Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT QTKD trường đại học an giang đối với việc sử dụng máy vi tính để học anh văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.64 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Tóm tắt tiến độ nghiên cứu.................................Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ......................Error: Reference source not found
Hình 2 Mơ hình nghiên cứu..............................................Error: Reference source not found
Hình 3 Quy trình nghiên cứu...........................................Error: Reference source not found
Hình 4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính.............................Error: Reference source not found
Hình 5 Nơi dùng máy vi tính cho việc học Anh Văn.....Error: Reference source not found
Hình 6 Các kỹ năng...........................................................Error: Reference source not found
Hình 7 Phần mềm thường dùng để học Anh Văn..........Error: Reference source not found
Hình 8 Học Anh Văn trên Internet và tham gia lớp học Anh Văn trực tuyến........Error:
Reference source not found
Hình 9 Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về lợi ích của máy vi tính đối với việc
học Anh Văn.................................................................Error: Reference source not found
Hình 10 Biểu đồ thể hiện tình cảm của sinh viên đối với việc sử máy vi tính để học
Anh Văn........................................................................Error: Reference source not found
Hình 11 Biểu đồ thể hiện xu hướng hành vi của sinh viên đối với việc sử máy vi tính
để học Anh Văn............................................................Error: Reference source not found
Hình 12 Biểu đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên trong việc
sử dụng máy vi tính để học Anh Văn........................Error: Reference source not found

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KT – QTKD: Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
GVHD
: Giáo viên hướng dẫn
SVTH

: Sinh viên thực hiện



AV

: Anh Văn


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Máy vi tính là một cơng cụ hỗ trợ rất tích cực và không thể thiếu trong việc học
của sinh viên. Nhiều môn học đòi hỏi sinh viên phải sử dụng thành thạo các phần mềm
như Microsoft Office, phải thường xuyên online trên Internet: tìm kiếm thơng tin, tải tài
liệu từ lớp học ảo, dùng máy vi tinh để đăng ký học phần trực tuyến, gửi bài qua email
cho thầy cô, để báo cáo, thuyết trình, …
Và đặc biệt là đối với việc học Anh Văn, máy vi tính giúp sinh viên rèn luyện
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,…đặc biệt là kỹ năng nghe và tập phát âm đúng chất
giọng của người nước ngoài. Sinh viên nếu biết kết hợp giữa việc thực hành nghe, nói
với giảng viên, với bạn cùng lớp kết hợp với luyện nghe và nói (phát âm) trên máy vi
tính sẽ tăng cường khả năng nghe nói một cách hiệu quả. Sinh viên ở trường Đại học
An giang hiện nay rất thường xuyên sử dụng máy vi tính, dùng máy vi tính ở nhà, thuê
ở tiệm Net, ở thư viện trường, một số sinh viên cũng có Laptop để dụng ở mọi nơi, mọi
lúc. Có hai cách chính để học Anh văn với máy vi tính là học với máy khơng kết nối
Internet và học với máy có kết nối Internet.
Một là học Anh văn với máy không kết nối Internet. Sừ dụng các phần mềm để học
Anh Văn như:
 Phần mềm từ điển: Lạc việt, Stardict, Evtrant,…
 Phần mềm tích hợp như: Study English, Grammar,…
 Luyện kỹ năng nghe: Windows Media Player, Real Player,…

Hai là học Anh văn với máy có kết nối Internet: ta cịn mở rộng thêm nhiều tính năng
khác như:
 Tham gia vào lớp học tiếng anh trực tuyến.
• Làm các bài kiểm tra ở các cấp độ khác nhau.
• Tải các tài liệu như: bài đọc, bài luyện nghe, video…
• Học tiếng Anh Qua bài hát.
 Và khai thác nguồn thông tin Anh Văn rất lớn của mạng Internet.
Tóm lại là có rất nhiều cách thức khác nhau để sử dụng máy vi tính vào việc
học Anh văn và nếu có thái độ tích cực sử dụng hiệu quả cơng cụ này thì sinh viên sẽ
tiến bộ rất nhanh trong việc học Anh Văn nói riêng và tiếp thu kiến thức nói chung.
Tuy nhiên một số sinh viên sử dụng máy vi tính nhiều vào việc giải trí, chưa
khai thác hết cơng dụng của máy vi tính để nâng cao trình độ Anh Văn của mình. Đó là
một điều hết sức lãng phí, vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là mô tả thái độ
của sinh viên trong việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn. Điều này là cần thiết
cho tất cả sinh viên, học sinh, những người dùng cơng cụ hổ trợ là máy vi tính để học
ngoại ngữ sẽ nhìn nhận được hiệu quả của việc sử dụng cơng cụ này, và việc sử dụng
đó có hiệu quả hay chưa để nâng cao hiệu quả của việc học ngoại ngữ. Qua những phân
GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 1


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
tích trên cũng thấy được sự cần thiết của đề tài “Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa
8 khoa KT- QTKD trường Đại học An Giang đối với việc sử dụng máy vi tính để
học Anh Văn”. đối với sinh viên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài



Mơ tả thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD trường Đại học An
Giang đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn.



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn.
(Các yếu tố đó như: có máy vi tính cá nhân hay không, kiến thức tin học,
thời gian học các môn học khác, môi trường học tập Anh Văn thông qua
máy vi tính)



Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học Anh Văn bằng
công cụ hổ trợ là máy vi tính.(Dựa trên thái độ và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn đã phân tích)

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường đại học An Giang.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu 5 sinh viên khóa 8
khoa KT- QTKD để có cơ sở thiết lập bản hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng bằng điều tra bản câu hỏi
(phát bản câu hỏi đến các bạn sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD để thu thập dữ liệu sơ
cấp)
Phân tích dữ liệu: dùng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 để xử lý số
liệu. Dùng thang đo Linkert để đo lường thái độ của sinh viên về các mặt như: nhận
thức, tình cảm, xu hướng hành vi và cũng đo lường các yếu tố khác có ảnh hưởng đến
độ của sinh viên đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn. Thang đo nhị phân
(Dichotomous Scale): dùng cho các câu hỏi chỉ có hai lựa chọn và thang đo. Thang đo

nhóm (Category Scale): Dùng trong các câu hỏi có nhiều phương án trả lời. Nominal:
đo lường hai giá trị của giới tính.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này giúp bản thân người thực hiện nâng cao hiểu biết
kiến thức cơ bản về môn Phương pháp nghiên cứu khoa học và cũng góp phần đánh giá
thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn. Thơng qua đề
tài này sinh viên có thể nhìn nhận lại thái độ của các bạn trong việc sử dụng công cụ hỗ
trợ là máy vi tính để học Anh văn. Từ đó thì các bạn sinh viên cũng có biện pháp điều
chỉnh mục tiêu, cách thức sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng máy vi tính để hổ trợ
tích cực hơn nữa vào việc học Anh Văn.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 2


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về thái độ
2.1.1 Thái độ
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động
có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.1
Theo Kretch và Crutchfield thì có ba yếu tố chính cấu thành nên thái độ là: nhận thức,
tình cảm và xu hướng hành vi.2
• Nhận thức: là thơng tin và kiến thức mà một người có về một đối tượng
hay một khái niệm nào đó.

• Tình cảm: là cảm tình và các phản ứng xúc động của con người, là cảm
nghĩ của chủ thể về một đối tượng nào đó và cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu.
• Xu hướng hành vi: là cách mà một người có khuynh hướng hành động hay
cư xử.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 3
2.1.2.1 Yếu tố xã hội
 Gia đình: là một nhóm hay nhiều người có quan hệ huyết thống hay
hơn nhân cùng chung sống trong một nhà. Các thành viên trong gia đình
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mỗi cá nhân.
 Nhóm ảnh hưởng: là tất cả các nhóm có ảnh hưởng tới cá nhân
như: nhóm học tập, bạn bè, các câu lạc bộ,…
 Vai trị và vị trí xã hội: Mỗi cá nhân có vai trị và địa vị riêng trong
xã hội nên thái độ của họ cũng phải phù hợp với vai trò và địa vị mà họ
có.
2.1.2.2 Yếu tố văn hóa
 Văn hóa: Là hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống, chuẩn
mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được
tiếp nối và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ này sang thế hệ khác.

1

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. Nguyên lý Marketing. TP Hồ Chí Minh:
NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2
Nguồn: Kretch và Crutchfield – Marketing căn bản – Cristian , Lê Thị Đông Ma – NXB Thanh Niên
3
Nguồn: Schiffman & Kanuk (2000) – tài liệu đã dẫn, trang 203. Nguyên Lý Marketing – Nguyễn Đình
Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang- trang 112.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung

SVTH: Trần Kim Phát

Trang 3


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
 Nhánh văn hóa: là một bộ phận cấu thành văn hóa chung bao gồm:
nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, khu vực địa lý,…
Nhánh văn hóa ảnh hưởng đến sự quan tâm, cách đánh giá, của các cá
nhân trong cùng nhánh văn hóa.
 Giai tầng xã hội: là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân
chia theo cấp bậc. Mỗi giai tầng hội có những ý thức khác nhau về mỗi
đối tượng, mỗi thành viên trong cùng một giai tầng có thể có chung
niềm tin, cách đánh giá, thái độ.

2.1.2.3 Yếu tố tâm lý
 Động cơ: là nhu cầu đã trở nên cần thiết đến mức độ buộc con người
phải tìm hành động thỏa mãn nó.
 Nhận thức: là q trình thơng qua đó có thể tuyển chọn, tổ chức và
giải thích thơng tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới
xung quanh.
 Kinh nghiệm: là yếu tố quan trọng trong hành vi từng người. Sự
hiểu biết về thế giới của các cá nhân là khác nhau thúc đẩy họ có những
hành động khác nhau.
 Niềm tin: là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể về một sựu
vật, hiện tượng.
2.1.2.4 Yếu tố cá nhân
 Cá tính, nhân cách: Philip Kotler cho rằng cá tính là những đặc tính
nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử có tính nhất qn và có tính

ổn định với mơi trường xung quanh.
Con người có những cá tính riêng như: cởi mở, thận trọng, khiêm tốn,
năng động,… điều này đã ảnh hưởng thái độ, hành vi của họ đến các sự
việc.
 Nghề nghiệp: có ảnh hưởng mạnh đến thái độ.
 Tuổi tác: ở từng giai đoạn tuổi tác, cá nhân có các thái độ khác nhau
đối với các sự việc cũng khác nhau vì ở các giai đoạn khác nhau thì sở
thích, sự quan tâm, cách đánh giá của con người cung có sự thay đổi.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 4


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
Yếu tố văn hóa
Văn hóa
Nhánh văn hóa
Giai tầng xã hội

Yếu tố xã hội
Gia đình
Vai trị và vị trí xã hội
Nhóm ảnh hưởng

THÁI
THÁI
ĐỘ

ĐỘ
Yếu tố cá nhân
Cá tính, nhân cách
Nghề nghiệp
Tuổi tác

Yếu tố tâm lý
Động cơ
Nhận thức
Kinh nghiệm
Niềm tin

Hình 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 5


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

2.2 Mơ hình nghiên cứu
Để hiểu rõ về “Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD trường đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn” cần xây dựng mơ hình nghiên cứu
sau:
NHẬN THỨC
Lợi ích của việc sử dụng máy vi
tính để học Anh văn.

Cách sử dụng máy vi tính để học
Anh văn.

THÁI ĐỘ

TÌNH CẢM
u thích hoặc khơng thích việc
học Anh văn với máy vi tính.

( Của sinh viên đối
với việc sử dụng máy
vi tính để học Anh
Văn)

XU HƯỚNG HÀNH VI
Sử dụng máy vi tính hiệu quả hơn
trong việc học Anh văn (rèn luyện
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết).

Hình 2 Mơ hình nghiên cứu

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 6


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
Giải thích mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu ba thành phần chính hình thành nên thái độ của sinh viên,
ba thành phần này có mối quan hệ tác động lẩn nhau và cùng ảnh hưởng đến thái độ
của các cá nhân.
 Nhận thức: Mơ hình nghiên cứu sẽ cho thấy sinh viên nhận thức như thế
nào trong việc sử dụng máy vi tính để học Anh văn, họ có thấy được sự tiện lợi
và cần thiết của việc dùng máy vi tính, họ có khai thác hiệu quả các cơng dụng
hữu ích mà nó mang lại cho việc học Anh văn hay khơng.
 Về tình cảm: sinh viên có thích học tập, làm việc với máy vi tính khơng hay
cảm thấy nhiều khó khăn khi sử dụng máy vi tính, có thích hoặc khơng thích
dùng máy vi tính cho việc học ngoại ngữ. Đặt biệt là sinh viên có thích luyện
các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để nâng cao trình độ Anh Văn không.
 Về xu hướng, hành vi: Trong mơ hình nghiên cứu này thì các bạn sinh viên
sẽ thể hiện xu hướng hành vi là có sử dụng máy vi tính trong việc học Anh văn
khơng (rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết), mức độ khai thác các cơng
dụng của máy vi tính trong việc học Anh Văn một cách hiệu quả.
 Các yếu tố ảnh hưởng: tìm hiểu thêm về một số yếu tố khác như: điều kiện
về có máy vi tính cá nhân có ảnh hưởng không, kiến thức tin học của từng sinh
viên, thời gian học các môn học khác, môi trường học tập nơi sinh viên dùng
máy vi tính để học Anh Văn có ảnh hưởng như thế nào đối với việc sử dụng
máy vi tính để học Anh Văn của sinh viên.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 7


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu sơ lược
Ở chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, ba thành phần
chính của thái độ là: nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi và cũng đã giải thích mơ
hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết ở chương này về:
tiến độ các bước thực hiện, quy trình nghiên cứu và thang đo.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết về các yếu tố của thái độ: Nhận thức, tình cảm, xu hướng
hành vi mà hình thành nên quy trình nghiên cứu, tiến độ các bước thực hiện, thang đo,
mẫu và phương pháp chọn mẫu cụ thể như sau:

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 8


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
3.2.1 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết:
Nhận thức
Tình cảm
Xu hướng, hành vi

Phỏng vấn chuyên sâu

Lập bảng hỏi sơ bộ

Chỉnh sửa và lập bảng hỏi

hoàn chỉnh

Điều tra trực tiếp bằng
bảng hỏi
Làm sạch/ mã hóa

Phân tích dư liệu
Mơ tả
Đánh giá
Phân tích các yếu tố tác động

Soạn thảo báo cáo

Hình 3: Quy trình nghiên cứu

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát

Trang 9


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
3.2.2 Tiến độ các bước thực hiện
 Bước 1: Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với 5 sinh viên khoa KTQTKD về các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu như: các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ, nhận thức của sinh viên, lợi ích, thuận lợi, khó khăn,
trong việc dùng máy vi tính để học Anh Văn để hình thành nên bản hỏi sơ
bộ. Thời gian thực hiện là 1 ngày.
 Bước 2 : Thông qua giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa bản hỏi sơ bộ và
lập bản câu hỏi chính thức. Thời gian thực hiện khoảng một tuần.

 Bước 3 : Tiến hành phỏng vấn chính thức bằng cách điều tra thơng qua
bản hỏi hồn chỉnh. Đối tượng phỏng vấn là sinh viên khoa KT- QTKD. Cỡ
mẫu chọn là 60 sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD trường Đại học An Giang.
Thời gian thực hiện khoảng 4 ngày.
 Bước 4: Tiến hành làm sạch dữ liệu và dùng phần mềm Microsoft
Office Excel 2003 để nhập dữ liệu và phân tích. Thời gian thực hiện khoảng
3 ngày.
 Bước 5: Từ kết quả phân tích ta mơ tả và ra đưa ra kết quả nghiên cứu.
Thời gian thực hiện khoảng một tuần.
 Bước 6: Soạn thảo báo cáo. Thời gian thực hiện khoảng một tuần.

Bảng 1 Tóm tắt tiến độ nghiên cứu

Bước

Dạng

Phương
pháp

1

Sơ bộ

Định tính

2

Chính
thức


Định lượng

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
10

Kỹ thuật thu thập dữ Thời gian
liệu
thực hiện.
Phỏng vấn chuyên sâu
Điều tra bản hỏi (n = 60)

1 ngày
4 ngày

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

3.2.3

Thang đo 4

Sử dụng các thang đo khác nhau tùy theo mục đích đánh giá kết quả nghiên cứu:
o Thang đo Likert: mức độ đồng ý của một đối tượng về một phát biểu với
thang 5 điểm. Đo lường mức độ nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi và các
yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD đối với

việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn.
VD: Bạn “khoanh tròn” một trong các số từ 1 đến 5 được quy ước :
1

2

Hồn tồn

Khơng

khơng đồng ý

3
Bình thường

4

5

Đồng ý

Hồn tồn

đồng ý

đồng ý

1. Máy vi tính giúp bạn học Anh Văn tốt hơn.

1


2

3

4

5

2. Sử dụng máy vi tính cho việc học Anh Văn là khơng khó.

1

2

3

4

5

o Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale): dùng cho các câu hỏi chỉ có hai lựa
chọn.
VD: Bạn có sử dụng máy vi tính vào việc học Anh Văn khơng? (Luyện các kỹ năng:
nghe, nói, đọc, viết, tải các tài liệu Anh Văn từ mạng Internet, học Anh Văn trực tuyến,
tra từ điển,…)
a. Có

b. khơng


o Thang đo Nominal gồm hai giá trị: giới tính.(nam, nữ)
o Thang đo nhóm (Category Scale): Dùng trong các câu hỏi có nhiều phương án
trả lời.
VD: . Bạn thường sử dụng máy vi tính ở đâu? (Có thể chọn nhiều đáp án)
a. ở nhà bạn

b. ở thư viện trường

c. ở tiệm Net

d. dùng Laptop ở mọi nơi

e. Khác :…………………………………………………………………………

4

Huỳnh Phú Thịnh .2008. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong Kinh tế- Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học An Giang. Trang 40

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
11

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

3.2.4


Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Đối tượng nghiên cứu hay tổng thể là các sinh viên của khóa 8 khoa KT QTKD. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện và cỡ mẫu là 60 sinh viên
khóa 8 khoa KT-QTKD. Sau khi có được kết quả nghiên cứu thì thơng tin về
mẫu thu thập được như sau:

Hình 4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam, có 53% là số sinh viên nữ tham gia trả
lời bảng câu hỏi và 47% số sinh viên nam tham gia trả lời bảng câu hỏi.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
12

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

CHƯƠNG 4: SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY VI
TÍNH ĐỂ HỌC ANH VĂN CỦA SINH VIÊN KHÓA 8
KHOA KT-QTKD
4.1 Giới thiệu sơ lược
Ở chương 3 đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu: Mẫu và phương pháp
chọn mẫu, thang đo, quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, tiến độ các bước thực
hiện. Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng máy vi tính cho việc học Anh Văn, mức độ
khai thác và sử dụng các phần mềm để rèn luyện các kỹ năng Anh Văn, khai thác
nguồn thông tin Tiếng Anh rộng lớn từ Internet thì cần thu thập và phân tích số liệu về

các nội dung như: những phần mềm vi tính mà sinh viên thường dùng để học Anh Văn,
sinh viên thường rèn luyện các kỹ năng nào trên máy vi tính, những nơi mà sinh viên
thường dùng máy vi tính,… các yếu tố đó có ảnh hưởng đến việc sử dụng máy vi tính
để học Anh Văn. Chương 4 sẽ giới thiệu về những vấn đề vừa nêu ra:
4.2 Số sinh viên có sử dụng máy vi tính trong việc học Anh Văn
Qua số phiếu điều tra thì đa số các bạn sinh viên được phỏng vấn đều có sử dụng
máy vi tính để học Anh Văn, 59 trên tổng số 60 bản hỏi được phát đi, chiếm tỷ lệ phần
trăm khá cao 98.33%. Điều này ta có thể suy rộng ra cho tồn thể sinh viên khóa 8
khoa KT-QTKD của trường đại học An Giang thì số sinh viên có sử dụng máy vi tính
cho việc học Anh Văn là khá cao, nó phản ánh xu hướng tích cực trong việc sử dụng
máy vi tính để phát triển trình độ Anh Văn của từng sinh viên.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
13

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
4.3 Những nơi sinh viên dùng máy vi tính cho việc học Anh Văn
Một điều quan trọng đối với việc dùng máy vi tính để học Anh Văn là nơi sử dụng
máy của sinh viên. Những nơi đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 5 Nơi dùng máy vi tính cho việc học Anh Văn
Chiếm tỷ lệ cao nhất là dùng máy vi tính ở nhà của các bạn khoảng 35%, trên 1/3 trong
tổng số nhũng nơi khác cho thấy các bạn cũng rất thuận lợi để dùng máy vi tính để học.
Điều khác biệt nằm ngồi dự đốn trước cuộc nghiên cứu là tỷ lệ dùng máy ở thư viện
(18%) lại thấp hơn tỷ lệ thuê máy ở tiệm Net (30%). Điều này cho thấy thói quen th

máy ở ngồi của các bạn, sinh viên không thường dùng máy trong thư viện trường có
thể do nhiều nguyên nhân: thói quen, tiêm Net ở gần nhà trọ các bạn, các bạn ít vào thư
viện để học,…Một số bạn dùng máy tính xách tay chiếm khoảng 15%, còn lại khoảng 2
% dùng ở những nơi khác.
Từ những phân tích trên ta thấy sinh viên có rất nhiều nơi để dùng máy vi tính cho việc
học của các bạn. Và từ đó các bạn hồn tồn có thể dùng máy vi tính vào việc học Anh
Văn để nâng cao trình độ Tiếng Anh của các bạn.
4.4 Máy vi tính giúp rèn luyện các kỹ năng
Để học giỏi Anh Văn thì mổi người cần phải thành thạo 4 kỹ năng chính là: nghe,
nói, đọc, viết và một số kỹ năng khác. Vì vậy cần tiến hành khảo sát mức độ rèn luyện
các kỹ năng Anh Văn của các bạn sinh viên thông qua máy vi tính. Mức độ đó được thể
hiện ở biểu đồ sau:

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
14

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

Hình 6: Các kỹ năng
Biểu đồ cho thấy các bạn chủ yếu là rèn luyện kỹ năng nghe nhiều nhất (44%) và đọc
(24%), kỹ năng nói chỉ chiếm 16% và viết 14% còn lại là kỹ năng khác. Điều này thể
hiện các bạn sinh viên chưa tận dụng hết hiệu quả mà máy vi tính mang lại trong việc
học Anh Văn. Ngồi việc rèn luyện hai kỹ năng nghe, nói, máy vi tính cịn giúp rèn
luyện kỹ năng đọc và viết rất hiệu quả: sinh viên có thể đọc thơng tin từ mang Internet,
rèn luyện ngữ pháp, từ vựng, …bằng cách làm các bài tập trắc nghiệm Anh Văn trên

máy vi tính với những phần mềm học anh văn như: Study English,…hay tham gia vào
các lớp học Anh Văn trực tuyến trên mạng Internet. Ngồi bốn kỹ năng chính thì vài
sinh viên cũng học được các kỹ năng khác như: xử lý tình huống, phán đốn.
Tóm lại sinh viên được nghiên cứu thường rèn luyện kỹ năng nghe trên máy vi tính và
cũng có rèn luyện các kỹ năng cịn lại.
4.5 Những phần mềm thường dùng
Để khảo sát mức độ sử dụng phần mềm hổ trợ việc học Anh Văn ta xem biểu đồ sau:

Hình 7 Phần mềm thường dùng để học Anh Văn

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
15

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
Qua biểu đồ các bạn thường dùng nhiều nhất là từ điển như Lacviet (46.4%) để tra
từ và tập phát âm chuẩn theo bản ngữ, và luyện nghe với Windows Media Player hay
học với bộ phần mềm Study English rất phổ biến và hiệu quả với các bài nghe, bài
đọc, ngữ pháp,…Một số các bạn cũng có sữ dụng các phần mềm khác như: Google
Tranlate, vdic.com, Huybien. Từ đó các bạn cũng có khai thác và sử dụng các phần
mềm điều cơ bản nhất để dùng máy vi tính vào việc học Anh Văn .
4.6 Học Anh Văn trên Internet và tham gia lớp học trực tuyến:
Internet là một nguồn thông tin mà sinh viên thường khai thác. Biểu đồ dưới đây thể
hiện mức độ khai thác và sử dụng nguồn thông tin này cho việc học Anh Văn của sinh
viên:


Hình 8 Học Anh Văn trên Internet và tham gia lớp học Anh Văn trực tuyến
Có 59% các bạn có khai thác nguồn thông tin này bằng nhiều cách khác nhau như: tải
tài liệu về học, các bài nghe, bài tập, phàn mềm,…Cịn lại 41% các bạn khơng học Anh
Văn trên Internet tức là còn nhiều sinh vên chưa khai thác hiệu quả nguồn thông tin từ
Internet để phục vụ việc học Anh Văn của các bạn.
Và trong số các bạn có học Anh Văn trên Internet thì chỉ có khoảng 29% có tham gia
vào lớp học trực tuyến trên mạng và có 14 bạn thích chương trình giảng dạy của các lớp
học trực tuyến. Điều này chứng tỏ các bạn chưa quan tâm nhiều đến các lớp học này dù
các lớp học trực tuyến cũng rất nhiều trên Internet và nội dung cũng rất đa dạng.
4.7 Tổng kết chương 4
Các bạn sinh viên đã thể hiện nhận thức của mình về lợi ích của máy vi tính, đã
thấy được hiệu quả mà máy vi tính mang lại cho việc học Anh Văn: đa số các bạn có sử
dụng máy vi tính để học Anh Văn, rèn luyện các kỹ năng Anh Văn thơng qua máy vi
tính, có biết và sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ khác nhau. Tuy nhiên các bạn cũng
chưa khai thác hiệu quả nguồn thông tin từ Internet để phục vụ việc học Anh Văn, đặc
biệt là các lớp học Tiếng Anh trực tuyến trên Internet.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
16

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Giới thiệu sơ lược
Chương 4 đã giới thiệu sơ lược về tình hình sử dụng máy vi tính để học Anh

Văn của sinh viên Khóa 8 khoa KT-QTKD. Qua chương 5 này sẽ đi sâu phân tích các
thành phần của thái độ như: nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi của sinh viên và các
yếu tố có ảnh hưởng việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn của sinh viên. Các số
liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 để cho ra các
bảng, biểu đồ để nghiên cứu. Kết quả mong muốn đạt được là sinh viên có nhận thức
đúng về lợi ích mà máy vi tính mang lại cho việc học Anh Văn, có thích sử dụng máy
vi tính để nâng cao trình độ Anh Văn, có những xu hướng hành vi tích cực trong việc
sử dụng máy vi tính để học Anh Văn. Phần cịn lại là phân tích một số yếu tố khác có
ảnh hưởng viêc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn của sinh viên để kiến nghị các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học Anh Văn bằng công cụ hổ trợ là máy vi tính.
5.2 Mơ tả thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc sử dụng máy
vi tính để học Anh Văn
5.2.1 Nhận thức của sinh viên về lợi ích của máy vi tính trong việc học Anh
Văn
Nhận thức này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 9 Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về lợi ích của máy vi tính đối với
việc học Anh Văn.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
17

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
Qua biểu đồ trên cho ta biết:
Các sinh viên nhận thức rằng có máy vi tính cá nhân sẽ giúp việc học Anh Văn tốt hơn,

tỷ lệ đồng ý với yếu tố này chiếm tới khá cao 67.8% và hoàn toàn đồng ý chiếm 11.9%
và khơng có sinh viên khơng hay hồn tồn khơng đồng ý.
Bên cạnh đó các bạn cũng cho thấy rằng rất cần thiết phải dùng máy vi tính cho việc
học Anh Văn được tốt hơn. Số bạn không đồng ý với yếu tố “Không cần thiết phải sử
dụng máy vi tính vào việc học Anh Văn” chiếm 45.8% cho thấy sự cần thiết của máy vi
tính, một số khác còn trung hòa 27.1% và đồng ý là 18.6% điều này cho thấy các bạn có
thể chưa thấy được lợi ích của máy vi tính trong việc học Anh Văn.
Một yếu tố nữa là thời gian, các bạn cho rằng khơng có thời gian để dùng máy vi tính
vào việc học Anh Văn. Tổng tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 39% điều này
chứng tỏ các bạn chưa sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học.
Tuy nhiên tỷ lệ không đồng ý với yếu tố “Khơng thường xun học Anh Văn trên máy
vi tính vì các môn học khác quan trọng hơn” lại cao, chiếm 30.5 %. Cho thấy các bạn ý
thức rằng không phải không phải do các môn học khác quan trọng hơn mà khơng dành
thời gian cho việc dùng máy vi tính để học Anh Văn. Tổng tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn
đồng ý chiếm 20% cho thấy các sinh viên cịn lại nhận thức rằng các mơn học khác
quan trọng hơn.
Yếu tố tiếp theo là “Sử dụng máy vi tính cho việc học Anh Văn là khơng khó”, có
56.7% đồng ý với ý kiến này, khơng có bạn hồn tồn khơng đồng ý và chỉ có 10.2%
khơng đồng ý. Điều này chứng tỏ phần lớn các bạn có khả năng sử dụng máy vi tính
vào việc học Anh Văn. Có tới 39% các ý kiến trung hòa với yếu tố “Học Anh Văn trực
tuyến trên Internet là quá khó” cho thấy các bạn chưa quan tâm và tìm hiểu việc học
Anh Văn trực tuyến nên chưa biết như thế nào về yếu tố này, còn lại 25.4% các bạn
đồng ý với ý kiên học Anh Văn là khơng khó nhưng các bạn không tham gia nhiều, đây
cũng là một yếu tố bị động của các bạn trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ
vào lĩnh vực giáo dục.
Từ nhiều yếu tố được phản ánh lại trên biểu đồ cho thấy sinh viên có nhận thức được
việc cần thiết và dễ dàng sử dụng máy vi tính vào việc học Anh Văn. Mặt khác khơng
phải vì các mơn học khác quan trọng hơn mà không quan tâm nhiều đến việc dùng máy
vi tính để học Anh Văn mà có thể do không sắp xếp thời gian hợp lý để sử dụng máy vi
tính vào việc học Anh Văn và cảm thấy khơng có thời gian để học.


GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
18

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
5.2.2 Tình cảm của sinh viên đối với việc sử máy vi tính để học Anh Văn:
Qua nghiên cứu thì tình cảm của sinh viên đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh
Văn được thể hiện qua bảng sau:

Hình 10 Biểu đồ thể hiện tình cảm của sinh viên đối với việc sử máy vi tính để học
Anh Văn
Yếu tố tình cảm là một trong ba thành phần của thái độ, và các bạn sinh viên đều rất
thích dùng máy vi tính vào việc học, có tới 61% đồng ý, 20.3% hồn tồn đồng ý với
yếu tố “ Thích sử dụng máy vi tính trong việc học” và chỉ 1.7% hồn tồn khơng đồng
ý.
Bên cạnh đó các bạn rất đồng ý với yếu tố “Thích học Anh Văn trên máy vi tính” với
mức độ đồng ý 45.8% đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy các bạn dùng
máy vi tính để học Anh Văn hiệu quả hơn.
Để kiểm tra mức độ yêu thích luyện nghe Tiếng Anh trên máy vi tính thì xét đến yếu tố
“Bạn rất chán việc nghe Tiếng Anh với máy vi tính”. Ta thấy tỷ lệ khơng đồng ý cao
54.2% và hồn tồn khơng đồng ý 8.5%. Điều đó quan trọng cho thấy các bạn không
chán việc nghe Anh Văn với máy vi tính.
Những yếu tố thuộc về tình cảm trên đây rất tích cực thúc đẩy các bạn học Anh Văn
hiệu quả. Từ đó cho thấy các bạn u thích sử dụng máy vi tính vào việc học nói chung
và vào việc học Anh Văn nói riêng.


GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
19

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

5.2.3 Xu hướng hành vi của sinh viên khi sử máy vi tính để học Anh Văn
Thành phần thứ ba của thái độ là xu hướng hành vi và thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 11 Biểu đồ thể hiện xu hướng hành vi của sinh viên đối với việc sử máy vi
tính để học Anh Văn
Từ những nhận thức về sự cần thiết sử dụng máy vi tính vào việc học Anh Văn và tình
cảm u thích dùng máy vi tính cho việc học mà hình thành nên hành vi của các bạn
sinh viên. Cả ba yếu tố: “ Khai thác hiệu quả việc sử dụng máy vi tính vào việc học
Anh Văn; Rèn luyện thêm các kỹ năng tin học; sắp xếp thời gian hợp lý để học” đều có
tỷ lệ đồng ý, hoàn toàn đồng ý rất cao và tổng tỷ lệ không đồng ý rất nhỏ chỉ 6.8% cho
thấy các bạn đang có nhưng xu hướng hành vi rất tích cực trong việc sử dụng máy vi
tính để nâng cao trình độ Anh Văn.
Từ đó có thể thấy các bạn sinh viên đang có những hành vi thích hợp để nâng cao trình
độ Anh Văn bằng cách rèn luyện thêm trình độ tinh học để sử dụng máy vi tính hiệu
quả cho việc học nói chung và học Anh Văn nói riêng và điều này xuất phát từ những
nhận thức phù hợp.
5.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
Bên cạnh việc nghiên cứu ba yếu tố của thái độ là: nhận thức, tình cảm, xu hướng hành
vi tác động đến thái độ của sinh viên đối với việc dùng máy vi tính vào việc học Anh

Văn thì phần 5.3 sẽ tiến hành nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
20

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
máy vi tính để học Anh Văn của sinh viên để có hướng kiến nghị những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn .

Hình 12 Biểu đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng máy vi tính
để học Anh Văn
Qua biểu đồ cho thấy :
Các bạn cho rằng có máy vi tính là điều kiện thuận lợi cho việc học Anh Văn,
có tổng tỳ lệ đồng ý và hồn tồn đồng ý chiếm 79.7% và chỉ có 3.4% khơng và hồn
tồn khơng đồng ý. Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là kỹ năng vi tính, có tới 30.5% khơng
đồng ý với yếu tố “kỹ năng vi tính khơng ảnh hưởng đến việc học Anh Văn. Điều này
có thể do các bạn chưa chú trọng đến việc dùng máy vi tính để học Anh Văn hay các
bạn cũng khơng biết các phần mềm để hoc Anh Văn (tỷ lệ đồng ý 37.3%).
Từ việc các bạn sinh viên có thói quen sử dụng máy vi tính ở tiệm Net nhiều
hơn là thư viện trường nên các bạn cũng đồng ý cao với yếu tố môi trường ở tiệm Net,
tốn chi phí thuê máy, ảnh hưởng đến việc sủ dụng máy vi tính để học Anh Văn của các
bạn sinh viên.
Tóm lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng máy vi tính để học Anh
Văn của các bạn sinh viên Khóa 8 khoa KT_QTKD từ việc có máy vi tính sử dụng, kỹ
năng vi tính, hiểu biết về các phần mềm cho việc học Anh Văn đến các yếu tố khác từ

bên ngoài như điều kiện nơi th máy vi tính,... Một thói quen cần được hạn chế là th
máy vi tính bên ngồi nhiều hơn dùng máy trong thư viện trường, điều này vừa lãng phí
cho bản thân mà cịn khơng tận dụng được nguồn lực mà nhà trường cung cấp.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
21

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

5.4 Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học Anh Văn với cơng cụ hổ
trợ là máy vi tính.
Từ những phân tích trên cho thấy sinh viên có nhận thức được việc cần thiết sử
dụng máy vi tính, thích sử dụng máy vi tính vào việc học Anh Văn.Vì vậy, để nâng cao
hiệu quả sử dụng máy vi tính để học tốt Anh Văn thì các bạn sinh viên có thể:
• Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích của máy vi tính trong việc học Anh Văn
của các bạn mà sử dụng máy vi tính hiệu quả.
• Phải xuất phát từ những tình cảm u thích làm việc với máy vi tính mà khai
thác sử dụng nó có hiệu quả vào các mơn học nói chung và Anh Văn nói riêng.
• Khơng ngừng tìm hiểu nâng cao trình độ tin học của bản thân, các kỹ năng
thực hành vi tính để phục vụ cho việc học tập và rèn luyện trình độ Anh Văn.
• Sắp xếp thời gian hợp lý để vừa có thể học các mơn chính khóa vừa nâng
cao trình độ Anh Văn của bản thân vì cả tiếng anh chuyên ngành lẫn tiếng anh
giao đều cần phải có thời gian hợp lý mới tiếp thu hiệu quả.
• Tích cực khai thác nguồn thơng tin từ Internet, đặt biệt là có thể tham gia
các lớp học trực tuyến để nâng cao trình độ Anh Văn.


GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
22

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
6.1 Kết luận
Nội dung chính của đề tài này là mô tả thái độ của sinh viên đối với việc sử
dụng máy vi tính để học Anh Văn của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD trường Đại
học An Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với việc sử
dụng máy vi tính để học Anh Văn. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
học Anh Văn bằng công cụ hổ trợ là máy vi tính.
Vì vậy chương 1 đã giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu dựa
trên ba thành phần của thái độ mà Kretch và Crutchfield đã đề ra là: nhận thức, tình
cảm, xu hướng hành vi.
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu: mẫu và phương pháp chọn mẫu, thang
đo, quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu.
Chương 4 đã giới thiệu sơ lượt về tình hình sử dụng máy vi tính để học Anh Văn của
sinh viên Khóa 8 khoa KT-QTKD.
Chương 5 kết quả nghiên cứu được mô tả và phân tích rõ ràng về : nhận thức, tình cảm,
xu hướng hành vi của sinh viên Khóa 8 khoa KT-QTKD về việc sử dụng máy vi tính để
học Anh Văn. Bên cạnh đó là các yêu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng máy vi tính để

học Anh Văn.
Qua kết quả cho thấy :
• Các bạn đang có những hành vi thích hợp để nâng cao trình độ Anh Văn
điều này xuất phát từ những nhận thức phù hợp.
• Các bạn u thích sử dụng máy vi tính vào việc học nói chung và vào việc
học Anh Văn nói riêng.
• Tuy nhiên các bạn cũng chưa sắp xếp thời gian hợp lý để sử dụng máy vi tính
vào việc học Anh Văn cho có hiệu quả.
Sinh viên có nhận thức được việc cần thiết và dễ dàng sử dụng máy vi tính vài việc học
Anh Văn. Mặt khác khơng phải vì các mơn học khác quan trọng hơn mà không quan
tâm nhiều đến việc học Anh Văn mà do không sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học
Anh Văn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn của các
bạn sinh viên Khóa 8 khoa KT_QTKD từ việc có máy vi tính sử dụng, trình độ tin học,
hiểu biết về các phần mềm cho việc học đến các yếu tố khác từ bên ngồi. Một thói
quen cần được hạn chế là th máy vi tính bên ngồi nhiều hơn dùng máy trong thư
viện trường, điều này vừa lãng phí cho bản thân mà cịn khơng tận dụng được nguồn
lực mà nhà trường cung cấp.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
23

Trang


Tìm hiểu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang
đối với việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn
6.2 Hạn chế của chuyên đề
Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện , tính đại diện của mẫu chưa cao. Bên

cạnh đó thì cũng có thể cịn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với
việc sử dụng máy vi tính để học Anh Văn mà chưa được đề cập. Trong tương lai, nếu
được đề xuất cho nghiên cứu tương tự thì có thể mở rộng tổng thể ra toàn thể sinh viên
của trường Đại học An Giang, có thể chọn mẫu theo phương pháp hạn mức để so sánh
sự khác biệt giữa các nhóm trong và ngồi ngành sư phạm Anh, có thể so sánh và đánh
giá sự khác biệt, tiến bộ qua các khóa học khác nhau.

GVHD : Th.S Lê Phương Dung
SVTH: Trần Kim Phát
24

Trang


×