Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VỚI CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ RỪNG NGẬP MẶN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THUẬN

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ
TÍCH VỚI CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ
RỪNG NGẬP MẶN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THUẬN

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ
TÍCH VỚI CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ
RỪNG NGẬP MẶN

Ngành: Chế biến Lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


LỜI CẢM TẠ
-Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi luôn nhận
được sự dạy bảo của Thầy Cô, sự quan tâm giúp đỡ và động viên của gia đình và
bạn bè. Nhân dịp này, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu và toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Lâm Nghiệp và Bộ môn Chế Biến Lâm
Sản đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt khóa học.
- Trung Tâm chế biến lâm sản, giấy và bột giấy - Trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là anh Nguyễn Văn Tiến đã giúp chúng tôi trong
việc thử ứng suất gỗ.
- Xin cảm ơn anh chị em công nhân của Công ty Trường Tiền đã giúp tôi
gia công mẫu
Đặc biệt xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
và thầy PGS.TS Phạm Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong
suốt quá trình học cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2012
Nguyễn Thị Phương Thuận

i



TÓM TẮT
 Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khối lượng thể tích với các chỉ
tiêu cơ lý của một số loại gỗ rừng ngập mặn”.
 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/02/2012 đến ngày 15/06/2012.
 Địa điểm nghiên cứu:
- Phòng thí nghiệm Khoa học gỗ - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh
- Phòng thí nghiệm Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy – Trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
 Các loại gỗ nghiên cứuđược lấy tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Mẫu được gia công tại Công ty gỗ Trường Tiền (Trường Đại học Nông Lâm –
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. Hồ CHí Minh).
 Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn cây, cắt khúc gia công mẫu, xác định tính chất vật lý, cơ sở của gỗ
theo các TCVN từ 335 – 1970 đến 379 – 1970. Và tiêu chuẩn ASTM D143 của
Mỹ.
- Sử dụng phương pháp thống kê xử lý và đánh giá kết quả bằng phần mềm
Excel
 Kết quả xác định tính chất vật lý và một số tính chất cơ học:
- Gỗ tràm cừ: Tính chất vật lý: Dcb = 0,57 (g/cm3), Dkk = 0,69 (g/cm3), Do =
0,66 (g/cm3%), YVcr 12,93 (%), Wa 15,33 (%), Wn 108,58 (%), Wbh 22,72 (%). Tính
chất cơ học:  ut (18%) 919,14 (kG/cm2 ),  nd (18%) 533,57 (kG/cm2 ).
- Gỗ Đước: Tính chất vật lý: Dcb = 0,80 (g/cm3), Dkk = 0,99 (g/cm3), Do =
0,98 (g/cm3), YVcr 19 (%), Wa 14,25 %, Wn 57,86 %, Wbh 21,32 %.Tính chất cơ học:
 ut (18%) 1464,52 (kG/cm2 ),  nd (18%) 661,32 (kG/cm2 ).

ii


- Gỗ Sú: Tính chất vật lý: Dcb = 0,46 g/cm3, Dkk = 0,54 g/cm3, Do = 0,51

g/cm3, Y

Vcr

9,19 (%), Wa 14,93 %, Wn 144,53 %, Wbh 22,66 %. Tính chất cơ học:

 ut (18%) 453,25 (kG/cm2),  nd (18%) 320,24 (kG/cm2 ).

- Gỗ Bần: Tính chất vật lý : Dcb = 0,47 g/cm3, Dkk = 0,56 g/cm3, Do = 0,52
g/cm3, Y

Vcr

9,76 (%), Wa 16,09 %, Wn 171,64 %, Wbh 24,61 %. Tính chất cơ lý:

 ut (18%) 637,54 (kG/cm2 ),  nd (18%) 373,90(kG/cm2 ).

- Gỗ Mắm: Tính chất vật lý : Dcb = 0,55 g/cm3, Dkk = 0,64 g/cm3, Do = 0,61
g/cm3, Y

Vcr

10,84 (%), Wa 16,29 %, Wn 171,64 (%), Wbh 21,34 (%). Tính chất cơ

học:  ut (18%) 698,22 (kG/cm2 ),  nd (18%) (18%) 416,84 (kG/cm2 ).
 Mối liên hệ gữa khối lượng thể tích và một số chỉ tiêu cơ lý:
- Mối liên hệ giữa KLTT và độ hút ẩm: Phương tình tương quan:
y = 34,41*x2 + 39,74*x + 4,47, với R2 = 0,68.
 Độ hút ẩm của gỗ chỉ đồng biến hoặc nghịch biến với KLTT của
gỗ ở một khoảng nào đó.

- Mối liên hệ giữa KLTT và độ hút nước : Phương trình tương quan:
y = 38,15*x -1,87 , với R 2 = 0,98.
 Hệ số tương quan 0,98 chúng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa KLTT và
độ hút nước. KLTT nghịch biến với độ hút nước.
- Mối liên hệ giữa KLTT và tỉ lệ co rút : Phương trình tương quan:
y= 8,18* x2 + 18,33*x – 0,89, với R 2 = 0,98.
 Độ co rút thể tích đồng biến với KLTT.
- Mối liên hệ giữa KLTT và ứng suất nén dọc: Phương trình tương quan:
y= -2045,10* x2 + 3541,70*x – 862,27, với R 2 = 0,93.
 KLTT đồng biến với ứng suất nén dọc.
- Mối liên hệ giữa KLTT và ứng suất nén dọc:Phương trình tương quan:
y= -938,21* x2 + 3967,20*x – 1107,80, với R 2 = 0,96.
 Tương tự ứng suất nén dọc, ứng suất uốn tĩnh đồng biến với KLTT.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................ix
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu sơ lược về rừng ngập mặn ................................................... 4
2.2 Giới thiệu về năm loại cây rừng ngập mặn khảo sát ............................. 7
2.2.1 Cây Tràm cừ ....................................................................................... 7
2.2.1.1 Tổng quan về cây Tràm cừ .............................................................. 7

2.2.1.2 Khu vực phân bố .............................................................................. 7
2.2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................... 7
2.2.1.4 Cấu tạo thô đại ................................................................................. 8
2.2.1.5 Công dụng ........................................................................................ 8
2.2.2 Cây Đước ............................................................................................ 9
2.2.2.1 Tổng quan về cây Đước ................................................................... 9
2.2.2.2 Khu vực phân bố .............................................................................. 9
2.2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng....................................................................... 9
2.2.2.4 Cấu tạo thô đại ...............................................................................10
2.2.2.5 Công dụng ......................................................................................10
2.2.3 Giới thiệu về cây bần ........................................................................ 11
2.2.3.1 Tổng quan về cây bần ....................................................................11
2.2.3.2 Phân bố ..........................................................................................11
2.2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng.....................................................................11

iv


2.2.3.4 Cấu tạo thô đại ...............................................................................12
2.2.4.1 Tổng quan về cây sú ......................................................................13
2.2.4.3 Khu vực phân bố ............................................................................13
2.2.4.2 Đặc điểm sinh trưởng.....................................................................13
2.2.4.4 Cấu tạo thô đại ...............................................................................14
2.2.4.5 Công dụng ......................................................................................15
2.2.5 Cây mắm trắng .................................................................................. 15
2.2.5.1 Tổng quan về cây mắm trắng.........................................................15
2.2.5.2 Phân bố ..........................................................................................15
2.2.5.3 Đặc điểm sinh trưởng.....................................................................15
2.2.5.4 Cấu tạo thô đại ...............................................................................16
2.2.5.5 Công dụng ......................................................................................17

2.3 Một số nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước..........................17
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....19
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................19
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................19
3.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................19
3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................20
3.4.1 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu vật lý .................................... 20
3.4.1.1 Xác định khối lượng thể tích .........................................................20
3.4.1.2 Xác định độ hút ẩm ........................................................................22
3.4.1.3 Xác định độ hút nước .....................................................................23
3.4.1.4 Xác định tỷ lệ co dãn các chiều .....................................................24
3.4.1.5 Xác định tỷ lệ co dãn thể tích ........................................................24
3.4.1.6 Xác định điểm bão hòa thớ gỗ .......................................................25
3.4.2 Phương pháp khảo sát một số tính chất cơ học ................................ 26
3.4.2.1 Ứng suất nén dọc thớ .....................................................................26
3.4.2.2 Ứng suất uốn tĩnh ...........................................................................27

v


Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................29
4.1 Một số tính chất cơ lý ..........................................................................29
4.1.1. Khối lượng thể tích .......................................................................... 29
4.1.2 Độ hút ẩm.......................................................................................... 31
4.1.3 Độ hút nước ...................................................................................... 33
4.1.4 Tỷ lệ co rút ........................................................................................ 35
4.1.5 Hệ số co rút ....................................................................................... 38
4.1.6 Độ ẩm bão hòa thớ gỗ - Độ ẩm thăng bằng ...................................... 39
4.2 Tính chất cơ học...................................................................................40
4.2.1 Ứng suất nén dọc .............................................................................. 41

4.2.2 Ứng suất uốn tĩnh .............................................................................. 43
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................47
5.1. Kết luận ...............................................................................................47
5.2. Kiến nghị ............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 52

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 4.1

Khối lượng thể tích của các loại gỗ khảo sát. .............................29

Bảng 4.2

Bảng phân nhóm gỗ theo KLTT theo TCVN 1072 – 1971 ........30

Bảng 4.3

Độ hút ẩm của các loại gỗ khảo sát. ...........................................31


Bảng 4.4

Sự tương quan giữa KLTT và độ hút ẩm của các loại gỗ khảo
sát…………………….. .............................................................32

Bảng 4.5

Độ hút nước của các loại gỗ khảo sát. ........................................33

Bảng 4.6

Sự tương quan giữa KLTT và độ hút nước của các loại gỗ khảo
sát………………. .......................................................................34

Bảng 4.7

Tỷ lệ co rút của các loại gỗ khảo sát ...........................................36

Bảng 4.8

Bảng phân nhóm gỗ theo độ co rút XT, TT ................................ 36

Bảng 4.9

Sự tương quan giữa KLTT và tỷ lệ co rút thể tích của các loại gỗ
khảo sát ....................................................................................... 37

Bảng 4.10

Hệ số co rút của các loại gỗ khảo sát. .........................................38


Bảng 4.11

Độ ẩm bão hòa thớ gỗ - Độ ẩm thăng bằng ................................39

Bảng 4.12

Độ ẩm bão hòa của các loại gỗ khảo sát ....................................39

Bảng 4.13

Hệ số α điều chỉnh độ ẩm...........................................................40

Bảng 4.14

Tính chất cơ lý của gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1072 –
71)………………. ......................................................................40

Bảng 4.15

Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Tràm nước ....................................41

Bảng 4.16

Sự tương quan giữa KLTT và ứng suất nén dọc của các loại gỗ
khảo sát….. .................................................................................42

Bảng 4.17:

Ứng suất uốn tĩnh theo phương tiếp tuyến..................................43


Bảng 4.18

Sự tương quan giữa KLTT và ứng suất uốn tĩnh của các loại gỗ
khảo sát…………. ......................................................................44

Bảng 4.19

Phân hạng gỗ theo cường độ ......................................................45

Bảng 4.20

Một số tính chất vật lý và cơ học của các loại gỗ khảo sát .........46

vii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị

Nội dung

Trang

Đồ thị 4.1

So sánh độ hút ẩm của các loại gỗ khảo sát. ...............................31

Đồ thị 4.2


Đường biểu diễn sự tương quan giữa KLTT và độ hút ẩm tối đa
của các loại gỗ khảo sát. .............................................................32

Đồ thị 4.3

So sánh độ hút nước các loại gỗ khảo sát. ..................................34

Đồ thị 4.4

Đường biểu diễn sự tương quan giữa KLTT và độ hút nước tối đa
của các loại gỗ khảo sát. .............................................................35

Đồ thị 4.5

Đường biểu diễn sự tương quan giữa KLTT và tỷ lệ co rút thể
tích của các loại gỗ khảo sát. ......................................................37

Đồ thị 4.6

Đường biểu diễn sự tương quan giữa KLTT và ứng suất nén dọc
của các loại gỗ khảo sát ..............................................................42

Đồ thị 4.7

Đường biểu diễn sự tương quan giữa KLTT và ứng suất uốn tĩnh
của các loại gỗ khảo sát ..............................................................44

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Hoa và thân cây Tràm cừ................... Error! Bookmark not defined.

Hình 2.2

Cấu tạo thô đại gỗ Tràm cừ ................................................................. 8

Hình 2.3

Hoa, lá và thân cây Đước. ................................................................... 9

Hình 2.4

Cấu tạo thô đại gỗ Đước ....................................................................10

Hình 2.5

Cây, lá, hoa và trái cây Bần chua. .....................................................12

Hình 2.6

Cấu tạo thô đại gỗ Bần ......................................................................12


Hình 2.7

Lá và trái cây Sú. ...............................................................................14

Hình 2.8

Cấu tạo thô đại gỗ Sú ........................................................................14

Hình 2.9

Lá, hoa và cây Mắm trắng. ................................................................16

Hình 2.10

Cấu tạo thô đại gỗ Mắm ....................................................................16

Hình 3.1

Mẫu xác định KLTT và độ co rút thể tích. ........................................21

Hình 3.2

Mẫu xác định khả năng hút ẩm. ........................................................22

Hình 3.3

Mẫu các đinh khả năng hút nước ......................................................23

Hình 3.3


Mẫu xác ứng suất nén dọc thớ. ..........................................................27

Hình 3.4

Mẫu xác định ứng suất uốn tĩnh. .......................................................28

ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

Thứ nguyên

Wa

Sức hút ẩm

%

Wn

Sức hút nước

%

Wbh


Độ ẩm bão hòa

%

Wtb

Độ ẩm thăng bằng

%

mo

Khối lượng gỗ khô kiệt

g

ma

Khối lượng gỗ sau khi hút ẩm ( nước)

g

mkk

Khối lượng gỗ khô trong không khí

%

Kv


Hệ số co rút thể tích

%

Yv

Độ co rút thể tích tổng quát

%

Yl, Yx, Yy

Tỷ lệ co rút, dãn nở dọc thớ, tiếp tuyến, xuyên tâm

%

Ycr, Ydn

Tỷ lệ co rút, dãn nở thể tích

%

L, a, b

Kích thước dọc thớ, xuyên tâm, tiếp tuyến

Kcr, Kdn

Hệ số co rút, dãn nở thể tích


Kt, Kx, Kl

Hệ số co rút, dãn nở tiếp tuyến, xuyên tâm, chiều dài

Vt

Thể tích gỗ tươi

cm3

Vo

Thể tích gỗ khô kiệt

cm3

Vtb

Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng

cm3

Dcb, Do, Dkk

Khối lượng thể tích cơ bản, khô kiệt, khô trong không khí g/cm3

ut

Ứng suất uốn tĩnh


a

Chiều rộng

mm

b

chiều dày

mm

l

chiều dài

mm

h

chiều cao

mm

X

Giá trị trung bình

Sd


Độ lệch chuẩn

Cv

Hệ số biến động

mm

kG/cm2

x


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

KLTT

Khối lượng thể tích

TT

Tiếp tuyến

XT

Xuyên tâm


xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống hiện đại cung cấp cho con người ngày càng nhiều những tiện nghi
nhưng đôi khi làm cho không gian sống trở nên ngột ngạt. Trở về với tự nhiên, phải
kể đến những thiết kế từ gỗ trong trang trí nội ngoại thất giúp cho ngôi nhà thêm
sang trọng, đem lại sự thư giãn cho tinh thần, phần nào giúp ta cảm giác thiên nhiên
kề cận. Do vậy mà nhu cầu sử dụng đồ gỗ ngày một tăng, điều này đã thúc đẩy
ngành chế biến gỗ phát triển mạnh hơn trong những năm gần đây.
Từ xa xưa người thợ thủ công đã biết xác định chất lượng gỗ phù hợp vào
nhu cầu sử dụng của họ. Việc xác định này chủ yếu dựa vào đặc điểm bề ngoài của
gỗ theo phương pháp truyền thống và theo kinh nghiệm của người dân. Đây là cách
thức lựa chọn gỗ đầu tiên phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
Gỗ là loại nguyên liệu tự nhiên mang đặc điểm riêng về cường độ, vẻ đẹp
cũng như khuyết tật. Để sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguồn nguyên liệu
đang ngày càng trở nên khan hiếm này cần phải nắm rõ những đặc điểm của gỗ
trước khi sử dụng. Cùng với nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao, ngành chế biến lâm
sản cũng không ngừng phát triển. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, song điều đáng
lo ngại nguồn nguyên liệu gỗ lại đang thiếu hụt trầm trọng với 80% nguồn nguyên
liệu gỗ phải nhập khẩu. Một trong những giải pháp mà ngành Lâm Nghiệp đang rất
quan tâm đó là việc trồng rừng mới nhằm khôi phục lại nhiều diện tích rừng đã bị
mất và tạo nguồn nguyên liệu ổn định hơn cho ngành Chế Biến Lâm Sản. Tuy nhiên
với mức tiêu thụ gỗ ngày càng tăng thì nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng cũng
không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng hiện nay. Do vậy, việc tối ưu hóa sử dụng
gỗ và tìm ra những nguồn nguyên liệu mới để phục vụ cho sản xuất là vấn đề quan
trọng.

1



Chỉ trong thời gian ngắn, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã tăng trưởng
vượt bậc, cả về năng lực, giá trị sản xuất và thị trường xuất khẩu. Nhưng hiện
tại ngành gỗ đang đối diện với không ít khó khăn. Đáng mừng là đồ gỗ Việt
Nam đã có mặt tại 120 thị trường khắp thế giới, trong đó có những thị trường
khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản….Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa
Kỳ (AHEC) đã đánh giá Việt Nam là nước dẫn đầu trong khối ASEAN về uy
tín và mặt hàng, sản lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Ngành gỗ phát triển được như hôm nay chủ yếu là nhờ vào các sự năng
động, nhạy bén của các doanh nghiệp khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực
và thế giới bên cạnh đó ngành gỗ gặp phải nhiều khó khăn. Trước tiên, nguyên
liệu gỗ là nguyên liệu chính và quan trọng nhất của ngành chế biến gỗ, chiếm 6070% trong giá thành sản phẩm. Sự phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu gỗ
như vậy đã làm giảm đi đáng kể hiệu quả kinh tế của ngành.
Lượng gỗ đáp ứng ngày một lớn hơn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường rừng tự nhiên. Do đó việc trồng rừng, quản lý khai thác và đặc biệt là
sử dụng gỗ một cách hợp lý nguồn tài nguyên này đang là vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu Lâm nghiệp quan tâm. Trong đó rừng ngập mặn là một hệ sinh thái
độc đáo phân bố vùng ven biển nhiệt đới, là nguồn tài nguyên quý giá về lâm sản
nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Theo con số ước tính có khoảng 16
triệu ha rừng ngập mặn trên toàn cầu, đây là một nguồn tài nguyên có nhiều giá
trị. Sự phân phối các rừng ngập mặn đa phần tương ứng với rừng mưa nhiệt đới,
tuy nhiên một phần nào đó mở rộng đến phía Bắc và phía Nam xích đạo, thỉnh
thoảng vượt ngoài vùng nhiệt đới. Các loại cây trong hệ thống rừng ngập mặn có
thể lớn nhanh trong những điều kiện đặc biệt mà không một loài cây nào khác có
thể phát triển. Vỏ cây có chứa chất Tanin, được sử dụng trong thủ công và trong
dược phẩm. Gỗ các loại cây trong rừng thường xuyên chỉ được dùng làm củi đun
và sử dụng trong xây dựng. Nếu được bảo vệ và quản lý thích hợp, hệ sinh thái
rừng ngập mặn không những cung cấp sản phẩm gỗ trong công trình xây dựng,


2


than đá trong sản xuất năng lượng, thực phẩm chăn nuôi, thực phẩm được tiêu
thụ tại địa phương mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.
Trong quá trình sử dụng và chế biến gỗ cần thiết hơn hết là phải hiểu về
đặc tính của gỗ. Tuy nhiên để xác định được các đặc tính gỗ nhằm sử dụng hợp
lý và hiệu quả cần nhiều thời gian và tốn kém khá nhiều chi phí. Khối lượng thể
tích của gỗ là một chỉ tiêu khá phổ biến và việc xác định cũng đơn giản hơn so
với các chỉ tiêu cơ lý khác. Nếu tìm được mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và
các chỉ tiêu cơ lý sẽ giúp nhà sản xuất dễ dàng lựa chọn loại gỗ cần thiết phù hợp
cho mục đích sản xuất. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng thể tích
với các chỉ tiêu cơ lý gỗ nhằm xây dựng các mô hình toán học làm cơ sở dự báo
các tính chất của các loại gỗ để có thể đánh giá được phẩm chất gỗ là một nhu
cầu cấp thiết và có nhiều ý nghĩa đối với công nghiệp chế biến gỗ, thương mại,
xuất nhập khẩu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những nhận định trên, được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghệp –
Bộ môn Chế Biến Lâm Sản Trường Đại Học Nông Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh
và dưới sự hướng dẫn tận tình của cô ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khối lượng thể tích với các chỉ tiêu cơ lý
của một số loại gỗ rừng ngập mặn”.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một loại rừng ở những cửa sông lớn ven biển, nơi nước
mặn hòa với nước ngọt. Khi nước triều lên, rừng cây sẽ bị ngập một phần, hay có

khi toàn phần trong nước biển. Khi nước triều xuống, rừng lại hiện ra trên bãi đất.
Tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới hiện nay là 15 triệu ha trong đó có
hơn 6 triệu ha thuộc Châu Á và khoảng 3,5 triệu ha thuộc Châu Phi. Do đó có thể nói
rằng hệ thống sinh vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng.
Tuỳ từng vùng mà có những kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Nhưng khí hậu
thích hợp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển là nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ
trung bình từ 20-25oC, lượng mưa từ 2200-2600mm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 1943 Việt Nam
có trên 400.000 ha diện tích rừng ngập mặn, đứng thứ hai thế giới sau Brazin.
Tuy nhiên cùng với sự gia tăng nhu cầu phát triển của ngành thủy sản, phát triển
đất nông nghiệp, di dân và đáp ứng nhu cầu sống của người dân và đáp ứng
những nhu cầu sống của người dân trong khu vực nên rừng ngập mặn Việt Nam
bị giảm sút ngay cả về số lượng và chất lượng. Theo ước tính đến năm 1990
giảm còn 279.000ha. Hiện cả nước chỉ còn khoảng trên 155.290ha, giảm hơn
100.000ha so với trước năm 1990. Thực vật ở khu hệ thực vật rừng ngập mặn
Việt Nam bao gồm 47 họ thực vật. Số lượng biến đổi theo từng vùng khác nhau:
vùng ven biển Bắc Bộ có 52 loài , vùng ven biển Trung Bộ có 69 loài, vùng ven
biển Nam bộ có 100 loài.
Việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta là do sự phát triển ồ ạt của các khu
sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích

4


rừng ngập mặn bị thu hẹp. Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa,
đắp đầm với diện tích lớn cũng thu hẹp bãi bồi ven sông ven biển, làm giảm lượng
phù sa bồi đắp cho các bãi triều, mất đi bình phong bảo vệ đê biển. Còn có thể kể
đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi trồng thủy
sản, làm giảm đáng kể nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên, giảm
năng suất nuôi tôm, đồng thời làm cho các loài sinh vật quý di tán giảm nhanh về số

lượng loài, nhất là ảnh hưởng đến sinh kế người dân và phân hóa giàu nghèo.
Người ta thường dựa vào vị trí địa lý mà phân loại. Rừng ngập mặn Việt
Nam có thể chia ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu như sau:
- Khu vực 1: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
- Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch
Trường.
- Khu vực 3: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.
- Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải – Hà Tiên.
Một nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến rừng ngập mặn
trong thời gian dài chính là mực nước biển và sự biến động trong các đại dương.
Những nhân tố khác có sự tác động ngắn hơn là nhiệt độ không khí, độ mặn của
nước biển, dòng chảy đại dương, bão tố, độ dốc bờ biển và nền đất. Phần lớn rừng
ngập mặn phát triển trên nền đất ẩm ướt, bùn lầy nhưng chúng cũng phát triển được
trên cát, than bùn và đá san hô.
Nếu thuỷ triều thuận lợi, rừng ngập mặn có thể phát triển mạnh mẽ sâu trong
đất liền, phía trên những cửa sông ven bờ biển.
Một số loài cây nhất định loại trừ muối ra khỏi hệ sinh thái của mình, một
số lại thải muối được tiếp nhận thông qua lá, rễ hoặc nhánh cây. Các loại cây
trong hệ thống rừng ngập mặn có thể lớn nhanh trong những điều kiện đặc biệt mà không một loài cây nào khác có thể phát triển được và giống như trong rừng
nhiệt đới, chúng cho rất nhiều lá và chất hữu cơ. Thay vì ngấm vào đất, lá cây
rụng xuống nước, mục nát thối rữa trở thành thức ăn cho các vi trùng và sinh vật

5


phù du. Đây là một nguồn thức ăn rất hiệu quả cho cá những khu vực gần rừng
đước, là một nguồn lợi quan trọng cho ngư trường.
Bản thân cây cũng có ích, gỗ các loại cây trong rừng thường xuyên được dùng
làm củi đun và sử dụng trong xây dựng. Vỏ cây có chứa chất Tanin, được sử dụng
trong thủ công và trong dược phẩm. Nếu được bảo vệ và quản lý thích hợp, hệ sinh thái

rừng ngập mặn có thể cung cấp sản phẩm gỗ trong công trình xây dựng, than đá trong
sản xuất năng lượng, thực phẩm chăn nuôi, thực phẩm được tiêu thụ tại địa phương.
Một trong những khu rừng ngập mặn quan trọng của miền Nam là rừng ngập
mặn Cần Giờ. Nơi đây được xem là lá phổi xanh của TP.HCM và là nơi lưu giữ
nhiều giống gien động, thực vật quý hiếm. Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ
được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới. Nhưng thời gian
gần đây, tình trạng đước chết khô đã xảy ra ở hầu hết các tiểu khu ở đây, trong đó
tập trung chủ yếu ở các tiểu khu 10A, 5B, 15A, 17, lâm viên đảo khỉ Cần
Giờ…Rừng ngập mặn Cần Giờ được phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi tụ phù
sa từ sông Sài Gòn, hạ lưu là sông Lòng Tàu, Ngã Bảy, sông Đồng Tranh và Soài
Rạp, nằm ở cửa ngõ Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây rừng ngập
mặn Cần Giờ được xem là khu đa dạng sinh học. Tuy nhiên trong chiến tranh đã bị
tàn phá rất nhiều. Đến hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng diện tích hơn
37.000 ha, trong đó diện tích trồng thành rừng là hơn 19.000 ha với các loại cây chủ
yếu như đước, mắm trắng, sú, bần, vẹt đen…Hiện đã thống kê được 195 loài thực
vật, hơn 130 loài tảo, trên 120 loài cá nước lợ, nước mặn; 31 loài bò sát, trên 150
loài chim và nhiều loài thú sống trên cạn như heo rừng, khỉ đuôi dài, rái cá… sinh
trưởng tại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần
Giờ hầu như hoàn toàn bị hủy diệt do chất độc khai quang và bom đạn trong chiến
tranh, các loài thực vật và động vật vốn rất đa dạng, phong phú hầu như không còn.
Đứng trước nguy cơ đất đai, thổ nhưỡng bị thoái hóa và xói lở, môi trường sống của
cộng đồng dân cư địa phương và các vùng phụ cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhu
cầu khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ trở nên vô cùng cấp thiết.

6


Nhận thức được vấn đề này, ngày 7/8/1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh đã thành lập Lâm trường Duyên Hải (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ

Cần Giờ) và giao cho Sở Lâm nghiệp triển khai công tác khôi phục lại hệ sinh thái
rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Cần Giờ. Sau gần 34 năm phục hồi và phát triển,
hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ nay đã trở nên đa dạng, phong phú về hệ sinh
thái động thực vật; tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn không ngừng tăng lên.
2.2 Giới thiệu về năm loại cây rừng ngập mặn khảo sát
2.2.1 Cây Tràm cừ
2.2.1.1 Tổng quan về cây Tràm cừ
Tên Việt Nam: Tràm cừ.
Tên địa phương: Tràm ta.
Tên khoa học: Melaleuca cajuputy.
Họ: Sim – Myrtaceae.
Chi: Melaleuca.
2.2.1.2 Khu vực phân bố
Tràm cừ phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Úc,
Brazil,… Ở Việt Nam mọc ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, một số tỉnh
Đông Nam Bộ phần lớn là ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng

Hình 2.1 Hoa và thân cây Tràm cừ.

7


Tràm cừ là cây gỗ nhỏ, thân thẳng. Có biên độ sinh thái rộng, là loài cây
ưa ánh sáng mạnh, chịu ngập nước theo mùa chịu phèn tốt, tái sinh chồi và hạt
mạnh, có vai trò tiên phong trong sinh trưởng. Về chiều cao cây tràm đạt chiều
cao tối đa ở 3 – 5tuổi. Lượng tăng trưởng chiều cao bình quân 0,7 – 1,0m/năm,
mức tăng trưởng đường kính đạt 0,6 – 0,7cm/năm.
Cây tràm cừ được bao bọc bởi một lớp một lớp vỏ dày 0,5 – 1,0cm có màu
xám gồm nhiều phiến mỏng hợp thành.

Ở phần gốc cây Tràm cừ có hệ thống rễ phụ mọc tùy theo mực nước lên
xuống, nhất là lúc giai đoạn tràm ở tuổi nhỏ, đây là biểu thị tính thích nghi với
điều kiện địa hình.
2.2.1.4 Cấu tạo thô đại

Hình 2.2 Cấu tạo thô đại gỗ Tràm cừ.
Gỗ màu nâu đỏ nhạt, có giác lõi phân biệt, mặt gỗ mịn . Vòng sinh trưởng
không rõ ràng, rộng khoảng 4-6mm. Lỗ mạch đơn phân tán, đường kính lớn, mật
độ nhiều. Tia gỗ bé khó quan sát dưới kính lúp.
2.2.1.5 Công dụng
Gỗ dùng để làm cọc cừ trong xây dựng, làm nhà, đóng đồ dùng, đốt
than…Lá cất tinh dầu làm dược liệu, vỏ xảm thuyền.

8


2.2.2 Cây Đước
2.2.2.1 Tổng quan về cây Đước
Tên Việt Nam: Đước đôi, Đước xanh.
Tên địa phương: Đước.
Tên khoa học: Rhizophora apiculata.
Họ: Đước (Rhizophoraceae).
Chi: Rhizophora.
2.2.2.2 Khu vực phân bố
Đước phân bố từ vĩ độ 25 Bắc và Nam ở ven biển nhiều nước trên thế giới
như Tây Phi – Nam Mỹ, Đông Châu Phi, các nước Châu Á như Thái Lan,
Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Việt Nam. Nhưng cây phân bố chủ yếu
ở ven biển vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. Ở nước ta Đước phân bố từ Nam ra Bắc trên
đất ngập mặn ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều.
2.2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng

Đước thích hợp khí hậu nhiệt đới, độ nhiệt bình quân hàng năm trên 220C.
Lượng mưa trên 1.200 mm/năm. Đước sinh trưởng trên đất phù sa ngập mặn, thành
phần cơ giới thịt trung bình, đất tương đối ổn định, độ mặn ít biến động.

Hình 2.3 Hoa, lá và thân cây Đước.

9


Đước sinh trưởng kém trong điều kiện đất bồi tụ chưa ổn định, đất khô đã kết
cứng, úng bí, địa hình trống trải, độ mặn thay đổi. Mọc tốt trên đất phù sa đồng
bằng, ven sông suối.Là cây ưa sáng sinh trưởng tương đối nhanh thân nhiều cành
nhánh, rễ hình nơm, phần dưới rễ thắt lại. Cây gỗ cao 15 – 30m, đường kính 60 –
70cm, vỏ cây màu xám nhạt nứt dọc. Cành xù xì, gốc thân có nhiều rễ chống hình
nơm. Tái sinh mạnh dưới tán gỗ lớn, cây tăng trưởng nhanh. Cây tái sinh chồi, hạt
đều và khỏe.
2.2.2.4 Cấu tạo thô đại

Hình 2.4 Cấu tạo thô đại gỗ Đước
Gỗ có lõi màu hồng sậm, giác màu hồng nhạt với các vệt tủy màu đỏ sẫm ăn
khuyết sâu 3 – 4 mm. Gỗ cứng nặng, có mùi thơm, giác lõi phân biệt, vòng sinh
trưởng không rõ ràng thường rộng từ 0,8 – 1 mm. Mạch gỗ xếp phân tán, tia gỗ nhiều
và rõ ràng.Gỗ có kết cấu chặt chẽ, mịn, ít xoắn thớ và chéo thớ, nhưng có nhược
điểm: dễ bị nứt đầu và nứt mặt khi độ ẩm môi trường thay đổi. Có nhiều mắt sống, có
chứa nhiều dầu nhựa.
2.2.2.5 Công dụng
Khi còn tươi dễ gia công, thường đóng đồ mộc, trụ mỏ.Dùng để làm nhà,
đóng đồ mộc, xẻ ván, sản xuất than hầm có nhiệt lượng rất cao.

10



Nhựa dùng trong công nghệ chế biến vecni, sơn, mực in. Than Đước
cháy đượm, không khói. Vỏ Đước chứa nhiều tananh, có tới 24% dùng trong
công nghệ thuộc da, nhuộm lưới v.v…
Chắn sóng hộ đê, cố định bãi lầy, góp phần mở rộng diện tích canh tác nông
nghiệp, cải thiện môi trường sống, đảm bảo cân bằng sinh thái vùng ngập mặn ven biển.
2.2.3 Giới thiệu về cây bần
2.2.3.1 Tổng quan về cây bần
Tên Việt Nam: Bần.
Tên địa phương: Bần chua.
Tên tên khoa học: Sonneratia Caseolaris.
Họ: Bằng lăng (Lythraceae).
Chi: Sonneratia.
2.2.3.2 Phân bố
Cây phân bố ở rừng ngập mặn Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Mianma,
Indonexia, Philipin,...
Ở Việt Nam cây mọc ở vùng nước lợ, gần cánh cửa sông ngập một mùa trong
năm. Cây thường mọc chung với những loại cây khác như trang, sú, vẹt, giá, cóc,...
hoặc sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển, cũng có khi mọc thành rừng
thuần loại. Sự phong phú của quần thể này tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều.
2.2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cây gỗ cao 10 – 15m. Có khi cao tới 25m. Cành non màu đỏ, có 4 cạnh, đốt
phình to.
Đại mộc trung, cao khoảng 15 – 20 m, nhánh non có 4 cạnh nhọn, phế
căn đứng ( tên bình dân gọi cặc bần ) 50 – 90 cm cao, đường kính 30 cm, nhiều. vỏ
màu xám, thô, phát sinh từ rể ngang, vượt lên trên mặt bùn khoảng 20 cm.
Vì sống trong môi trường bùn mềm, nhiều acide mùn nên để thích ứng với
môi trường đứng vững bám vào bùn giử phù sa và cần oxigène nên cây phát triển
tạo ra hệ thống rể nạng lan rộng với diện tích khá rộng .


11


Lá mọc đối, phiến lá dai, dòn, không lông, không lá bẹ, gần như không
cuống, hình bầu dục, hay hình trứng, dài 5-13 cm, rộng 2-5 cm, với phần dưới rộng
hay thon nhọn hay tròn, phiến lá nguyên , 8 đến 12 gân mở rộng ra mỗi bên.

Hình 2.5 Cây, lá, hoa và trái cây Bần chua.
Hoa lưỡng tính. Trái kích thước lớn 4 cm, xanh, quả bì dày, nạc vị chua chua
với phần dưới như hình ngôi sao.
2.2.3.4 Cấu tạo thô đại

Hình 2.6 Cấu tạo thô đại gỗ Bần.

12


×