Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ TRÚC HUÂN

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAO KHOÁN BẢO VỆ
RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA
U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ TRÚC HUÂN

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIAO KHOÁN BẢO VỆ
RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA
U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG VĂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến:
Thầy Thạc sĩ Trương Văn Vinh, người đã dành nhiều thời gian quý báo,
tận tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Anh Nguyễn Tấn Truyền cán bộ Vườn quốc gia U Minh Hạ đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu.
Ban lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Hạ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài tại đây.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
Sinh viên

Lê Trúc Huân


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công
tác giao khoán bảo vệ rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà
Mau” được thực hiện tại vùng đệm ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi. Thời gian thực hiện
đề tài từ tháng 04/2012 đến tháng 06/2012.
Bằng phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trên cơ sở sử dụng phần mềm
Mapinfo, đề tài đã xây dựng được:
- Bản đồ giao khoán bảo vệ rừng với đầy đủ cơ sở dữ liệu phục vụ tốt cho
công tác quản lý và bảo vệ rừng cũng như việc truy xuất và tìm kiếm nhanh cơ sở
dữ liệu gắn kết với không gian địa lý.
- Tại vùng đệm ấp Vồ Dơi với tổng diện tích là 932,09 ha được giao khoán
cho 188 hộ dưới sự quản lý của 4 đội: Đội I gồm có 44 hộ, đội II 55 hộ, đội III 37
hộ, đội IV 52 hộ. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 391,1 ha (chiếm 41.96 %),
diện tích đất nông nghiệp là 491,32 ha chiếm (52,71 %) còn lại là đất thổ cư với
diện tích là 49,67 ha (chiếm 5,33 %).
- Các cơ sở dữ liệu trên Excel được mã địa hóa và đưa vào quản lý dữ liệu
bằng phần mềm Mapinfo. Hệ thống cơ sở dữ liệu về nhận giao khoán bảo vệ rừng
với đầy đủ các thông tin về: Chủ hộ nhận giao khoán, số nhân khẩu, …đã được
lưu trữ bằng phần mềm Mapinfo.
- Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu cho điều chế rừng như: Diện tích
khai thác, trữ lượng khai thác, diện tích trồng rừng…

iii


SUMMARY

The project “Applicating GIS in building database for forest protecting
allotment activity at buffer zone of U Minh Ha National Park, Ca Mau
province” was running at Vo Doi hamlet, Tran Hoi village. Time for project is
from 04/2012 to 06/2012.
By using GIS technology in MapInfo software, this project has built:
- Forest protecting allotment map with all databases which using for
managing business, protecting forest, accessing and searching quickly database
link to geographic space.
- At the buffer zone of Vo Doi hamlet, this total area is 932,09 ha was
delivered to 188 households under the management of four teams: Team 1
consists of 44 households, team 2 consists of 55 household, team 3 consists of 37
household. In which, the forest land is 391,1 ha (occupied 41.96 %), the
agricultural land is 491.32 (occupied 52.71 %), the rest is residential land with
49.67 ha (occupied 5.33 %).
- Base on Excel, database is coded and put into data management by using
Mapinfo sofware. The database system of forest protecting allotment receive with
all information: Household, the number of population,... has been stored in
MapInfo software.
- Developing database system for preparation forest such as: Extraction
region, extraction stock, afforestation...

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i


Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách chữ viết tắt và ký hiệu

viii

Danh sách các hình

ix

Danh sách các bảng

xi

Chương 1 MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích

3

1.3. Ý nghĩa của đề tài

3

Chương 2 TỒNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1.1. Vị trí địa lý

4


2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

4

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

6

2.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng

8

2.1.2.1. Thảm thực vật của Vườn Quốc gia U Minh Hạ

8

2.1.2.2. Hệ động vật rừng

9

2.1.2.3. Thủy sản

10

2.1.3. Điều khiện kinh tế xã hội

11

2.1.3.1. Tình hình dân sinh


11

2.1.3.2. Tình hình kinh tế

11

2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

14

v


2.1.3.4. Văn hóa, thể dục – thể thao

14

2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

15

2.2.1. Khái niệm về GIS

15

2.2.2. Thành phần của GIS

17

2.2.2.1. Hệ thống phần cứng


17

2.2.2.2. Hệ thống phần mềm

17

2.2.2.3. Cơ sở dữ liệu

18

2.2.2.4. Con người và chính sách quản lý

18

2.2.3. Chức năng của GIS

18

2.2.3.1. Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý

18

2.2.3.2. Quản lý dữ liệu

19

2.2.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

20


2.2.3.4. Xuất và trình bày dữ liệu

20

2.2.4. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS

20

2.2.4.1. Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường

20

2.2.4.2. Nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội

21

2.2.4.3. Nghiên cứu các chương trình hỗ trợ phát triển

21

2.2.4.4. Trong sản xuất và phát triển nông thôn

21

2.2.4.5. Trong các ngành khoa học và trong công tác nghiên cứu

21

2.2.5. Ứng dụng kỹ thuật GIS ở nước ta


22

2.2.6. GIS trong quản lý tài nguyên rừng

22

2.2.7. Giới thiệu về phần mềm Mapinfo

23

2.2.7.1. Chức năng của phần mềm Mapinfo

23

2.2.7.2. Các dữ liệu trong Mapinfo

24

2.2.7.3. Các khái niệm của HTTTĐL GIS trong MapInfo

24

2.2.7.4. Cách tổ chức thông tin trong MapInfo

25

2.2.7.5. Mapinfo trong quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo vệ rừng

27


Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Mục tiêu và giới hạn của đề tài

28

vi


3.1.1. Mục tiêu của đề tài

28

3.1.2. Giới hạn của đề tài

28

3.2. Nội dung

28

3.3. Phương pháp

28

3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp

28

3.3.2. Phương pháp nội nghiệp


29

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

36

4.1. Bản đồ hiện trạng rừng vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ

36

4.2. Xây xựng bản đồ giao khoán bảo vệ rừng tại vùng đệm nghiên cứu

37

4.2.1. Cập nhật dữ liệu trên bản đồ giao khoán bảo vệ rừng

39

4.2.1.1. Đất lâm nghiệp

39

4.2.1.2. Đất nông nghiệp và đất thổ cư

42

4.2.2. Truy xuất dữ liệu từ bản đồ giao khoán bảo vệ rừng

43


4.2.3. Liên kết các cơ sở dữ liệu trên bản đồ giao khoán bảo vệ rừng

46

4.2.4. Ứng dụng Google Earth trong quản lý, theo dõi, truy cập thông tin từng hộ
giao khoán trên vùng đệm VQG U Minh Hạ.

48

4.3. Xây dựng thông tin trữ lượng rừng và dự báo trữ lượng rừng trong tương lai
trên phần đất lâm nghiệp

50

4.3.1. Xây dựng thông tin trữ lượng rừng

50

4.3.2. Dự đoán trữ lượng rừng trong tương lai

52

4.3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu khai thác và bản đồ khai thác rừng Tràm khi đến
giai đoạn 11 tuổi

53

4.3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu diện tích trồng mới và bản đồ trồng rừng Tràm
trong giai đoạn 2016 - 2017


55

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1. Kết luận

59

5.2. Kiến nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


Lượng tăng trưởng bình quân

D , Dbq


Đường kính bình quân cây

H , Hbq

Chiều cao bình quân cây

V , Vbq

Thể tích bình quân thân cây

A

Tuổi rừng

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

HTTTĐL

Hệ thống thông tin địa lý

M


Trữ lượng

Mkt

Trữ lượng khai thác

N

Mật độ

N/ha

Mật độ bình quân

R

Hệ số tương quan

S

Diện tích

S_LN, S_NN, S_TC

Diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp, thổ cư

Strong

Diện tích trồng rùng


STT

Số thứ tự

UTM

Hệ lưới chiếu (Universal Transverse Mercator)

VQG

Vườn Quốc gia

Z

Lượng tăng trưởng hàng năm

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1. Thu hoạch ao nuôi cá đồng

13

Hình 2.2. Các thành phần của HTTTĐL


16

Hình 2.3. Hệ thống của GIS

17

Hình 2.4. Cơ sở dữ liệu của GIS

18

Hình 3.1. Cửa sổ Mapinfo

29

Hình 3.2. Khai báo tọa độ bản đồ

30

Hình 3.3. Khai báo hệ quy chiếu

30

Hình 3.4. Tạo lớp dữ liệu

31

Hình 3.5. Tạo trường dữ liệu

32


Hình 3.6. Thanh công cụ Drawing

33

Hình 3.7. Hộp thoại Info Tool

33

Hình 3.8. Cửa sổ Layer Contol

34

Hình 3.9. Cập nhật dữ liệu

34

Hình 3.10. Hộp thoại Geocode

35

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng VQG U Minh Hạ

36

Hình 4.2. Bản đồ giao khoán bảo vệ rừng tại vùng đệm VQG U Minh Hạ

38

Hình 4.3. Bản đồ giao khoán thể hiện diện tích và số hiệu khoảnh


39

Hình 4.4. Bảng tạo trường dữ liệu

40

Hình 4.5. Lớp đất lâm nghiệp tại vùng đệm sau khi hoàn thành

40

Hình 4.6. Dữ liệu cập nhật cho lớp đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG

41

Hình 4.7. Cập nhật tự động diện tích đất lâm nghiệp cho từng hộ gia đình 41
Hình 4.8. Lớp đất nông nghiệp và đất thổ cư

42

Hình 4.9. Cập nhật dữ liệu cho lớp đất nông nghiệp và đất thổ cư

42

Hình 4.10. Trích dữ liệu những hộ gia đình không có trồng rừng

43

Hình 4.11. Bảng kết quả những hộ không có rừng

44


ix


Hình 4.12. Truy xuất dữ liêu những hộ có diện tích đất lâm nghiệp > 2 ha và đất
nông nghiệp < 2ha

44

Hình 4.13. Hộp thoại New Redistrict Window

45

Hình 4.14. Kết quả khi dùng lệnh Redistrict trong Mapinfo

46

Hình 4.15. Bảng cập nhật thông tin hộ giao khoán khi chưa mã địa hóa

47

Hình 4.16. Bảng thông tin hộ giao khoán khi mã địa hóa bằng công cụ Geocode
47
Hình 4.17. Bản đồ giao khoán sau khi mã địa hóa bằng công cụ Geocode

48

Hình 4.18. Hộp thoại Tool Manager

49


Hình 4.19. Bản đồ giao khoán khi xuất lên Google Earth

49

Hình 4.20. Khai báo thêm trường dữ liệu cho lớp đất lâm nghiệp

51

Hình 4.21. Updade dữ liệu cho cột thể tích bình quân

51

Hình 4.22. Update dữ liệu cho cột đường kính bình quân

52

Hình 4.23. Bảng kết quả thể tích bình quân và đường kính bình quân

52

Hình 4.24. Cập nhật dữ liệu trữ lượng khai thác

54

Hình 4.25. Cơ sở dữ liệu khai thác

54

Hình 4.26. Bản đồ khai thác rừng tràm tại vùng đệm


55

Hình 4.27. Cập nhật dữ liệu diện tích trồng rừng

56

Hình 4.28. Cơ sở dữ liệu diện tích trồng rừng

56

Hình 4.29. Bản đồ trồng rừng tại vùng đệm

58

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1. Lượng mưa phân bố theo tháng

7

Bảng 2.2. Các loài động vật rừng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000

9


Bảng 2.3. Các loài cá trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000

10

Bảng 2.4. Thống kê dân số theo địa bàn xã

11

Bảng 2.5. Diện tích trồng lúa của các xã

12

Bảng 2.6. Sản lượng trồng lúa của các ấp

12

Bảng 2.7. Diện tích, sản lượng nuôi thuỷ sản của các ấp

13

Bảng 4.1. Thống kê diện tích và số hộ trên vùng đệm được giao khoán

38

Bảng 4.2. Sinh trưởng trung bình của cây Tràm

50

Bảng 4.3. Dự đoán quá trình sinh trưởng trữ lượng rừng Tràm theo tuổi


53

Bảng 4.4. Bảng thống kê trữ lượng và diện tích khai thác năm 2015 - 2016 53
Bảng 4.5. Bảng thống kê những hộ chưa thực hiện trồng rừng

xi

57


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng từ lâu được xem là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng có vai trò quan trọng
trong việc giúp duy trì cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu và sự đa dạng sinh
học. Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự
phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Tài nguyên rừng là một tài sản vô giá của
loài người và nó đang đứng trước mối đe dọa ở mức đáng báo động.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân mà tốc độ mất rừng trên thế giới ngày một
tăng, theo dự đoán của một số chuyên gia Lâm nghiệp thì không đầy một thế kỷ
nữa toàn bộ rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt. Việt Nam là một nước nhiệt đới, tài
nguyên rừng cũng đang bị suy giảm nhanh chóng. Theo thống kê của viện điều tra
quy hoạch, hàng năm rừng nước ta mất khoảng 20.000 đến 25.000 ha, chiếm 5%
rừng nhiệt đới bị phá hủy. Hệ sinh thái rừng đang bị thu hẹp dần, nhiều loài sinh
vật quý hiếm đã biến mất.
Riêng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có một hệ sinh thái vô cùng độc
đáo, trực tiếp cung cấp các sản phẩm có giá trị cao về nhiều mặt cho xã hội đó là
rừng Tràm, Đước. Thế nhưng, trong những năm gần đây diện tích rừng Tràm,
Đước ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà

Vinh, Kiên Giang, Cà Mau,…suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là sự
can thiệp vô ý thức của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương
rẫy, săn bắt chim thú và những tác động sai lầm khác về mặt lâm sinh học, dẫn
đến những tác hại vô cùng to lớn đến hệ sinh thái rừng, động thực vật, nguồn
nước, không khí và nguồn chất đốt.

1


Mặt dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong
bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên rừng nhưng nhìn chung chất lượng rừng cũng
như năng suất rừng trồng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ còn thấp. Với thời tiết
diễn biến phức tạp, nắng hạn gay gắt kéo dài ở khu vực nơi đây đã gây ra những
vụ cháy rừng nghiêm trọng và theo thông tin mới nhất từ Chi cục kiểm lâm tỉnh
Cà Mau cho biết, vụ cháy rừng U Minh Hạ (5/2010) tại xã Khánh Thuận, huyện U
Minh làm thiệt hại 98 ha rừng Tràm từ 2 - 12 năm tuổi. Cho đến thời điểm này,
rừng tràm U Minh Hạ chỉ còn khoảng 39 nghìn hecta, nhưng phần lớn là rừng tái
sinh và trồng mới. Với tốc độ hủy hoại nhanh như gần 30 năm qua, nếu không có
biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, thì rừng U Minh rất có thể sẽ biến mất thực sự.
Thực tiễn ở U Minh cho thấy việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là rất
quan trọng, cho nên việc thực hiện chích sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và
người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày
12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 80/2003/TTLT-BNN-BTC
ngày 3/9/2003 sẽ góp phần vào việc bảo vệ rừng hiệu quả. Làm thế nào để quản lý
có hiệu quả việc giao khoán bảo vệ rừng cũng như hạn chế tối đa các vụ khai thác
rừng trái phép của người dân địa phương, nguy cơ cháy rừng để đảm bảo cho sự
phát triển bền vững ở nơi đây. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển vượt
bật của công nghệ thông tin. Vì vậy công tác giao khoán bảo vệ rừng tại Vườn
quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau sẽ được đơn giản hóa và hiệu quả hơn với việc

ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS). Nó thay thế công việc quản lý thông
tin một cách khó khăn từ các hồ sơ và bản đồ giấy trước đây. Với những lý do nêu
trên tôi đã thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục
vụ cho công tác giao khoán bảo vệ rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia U Minh
Hạ, tỉnh Cà Mau”. Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Trương
Văn Vinh, Bộ môn Quản lý Tài nguyên Rừng, khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

2


1.2. Mục đích
Nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho
công tác giao khoán bảo vệ rừng một cách dễ dàng hơn.
Với chức năng truy vấn (Query) trong Mapinfo sẽ giúp nhà quản lý đưa ra
thông tin cần quan tâm khi nhập điều kiện của thông tin tìm kiếm vào các mục
tương ứng với các loại truy vấn như: Truy vấn theo thuộc tính, truy vấn theo
không gian, truy vấn hỗn hợp (cả thuộc tính và không gian).
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Công tác giao khoán bảo vệ rừng là rất quan trọng trong quá trình bảo vệ
rừng cũng như hệ động vật rừng. Vì vậy việc quản lý cơ sở dữ liệu bằng kỹ thuật
GIS sẽ giúp cho việc dễ dàng cập nhật, truy xuất dữ liệu thỏa mãn các yêu cầu về
công tác, dữ liệu được quản lý một cách tập trung, thống nhất có tính bảo mật cao
và đặc biệt các đối tượng địa lý sẽ được biểu diễn trên bản đồ máy tính cho chúng
ta cái nhìn tổng quan hơn về đối tượng mà chúng ta đang quản lý.

3


Chương 2

TỒNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 30
km về phía Tây Bắc, gồm vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, một phần
của Lâm ngư trường U Minh III và Lâm ngư trường Trần Văn Thời.
VQG U Minh Hạ nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An huyện U
Minh, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Vị trí VQG U Minh
Hạ được xác định bởi toạ độ địa lý và ranh giới như sau:
- Toạ độ địa lý
+ Từ 9012’30’’N - 9017’41’’N (N - Vĩ độ Bắc)
+ Từ 104054’11’’E - 104059’16’’E (E - Kinh độ Đông)
- Ranh giới
+ Ranh giới phía Bắc là kênh T 27, từ kênh T 90 đến kênh T 100.
+ Ranh giới phía Nam là kênh 600, (đoạn từ kênh 19 đến kênh Trung tâm);
kênh 500 và kênh 1200 (đoạn từ kênh Trung tâm, đến kênh Đứng trong).
+ Ranh giới phía Đông là kênh T100 (đoạn từ kênh 27 xuống kênh 21), và
kênh T19 (đoạn từ kênh 21 đến kênh 600).
- Tổng diện tích tự nhiên: 8.527,8 ha.
2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng
* Địa hình
VQG U Minh Hạ thuộc miền địa mạo đồng bằng lòng chảo Nam Bộ, Phụ
miền đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ, vùng địa mạo đồng bằng sinh vật U Minh.

4


Đặc điểm chung nhất của vùng địa mạo đồng bằng sinh vật U Minh là kiểu kiến
trúc hình thái trũng, phù sa mới và sụt võng. Độ cao địa hình từ 0,2 m đến 1,5 m.

* Đất đai
Các loại đất trong VQG U Minh Hạ hình thành trên nền trầm tích Đệ tứ với
các đơn vị địa tầng giàu dinh dưỡng. Các nhóm đất tiêu biểu trong vùng bao gồm:
Đất Sét, đất Phèn, đất Than bùn. Các loại đất trong vùng U Minh Hạ nhạy cảm với
môi trường đất ngập nước, trong đó đất Phèn là loại điển hình và phổ biến nhất
chiếm tỷ lệ diện tích lớn.
Nhóm đất Phèn gồm có: Đất Phèn hoạt động và đất Phèn tiềm tàng. Độ sâu
của tầng sinh phèn biến động theo mức độ khác nhau. Độ nhiễm mặn của đất ở
các mức độ mặn ít hoặc mặn trung bình. Đất Phèn nói chung mang nhiều đặc thù
như: Ngập nước thường xuyên hoặc theo mùa, tầng Pyrite xuất hiện ở độ sâu 50 100cm có diện tích lớn. Hàm lượng chất hữu cơ rất cao, đất chưa ổn định tính chất
cơ lý, hàm lượng Lưu huỳnh cao, độ pH từ 3,5 - 7,5, giàu Đạm (9 – 10 %), rất
nghèo Lân (0,15 - 0,25 %). Thành phần cơ giới phức tạp, tỷ lệ Sét là 50 %.
Đất Phèn ngập nước thường xuyên hoặc theo mùa, tầng Pyrite xuất hiện ở
độ sâu 50 - 100 cm có diện tích lớn. Hàm lượng chất hữu cơ cao, đất chưa ổn định
tính chất cơ lý, hàm lượng Lưu huỳnh cao, độ pH từ 3,5 - 7,5, giàu Đạm (9 – 10
%), rất nghèo Lân (0,15 - 0,25 %). Thành phần cơ giới phức tạp, tỷ lệ Sét là 50 %.
Đất Phèn tiềm tàng thường ít chua, độ pH: 7 - 7,5, nhôm bị kết tủa, lượng
Al++ di động và Fe++ rất thấp. Đất phèn rất tiềm tàng có nơi địa hình thấp nên hầu
như ngập nước nhiều tháng trong năm, đất yếm khí, tầng sinh phèn không bị ô xy
hoá để trở thành tầng phèn hoạt động.
* Thổ nhưỡng
Ở Việt Nam, đất Than bùn chỉ còn tập trung ở vùng U Minh, ước tính hiện
nay còn khoảng hơn 2.658 ha, tập trung chủ yếu ở VQG U Minh Hạ.
Đất Than bùn có các nhóm hợp chất chính như: Xenluloz và Hemixenlulox
40%; Ligin (10 - 20 %); hợp chất Nitơ (0,3 - 4 %); Tanin (5 – 10 %); Sáp, axit

5


béo, Cacbon - hydrat (5 – 15 %); tro, cát, sét, mùn (axit fulvic, humic) và các

khoáng chất.
Đất than bùn cũng có quá trình hình thành khoáng Pyrite và tầng sinh phèn.
Than bùn tại tỉnh Cà Mau là than bùn nhiệt đới chứa nhiều Pyrite nên có pH thấp
(3 – 4,5), nơi rất thấp (2,5). Than bùn ở U Minh Hạ có những đặc tính như: Độ
tro: 9,8 %, Lưu huỳnh khô: 0,25 %; mùn 46 – 51 %; nhiệt lượng cháy: 4.600
Kcal/kg; N: 1,0 – 2,0 %; độ phân huỷ: 30 - 40 %; trữ lượng: 13,1 triệu tấn; tầng
dầy: 1,4m; tỷ trọng: 1,43 tấn/m3.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
VQG U Minh hạ nằm trong vùng vĩ độ thấp mang đặc tính khí hậu nhiệt
đới gió mùa, đồng thời ảnh hưởng của khí hậu Biển Đông. Mùa mưa từ tháng 06
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 05 năm sau (tháng chuyển mùa là
tháng 06 và tháng 12). Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm 26,50C, tháng
nóng nhất (tháng 05) là 27,60C, tháng lạnh nhất (tháng 01) nhiệt độ bình quân là
250C.
 Nhiệt độ không khí
+ Nhiệt độ bình quân năm: 26,50C.
+ Nhiệt độ bình quân theo mùa khô: 27,70C.
+ Nhiệt độ bình quân theo mùa mưa: 27,10C.
+ Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất (tháng 5): 27,60C.
+ Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất (tháng 01): 25,00C.
 Độ ẩm không khí
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân năm: 86 %.
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân mùa khô: 81 %.
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân mùa mưa: 87 %.
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân tháng cao nhất (tháng 10): 88 %.

6



+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân tháng thấp nhất (tháng 3, 4): 80 %.
* Chế độ gió
Vùng này chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính. Mùa khô, hướng gió
thịnh hành là gió Đông và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2,5 - 4,5 m/s. Mùa mưa, hướng
gió thịnh hành là gió Tây, Tây Nam, có tốc độ từ 1,6 - 2,8 m/s.
+ Gió mùa khô: Hướng gió Đông, Đông Bắc, tốc độ từ 2,5 - 4,5 m/s.
+ Gió mùa mưa: Hướng Tây, Tây Nam, tốc độ từ 1,6 - 2,8 m/s.
Lượng mưa bình quân cao đã quan trắc được vào các tháng 8, 9 (351
mm/tháng), lượng mưa thấp vào tháng 2 (8 mm). Số ngày mưa trung bình năm là
170 ngày.
Bảng 2.1. Lượng mưa phân bố theo tháng
Lượng mưa
Huyện U
Minh (mm)
Cà Mau
(mm)

T12 - T4

T5

Lượng mưa theo tháng
T6
T7
T8
T9

84

246


364

296

351

351

350

205

2,247

237

277

319

331

342

353

338

186


2,383

T10

T11

Tổng

(Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Nam Bộ năm 2009)
* Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của vùng U Minh Hạ phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa
và hệ thống kênh rạch. Các sông rạch tự nhiên có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn
của khu vực này là sông Cái Tàu, sông Đốc, sông Trẹm.
Phía trong nội vùng, phần lớn kênh được xây dựng nhằm phục vụ việc giữ
nước phòng cháy chữa cháy rừng, tiêu nước xổ phèn, giao thông, các hướng chủ
yếu của kênh là Đông Tây hoặc Nam Bắc. Các kênh có chiều rộng từ 5 đến 15 m,
sâu từ 1.5 đến 2,5 m, tạo cho bề mặt địa hình của vùng có độ chia cắt với mật độ
Các kênh đào ven đê được sử dụng làm đường giao thông chính trong vùng
U Minh Hạ như kênh Minh Hà, kênh bờ bao toàn vùng, kênh theo hướng Đông Tây gồm: Kênh 21, 23, 24, 25, 26, 27; kênh theo hướng Bắc - Nam gồm: Kênh 90,

7


91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100. Ngoài ra trong các đơn vị lân cận còn nhiều
kênh rạch lưu thông khác.
Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa. Hiện nay, do hệ thống đê bao khép
kín nên chế độ thuỷ văn trong khu rừng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ mưa
lượng bốc hơi nước và việc quản lý điều tiết các cống và đê bao.
Độ ngập nước rất phức tạp, độ sâu ngập nước, thời gian ngập từng vùng

phụ thuộc vào độ cao địa hình và hệ thống đê bao
Chế độ thuỷ văn trong vùng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động phòng
cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ tầng than bùn và quá trình sinh trưởng của các loài
cây rừng.
2.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng
2.1.2.1. Thảm thực vật của Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Thảm thực vật của VQG U Minh Hạ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước phèn. Hình thành trong điều kiện
ngập nước, đất chua. Đây là quần thể thực vật rừng lá cứng, trong đó có loài Tràm
(Melaleuca cajuputii) thuộc họ sim (Myrtaceae) là cây bản địa của vùng Đông
Nam Á.
Khu vực Vồ Dơi có khoảng 79 loài cây cỏ tự nhiên thuộc 65 chi, 36 họ
thực vật khác nhau. Thành phần loài trong rừng Tràm đơn giản, các loài cây gỗ
tiêu biểu bao gồm: Tràm, Bùi, Trâm khế, Móp, Trâm sẻ; cây bụi gồm: Mua lông,
Mật cật gai, Bòng bong, Dầu dấu ba lá, Bí bái; thảm tươi gồm: Sậy, Năn, Dây
choại, Dớn, Mây nước.
Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng U Minh Hạ Cà Mau năm 2006 và kết
quả đo đạc xác định diện tích VQG U Minh Hạ của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Cà Mau, tổng diện tích VQG U Minh Hạ là: 8.527,8 ha.
Trong đó:
+ Đất có rừng là: 7.636,2 ha, chiếm 89,54 %.
+ Đất có rừng tự nhiên: 1.100,6 ha, chiếm 13 %.

8


+ Đất có rừng trồng: 6.530,6 ha, chiếm 73 %.
+ Đất chưa có rừng là: 891,6 ha, chiếm 10,46 %.
+ Đất ngập nước, lung bàu: 86 ha, chiếm 1 %.
+ Đất kinh và bờ kinh: 805,6ha, chiếm 9,46 %.

2.1.2.2. Hệ động vật rừng
Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động
vật hoang dã. Các kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
về hệ động vật hoang dã của rừng Tràm U Minh hạ từ năm 2000 - 2006 đã thống
kê có 32 loài thú, thuộc 13 họ, trong 8 bộ, gồm bộ thú ăn sâu bọ có 01 loài; bộ thú
nhiều răng có 01 loài; bộ dơi 07 loài; bộ linh trưởng 01 loài; bộ ăn thịt 10 loài; bộ
móng guốc chẵn 01 loài; bộ tê tê 01 loài; bộ gặm nhấm 10 loài.
Những loài thú quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000
và Nghị định số: 32/2006/NĐ - CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ:
Bảng 2.2. Các loài động vật rừng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000
Stt

Tên phổ thông

I

Các loài thú quý hiếm

1

Cầy hương

2

Cầy giông

3

Mức độ
Nguy cấp


Sách đỏ
Việt
Nam

Nghị định
số 32/NĐ - CP

IIB
Đang nguy cấp

E

IIB

Cầy giông đốm lớn

Sẽ nguy cấp

V

IIB

4

Rái cá vuốt bé

Sẽ nguy cấp

V


IB

5

Rái cá long mũi

Sẽ nguy cấp

V

IB

6

Sóc chuột lửa

Hiếm

R

7

Sóc lửa

Hiếm

R

8


Dơi chó tai ngắn

Hiếm

R

9

Dơi ngựa lớn

IIB

9


II

Các loài bò sát quý
hiếm

10

Tắc kè

11

Trăn đất

12


Rắn ráo thường

13

Rắn ráo trâu

14

Rắn sọc da

15

Rắn cạp nong

Đang bị đe dọa

T

IIB

16

Rắn hổ mang

Đang bị đe dọa

T

IIB


Đang bị đe dọa

T

Sẽ nguy cấp

V

IIB

Đang bị đe dọa

T

IIB

Sẽ nguy cấp

V

IB
IB

(Nguồn: Báo cáo của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật năm 2000 - 2006)
2.1.2.3. Thủy sản
VQG U Minh Hạ còn là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài
cá nước ngọt như: Cá Lóc, cá Rô, cá Thát lát, cá Sặc rằn....Theo kết quả điều tra
của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ năm 2005 thì VQG U Minh Hạ
có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ thuộc hai hệ cá: Cá sông và cá đồng, trong đó có

09 loài cá kinh tế như: Cá Rô đồng, cá Thát lát, cá Lóc... Trong các loài cá trên có
các loài xếp vào Sách đỏ Động Vật Việt Nam năm 2000 gồm có: Cá Trê trắng, cá
Còm, cá Trèn...
Những loài cá được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000.
Bảng 2.3. Các loài cá trong Sách đỏ Việt Nam
Stt

Tên phổ thông

Mức độ nguy cấp

Sách đỏ
Việt Nam

Quyết định số:
82/2008/QĐ-BNN

1

Cá Trê trắng

Đang bị đe dọa

T

CR

2

Cá Còm


Đang bị đe dọa

T

CR

3

Cá Trèn

Đang bị đe dọa

T

CR

4

Cá Bong

Đang bị đe dọa

T

CR

(Nguồn: Báo cáo của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật năm 2000 - 2006)

10



2.1.3. Điều khiện kinh tế xã hội
2.1.3.1. Tình hình dân sinh
Giáp ranh VQG U Minh Hạ có khoảng 1.000 hộ dân nhận đất, nhận rừng
sinh sống, với số lượng gần 4.950 khẩu, dân cư được bố trí dọc theo các tuyến
kênh xáng phía Đông - Tây và Nam tạo thành vành đay xung quanh khu rừng
VQG U Minh Hạ. Dân cư sống trên khu vực chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (làm
ruộng) là chính. Ngoài ra cũng có một số hộ sống bằng ngành nghề khác như: làm
thuê, buôn bán nhỏ lẽ ..., cho nên mức thu nhập của người dân rất thấp, đời sống
bấp bênh, nhà cửa tạm bợ. Về giáo dục y tế chưa được quan tâm phát triển, trình
độ dân trí thấp. Chính vì vậy, các hộ dân cư sống ven lâm phần vẫn còn lén lút vào
rừng để khai thác lâm sản ngoài gỗ như: Lấy Mật ong, bắt cá, Rắn, Rùa ... Hoặc
động vật rừng khi có điều kiện thuận lợi, nên gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác
QLBVR của đơn vị.
Bảng 2.4. Thống kê dân số theo địa bàn xã


Dân số
(người)

Diện tích bq
đất NN/hộ (ha)

Tổng số hộ
(hộ)

Số hộ nghèo
(hộ)


Khánh An

15,101

1.7

3,680

418

Khánh Lâm

13,553

1.7

3,204

566

Khánh Bình
Tây Bắc

15,369

1.5

3,504

386


Trần Hợi

14,143

1.6

3,461

552

Tổng

58,166

6.5

13,849

1,922

Trung bình

14,542
2
3,462
(Nguồn: Báo cáo KT - XH các xã)

481


2.1.3.2. Tình hình kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
Người dân trong vùng đệm VQG U Minh Hạ sản xuất với mô hình kết hợp
trồng lúa với làm vườn.

11


Bảng 2.5. Diện tích trồng lúa của các xã

Khánh Lâm

Diện tích đất
trồng lúa (ha)
5.447

Sản lượng
(tạ)
215.911

Năng suất bình
quân (tạ/ha)
39,64

2

Khánh An

6.256


212.078

33,90

3

Khánh BT Bắc

5.447

199.407

36,61

4

Trần Hợi

5.538

224.827

40,60

22.687

852.223

150,75


Stt

Đơn vị (xã)

1

Tổng

(Nguồn: Báo cáo KT - XH các xã)
Bảng 2.6. Sản lượng trồng lúa của các ấp
Stt

Đơn vị

Số hộ
(hộ)

Số khẩu
(người)

Diện tích
đất trồng
lúa (ha)

Ấp 11 - Khánh
191
765
229
Lâm
Ấp 14 - Khánh

2
133
593
189
An
3
Ấp 3- KBTB
362
1.671
335
Ấp Vồ Dơi - Trần
4
243
1.033
972
Hợi
Tổng
929
4.062
1.725
(Nguồn: Báo cáo KT - XH các xã)
* Sản xuất lâm nghiệp
1

Sản
lượng
(tạ)

Năng suất
bình quân

(tạ/ha)

9.074

39,64

6.407

33,90

12.264

36,61

39.463

40,60

67.208

38,96

Tại các ấp 11, ấp 14, ấp 3, ấp Vồ Dơi thuộc địa bàn 04 xã Khánh Lâm,
Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi thuộc 02 huyện U Minh và Trần Văn
Thời cho thấy diện tích đất được giao khoán trồng và chăm sóc rừng, cho các hộ
dân là 6.535,6 ha, như:
+ Ấp 11 - Khánh Lâm

567,5 ha.


+ Ấp 14 - Khánh An

3.339,7 ha.

+ Ấp 3 - Khánh Bình Tây Bắc

1.037,7 ha.

12


+ Ấp Vồ Dơi - Trần Hợi

1.590,7 ha.

* Nuôi trồng thủy sản
Với đặc thù là vùng đất ngập nước các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh
Bình Tây Bắc, Trần Hợi ven VQG U Minh Hạ lại có thêm diện tích tự nhiên khá
lớn nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Vật nuôi chủ lực ở
đây được xác định là cá đồng.

Hình 2.1. Thu hoạch ao nuôi cá đồng
Diện tích nuôi thuỷ sản các xã trung bình vào khoảng 3.107,2 ha, đối tượng
nuôi trồng thuỷ sản là cá đồng.
Bảng 2.7. Diện tích, sản lượng nuôi trồng (NTTS) thuỷ sản của các ấp
Stt
1
2
3
4


Đơn vị

Diện tích Số hộ
NTTS (ha) (hộ)

Năng
Sản Sản lượng
suất bình
lượng cá đồng
quân
(Kg/hộ)
(Kg)
(Kg/ha)
180
19.800
86,46
255
35.190 186,19
182
65.884 196,67

Ấp 11 - Khánh Lâm
229
191
Ấp 14 - Khánh An
189
133
Ấp 3- KBTB
335

362
Ấp Vồ Dơi - Trần
972
243
250
60.750
Hợi
Tổng
1.725
929
929
181.624
(Nguồn: Tổng hợp các phiếu điều tra KT - XH)

13

62,50
531,82


×