Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi vô
cùng biết ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, sự quan tâm giúp đỡ của các anh,
các chị và toàn thể người thân trong gia đình.
Xin cảm ơn quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, Bộ môn Quản lí tài nguyên rừng
đã có những ý kiến đóng góp cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân cảm ơn TS. Vũ Thị Nga đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc ban quản lý vườn ươm
trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè và tập thể lớp Quản Lý Tài
Nguyên Rừng niên khóa 2008 - 2012 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập.
TP.Hồ Chí Minh ngày 05 tháng 06 năm 2012

Mai Thị Hồng

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sâu hại và các biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây
Ca cao tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và biến động tác hại của sâu hại

chính được thực hiện theo phương pháp của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997).
Kết quả của đề tài
1. Tại khu vực điều tra chúng tôi đã ghi nhận được 24 loài côn trùng thuộc 9
bộ và 19 họ.
2. Trong số các loài côn trùng thu thập được có 18 loài côn trùng gây hại
(chiếm 75%) trong số đó có 2 loài gây hại nặng nhất là Bọ xít muỗi Helopeltis
antonii Sign và Sâu đục quả Conogethes punctiferalis Guen.
3. Bọ xít muỗi : Trưởng thành có hình dạng hơi giống con muỗi, râu đầu dài
gồm 4 đốt. Lưng ngực có bộ phận nhô lên trông giống hình chùy. Đầu đen, ngực
nâu đỏ, thân có màu vàng nâu, chân dài mảnh, kích thước cơ thể có chiều dài từ 0,6
- 0,8 mm.
4. Sâu đục quả có màu hơi ửng hồng, đầu màu đen hơi nâu, 10 đốt thân trên
mỗi đốt thường có 4 chấm màu đen, hai chấm trên to hơn hai chấm dưới.
5. Các loại thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ Bọ xít muỗi tương đối cao,
có thể sử dung các loại thuốc Fastac 5EC, sumi Alpha 5EC hoặc Hopsan 75ND. Tốt
nhất là Sumi Alpha 5EC, sau đó đến Fastac 5EC, cuối cùng Hopsan 75ND. Sử
dụng luân phiên các loại thuốc để tăng hiệu quả phòng trừ bọ xít muỗi hại Ca cao.
6. Hiệu quả biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại trên Ca cao bằng biện
pháp sử dụng thiên địch là kiến vàng ( Oecophylla smaragdina Fabricius) có hiệu
quả cao, ít ảnh hưởng đến môi trường và các loài thiên địch khác.

iii


SUMARRY
Project “Research harmful insects and controlling method harmful insects on
the cacao trees in Ho Chi Minh city”
This study was conducted from March to June 2012 in Ho Chi Minh City.
Element method to investigate species of harmful insect and harmful insects
effects of almost harmful insects is carried out by the method of the Institute of

Plant Protection (1997).
The result of the research
1. In areas of investigation we record 24 species of insects in 9 order and 19
families.
2. Among the insects collected, there were 18 species of harmfull insect
(71%). Among those, there were 2 most serious harmfull are antonii Helopeltis
antonii Sign and Conogethes punctiferalis Guen
3. Helopeltis antonii Sign: Head into shape a bit like a mosquito, the long
antennae of four bites. Dorsal parts protrude chest looks like panicles. Black head
thorax reddish brown, yellowish brown body, long thin legs, long body size from
0.6 to 0.8 mm.
4. Conogether punctiferalis Guen wwith slight rosy color, the brownish
black, 10 coal burning on each node usually has four black dots, two dots above is
bigger than two dots below.
5. Helopeltis antonii Sign prevention by the chemical drugs is relatively high
effective, we can use drugs as Fastac 5EC, sumi Alpha 5EC or Hopsan &%ND best
to use alternative medicines to increase effective damage prevention hrlopelties
Cocoa.
6. Currently people apply effectively the effective methods to prevent some
insects pests on Cocoa by using natural enemies methods was Oecophylla
smaragdina Fabricius had highly effective and few affect the environment and
natural enemies others.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii
SUMARRY ......................................................................................................................... iv

MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1. Đặc điểm của cây Ca cao ............................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc phân bố và thành phần hóa học............................................................ 3
2.1.1.1 Nguồn gốc phân bố ................................................................................................ 3
2.1.1.2 Thành phần hóa học của hạt Ca cao ..................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái và cách trồng ........................................................................... 4
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái ................................................................................................. 4
2.1.2.2. Kỹ thuật trồng Ca cao ........................................................................................... 4
2.2. Đặc điểm một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học sử dụng trong thí
nghiệm phòng trừ sâu hại chính ........................................................................................ 5
2.2.1. Mospilan 3EC ........................................................................................................... 5
2.2.2. Nurelle 2,5EC............................................................................................................ 6
2.2.3. Fastac 5EC ................................................................................................................. 6
2.2.4. Hospan 75ND ............................................................................................................ 7
2.2.5. Sumi Alpha 5EC ....................................................................................................... 7
2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................................... 7
2.3.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 7
2.3.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu ....................................................................................... 8

v


2.3.3. Địa hình.................................................................................................................... 10
2.3.4. Đặc trưng thổ nhưỡng ............................................................................................ 10

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 12
3.1 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 12
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 12
3.3 Thời gian và địa điểm, phương tiện và phương pháp ngiên cứu .......................... 12
3.3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 12
3.3.2 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................... 12
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13
3.3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại tiến hành theo phương pháp của viện bảo vệ
thực vật (1997) ................................................................................................................... 13
3.3.4.2 Điều tra biến động tác hại của một số sâu hại chính ........................................ 14
3.3.5 Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ Bọ xít muỗi Helopeltis antonii Sign ............ 14
3.5.1Thí nghiệm trừ Bọ xít muỗi bằng thuốc hóa học .................................................. 15
3.5.2 Thí nghiệm trừ Bọ xít muỗi bằng bẫy đèn............................................................ 15
3.5.3 Thí nghiệm trừ Bọ xít muỗi bằng biện pháp bao quả ......................................... 16
3.5.3 Thí nghiệm trừ Bọ xít muỗi bằng biện pháp sử dụng thiên địch ....................... 17
3.5.5 Xử lí kết quả sau thí nghiệm .................................................................................. 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 19
4.1. Thành phần sâu hại và thiên địch của cây Ca cao Theobroma cacao L. ............ 19
4.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại và sâu hại chính ....... 31
4.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại chính ....................... 31
4.2.1.1. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh vật học của Bọ xít
muỗi H.antonii tại TP.HCM ............................................................................................ 31
4.2.1.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh vật học của sâu đục
quả C. punctiferalis tại Tp. Hồ Chí Minh. .................................................................... 32
4.2.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của một số loài sâu hại khác trên cây Ca
cao tại Tp. Hồ Chí Minh ................................................................................................... 33

vi



4.2.2.1 Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của Mọt đục cành (Xyleborus
morstatti Hazed) ................................................................................................................ 33
4.2.2.2. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Sâu khoang (Prodenia litura)34
4.2.2.3. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Bọ xít dài (Leptocorisa
varicormis Fabr) ................................................................................................................ 34
4.2.2.4. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Rầy bướm nâu Ricanula
sublimata Jacobi ................................................................................................................ 35
4.3 Biến động tác hại của các loài sâu hại chính trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí
Minh .................................................................................................................................... 38
4.3.1 Biến động tác hại của bọ xít muỗi tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 .................. 38
4.3.2. Biến động tác hại của Sâu đục quả C.punctiferalis tại Tp. Hồ Chí Minh năm
2012 ..................................................................................................................................... 40
4.3.3 .Ghi nhận kết quả biện pháp phòng trừ Bọ xít muỗi trên cây Ca cao ............... 41
4.3.3.1 Trừ Bọ xít muỗi bằng thuốc hóa học ................................................................. 41
4.3.3.1 Trừ Bọ xít muỗi bằng bẫy đèn ............................................................................ 41
4.3.3.2Phòng trừ bọ xít muỗi và một số sâu gây hại cho quả Ca cao bằng túi lưới
............................................................................................................................................. 42

4.3.3.3 Biện pháp sử dụng thiên địch (biện pháp sinh học ): ....................................... 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. a

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T.p

Thành Phố


BPBH

Bộ phận bị hại

MĐXH

Mức độ xuất hiện

CSBH

Chỉ số bị hại

NSP

Ngày sau phun

NSXL

Ngày sau xử lí

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Số lượng côn trùng trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh năm (Từ tháng 3
đến tháng 6 năm 2012) ..............................................................................................19
Bảng 4.2: Các loài côn trùng gây hại trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh............20
Bảng 4.3: Các loài thiên địch trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh ........................24

Bảng 4.4: Hiệu lực trừ Helopeltis antonii Sign của các loại thuốc hóa học trên cây
Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2012. ..................................................................41
Bảng 4.5:Hiệu quả của biện pháp bao quả trong việc phòng trừ sâu hại quả Ca cao
(tại Tp. Hồ Chí Minh, 4 - 5/ 2012) ............................................................................42

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Nhiệt độ tại Tp. Hồ Chí Minh qua các năm 2010, 2011, 2012 ..................8
Hình 2.2: Độ ẩm tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2010, 2011, 2012 .....................9
Hình 2.3: Lượng mưa tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2010, 2011, 2012 .............9
Hình 4.1: Tỷ lệ loài côn trùng theo bộ trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh, từ
tháng 3 tới tháng 6 năm 2012 ....................................................................................20
Hình 4.2 Ấu trùng ve sầu bướm nâu ........................................................................28
Hình 4.3 Ve sầu bướm nâu ......................................................................................26
Hình 4.4 Ve sầu bướm nâu ................................................................................... 26
Hình 4.5 Ve sầu bướm nâu (Ricanula sublimata Jacobi) .........................................26
Hình 4.6 Trứng rệp sáp giả cam ...............................................................................26
Hình 4.7 Rệp sáp giả cam (planoccocus citri Risso) ...............................................26
Hình 4.8 Ve sầu bướm xanh (Geiha distinctissima Walker)....................................29
Hình 4.9 Ve sầu bướm trắng (Lawana conspersa Walker) ......................................27
Hình 4.10 Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis Guen) .......................................29
Hình 4.11 Trưởng thành sâu đục quả .......................................................................27
Hình 4.14 Cánh cam (Anomata cupries Hope) ........................................................30
Hình 4.15 Mọt đục cành (Xyleborus morstatti Hazed) ............................................28
Hình 4.16 Cào cào cánh ngắn (Oxya diminuta Walker)..........................................30
Hình 4.17 Cào cào nâu ( Ptenocrita caliginosa Haan).............................................28
Hình 4.18 Sâu bao lá (Thyrisoptertx sp.)..................................................................30

Hình 4.19 Sâu bao cành dài (Clania lewinii Westood) .............................................28
Hình 4.20 Sâu bao cành lá (Eumetavariegata Snellen)............................................29
Hình 4.21 Nhộng của sâu đục quả ............................................................................29
Hình 4.22 Rệp muội nâu (Toxoptera aurantii Boyer) ..............................................31
Hình 4.23 Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) ..............................................29
Hình 4.24 Tổ kiến vàng .................................................................................................. 30

x


Hình 4.25 Kiến vàng rệp sáp giả cam trên quả ........................................................29
Hình 4.26 Cào cào úc (Atratomorpha lata) ..............................................................31
Hình 4.29 Bọ rùa 2 chấm đỏ (Cryptogonus orbiculus Gyllenhal) ...........................30
Hình 4.30 Bọ ngựa ( Hierodula patellifera Serville) ........................................................31
Hình 4.31 Lỗ dục của sâu đục quả ...........................................................................37
Hình 4.32 Sâu đục quả gây hại 2 trái gần kề nhau ...................................................36
Hình 4.33 Lá bị gây hại nặng ...................................................................................37
Hình 4.34 Quả bị ấu trùng ve sầu bướm nâu gây hại ...............................................36
Hình 4.35 Trái ca cao bị sâu và biến dạng ...............................................................36
Hình 4.36 Ngọn bị biến dạng ...................................................................................36
Hình 4.37 Trái ca cao bị sâu đục quả và bọ xít muỗi gây hại ..................................37
Hình 4.38 Vết đục của sâu đục quả ..........................................................................37
Hình 4.39 Gân lá bị khô do ve sầu bướm nâu ..........................................................37
Hình 4.40 cảnh Ve sầu bướm nâu trích hút ..............................................................37
Hình 4.41: Biến động tác hại của Helopeltis antonii Sign trên lá cành non và trái
cây ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 ..........................38
Hình 4.42 : Biến động tác hại của Helopeltis antonii Sign trên quả cây Ca cao tại
Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 .................................................39
Hình 4.43: Tỷ lệ cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh bị C.punctiferalis gây hại từ
tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 ..................................................................................40

Hình 4.44: Biến động Hiệu quả của kiến vàng trong việc phòng trừ bọ xít muỗi tại
TP.Hồ Chí Minh ........................................................................................................43

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay cây Ca cao Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ về diện
tích, sản lượng, chất lượng, từ đó Ca cao đã góp phần mang lại giá trị xuất khẩu lớn
cho ngành nông nghiệp và giữ được vị thế trên thương trường quốc tế. Đặc biệt, Ca
cao đã thể hiện vai trò là một trong những cây công nghiệp quan trọng, mang lại
hiệu quả kinh tế cao ở nông thôn, góp phần chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng và
tăng thu nhập cho nông dân. Là giống cây có nhiều ưu điểm: dễ trồng, chịu hạn tốt,
chi phí đầu tư thấp và có năng suất cao, do đó Ca cao được đánh giá là cây có tiềm
năng kinh tế và được chọn là một trong những loại cây trồng chủ lực trong thời gian
tới. Hơn thế nữa đây còn được xem là cây trồng sinh thái đóng vai trò bảo vệ đất, có
khả năng chống xói mòn ở những vùng đất dốc và giữ được nguồn nước ngầm. Vì
vậy, tại Việt Nam cây Ca cao được phát triển dưới dạng cây nông lâm nghiệp bền
vững. Ngoài ra, thị trường Ca cao trên thế giới luôn có sẵn nên đầu ra rất ổn định.
Như vậy có thể thấy rằng tiềm năng của cây Ca cao là rất lớn vì nó không chỉ mang
lại tác động tích cực về kinh tế mà còn về môi trường đa dạng sinh học. Vì thế, diện
tích trồng Ca cao hiện nay đang ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên cũng giống như các loại cây trồng khác có rất nhiều đối tượng
dịch hại trên cây Ca cao, như sâu ăn lá, bọ xít muỗi , rệp sáp, rệp vải xanh, bệnh
thối trái, thối cành, thối rễ, bệnh vi rút gây xoắn lá … Đối với nhóm sâu hại cần
quan tâm nhất là bọ xít muỗi, sâu đục trái. Bởi 2 đối tượng này gây ảnh hưởng đến
sự phát triển của chồi non, lá non, làm cho vườn cây bị xơ xác lá. Sau đó còn gây
hại cả hoa và trái non, làm cho chùm hoa không phát triển, trái phát triển không

bình thường, vỏ trái bị hư. Đồng thời cũng tồn tại rất nhiều khó khăn đặc biệt là

1


kiến thức của người dân trong việc trong việc trồng và chăm sóc cây Ca cao còn hạn
chế phòng trừ sâu bệnh chưa hiệu quả từ đó giảm năng suất, chưa khai thác hết tiềm
năng kinh tế và hạn chế tới tính bền vững trong sản xuất loại cây này.
Hơn nữa, việc nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây Ca cao, nghiên cứu
đặc điểm sinh học của sâu hại chính, làm cơ sở để phòng trừ sâu hại chính góp phần
nâng cao năng suất và chất lượng hạt là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu sâu
hại và các biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây Ca cao (Theobroma cacao L.)
tại thành phố Hồ Chí Minh”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm của cây Ca cao
Tên khoa học : Theobroma cacao L.
Bộ: Bông (Malvales)
Họ: Cẩm quỳ (Malvaceae)
Giống: Theobroma
Loài: Cacao
Tên Việt Nam: Ca cao (Trần Hợp, 2002).
2.1.1 Nguồn gốc phân bố và thành phần hóa học
2.1.1.1 Nguồn gốc phân bố
Ca cao có nguồn gốc từ Trung Mĩ và Mexico, được những người Aztec và

Maya bản xứ khám phá. Ở Việt Nam cây nhập trồng ở các tỉnh vùng núi Nam
Trung bộ như: Đăk Lăk, Lâm Đồng và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Đồng Nai, Bình
Phước… Là cây thường xanh tầng trung, cao 4 - 8 m, ưa bóng rợp, có khả năng chịu
bóng tốt nên thường được trồng xen dưới tán cây khác như trong các vườn dừa, cao
su, vườn rừng trồng... để tăng hiệu quả sử dụng đất. Ca cao cho hạt làm nguyên liệu
sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm cụ thể là các sản phẩm cao cấp như Sô
cô la, Ca cao... nên cho giá trị kinh tế rất cao.
2.1.1.2 Thành phần hóa học của hạt Ca cao
Ca cao giàu các chất phytochemical là các chất hoạt động sinh học có trong
thực vật (ví dụ như flavonoid và carotenoid) được cho là có lợi cho sức khỏe con
người. Trong hạt Ca cao chưa lên men, các sắc tố chiếm từ 11 - 13% của mô. Các tế
bào sắc tố chứa khoảng polyphenol 65 - 70% và anthocyanin 3%. Mỗi hạt Ca cao có
hai lá mầm và một phôi nhỏ, tất cả nằm trong một lớp vỏ bảo vệ. Lá mầm dự trữ

3


thức ăn cho quá trình sinh trưởng của cây và sẽ trở thành hai lá đầu tiên của cây khi
hạt nảy mầm. Thức ăn dự trữ bao gồm cả chất béo (Bơ trong quả Ca cao chiếm một
nửa khối lượng khô của hạt).
2.1.2. Đặc điểm hình thái và cách trồng
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ, cao 4 - 8 m (trong sản xuất, do trồng mật độ
dầy và chiều cao nên cây Ca cao đã được khống chế thông qua việc tỉa cành), phân
cành lớn, dài, cong queo, mập nhẵn, màu xanh đen. Rễ trụ dài khoảng 1 - 1,5 m, có
nhiều rễ ngang mọc ra, phân nhánh và có nhiều rễ con tập trung ở vùng phía dưới cổ
rễ 20 cm (khi cây đạt 3 năm tuổi). Lá non có màu sắc khác nhau tuỳ giống và phát
triển theo từng đợt và sau mỗi đợt. Lá đơn mọc cách, dài 20 - 30 cm màu xanh lục.
Gân phụ thưa, mảnh nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài 1 - 1,5 cm phình to hai đầu. Lá
kèm dài 1 cm, hoa đơn hay vài hoa ở trên thân, cành già. Hoa nhỏ dài 0,5 - 0,7 cm,

lá đài màu xanh nhạt, cánh hoa màu trắng có hai sọc đỏ, dầu có phần phụ hẹp, dài
mở rộng ở đỉnh. Nhị đực năm, nhị lép năm màu đỏ đậm. Quả có hình dạng, kích
thước và màu sắc khá đa dạng. Chưa chín có màu xanh, tím hoặc xanh phơn phớt
tím khi chín chuyển sang màu vàng, vàng cam hoặc đỏ cam. Thường thì quả thuôn,
dài 10 - 20 cm đầu nhọn, cuống quả mập, có múi thấp và nhiều u lồi dọc. Thịt quả
dày màu trắng. Mỗi quả chứa từ 30 - 50 hạt. Hạt lớn, được bao chung quanh bởi
lớp cơm nhầy. Hạt là do sự khép kín của 2 lá mầm, lá mầm có màu tím hoặc trắng,
trắng ngà và chuyển sang màu nâu sau khi lên men.
2.1.2.2. Kỹ thuật trồng Ca cao
Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp
với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm /
năm. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50 - 60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên
thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.
Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù
sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ
5,5 - 5,8, tầng canh tác dày 1 - 1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu

4


chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có
thể giúp cây Ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ.
Thời vụ trồng Ca cao: tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn cho phù
hợp, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Trên đất tốt mật độ trồng 3 x 3 m, trên
đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3 x 2,5 m. Trước khi trồng chuẩn bị hố có kích
thước 50 x 50 x 50 cm. Khi đào hố, lớp đất mặt và đất sâu để riêng. Tốt nhất nên
chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần. Đất trồng Ca cao cần chọn loại đất có tầng canh tác
dầy, có mực nước ngầm sâu và có thể thoát nước tốt, tránh nước đọng khi mưa.
Làm đất kỹ, đảm bảo đất tơi xốp. Sau khi đào hố theo mật độ cần thiết cần bón lót
phân chuồng hoai, vôi bột, phân lân (super lân, lân nung chảy), phân hữu cơ sinh

học HVP 401 H hoặc HVP 401 B, kết hợp xử lý mối bằng thuốc Confidor hay
Admire với nồng độ 0,1 - 0,2% phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi
trồng. Khi trồng Ca cao cần moi đất ở giữa hố, đặt bầu và dùng dao sắc rạch bầu,
tránh làm vỡ bầu. Ca cao là cây không chịu được nước đọng nên khi trồng phải đặt
mặt bầu ngang với mặt đất. Sau trồng 1 tháng cần phun thuốc trừ mối lần 2 bằng
thuốc Confidor hay Admire. Nên phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây Ca cao: Cây Ca cao là cây hút nhiều dinh
dưỡng, trong đó kali cao nhất. Ngoài dinh dưỡng đa lượng, Ca cao có nhu cầu khá
cao về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng
suất. Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây
trong vườn ươm. Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với Ca cao
mới thu bói.
2.2. Đặc điểm một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học sử dụng trong
thí nghiệm phòng trừ sâu hại chính
2.2.1. Mospilan 3EC
-

Đặc điểm: Là một loại thuốc trừ sâu mới, hoạt chất Acetamiprid, tác động

vào hệ thần kinh trung ương, diệt sâu rất hữu hiệu và nhanh chóng.
- Công dụng: Có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn rất mạnh bên trong cây
khi phun thuốc vào lá, rễ hoặc xử lý giống. Diệt được trưởng thành, sâu non và

5


trứng, hiệu lực của thuốc kéo dài, giảm số lần phun xịt đỡ tốn công lao động và hạn
chế ô nhiễm môi trường.
- Cách dùng: Pha 10 ml / bình 8 lít. Phun khi sâu vừa xuất hiện. Phun thuốc
vào sáng sớm khi cây ra lá non, chồi non mới nhú và đậu trái non.

2.2.2. Nurelle 2,5EC
- Đặc điểm: Chế phẩm Nurelle 2,5EC ở dạng nhũ dầu chứa 250 g
chloryrifos và 25 g cypermethrin trong 1 lít thành phần
- Công dụng: Phổ trừ sâu rộng, diệt nhiều loại sâu hại. Tác động theo cơ chế
tiếp xúc, vị độc và xông hơi. Là loại thuốc hỗn hợp diệt sâu nhanh, mạnh, hiệu lực
kéo dài. Đặc biệt hiệu quả cao đối với những loại sâu đã kháng thuốc. Thuốc bị hấp
thu mạnh trong đất nên không thấm sâu xuống đất, không rửa trôi nên tránh được ô
nhiễm môi trường.
- Cách dùng: Phun 20 ml / bình 8 lít, phun khi sâu vừa xuất hiện. phun vào
buổi sáng sớm.
2.2.3. Fastac 5EC
- Tên chung: α cypermethrin (alphamethrin)
- Đặc điểm: Fastac 5 EC là thuốc trừ sâu nhóm pyrethroid, chế phẩm ở dạng
nhũ dầu. Fastac 5 EC có tác động tiếp xúc và vị độc. Thuốc ít độc đối với cá, tương
đối độc đối với ong.
- Thời gian cách ly : 7 ngày.
- Công dụng :Fastac 5 EC có phổ tác dụng rộng, được dùng để trừ các loại
sâu ăn lá và chích hút gây hại trên lúa như sâu đục thân, rầy xanh, rầy nâu, ruồi đục
lá, bọ xít hôi... trên rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp như sâu tơ, sâu xanh,
sâu khoang, sâu xám, dòi đục lá, đục quả, rệp, rầy mềm...
- Chú ý: Phun khi sâu non mới xuất hiện.
- Có thể pha chung với các thuốc BVTT khác, trừ thuốc có tính kiềm cao.
- Hướng dẫn sử dụng: Pha 6 - 8 ml / bình 8 lít

6


2.2.4. Hospan 75ND
- Hoạt chất: Fenobucarb và Phenthoate
- Tên hóa học: Fenobucarb xem Hoppecin 50 ND. Phenthoate xem Elsan 50

EC
- Thành phần hoạt chất : chế phẩm Hopsan 75 ND ở dạng nhũ dầu chứa
Fenobucarb 30% và Phenthoate 45%
- Tính chất: thuốc không bền vững trong môi trường kiềm và acid đậm đặc,
màu sắc của thuốc thay đổi tùy theo dung môi và chất phụ gia.
- Độc tính: Nhóm độc II. LD50 qua miệng 323 mg / kg.
- Thời gian cách ly : 7 ngày
- Công dụng: Hopsan 75 ND có tác dụng tiếp xúc, vị độc và thấm sâu, tác
động rộng. Hopsan 75 ND trừ được nhiều loài sâu chích hút và miệng nhai trên
nhiều loại cây trồng.
- Chú ý : Chỉ phun khi sâu non xuất hiện
- Có thể pha chung với các thuốc BVTT khác, trừ loại có tính kiềm cao.
- Cách dùng: pha 25 - 30 ml / bình 8 lít
2.2.5. Sumi Alpha 5EC
- Thành phần: hoạt chất esfenvalerate
- Tác động theo cơ chế tiếp xúc, vị độc và xông hơi
- Tính hạ độc nhanh, thuốc có tính xua đuổi cao, ổn định trong môi trường,
thuốc không ngộ độc cho rau màu Hiệu quả đối với sâu phao, sâu cuốn lá, bọ xít
- Cách dùng: Phun 20 - 30 ml / bình 16 lít, phun 2 bình cho 1000 m2. Phun
khi sâu non vừa xuất hiện, khi bướm rộ từ 3 - 5 ngày
2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Tp. Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10o10’ - 10o38’ vĩ độ bắc
và 106o22’ - 106o54 ’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa
-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (Trần Hợp, 2003).

7



2.3.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Lượng bức xạ dồi dào,
trung bình khoảng 140 Kcal / cm 2 / năm, nắng trung bình 6,8 giờ / ngày, Tp. Hồ
Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa
được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Trung bình, Tp. Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng. (Trần Hợp, 2003).
Nhiệt độ trung bình ở Tp. Hồ Chí Minh khoảng 28,06oC (thay đổi trong khoảng
25,9 - 29,5oC), cao vào các tháng 3, 4, 5, 6. Thấp vào các tháng 12, 1, 2 (Hình 2.1)

(Nguồn: Tạp chí khí tượng thủy văn)
Hình 2.1: Nhiệt độ tại Tp. Hồ Chí Minh qua các năm 2010, 2011, 2012

Độ ẩm trung bình ở Tp. Hồ Chí Minh khoảng 75,5% (thay đổi trong khoảng
66 - 88%), độ ẩm cao vào các tháng 5, 7, 8. Thấp vào các tháng 1, 2, 3 (Hình 2.2).

8


(Nguồn: Tạp chí khí tượng thủy văn)
Hình 2.2: Độ ẩm tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2010, 2011, 2012
Lượng mưa trung bình ở Tp. Hồ Chí Minh khoảng 168 mm (thay đổi trong
khoảng 0 – 400 mm), lượng mưa tập chung từ tháng 5 - 11, lượng mưa thấp vào các
tháng 12 – 4 (Hình 2.3)

(Nguồn: Tạp chí khí tượng thủy văn)
Hình 2.3: Lượng mưa tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2010, 2011, 2012

9



Với lượng mưa phân bố không đều, ít hay không có trong mùa khô và nhiều
trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy, sự phân bố mặn của các
sông trong thành phố.
Tp. Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa
chủ yếu: từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đây là hướng
gió thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4; từ Ấn Độ Dương thổi
về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đây là hướng gió thịnh thành trong khoảng
thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Ngoài ra, còn có hướng gió từ phương Bắc thổi
về, đây là hướng gió thịnh hành trong tháng 11, tháng 12 và tháng 1 (Trần Hợp,
2003).
2.3.3. Địa hình
Địa hình Tp. Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một ít dạng đồi gò
ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Có thể phân
chia địa hình Tp. Hồ Chí Minh thành bốn dạng chính:
+ Dạng đất gò cao lượn sóng, độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m phân bố phần
lớn ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh.
+ Dạng đất bằng thấp, độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước
tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm
dọc theo sông Sài Gòn và Nam Bình Chánh.
+ Dạng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m,
phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo
dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng
Sáu Xã của Thủ Đứùc và bắc Cần Giờ.
+ Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển, độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1
m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thủy triều hàng ngày (Trần Hợp,
2003).

2.3.4. Đặc trưng thổ nhưỡng

10



Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn Thành phố có nhiều hạn chế về diện
tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia ra thành
các nhóm đất chính sau đây:
+ Nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều, chiếm 27,5% trên tổng số diện
tích, phân bố ở các vùng thấp trũng, tiêu thoát nước kém.
+ Nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn chiếm 12,6%, phân bố chủ
yếu ở vùng giữa của Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn.
+ Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ, chiếm khoảng 19,3%, phân bố chủ
yếu trên vùng đất cao, đồi gò.
+ Nhóm đất mặn chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc
trồng rừng, đặc biệt là cây đước.
Ngoài ra còn các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên
vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức như: nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2%
và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.
Đất đai Tp. Hồ Chí Minh thuộc loại trung bình và xấu so với Đồng bằng
sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ (Trần Hợp, 2003).

11


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần sâu hại trên cây Ca cao, biến động tác hại của những
loài sâu hại chính. Trên cơ sở đó tiến hành khảo nghiệm biện pháp phòng trừ các
loài sâu hại chính nhằm giúp cho cây Ca cao sinh trưởng và phát triển tốt cho năng
suất cao, từng bước mở rộng đa dạng hóa cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế.

3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại trên cây Ca cao Theobroma cacao L.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học của sâu hại chính.
- Nghiên cứu diễn biến tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại của sâu hại chính.
- Khảo nghiệm hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính bằng
biện pháp thủ công, chế phẩm sinh học và thuốc hóa học.
3.3 Thời gian và địa điểm, phương tiện và phương pháp ngiên cứu
3.3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
Đề tài đã được tiến hành nghiên cứu từ đầu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012.
Tiến hành nghiên cứu cây Ca cao trên 2 vườn ươm tại Trường ĐH Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh .
3.3.2 Phương tiện nghiên cứu
Cây Ca cao được trồng ở 2 vườn ươm trường ĐH Nông Lâm quận Thủ Đức,
Tp. Hồ Chí Minh.
Vật liệu bắt mẫu côn trùng ngoài thực địa: vợt, kéo cắt cành, kẹp, dao, bao
nylon, dây thun, hộp nhựa đựng,…
Vật liệu nuôi côn trùng trong phòng thí nghiệm: đĩa Petri, hộp nhựa, bông
thấm nước, thân, lá, trái cây Ca cao,..

12


Vật liệu bảo quản và đo mẫu: kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, lọ ngâm
mẫu, dung dịch ngâm mẫu, kim giải phẫu, lame, lamella,…
Máy chụp hình.
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại tiến hành theo phương pháp của viện bảo
vệ thực vật (1997)
Điều tra thành phần: để thực hiện các yêu cầu của điều tra thành phần loài
sâu hại trên cây Ca cao chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 2 vườn ươm có diện tích

3 ha (khoảng 3000 cây Ca cao 6 - 7 tuổi), tại mỗi điểm điều tra tiến hành điều tra
300 cây được trồng trong vườn ươm trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Trên
cây điều tra quan sát cả 4 hướng để phát hiện các loại côn trùng, theo dõi các hoạt
động sống của chúng (ăn mồi, đẻ trứng,…) sau đó mới thu bắt chúng. Ghi nhận các
triệu chứng (bộ phận) bị hại. Việc thu bắt có thể bằng vợt (những đối tượng biết
bay), hoặc bằng tay (những đối tượng không biết bay). Thu tất cả các loại sâu hại
đem về phòng theo dõi tiếp. Nếu mẫu vật thu được là các pha trước trưởng thành thì
nuôi chúng đến khi hóa trưởng thành thì làm mẫu để xác định tên khoa học. Mẫu
vật được làm và bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng.
Mỗi lần điều tra ngẫu nhiên từ 15 - 20 cây / lần
Chỉ tiêu theo dõi:
- Thành phần sâu hại trên lá, hoa, quả, cành và thân
- Mức độ xuất hiện của các loài sâu hại
Mức độ xuất hiện được đánh giá như sau:
- : Xuất hiện rất ít, tần suất bắt gặp < 5 %
+ : Xuất hiện ít, tần suất bắt gặp 5 - 10 %
++ : Xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 11 - 35 %
+++: Xuất hiện nhiều, tần suất bắt gặp 36 - 50 %
++++: Xuất hiện rất nhiều, tần suất bắt gặp > 50 %
Tần suất bắt gặp được tính theo công thức

13


×