Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRONG RỪNG NGẬP MẶN TẠI ĐỊA BÀN XÃ THẠNH HẢI, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.58 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ VĂN PHƯỚC

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ
HÌNH NUÔI TÔM TRONG RỪNG NGẬP MẶN
TẠI ĐỊA BÀN XÃ THẠNH HẢI, HUYỆN
THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Lời cảm tạ
Đầu tiên, xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi có được một môi trường học tập tốt.
Xin chân thành biết ơn toàn thể giáo viên khoa Lâm nghiệp nói chung, bộ
môn Nông lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo,
truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình tôi
học tập và rèn luyện tại trường.
Xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Th.S Đặng Hải Phương, người trực
tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời tri ân đến UBND huyện Thạnh Phú, UBND xã Thạnh
Hải, Lâm trường huyện Thạnh Phú, ông Phạm Văn Trường, hộ gia đình ông
Nguyễn Văn Ngãi và toàn thể bà con địa phương đã nhiệt tình hợp tác, hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.


Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên, chia sẽ của gia đình
đồng thời cám ơn đến tập thể lớp DH08NK, những người bạn chân thành luôn
đoàn kết, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học vừa qua.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ VĂN PHƯỚC

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ
HÌNH NUÔI TÔM TRONG RỪNG NGẬP MẶN
TẠI ĐỊA BÀN XÃ THẠNH HẢI, HUYỆN
THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm
trong rừng ngập mặn tại địa bàn xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”

được tiến hành tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, thời gian từ ngày
10/3/2012 đến ngày 10/6/2012.
Kết quả thu được:
Mô hình phát triển mạnh nhưng đa số tự phát và được thực hiện chủ yếu nhờ
vào kinh nghiệm.
Mô hình mang lại nhiều nguồn lợi: tôm, gỗ, củi và các loài thủy hải sản khác.
Năng suất tôm không cao, song thu nhập vẫn ổn định và luôn có lãi qua từng
năm với lợi nhuận qua các năm (2007 – 2011) lần lượt là 13,4 triệu/ha, 15,01
triệu/ha, 13,23 triệu/ha, 12,08 triệu/ha, 17,48 triệu/ha và lợi nhuận lợi trung bình
trong 5 năm là 14,24 triệu/ha.
Hiệu quả đầu tư mang tính khả thi cao với NPV = 44,06 triệu và BCR = 4,3.
Mô hình được sự ủng hộ nhiều từ phía người dân và cơ quan các cấp vì không
những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường ven biển.
Tìm ra một số khuyết điểm trong mô hình rừng – tôm kết hợp do người dân
thực hiện, sau đó kết hợp với thực tiễn địa phương và một số tài liệu nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển mô hình trong thời gian tới.

ii


ABSTRACT
"Initial study of the economic efficiency of shrimp farming in mangrove
forests in Thanh Hai commune, Thanh Phu district, Ben Tre province" was
conducted in Thanh Hai Thanh Phu district, provincial Ben Tre, the time from
10/03/2012 to 06/10/2012.
The results are:
The models are well – developed but they are carried out spontaneously and
depending on farmer’s experience.
The models bring many benefits: shrimp, timber, firewood and other aquatic

species.
Shrimp yield is not high but the income remained stable and constant over the
years with interest (2007 - 2011) respectively of 13.4 million / ha, 15.01 million /
ha, 13.23 million / ha, 12.08 million / ha, 17.48 million / ha and the average profits
interests in the 5-year is 14.24 million / ha.
Effective and feasible investments with high NPV = 44.06 million and BCR =
4.3.
The models were supporting from the people and agencies of all levels
because not only those models brought efficiency in economic terms but also
contributes in forest protection, environmental protection coastal.
Finding out some shortcomings in the model forest - shrimp combination
made by people, then combined with local realities and some research papers
suggest some solutions to improve and develop model in the coming time.

iii


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ..................................................................................................................... i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Mục lục...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh sách các hình................................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Giới hạn của đề tài ...............................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN .........................................................................................4

2.1. Tổng quan về nông lâm kết hợp ở Việt Nam .......................................................4
2.1.1. Lược sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam ............................................4
2.1.2. Phân loại mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam.............................................5
2.1.3. Mô hình nông lâm kết hợp vùng ngập mặn ven biển........................................5
2.2. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ......................................................................6
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................6
2.2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................6
2.2.1.2. Địa hình ..........................................................................................................6
2.2.1.3. Khí hậu - Thủy văn ........................................................................................6
2.2.1.4. Tài nguyên ......................................................................................................7
2.2.1.4.1. Hệ thực vật và động vật rừng ......................................................................7
2.2.1.4.2. Đất đai .........................................................................................................7
2.2.1.4.3. Rừng ............................................................................................................8
2.2.1.4.4. Mặt nước .....................................................................................................8
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................8
2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................................10

iv


2.4. Khái quát về hệ thống lâm – ngư kết hợp tại địa bàn nghiên cứu......................11
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....13
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................13
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
3.3.1. Ngoại nghiệp ...................................................................................................13
3.3.2. Nội nghiệp .......................................................................................................14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................17
4.1. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rừng – tôm kết hợp ....................17
4.1.1. Chi phí đầu tư ..................................................................................................19

4.1.2. Doanh thu ........................................................................................................20
4.1.3. Lợi nhuận ........................................................................................................22
4.2. Lựa chọn các giải pháp cải thiện và phát triển mô hình rừng – tôm kết hợp.....24
4.2.1. Sơ lược về thực trạng xã hội địa phương và đánh giá khả năng chấp nhận của
người dân đối với mô hình ........................................................................................24
4.2.2. Kết quả phân tích SWOT của mô hình rừng – tôm kết hợp ...........................34
4.2.3. Đề xuất một số giải pháp cải thiện và phát triển mô hình rừng – tôm kết hợp
...................................................................................................................................35
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................37
5.1. Kết luận ..............................................................................................................37
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................39
PHỤ LỤC .................................................................................................................42

v


Danh sách các chữ viết tắt
BQL

Ban quản lý

HST

Hệ sinh thái

LNXH

Lâm nghiệp xã hội


NDTQ

Nhân dân tự quản

NLKH

Nông lâm kết hợp

ODA

Official Development Assistance

RĐD

Rừng đặc dụng

RNM

Rừng ngập mặn

RPH

Rừng phòng hộ

SALT

Slopping Agricultural Land Technology

TDTT


Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

YHCT

Y học cổ truyền

vi


Danh sách các hình
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Sơ đồ Venn ................................................................................................33
Hình 2.1 Mô hình rừng – tôm kết hợp của ông Lê Văn Sạch ..................................49
Hình 2.2 Mô hình rừng – tôm kết hợp của ông Lê Văn Lự .....................................49
Hình 2.3 Mô hình rừng – tôm kết hợp của ông Lê Văn Kiểng ................................50
Hình 2.4 Cống dùng để thu hoạch tôm .....................................................................50
Hình 2.5 Xẻ kênh, mương làm bờ bao để nuôi tôm .................................................51
Hình 2.6 Rừng đước bị khai thác làm củi.................................................................51


vii


Danh sách các bảng
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Diện tích đất rừng – tôm kết hợp ..............................................................17
Bảng 4.2 Số lao động chính của mỗi hộ .................................................................178
Bảng 4.3 Đầu tư (ĐT) và doanh thu (DT) trên mỗi ha của 10 hộ sản xuất trong 5
năm ............................................................................................................................18
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình rừng – tôm kết hợp....................................19
Bảng 4.5 Ví dụ về cách định giá tôm theo người dân ..............................................21
Bảng 4.6 Kết quả xử lý .............................................................................................23
Bảng 4.7 Dòng lịch sử ..............................................................................................29
Bảng 4.8 Xếp hạng nông hộ .....................................................................................30
Bảng 4.9 Lịch thời vụ ...............................................................................................32
Bảng 4.10 Phân tích SWOT......................................................................................34
Bảng 1.1 Bảng câu hỏi chủ chốt ...............................................................................42
Bảng 1.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình .........................................................42
Bảng 1.3 Số liệu chi phí, thu nhập qua các năm của người dân ...............................46
Bảng 1.4 Kết quả phân tích kinh tế (r = 18 %/năm) .................................................48

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hoá, thời kỳ
đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh khu vực nông
thôn. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triển đúng
đắn, kết hợp với việc khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu quả, trong
đó bao gồm cả diện tích mặt nước.
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km với 12 đầm phá. Trong hệ đầm
phá thì dải rừng ngập mặn ven biển có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và
xã hội.
Rừng ngập mặn (RNM) của nước ta không những có giá trị kinh tế – xã hội
quan trọng mà còn có tác dụng phòng hộ to lớn. Do nhiều nguyên nhân rừng phòng
hộ ngập mặn đang bị xâm hại nghiêm trọng, diện tích RNM bị thu hẹp. Đặc biệt là
từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, nhiều diện tích RNM bị chặt phá làm
đầm nuôi tôm, sau một thời gian đa số các đầm nuôi tôm bị thất bại do ô nhiễm môi
trường. Cây ngập mặn bị chết dần, dẫn đến tình trạng RNM không đủ khả năng
phòng hộ, đê biển đứng trước nguy cơ bị bão lụt phá hoại, đồng ruộng, xóm làng
ven biển ngày càng có nguy cơ bị nước mặn xâm lấn ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống cư dân ven biển.
Bến Tre là một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long và tiếp giáp biển Đông,
có bờ biển dài 65 km, địa hình bị chia cắt bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.
Với vị trí như trên, mặc dù diện tích rừng ngập mặn của tỉnh không nhiều
nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng

1


chống xói lở, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự cân bằng sinh thái vùng cửa
sông ven biển.
Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình
hình xâm nhập mặn, ... diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn

đến sản xuất và đời sống của nhân dân mà theo đánh giá của các nhà khoa học thì
Bến Tre là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do vậy, việc đầu tư
bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bến Tre có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hơn nữa, đời sống của đại bộ phận người dân vùng ven biển còn thấp, nhất là
thành phần dân cư hoạt động, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Tình trạng thiếu
đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết cho các địa
phương. Thêm vào đó, nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan cũng như vai trò
RNM của người dân địa phương còn nhiều hạn chế hoặc do những lợi ích kinh tế
trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Việt Nam
nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng đã bị suy thoái nghiêm trọng.
Là một trong những huyện giáp biển, với diện tích rừng ngập mặn lớn và nghề
nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản phát triển mạnh, Thạnh Phú là đại diện điển hình
của tỉnh phải gánh chịu những tác động tiêu cực kể trên. Đất đai của huyện phần lớn
bị nhiễm mặn, việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân gặp không
ít khó khăn. Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi là được hai nhánh sông lớn là Hàm
Luông và Cổ Chiên ôm trọn, hứng được lượng phù sa nhiều nhất. Thế nhưng,
Thạnh Phú vẫn là huyện nghèo nhất Bến Tre. Chính vì thế mà việc giải quyết sinh
kế người dân, nâng cao thu nhập, giúp người dân thoát nghèo đang là một vấn đề rất
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Do đặc thù của khu vực, việc nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, đặc biệt là
nuôi tôm, nhiều gia đình giờ đây đã thoát nghèo thậm chí trở nên khá giả. Từ đó dẫn
đến diện tích RNM đang ngày càng bị đe dọa vì mục đích kinh tế. Điều này đặt ra
cho huyện Thạnh Phú nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung nhiều vấn đề cần phải giải
quyết cấp bách. Một trong số đó là làm sao để người dân vừa mở rộng được diện
tích nuôi tôm nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa bảo vệ

2


và phát triển được diện tích rừng vốn có nhằm đáp ứng nhu cầu phòng hộ, môi

trường.
Từ những thực trạng nói trên, và được sự cho phép của bộ môn NLKH và
LNXH thuộc khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, khóa
luận “Bước đầu tìm hiểu hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm trong rừng ngập
mặn tại địa bàn xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” nhằm xem xét các
lợi ích tổng hợp, đặc biệt hiệu quả kinh tế từ việc nuôi tôm tự nhiên dưới tán rừng,
tính bền vững của mô hình trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Giới hạn của đề tài
Do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, cũng như giới hạn của
một khóa luận tốt nghiệp nên đề tài chỉ thực hiện tại một xã điển hình của huyện
Thạnh Phú và chỉ nghiên cứu, tìm hiểu sơ lược một vài khía cạnh cụ thể, điển hình
chứ chưa thật sự chuyên sâu nên nội dung sẽ còn nhiều hạn chế, không phản ánh
được hết thực trạng chung của cả huyện, khả năng đóng góp cho thực tế cuộc sống
không cao.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp chắc chắn tôi sẽ khó tránh khỏi
những sai sót, mong quý thầy cô và các bạn sinh viên nhiệt tình góp ý để bài khóa
luận được hoàn thiện hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về nông lâm kết hợp ở Việt Nam
2.1.1. Lược sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Thật khó có thể xác định một cách chính xác thời điểm mà tại đó hệ thống
nông lâm kết hợp ra đời. Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và
phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc nông lâm
nghiệp; và gắn liền với sự nhận thức của con người về sử dụng đất và nhu cầu kinh
tế.

Ở Việt Nam, tập quán canh tác nông lâm kết hợp đã có từ lâu đời, như các hệ
thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh
thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước.
Xét ở khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát
triển không ngừng. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng (VAC)
được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với
nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể.
Sau đó là hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC) và vườn đồi được
phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi.
Các hệ thống rừng ngập mặn – nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh
mẽ ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Các dự án ODA cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường
đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi.

4


2.1.2. Phân loại mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Sử dụng đất theo phương thức NLKH đã hình thành từ lâu đời với những hình
thức khác nhau. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương mà mô hình
NLKH được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp. Theo báo cáo của Giáo Sư Hoàng
Hòe tại Hội nghị NLKH vùng Châu Á Thái Bình Dương năm 1990 thì các hệ thống
NLKH ở Việt Nam bao gồm:
- Phương thức du canh du cư;
- Các mô hình NLKH ở đồng bằng;
- Các mô hình NLKH trên vùng đất cát ven biển;
- Các mô hình NLKH trên đất dốc;
- Phương thức sản xuất Lâm Ngư nghiệp kết hợp ở các vùng ngập mặn;
- Phương thức Lâm Ngư nghiệp trên các vùng đất phèn.
2.1.3. Mô hình nông lâm kết hợp vùng ngập mặn ven biển

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có 447000 ha đất ngập mặn ven
biển và 2283000 ha đất phèn (đặc biệt trong đó có 588000 ha đất phèn mặn, đang
thực hiện hệ canh tác này).
Hệ canh tác nông lâm kết hợp vùng ngập mặn ven biển là hệ canh tác được áp
dụng ở các dạng đất đai ngập nước. Trong hệ canh tác nông lâm kết hợp có 3 kiểu
mô hình chính: Trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm hoặc cua, cá; mô hình nông
– lâm – ngư kết hợp (rừng tràm + lúa nước + cá + ong + VAC) và mô hình VAC
(vườn – ao – chuồng) trên đất thổ cư.
 Trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm hoặc cua, cá
Diện tích đầm giành cho trồng rừng ngập mặn biến động từ 60 – 80 %, trung
bình chiếm 70 % diện tích đầm.
Diện tích đào các hệ thống kênh mương nuôi tôm (bao gồm cả diện tích các
bờ bao và bờ mương) chiếm từ 20 – 40 %, trung bình chiếm 30 % diện tích đầm.
Dạng lập địa thích hợp: ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nơi
đất được ngập khi triều cường cao trung bình, độ thành thục của đất thấp, có số
ngày ngập triều trung bình từ 16 – 18 ngày trong 1 tháng hoặc đất được ngập khi

5


triều cường thấp, đất có độ thành thục rất thấp, có số ngày ngập triều trung bình từ
19 – 24 ngày trong 1 tháng thường áp dụng mô hình này.
RNM được trồng có mật độ thưa hơn so với mật độ trồng rừng bình thường.
Ví dụ: Rừng đước trồng trong đầm lâm – ngư kết hợp có mật độ 10000 cây/ha, chỉ
bằng 50 % so với mật độ trồng rừng đước không lâm – ngư kết hợp.
2.2. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bến
Tre, cuối cù lao Minh.

Phía Đông giáp Biển Đông,
Phía Tây giáp huyện Mỏ Cày,
Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên,
Phía Bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông.
Thạnh Hải hiện nay là một trong 18 xã, thị trấn của huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre. Phía Bắc giáp sông Hàm Luông, phía Nam giáp xã Thạnh Phong, phía
Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Giao Thạnh và An Điền. Địa bàn được chia
thành 8 ấp gồm: Thạnh Thới A, Thạnh Thới B, Thạnh Thới Đông, Thạnh Hưng A,
Thạnh An, Thạnh Hưng B, Thạnh Lợi và Thạnh Hải. Trung tâm xã được đặt tại ấp
Thạnh Hưng B nằm cách trung tâm huyện 21 km về hướng Tây.
2.2.1.2. Địa hình
Xã có địa hình bằng phẳng, kênh rạch chằng chịt, được hình thành là do sự bồi
đắp của 2 con sông lớn: Sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông.
2.2.1.3. Khí hậu – Thủy văn
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa riêng biệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Có các đặc trưng sau:
- Nhiệt độ bình quân khoảng 26,6 oC/năm.
- Ẩm độ không khí bình quân khoảng 83,7 %.

6


- Lượng mưa vào loại trung bình thấp: 1525 mm. Hầu như không có mưa trong
các tháng 1, 2, 3.
- Vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mang theo mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 hàng năm và gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô với vận tốc cao
nhất từ 3 – 5 m/s có khi đạt tới 10 m/s, đôi khi gây thiệt hại cho vùng bờ biển.
Thạnh Hải chịu ảnh hưởng bởi sông Cổ chiên, Hàm Luông và Biển Đông.
Thủy triều cao nhất vào tháng 9 – 10 âm lịch và thấp nhất từ tháng 2 – 4 âm lịch.
Môi trường nước trong vùng có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô.

Sự chênh lệch về nhiệt độ nước hàng năm trong khoảng 4,9 đến 8,5 oC.
Nhìn chung khí hậu địa bàn xã thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
2.2.1.4. Tài nguyên
2.2.1.4.1. Hệ thực vật và động vật rừng
2.2.1.4.1.1. Hệ thực vật rừng
Các yếu tố thủy triều, lưu lượng nước sông và độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến
sự phân bố và thành phần loài cây ưu thế của rừng ngập mặn trong khu vực.
Nơi đây đa dạng các loài cây ngập mặn như: Mấm lưỡi đồng, mấm đen, đước,
các loài bần, ...
Sự biến thiên độ mặn của môi trường, sự đa dạng về địa mạo (các giồng cát
xen giữa các dòng thủy triều) và các hoạt động của con người đã tạo nên sự phong
phú của các hệ thực vật. Loài thực vật được gây trồng thành rừng có diện tích lớn
nhất hiện nay trong khu vực là loài đước.
2.2.1.4.1.2. Hệ động vật rừng
Đa dạng và phong phú các loài động vật. Những vùng bãi biển ngập triều và
các kênh rạch của Lâm trường khi nước triều xuống là những bãi ăn lý tưởng cho
các loài chim. Quần xã mấm trắng dày đặc là nơi cư trú thích hợp cho nhiều loài bò
sát và các loài lưỡng cư kể cả những loài thú nhỏ.
2.2.1.4.2. Đất đai
Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 6387,42 ha. Trong đó:

7


Đất sản xuất nông nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản

622,09 ha
2049 ha


Đất lâm nghiệp

1408,5 ha

Đất phi nông nghiệp

661,83 ha

Đất ở

37,45 ha

Đất chuyên dùng

34,02 ha

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,82 ha

Đất nghĩa địa

3,98 ha

2.2.1.4.3. Rừng
Rừng tự nhiên (rừng ngập mặn): 215 ha.
Rừng trồng: 714,8 ha. Trong đó:
- Rừng trồng có trữ lượng: 699,8 ha.
- Rừng trồng chưa có trữ lượng: 15 ha.

2.2.1.4.4. Mặt nước
Diện tích đang nuôi trồng thủy sản: 886,4 ha.
Đất đai xã Thạnh Hải thuộc nhóm đất phù sa có độ phì từ khá đến cao, thích
nghi với phát triển kinh tế nông nghiệp như trồng dưa, sắn và đậu phọng. Xã có
Rạch Cây Dừa, Rạch Hồ Cỏ, Rạch Vàm Hồ đi qua thuận lợi phát triển giao thông
thủy phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Đặc điểm tự nhiên của xã Thạnh Hải rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Đất đai mặc dù còn bị nhiễm phèn, mặn nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp do khai thác hợp lý và nhờ có hệ thống nước ngầm rất tốt thuận lợi trong
việc tưới tiêu.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo thống kê của UBND xã năm 2011, toàn xã có 2013 hộ với 8196 nhân
khẩu.

8


Số người trong độ tuổi lao động

Khoảng 4450 người

Số lao động làm việc ngoài địa phương

450 người

Lao động nông nghiệp

Chiếm 60 % tổng lao động

Số hộ nuôi trồng thủy sản


Chiếm 80 % tổng số hộ

Đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và sản xuất
nông nghiệp. Bà con nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, mặc dù trình
độ lao động vẫn còn hạn chế nhưng với tính cần cù, nhạy bén nên trong quá trình
lao động có thể tiếp cận được với khoa học kỹ thuật trong sản xuất, còn lại là hoạt
động thương mại, tiểu thủ công nghiệp và một số nhân khẩu đi lao động ngoài tỉnh.
Toàn xã có 39,81 km đường nông thôn gồm:
- Đường xã: 15,1 km được trãi nhựa 100 %.
- Đường ấp, đường ngõ: 23,91 km, trong đó có 4,417 km được bêtông.
- Phần lớn mặt đường đều hẹp, đường xã có bề rộng mặt đường là 5 m; đường
ấp, ngõ xóm, tổ hẹp bình quân khoảng 2 m.
Thủy lợi: Năm 2011 được sự hổ trợ của Sở Nông Nghiệp xã nạo vét được 2
tuyến kênh chiều dài khoảng 4 km.
Xã có 3 điểm trường trung tâm với 3 bậc học:
1. Mẫu giáo: Trường có tổng diện tích 1986 m2, có 2 điểm trường, có 6 phòng
học, cơ sở vật chất đầy đủ, cổng trường và vòng rào kiên cố. Tổng số 4 lớp học, lớp
được phân chia theo độ tuổi.
2. Tiểu học: Trường có tổng diện tích 8045 m2, có 6 điểm trường, có 25 phòng
học và đủ các phòng chức năng, cơ sở vật chất khang trang đáp ứng tốt cho việc dạy
và học.
3. THCS: Trường có tổng diện tích là 320,6 m2, có 1 điểm trường, 8 phòng
học chưa đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, có nhà công vụ cho giáo
viên.
Xã đã xây dựng Đền thờ liệt sĩ. Hoàn thiện khu trung tâm văn hóa (nâng cấp
mở rộng và xây dựng đủ các phòng chức năng như: Hành chính; thông tin; đọc
sách, báo; truyền thanh; câu lạc bộ). 8/8 ấp có tụ điểm sinh hoạt văn hóa gia đình

9



(nhờ vào nhà dân để sinh hoạt) và hoạt động TDTT. Xây dựng 1 nhà văn hóa khu
trung tâm xã.
Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet đã phủ khắp địa bàn xã;
có 1 điểm Bưu điện văn hoá và hộp thư công cộng; xã có 2/8 điểm Internet công
cộng; có trên 450 điện thoại các loại, bình quân 18 máy/100 dân.
Y tế: Trạm y tế xã có 1 bác sĩ, 1 y sĩ sản nhi, 1 y sĩ YHCT, 2 y tá sơ cấp, … y
tế ấp và 3673 tổ NDTQ có tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng.
Giáo dục: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100 %, trong đó có trên 80 %
tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
25 %, chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6 %/năm (năm 2005 - 2010). Thu nhập bình
quân đầu người 14 triệu đồng/người/năm (ngang bằng mức thu nhập bình quân của
huyện, đạt 0,64 lần so với bình quân chung của tỉnh).
Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, xét theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2010 –
2015 tỷ lệ hộ nghèo của xã khoảng 25,1 %.
Cơ cấu kinh tế:
1. Nông nghiệp: 83,15 %.
2. Công nghiệp – xây dựng: 2,6 %.
3. Dịch vụ: 14,25 %.
2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Mô hình nuôi thủy sản thân thiện với rừng (Mangrove – friendly aquaculture)
đã được hình thành từ vài thập kỷ qua ở nhiều quốc gia như Indonesia, Myanmar,
Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Kenya, Tanzania và Jamaica nhằm mục
đích vừa khôi phục và bảo vệ rừng vừa phát triển kinh tế thông qua nuôi thủy sản
(Fitzgerald J R, 2000), (trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2006).
Riêng ở Việt Nam, mô hình – lâm ngư kết hợp được nhân dân ta áp dụng
nhiều ở các vùng ngập mặn ven biển. Đây là một mô hình khá phổ biến ở các tỉnh
miền Tây Nam Bộ như: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, … Đặc

biệt là ở tỉnh Cà Mau với tổng cộng trên 48000 ha, trong đó, diện tích mặt nước

10


dành nuôi tôm khoảng 19000 ha (Sở Thủy Sản tỉnh Cà Mau, 2003), (trích dẫn bởi
Trần Ngọc Hải và ctv, 2006), nguyên nhân chủ yếu là do có điều kiện tự nhiên thích
hợp, đất ngập nước mặn khi triều cường và ngập nước ngọt trong mùa mưa. Mục
đích cơ bản là nuôi trồng thủy sản, nhưng để việc nuôi trồng thủy sản có năng suất
cao và bền vững, phải kết hợp trồng cây đước nhằm: (1) Tạo nguồn thức ăn cần
thiết cho các loài thủy sản. (2) Giảm nhiệt độ nước lên quá cao trong mùa nắng
(mùa hè) và nhiệt độ nước giảm quá thấp trong mùa đông. Hạn chế hiện tượng nước
bị quá mặn trong mùa khô (sắc mặn). (3) Giảm độ đục của nước. (4) Hạn chế quá
trình phèn hóa.
Với vai trò khá quan trọng về mặt kinh tế cũng như môi trường, mô hình đã
được áp dụng rộng rãi và được sự quan tâm của các cấp, các nhà nghiên cứu như
Cục Lâm nghiệp và Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái – Môi trường; Thị trường Sinh
thái (IMO); Mô hình quản lý tổng hợp Rừng – Tôm, Lâm Ngư trường Tam Giang
do Bộ Thuỷ Sản thực hiện; mô hình trồng rừng kết hợp nuôi tôm ở Lâm Ngư trường
184 (LNT 184) ở Cà Mau (nay là Công ty Lâm nghiệp 184); “Nghiên cứu của
PGS.TS Bùi Thị Nga (Đại học Cần Thơ) đăng trên Tạp chí Hoạt động khoa học
tháng 12/2011” nhằm khắc phục nhược điểm, đồng thời duy trì tính ổn định của mô
hình (trích dẫn bởi Thanh Huyền, 2012); ... Ngoài ra mô hình còn là nội dung
nghiên cứu cho nhiều báo cáo khoa học mà điển hình là luận án Tiến Sĩ của Lê Bá
Toàn (Trưởng khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh): “Nghiên
cứu hệ thống canh tác kết hợp rừng đước với nuôi tôm quảng canh cải tiến tại huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau”.
2.4. Khái quát về hệ thống lâm – ngư kết hợp tại địa bàn nghiên cứu
Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú là một xã điển hình về rừng ngập mặn và các
mô hình rừng – tôm kết hợp. Do có địa phận giáp biển và có diện tích rừng ngập

mặn lớn nhất so với các xã khác trong huyện nên phần lớn người dân nơi đây sống
bằng nghề nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm kết hợp với rừng đước. Từ
đó giúp cho việc nghiên cứu tại xã được thuận lợi và mang tính đại diện cao trong
việc phản ánh tình hình chung của toàn huyện về mô hình rừng – tôm này.

11


Các thành phần cấu tạo nên các hình thức lâm – ngư kết hợp khá đa dạng và
có thể được đặc trưng bằng các đối tượng thủy sinh như: Hệ thống rừng – tôm, rừng
– tôm – cá, rừng – tôm – cua, rừng – tôm – sò huyết, rừng – tôm – ốc len, trong khi
các thành phần cây gỗ sai khác không đáng để. Các mối quan hệ trong trường hợp
này khá phức tạp, có lúc tương phản nhưng cũng có lúc lại hỗ trợ cho nhau. Hiệu
quả kinh tế là do cả rừng và thủy sản mang lại từ đó làm cho người dân có ý thức
quản lý, bảo vệ và trồng rừng.
Canh tác lâm – ngư kết hợp trên từng nông hộ còn gọi tắt là canh tác “vuông
tôm” (vuông tôm là từ địa phương để chỉ mảnh đất rừng nơi mà người dân đã xẻ
kênh cho nước vào để nuôi tôm bên trong). Đầu tiên người dân được giao khoán đất
lâm nghiệp, sau đó tiến hành chặt hạ cây rừng theo từng băng, tiếp theo xẻ kênh
mương làm thành một hệ thống dẫn nước vào để nuôi tôm. Thường các vuông tôm
được cung cấp nước từ một cửa thông với các con sông hoặc rạch gọi là “cống xổ”
(ở đây người ta chỉ lắp một cống xổ), đây cũng là nơi 2 lần trong tháng (ngày 15 và
30 âm lịch) người dân tiến hành tháo nước ra xổ vuông và dùng lưới chặn ở miệng
cống để thu hoạch tôm.
Vuông tôm có nhiều hình thức xẻ kênh mương khác nhau: Xẻ kênh rộng hoặc
hẹp khác nhau, xẻ kênh nhiều hay ít khác nhau, xẻ kênh theo phương hướng cũng
khác nhau, … những yếu tố này tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi hộ nhưng nhìn
chung vuông tôm của mỗi hộ điều có một diện tích rừng và diện tích đất mặt nước
để nuôi thủy sản với một tỷ lệ nhất định theo quy định của Nhà nước.


12


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tại địa
phương.
Mục tiêu 2: Lựa chọn các giải pháp cải thiện và phát triển mô hình hợp lý.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Mục tiêu 1 bao gồm nội dung nghiên cứu sau:
- Tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình dựa vào phương pháp CBA.
Mục tiêu 2 bao gồm các nội dung nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu sơ bộ thực trạng xã hội địa phương, sự chấp nhận của người dân đối
với mô hình thông qua một số công cụ PRA.
- Phân tích các ưu, nhược điểm của mô hình.
- Đưa ra các giải pháp cải thiện và phát triển mô hình hợp lý dựa vào hiệu quả
kinh tế đã phân tích và các thông tin sơ cấp thu thập được.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Ngoại nghiệp
Tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước.
Thu thập thông tin thứ cấp (có sẵn từ huyện, xã, ấp).
Thu thập thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn và lấy ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật ở địa
phương.

13



- Phương pháp điều tra và khảo xác thực địa (dùng bảng liệt kê các câu hỏi chủ
chốt).
- Phương pháp thu thập thông tin từ cộng đồng địa phương (sử dụng công cụ
PRA):
+ Số liệu liên hệ về thời gian:
Sơ lược lịch sử (cơ sở hạ tầng, kỹ thuật canh tác – công nghệ, sự bùng phát
nạn dịch, thiên tai, thay đổi về hành chính tổ chức, sự kiện chính trị, …);
Lịch thời vụ.
+ Số liệu liên quan xã hội, con người:
Phỏng vấn bán cấu trúc;
Xếp hạng nông hộ;
Sơ đồ Venn;
Phân tích SWOT.
3.3.2. Nội nghiệp
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin.
Phương pháp xử lý số liệu (toán kinh tế):
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận của dự án là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của từng
năm hay nó chính là thu nhập thuần hàng năm của dự án.
LNi = Bi – Ci
Trong đó:
LNi: Là tổng lợi nhuận của năm i
Bi: Thu nhập của năm i
Ci: Chi phí của năm i
- Phương pháp CBA – Cost Benefit Analysis:
Phương pháp CBA – Cost Benefit Analysis là phương pháp so sánh giữa thu
nhập (đầu ra) và chi phí cho đầu vào có tính giá trị đồng tiền theo thời gian.
Các giá trị hiện tại thu nhập và chi phí theo Jonh Gunter được xác định bằng
các công thức sau:


14


+ Giá trị hiện tại của thu nhập:

Trong đó:
Bt: Giá trị thu nhập tại thời điểm t (t = 0,1,2,3, … n).
i: Tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay tỷ lệ chiết khấu.
t: Thời gian đầu tư.
n: Độ dài chu kỳ kinh doanh.
+ Giá trị hiện tại của chi phí:

Trong đó:
Ct: Giá trị chi phí tại thời điểm t (t = 0,1,2,3, … n).
+ Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value)

Chỉ tiêu NPV cho phép đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư
kinh doanh tạo thu nhập như sau:
- Khi NPV > 0: Dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận.
- Khi NPV < 0: Dự án không có hiệu quả.
- Khi NPV = 0: Có nghĩa là dự án chỉ đạt mức lãi thông thường.
Do vậy, dự án đầu tư có thể chấp nhận được khi NPV ≥ 0.
+ Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR (Benefit Cost Rate)

Sử dụng chỉ tiêu BCR trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án tạo thu
nhập cho phép ta nhận định tổng quát về dự án như sau:

15



×