Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÁI CHẾ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ BỀN CỦA GIẤY CARTON TẠI NHÀ MÁY GIẤY XUÂN ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 71 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÁI
CHẾ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ BỀN CỦA GIẤY CARTON TẠI
NHÀ MÁY GIẤY XUÂN ĐỨC

Ngành: Công Nghệ Giấy Và Bột Giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS.PHAN TRUNG DIỄN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
i


 

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập và nghiên cứu tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp với nội dung:“ Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn nguyên liệu giấy tái chế ảnh
hưởng tới độ bền cơ lý của giấy carton tại nhà máy giấy Xuân Đức”.
Để hoàn thành được khóa luận này, ngoài nỗ lực của bản thân tôi nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, thầy cô, gia đình và bạn
bè…
Tôi xin chân thành cảm ơn :


-

Gia đình và những người thân yêu đã ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh
thần giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

-

TS. Phan Trung Diễn, giáo viên hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận.

-

Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.

-

Ban giám đốc và toàn thể các anh chị công nhân viên trong công ty
cổ phần giấy Xuân Đức đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
thời gian thực tập tại công ty.

-

Kỹ sư Trần Thị Kim Chi và các anh chị phòng thí nghiệm bộ môn
Công nghệ giấy và bột giấy Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm.

-

Tất cả các thành viên tập thể lớp DH08GB đã giúp đỡ, góp ý chân

thành giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.

TPHCM, tháng 06/2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Ngân

ii


 

SUMMARY
Project: "mixing ratio study recycled materials affects mechanical
strength of the carton at the Xuan Duc paper mill " is made in Xuan Duc paper
mill and laboratorieslabs pulp and paper of Agriculture Forestry University Ho
Chi Minh City from 03/2012 to 05/2012.
Thesis going into the mixing rate survey material fact at the same time
the company carried out experiments to find the mixing ratio of recycled paper
materials appropriate to increase the mechanical strength of the carton based
on two basic properties are: burst and compressibility. Materials used are OCC
foreign, OCC internal and Mixpaper taken from Xuan Duc paper mill,
experiments were done by changing the mixing ratio used different materials
to find the appropriate blending ratio of carton production.
Achievements of the project:
-

Mix material OCC internal and Mixpaper, proper mixing ratio is 70% of

OCC internal / 30% Mixpaper corresponding burst is 3.18 kgf/cm2 and
compressibility is 12.52 kgf.

-

Mix material OCC foreign and OCC internal, proper mixing ratio is 50%

of OCC foreign / 50% OCC internal corresponding burst is 3.16 kgf/cm2 and
compressibility is 12.35 kgf.
-

Mix material OCC foreign and Mixpaper, proper mixing ratio is 60% of

OCC foreign / 40% Mixpaper corresponding burst is 3.06 kgf/cm2 and
compressibility is 12.63 kgf
-

Mix material OCC foreign OCC internal and Mixpaper, proper mixing

ratio is 50% of OCC foreign / 30% OCC internal /20% Mixpaper corresponding
burst is 3.02 kgf/cm2 and compressibility is 12.08 kgf.
Mechanical durability of cardboard increased with increasing mixing ratio of
material OCC foreign.

iii


 

MỤC LỤC
TRANG TỰA......…………………………………………………………………………………i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii

TÓM TẮT .............................................................. Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾTTẮT……………………………………………….......vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH………………………………………………………………vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG……………………………………………………………. ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................1
1.2 Mục đích đề tài .........................................................................................2
1.3 Yêu cầu thực hiện ....................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ..........................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ....................................................................................3
2.1 Tổng quan về ngành giấy .........................................................................3
2.1.1
Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm
gần đây và những kế hoạch trong những năm tới ............................................3
2.1.2

Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp giấy tái chế...................6

2.2 Tổng quan về công ty ...............................................................................7
2.2.1

Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................7

2.2.2

Cơ cấu tổ chức ...................................................................................9

2.2.3


Sản phẩm và hệ thống phân phối .....................................................10

2.3 Khảo sát quy trình sản xuất giấy carton của công ty ..............................11
2.3.1

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy .....................................11

2.3.2

Thuyết minh dây chuyền...................................................................12

2.3.3

Các thiết bị chính trong dây chuyền..................................................13

2.4 Khái quát về giấy carton .........................................................................19
2.4.1

Khái niệm về giấy carton ..................................................................19

2.4.2

Phân loại giấy carton ........................................................................19

2.4.3

Độ bền cơ lý của giấy .......................................................................19

2.4.4


Ưu, nhược điểm khi sản xuất giấy carton từ giấy tái chế..................21
iv


 

2.5 Nguyên liệu sản xuất giấy carton ............................................................23
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................26
3.1 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................26
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................26
3.2.1

Phần khảo sát...................................................................................26

3.2.2

Phần thí nghiệm ...............................................................................27

3.3 Xử lý số liệu ............................................................................................34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................35
4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ phối trộn nguyên liệu tại công ty giấy Xuân Đức .35
4.2 Kết quả tiến hành thí nghiệm ..................................................................36
4.2.1
Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn nguyên liệu tới độ bền cơ lý của
giấy carton ......................................................................................................36
4.2.2
So sánh độ bền cơ lý của giấy carton tương ứng với từng phương
pháp phối trộn nguyên liệu ..............................................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................49
5.1 Kết luận ..................................................................................................49

5.2 Kiến nghị ................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
PHỤ LỤC ..........................................................................................................52

v


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

BBC

Board Box Cuting

KTĐ

Khô Tuyệt Đối

NXB

Nhà Xuất Bản

OCC

Old Corrugated Container


OMG

Old Magazine

ONP

Old Newspaper

QC

Quality Control

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến Sĩ

vi


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty CP giấy Xuân Đức .....................9
Hình 2.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất giấy tại công ty CP giấy Xuân Đức ..... 11
Hình 2.3:Cấu tạo hồ quậy thủy lực................................................................. 14
Hình 2.4: Sàng rung. ...................................................................................... 16

Hình 2.5: Nguyên liệu carton loại 1 ................................................................ 24
Hình 2.6: Nguyên liệu carton loại 2 ................................................................ 25
Hình 2.7: Nguyên liệu carton loại 3 ................................................................ 25
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh độ chịu bục ứng với tỷ lệ phối trộn OCC nội/Mix .. 37
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với tỷ lệ phối trộn OCC nội/Mix . 38
Hình4.3: Biểu đồ so sánh độ chịu bục ứng với tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/OCC
nội................................................................................................................... 39
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với tỷ lệ phối trộn OCC
ngoại/OCC nội. ............................................................................................... 40
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh độ chịu bục ứng với tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/Mix
....................................................................................................................... 41
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/Mix
....................................................................................................................... 42
Hình 4.7:Biểu đồ so sánh độ chịu bục ứng với tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/OCC
nội/Mix ............................................................................................................ 43
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với tỷ lệ phối trộn OCC
ngoại/OCC nội/Mix ......................................................................................... 44
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh độ chịu bục ứng với tỷ lệ phối trộn 2 nguyên liệu
OCC nội/Mix và OCC ngoại/Mix ..................................................................... 45
Hình 4.10: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với tỷ lệ phối trộn 2 nguyên liệu
OCC nội /Mix và OCC ngoại/Mix .................................................................... 46
Hình 4.11: Biểu đồ so sánh độ chịu bục ứng với tỷ lệ phối trộn 2 nguyên liệu
OCC ngoại/Mix và OCC ngoại/OCC nội ......................................................... 47
vii 


 

Hình 4.12: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với tỷ lệ phối trộn 2 nguyên liệu
OCC ngoại/Mix và OCC ngoại/OCC nội ........... Error! Bookmark not defined.


 

 

viii 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Dự báo ngành giấy đến năm 2020 ..................................................5
Bảng 3.1:Tỷ lệ phối trộn OCC nội/Mix ............................................................ 29
Bảng 3.2:Tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/OCC nội ................................................ 29
Bảng 3.3:Tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/Mix ........................................................ 30
Bảng 3.4: Tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/OCC nội/Mix ........................................ 30
Bảng 4.1: Kết quả phối trộn nguyên liệu tại công ty ....................................... 35
Bảng 4.2: Kết quả tỷ lệ phối trộn OCC nội/Mix ............................................... 37
Bảng 4.3: Kết quả tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/OCC nội................................... 39
Bảng 4.4: Kết quả tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/Mix ........................................... 41
Bảng4.5: Kết quả tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/OCC nội/Mix ............................. 43
Bảng4.6: Kết quả so sánh tỷ lệ phối trộn OCC nội/Mix và OCC ngoại/Mix .... 45
Bảng 4.7: Kết quả so sánh tỷ lệ phối trộn OCC ngoại/Mix và OCC ngoại/OCC
nội..................................................................... Error! Bookmark not defined.

ix 


 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Giấy là một trong những sản phẩm cần thiết trong mọi sản xuất ,kinh doanh hay

trong ngành giáo dục của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì
các mặt hàng giấy ngày càng đa dạng và phong phú như: giấy in, giấy viết, giấy carton,
giấy tissue, giấy vàng mã, giấy bao gói… Mỗi loại giấy đáp ứng được từng nhu cầu và
mục đích sử dụng khác nhau của con người trong công nghiệp, lưu trữ thông tin, in ấn và
đời sống hàng ngày.
Đất nước ta ngày càng phát triển thì nhu cầu về giấy công nghiệp ngày càng tăng.
Tuy nhiên theo Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam thì sản phẩm giấy trong nước nói
chung và giấy carton nói riêng vẫn không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó
thì lượng nguyên liệu rừng trồng không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất giấy cho xã hội.
Vì vậy việc áp dụng công nghệ sử dụng giấy thu hồi để tái sản xuất giấy là một phát minh
mang tính thời đại đối với ngành giấy. Việc sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế đem lại
nhiều lợi ích như : góp phần giảm lượng gỗ khai thác, giảm lượng nước cần dùng và năng
lượng, giảm các chất thải gây ô nhiễm. Mỗi tấn giấy được tái chế tương đương giảm đi
một tấn giấy phải chôn lấp hoặc đốt để hủy bỏ. Trong khi đó giấy có thể tái chế từ 4 đến
6 lần trước khi xơ sợi ngắn để có thể làm thành tờ giấy. Đây cũng chính là một trong
những giải pháp hữu hiệu cho ngành công nghiệp giấy nước ta hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Trung Diễn
cùng với sự đồng ý của ban giám đốc công ty giấy Xuân Đức tôi quyết định thực hiện đề
tài:“Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn nguyên liệu giấy tái chế ảnh hưởng tới độ bền cơ lý
của giấy carton tại nhà máy giấy Xuân Đức”.

 



 

1.2

Mục đích đề tài
Đề tài nghiên cứu tỷ lệ phối trộn nguyên liệu giấy tái chế ảnh hưởng tới độ bền cơ

lý của giấy carton nhằm tìm ra tỷ lệ phối trộn thích hợp đáp ứng được yêu cầu chất lượng
sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.3

Yêu cầu thực hiện
Quá trình nghiên cứu tập trung vào những mục tiêu sau:
 Khảo sát quy trình sản xuất giấy carton tại công ty.
 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất xơ sợi của nguyên liệu giấy chế.
 Thực hiện các thí nghiệm làm mẫu giấy hansheet tại phòng thí nghiệm “ Nghiên
cứu và chế biến lâm sản giấy và bột giấy Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh” để đo độ chịu bục và độ nén vòng của giấy thành phẩm.

1.4

Giới hạn đề tài
Do thời gian và kiến thức thực hiện đề tài có giới hạn nên tôi chỉ tập trung tiến

hành thực hiện các thí nghiệm làm mẫu hansheet và đo chỉ tiêu độ bền cơ lý của giấy tại
phòng thí nghiệm “Nghiên cứu và chế biến lâm sản giấy và bột giấy Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh”.



 


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Tổng quan về ngành giấy

2.1.1 Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây và
những kế hoạch trong những năm tới
Hiện nay ngành công nghiệp giấy đang phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thế giới
mà ngay cả với các công ty, doanh nghiệp trong nước cũng có sự cạnh tranh khốc liệt.
Một mặt để giành thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ mặt hàng, mặt khác gây
tầm ảnh hưởng lên nền phát triển công nghiệp giấy của nước nhà.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình sản xuất của ngành giấy Việt Nam vẫn
tương đối ổn định, sản lượng giấy, bìa các loại ước đạt 925,7 nghìn tấn, tăng 11,2% so
với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nâng cao hiệu
quả dây chuyền sản xuất nên chất lượng giấy thành phẩm bước đầu đã đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước trên con
đường chinh phục thị trường nội địa trước làn sóng giấy ngoại nhập vốn đã chiếm ưu thế
trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam vẫn còn đang gặp rất nhiều khó
khăn. Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp trong nước với công nghệ lạc hậu nên chất lượng
chưa cao và giá thành khó cạnh tranh (giá giấy sản xuất trong nước thường cao hơn giá
giấy nhập khẩu khoảng 10%, hoặc nếu mức giá tương đương thì giấy nhập khẩu luôn có
chất lượng cao hơn). Do đó, lượng hàng hoá nhập khẩu vào trong nước luôn chiếm số
lượng lớn đồng thời khiến các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế về thị trường tiêu thụ

cũng như khả năng có thể vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu giấy trên thế giới. Để
làm được điều đó, các doanh nghiệp sản xuất giấy phải tập trung gia tăng đầu tư để mở

 


 

rộng quy mô sản xuất, từ đó nâng cao được chất lượng đồng thời hạ chi phí để giảm giá
thành sản phẩm. Ngoài sự cố gắng của bản thân các công ty, doanh nghiệp, ngành giấy
cũng cần có sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành… Theo lộ trình cam kết với WTO, thuế
nhập khẩu các loại giấy từ năm 2012 sẽ giảm còn 20%. Nhu cầu tiêu dùng giấy của cả
nước năm 2012 ước khoảng 2,9 triệu tấn giấy các loại. Trong đó, giấy in, giấy viết ước
khoảng 585 nghìn tấn; giấy in báo là 70.000 tấn; giấy bao bì công nghiệp là 1,79 triệu
tấn; giấy tissue 83,1 nghìn tấn…
Song năm 2012 Việt Nam tiếp tục không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước, dự kiến sẽ phải nhập khẩu 1,23 triệu tấn giấy các loại.
Đối với bột giấy nhu cầu tiêu dùng ước khoảng 575 nghìn tấn, sản xuất trong nước
đạt 480 nghìn tấn, nên vẫn phải nhập khẩu 95 nghìn tấn.
Đứng trước những khó khăn trên, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đưa ra kế hoạch
đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011-2015. Để thực hiện được kế hoạch đã để ra, Tổng
công ty Giấy Việt Nam đưa ra một số giải pháp chính sau :


Thứ nhất: Giải pháp về thị trường bao gồm: Tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ

trong nước; đổi mới quy chế, thể thức bán hàng, giá bán phù hợp thị trường trong từng
thời kỳ, xây dựng chính sách ưu tiên với các nhà tiêu thụ lớn, truyền thống, quan tâm đến
việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Giấy Việt
Nam “chất lượng - thân thiện môi trường”. Phân tích và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị

trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư
trong những năm tiếp theo.


Thứ hai: Giải pháp về đầu tư sẽ tập trung nguồn lực hoàn thành và đưa các dự án

đầu tư nhóm A vào sản xuất đúng tiến độ và thực hiện các dự án nhóm B, C khác. Phối
hợp với các địa phương quy hoạch và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy. Tổ chức
triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư vùng nguyên liệu giấy. Xây dựng các dự án đầu tư
sản xuất giấy bao bì cao cấp, giấy bao bì thay thế túi Nilon để kêu gọi các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành Giấy có đủ
điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi
trường và lao động có khả năng đào tạo.

 


 



Thứ ba: Giải pháp về khoa học công nghệ sẽ đẩy mạnh đầu tư nâng cấp thiết bị,

nâng cao chất lượng các mặt hàng đang giữ thị phần cao như giấy in, giấy viết… Đa dạng
hóa sản phẩm, mẫu mã, thiết bị đồ dùng học sinh, văn phòng phẩm để phù hợp nhu cầu
thị hiếu của khách hàng. Ưu tiên sử dụng “Công nghệ sạch” trong sản xuất giấy và bột
giấy, giải quyết tốt các tồn tại về ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ra môi trường.


Thứ tư: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa các vị trí


chức danh công tác, thực hiện chương trình đào tạo nâng cao và đào tạo bổ sung cho cán
bộ hiện có và cán bộ cho các dự án mới.


Thứ năm: Giải pháp đổi mới doanh nghiệp. Việc cổ phần hóa các đơn vị thành

viên, tiến tới cổ phần hóa Tổng công ty được coi là giải pháp quan trọng. Tiếp tục sắp
xếp lại các doanh nghiệp theo mô hình Công ty cổ phần. Xây dựng và hoàn thiện quy chế
hoạt động của các Công ty khi chuyển sang cổ phần hóa.


Thứ sáu: Giải pháp về tài chính. Theo kế hoạch, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển

của Tổng công ty giai đoạn từ 2011 - 2015 cần khoảng 6.500 tỷ VNĐ. Nguồn vốn này sẽ
được huy động từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức
hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Bảng dự báo ngành giấy đến năm 2020:
SẢN XUẤT
NHẬP
KHẨU
XUẤT
KHẨU
TIÊU DÙNG
Dân số
Bình
quân
đầu người

2005


2010

2015

2020

860.000

1.019.000

1.765.500 3.637.830

651.000

1.302.000

1.906.000 2.477.800

135.000
1.376.000

155.000
2.166.000

205.000
308.900
3.466.500 5.808.730

83


93

103

115

17

23

34

50

Năng lực sản xuất bột giấy trong những năm tới đây vẫn chưa có chuyển biến lớn.
Năm 2010, năng lực sản xuất bột giấy đạt 600.00 tấn, năm 2015 đạt 1 triệu tấn và năm
2020 đạt 1,8 triệu tấn, chủ yếu vẫn là bột hóa từ nguyên liệu tre, nứa, gỗ (chiếm 60 – 70%
tổng sản lượng bột sản xuất ra). Theo khuyến cáo của các chuyên gia ngành giấy, để hoạt

 


 

động có hiệu quả, tới đây các nhà máy bột giấy nên có công suất từ 100.000 – 150.000
tấn/năm trở lên và các nhà máy giấy nên có công suất từ 200.000 – 250.000 tấn/năm trở
lên.
2.1.2 Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp giấy tái chế
Theo tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, cho

biết, nhu cầu giấy trong nước mỗi năm hiện cần tới hơn 1,8 triệu tấn. Tuy nhiên sản xuất
trong nước mới chỉ cung cấp được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy nhập khẩu. Trong tổng số
giấy sản xuất trong nước, có tới 70 % là nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế, nhưng hiện
chỉ có 25 % giấy đã qua sử dụng được thu hồi. Hơn nữa, lượng giấy đã qua sử dụng này
cũng chỉ đáp ứng được 50 % tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp giấy trong
nước cần. Như vậy, hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc
đó Việt Nam phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế
khổng lồ từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vì vậy, cần có thêm nhiều nỗ
lực từ các doanh nghiệp, nhà nước và các cơ quan có liên quan để có thể xậy dựng và
phát triển ngành công nghiệp tái chế bao bì giấy Việt Nam.
Hiện nay, tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu
vực, chỉ đạt 25 % so với Thái Lan là 65 % (Theo báo cáo của Hiệp Hội giấy của các nước
trong khu vực, năm 2007 hiệu suất thu hồi giấy tại Trung Quốc là 31 %; Nhật Bản 61,4 %;
Đài Loan 88 %; Hàn Quốc 67 %...). Nguồn giấy đã qua sử dụng chủ yếu được thu gom
riêng lẻ chứ chưa có công ty chuyên doanh giấy thu hồi. Tỉ lệ giấy đã sử dụng thu hồi
được so với tổng lượng giấy tiêu dùng ít thay đổi, chỉ ở mức 24-25% và tỉ lệ giấy thu hồi
trong nước so với giấy thu hồi nhập khẩu hầu như không thay đổi từ 48 % (1999) lên 50
% (2007).
Sự tăng trưởng nhu cầu sử dụng giấy tái chế dự kiến được tạo ra từ các vùng phát
triển. Trung Quốc sẽ là nước tạo ra sự tăng trưởng chủ yếu về nhu cầu giấy tái chế trong
vòng năm năm tới và trong thời gian đó chính quyền và các nhà sản xuất nỗ lực thúc đẩy
việc tái chế giấy trong nước, tuy nhiên điều này vẫn không đáp ứng được nhu cầu được
dự báo ngày càng tăng cao, giấy tái chế được sử dụng đóng gói hàng hóa mà sau đó sẽ
được xuất ra khỏi Trung Quốc. Ngành giấy tái chế trên thương trường quốc tế sẽ tiếp tục

 


 


bùng nổ và các nhà sản xuất giấy Châu Á sẽ tìm các nguồn cung cấp mới trên toàn thế
giới khi tỷ giá phục hồi và đang được thử thách trong thế giới phát triển.
Báo cáo cũng cho thấy nhu cầu nhập khẩu giấy tái chế đang tăng lên tại Ấn độ và
một điểm mới trong báo cáo nghiên cứu là nhu cầu bột giấy và giấy tái chế hiện được
mua bán trên 100 quốc gia, dự kiến việc sử dụng giấy tái chế trên thế giới sẽ tăng 50 triệu
tấn vào năm 2014.
2.2

Tổng quan về công ty

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
-

Trước năm 1977, công ty cổ phần giấy Xuân Đức là một xưởng tư nhân với tên

gọi là “ Công ty Giấy Nam Phát” (COGINAFA), được hình thành năm 1962 do ông
Huỳnh Quốc Cường làm chủ.
-

Theo chủ trương của nhà nước, Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM tiếp quản công ty

giấy Nam Phát và đổi tên là “XÍ NGHIỆP CÔNG TY HỢP DOANH GIẤY SỐ 3”, theo
quyết định số 1770/QĐ – UB ngày 21/07/1978, trực thuộc xí nghiệp Giấy số 1 với nhiệm
vụ sản xuất giấy bao bì, tập học sinh…
-

Từ năm 1982 đến năm 1986 đổi tên là “XƯỞNG CÔNG TY HỢP DOANH GIẤY

XUÂN ĐỨC” trực thuộc sở công nghiệp TP. HCM theo quyết định số 49/CN5 ngày
20/03/1991.

-

Tháng 3 năm 1993, sau khi hoàn vốn cho các công ty cổ đông, xí nghiệp đăng ký

thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo nghị định 388 và đổi tên là “ XÍ NGHIỆP GIẤY
XUÂN ĐỨC”. Trong thời gian này, Xí Nghiệp trang bị thêm một hệ thống máy xeo 2 sản
xuất giấy carton định lượng cao ( từ 175 g/m2 đến 210 g/m2 ) và lắp ráp thiết bị sản xuất
mặt hàng giấy cao cấp Duplex phục vụ ngành bao bì cả nước. Từ những công trình cải
tiến này Xí Nghiệp đã đứng vững trên thị trường nhờ tăng sản lượng và cải tiến chất
lượng sản phẩm. Sản lượng năm 1993 tăng 67,91 % so với năm 1992.
-

Đến tháng 5/1995 theo quyết định số 3207/QĐ-UB, ngày 28/04/1995 Xí Nghiệp

Giấy Tiến Đức sát nhập vào Xí Nghiệp Giấy Xuân Đức và Công ty Giấy Xuân Đức được
thành lập từ đây.

 


 

-

Tháng 12/2000 Công ty Giấy Xuân Đức bố cáo chuyển thể thành “CÔNG TY CỔ

PHẦN GIẤY XUÂN ĐỨC” nguyên là công ty đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Sở
Công Nghiệp TP.HCM, chuyển hình thức sở hữu Quốc Doanh sang Cổ Phần, có 20%
vốn nhà nước được giữ lại. Do nhận thấy rằng công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả
và có triển vọng rõ ràng nên năm 2000 UBND TP. HCM chọn Công Ty Cổ Phần Giấy

Xuân Đức là đơn vị đầu tiên của ngành giấy TP thực hiện cổ phần hóa. Toàn bộ cán bộ,
công nhân viên trong công ty đều tham gia mua cổ phần. Ngoài vốn nhà nước giữ lại 20
% còn có cán bộ công nhân viên chiếm 51% và vốn của các tập thể cá nhân bên ngoài
chiếm 29 %.
-

Tháng 4/2001, Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền gia công hàng hộp carton 5

lớp. Dây chuyền này nhập từ Đài Loan có vốn đầu tư 2.5 tỷ.


 


 

2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty CP Giấy Xuân Đức
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng sản xuất
kinh doanh

 

Bộ
 
 
phận
 
tổ
 
chức
 
hành
 
chánh
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bộ
phận
kế
toán
thống 
kê 

Phòng kỹ thuật

công nghệ

Quản đốc

Bộ
phận
kế toán
vật tư

Trưởng ca sản
xuất
Tổ trưởng

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty CP giấy Xuân Đức

 


 

Như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, công ty CP Giấy Xuân Đức tổ chức bộ
máy quản lý theo loại hình trực tuyến – chức năng, tạo cho công việc quản lý điều hành
được gọn lẹ, kiểm tra giám sát các hoạt động được liên tục và chặt chẽ. Đứng đầu là Ban
Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty. Tất cả các
phòng ban đều phải báo cáo mọi hoạt động của mình lên ban giám đốc và nhận sự chỉ
đạo hướng dẫn từ Ban Giám Đốc.
Công ty sản xuất chủ yếu trên dây chuyền máy móc, quy mô hoạt động vừa và nhỏ
nên lực lượng lao động khoảng 200 người.
2.2.3 Sản phẩm và hệ thống phân phối
Công ty sản xuất giấy theo đơn đặt hàng nên sản phẩm đa dạng và phong phú, bao

gồm nhiều kích cỡ khác nhau đáp ứng được nhu cầu thị trường về mẫu mã, màu sắc, chất
lượng sản phẩm.
Các mặt hàng chủ yếu công ty sản xuất là giấy carton, giấy Duplex, giấy hai da,
giấy bao gói, giấy in…

10 
 


 

2.3
Khảo sát quy trình sản xuất giấy carton của công ty
2.3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy
Bể xử lý nước

Nguyên liệu
Nước sạch
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Hồ quậy thủy

Sàng nghiêng

Quậy ly tâm
Sàng rung

Chất thải

Sàng nghiêng

Hồ chứa
Nghiền đĩa
Hồ chứa
Bể lắng
Lọc ly tâm
Thùng điều tiết
Quá trình hình thành tờ giấy
Sấy
Ép quang
Cắt , cuộn lại

Hình 2.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tại công ty CP giấy Xuân Đức.
11 
 


 

2.3.2 Thuyết minh dây chuyền 
Nguyên liệu giấy thu hồi gồm: giấy báo trong nước, giấy báo nhập khẩu từ Nhật,
giấy in, giấy viết, giấy tạp chí, carton, giấy văn phòng…được thu mua về chứa trong bãi
nguyên liệu. Tại đây công nhân vận chuyển đến băng tải và nạp lên băng tải có chiều
rộng 0,5m, băng tải chuyển động (nhờ 1 motor kéo) đưa nguyên liệu lên hồ quậy thủy
lực. Hồ quậy là một khối hình trụ có đường kính 1,5 m, chiều cao 2 m,bên trong có một
cánh khuấy được gắn với một motor có công suất 1400 v/phút làm cho cánh khuấy
chuyển động, tại đây nước sạch được cho vào, nguyên liệu từ băng tải lên được nạp vào .
Dưới tác dụng của cánh khuấy và nước thì nguyên liệu được quậy đều và đánh tơi có
nồng độ 3,5-4 %, sau đó bột được bơm vận chuyển lên máy quậy thủy lực, bên trong máy
quậy thủy lực có một cánh hút (có 4 lá) và một vỉ thép có nhiều lỗ nhỏ, công suất của
máy quậy thủy lực là 1480v/phút . Tại đây phần lớn các tạp chất như: ni lông, nhựa, cao

su…và một ít bột sẽ bị vỉ thép giữ lại, những chất này sẽ đi qua sàng rung để thu lại phần
bột còn sót lại và cho đi vào hồ chứa. Còn dòng bột tốt sau khi quay máy quậy ly tâm sẽ
được tiếp tục cho đi qua sàng nghiêng. Sàng nghiêng là một hệ thống có 1 lưới có kích
thước rất nhỏ và được bố trí nghiêng một góc 450 so với mặt nằm ngang, tại đây nước
trắng trong dòng bột sẽ được tách ra và được dẫn về bơm lên hồ quậy thủy lực để tận
dụng tối đa sơ sợi còn sót lại cũng như tận dụng nguồn nước để cung cấp cho hồ quậy.
Dòng bột sau khi qua sàng nghiêng sẽ được cô đặc lại và được đưa xuống hồ chứa . Tại
hồ chứa bột sẽ được một cánh khuấy lắp đặt dưới đáy hồ quậy liên tục nhằm mục đích
không cho bột lắng và đóng vón thành cục. Bột sau đó được đưa lên máy nghiền đĩa để
được nghiền, nhằm mục đích làm cho xơ sợi được đồng đều về kích thước giúp cho xơ
sợi phân bố đồng đều trên lưới từ đó tạo ra tờ giấy có chất lượng cao hơn. Sau khi qua
máy nghiền bột lại tiếp tục đi qua một bể lắng có chiều dài 8 m, rộng 1m, cao 0,5 m.
Trong bể có các vách ngăn nhằm tạo cho dòng bột bị ngăn cản dòng chảy từ đó các chất
có trọng lượng lớn và các chất lơ lửng có thời gian lắng xuống đáy bể lắng. Ở đầu dòng
bể lắng người ta cho chất chống tạo bọt vào để hạn chế sự tạo bọt trong dòng chảy, còn ở
cuối dòng thì hóa chất AKD vào để tăng tính chống thấm cho tờ giấy. Dòng bột này sẽ
cho vào bể chứa nhằm mục đích dự trữ cũng như để cho hóa chất thấm đều trong bột .
12 
 


 

Sau khi thấm đều hóa chất dòng một đưa lên hệ thống lọc ly tâm gồm 12 ống được đặt
song song thành hai hàng , tại đây bột sẽ được lọc một lần cuối cùng các chất cặn còn sót
lại và những thớ sợi không hợp cách. Dòng bột tốt sau khi qua lọc ly tâm sẽ được đưa lên
2 thùng điều tiết, còn các chất thải sẽ được thải ra ngoài. Tại hòm điều tiết dòng bột sẽ
được ổn định về dòng chảy trước khi cho vào 4 lô lưới để hình thành tờ giấy, bột sau khi
ổn định về dòng cũng như nồng độ sẽ được cho vào bộ phận hình thành tờ giấy. Tại đầu
các lô lưới sẽ được nhúng trong huyền phù bột. Do sự chênh lệch áp suất bên trong và

ngoài của lô lưới bột sẽ được bám vào lưới của lô lưới và bám vào chăn len để hình thành
tờ giấy ướt di chuyển sang bộ phận ép. Tờ giấy ướt qua bộ phân ép (gồm 3 trục ép) sẽ
được ép bỏ bớt một phần nước bên trong tờ giấy, sau khi qua ép tờ giấy sẽ còn độ ẩm 6065 %. Nước trắng sau khi ép sẽ được đưa xuống hồ và được bơm trở lại thùng điều tiết.
Tờ giấy qua ép sẽ được tiếp tục qua một khâu rất quan trọng là sấy. Tờ giấy sẽ đi qua tổ
sấy thứ nhất có một lô sấy, đường kính 2m, đường kính của lô này lớn hơn các lô khác
(đường kính 1,5 m ). Tại đây cách bố trí giấy tiếp xúc với lô sấy này chiếm đến hơn 80 %
bề mặt của lô sấy, đồng thời nhiệt độ sấy ở đây cũng cao hơn nên giấy sẽ được làm khô đi
rất nhiều. Sau đó băng giấy đi qua tổ sấy hai gồm 5 lô sấy có kích thước nhỏ hơn , tổ sấy
này làm nhiệm vụ sấy khô phần còn lại của tờ giấy theo điều mong muốn trước khi đi ra
ngoài và cuộn lại.
2.3.3 Các thiết bị chính trong dây chuyền
Hồ quậy thủy lực
-

Mục đích: Mục đích của quá trình quậy thủy lực là làm cho nguyên liệu giấy thu

hồi thành dung dịch bột có nồng độ từ 3-4 % , tạo điều kiện cho các sơ sợi trương nở ,
bền dẻo trước khi qua các hệ thống xử lý sau .
-

Cấu tạo: Hồ quậy thủy lực là một thiết bị hình trụ có thể tích 10 m3, vỏ được làm

bằng thép vững chắc. Bên trên thành vỏ thiết bị có dao đứng để hướng dòng bột xoáy vào
mâm quậy là dạng cánh khuấy được làm bằng vật liệu chịu lực cao, được gắn với motor
có công suất 1400 v/phút chuyển động ớ phía dưới đáy hồ.

13 
 



 

Hình 2.3: Cấu tạo hồ quậy thủy lực
Nguyên tắc hoạt động: Trước khi quậy nguyên liệu ( giấy thu hồi ) ta phải kiểm tra
và vệ sinh hồ quậy, rồi sau đó dẫn nước trắng vào hồ dầy khoảng ½. Nước trắng có
nhiệm vụ giúp cho nguyên liệu trương nở và đánh tơi dễ dàng.Sau đó đóng điện cho động
cơ truyền chuyển động cho mâm quậy quay, khi mâm quậy quay đạt tới tốc độ ổn định ,
rồi lần lượt cho nguyên liệu vào với số lượng theo lệnh pha chế. Nguyên liệu dưới tác
dụng của cơ-thủy lực kết hợp với lực ly tâm của dòng xoáy nguyên liệu, nguyên liệu bị
cuốn xoáy xuống dưới đáy hồ và đập mạnh vào làm cho nguyên liệu bị đánh tơi, xé nhỏ
quay theo lực ly tâm văng ra và đập vào thành thiết bị, theo quán tính bột hướng lên trên
xoáy theo thành hồ đi lên. Dao đứng có tác dụng cắt đứt dòng xoáy dung dịch đi vào
hướng tâm của dòng xoáy, cứ như thế nhiều lần tạo ra dòng xoáy liên tục. Từ đó làm cho
nguyên liệu giấy thu hồi chuyển thành dung dịch có nồng độ 3-4 % (Nhưng dung dịch
này còn rất nhiều tạp chất).
Thời gian quậy một mẻ từ 25-35 phút vì thời gian này mới làm cho nguyện liệu
giấy thu hồi đánh tơi và ngấm nước hoàn toàn .
Nồng độ quậy từ 3-4 % là nồng độ thích hợp cho quá trình quậy.

14 
 


 

Người ta sử dụng nước trắng là tận dụng tối đa các sơ sợi mịn của các quá trình
sàng nghiêng.
Quậy ly tâm
Mục đích: Loại bỏ những tạp chất có trong bột như: sỏi , nilong , nhựa , sáp…
Cấu tạo: Hồ quậy ly tâm có cấu tạo là thân hình trụ tròn, có đường kính 1m, chiều

dài 1.2 m, được làm bằng thép , bên trong được gắn với một cánh quạt có đường kính 0.9
m có 4 lá thép, đồng thời còn có một miếng thép có đường kính 0.9 m. Trên miếng thép
này được đục rất nhiều lỗ có kích thước 2 cm . Cánh quạt và miếng thép đục lỗ được gắn
chặt với một trục, trục này được gắn với một motor có công suất 40 kW-1480 v/phút, cửa
bột vào nằm trước cánh quạt và miếng thép đục lỗ , còn cửa bột ra nằm ở phía sau cánh
quạt và miếng thép , đối diện với cánh quạt là ống dẫn chất thải.
Nguyên tắc hoạt động: Bột được nạp vào cửa bột vào, dòng bột sẽ vào phía trước
cánh quạt. Khi motor truyền chuyển động cho trục dẫn , trục dẫn sẽ truyền chuyển động
cho cánh quạt và miếng thép đục lỗ, cánh quạt chuyển động tạo ra lực hút hút bột về phía
miếng thép đục lỗ. Do miếng thép đục lỗ có cấu tạo là các lỗ có kích thước nhỏ nên chỉ
cho những xơ sợi hợp cách lọt qua và thoát ra ngoài tại cửa ra, còn những xơ sợi và
những tạp chất có kích thước lớn hơn lỗ của miếng thép sẽ bị giữ lại và thoát ra ngoài qua
ống dẫn chất thải trước khi qua sàng rung.
Sàng rung
Mục đích: Nhằm loại bỏ những tạp chất, giữ lại phần bột tốt.
Cấu tạo: Vỏ thiết bị được làm bằng sắt, có đường kính 1 m, chiều rộng 0,5 m,
chiều cao 0,3 m , được gắn với một motor có công suất 1400 v/phút , ở gần bốn phía của
hai đầu thiết bị được gắn với bốn thanh có chiều dài 0,2m. Bốn thanh này được gắn bốn
lò xo có đường kính 0,05 m , bốn lò xo này sẽ tạo ra dao động (rung) khi motor hoạt
động. Bên trong được gắn với một vỉ lưới được làm bằng thép có nhiều lỗ nhỏ.

15 
 


 

Hình 2.4: Sàng rung
-


Nguyên tắc hoạt động:
Dòng thải tạp chất của quậy ly tâm vẫn còn bột tốt, cho nên cho dòng tạp chất từ

quậy ly tâm qua sàng rung này nhằm tận thu những bột tốt còn sót lại trong dòng tạp chất.
Trước khi có dòng bột qua sàng rung, ta phải đóng dòng điện để motor hoạt động ,
chuyển động của motor sẽ truyền chuyển động cho một thanh truyền, thanh truyền này
chuyển động kết hợp với hệ thống lò xo sẽ tạo ra chuyển động rung (chủ yếu theo
phương thẳng đứng). Chuyển động rung này làm cho vỏ thiết bị và lưới rung theo. Như
vậy dòng bột (dòng chất thải từ quậy ly tâm) được dẫn vào sàng rung sẽ chuyển động
rung, các lỗ nhỏ của lưới chỉ cho các thớ sợi có kích thước nhỏ hơn chui qua, còn những
tạp chất (ni long, nhựa, các thớ sợi có kích thước lớn, kim loại…) sẽ bị giữ lại.
Sàng nghiêng
Mục đích: Nhằm tách bớt nước ra khỏi dòng bột , làm cho bột được cô đặc lại.
Cấu tạo: Vỏ thiết bị được cấu tạo bằng thép có chiều dài 1.5 m , chiều rộng 1 m,
chiều cao phía trước 0.5 m , chiều cao phía sau 1m .Lưới có các lỗ lưới rất nhỏ được đặt
nghiêng một góc 450, có chức năng tách nước và giữ bột lại trên lưới . Nơi có chiều cao
1m là nơi bột vào , còn nơi có chiều cao 0.5m là nơi bột ra sau khi sàng.
Nguyên tắc hoạt động: Bột được đưa vào nơi có chiều cao 1m, tại đây với góc
nghiêng 450 của lưới và có cấu tạo bởi các lỗ quá nhỏ nên bột di chuyển từ nơi cao đến
chỗ thấp , đồng thời trong quá trình di chuyển đó dưới tác dụng của trong lực một phần
lớn nước trong huyền phù bột sẽ được tách ra và chảy thẳng xuống phía dưới trong lòng
16 
 


×