Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI VIỆC CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ VIỆC NHẬN RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH THỊNH HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.31 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯƠNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************************************

KIM THỊ KHÊL

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁC YẾU TỐ CHI
PHỐI VIỆC CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ VIỆC NHẬN RỪNG
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH THỊNH
HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**********************************

KIM THỊ KHÊL

TÌM HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁC YẾU TỐ CHI
PHỐI VIỆC CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ VIỆC NHẬN RỪNG
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH THỊNH
HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU



Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gởi đến:
Lời cảm ơn đầu tiên, con xin gởi đến ba mẹ, người đã nhọc nhằng nuôi con
khôn lớn, đã hết lòng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ và động viên con trong suốt quá
trình học tập để con có được ngày thành công như hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Quốc Bình, đã hướng đã
trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tân tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi
được nghiên cứu học tập trong suốt thời gian 4 năm học đại học
Xin chân thành cảm ơn anh Lê Hoàng, Phó Hạt Kiểm Lâm liên huyện tỉnh
Bạc Liêu và anh Viện, bí thư xã Vĩnh Thịnh huyện Hòa Bình thỉnh Bạc Liêu đã tạo
điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong thời gian thu thập các số liệu, tài liệu liên
quan đến đề tài.
Xin cảm ơn UBND xã vĩnh thịnh huyện Hòa Bình tỉnh bạc liêu đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cám ơn những người bạn cùng chuyên ngành mà tôi đã

quen biết, những người đã cùng tôi chia sẻ niềm vui nỗi buồn, những người đã
giúp tôi vượt qua những khó khăn về mặt học tập lẫn tinh thần trong suốt chặng
đường 4 năm học đại học.
Xin thân thành cảm ơn.
TP.HCM, tháng 06 năm 2012

KIM THỊ KHÊL

ii 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về: “Tìm hiểu những khó khăn và các yếu tố chi phối việc
chia sẻ lợi ích từ việc nhận rừng của người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình,
tỉnh Bạc Liêu”, được thực hiện từ ngày 10/03/2012 đến 15/06/2012, nhằm tìm ra
các giải pháp khắc phục các bất lợi đến việc chia sẻ lợi ích của người dân nhận
khoán rừng và đất rừng tại xã Vĩnh Thịnh.
Các nghiên cứu trong đề tài được thực hiện bằng cách: tìm hiểu những hộ gia
đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại khu vực rừng phòng hộ ven biển xã Vĩnh
Thịnh tỉnh Bạc Liêu bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình theo bảng câu hỏi
phỏng vấn và các câu hỏi bán cấu trúc khác; tu thập những thông tinh có sẵn ở địa
phương và các cơ quan ban ngành có liên quan; sử dụng phần mềm để xử lý số liệu
điều tra được, tổng hợp và phân tích số liệu.
Qua nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
 Hiểu được đời sống, kinh tế của người dân sau khi tiếp nhận chủ trương
khoán bảo vệ rừng của Đảng và Nhà Nước đưa ra.
 Thấy được những thuận lợi và khó khăn đối với người nhận khoán bảo vệ
rừng dựa vào các yếu tố chi phối việc chia sẻ lợi ích từ việc nhận giao khoán
rừng và dất lâm nghiệp tại nơi đây.
 Hiệu quả của chương trình giao khoán bảo vệ rừng được thể hiện khá rõ:

o

Về mặt xã hội, nâng cao ý thức cho người dân trong việc quản lý, bảo
vệ rừng.

o Về mặt kinh tế, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống của người dân. Các
vụ vi phạm luật bảo vệ rừng ngày càng giảm đi. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại song song, cần
được giải quyết thực hiện trong giai đoạn sắp tới.
 Những giải pháp cho những khó khăn của người dân.
o Rà soát tình hình giao khoán để kịp thời đánh giá diễn biến của công tác
giao khoán.

iii 


o Hỗ trợ vốn sản xuất cho những hộ được nhận khoán còn gặp khó khăn
về tài chính, thu nhập.
o Nhanh chóng duyệt đơn tỉa thưa của người dân và có những biện pháp
tỉa thưa tán thích hợp.
Đề tài phân tích những khó khăn và những yếu tố chi phối đến việc
chia sẻ lợi ích từ việc nhận rừng của người nhận khoán. Tìm ra các giải
pháp thích hợp để giải quyết, đồng thời cũng là giải quyết những vấn đề
có áp lức đối với rừng phòng hộ ven biển.

iv 


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các từ viết tắt ......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................3
2.1.Tổng quan nghiên cứu ...........................................................................................3
2.1.1.Tìm hiểu về vấn đề giao khoán quản lý và bảo vệ rừng ....................................3
2.1.2.Mục đích của việc giao khoán quản lý và bảo vệ rừng. .....................................3
2.1.3.Cơ sở pháp lý về giao khoán quản lý và bảo vệ.................................................5
2.1.4.Chính sách hưởng lợi trong giao khoán quản lý và bảo vệ rừng .......................6
2.2.Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................7
2.2.1.Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................7
2.2.1.1.Vị trí địa lý ......................................................................................................7
2.2.1.2.Địa hình và đất đai ..........................................................................................7
2.2.1.3.Khí hậu, thời tiết, thủy văn..............................................................................8
2.2.2.Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................................8
2.2.3.Tài nguyên rừng .................................................................................................9
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........10
3.1.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................10
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................10
3.3.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................11
3.3.1.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................11
3.3.1.2.Ngoại nghiệp .................................................................................................12





3.3.1.3. Nội nghiệp ....................................................................................................13
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................14
4.1. Thực trạng giao đất giao rừng tại xã Vĩnh Thịnh...............................................14
4.1.1. Các giai đoạn hình thành và quản lý rừng phòng hộ ven biển ........................14
4.1.2.Hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp .....................................................16
4.1.3. Tiến trình giao đất giao rừng tại xã Vĩnh Thịnh .............................................17
4.1.3.1. Các giai đoạn thực hiện công tác giao đất giao rừng ...................................17
4.1.3.2. Kết quả giao đất khoán rừng tại địa phương ................................................18
4.1.3.3.Sự hưởng lợi thực tế của người dân ..............................................................19
4.1.3.4.Tiến trình giao đất giao rừng trong thực tế ...................................................20
4.2.Sự tác động của việc giao đất giao rừng tới đời sống của người dân .................21
4.2.1.Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. ..................................................................21
4.2.2.Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày người dân ................................................22
4.2.3.Ảnh hưởng từ khai thác lâm sản ......................................................................23
4.3.Các yếu tố chi phối việc chia sẻ lợi ích từ việc nhận rừng và đất lâm nghiệp
trong thời điểm hiện tại .............................................................................................24
4.3.1.Yếu tố bên ngoài cộng đồng nhận giao khoán rừng và đất rừng .....................24
4.3.2.Yếu tố bên trong cộng đồngnhận giao khoán rừng và đất rừng .......................26
4.3.2.1.Những yếu tố có lợi .......................................................................................26
4.3.2.2.Những yếu tố bất lợi......................................................................................28
4.3.2.3.Hướng khắc phục ..........................................................................................33
4.4.Những thuận lợi và khó khăn đối với người nhận giao khoán rừng và đất lâm
nghiệp ........................................................................................................................33
4.4.1.Những thuận lợi đối với người nhận giao khoán .............................................33
4.4.2.Những khó khăn đối với người nhận giao khoán.............................................34
4.5.Các giải pháp chia sẻ lợi ích từ việc nhận khoán rừng và đất rừng ....................36
4.5.1.Các giải pháp từ người dân ..............................................................................37
4.5.2.Các giải pháp thích hợp theo đề xuất của người dân để quản lý và bảo
vệ rừng .....................................................................................................................39


vi 


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................40
5.1.Kết luận ...............................................................................................................40
5.2.Kiến nghị .............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42

vii 


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DT

Diện tích

RPH

Rừng phòng hộ

BQL

Ban quản lý

HKL

Hạt kiểm lâm

NTS


Nuôi thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TSTN

Thủy sản tự nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

PNN & PTNT

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

DT rừng KHSX

Diện tích rừng kết hợp sản xuất

 
viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng rừng tại thời điểm hiện tại ........................................16
Bảng 4.2: Phân chia số hộ theo năm nhận khoán .....................................................18
Bảng 4.3: Chia nhóm hộ theo diện tích nhận khoán ................................................18
Bảng 4.4: Chu kỳ của hoạt động nuôi thủy sản ........................................................27
Bảng 4.5: Tổng thu nhập từ NTS theo diện tích nhận khoán ...................................27
Bảng 4.6: Mức đầu tư theo diện tích nhận khoán.....................................................28
Bảng 4.7: Các loại mức chi theo diện tích nhận khoán. ...........................................29
Bảng 4.8: Nguồn vốn đầu tư của các hộ nhận khoán ...............................................30
Bảng 4.9: Tổng thu, chi theo diện tích nhận khoán..................................................31
Bảng 4.10: Số hộ có con em đang đến trường .........................................................32
Bảng 4.11: Những thuận lợi từ rừng đối với người dân ...........................................34
Bảng 4.12: Số hộ có ý kiến trong việc tỉa thưa rừng ................................................34
Bảng 4.13: Đánh giá phương án sản xuất.................................................................36
Bảng 4.14:Đánh giá tình hình ăn chia trong việc giao khoáncủa các hộ gia đình ...37
Bảng 4.15: Số hộ có ý kiến về việc tăng thêm diện tích nuôi tôm. ..........................37
Bảng 4.16: Nhóm hộ có ý kiến trong việc tỉa thưa...................................................38
Bảng 4.17: Số hộ có ý kiến trong việc chi trả tiền thuê đất .....................................38
Bảng 4.18: Số hộ có ý kiến xem xét việc cấp đất. ....................................................39

ix 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
 

Đối với vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, đất, nước và cây luôn gắn bó mật thiết
với nhũng người dân nơi đây. Điều kiện tự nhiên tại nơi đây luôn chi phối cuộc

sống của họ. Đặc biệt là những người dân ở vùng rừng phòng hộ ven biển của xã
Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu nói. Sự chi phối của cuộc sống và sự
phát triển kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Trong khi đó, rừng Bạc Liêu tập
trung chủ yếu ở vùng ven biển, trải dài trên 54 km, là khu vực có vị trí địa lý xung
yếu về mặt tự nhiên, chịu sự tác động mạnh mẽ của thủy triều gây xói lở và xâm
thực bờ biển; đồng thời cũng đang chịu sức ép do nhu cầu sử dụng đất đai và gỗ củi,
đặc biệt là nhu cầu sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản và làm muối. Tuy rừng và đất
rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu tuy không lớn, nhưng rất giàu tiềm năng và
tính đa dạng sinh học, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững và kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Do đó, nhiều hộ dân
đến đây cư trú dù bất hợp pháp trong lâm phần phòng hộ ven biển Đông, lại không
có công ăn việc làm ổn định nên tiềm ẩn nguy cơ phá rừng còn rất cao. Trong khi
đó, việc thực hiện một số chủ trương, chính sách về rừng và đất rừng còn nhiều bất
cập, các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có
hiệu quả, sẽ gây ra những hậu quả xấu về môi trường sinh thái và làm suy giảm
nhanh chóng các nguồn tài nguyên rừng cũng như tài nguyên thiên nhiên trên địa
bàn toàn tỉnh Bạc Liêu.
Dựa vào các chính sách liên quan đến trồng rừng và giao khoán để người dân
quản lý và bảo vệ rừng của nhà nước. RPH ven biển Bạc Liêu đã được giao khoán
quản lý và bảo vệ với các hình thức giao khoán theo hợp đồng, quy mô, đối tượng
cũng khác nhau. Quá trình thực hiện công tác giao khoán đất rừng còn nhiều vấn đề




phức tạp. Sự thống nhất về cách triển khai thực hiện các chính sách về quản lý và
bảo vệ rừng ở các địa phương chưa đồng bộ. Sự phân chia lợi ích từ rừng luôn là
vấn đề được tranh luận giữa chủ rừng và những người dân khoán. Từ đó, việc quản
lý rừng để phục vụ các mục tiêu phòng hộ môi trường và cùng lúc phát triển kinh tế
-xã hội, nâng cao đời sống của người dân là một thử thách lớn cho BQL rừng. Quan
trọng nhất là nâng cao đời sống của người dân địa phương nói chung và các hộ nhận

khoán nói riêng mà rừng ngày càng phát triển. Trong điều kiện đó, các chủ trương,
chính sách giao khoán rừng và đất rừng có thành công hay không là phụ thuộc rất
nhiều vào việc ổn định đời sống của người dân địa phương tại nơi đây.
Từ những ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
những khó khăn và các yếu tố chi phối việc chia sẻ lợi ích từ việc nhận rừng của
người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu” để làm đề tài tốt
nghiệp.Với chuyên đề này, tôi hy vọng trong quá trình làm nghiên cứu có thể giúp
ích được phần nào công việc của tôi sau này, tại nơi tôi đang thực hiện nghiên
cứu.Và qua những kết quả tổng kết được rút ra được những bài học, tìm ra những
vấn đề còn vướng mắc và đưa ra được đề xuất thực thi chủ trương giao khoán rừng
và đất rừng.




Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
 

2.1.

Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Tìm hiểu về vấn đề giao khoán quản lý và bảo vệ rừng
Khoán quản lý bảo vệ rừng: là một hoạt động quan trọng của lâm nghiệp xã
hội; là phương thức tiếp cận có sự tham gia trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng nhằm tăng năng suất rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường. Đồng thời, ổn định về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân
nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng và đất rừng tại địa phương và phát triển cộng
đồng xã hội.

Mặc khác, khoán quản lý bảo vệ rừng cũng là một hình thức xác định quyền
làm chủ khu rừng được nhận, quyền được sử dụng rừng đối với người được nhận
khoán quản lý. Đó là người được nhận giao khoán quản lý bảo vệ được khai thác
thông dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng
thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và
pháp luật dân sự. đây là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta trong
quá trình đổi mới
2.1.2. Mục đích của việc giao khoán quản lý và bảo vệ rừng.
Mục đích của việc giao khoán quản lý và bải vệ rừng nhằm đảm bảo các khía cạnh
sau:
-

Ổn định kinh tế - xã hội

Việc giao khoán quản lý nhằm xác định quyền làm chủ cụ thể đối với diện
tích rừng nhất định của cá nhân, hộ gia đình. Do đó, việc giao khoán quản lý và bảo
vệ rừng cho người dân là gắn quyền lợi của người nhận giao khoán với đất rừng và
tài nguyên rừng, ổn định sản xuất, tọa công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người
dân, góp phần nâng cao đời sống của người dân sống trong và gần rừng
-

Bảo vệ tài nguyên rừng




Trong bối cảnh thị trường, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao dẫn đến tình
trạng người dân tiếp cận rừng một cách tự do làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm
nhanh chóng. Việc giao khoán quản lý và bảo vệ rừng của nhà nước ta đưa ra là một
chủ trương phát triển tài nguyên rừng một cách phù hợp với nhu cầu xã hội trong

qua trình đổi mới.
-

Bảo tồn đa dạng sinh học

Trong tự nhiên, các hệ sinh thái luôn tồn tại theo quy luật cân bằng của tự
nhiên. Nếu ngườ dân tiếp cận rừng một cách tự do sẽ dẫn đến một hệ sinh thái nào
đó bị phá vỡ. Điều đó kéo theo chiều hướng bất lợi cho các hệ sinh thái khác. Do
đó, viêc bảo vệ tài nguyên rừng của các chủ rừng được nhận giao khoán góp phần
nào vào việc bảo vệ đa dạng sinh học trong tự nhiên và góp phần giữ cho hệ sinh
thái trong tự nhiên tụ điều chỉnh sự cân bằng vốn có hoặc thay đổi sự cân bằng cho
phù hợp với những cái dang diễn ra theo chiều hướng tích cực, bảo tồn được nguồn
gen động – thực vật rừng.
Tóm lại, việc giao khoán quản lý và bảo vệ sẽ góp phần giảm bớt đi nhiều
những hiện tượng khai thác rừng trái phép, phá rừng trái phép, săn bắt động vật
rừng. duy trì và phát triển vốn rừng, nâng cao chức năng rừng phòng hộ nhằm phát
triển tài nguyên rừng, bảo vệ rừng trồng và môi trừơng sinh thái.
Chủ trương giao khoán quản lý và bảo vệ rừng là một chủ trương lớn có tính
chiến lược trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào
người dân của rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do
điều kiện của mỗi quốc gia và khu vực khác nhau nên việc thực hiện chính sách này
cũng có nhiều điểm khác biệt với nhau. Nhưng mục đích của chung của việc giao
khoán quản lý và bảo vệ rừng là: tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an nninh môi
trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn và phát triển nguồn gen và tính đa dạng sinh học
của động – thực vật rừng, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng
bước xóa đói giảm nghèo, định canh định cư tăng thu nhập cho người dân sống
trong và gần rừng.
Qua đó, cho thấy rằng vấn đề giao khoán quản lý và bảo vệ rừng là một vấn
đề phức tạp, gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước. Do đó,





thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các ban ngành có liên quan, không chỉ ở
trong nước mà còn rất nhiều tổ chức của nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
Luôn có những chương trình, dự án nghiên cứu để tìm ra phương án, tiến trình quản
lý hiệu quả, cơ chế hưởng lợi tối ưu, phù hợp nhất đối với từng khu vực nhất định.
Mặc khác, giao khoán quản lý và bảo vệ rừng cho các cộng đồng và các hộ gia đình
quản lý cũng giúp cho người dân sống trong và gần rừng có được cuộc sống ổn
định. nó được coi là giải pháp nhằm cải thiện đời sống của người dân, góp phần lưu
trữ và phát triển kho tàng kiến thức bản địa phong phú của mỗi cộng đồng, thúc đẩy
việc triển khai chủ trương, chính sách và các biện pháp kỹ thuật nông lâm nghiệp để
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng.
2.1.3. Cơ sở pháp lý về giao khoán quản lý và bảo vệ
Theo đề án giao rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bạc Liêu được xây dựng trên cơ sở căn
cứ các văn bản nhà nước gồm
Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 19/07/1998 về mục tiêu nhiệm vụ chính
sách và tổ chức thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng
Nghị định 163/1999 ngày 16/11/1999 về việc cho thuê đất nhằm ổn định
cuộc sống cho người dân. Nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa người dân nhận
khoán và nhà nước
Quyết định 178/QĐ – TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính phủ về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Luật Đất đai năm 2003; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
Quyết định 1174/QĐ – TTg ngày 07/11/2005 của thủ tướng chính phủ về
phê duyệt đề án thí điểm giao rừng, khoán quản lý và bảo vệ rừng cho hộ gia đình,
cộng đồng.
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.




Thông tư số 38/2007/TT – BNN, ngày 25/04/2007 của bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi
rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn.
Quyết định số 2740/QĐ-BNN-KL ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn
2007 - 2010.
Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 23/7/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng tỉnh Bạc Liêu
giai đoạn 2006 - 2010.
Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 12/01/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt phương án quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ
ven biển Đông tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010.
2.1.4. Chính sách hưởng lợi trong giao khoán quản lý và bảo vệ rừng
Theo QĐ 178, về quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp:
-

Được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và

khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành
-

Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh theo thiết kế khai


thác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép. Lâm
sản nói trên được tự do lưu thông khi có đủ thủ tục theo quy định.
Việc hưởng lợi từ diện tích rừng được nhận giao khoán là một vấn đề quan
trọng đối với người nhận giao khoán, thúc đẩy kích thích sự tham gia quản lý rừng
của người quản lý rừng. Đối với RPH ven biển tỉnh Bạc Liêu, rừng non chưa có trữ
lượng, việc tận thu sản phẩm từ rừng rất ít nên người dân chỉ nhận được sự hưởng
lợi từ thủy sản tự nhiên dưới tán rừng và nuôi thủy sản dưới tán rừng. Ngoài thủy
sản, người dân còn nhận được tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho chủ
rừng. Từ năm 2011 trở về trước, cứ mỗi hecta người nhận khoán nhận được 100
nghìn đồng/ha/năm. Đến năm 2012, số tiền mà người nhận khoán nhận được là 200
nghìn đồng/ha/năm. Đây là nguồn thu nhập ổn định của người nhận khoán, về thực
chất số tiền mà người dân nhận được là tiền chi trả cho việc bảo vệ môi trường




Trước đây, có rất nhiều chuyên đề nghiên cứu về việc giao khoán rừng và đất
rừng phòng hộ ở rất nhiều nơi khác nhau. Do nghiên cứu ở những địa điểm khác
nhau, điều kiện tự nhiên – xã hội khác nhau nên ít nhiều cũng có sự khác nhau về
quá trình giao khoán, về đời sống sản xuất của người dân. Mỗi đề tài nghiên cứu
đều tìm ra được những mặt thiếu sót trong quá trình giao khoán tại nơi nghiên cứu,
đề xuất những giải pháp cải thiện, góp phần khắc phục những thiếu sót còn tồn tại
đó. Nay, chúng tôi làm đề tài này cũng tìm hiểu về giao khoán rừng và đất rừng , về
sự hưởng lợi của người dân khi được nhận giao khoán tại xã Vĩnh Thịnh, huyện
Hòa Bình. Chúng tôi mong muốn, nếu chuyên đề này thành công sẽ tìm ra một số
vấn đề còn tồn tại, có những giải pháp chung để góp phần khắc phục những khuyết
điểm của công tác giao khoán rừng và đất rừng tại tỉnh Bạc Liêu nói chung và ở
huyện Hòa Bình nói riêng.
2.2.


Địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1.

Vị trí địa lý

Vĩnh Thịnh là xã ven biển, nằm phía Nam quốc lộ 1A, thuộc địa bàn
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí địa lý của xã được xác định như sau:
-

Phía Đông giáp xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình;

-

Phía Tây giáp kênh xáng Cái Cùng và xã Long Điền Đông, huyện Đông
Hải;

-

Phía Nam giáp biển Đông;

-

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình.
Toàn địa bàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 11.908,26 ha. Xã được phân

thành 6 ấp: Vĩnh Mới, Vĩnh Lập, Vĩnh Lạc, Vĩnh Tiến, Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình.
2.2.1.2.
-


Địa hình và đất đai

Địa hình: Nhìn chung địa hình của xã tương đối bằng phẳng, có cao độ bình

quân từ 0,4 – 0,8 m.
-

Đất đai: Xã Vĩnh Thịnh là một xã nằm ven biển, hệ thống sông ngòi, kênh

rạch chằn chịt, ngập mặn quanh năm nên đất phân bố chủ yếu là đất mặn, đất phèn,




đất bãi bồi ven biển. Phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, làm muối và phát triển rừng
ngập mặn.
2.2.1.3.
-

Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Khí hậu, thời tiết
Khí hậu xã Vĩnh Mỹ mang những đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới

gió mùa, cận xích đạo, đồng thời chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển, một năm phân 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4 dương lịch, với
lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm, mùa mưa chiếm trên 90 % lượng mưa cả
năm, mùa khô thời tiết hầu như không mưa. Các yếu tố thời tiết khác như chế độ
ẩm, chế độ nhiệt và chế độ gió không có biến động lớn trong chu kỳ 1 năm: với nền

nhiệt độ cao trung bình năm 26,50C; độ ẩm không khí trung bình 85 %.
-

Nguồn nước, thủy văn
Nguồn nước mặt: Vĩnh Thịnh là một xã nằm ở phía nằm ở ven biển nên

nguồn nước mặt phụ thuộc hoàn toàn vào triều cường của thủy triều biển Đông
thông qua kênh xáng Cái Cùng. Kinh tế của xã phát triển thuận lợi về Ngư Nghiệp
và Diêm Nghiệp
Thủy văn: Bị chi phối bởi chế độ bán nhật triều biển đông với dòng chảy
mạnh, biên độ triều khá lớn, bình quân là 2,85m, tạo thuận lợi cho việc tiêu nước tự
chảy và rửa mặn, phèn; lấy nước mặn từ biển để sản xuất nuôi trồng thủy sản, làm
muối, phát triển rừng ngập mặn.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Toàn xã có tổng số 2.982 hộ với 12.954 số khẩu. Nhìn chung tỷ lệ nam nữ
tương đối đồng đều, nam chiếm 6642 khẩu, nữ chiếm 6312 khẩu . trong đó, người
Kinh chiếm 87%, người Khmer chiếm 10%, 3% là người Hoa.
Nhìn chung, thành phần dân cư nơi đây phần lớn là nhân dân lao động. Mức
sống của nhân dân nơi đây thể hiện qua nhà cửa, trang trí nội thất cho thấy cuộc
sống của người dân đang ổn định, an cư lạc nghiệp.
Đầu năm 2011 số hộ nghèo trong toàn xã là 992 hộ (theo tiêu chí mới),
chiếm 32,14% so số hộ (có 22 hộ chính sách, chiếm 0,71%), hộ cận nghèo 281 hộ,
chiếm 9,1% so với số hộ. Tuy nhiên vào tháng 11 năm 2011 đã đưa ra thoát nghèo




112 hộ và phát sinh mới 82 hộ. Hiện tại tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã là 962 hộ,
chiếm tỷ lệ 31,17% so với số hộ (có 15 hộ chính sách, chiếm 0,48%), thoát nghèo
diện cận nghèo 56 hộ, hộ cận nghèo phát sinh 21 hộ, hộ cận nghèo còn lại 248 hộ,

chiếm 8,03% so với số hộ.
2.2.3. Tài nguyên rừng
Rừng phòng hộ ven biển có giá trị lớn về phòng hộ, là “Lá chắn” quan
trọng trong ngăn chặn triều cường, sóng biển, thiên tai từ biển Đông tràn vào, bảo
vệ cho hàng ngàn hecta đất canh tác và hộ dân sinh sống sau đê; Có vị trí quan trọng
trong hệ sinh thái, duy trì tính đa dạng sinh học.Trên toàn bộ diện tích rừng phòng
hộ thì chủ yếu là rừng non chưa có trữ lượng. Đặc trưng của rừng phòng hộ tỉnh
Bạc liêu là hệ sinh thái rừng ngập mặn, có khoảng 32 loài cây ngập mặn chính thức
và 32 loài tham gia sinh sống.
Thực vật rừng gồm có: Đước đôi (Rhizophora apiculata), Mấm trắng
(Avencia appa), Dà (Ceriop tagal), Cóc trắng (Lumnizera racemora), Mấm đen
(Avicennia offcinalis), Giá (Ecoecaria agallocha), Dừa nước (Nipa fructicars), Tra
(Thespesia populnea), Phi lao (Casuarina equisetifolia) …Loài cây thích nghi, phát
triển tốt, chức năng phòng hộ cao là Đước, Phi lao, Cóc; loài cây phát triển chậm là
Tra, Dà; riêng diện tích rừng mấm tự nhiên trong khu vực phòng hộ kết hợp sản
xuất bị chết cục bộ, do không thích nghi với môi trường nuôi trồng thủy sản kết
hợp.
Các loài động vật dưới tán rừng khá phong phú và đa dạng như: Chim, Ong,
Chồn, Rắn, Vọp, Sò, Ba khía, Còng, Nghêu, Chem chép, các loại Ốc, Tôm, Cá …
Đặc trưng của rừng phòng hộ là rừng ngập mặn nên tiềm năng phát triển
nuôi trồng thủy sản rất mạnh.




Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
 


3.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục đích của nghiên cứu, các mục tiêu cần thực hiện như

sau:
-

Mô tả được thực trạng giao đất giao rừng tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa

Bình, tỉnh Bạc Liêu.
-

Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với người nhận giao khoán

dựa vào các yếu tố chi phối việc chia sẻ lợi ích từ việc nhận rừng tại thời điểm hiện
tại
-

Đề xuất được các giải pháp chia sẻ lợi ích từ việc nhận khoán rừng và đất

rừng dựa trên đề xuất của người dân và sự đồng thuận của người dân với cơ quan
quản lý tài nguyên rừng.
3.2.

Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, những nội dung nghiên cứu đã được thực

hiện như sau:
-


Thực trạng giao đất giao rừng tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc

Liêu được mô tả theo những góc độ
+ Các giai đoạn hình thành rừng phòng hộ ven biển và quá trình hoạt động
Lâm Nghiệp của tỉnh Bạc Liêu.
+ Hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
+ Tiến trình giao đất giao rừng tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc
Liêu.
 Sự tác động của việc giao đất giao rừng tới đời sống của người dân

 
10


 Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất
 Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người dân.
 Ảnh hưởng tới khai thác lâm sản
 Các yếu tố chi phối việc chia sẻ lợi ích từ việc nhận giao khoán rừng và đất
rừng phòng hộ trong thời điểm hiện tại.
 Yếu tố bên ngoài cộng đồng nhận giao khoán rừng và đất rừng.
 Yếu tố bên trong cộng đồng nhận giao khoán rừng và đất rừng.
 Những thuận lợi và khó khăn đối với người được nhận giao khoán rừng và
đất rừng phòng hộ ven biển
-

Các giải pháp chia sẻ lợi ích từ việc nhận khoán rừng và đất rừng dựa trên đề

xuất của người dân với cơ quan quản lý tài nguyên rừng. Các giải pháp được phân
tích dựa trên nhóm giải pháp đó là:

 Giải pháp từ người dân.
 Những giải pháp thích hợp theo đề xuất của người dân được nhận giao khoán
rừng và đất rừng và quy định của nhà nước.
3.3.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.1.

Dung lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu

Địa bàn xã Vĩnh Thịnh có 102 hộ nhận giao khoán rừng và đất rừng. Dung
lượng mẫu cần cho thu thập số liệu được tính theo công thức:
n = (N*t2*S2)/(N*d2 + t2*S2)
Trong đó:
n là số hộ cần điều tra,
N là tổng số hộ nhận giao khoán,
t là hệ số tinh cây ( t = 1,96 ),
S2 là phương sai của mẫu ( S2 = 0,25), và
d là sai số mẫu ( d = 10%)
Theo công thức trên tính được n = 50 hộ. Do sai số của mẫu là d = 10% nên
mẫu cần thiết để điều tra là n = 55 hộ. Trong qua trình đi điều tra, gặp hộ nào có

 
11


mặt ở nhà thì xin phỏng vấn. Việc điều tra kết thúc khi đã điề tra đủ 55 hộ, đây là
những hộ có tham gia nhận giao khoán rừng và đất rừng.

3.3.1.2.

Ngoại nghiệp

(i). Thu thập các thông tin thứ cấp
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội , các chủ chương,
chính sách, quyết định liên quan đến việc giao đất giao rừng tại địa bàn nghiên cứu
từ các đơn vị, phòng ban có liên được thu thập bằng cách:
-

Tiếp cận với BQL rừng phòng hộ để thu thập những số liệu liên quan đến

tình hình sử dụng rừng và đất rừng, tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển
rừng của người dân địa phương.
-

Tiếp cận các cán bộ ở ấp, Ủy Ban Nhân Dân xã Điền Hải để thu thập những

thông tin số liệu liên quan đến tình hình đời sống sản xuất, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ
tầng ở tại địa phương thực hiện nghiên cứu.
(ii). Thu thập các tài liệu sơ cấp
 Phương pháp phỏng vấn
-

Trước tiên, phỏng vấn những ngời am hiểu nhất về các vấn đề then chốt của

địa phương như cán bộ ấp hay xã.
-

Phỏng vấn các đối tượng chọn lựa nhằm có được các thông tin theo tưng


nhóm nội dung cụ thể.
-

Phỏng vấn bán cấu trúc theo diện rộng bằng cách soạn những mẫu câu hỏi

phỏng vấn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sau đó tiến hành đi thực tế tại xã Vịnh
Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
-

Sử dụng câu hỏi phỏng vấn các hộ (xem phụ lục 2) để thu thập những thông

tin liên quan đến hoạt động sản xuất cả người dân, mức thu nhập từ các hoạt động
sản xuất hiện có của các hộ được phỏng vấn.
 Sử dụng một số công cụ PRA để thu thập thông tin cụ thể:
-

Phân tích thời gian
+ Dòng lịch sử: nắm các diễn biến về lịch sử, xã hội và xu hướng phát triển

của địa phương.

 
12


+ Lịch thời vụ: xác định thời vụ của các công việc, giai đoạn sản xuất của
người địa phương.
+ Hiện trạng tài nguyên rừng: Nắm được hiện trạng sử dụng rừng tại thời
điểm hiện tại

-

Phân tích SWOT: xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, ngụy cơ trong việc

giao đất giao rừng cho người dân.
3.3.1.3.
-

Nội nghiệp

Xử lý số liệu thu thập được bằng Excel, sau đó phân tích thông tin đã thu

thập được.
-

Xác định và chọn thông tin biểu thị cho vấn đề, hoạt động mang tính đại diện

cho cộng đồng bằng cách thống kê tần số là chủ yếu
-

Phân tích thông tin thu thập được từ phía người dân, Chủ yếu là các thông tin

về tình hình đời sống, sản xuất của người được nhận giao khoán rừng và đất rừng.

 
13


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.

Thực trạng giao đất giao rừng tại xã Vĩnh Thịnh

4.1.1. Các giai đoạn hình thành và quản lý rừng phòng hộ ven biển
Trước năm 1990: Rừng phòng hộ ven biển chưa có ban quản lý, mà do PNN
& PTNT huyện, thị quản lý, do đó việc quản lý bảo vệ rừng chưa được quan tâm
đúng mức nên việc quản lý , sử dụng rừng và đất Lâm nghiệp chưa đúng theo quy
định.
Năm 1991: Tỉnh Minh Hải thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ theo từng
huyện, thị nhưng công tác quản lý, bảo vệ chưa được hiệu quả, rừng vẫn bị chặt
phá, lấn chiếm, công tác quản lý rừng chưa được quan tâm đúng mức.
Năm 1992: Các BQL rừng phòng hộ Biển Đông và đai RPH biển Đông
được xác lập theo Quyết định số 413/QĐ –NN năm 1992 của Bộ Lâm nghiệp.
Năm 1995 – 1996: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về giao khoán đất
Lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhận Hợp đồng giao khoán vào
mục đích lâm nghiệp theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ
ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. UBND tỉnh Minh Hải, nay là UBND tỉnh
Bạc Liêu đã quyết định giao chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp
cho Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu, huyện Hòa Bình (huyện Vĩnh Lợi cũ), huyện
Đông Hải (huyện Giá Rai cũ) tiến hành hợp đồng giao khoán cho các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình và kể cả hợp thức hóa đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình
tự bao chiếm trước đây trên địa bàn huyện Giá Rai (nay là huyện Đông Hải).
Năm1997: RPH ven biển Đông được giao cho Chi cục Kiểm lâm quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức bộ máy lực lượng Kiểm lâm gồm 48 người, 03

 
14



phòng chức năng tại Chi cục, 01 Trạm Phúc kiểm Lâm sản, 01 Đội Kiểm lâm cơ
độngvà, trong đó có 08 Trạm Kiểm lâm và 01 Tổ Kiểm lâm cơ động. Từ năm 1997
đến nay, tỉnh triển khai thực hiện dự án 661, WB2 đã thực hiện trồng mới 1.174 ha
tại khu vực rừng phòng hộ; loài cây rừng được trồng chủ yếu như: Đước, Tra, Cóc,
Phi lao, Dà, Me, Mấm...
Năm: 2002 Hạt kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ biển Đông được thành
lập và giao lại cho Hạt kiểm lâm quản lý bảo vệ.
Từ sau khi rừng phòng hộ ven biển được giao cho Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh
Bạc Liêu quản lý thì Chi Cục Kiểm Lâm đã phối hợp với các chính quyền địa
phương và các ngành chức năng tiến hành rà soát các hợp đồng giao khoán đất lâm
nghiệp của tổ chức và hộ cá thể trước đây. Sau đó, Chi Cục Kiểm Lâm đã tiến hành
cấp lại sổ xanh mới là hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân. Đến năm 2002 Hạt Kiểm Lâm liên huyện thành lập. Từ đó, công
tác quản lý và bảo vệ RPH được thực hiện tôt hơn. Tuy nhiên, tình hình vi phạm
pháp luật bảo vệ rừng vẫn xảy ra khá phức tạp.

 
15


×