Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ PHỤC HỒI RỪNG CÂY GỖ LỚN BẢN ĐỊA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.56 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LÊ THANH HẢI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM
GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ
RỪNG VÀ PHỤC HỒI RỪNG CÂY GỖ LỚN BẢN ĐỊA
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LÊ THANH HẢI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM
GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ
RỪNG VÀ PHỤC HỒI RỪNG CÂY GỖ LỚN BẢN ĐỊA
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp


Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến với:
Bố mẹ đã tạo điều kiện cho tôi ăn học.
Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt và trang bị kiến
thức vô cùng quý báu trong thời gian tôi học tại trường.
Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Lan Phương đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề
tài.
Toàn thể các bạn sinh viên khoa Lâm Nghiệp và đặc biệt là tập thể lớp DH08NK
Cán bộ Khu Bảo Tồn thiên nhiên- văn hóa Đồng Nai
Cán bộ xã Hiếu Liêm
Các ấp trưởng ấp 3 và ấp 4 xã Hiếu Liêm
Cộng đồng người dân địa phương ấp 3 và ấp 4
Cán bộ 3 trạm Kiểm lâm: Đá Dựng, Suối Linh, Cù Đinh
Đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong thực tế, nên quá trình thực hiện luận văn
chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, mong nhận được sự cảm thông và ý kiến

đóng góp của quý thầy cô cùng quý đọc giả.

Sinh viên
Lê Thanh Hải

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng cây gỗ lớn bản
địa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai” được bắt đầu từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2012.
Xác định được các cách thức và nhu cầu mà cộng đồng địa phương tại đây
tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng để có thể thực hiện tốt công tác bảo tồn
mà vẫn đảm bảo được đời sống của người dân địa phương. Để đạt được mục đích
này phải tiến hành nghiên cứu 3 mục tiêu sau:
-

Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng và phương án trồng mới rừng mà
KBT đang thực hiện.

-

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng tại đây trong
công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng
hiện nay.

-


Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng
hiện nay.
KBT thực hiện quản lý vẫn gặp nhiều hạn chế như: không quản lý được các

diện tích đất cho cộng đồng thuê để trồng rừng và một số cán bộ lâm trường không
được trang bị đầy đủ về kiến thức và phương tiện hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ
rừng.
Thấy được cuộc sống của cộng đồng nơi đây còn nhiều khó khăn. Đa số là
canh tác nương rẫy truyền thống dựa vào tự nhiên là chính, cộng đồng chịu ảnh
hưởng nhiều của đất rừng và rừng.
Sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng đa dạng dưới
nhiều hình thức: nhận giao khoán, nhận đất lâm nghiệp trồng rừng, tham gia trồng
mới rừng, chăm sóc bảo vệ rừng… Tuy nhiên, chưa mang tính chất tự giác cao mà
đa số họ tham gia vì nhu cầu là chính.

iii


SUMMARY
The research subjects: “Analysis of factors affecting the participation of
community in management of forest protection and restore native large forest trees
in Dong Nai Nature Park Culture”, done from February, 2012 to june, 2012.
Determined their ways and needs in which local communities here to
participate in forest management to do better conservation and ensure the lives of
local people. This research should conduct the following three targets:


Learning the management of forest protection and project renew plan


forest which doing by National park.


Determining of factors affecting the participation of community in

management forest protection, specific in project of renew plan forest now.


Analyzing affecting of factors to the participation of community in

management forest protection, specific in project of renew plan forest now.
The management of National park still have many limitations such as:
inability to manage the land lease communities to plan forest, some forestry
officials are not equipped to knowledge and facilities for the management of forest
protection.
Saw the life of the community in here where had more difficult. Mostly
traditional farming based on the natural, communities most are affected by forest
land and forest.
The participation of people in the management of forest protection
diversified in many forms: received contractual, received land for planting forestry,
participated in planing renew forest, cared and protected forest. However, not
highly their self-involved, most of because their demands.

iv


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
SUMMARY ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề ......................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.3

Giới hạn của nghiên cứu ................................................................................3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
2.1 Khái niệm sự tham gia và cách tiếp cận thu hút sự tham gia ............................4
2.1.1 Khái niệm sự tham gia.................................................................................4
2.1.2 Cách tiếp cận thu hút sự tham gia ...............................................................5
2.2 Một số văn bản bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng ....7
2.3 Một số kết quả từ việc giao khoán bảo vệ rừng trước đây trên cả nước .........10
2.4 Lịch sử giao đất và giao rừng trước đây của xã Hiếu Liêm ............................12
2.5 Sơ lược về dự án khôi phục rừng cây gỗ lớn ...................................................13
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....15

v



3.1

Địa điểm khu vực nghiên cứu......................................................................15

3.2

Tài nguyên rừng...........................................................................................16

3.3

Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................17

3.4

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................20

3.5

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................21

3.5.1

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin..............................................22

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................23
4.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương và các vấn đề liên quan đến
việc giao đất, giao rừng cho người dân..................................................................23
4.1.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương.........................................23

4.1.3 Phương án phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa và sự tham gia của người dân
vào công tác quản lý bảo vệ rừng trong phương án này ....................................33
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện nay. ......................35
4.2.1 Các quyết định và chính sách liên quan đến sự tham gia của người dân ..35
4.2.2 Năng lực của người dân trong việc phục hồi rừng cây bản địa.................39
4.2.3 Bối cảnh kinh tế xã hội địa phương ..........................................................40
4.2.3.1 Đời sống kinh tế xã hội địa phương ....................................................40
4.2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đai ở địa phương ............................................42
4.3.2.3 Lịch thời vụ .........................................................................................44
4.3.2.4 Trình độ dân trí và phân hạng mức sống của người dân địa phương .45
4.3.2.4.1 Trình độ dân trí của người dân .....................................................45
4.3.2.4.2 Phân hạng mức sống của người dân địa phương ..........................46
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng tại xã Hiếu
Liêm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng .........................................................47
4.4.1 Sự ảnh hưởng của các chính sách..............................................................47

vi


4.4.2 Ảnh hưởng đến đối tượng được giao khoán đất rừng và được sản xuất
trên rừng trồng mới. ...........................................................................................50
4.4.3 Ảnh hưởng đến số lượng hộ gia đình được tham gia ................................52
4.4.4 . Ảnh hưởng đến cách thức tiếp cận và tham gia bảo vệ rừng của người dân
............................................................................................................................53
4.4.5 Ảnh hưởng đến thái độ của người dân khi tham gia vào công tác quản
lý bảo vệ rừng .....................................................................................................55
4.5 Giải pháp giải quyết những tác động bất lợi trong công tác QLBVR có sự
tham gia theo hướng bền vững tại địa phương ......................................................57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................61

5.1

Kết luận........................................................................................................61

5.2

Kiến nghị .....................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC .................................................................................................................65

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP

Chính Phủ

CT

Chỉ thị

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

FAO(Food and Agriculture Organization )Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc
QĐ-TTg


Quyết định- Thủ Tướng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

PRA(Participatory Rural Appraisal)

Đánh giá nông thôn có sự tham gia

NLKH

Nông lâm kết hợp

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

KBT

Khu bảo tồn

HKL

Hạt kiểm lâm


TNR

Tài nguyên rừng

PCCC

phòng cháy chữa cháy

ĐDSH

đa dạng sinh học

QLBVR

quản lý bảo vệ rừng

TK

tiểu khu

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Các mức độ của sự tham gia .......................................................................6
Bảng 3.1 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp xã Hiếu Liêm .......................................16
Bảng 4.1 Quá trình quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương........................................23

Bảng4.2 Tình hình giao khoán bảo vệ rừng .............................................................27
Bảng 4.3 Thống kê diện tích rừng trồng qua 3 năm .................................................28
Bảng 4.4 Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng (điều tra 70 hộ)......................29
Bảng 4.5 Các nội dung chuẩn bị trong quá trình giao khoán đất và rừng ................30
Bảng 4.6: Thể hiện các hoạt động tham gia của người dân trên đất nhận khoán .....37
Bảng 4.7: Sự đánh giá của người dân về các lợi ích của Nghị định chính sách
01/CP, Quyết định 661/QĐ-TTG đem lại. ................................................................37
Bảng 4.8 Diện tích rừng trồng phục hồi đạt được qua 3 năm đầu thực hiện ở Hiếu
Liêm ..........................................................................................................................39
Bảng 4.9 Lịch thời vụ sản xuất nông lâm nghiệp .....................................................44
Bảng 4.10 Phân hạng mức sống ...............................................................................46
Bảng 4.11 Bảng thể hiện tương đối về diện tích đất giao khoán ..............................48
Bảng 4.12 Bảng chấm công lao động trồng và chăm sóc rừng (1ha) .......................48
Bảng 4.13 Số lượng hộ và diện tích các đối tượng tham gia ....................................52
Bảng 4.14 Sự hiểu biết của người dân về công tác QLBVR ....................................56
Bảng 4.15 Khung phân tích SWOT về mục tiêu quản lý rừng................................57
Bảng 4.16 Khung phân tích SWOT về các yếu tố ảmh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong công tác QLBVR ............................................................................58

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1 Biểu đồ phản ánh số lượng lao động địa phương tham gia vào công tác
trồng và chăm sóc rừng phục hồi qua các năm .........................................................34
Hình 4.2 Cơ cấu cây trồng nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã Hiếu Liêm ..........41
Hình 4.3 Sơ đồ lát cắt Ấp 3 và 4 của xã Hiếu Liêm. ...............................................43
Hình 4.4 Sơ đồ venn thể hiện sự tác động của các tổ chức, cơ quan đến hộ gia đình

nhận khoán đất và rừng .............................................................................................51

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập trong
thời gian chưa lâu (6 năm) và đang tồn tại nhiều vấn đề khó khăn như công tác bảo
vệ rừng, phục hồi rừng nghèo, thu hồi đất… cần được giải quyết. Một yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triển, quản lý và bảo vệ rừng là sự tham gia của cộng
đồng đặc biệt là các cộng đồng sống gần rừng và trong rừng, mà cuộc sống của
cộng đồng ở đây còn gặp khá nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào đất rừng và
rừng. Việc quản lý dựa vào cộng đồng được thực hiện vì những lý do mang tính bền
vững: một là người dân có thể làm tốt những công việc mà họ đã có kinh nghiệm,
hai là sự tham gia có thể đáp ứng các nhu cầu hiện tại của họ. Quan trọng hơn cả là
việc khuyến khích người dân tham gia thực hiện sẽ đảm bảo tính bền vững của một
dự án hay một chương trình nào đó. Cộng đồng tại khu vực nghiên cứu còn nhiều
cụm dân cư phân tán trong khu vực rừng của KBT phần lớn có kinh tế còn khó
khăn, phụ thuộc nhiều vào đất rừng và rừng. Vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu tạo
thu nhập cho cộng đồng từ những phương án đang thực hiện hiện nay của KBT là
rất cần thiết cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây. Vì khi sự tham gia của người
dân được đáp ứng về các nhu cầu thì đời sống cũa họ cũng được nâng cao và sẽ gián
tiếp làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng KBT được bảo tồn tốt hơn.
Sự tham gia tích cực của người dân mặc dù được xem là một thành tố chủ
yếu trong bảo vệ, quản lý rừng nhưng vẫn bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế xã
hội trong bối cảnh diễn ra các hoạt động đó. Hơn nữa mức độ tham gia khác nhau


1


tùy thuộc vào tính chất của một dự án phát triển. Ở hầu hết các nước sự tham gia
của người dân vào quá trình quản lý và bảo vệ rừng thường đi từ mức độ cao đến
mức độ chỉ tham gia một cách hình thức. Mức độ tham gia và cường độ người dân
tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Chính sách, chương trình, bối cảnh kinh tế xã hội ở địa phương, năng lực và khả
năng tham gia của từng đối tượng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng (Tổ chức phát
triển cộng đồng, 2007).
Thực tiễn đã chỉ rõ: quản lý bảo vệ rừng với sự tham gia của các cộng đồng
địa phương sống gần rừng là một mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế,
xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam so
với kiểu quản lý bảo vệ rừng chỉ do nhà nước quản lý (Quang Minh, 2008).
Bắt đầu từ năm 1986 nhà nước ta đã tiến hành thực hiện giao đất giao rừng
cho cộng đồng quản lý và từng bước thực hiện các dự án liên quan đến công tác bảo
vệ rừng ở từng địa phương trên cả nước và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả. Mặt
khác, nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ: Ban hành bản quy định
về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Các Lâm trường Mã Đà,
Lâm trường Hiếu Liêm (tiền thân của KBT) đã vận động khuyến khích người dân
và cán bộ Lâm trường tham gia nhận khoán nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống
(theo hợp đồng). Tuy nhiên, qua thực tế vận dụng đã phát sinh một số vấn đề cần
sửa đổi như người dân thực hiện không đúng hợp đồng, việc thành lập KBT kèm
theo một số thay đổi trong chính sách như bảo tồn, phục hồi rừng cây bản địa…làm
biến động lớn đến tình hình kinh tế xã hội của khu vực, đặc biệt là đời sống người
dân sống trong vùng lõi KBT cũng như thực hiện công tác bảo vệ rừng và phục hồi
rừng cây bản địa có sự tham gia của người dân.
Để công tác BVR và phục hồi rừng đạt kết quả tốt, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong công


2


tác quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa ở Khu bảo tồn Thiên
nhiên Văn hóa Đồng Nai”.
Chính vì thế được sự phân công của Bộ Môn Lâm Nghiệp Xã Hội và Nông
Lâm Kết Hợp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Lan Phương, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của cộng đồng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT Thiên nhiên Văn hóa
Đồng Nai. Trong đó được phân ra các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng và phương án trồng mới rừng mà
KBT đang thực hiện.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng tại đây
trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện
nay.
+ Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong phương án trồng mới rừng hiện nay.
1.3 Giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở cộng đồng ấp 3 và ấp 4 xã Hiếu Liêm. Tìm
hiểu cách thức mà người dân tham gia vào công tác BVR, những tác động tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến rừng và những nhu cầu, mong muốn của họ về sản xuất
và tham gia BVR. Từ đó, kiến nghị ra các giải pháp phù hợp với tình hình địa
phương để tiến hành QLBVR một cách tốt nhất.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm sự tham gia và cách tiếp cận thu hút sự tham gia
2.1.1 Khái niệm sự tham gia
Theo FAO (1989) cho rằng khái niệm về sự tham gia đã trở thành những
ngôn ngữ phát triển và đã có nhiều cuộc tranh luận về khái niệm này trong thập niên
1980. Và đến nay khái niệm này được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau như sau:
- “Tham gia là sự đóng góp của người dân vào các dự án phát triển nhưng họ
không dự phần vào việc ra quyết định”.
- “Tham gia là một tiến trình tích cực và chủ động, trong đó các cá nhân hay
nhóm người đưa ra các khởi xướng và khẳng định sự tự chủ theo đuổi các sáng kiến
đó”.
- “Tham gia là sự thúc đẩy một tiến trình đối thoại giữa người dân và cán bộ
dự án trong việc chuẩn bị, thực thi, giám sát và đánh giá, để hình thành thông tin về
bối cảnh địa phương và tác động xã hội của dự án”.
- “Tham gia là một sự tự nguyện của người dân thực hiện các thay đổi do
chính họ tự quyết định”.
- “Tham gia là một sự tự nguyện của người dân tự phát triển đời sống, môi
trường và bối cảnh xã hội của chính họ”.
Với các định nghĩa trên của FAO, sự tham gia của người dân có mức độ
ngày càng cao khi nó đem lại càng nhiều lợi ích cho chính người dân tham gia.
Trong một dự án phát triển sự tham gia tích cực và tự nguyện của người dân là yếu
tố

quyết

định

cho


sự

thành

4

công

của

dự

án.


Theo KRUKS (1983) cho rằng định nghĩa về sự tham gia là:“sự tham gia là
công cụ xuất hiện khi tham gia được xem là cách thức để đạt được những mục tiêu
cụ thể khi người dân tham gia vào các dự án của người ngoài”.
“Sự tham gia là sự chuyển hóa khi nó được xem là mục tiêu tự thân và là
phương tiện để đạt được những mục tiêu cao hơn, như tính bền vững và sự tự giúp
mình”.
Từ những định nghĩa của KRUKS thì sự tham gia là một công cụ được thực
hiện để đạt được các mục tiêu đề ra trong dự án (Trích dẫn bởi Hoàng Hữu Cải,
2008).
Từ những định nghĩa trên ta thấy sự tham gia tuy được hiểu theo nhiều cách
khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là thu hút sự tham gia của cộng đồng,
hộ gia đình, cá nhân để đem lại thành công cho một dự án hay chương trình, đồng
thời đem lại lợi ích cho người tham gia. Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan
trọng của sự tham gia của người dân trong các dự án từ đó các nhà phát triển đã đưa
ra nhiều kế hoạch nhằm thu hút cao nhất sự tham gia của người dân, đây là chiến

lược phát triển của tất cả các dự án Lâm nghiệp.
2.1.2 Cách tiếp cận thu hút sự tham gia
Có nhiều cách tiếp cận thu hút sụ tham gia, nhưng “ sự tham gia” đúng nghĩa
nhất là do người dân khởi xướng, thực hiện và quản lý. Tuy nhiên ít có khu vực nào
có sự tiếp cận một cách tự nguyện mà phải thông qua các cơ quan nhà nước có chức
năng để chọn lựa cách tiếp cận tích cực, huy động sự tham gia đôi khi phải có tính
chất bắt buộc. Câu lạc bộ SAHEL (1988) đưa ra một sự phân loại từ sự tham gia bắt
buộc sang tham gia tự nguyện và từ mức độ thụ động sang tích cực được thể hiện
như bảng sau:

5


Bảng 2.1 Các mức độ của sự tham gia
Chiến lược

Giả định chính

Ví dụ và giải thích

Tham gia thụ “Chúng tôi biết rõ Cách giảng dạy theo kiểu truyền thống một
động qua đào hơn người dân về chiều của cán bộ dự án cho người dân, cung
tạo và thông cách thức tốt nhất cấp các kỹ thuật trọn gói để người dân chấp
để phát triển của nhận

tin

họ”.
gia Đào tạo và thăm Truyền thông đối thoại hai chiều, tạo điều


Tham

chủ động qua viếng

kiện để người dân tương tác với các cán bộ

hội thảo

khuyến nông và nhà đào tạo của dự án

Tham gia có Cách tiếp cận theo Người dân địa phương lựa chọn đăng ký tham
theo

hợp hợp đồng, trả công: gia vào một chuỗi công việc, chịu trách

đồng

nếu quý vị (người nhiệm đối với các hoạt động tiếp theo, do
dân) làm việc này người dân hay dự án quyết định. Cách tiếp
thì dự án sẽ làm cận này cho phép chuyển từ quản lý dự án cổ
việc khác cho quý điển sang sự bao cấp, có một ủy ban địa
vị.

phương tổ chức và thực thi các công việc

gia Cách tiếp cận theo Hoạt động của dự án tập trung vào việc đáp

Tham

theo yêu cầu nhu cầu, đây là ứng nhu cầu mà người dân địa phương đã

địa cách tiếp cận chính biểu thị hơn là các giải pháp do người ngoài

của
phương

của PRA và nghiên cảm nhận. Vấn đề là làm sao để người dân địa
cứu hành động

phương quan tâm đến một điều gì đó mới và
khác với cái cũ nếu họ không có tri thức rõ
ràng về những điều này.
(Trích dẫn: Hoàng Hữu Cải)

Qua bảng các mức độ của sự tham gia chúng ta thấy sự tham gia của cộng
đồng vào một chương trình tùy thuộc vào lợi ích mà họ được hưởng trong đó quyền
lợi của họ càng nhiều thì họ càng tham gia tích cực. Đối với công tác quản lý và bảo
vệ rừng cũng vậy, khi lợi ích của người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng ngày càng

6


được nâng lên nhiều hơn: Số tiền nhận khoán tăng, lợi ích được hưởng từ các lâm
sản ngoài gỗ trong rừng nhiều hơn, lợi ích từ các đất rừng trống để sản xuất nhiều
hơn, thì khi đó họ sẽ tham gia một cách đông đảo và tích cực vào việc quản lý bảo
vệ rừng.
2.2 Một số văn bản bản pháp luật liên quan đến chính sách giao đất, giao rừng
- Căn cứ Nghị định số: 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ : Ban hành
bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nghị định số: 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ : Về việc

giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,
nhận khoán rừng rừng và đất lâm nghiệp.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước ban hành ngày 03/12/2004.
- Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg,
ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn KBT, được UBND tỉnh
Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 4505/QĐ-UBND, ngày 29/12/2008.
- Nghị định số: 135/2005/NĐ-CP, ngày 08/11/2005 của Chính phủ: Về việc
giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy
sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thông tư số: 102/2006/TT-BNN, ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn V/v: Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
135/2005/NĐ-CP của Chính phủ: Về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản

7


xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm
trường quốc doanh.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng chính
phủ V/v: Ban hành quy chế quản lý rừng.
- Căn cứ Quyết định số: 4682/QĐ-UBND, ngày 28/12/2007 của UBND
tỉnh Đồng Nai: Về việc thu hồi đất của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu để giao cho
UBND xã Hiếu Liêm quản lý, lập quy hoạch sử dụng đất tại xã Hiếu Liêm, huyện
Vĩnh Cửu.
- Văn bản số: 400/SNNPTNT-LN ngày 26/3/2007 của Sở Nông nghiệp &

PTNT Đồng Nai V/v: Triển khai thực hiện Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày
08/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất
có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông, lâm trường quốc doanh.
- Thông báo số: 397/TB-UBND, ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Đồng
Nai V/v: Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ triển khai các Dự án và xử lý
các vướng mắc của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu;
- Thông báo số: 1221/SNN&PTNT-LN, ngày 16/6/2009 của Sở Nông
nghiệp và PTNT V/v: Kết quả làm việc tại UBND huyện Vĩnh Cửu về nội dung liên
quan đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
- Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 15/9/2009 của đại diện các đơn vị có cán
bộ tham gia Tổ công tác rà soát các hợp đồng giao khoán đất theo Nghị định 01/CP
và kế hoạch tổ chức thực hiện công tác rà soát các hợp đồng giao khoán đất theo
Nghị định 01/CP tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
- Căn cứ văn bản số: 2462/SNN&PTNT-LN, ngày 27/11/2009 của Sở Nông
nghiệp và PTNT V/v: Thực hiện chuyển đổi hợp đồng giao khoán theo Nghị định
01/CP sang hợp đồng giao khoán rừng sản xuất theo Nghị định 135/NĐ-CP
Văn bản pháp luật căn cứ cho phương án phục hồi rừng cây gỗ lớn:

8


- Quyết định số 516/QĐ.BNN-KHCN ngày 18/2/2002 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn v/v: Ban hành quy trình thiết kế trồng rừng.
- Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh: 14-92 và Quy phạm phục hồi
rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung: 21-98, của Bộ
NN&PTNT.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn v/v: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
- Văn bản số: 1992/BNN-LN, ngày 11/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và

PTNT V/v: Hướng dẫn các phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ Dự án 661.
- Thông báo số: 226-TB/TU, ngày 09/9/2008 của Tỉnh Ủy Đồng Nai V/v:
Kết luận của thường trực Tỉnh ủy về công tác trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
- Dự án đầu tư trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu
Đ, tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2009-2015 của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được
UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số: 2069/QĐ-UBND, ngày
23/7/2009.
- Văn bản số: 1857/SNN-PTNT, ngày 16/10/2008 của Sở NN&PTNT Đồng
Nai V/v: Thực hiện Dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến
khu Đ.
- Quyết định số: 3699/QĐ-UBND, ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh Đồng
Nai V/v: Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2010.
Nhờ sự ra đời của những văn bản pháp luật cụ thể quy định rõ ràng về các
quyền và nghĩa vụ về việc sử dụng đất và quản lý bảo vệ rừng mà người dân có thể
tham gia một cách chủ động tích cực hơn. Đây chính là mắt xích quan trọng tác
động vào sự tham gia và làm cho cộng đồng phát huy tốt nguồn nội lực của mình.

9


2.3 Một số kết quả từ việc giao khoán bảo vệ rừng trước đây trên cả nước
Tóm tắt kết quả đạt được từ những mô hình quản lý bảo vệ rừng có sự tham
gia của người dân đã mang lại nhiều kết quả trên cả nước:
- Kết quả của tình hình giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh
Sơn La năm 2002: Người dân được hưởng nhiều quyền lợi từ diện tích rừng nhận
khoán: Gỗ làm nhà, củi, sản phẩm tỉa thưa, LSNG và được sử dụng tối đa 20% đất
chưa có rừng quy hoạch để sản xuất nông nghiệp nên họ tham gia tích cực vào công
tác giao đất giao rừng ở địa phương, vì vậy tỉnh Sơn La đã đẩy nhanh tốc độ giao

đất, giao rừng, đặc biệt là mạnh dạn giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình để đảm bảo
rừng có chủ quản lý cụ thể, đây là giải pháp quan trọng góp phần quản lý có hiệu
quả tài nguyên rừng và nâng cao mức sống của người dân.
Với sự tham gia tích cực của người dân trong công tác QL BVR thì diện tích
rừng giao cho hộ gia đình, cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt, diện tích rừng
bị chặt phá trái phép giảm rõ rệt, nhận thức của người dân về rừng đã được nâng lên
và có ý thức bảo vệ rừng. Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt cần được
nghiên cứu rút kinh nghiệm và nhân rộng trong phạm vi tỉnh và các tỉnh khác.
Từ những kết quả trên cho thấy sự tham gia nhận khoán rừng để bảo vệ của
người dân đã đem lại nhiều lợi ích cho họ, người dân biết sử dụng rừng để phát
triển, tạo công ăn việc làm cho chính mình để tăng thu nhập: chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, tạo ra mô hình RVAC.
Kết quả dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Bắc Giang,
Quảng Ninh, Lạng Sơn:
Thời gian thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2007 và kết thúc năm 2013
Mục tiêu chính của dự án là phục hồi rừng sẽ là giải quyết những vấn đề khó
khăn đó là tạo nguồn thu nhập ổn định và công ăn việc làm cho người dân trong vùng
dự án. Thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển thông qua việc thành lập các
hợp tác xã làm nghề rừng. Thiết lập hệ thống thông tin thị trường và dịch vụ chế biến
sản phẩm từ rừng, làm tăng giá trị hàng hoá tạo diện mạo mới về xã hội Lâm nghiệp

10


vùng cao, vùngđồng bào dân tộc thiểu số với các mô hình về tổ chức quản lý rừng
cộng đồng.
Kết quả đạt được của dự án đến tháng 6/2009:
Quy hoạch sử dụng đất: 12 xã/12 xã đạt 100% kế hoạch.
Điều tra lập địa: 7.003ha đạt 100% kế hoạch.
Đo đạc thiết kế trồng và tái sinh rừng 4.543,15ha/4.914,7ha đạt 92.4% kế

hoạch.
Thiết lập rừng : 6.078ha/7.003ha đạt 87% kế hoạch.
Hỗ trợ mô hình quản lý rừng cộng đồng.
Đảm bảo được số lượng cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng các
năm.
Tổ chức được khoảng 80 cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn thăm quan cho
cán bộ, chủ vườn ươm và nông dân tham gia dự án.
Sau khi dự án được thực hiện 2 năm đầu thì đã đạt nhiều kết quả khả quan về
các chỉ tiêu thiết kế và quan trọng là cuộc sống của cộng đồng tại đây đã có nhiều
cơ hội tham gia để phát triển dựa vào các dự án. Nhiều công ăn việc là được tạo ra
giúp cho cộng đồng giảm thiểu các tác động tiêu cực vào rừng hơn trước đây giúp
cho công tác QLBVR được thực hiện tốt hơn.
(Nguồn: dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Bắc Giang,
Quảng Ninh, Lạng Sơn.) 
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều yếu tố và vấn đề
phức tạp ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong công tác giao khoán rừng
để quản lý và bảo vệ như: do tập tục của từng cộng đồng, chính sách giao đất giao
rừng còn có nhiều bất cập đối với người dân ở mỗi địa phương, số người tham gia
và sự tham gia của mỗi cộng đồng là khác nhau.

11


2.4 Lịch sử giao đất và giao rừng trước đây của xã Hiếu Liêm
Trước đây khi chưa thành lập KBT thì rừng ở xã Hiếu Liêm được lâm trường
Hiếu Liêm quản lý và được chia theo 6 đơn vị quản lý: phân trường 1 (ấp 3 hiện
nay), phân trường 2, phân trường 3, phân trường 4, phân trường 5 và một phần là
phân trường 6 (thuộc ấp 4 hiện nay). Lâm trường Hiếu Liêm thành lập vào năm
1982 bước đầu thành lập các cơ quan và tổ chức để thực hiện mục tiêu quản lý rừng
ở xã Hiếu Liêm. Sau khi ổn định các tổ chức vào năm 1989 Lâm trường tiến hành

giao khoán rừng tự nhiên cho các hộ gia đình địa phương khu vục gần rừng quản lý
bảo vệ dưới sự theo dõi định kì của Lâm trường. Trong khoảng thời gian thành lập
Lâm trường Hiếu Liêm đến năm 1989 thì tốc độ khai thác gỗ và các lâm sản khác
rất cao, tình hình lâm tặc cũng phổ biến mặc dù tổ công tác bảo vệ của lâm trường
luôn được tăng cường. Đến năm 1996 Lâm trường thực hiện việc đóng cửa rừng với
các mục tiêu phục hồi rừng, bảo tồn ĐDSH và ổn định đất đai cho cộng đồng.
Vào khoảng năm 1989 đến 1990 thì lâm trường phối hợp với xã tiến hành
lập hồ sơ giao rừng tự nhiên cho dân nhận giao khoán. Cộng đồng nhận giao khoán
để bảo vệ, chăm sóc hàng năm và thực hiện PCCR theo các lô mà mình được nhận.
Đến năm 1999-2000 thì chương trình này bị hủy bỏ do thiếu vốn và các lý do khách
quan khác.
Về đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của lâm trường thì trước đây các
Lâm trường giao khoán đất lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn theo Nghị định
01/CP để trồng rừng tự trồng tự hưởng và trồng theo chương trình 327, 661 của
Chính phủ.
Loài cây trồng trước đây chủ yếu là Tràm bông vàng và một ít diện tích
trồng cây Xà cừ, Xoan, bạch đàn. Từ năm 2000 đến nay, ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật, các hộ đã đưa vào trồng giống cây Keo lai giâm hom có khả năng sinh
trưởng mạnh, chu kỳ kinh doanh ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng
rừng.

12


2.5 Sơ lược về dự án khôi phục rừng cây gỗ lớn
Để thực hiện chương trình bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo
tồn di tích lịch sử Chiến khu Đ và góp phần bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho sự
phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo
KBT xây dựng và thực hiện Dự án Trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa
vùng chiến khu Đ, tỉnh Đồng Nai (Quyết định phê duyệt số: 2069/QĐ-UBND, ngày

23/7/2009).
Mục tiêu chính của dự án là nhằm nâng cao số lượng, chất lượng rừng và
ĐDSH của KBT; Bảo tồn và phát triển nguồn gen, bảo tồn ĐDSH bằng các loài cây
gỗ lớn có giá trị, tiêu biểu của vùng chiến khu Đ nói riêng và vùng Đông Nam bộ
nói chung. Kế hoạch trồng và khôi phục rừng gỗ lớn bản địa của dự án giai đoạn
2009-2015 là 3.974,7 ha, bao gồm trồng rừng tập trung: 3.915,7 ha (Cải tạo diện
tích rừng trồng cũ: 2.530,9 ha và trồng chuyển hóa diện tích đất SXNN: 1.384,8 ha)
và trồng cây cảnh quan hai bên tuyến đường vào các Khu di tích lịch sử CKĐ: 59,0
ha.
Trong khuôn khổ của dự án, KBT xây dựng phương án khai thác cây phụ trợ
và trồng khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa năm 2010, trên một số diện tích rừng
trồng bằng nguồn vốn hỗ trợ của Dự án 327, 661 trước đây, nhằm khôi phục rừng
theo mục tiêu của dự án đã đề ra.
Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, năm 2009 KBT đã
trồng khôi phục được 494,9 ha. Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa
trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ
thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc
tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp
thảm tươi dưới tán rừng; Cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá trị và
đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu song nàng, Dầu rái, Bằng
lăng, Giáng hương…Với mật độ trồng từ 300-600 cây/ha.
- Phương án được thực hiện trải đều toàn diện tích KBT, riêng tại xã Hiếu
Liêm thì các lô được thiết kế trong năm 2010 được phân ra như sau:

13


+ Trạm KL Cù Đinh (TK 103)

:


6,4 ha – 03 lô.

+ Trạm KL Suối Linh

: 43,4 ha – 24 lô.

+ Trạm KL Đá Dựng

: 10,9 ha – 06 lô.

- Các khu vực được thiết kế khôi phục rừng này đa số rải đều dọc tuyến khu
dân cư đang phân tán của ấp 4 và một phần nằm sâu vào phía bên trong. Việc thiết
kế như trên đã ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng gần các lô này, đặc biệt là công tác
tham gia quản lý bảo vệ rừng để phát triển các lâm phần này theo hướng bền vững.

14


×