làm chảy các thành phần bám dính vào dăm mảnh để thuận lợi cho công
việc rửa.
- Thiết bi rửa dăm: gồm một cánh khuấy quay tròn vớt dăm mảnh ra khỏi nước và
chuyển sang vis ép vắt. Còn những tạp chất nặng (cát, đá, kim loại,...) sẽ rơi xuống
hình côn của thiết bị rửa rồi thải bỏ ra ngoài. Dăm được qua máy rửa sạch và ép vắt
đạt độ ẩm đồng đều 40-60%. Từ vis ép vắt, dăm được đưa xuống cơ cấu phân phối
hình trái khế, rồi vào vis nạp liệu hình côn (nhờ có cơ cấu chống thổi ngược, dăm được
7


thổi ngược và đuổi không khí ra khỏi dăm mảnh đưa vào vis thẩm thấu), nếu dăm
mảnh thừa sẽ được trử về thiết bị gia nhiệt sơ bộ bằng vis hồi lưu.
- Thiết bị thẩm thấu: là vis xoắn đứng, dăm được cho từ dưới lên giúp tăng thời
gian thẩm thấu hóa chất với dăm mảnh làm cho hóa chất thấm sâu vào các mao mạch
gỗ, làm cho mảnh nguyên liệu trương nở làm tăng độ bền cơ lý và giảm năng lượng

tiêu thụ trong quá trình nghiền.
- Thiết bị gia nhiệt: có dạng hình côn, sử dụng áp lực hơi sơ bộ (áp suất khí
quyển, nhiệt độ 80 - 950C). Mục đích gia nhiệt là làm ấm dăm mảnh và cân bằng độ
ẩm của dăm mảnh trước khi nghiền. Dăm mảnh được nạp vào bởi ống vis nạp liệu và
được gia nhiệt bằng hơi thu hồi từ quá trình nghiền giai đoạn đầu hoặc lượng hơi từ
nhiệt tái sinh. Yếu tố nhiệt độ sẽ làm cho các thớ gỗ trở nên trương nở mạnh làm cho
hóa chất dễ dàng thẩm thấu và làm cho dăm mềm dẻo hơn.
Dăm mảnh từ thiết bị được xả ra thiết bị dạng ống vis hoặc vis tải áp lực mở để
nạp liệu cho hệ thống nghiền.
2.2.2.3. Công đoạn nghiền dăm bột
Công đoạn này thực chất dùng đĩa nghiền để chà sát phá vỡ các liên kết trong gỗ
thành các xơ sợi riêng biệt thông qua lực ma sát. Có 2 giai đoạn nghiền:
- Nghiền đợt 1: nghiền có áp lực bằng hơi với áp suất nghiền 1,5 - 2,5 bar
nhằm tách rời liên kết trong gỗ thành các chùm xơ sợi. Nồng độ sau nghiền 40 50%, độ nghiền khoảng 15 - 250SR
- Nghiền đợt 2: cũng là nghiền đĩa nhưng nghiền ở áp suất thường, nhằm tinh
chỉnh và tách các chùm xơ sợi riêng biệt, nồng độ nghiền từ 20 - 25%, độ nghiền
từ 25 - 350SR.
Nguyên tắc làm việc của máy nghiền đĩa: việc nghiền được thực hiện do 2 đĩa
phẳng, trên đĩa có các đập là dao nghiền. Các đĩa có cấu tạo dao khac nhau về răng
(ngược nhau). Trong máy nghiền đĩa với 1 đĩa quay thì bột hoặc dăm mảnh được đưa
vào 1 đường ở tâm đĩa cố định. Do lực ly tâm làm cho bột văng ra từ khu vực nghiền
giữa 2 đĩa ra ngoài vành đĩa và ra ngoài vỏ máy rồi theo ống đi ra.
2.2.2.4. Công đoạn sàng chọn và làm sạch
 Sàng chọn:

8


Mục đích của công đoạn sàng là tách loại khỏi dòng bột những xơ sợi có kích
thước lớn hơn những sợi bình thường. Thiết bị thường được dùng là sàng áp lực.

Nguyên lý làm việc của quá trình sàng: sàng áp lực có một lô quay, trên lô này có
các mát nhô ra hình bán cầu nhằm tạo sự xáo trộn và rung đập đồng đều dung dịch bột
khắp lưới sàng. Lưới sàng gắn trên 1 khung có roto quay tạo lực ly tâm. Bột vào sàng
tiếp tuyến với sàng nhờ lực ly tâm. Những xơ sợi hợp cách lọt qua lỗ sàng nhờ trọng
lực hoặc sự chênh lệch áp lực giữa hai bên mặt tấm sàng tạo thành dòng bột hợp cách,
và dòng bột được tháo ra cũng tiếp tuyến với lưới sàng. Còn những sợi lớn hơn hoặc
quá dày bị mắc lại lỗ tạo thành dòng bột không hợp cách, nhờ cánh quạt kéo xuống
bên dưới qua cửa thải. Để hiệu quả sàng cần chú ý nồng độ bột và chêch lệch áp suất
vào ra của dung dịch bột.
 Làm sạch:
Mục đích của công đoạn lọc là loại khỏi dòng bột những tạp chất nặng: sạn, cát,
mảnh kim loại,... và các thành phần xơ sợi không hợp cách.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: thiết bị có thân rỗng, phần trên là hình trụ, phần
dưới là hình côn. Dòng bột cần lọc được bơm dưới áp lực nhất định vào phần trên của
thân theo phương tiếp tuyến, nó sẽ chuyển động xoáy trong phần hình trụ. Dưới tác
dụng của lực ly tâm, những phần tử có trọng lượng cao sẽ chịu lực ly tâm lớn hơn nên
bị văng ra ngoài sát với thành thiết bị, rồi do tác dụng của trọng lực nó sẽ chuyển động
dần xuống phía dưới và thoát ra ngoài theo cửa đáy thiết bị; còn những phần tử có
trọng lượng riêng nhỏ hơn chịu lực ly tâm yếu hơn nên chuyển động phía gần tâm, rồi
theo dòng chuyển động xoáy xuống phía dưới gặp phần đáy hình côn chịu lực ly tâm
sẽ bị dội lại và chuyển động ngược lên phía trên, thoát ra ngoài theo lối thoát ở tâm
phần trên của thiết bị lọc.
2.2.2.5. Công đoạn cô đặc và tẩy trắng
 Cô đặc bột:
Sau khi bột có nồng độ rất thấp 1 - 1,2%. Bột cần phải cô đặc qua hệ thống tang
quay lô lưới để tháo nước cô đặc bột  9%. Mục đích của thiết bị cô đặc là việc tách
nước nâng nồng độ bột lên cao giúp giảm tiêu tốn hóa chất, loại bớt tạp chất và giúp
kiểm soát pH dễ dàng hơn trong quá trình tẩy trắng.

9



Thiết bị cô đặc là tang quay lô lưới. Dung dịch bột đi vào thiết bị nhờ lô lưới
quay, nước thoát vào bên trong vào các nang để thoát ra ngoài. Dưới tác dụng của lực
hút chân không, bột được lô ép ép dính và được dao cạo bóc bột ra khỏi lô ép. Lực hút
chân không được tạo ra là do chênh lệch mức nước bên trong lòng tang và mức dung
dịch bột bên ngoài tạo ra. Khi tang quay, guồng nước bên trong sẽ chuyển động tạo
nên lực hút rất lớn, hút nước của dung dịch bột bên ngoài tang vào bên trong lòng
tang.
 Tẩy trắng bột:
Bột sau khi cô đặc thường có độ trắng thấp hơn nhu cầu sử dụng. Mục đích của
công đoạn tẩy trắng là làm tăng độ trắng cho bột mà không gây ra phản ứng hòa tan
lignin bằng cách biến đổi cấu trúc chất mang màu của lignin thành những nhóm không
mang màu mà không loại bỏ hẳn lignin ra khỏi xơ sợi. Tác nhân tẩy chính là H2O2. Độ
trắng của bột sau khi tẩy thường sau một thời gian ngắn vài ngày, nhất là dưới ánh
sáng và nhiệt độ làm cho lignin biến màu làm bột bị ngã màu.
2.3. Giới thiệu nguyên liệu sử dụng trong công nghệ sản xuất bột CTMP
Gỗ mềm (gỗ lá kim): Là loại gỗ từ cây thực vật hạt trần. Xơ sợi thu được từ gỗ lá
kim thường có kích thước lớn hơn hẳn xơ sợi từ gỗ lá rộng. Vd: Tùng, thông...
Gỗ cứng (gỗ lá rộng): Là loại gỗ từ cây thực vật hạt kín. Thông thường gỗ cứng
có độ chặt cao hơn và cứng hơn gỗ mềm, xơ sợi ngắn hơn so với gỗ mềm. Vd: Cây
dương, bạch đàn, keo lai...
Các nguyên liệu phi gỗ: Là các loại thực vật ngắn ngày. Vd: Tre, nứa, rơm, rạ,
bông, đay...
Công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt cơ (CTMP) thích hợp với loại nguyên liệu gỗ
mềm có thớ sợi dài. Trước nhà máy sử dụng nguyên liệu gỗ từ cây thông, sau này
thông được xuất khẩu sang các nước với giá thành cao hơn. Nguyên liệu keo lai được
thay thế chính vào mục đích kinh doanh của nhà máy.
2.3.1. Đặc điểm cây keo lai
Keo lai mang tính trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm về hoa, hạt và

hình dáng thân cây,... song nó có ưu thế hơn nhiều so với cây bố mẹ về sinh trưởng
nhanh (Theo Huỳnh Đức Nhân).

10


Keo lai là một trong những loài cây mọc nhanh nhất trong số các loài cây gỗ đang
được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay. Keo lai trồng ở khu vực Đông Nam Bộ
có khả năng sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng bình quân về đường kính có thể đạt từ
2,38 - 2,52 cm/năm và chiều cao có thể đạt từ 3,64 - 3,56 m/năm. Trữ lượng cây đứng
có thể đạt từ 136 - 180 m3/ha, tăng trưởng bình quân đạt từ 27,2 - 36,0 m3/ha/năm. Chu
kỳ kinh doanh của keo lai phục vụ cho ngành công nghiệp giấy thông thường từ 7 - 10
năm, có nơi 6 năm đã khai thác. Keo lai tập trung ở Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ và
Tân Tạo (Tp. Hồ Chí Minh), Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên,... (Nguồn:
www.fsiv.org.vn).
2.3.2. Các kết quả nghiên cứu về cây keo lai
Đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng keo lai làm nguyên liệu cho sản xuất
giấy và kết quả cho thấy rằng đây là nguyên liệu rất thích hợp cho sản xuất giấy.
Bảng 2.1: Độ bền cơ học của bột giấy
Keo lá tràm
Chỉ tiêu đánh giá

Trước
tẩy

Keo tai tượng

Sau tẩy

Trước

tẩy

Sau tẩy

Keo lai
Trước
tẩy

Sau tẩy

Độ chịu kéo (m)

6670

5660

6852

6539

8400

7100

Độ chịu gấp (đôi lần)

820

417


440

305

1300

790

Độ tro (%)

1,5

0,9

1,3

0,9

1,2

1,0

Độ trắng (%ISO)

82

81

85


Nguồn: Viện công nghiệp giấy.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của gỗ keo lai và hai loài bố mẹ ở tuổi Ba Vì
Tỷ lệ % các chất (so với
Keo lai
nguyên liệu khô tuyệt đối)
Xenlulo
49,00
25,65
Lignin
20,52
Pentozan
Chất tan trong benzen
3,35
Chất tan trong NaOH 1%
13,50
Chất tan trong nước nóng
3,65
Chất tan trong nước lạnh
2,40

11

Keo lá tràm
47,64
25,65
20,60
4,54
13,11
3,58
1,88


Keo tai tượng
49,05
22,55
22,27
3,35
13,50
3,65
2,40


Nguồn: Viện công nghiệp giấy - xenlulo thuộc bộ công nghiệp nhẹ (Lê Đình Khả, Lê
Quang Phúc, 1995)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng xenlulo trong keo lai cao hơn keo lá
tràm. Tuy xenlulo là thành phần cơ bản của bột giấy, song khi đánh giá sơ bộ về khả
năng sản xuất bột giấy ta dựa trên tổng số các chất xenlulo, lignin và pentozan. Từ các
số liệu ở bảng 2.2 thì có thể thấy tổng các chất có thể sản xuất bột giấy trong keo lai
(95,2%) cao hơn keo lá tràm (93,4%), cao hơn keo tai tượng (94,2%)
Từ đó đến nay, các nghiên cứu về keo lai vẫn được tiến hành nhằm chọn ra các
giống lai phù hợp nhất cho từng vùng lập địa khác nhau. Tại một số vùng như Vĩnh
Phúc, Đồng Nai..., cây keo lai đã được đưa vào sản xuất đại trà làm nguyên liệu giấy
và đã khẳng định được ưu thế lai: Sau 4 năm năng suất có thể đạt 114 m3/ha.
Có thể nói trong tương lai, cây keo lai sẽ là một trong những cây nguyên liệu
quan trọng trong công nghiệp giấy. Đối với bột hóa học, cây keo lai đã dần khẳng định
tính ưu việt của mình.
Bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP) đi từ nguyên liệu là keo lai. Tại Việt Nam
mới chỉ có Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai đưa vào sản xuất thay thế gỗ thông và thu
được một số thành công nhất định. Bột chủ yếu dành cho sản xuất giấy in và giấy viết.
Bảng 2.3: Chất lượng bột từ keo lai theo phương pháp (BCTMP)
Hiệu suất (%)


92 - 95

Độ chịu kéo (m)

 300

Độ trắng sau tẩy

70

Giai đoạn thẩm thấu bằng NaOH: 3 - 3.5% NaOH; 0,4 - 0,5% DTPA; Nhiệt độ: 
800C; Thời gian: 3 - 6 phút.
Giai đoạn tẩy trắng bằng H2O2: 2 - 6% H2O2; 2,5 - 6% Na2SiO3; 1,5 - 4% NaOH;
Nồng độ tẩy:  12%; Nhiệt độ: 70 - 750C; Thời gian: 4 - 6 giờ.
Hiện nay keo lai đang được quy hoạch trên diện rộng để làm nguyên liệu sản xuất
bột giấy. Tại Công ty Giấy Tân Mai, keo lai là nguyên liệu chính chiếm 70% so với
các loại nguyên liệu thông, cao su, tràm,... để sản xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng.
Bảng 2.4: Thành phần hóa học nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai
STT

Các chỉ số

Hàm lượng (%)
12


1

Xenluloz


48,0

2

Lignin

23,6

3

Pentozan

18,1

4

Chất trích ly (axeton)

4,61

5

Tan trong NaOH 1%

11,8

6

Tan trong nước nóng


4,15

7

Tan trong nước lạnh

3,06

8

Tro

0,61

Nguồn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng từ
gỗ keo lai, ThS. Cao Văn Sơn, Viện công nghiệp giấy.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền
2.4.1. Vật liệu xơ sợi ban đầu
Mỗi loại xơ sợi làm từ các loại gỗ khác nhau có cấu trúc, thành phần hoá học, đặc
biệt là mức độ polyme hoá của xenlulo hoá khác nhau, dẫn đến khả năng chịu tác động
từ máy nghiền cũng khác nhau.
- Sợi có độ polyme hoá thấp thì có nhiều hemixenlulo, đây là thành phần hút
nước và dễ bị chổi hoá trong khi nghiền.
- Xơ sợi từ bột gỗ lá rộng dễ nghiền hơn xơ gỗ lá kim, ít tiêu hao năng lượng.
- Bột đã tẩy trắng thì dễ nghiền hơn: lignin trong bột không hút nước nên cản trở
quá trình trương nở của sợi, khi tẩy bột lignin bị loại bớt sẽ tăng khả năng thấm hút
nước của bột. Hơn nữa lignin không tan trong nên khi bị giải phóng vào hỗn hợp bột nước khi nghiền sẽ tăng trở lực cho dao nghiền, dẫn đến hiệu quả nghiền bột giảm.
4.2.2. Về thiết bị
- Vật liệu dao nghiền: thường làm bằng kim loại hay hợp kim

- Khoảng cách giữa hai đĩa nghiền: ảnh hưởng đến lực cắt bột khi nghiền.
- Thể tích khoang nghiền: cho phép bao nhiêu lượng bột - nước đi qua nó trong
một đơn vị thời gian hay còn gọi là tải trọng cho phép.
4.2.3. Vận hành
- Nhiệt độ: nhiệt độ môi trường nghiền tăng do ma sát giữa bột - bột, bột - lòng
ống dẫn, bột - thiết bị nghiền. Nghiền bột là quá trình toả nhiệt nên khi nhiệt độ môi

13


trường tăng thì hiệu quả nghiền sẽ giảm. Do đó thời gian nghiền tăng lên và năng
lượng cần thiết cũng tăng lên.
- Độ pH: Xenlulo hút nước mạnh và bị trương nở trong môi trường kiềm, pH tốt
nhất trong khoảng 10 - 11, sợi mềm dẻo thì trở lực nghiền giảm, rút ngắn thời gian
nghiền và giảm năng lượng nghiền.
- Nồng độ bột: khi tăng nồng độ bột, mật độ bột giữa các dao nghiền tăng, lực cắt
sẽ phân đều cho nhiều sợi nên giảm được sự cắt ngắn sợi, đồng thời tăng sự chổi hóa.
Nhưng do tăng tải trọng nghiền nên cũng hao tốn nhiều năng lượng hơn.

Hình 2.1: Kết quả nghiền bột ở nồng độ cao và thấp
- Áp lực dao nghiền: phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách giữa hai đĩa nghiền.
Khoảng cách là 0 - 1 mm, áp lực cao thì dễ cắt ngắn sợi. Khoảng cách 0,5 - 0,8 mm
cho vùng chổi hóa sợi. Khoảng cách 0,2 - 0,4 mm với vùng nghiền nhẹ và khoảng cách
0,1 - 0,2 mm cho vùng nghiền nhanh. Áp dụng các giá trị này vào nghiền bột sẽ giúp
tăng hiệu quả quá trình nghiền, đồng thời đạt được các yêu cầu cần thiết đối với bột
sau nghiền.
- Thời gian nghiền: thời gian nghiền tăng thì độ nghiền tăng do sợi bị mỏi khi
chịu lực trong thời gian dài, chúng bị cắt ngắn và chổi hoá nhiều hơn. Năng lượng
nghiền tiêu hao cũng tăng lên.
- Tần số nghiền: ảnh hưởng đến xơ sợi nhờ số lần tác động lên sợi trong một đơn

vị thời gian. Đó chính là tốc độ của rotor trong quá trình nghiền. Nghiền ở tần số cao
bột dễ bị cắt ngắn vì dao nghiền sẽ tiếp xúc được với ít bột hơn.
14


Hình 2.2: Mối liên hệ giữa tốc độ quay của rotor và năng lượng nghiền
- Năng lượng nghiền: Năng lượng nghiền tiêu hao là nhân tố kinh tế cần phải
được tính toán kỹ lưỡng để tránh hao phí và đem lại hiệu quả nghiền cao nhất. Việc
phối hợp các đặc tính cơ bản của máy nghiền cùng với điều kiện vận hành khi tiến
hành nghiền bột sao cho hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình chuẩn bị bột.
Tất cả những yếu tố trên đều góp phần gây ra sự cố đến quá trình nghiền: nghẹt
dăm mảnh, thiếu gió, thiếu hơi, thiếu nước. Do đó sẽ có đường nước trắng bổ sung
nhằm điều chỉnh nồng độ bột và làm mát máy nghiền, điều chỉnh lượng gió đưa phù
hợp.
2.5. Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến chất lượng bột CTMP
2.5.1. Các tác động của nghiền lên xơ sợi
- Chổi hoá sợi: Xơ sợi cấu tạo từ các bó vi xơ, khi chịu tác động nghiền, các vi xơ
này được giải phóng một đầu khỏi bó xơ, đầu còn lại vẫn liên kết với nhau trên xơ sợi,
đây là hiện tượng sợi bị chổi hoá. Sợi bị chổi hoá nhiều thì tăng được diện tích tiếp xúc
với nước và với các xơ sợi khác.

15


×