Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KẾ TỪ NGƯỜI DÂN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI THÔN BÀU CHIM, XÃ ĐỨC THUẬN, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.44 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**************

LÊ MẠNH TÍN

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KẾ TỪ NGƯỜI DÂN
ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI THÔN BÀU CHIM,
XÃ ĐỨC THUẬN, HUYỆN TÁNH LINH,
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
*************

LÊ MẠNH TÍN

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KẾ TỪ NGƯỜI DÂN
ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI THÔN BÀU CHIM,
XÃ ĐỨC THUẬN, HUYỆN TÁNH LINH,
TỈNH BÌNH THUẬN
Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Th.S ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến:
Quý Thầy Cô khoa Lâm Nghiệp và quý Thầy Cô bộ môn Nông Lâm Kết
Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu trong quá
trình học và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thầy Đặng Hải Phương đã tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt
những kiến thức chuyên môn và giúp tôi hoàn thành cuốn khóa luận này.
Lãnh đạo UBND xã Đức Thuận và các cán bộ thuộc các ban, ngành trong
xã đã cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu để hoàn thành bài khóa luận này.
Cảm ơn lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị làm việc trong hạt kiểm lâm huyên
Tánh Linh.
Lãnh đạo, cùng người dân trong thôn Bàu Chim.
Tập thể lớp DH08NK.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tôi hoàn khóa thành luận.
Bài khóa luận đã hoàn thành, nhưng do giới hạn bởi thời gian, cũng như
năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế chắc chắn không thể tránh được những
thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các Thầy, Cô, và các bạn
đồng học.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.


TPHCM, tháng 6, năm 2012
Sinh viên thực hiện: Lê Mạnh Tín

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của sinh kế từ người dân đến tài nguyên rừng
tại thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận” được tiến
hành tại thôn Bàu Chim, từ ngày 15/3/2012 đến 15/6/2012.
Mục tiêu của đề tài :
● Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân trong thôn.
● Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng.
● Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế người dân.
Kết quả thu được: (qua phỏng vấn 32 hộ)
Biết được dòng lịch sử của thôn và sự thay đổi sinh kế của người dân nơi
đây.
Mô tả được các đặc điểm xã hội của thôn và các hoạt động sinh kế của người
dân. Hoạt động sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các cây trồng chính là
điều, tiêu, thanh long, cao su, lúa nước, khoai mì. Đưa ra được lịch thời vụ của các
cây trồng này.
Tình trạng thiếu đất sản xuất dẫn đến người dân vẫn vào rừng phá rừng làm
rẫy.
Người dân vẫn còn phụ thuộc vào rừng qua việc khai thác các loại lâm sản
như măng, củi, mủ trai, gỗ, lá chuối.
Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân như chính sách,
thị trường, vốn đầu tư, đất đai những thuận lợi, khó khăn của các yếu tố này.

iii



M ỤC L ỤC
TRANG

TRANG TỰA………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
M ỤC L ỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
Chương 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu ................................................................................1
1.2 Giới hạn đề tài .......................................................................................................2
Chương 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN ............................................................................................................3
2.1 Các khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững .....................................................3
2.2 Các nghiên cứu về sinh kế ....................................................................................4
2.3 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................5
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................................5
2.3.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................5
2.3.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu .............................................................................6
2.3.2 Tài nguyên đất ....................................................................................................6
2.3.3 Cơ sở hạ tầng ......................................................................................................6
2.3.4 Kinh tế - văn hóa xã hội .....................................................................................6
2.3.4.1 Kinh tế .............................................................................................................6
2.3.4.2 Dân cư .............................................................................................................7
2.3.4.3 Các đoàn thể ....................................................................................................8

2.3.4.4 Các chính sách.................................................................................................9
2.3.4.5 Bảo vệ rừng: ....................................................................................................9

iv


Chương 3 ...................................................................................................................10
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................10
3.1 Mục tiêu ..............................................................................................................10
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................10
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
3.3.1 Cách tiếp cận ....................................................................................................10
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................11
Chương 4 ...................................................................................................................12
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................12
4.1 Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân................................................................12
4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội ở thôn Bàu Chim .......................................................12
4.1.1.1 Bối cảnh thành lập và sự thay đổi sinh kế của người dân .............................12
4.1.1.2 Đặc điểm sinh kế của thôn Bàu Chim ...........................................................13
4.1.2 Hoạt động sinh kế của người dân .....................................................................17
4.1.2.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ...................................................................17
4.1.2.2 Hoạt động làm nghề rừng ..............................................................................22
4.1.2.3 Hoạt động phi nông nghiệp ...........................................................................22
4.1.2.4 Hoạt động chăn nuôi .....................................................................................22
4.2 Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng ...................23
4.2.1 Tình hình sử dụng tài nguyên đất .....................................................................23
4.2.1.1 Cơ cấu tài nguyên đất ....................................................................................23
4.2.1.2 Tình trạng phá rừng làm rẫy..........................................................................24
4.2.1.2.1 Tình trạng canh tác trên đất nương rẫy cũ .................................................25
4.2.1.2.2 Tình trạng khai thác lấn chiếm mới ...........................................................25

4.2.2 Tình trạng khai thác lâm sản ............................................................................25
4.2.3 Đánh giá các nguồn thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân ...........27
4.2.3.1 Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp .......................................................27
4.2.3.2 Thu nhập từ phi nông nghiệp ........................................................................28
4.2.3.3 Thu nhập từ rừng ...........................................................................................29

v


4.3 Phân tích các thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế người dân .................29
4.3.1 Yếu tố chính sách xã hội ..................................................................................29
4.3.1.1 Thuận lợi .......................................................................................................29
4.3.1.2 Khó khăn .......................................................................................................30
4.3.2 Yếu tố vốn đầu tư .............................................................................................30
4.3.2.1 Thuận lợi .......................................................................................................30
4.3.2.2 Khó khăn .......................................................................................................31
4.3.3 Yếu tố thị trường ..............................................................................................32
4.3.3.1 Thuận lợi .......................................................................................................32
4.3.3.2 Khó khăn .......................................................................................................32
4.3.4 Yếu tố đất đai ...................................................................................................32
4.3.4.1 Thuận lợi .......................................................................................................32
4.3.4.2 Khó khăn .......................................................................................................33
Chương 5 ...................................................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................34
5.1 Kết luận ...............................................................................................................34
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................36
Phụ lục 1 ....................................................................................................................37
KHUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ........................................................................37
Phụ lục 2 ....................................................................................................................38

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN .........................................................38
Phụ lục 3 ....................................................................................................................42
DANH SÁCH PHỎNG VẤN ...................................................................................42
Phụ lục 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ ........................................................44

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật.
CĐ: Cao đẳng.
ĐH: Đại học.
Đ: Đồng (đơn vị tiền tệ Việt Nam).
UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
Ha: Héc ta.
Ngân hàng NNPTNT: Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn.
NLKH: Nông lâm kết hợp.
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations
TH: Trung học.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Các loại tài sản tạo ra sinh kế (FAO, 2002) .................................................4
Hình 2.2 Biểu đồ cấu trúc tuổi của thôn .....................................................................8

Hình 4.1 Hình ảnh vườn điều của người dân trong thôn ..........................................44
Hình 4.2 Hình ảnh vườn thanh long trong thôn ........................................................44
Hình 4.3 Hình ảnh vườn cao su.................................................................................45
Hình 4.4 Hình ảnh vườn tiêu .....................................................................................45
Hình 4.5 Hình ảnh phá rừng làm rẫy.........................................................................46

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Dân số của thôn ...........................................................................................7
Bảng 2.2 Thành phần tôn giáo của thôn......................................................................7
Bảng 2.3 Cấu trúc tuổi của thôn ..................................................................................7
Hình 2.2 Biểu đồ cấu trúc tuổi của thôn .....................................................................8
Bảng 2.4 Thành phần các chi hội thôn ........................................................................8
Bảng 2.5 Bảng các loại quỹ do người dân đóng góp ..................................................9
Bảng 4.1 Dòng lịch sử hình thành thôn.....................................................................13
Bảng 4.2 Số hộ phỏng vấn ........................................................................................13
Bảng 4.3 Bảng cơ cấu nghề nghiệp ...........................................................................14
Bảng 4.4 Bảng cơ cấu sinh kế ...................................................................................14
Bảng 4.5 Hiện trạng vay vốn của người dân thôn Bàu Chim ...................................15
Bảng 4.6 Bảng trình độ học vấn ................................................................................16
Bảng 4.7 Bảng hoạt động sinh kế .............................................................................17
Bảng 4.8 Lịch thời vụ cây điều .................................................................................18
Bảng 4.9 Lịch thời vụ cây thanh long .......................................................................19
Bảng 4.10 Lịch thời vụ cây cao su ............................................................................20

Bảng 4.11 Lịch thời vụ cây tiêu ................................................................................20
Bảng 4.12 Lịch thời vụ cây lúa nước ........................................................................21
Bảng 4.13 Lịch thời vụ cây khoai mì ........................................................................21
Bảng 4.14 Bảng trả lời câu hỏi phá rừng ..................................................................22
Bảng 4.15 Bảng cơ cấu tài nguyên đất ......................................................................23
Bảng 4.16 Bảng diện tích canh tác cây trồng ............................................................24
Bảng 4.17 Bảng diện tích đất ....................................................................................24
Bảng 4.18 Hiện trạng phụ thuộc vào rừng của người dân thôn Bàu Chim ...............26
Bảng 4.19 Các loại lâm sản được khai thác ..............................................................26
Bảng 4.20 Bảng thu nhập ước tính của người dân ....................................................28

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu
Sinh kế là hoạt động cần thiết cho sự sinh tồn của con người. Sinh kế của
người dân sống gần rừng phụ thuộc không ít vào tài nguyên rừng nơi họ sinh sống.
Do vậy rừng đã và đang đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với người
dân gần rừng. Sinh kế ở một địa phương luôn thay đổi tùy theo sự thay đổi hoàn
cảnh sống của các cộng đồng dân cư ở đó và sự thay đổi đó do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Việc tìm hiểu và cải thiện sinh kế đã trở thành chủ đề nghiên cứu của
nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm trong xã hội. Hiện nay tình trạng dân số tăng
nhanh, nạn đốt rừng làm nương rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các
cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu vẫn diễn ra
thường xuyên. Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều
chính sách có tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân như: giao đất lâm
nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng…nhằm ổn định sinh kế, giảm áp lực tác động
đến tài nguyên rừng của người dân sống gần rừng.

Thôn Bàu Chim là thôn giáp với rừng, vì vậy đời sống của người dân phụ
thuộc ít nhiều vào rừng là không thể tránh khỏi. Người dân trong thôn vào rừng lấy
lâm sản và lâm sản ngoài gỗ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng tại
địa phương. Không những thế việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy của người
dân đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Để tìm hiểu hoạt động sinh kế của người dân trong thôn Bàu Chim cũng như
ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đó đến tài nguyên rừng chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:

1


“Tìm hiểu ảnh hưởng của sinh kế từ người dân đến tài nguyên rừng tại thôn Bàu
Chim, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận”.
1.2 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, luận văn chỉ tìm hiểu một vài khía
cạnh về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến tài nguyên rừng trong phạm vi thôn
Bàu Chim. Cho nên chỉ tiến hành thu thập số liệu của những hộ dân trong thôn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Các khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững
Sinh kế hay cách mưu sinh của một người, một nhóm người phụ thuộc chặt
chẽ vào nguồn lực, năng lực ra quyết định và những hoạt động kiếm sống để đạt
được mục tiêu và ước mơ của họ (DFID, 2001, dẫn bởi Lê Đức Thịnh và cộng sự,
2001).
Sinh kế bền vững thể hiện khẳ năng thích nghi để duy trì sức sản xuất lâu dài

của nguồn tài nguyên, khả năng chống đỡ với các cú sốc hay các áp lực bên ngoài,
khả năng duy trì đời sống, sinh hoạt độc lập ít phụ thuộc vào bên ngoài (FAO, 2001,
dẫn bởi dẫn bởi Lê Đức Thịnh và cộng sự, 2001).
Theo Bùi Việt Hải (2008), sinh kế, theo cách hiểu đơn giản là cách hay
phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt được một đời sống tốt và duy trì nó.
Sinh kế không chỉ có nghĩa là các hoạt động mà con người thực hiện để kiếm
sống mà nó còn có nghĩa là tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào ảnh hưởng
đến khả năng của con người đảm bảo đời sống cho họ và hộ gia đình của họ, bao
gồm:
1. Tài sản mà hộ gia đình có được hay có thể tiếp cận được: con người, tự nhiên, xã
hội, tài chính, và hữu hình.

3


Tài sản con người

Tài sản xã hội

TÀI SẢN
SINH KẾ

Tài sản hữu
hình

Tài sản tự
nhiên
Tài sản tài
chính


Hình 2.1 Các loại tài sản tạo ra sinh kế (FAO, 2002)
2. Các hoạt động cho phép hộ gia đình sử dụng các tài sản này để thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản.
3. Các yếu tố khác nhau mà bản thân hộ không có thể kiểm soát trực tiếp, như mùa
vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế, ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương của họ.
4. Các chính sách, định chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho họ
trong việc đạt được một sinh kế thỏa đáng (Bùi Việt Hải, 2008).
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con
người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả
năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ (Dự án IMOLA
GCP/VIE/029/ITA).
2.2 Các nghiên cứu về sinh kế
Sinh kế hiểu cách đơn giản là cách thức mà một người hay một nhóm người
thực hiện các hoạt động tạo ra nguồn của cải để nuôi sống bản thân mình và gia
đình họ. Rừng không chỉ cung cấp nguồn ôxi cho con người duy trì sự sống mà còn
cung cấp các nguồn lợi khác cho con người (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, giá trị thẩm
mĩ…). Người dân sống gần rừng, sinh kế của họ không thể không gắn liền với tài
nguyên rừng. Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến sinh kế của người
dân sống gần rừng.

4


Đặng Thị Cẩm Chi, 2011. Nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có
sự phụ thuộc vào rừng tại làng Kon Lanh, xã Đăckrong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Khoá luận tốt nghiệp Kỹ sư Lâm nghiệp. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
Ngô Thị Hoa, 2011. Tìm hiểu ảnh hưởng sinh kế từ người dân đến tài nguyên
rừng tại ấp Tân Nam, xã Tân Bình thuộc VQG Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. Khoá
luận tốt nghiệp Kỹ sư Lâm nghiệp. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt

Nam.
Nguyễn Thiên Minh, 2011. Tìm hiểu sinh kế người dân có sự phụ thuộc vào
rừng tại buôn Kẻh, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Khoá luận
tốt nghiệp Kỹ sư Lâm nghiệp. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Các nghiên cứu này cho thấy ngoài hoạt động nông nghiệp thì người dân
sống gần rừng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng để phục vụ cho
cuộc sống hàng ngày của họ. Các sản phẩm mà người dân lấy từ rừng cũng rất đa
dạng như gỗ, củi, măng, nấm, mây…và sử dụng với các mục đích khác nhau như
bán hoặc dùng trong gia đình.
Tóm lại sự tác động vào tài nguyên rừng của người dân sống gần rừng mục
đích cuối cùng cũng chỉ để cải thiện cuộc sống của chính gia đình mình.
2.3 Địa điểm nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Thôn Bàu Chim:
Phía đông giáp núi Ông
Phía tây giáp sông Cát
Phía nam giáp thác Bà
Phía bắc giáp thôn Lạc Thuận (thị trấn Lạc Tánh) và thôn Hòa Thuận (xã
Đức Thuận)

5


2.3.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
Là vùng chuyển tiếp về địa hình và khí hậu của vùng cao nguyên, vùng nhiệt
đới Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Trung Bộ.
2.3.2 Tài nguyên đất
Thôn có tổng diện tích đất là 515 ha. Trong đó có 118 ha đất nhà ở và hội
trường thôn, còn lại là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

2.3.3 Cơ sở hạ tầng
2002 trường mẫu giáo được xây dựng.
2004 hệ thống đường dây điện được xây dựng và tuyến đường liên thôn xã
được nhựa hóa. Trước kia khi chưa có điện, đường chưa được nhựa hóa thì việc tiếp
cận với thông tin truyền hình và hoạt động sản xuất, đi lại, giao lưu buôn bán của bà
con còn gặp nhiều khó khăn.
2005 trường tiểu học được xây dựng gồm 2 phòng học, 4 lớp đã giúp cho các
em trong thôn thuận tiện hơn trong việc đến trường.
2.3.4 Kinh tế - văn hóa xã hội
2.3.4.1 Kinh tế
Về nông nghiệp
Người dân trong thôn sống chủ yếu bằng nghề nông, với các loại cây trồng
chính như: cao su, điều, tiêu, khoai mì, thanh long, lúa nước.
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Ở địa phương không có những nhà máy và doanh nghiệp lớn. Chỉ có những
cơ sở sản xuất nhỏ như nhà máy xay xát lúa, mộc dân dụng.
Về thương mại, dịch vụ
Thương mại và dịch vụ ở địa phương chưa phát triển, các loại hình dịch vụ
chưa nhiều, chỉ có một số hộ kinh doanh tiệm tạp hoá, quán nước, bán dạo (bán bắp,
đồ ăn).

6


2.3.4.2 Dân cư
Dân cư trong thôn từ mọi miền đất nước quy tụ về đây, sống chủ yếu bằng
nghề nông với các cây trồng chính như điều, cao su, thanh long, tiêu, lúa nước,
khoai mì.
Bảng 2.1 Dân số của thôn
Tổng số hộ


Nhân khẩu

Số hộ nghèo

Nhân khẩu

136

563

39

158

(Nguồn: Ban thôn)
Các hộ nghèo được xác định theo tiêu chí hộ nghèo khu vực nông thôn theo
chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là những hộ có mức thu nhập
bình quân từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống.
Bảng 2.2 Thành phần tôn giáo của thôn
Tôn giáo

Số hộ

Phật

30

Many


20

Công giáo

1

Không

85

(Nguồn: Ban thôn)
Qua bảng 2.2 cho thấy thành phần tôn giáo trong thôn rất đa dạng. Trong đó
Phật giáo và đạo Many chiếm tỷ lệ đông. Người Chăm thì theo đạo Many.
Bảng 2.3 Cấu trúc tuổi của thôn
Độ tuổi

Nam

Nữ

Tổng số

Dưới 6

30

34

64


Từ 6-16

56

64

120

Từ 17-18

4

12

16

(Nguồn: Ban thôn)

7


Biểu đồ cấu trúc tuổi của thôn
70
60
50
40
Nam

30


Nữ

20
10
0
Dưới 6

Từ 6 ‐ 16

Từ 17 ‐ 18

Hình 2.2 Biểu đồ cấu trúc tuổi của thôn
Qua bảng 2.3 cho thấy cấu trúc tuổi của thôn không đồng đều. Ở các mốc
tuổi ta thấy sự chênh lệch về tỷ lệ nam và nữ không vượt quá 8 người. Từ đó ta có
thể nhận định tư tưởng trọng nam khinh nữ trong người dân hầu như không còn.
2.3.4.3 Các đoàn thể
2001 thành lập các chi hội: phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân, hội
người cao tuổi được thành lập.
Bảng 2.4 Thành phần các chi hội thôn
Chi hội

Số lượng hội viên

Nông dân

48

Phụ nữ

68


Thanh niên

26

Cựu chiến binh

12

Người cao tuổi

31

(Nguồn: Ban thôn)
Ngoài ra đội tự quản được thành lập vào năm 2006, gồm 4 người với nhiệm
vụ thường xuyên kiểm tra đảm bảo an ninh, trật tự trong thôn. Phòng chống các vụ
việc mất cắp tài sản, dụng cụ sản xuất, vật nuôi…giúp người dân yên tâm sản xuất.
Năm 2011 vừa qua ban thôn đã quyên góp được một số quỹ:

8


Bảng 2.5 Bảng các loại quỹ do người dân đóng góp
Tên quỹ

Số tiền đạt (triệu vnđ)

Quỹ đền ơn đáp nghĩa

0,77


Quỹ vì người nghèo

0,75

Quỹ người cao tuổi

0,73

Quỹ tiếp bước trẻ em đến trường

0,6

(Nguồn: Ban thôn)
2.3.4.4 Các chính sách
Chính sách phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo: được sự quan tâm của các
cấp, ngành hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo. Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
cho người nghèo. Mở rộng cho nhân dân vay vốn để sản xuất.
Thực hiện chính sách hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có
công: đến thăm hỏi, động viên, tặng quà vào các dịp lễ, tết cổ truyền.
2.3.4.5 Bảo vệ rừng:
Ban thôn đã khuyến khích, động viên người dân cam kết không phá rừng làm
rẫy, khai thác lâm sản trái phép. Phối hợp với đơn vị chủ rừng, hạt kiểm lâm thường
xuyên kiểm tra bảo vệ rừng. Củng cố tổ phòng chống cháy rừng ở thôn Bàu Chim.

9


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
3.1 Mục tiêu
Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân trong thôn.
Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế người dân.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Ứng với mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ở thôn Bàu Chim.
Hoạt động sinh kế của của người dân.
Ứng với mục tiêu 2: phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào rừng.
Tình trạng sử dụng tài nguyên đất.
Tình trạng khai thác lâm sản.
Đánh giá các nguồn thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân.
Ứng với mục tiêu 3: Phân tích các thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế
Yếu tố chính sách xã hội.
Yếu tố vốn đầu tư.
Yếu tố thị trường.
Yếu tố đất đai.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Cách tiếp cận
Đề tài tiến hành theo kiểu phỏng vấn có sự tham gia trực tiếp thu thập thông
tin từ những người đại diện và từ các hộ gia đình, kết hợp với quan sát thực địa để
kiểm chứng nguồn thông tin.

10


3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa
phương qua: UBND huyện, xã, cơ quan lâm nghiệp, hạt kiểm lâm, các tổ chức liên

quan, các nhân vật chủ chốt như: trưởng thôn, già làng…bằng bảng câu hỏi phỏng
vấn.
Điều tra phỏng vấn hộ: kết cấu nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện sống, đất
đai, cây trồng, vật nuôi, các sản phẩm từ rừng, các hoạt động lâm nghiệp và chương
trình giao khoáng quản lý bảo vệ rừng, các khó khăn thị trường sản phẩm tiêu thụ.
Để tính được số hộ cần lấy mẫu ta dựa vào công thức:
n = (N*t2*S2) / (N*d2 + t2*S2)

(Nguyễn Thị Kim Tài, 2006)

Trong đó:
n: số hộ cần điều tra
N: tổng số hộ
t: hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,96)
d: sai số mẫu (15%)
S: phương sai mẫu (S = 0,25)
Sử dụng công cụ dòng lịch sử xác định bối cảnh thành lập và sự thay đổi sinh
kế người dân cho mục đích sinh kế.
Sử dụng công cụ lịch thời vụ xác định các hoạt nông - lâm - nghiệp của
người dân trong năm.
Phân tích hoạt động sinh kế bằng phương pháp xử lý và phân tích số liệu
thông qua phần mềm excel.

11


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân
4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội ở thôn Bàu Chim

4.1.1.1 Bối cảnh thành lập và sự thay đổi sinh kế của người dân
Thôn được thành lập ngày 01/10/2000 là thôn thành lập sau cùng của xã.
Thôn cách xa trung tâm xã gần 4km, địa hình rừng núi. Từ lâu dân cư sinh sống trãi
dài trên trục đường chính. Trước năm 2000 dân cư thưa thớt, sống trong các chòi
rẫy. Từ đầu mới thành lập phần lớn dân cư trong thôn có kĩ thuật canh tác còn lạc
hậu do trình độ còn thấp và ít tiếp cận với khoa học kĩ thuật nên canh tác nông
nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao. Đến nay người dân đã tiếp thu được khoa học kĩ
thuật qua các lớp tập huấn, các cuộc tọa đàm trực tiếp trên ti vi, qua báo đài nên đã
có kiến thức và đầu tư cho nông nghiệp đáng kể.

12


Bảng 4.1 Dòng lịch sử hình thành thôn
Năm

Các sự kiện quan trọng

Trước

Chỉ có vài hộ sống rải rác hai bên trục đường chính với nhà cửa tạm bợ.

2000
2000

Thôn được thành lập, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

2001

Các chi hội được thành lập.


2002

Xây dựng trường mẫu giáo.

2004

Hệ thống điện được xây dựng, tuyến đường được nhựa hóa.

2005

Trường tiểu học được thành lập.

2006

Đội tự quản thôn được thành lập.

2007

Được công nhận thôn văn hóa.

2007

Đời sống của người dân được cải thiện nhiều. Số hộ khá tăng lên, hộ

đến nay

nghèo giảm.

(Nguồn: phỏng vấn tại thôn)

Đến nay (2012) thôn có 136 hộ với 563 khẩu, trong đó có 57 hộ là đồng bào
dân tộc với 232 khẩu. Từ khi thành lập cho đến nay người dân đã gặp không ít trở
ngại trong đời sống sinh kế (thiếu vốn sản xuất, trước kia việc đi lại khó khăn do
vẫn chưa có đường nhựa hoá, không có điện…). Trước những khó khăn đó, người
dân không ngừng thích ứng và tồn tại cho đến ngày nay (không có điện người dân
sử dụng bình ắc quy để chiếu sáng, mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, tìm tòi lựa
chọn cây trồng thích hợp…). Bên cạnh những khó khăn thì cũng có những tác động
hỗ trợ từ phía chính quyền nên người dân đã chọn lựa được các cây trồng thích hợp
mang lại hiệu quả kinh tế (thanh long, điều, cao su, tiêu…).
4.1.1.2 Đặc điểm sinh kế của thôn Bàu Chim
Bảng 4.2 Số hộ phỏng vấn
Số hộ

Nhân khẩu

32

133

Thành phần
1 hộ Tày

2 hộ Rai

(Nguồn: phỏng vấn người dân)

13

7 hộ Chăm


22 hộ Kinh


Qua bảng 4.2 cho thấy thành phần dân tộc trong thôn Bàu Chim rất đa dạng,
tỷ lệ sinh vẫn còn cao (trung bình 4 con trên một hộ).
Nghề nghiệp
Bảng 4.3 Bảng cơ cấu nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Hộ

Phần trăm (%)

Không làm nông

6

19

Thuần nông

9

28

Nông và nghề khác

17

53


Tổng

32

100

(Nguồn: phỏng vấn người dân)
Trong 6 hộ không làm nông thì có 2 hộ làm nhà nước, 2 hộ làm thuê, 1 hộ
bán tạp hoá, 1 hộ làm bánh.
Trong 53% làm nông và nghề khác đề cập ở bảng 4.3 thì ngoài công việc
chính là làm nông vào những lúc nông nhàn (lúc hết mùa vụ của mỗi gia đình tuỳ
theo cơ cấu cây trồng của từng hộ) người dân còn đi làm thuê như nhổ cỏ, gặt lúa,
phụ hồ…hoặc vào rừng lấy măng, tre nứa, mủ trai… tỷ lệ sống dựa vào nghề nông
là 81%. Từ đó cho thấy người dân trong thôn đa số sống bằng nghề nông. Các cây
trồng mà người dân trong thôn quan tâm là cao su, điều, tiêu, thanh long, lúa nước,
khoai mì.
Bảng 4.4 Bảng cơ cấu sinh kế
Số hộ

Thành phần dân tộc

Sinh kế

Kinh

Chăm

Tày


Rai

13

4

7

1

1

5

Phần trăm
(%)

Trồng lúa

41

5

Thanh long

16

4

4


Tiêu

12,5

6

6

Cao su

19

8

5

2

Điều

25

6

5

1

Khoai mì


19

1

(Nguồn: phỏng vấn người dân)

14


Qua bảng cho thấy các loại hình sinh kế trong thôn rất đa dạng và tùy thuộc
vào từng nhóm dân tộc, điều kiện kinh tế mỗi gia đình nên các loại cây trồng cũng
khác nhau. Ngoài ra vốn đầu tư cũng quyết định đến việc lựa chọn loại cây trồng
của người dân.
Bảng 4.5 Hiện trạng vay vốn của người dân thôn Bàu Chim
Hiện trạng

Hộ

Phần trăm (%)

Kinh

Chăm

Tày

Vay

14


4

1

Không vay

8

3

Tổng

Rai
59
2

32

41
100

(Nguồn: phỏng vấn người dân)
Được sự quan tâm của các cấp, ngành mà người dân được tiếp cận với nhiều
nguồn vốn khác nhau: ngân hàng chính sách, NHNNPTNT, vay vốn người nghèo,
hội phụ nữ, quỹ tín dụng, vốn môi trường và nước sạch…
Qua tính toán số liệu thấy được nguồn vốn vay trung bình của người dân là
21 triệu. Họ vay vốn để đầu tư máy cày, hệ thống tưới nước, phân thuốc, đầu tư cây
giống… Từ đó cho thấy người dân đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để sản xuất
cải thiện đời sống.

Một ví dụ: nhà ông Mai Di với 0,2 ha đất vườn trồng thanh long đã mạnh
dạn vay vốn của ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn 70 triệu đồng để
đầu tư phân bón, hệ thống nước tưới, dàn đèn chiếu sáng. Kết quả trong năm vừa
qua (2011) trừ chi phí còn thu lãi gần 100 triệu.
Trong số những hộ không vay có một bộ phân gia đình có điều kiện hơn nên
không vay và một bộ phận còn lại thì khi phỏng vấn người dân trả lời vì quá nghèo
làm còn không đủ ăn vay rồi sợ không có tiền trả.
Trình độ học vấn

15


×