Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG CỦA 6 GIỐNG CAO SU KHAI THÁC NĂM THỨ HAI TẠI LÔ 9A, NÔNG TRƯỜNG CAO SU THANH AN, CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU DẦU TIẾNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**********

LÊ THỊ MÙI

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG CỦA 6 GIỐNG
CAO SU KHAI THÁC NĂM THỨ HAI TẠI LÔ 9A, NÔNG
TRƯỜNG CAO SU THANH AN, CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CAO SU DẦU TIẾNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012

0


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**********

LÊ THỊ MÙI

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG CỦA 6 GIỐNG
CAO SU KHAI THÁC NĂM THỨ HAI TẠI LÔ 9A, NÔNG
TRƯỜNG CAO SU THANH AN, CÔNG TY TNHH MỘT


THÀNH VIÊN CAO SU DẦU TIẾNG

Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ HUỲNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên
ngành Nông lâm kết hợp, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến công ơn to lớn của bố mẹ đã sinh thành,
nuôi nấng và dạy dỗ tôi nên người, cảm ơn anh chị và mọi người trong gia đình đã
luôn yêu thương và chia sẽ cùng tôi tạo niềm tin và sức mạnh để cho tôi có được
ngày hôm nay.
Cám ơn toàn thể các quý thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lê Huỳnh người đã trực tiếp
hướng dẫn, dành hết tâm huyết tận tình chỉ dạy, dẫn dắt tôi trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH Một thành viên cao su Dầu Tiếng và
Nông Trường cao su Thanh An (trực thuộc C.ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng) đã
cung cấp những thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi thực

tập tại Nông trường. Cảm ơn sự giúp đỡ tích cực và đáng quý của các anh, chị
(cô, chú) công nhân cạo mủ cao su ở lô 9A Nông trường cao su Thanh An, đã tạo
mọi thuận lợi giúp tôi triển khai điều tra thu thập số liệu tại hiện trường.
Xin ghi nhận sự giúp đỡ của bạn bè lớp DH08NK đã gắn bó và chia sẻ giúp
tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mùi

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá sinh trưởng và sản lượng của 6 loại giống cao su khai thác
năm thứ hai tại lô 9A, Nông trường cao su Thanh An thuộc Công ty TNHH MTV
cao su Dầu Tiếng” đã được thực hiện với sự hướng dẫn của ThS. Lê Huỳnh kết hợp
với những kiến thức đã học ở trường ĐHNL Tp.Hồ Chí Minh và kiến thức thực tiễn
về cây cao su ở khu vực thực tập. Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến
06/2012.
Khóa luận về đánh giá sinh trưởng và sản lượng của 6 giống cao su khai thác
năm thứ 2 tại lô 9A Nông trường cao su Thanh An thuộc Công ty TNHH MTV cao
su Dầu Tiếng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu điều tra:
-

Đo chỉ tiêu sinh trưởng (đo vanh thân).

-


Theo dõi sản lượng mủ nước và đo hàm lượng mủ khô (TSC) trên
từng giống của một số tháng.

-

Theo dõi bệnh hại trên từng giống cao su trong một số tháng đầu năm.

Qua đó có thể chọn được loại giống có năng suất cao và kháng bệnh tốt phù
hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất xám Dầu Tiếng.
Kết quả theo dõi tại lô 9A NT cao su Thanh An trong mấy tháng dầu năm
2012 cho thấy: Các giống cao su mới có tiềm năng về sản lượng, sinh trưởng.
Nhìn chung các giống có mức sinh trưởng tăng vanh trong khi cạo cao, đạt
tiêu chuẩn tăng trưởng hàng năm về bề vòng thân đo ở độ cao 1m (của ngành cao su
quy định 50cm trở lên) (theo tiêu chuẩn vươn cây cao su mới đưa vào cạo mủ _ Quy
trình kỹ thuật khai thác mủ)
Về sản lượng mủ, các tháng đầu năm 2012 thì sản lượng chưa cao. Sản lượng
(g/c/c) trung bình 3 tháng đầu năm 2012, cao nhất là RRIV1 đạt 45,86 g/c/c, đứng
thứ hai là RRIV4 đạt 45,28 g/c/c, thấp nhất là giống GT1 đạt 15,38 g/c/c. Năng suất
mủ của 3 tháng đầu năm 2012 (03/2012 – 05/2012) cũng tăng nhanh và ổn định dần,
dẫn đầu về năng suất vẫn là hai giống RRIV4 và RRIV1 với năng suất lần lượt là

iii


584,22 kg/ha/3 tháng và 551,33 kg/ha/3 tháng. Tiếp theo là giống PB255 với năng
suất là 485,62 kg/ha/3 tháng, năng suất thấp nhất trong 3 tháng đầu năm 2012 là
giống GT1 với 192,73 kg/ha/3 tháng.
Hàm lượng cao su khô TSC ở hai tháng đầu năm 2012 (04/2012 – 05/2012)
cao, độ nhày cao,hạn chế dòng chảy mủ. TSC có xu hướng giảm dần các tháng tiếp

theo sau.
Tuy nhiên, sự khác biệt về trug bình vanh thân trong khi cạo, sự khác biệt về
năng suất và sản lượng, %TSC đều không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý
nghĩa là 5 %.
Hiện nay, các giống RRIV1 và RRIV4 phát hiện là đang bị nhiễm bệnh
Corynespora với mức độ nhiễm bệnh trung bình. Các giống còn lại chưa phát hiện
dấu hiệu của các bệnh phổ biến như: Nấm hồng, phấn trắng, loét sọc miệng cạo, khô
miệng cạo, Corynespora….

iv


SUMMARY
Project "Evaluation of growth and yield of six varieties of rubber extraction
in the second year in Lot 9A, Plantation Rubber Company Thanh An of Dau Tieng
Rubber Limited" has been done with the guidance of Ma. Le Huynh combined with
the knowledge learned at Nong Lam University, Ho Chi Minh City and practical
knowledge on rubber trees in the practice area. This study was conducted from
02/2012 to 06/2012.
Thesis on the evaluation of growth and yield of six rubber-like exploitation
of the second year in Lot 9A, Plantation Rubber Company Thanh An of Dau Tieng
Rubber Limited is evaluated through the survey criteria:
- Measurement of the growth target (measured circumference).
- Monitor and measure the output of latex content of dry latex (TSC) on
the variety of several months.
- Monitoring disease in each rubber-like in some months.
Thereby can select varieties with high yield and good disease resistance in
accordance with natural conditions in the gray area of Dau Tieng.
Monitoring results at Lot 9A Rubber NT Thanh An 2012 oil in recent months
shows: The new rubber-like potential output and growth.

In general, the same level of growth has increased during the scrape coronary
high standard annual growth rings on the body surface measured at a height of 1 m
(of the rubber industry regulations 50cm or more) (standard rubber plantations _
tapping into new technical process mining latex)
Latex yield, the first months of 2012 the yield was not high. Yield (g/c /c)
average of 3 months of 2012, the highest RRIV1 reached 45.86 g/c/c, the second is
RRIV4 reached 45.28 g/c/c, the lowest is variety GT1 reached 15.38 g/c/c. Latex
yield of 3 months of 2012 (03/2012 - 05/2012) also increased rapidly and stabilized,
leading productivity and remain two varieties RRIV4 RRIV1 respectively yield
584.22 kg / ha / 3 months and 551.33 kg/ha/3 months. Next is the variety PB255
v


kg/ha/3 yield was 485.62 months, the lowest yield in the first 3 months of 2012 is
variety GT1 192.73 kg/ha/3 months.
TSC dry rubber content in the first two months of 2012 (04/2012 - 05/2012)
high, high sensitivity, limit the flow of latex. TSC tend to decrease the month
following.
However, the average difference in coronary themselves while shaving, the
difference in productivity and output,% TSC were not statistically significant with
significance level of 5%.
Currently, the varieties RRIV1 and RRIV4 found Corynespora are infected
with the average level of infection. The remaining seed not detect signs of common
diseases such as pink fungus, powdery mildew, stripe mouth ulcers scraped, dry
mouth, shaved, Corynespora..

vi


MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA ...................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................... ii
TÓM TẮT .......................................................................... iii
MỤC LỤC.......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................... xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ..................................................................................3
1.3.1. Phạm vi không gian.........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................3

Chương 2 TỔNG QUAN .................................................. 4
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu. ..........................................................................4
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................4
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................5
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................6
2.2. Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển ngành sản xuất cao thế giới và
Việt Nam. ..................................................................................................................6
vii


2.2.1. Cao su thiên nhiên và sự phát triển ngành cao su thiên nhiên thế giới. ..........6
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành cao su ở Việt Nam. ......................10

2.3. Khái quát về cây cao su ....................................................................................15
2.4. Cơ cấu giống cao su ở Việt Nam .....................................................................17
2.5.Đặc điểm của 6 loại giống PB260, GT1, RRIV1, RRIC121, PB255, RRIV4. .21
2.5.1. Đặc điểm chung dòng vô tính PB260. .........................................................21
2.5.2. Đặc điểm chung dòng vô tính GT1 ..............................................................22
2.5.3. Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV1 ..........................................................23
2.5.4. Đặc điểm chung dòng vô tính RRIC121 ......................................................24
2.5.5. Đặc điểm chung dòng vô tính PB255 ..........................................................26
2.5.6. Đặc điểm chung dòng vô tính RRIV4 ..........................................................27

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................. 29
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ...................................................................29
3.1.1. Thời gian. .....................................................................................................29
3.1.2. Địa điểm. ......................................................................................................29
3.2. Vật liệu. ............................................................................................................29
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................30
3.3.1. Sinh trưởng ...................................................................................................30
3.3.2. Sản lượng .....................................................................................................30
3.3.3. Hàm lượng mủ khô (TSC %) .......................................................................31
3.3.4. Bệnh hại........................................................................................................33
3.4. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................37
3.4.1. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................................37
3.4.2. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................37
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................38

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................... 39

viii



4.1. Sinh trưởng và tăng vanh trong khi cạo của các giống trên lô thí nghiệm 9A, NT
cao su Thanh An......................................................................................................39
4.2. Sản lượng cá thể và năng suất quần thể............................................................43
4.2.1. Sản lượng cá thể (g/c/c)................................................................................43
4.2.2. Năng suất của quần thể (kg/ha). ...................................................................47
4.3. Hàm lượng cao su khô (TSC). ..........................................................................51
4.4. Bệnh hại. ...........................................................................................................53
4.4.1. Bệnh nấm hồng.............................................................................................53
4.4.2. Bệnh phấn trắng. ..........................................................................................53
4.4.3. Bệnh khô miệng cạo. ....................................................................................53
4.4.4. Bệnh Corynespora ........................................................................................53
4.5. Tổng hợp các đặc tính của các giống trong lô 9A, NT Thanh An. ..................55

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................... 58
5.1. Kết luận.............................................................................................................58
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 60
PHỤ LỤC ....................................................................................................................

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARNPC (The Association of Natural Rubber Producing Countries): Hiệp hội
các nước sản xuất Cao su thiên nhiên.
CEXO (Société des Caoutechoues d’extrême-orient): Công ty cao su Viễn
Đông.
IRSG (International Rubber Study Group): Tập đoàn Nghiên cứu Cao su

Quốc tế.
KTCB:

Kiến thiết cơ bản.

NT:

Nông trường.

SIPH (Société Indochinoise Des Plantations d’ Hévéas): Công ty các đồn
điền cao su Đông Dương.
SPTR (Plantations des Terres Rouges, gọi tắc là Terres Rouges): Công ty
đồn điền đất đỏ.
TGĐ:

Tổng giám đốc.

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

VNCCS VN:

Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam.

VRA (Vietnam Rubber Association): Hiệp hội cao su Việt Nam.
VRG (Vietnam Rubber Group): Tập đoàn Cộng nghiệp Cao su Việt Nam.
XK: Xuất khẩu

x



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
 
Bảng 2.1: Sản lượng cao su thiên nhiên của một số nước............................................ 8 
Bảng 2.3: Khuyến cáo cơ cấu giống 2011 – 2015 ...................................................... 19 
Bảng 3.1: Bảng bố trí các giống theo dõi ................................................................... 29 
Bảng 3.2: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng. ..................................... 33 
Bảng 3.3: Quy ước phân cấp bệnh nấm hồng............................................................. 33 
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá bệnh phấn trắng trên cây cao su ............................... 34 
Bảng 3.5: Phân cáp bệnh Corynespora trên cây cao su .............................................. 36 
Bảng 4.1: Sinh trưởng của các giống sau 1 năm khai thác......................................... 40 
Bảng 4.2: Kết quả phân tích Anova về trung bình vanh thân trongg khi cạo. ........... 42
Bảng 4.3: Trung bình vanh (cm) tháng 03/2012 của các giống trên lô 9A ................ 42 
Bảng 4.4: Sản lượng cá thể của các giống của lô 9A NT cao su Thanh An qua các
tháng cuối năm 2011. .................................................................................................. 43 
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Anova về sản lượng trung bình của 6 giống cao su tại
lô 9A qua 4 tháng cuối năm 2011 ............................................................................... 44
Bảng 4.6: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ về sản lượng trung bình cá thể 4 tháng
cuối năm 2011. ............................................................................................................ 45
Bảng 4.7: Sản lượng cá thể của các giống trong lô 9A qua 3 tháng đầu năm cạo thứ
hai (03/2012 – 05/2012). ............................................................................................. 45 
Bảng 4.8: Kết quả phân tích Anova về sản lượng trung bình của 3 tháng đầu năm
2012. ............................................................................................................................ 46 
Bảng 4.9: Năng suất của các giống trong lô 9A qua các tháng đầu năm 2012. ......... 47 
Bảng 4.10: Kết quả phân tích Anova về năng suất trung bình của 6 giống cao su tại
lô 9A qua 3 tháng đầu năm 2012. ............................................................................... 48 
Bảng 4.11: Năng suất của 6 giống cao su tại lô 9A qua mấy tháng cuối năm cạo thứ
nhất (09/2011 – 12/2011) ............................................................................................ 49 
Bảng 4.12: Kết quả phân tích Anova về năng suất trung bình của 6 giống cao su tại

lô 9A qua 4 tháng cuối năm 2011. .............................................................................. 50
xi


Bảng 4.13: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ về năng suất trung bình của 6 giống 4
tháng cuối năm 2011. .................................................................................................. 52
Bảng 4.14: Hàm lượng cao su khô qua 2 tháng đầu năm 2012. ................................. 51 
Bảng 4.15: Kết quả phân tích Anova về hàm lượng cao su khô trung bình của 6
giống cao su tại lô 9A qua 2 tháng đầu năm 2012. ..................................................... 52 
Bảng 4.16: Mức độ nhiễm bệnh của hai giống RRIV1 và RRIV4............................. 54 
Bảng 4.17: Tóm tắt các đặc điểm của 6 loại giống trong lô 9A ................................. 55 

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
 
Bản đồ 2.1: Bản đồ huyện Dầu Tiếng ........................................................................ 4 
Hình 2.1: Diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam 2000 – 2011 ...................... 12 
Hình 2.2: Đồ thị diễn biến giá cao su SVR3L, SVR10 và SVR20 tháng 12 năm
2011. .......................................................................................................................... 14 
Hình 2.3: Giống cao su PB260 ................................................................................. 22 
Hình 2.4: Giống cao su GT1 .................................................................................... 23 
Hình 2.5: Giống cao su RRIV4 ................................................................................ 36
Hình 2.6: Giống cao su RRIC121 ............................................................................ 25 
Hình 2.7: Giống cao su PB255 ................................................................................. 27 
Hình 2.8: Giống cao su RRIV4 ................................................................................ 28 
Hình 3.1: Lấy mẫu xác định TSC............................................................................. 32 
Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng và tăng vanh cạo của các giống trên lô 9A NT Thanh An.41 
Biểu đồ 4.2: Năng suất của các giống trong lô 9A qua 3 tháng đầu năm 2012. ...... 48 


xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai
thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn
thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, ngành cao su
là một ưu thế lớn của Việt Nam. Ngành cao su đang mang lại giá trị kinh tế cao,
mủ cao su dùng cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô và gỗ cao su dùng cho ngành
sản xuất đồ gỗ…. Trong báo cáo Triển vọng ngành Cao su Thế giới, Tập đoàn
Nghiên cứu cao su Quốc tế (ISRG) cho biết riêng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên
sẽ đạt 11,2 triệu tấn vào năm 2011, tiếp theo sự phục hồi và tăng trưởng nhanh
chóng của năm 2010.
Theo Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) nhu cầu cao su toàn
cầu được dự báo đạt 25,7 triệu tấn trong năm 2011 và 27,6 triệu tấn vào năm
2012. Nhu cầu cao su tổng hợp dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2011 và 9%
vào năm 2012, trong khi nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng 3,8% trong năm 2012
và 5,4% năm tới. Một phần do tác động của giá cao hơn, và giả định các điều
kiện phát triển bình thường, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu được dự báo
sẽ tăng 5,6% trong năm 2011 và 8,2% vào năm 2012.
Mủ cao su và gỗ cây cao su sau thời gian khai thác mủ là 2 sản phẩm có
giá trị kinh tế và xuất khẩu cao của Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trồng
cao su trong khu vực, sản lượng và năng suất mủ cao su của nước ta chưa cao.
Do đó việc nghiên cứu các giống cao su mới và biện pháp kỹ thuật để nâng cao

1



năng suất, sản lượng mủ cao su là một nhiệm vụ cấp bách của Tổng Công Ty
Cao Su Việt Nam.
Xuất phát từ những lí do trên và cũng để hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp cuối khóa kỹ sư lâm nghiệp, chuyên nghành Nông Lâm Kết Hợp, được sự
đồng ý của Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng _ Nông trường cao su Thanh
An, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội và Nông
Lâm Kết Hợp cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của ThS. Lê Huỳnh nên tôi thực
hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và sản lượng của 6 loại giống cao su khai
thác năm thứ 2 tại lô 9A của Nông trường cao su Thanh An thuộc công ty
TNHH một thành viên cao su Dầu Tiếng”, nhằm chọn lựa được những loại
giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất xám huyện Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sinh trưởng và sản lượng của 6 loại giống cao su khai thác năm
thứ hai tại lô 9A của Nông trường Thanh An.
Từ đó, có thể chọn được loại giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên tại
vùng đất xám Dầu Tiếng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đo chỉ tiêu sinh trưởng (đo vanh thân).
Theo dõi sản lượng mủ nước và đo hàm lượng mủ khô TSC trên từng
giống của một số tháng
Theo dõi bệnh hại trên từng giống cao su.
Qua đó, đánh giá được sinh trưởng và sản lượng của 6 loại giống này và
chọn giống có năng suất cao, sinh trưởng tốt và có khả năng kháng bệnh phù hợp
với điều kiện tự nhiên tại vùng đất Dầu Tiếng.


2


1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở điều tra thu thập số liệu sơ
cấp từ lô 9A Nông trường cao su Thanh An.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Nông Nghiệp của Công ty TNHH
MTV cao su Dầu Tiếng, Phòng Bảo vệ thực vật, Kỹ thuật Nông Trường cao su
Thanh An….
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian tiến hành thu thập số liệu (ngoại nghiệp) từ tháng 02/2012 đến
tháng 05/2012.
Thời gian xử lý số liệu và viết luận văn (nội nghiệp) được thực hiện từ
tháng tháng 05/2012 đến tháng 06/2012.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Dầu Tiếng là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bình Dương
cách xa trung tâm tỉnh Bình Dương trên 50 km, có diện tích đất tự nhiên 72.139
ha, huyện nằm dọc trên lưu vực tả ngạn sông Sài Gòn hướng Tây Bắc, phía Đông
giáp với huyện Bến Cát, phía Tây giáp với huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây
Ninh), phía Nam giáp với huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), phía Bắc giáp với
Chơn Thành thuộc huyện Bình Long (tỉnh bình Phước).


Bản đồ 2.1: Bản đồ huyện Dầu Tiếng
4


2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Khí hậu
Khí hậu nơi đây mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân năm 25 – 27 0C phù hợp với
nhiệt độ tối thích của cây cao su là 25 – 30 0C. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.800 – 2.000 mm/năm với số ngày có mưa là 120 ngày khá thích hợp với nhu
cầu về lượng mưa ở cây cao su (1.500 – 2.000 mm/năm). Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11 (chiếm hơn 90% tổng lượng mưa). Các cơn mưa thường
xảy ra vào buổi chiều ít ảnh hưởng đến việc cạo mủ cao su. Mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Lượng bức xạ mặt trời lớn, bốc hơi xảy ra mãnh liệt (1.200
– 1.400 mm/năm), dẫn tới sự phân hũy nhanh chất hữu cơ ở tầng đất mặt, gây
hiện tượng khô cằn tầng đất mặt, thiếu nước cho cây non tăng trưởng. Khu vực
Đông Nam Bộ là vùng hầu như không có bão nhưng thỉnh thoảng có xuất hiện
gió lốc. Trong những năm gần đây, tác hại của gió lốc trở nên đáng kể, làm giảm
sản lượng và phải thanh lý sớm trên vài ha (hecta) cây cao su do tình trạng gẫy
đổ lớn trong lô.
2.1.2.2. Địa hình
Vùng đất Dầu Tiếng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Nhìn tổng quát, Dầu Tiếng có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi
thấp có lượn sóng yếu như núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò), vùng có địa hình
bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi
2.1.2.3. Đất đai
Cao su Đông Nam Bộ phát triển trên 2 loại đất chính là đất đỏ bazan
(Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu) và đất xám phù sa cổ (một phần tỉnh
tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương), trong đó khu vực tìm hiểu đang nằm trong
vùng đất xám phù sa cổ có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao 30 – 50 m

so với mặt nước biển. Đất tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, tốc độ thoát hơi nước
kém. Đất xám có pH thấp (4 – 4,5 đôi khi dưới 4), thường nghèo chất hữu cơ,
hàm lượng mùn ở lớp đất mặt thấp (1,56%) và giảm đột ngột theo chiều sâu. Đất

5


nghèo chất dinh dưỡng ở dạng tổng hợp và dạng dễ tiêu, nhất là lân. Đạm tổng
hợp 0,02 – 0,06%. Đất rữa trôi mạnh.
2.1.2.4. Giao thông
Huyện ly là thị trấn Dầu Tiếng nằm trên đường tỉnh lộ 744 cách thị xã Thủ
Dầu Một 50km về hướng Tây Bắc và cách hồ Dầu Tiếng 7km về hướng Nam,
tỉnh lộ 240 theo hướng Đông Nam đi Bến Cát, tỉnh lộ 239 theo hướng Đông Bắc
đi Chơn Thành.
Giao thông nơi đây thuận lợi cho việc vận chuyển kinh doanh các mặt
hàng, trong đó có việc vận chuyển kinh doanh mủ cao su.
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2011, huyện Dầu Tiếng tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, tạo
mọi điều kiện để thực hiện phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tổng sản
phẩm trong huyện ước đạt 1.709 tỷ 504 triệu đồng, tăng 13,06% so với cùng kỳ
năm 2010, đạt 100,15% kế hoạch năm 2011, trong đó, giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng 4,6%, giá trị thương mại - dịch vụ tăng 18,5%, giá trị sản xuất công
nghiệp - xây dựng tăng 22% so cùng kỳ năm 2010. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 24,5 triệu đồng/người/năm. Trong năm 2011, huyện cũng đã quan tâm
chăm lo các gia đình chính sách, hộ nghèo như thăm tặng quà, vận động xây tặng
nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết v.v…
2.2. Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển ngành sản xuất cao thế
giới và Việt Nam.
2.2.1. Cao su thiên nhiên và sự phát triển ngành cao su thiên nhiên thế giới.
2.2.1.1. Quá trình hình thành và lược sử phát triển cao su thiên nhiên.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 12.500 loài cho mủ thuộc 900 giống
trong hơn 20 họ cây. Chủ yếu là cây thuộc họ hai lá mầm. Một số giống cây đã
được trồng như Casstilla, Parthenium ở Mexico, Ficus ở Châu Á và Hevea ở
Brasil. Mủ cao su có khắp nơi ở trong cây cao su (các giống đã được trồng ), tuy
nhiên chỉ khai thác mủ cây cao su ở phần vỏ cây, đây là phần có giá trị kinh tế.

6


Những phần khác của cây thì bất tiện và hiệu quả không cao như cây Guayule
(Guay du li) (Parthenium argentatum) khi khai thác cần phải nhổ cả cây.
Trong các loài Hevea thì chỉ có loài Hevea brasiliensis là loài cao su có ý
nghĩa kinh tế và được trồng rộng rãi nhất. Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc
họ Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu) mọc tự nhiên ở vùng rừng lưu vực sông
Amazon (Nam Mỹ) nằm giữa vĩ độ 60B và 150N, giữa kinh độ 460T đến 770Đ,
bao trùm các Bolivia, Brasil, Colombia, Peru, Venezuela. Cây cao su được Châu
Âu biết đến sau chuyến thám hiểm châu Mỹ của Christopher Columbus vào năm
1492. Sau đó, một số nhà khoa học Châu Âu đã dần dần khám phá ra đặc tính
của mủ cao su: có tính đàn hồi, dẻo, không thấm nước, kháng nhiệt….
So với các loại cây trồng khác thì cao su là 1 loại cây trồng mới nhưng có
tốc độ phát triển tương đối mạnh. Vào giai đoạn 1500 – 1870, người dân vùng
Amazon (Brasil) khai thác cao su hoang dại tạo ra một số vật dụng như dày, dép,
áo mưa, quả bóng. Tuy nhiên, sản phẩm này còn nhiều hạn chế nhất là khi gặp
nóng thì mềm dẻo và dính lại, khi gặp lạnh thì giòn và dễ gãy.
Sau khi phương pháp lưu hóa cao su ra đời (do Charles Goodyear phát
minh năm 1839) đã làm tăng tính ưu việt của cao su thiên nhiên và được ứng
dụng trong chế tạo vỏ xe, ruột xe, bánh máy bay (68%), găng tay, nệm xốp, bong
bóng (8%), cho vật liệu kỹ thuật (7,8%), đế giày (5%), keo dán (3,2%), dụng cụ y
tế và đồ chơi (8%),…
Trước những nhu cầu ngày càng cao về mủ cao su và nước Brasil độc

quyền cung cấp, từ việc khai thác các rừng cây trong vùng sông Amazon, nước
Anh đã tìm cách trồng cây cao su ở một số nước Châu Á. Năm 1876, Henry
Wickham, nhà thực vật học người Anh đã chuyển cây con mọc từ hạt cao su lấy
từ Brasil sang trồng ở Sri- Lanka, Singapore, Malaysia, Indonesia và từ đó cung
cấp cho nhiều nước Châu Á và Châu Phi. Sau năm 1889 các vườn cao su ở Châu
Á bắt đầu cho mủ và từ đó sản lượng mủ nhanh chóng vượt qua nước Brasil. Cho
đến nay, các nước trồng cao su ở Châu Á vẫn giữ vị trí chủ đạo trong việc xuất
khẩu mủ cao su.

7


2.2.1.2. Tình hình phát triển ngành sản xuất cao su thế giới.
Theo dự báo mới nhất của ANRPC, tổng nguồn cung cao su thiên nhiên
năm 2011 lại được điều chỉnh tăng 0,3%, đạt mức kỷ lục với 10,05 triệu tấn, tăng
6% so với năm 2010 và vượt mức dự đoán đưa ra vào tháng 9/2011 là 10,02 triệu
tấn. Dự kiến năm 2012 sản lượng cao su thiên nhiên sẽ tăng khoảng 6% đạt
khoảng 10,3 triệu tấn. Hai nhà cung cấp Thái Lan và Việt Nam sẽ có tốc độ tăng
trưởng cao trong khi đó Indonesia và Malaysia sẽ có sản lượng ổn định.
Theo tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), tổng cung ứng cao su
thiên nhiên trên thế giới có thể tăng 30% vào năm 2015 và tăng khoảng 50% vào
năm 2020 do diện tích trồng mới tăng mạnh, ước tăng khoảng 6 lần so với năm
2000.
Bảng 2.1: Sản lượng cao su thiên nhiên của một số nước
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Quốc gia

2008

2010


2015

2020

Thái Lan

2.914

3.055

3.618

3.804

Indonesia

2.089

2.097

2.306

2.513

Malaysia

922

869


866

902

Ấn Độ

805

822

929

1.005

Trung Quốc

575

654

1.001

1.285

Việt Nam

621

680


1.027

1.442

Lào

3

9

269

555

Myanmar

82

94

214

328

Nguồn: Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG)
Chủ tịch Hiệp hội cao su Thái Lan Pongsak Kerdvongbundit ngày
11/11/2011 cho biết hiệp hội cao su Thái Lan, Indonesia và Malaysia (chiếm
70% nguồn cung cao su toàn cầu) đã đồng ý đặt ra mức giá bán tối thiểu đối với
cao su tự nhiên là 3 đô la Mỹ/kg. Ông Pongsak nói thỏa thuận trên nhằm ngăn


8


chặn bán giá cao su sụt giảm thấp hơn sau khi đã sụt giảm mạnh trong thời gian
qua.
Nhập khẩu cao su thiên nhiên Ấn Độ tháng 4 đạt 843 tấn, giảm 92% so
với cùng kỳ năm 2010 do giá thế giới tăng. Dự báo sản lượng năm 2011 – 2012
đạt 0,902 triệu tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2010, tiêu thị nội địa đạt 0,977
triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2010, theo Ủy ban cao su Ấn Độ.
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển từ mua cao su trên thị trường thế giới
sang mua tại các kho dự trữ trong nước do lượng hàng nhiều, giá thấp hơn. Dự
trữ ở Thanh Đảo cao hơn thông thường 17,6% - 33%, tại Sở giao dịch Kỳ hạn
Thượng Hải tăng 19,5% trong thời gian trước.
Thiếu hụt cao su thiên nhiên toàn cầu có thế giảm bớt trong năm 2012 vì
giá cao đã kích thích nông dân từ Indonesia đến Myanmar đẩy mạnh khai thác,
theo Tập đoàn nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) từ đó giảm bớt chi phí cho các
nhà sản xuất lốp xe và găng tay. Sản lượng có thể tăng 5,8% lên 10,9 triệu tấn
trong năm 2012 từ mức 10,3 triệu tấn năm qua 2011, tuyên bố của Stephen
Evans, tổng thư ký của tập đoàn này tại Hội nghị Cao su & thị trường lốp xe toàn
cầu tại Jakarta vào ngày 08 tháng 03 năm 2011. Thiếu hụt trong nguồn cung sẽ
nằm trong khoảng 200.000 đến 300.000 tấn so với 400.000 tấn trong năm 2010.
Từ đầu tháng 3, hoạt động chốt lời của nhà đầu tư cộng với nỗi lo nhu cầu
sẽ giảm từ Trung Quốc sau khi nước này thông báo doanh số bán xe giảm trong
tháng trước, đã đẩy giá cao su thế giới lao dốc. Giá đã rớt thê thảm hơn kể từ khi
thảm hoạ động đất và sóng thần ập đến với Nhật Bản. Chỉ trong nửa đầu tháng 3,
giá cao su đã giảm tới gần 40%.
Những tưởng thị trường sẽ rơi không có điểm dừng, thì bắt đầu từ ngày
17/3, một loạt những triển vọng sáng sủa hơn đến với Nhật, những quan ngại về
nhu cầu cũng đã tan dần. Thêm vào đó, các kế hoạch sẽ can thiệp vào thị trường

không để giá rơi quá sâu từ các nước sản xuất hàng đầu là Thái Lan, Malaysia và
Indonesia đã tiếp thêm sức mạnh cho giá cao su bật dậy. Tính đến ngày 22/3, giá
cao su tại Nhật Bản đã ở 409 yên/kg, cao su USS3 của Thái Lan đạt 150 baht/kg,

9


vượt xa các mức 335 yên và 95 baht tạm cho là đáy của tháng này được thiết lập
hôm 15/3.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành cao su ở Việt Nam.
2.2.2.1. Quá trình hình thành và lược sử phát triển
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực
vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ
Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao
cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ
Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty
cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai)
năm 1907. Tiếp theo sau đó, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu
là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin
… Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Cho đến nay,
Công ty TNHH Một Thành Viên Cao su Dầu Tiếng (Tiền thân là Công ty
Michelin) đã phát triển vượt bậc và là “Thương hiệu vàng của ngành cao su Việt
Nam”.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng
vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp

miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích trồng cao su đã lên đến khoảng 6.000
ha.

10


Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung
và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ
1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt đầu do các
nông trường quân đội, sau 1985 do các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay
tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát
triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm
khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao
su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ là 339.000 ha, Tây Nguyên
là 113.000 ha, Trung tâm phía Bắc là 41.500 ha và Duyên Hải miền Trung là
6.500 ha.
Năm 2010, tổng diện tích cao su cả nước là 715.000 ha, trong đó khu vực
Đông Nam Bộ là 457.600 ha, Tây Nguyên là 175.175 ha, khu vực miền núi phía
Bắc là 15.600 ha và khu vực Duyên hải miền Trung là 9.366 ha.
2.2.2.2. Tình hình phát triển ngành cao su ở Việt Nam hiện nay
Ở thị trường trong nước, cùng với Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên
nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), nhà xuất khẩu cao su lớn
nhất Việt Nam, cuối năm 2010, đã kêu gọi các nhà xuất khẩu không nên bán tháo
cao su với giá rẻ trong bối cảnh “hoảng loạn”. VRG cho rằng, các nhà nhập khẩu

đang lợi dụng tình hình một số hãng xe của Nhật tạm ngưng sản xuất để dìm giá
xuống, trong khi Nhật chỉ chiếm 7% nhu cầu toàn thế giới về cao su thiên nhiên.
Năm 2011 ngành cao su Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cao su
thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại.
Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp mở rộng thêm 60.000 ha tại khu vực
Tây Bắc, Đông Bắc nâng diện tích trồng cao su của cả nước lên 834.200 ha, tăng
11,4 % so với năm 2010 với mức đạt được là 748.700 ha. Dự kiến năm 2011 sản
11


×