Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus Kesya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ MANGYANG, HUYỆN MANGYANG, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.13 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM SĨ HẢI

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(Pinus Kesya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ MANGYANG, HUYỆN
MANGYANG, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM SĨ HẢI

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(Pinus Kesya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ MANGYANG, HUYỆN
MANGYANG, TỈNH GIA LAI

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư Lâm
nghiệp, hệ chính quy, khóa 2008 – 2012 của Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh. Nhân dịp này tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm cùng tất cả các thầy cô trong
khoa Lâm Nghiệp đã tận hết lòng chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức vô cùng
quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, tập thể công nhân
viên ban quản lý và chị Phan Thị Thúy cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ huyện
MangYang đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong thời gian thực hiện ngoại
nghiệp để thu thập số liệu.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ
nhiệt tình của Bố Mẹ, các anh chị em trong gia đình và bạn bè. Tác giả xin chân
thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ đó.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2012
PHẠM SĨ HẢI


ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng trồng thông ba lá (Pinus
Keysia Royle ex Gordon) tại khu vực huyện MangYang, tỉnh Gia Lai”. Được thực
hiện từ 3/2012 - 6/2012.
Mục tiêu của đề tài là mô tả và xây dựng những mô hình phân bố đường
kính, chiều cao thân cây để làm cơ sở đề xuất các biện pháp chặt nuôi dưỡng rừng
thông ba lá trong giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp ô tiêu
chuẩn điển hình theo cấp tuổi. Mỗi cấp tuổi đã đo đếm 3 ô tiêu chuẩn (1000 m2/ô).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) So với mật độ trồng rừng ban đầu là 2500 cây/ha (100%), số cây bị đào
thải đến tuổi 6 là 500 cây/ha (20%), tuổi 12 là 700 cây/ha (28%) và tuổi 18 là 750
cây/ha (30%).
(2) Ở tuổi 6: Đường cong phân bố N - D1.3 có dạng một đỉnh lệch trái (Sk =
0,308) và tù (Ku = - 0,248). Hình dạng phân bố N - D1.3 phù hợp nhất là phân bố
Lognormal ( χ 2 = 3,22; P = 0,52). Đường cong phân bố chiều cao có dạng một
đỉnh lệch phải (Sk = - 0,717) và nhọn (Ku = 1,2).
(3) Ở tuổi 12: Đường cong phân bố N - D1.3 có dạng một đỉnh lệch phải (Sk
= - 0,227) và tù (Ku = - 0,694). Hình dạng phân bố N - D1.3 phù hợp nhất là phân
bố Weibull ( χ 2 = 5,29; P = 0,26). Đường cong phân bố chiều cao có dạng một
đỉnh lệch phải (Sk = - 0,189) và tù (Ku = - 0,371).
(4) Ở tuổi 18: Đường cong phân bố N - D1.3 có dạng một đỉnh lệch phải (Sk
= - 0,218) và tù (Ku = - 0,519). Hình dạng phân bố N - D1.3 phù hợp nhất là phân
bố Weibull ( χ 2 = 5,55; P = 0,48). Đường cong phân bố chiều cao có dạng một
đỉnh lệch phải (Sk = - 1,187) và nhọn (Ku = 1,644).

iii



SUMMARY
Project "Study on the structure of the leaf pine plantation (Pinus Keysia
Royle ex Gordon) MangYang regional district, Gia Lai province." Is made from
3/2012 - 6/2012.
The objective of the research is to describe and build the model diameter
distribution, tree height as a basis for the measures proposed cut pine feeding
clover in the period from 6 to 18 years.
To achieve the research objectives, topics using methods typical plots by
age class. Each age level has been measured three plots (1000 m2/cell).
Research results showed that:
(1) Compared with the initial planting density of 2500 trees/ha (100%),
number of trees were eliminated to age 6 is 500 trees/ha (20%), age 12 is 700
trees/ha (28%) and age 18 is 750 trees/ha (30%).
(2) At age 6: Distribution curve N - D1.3 peak form a left shift (Sk = 0,308)
and prison (Ku = - 0,248). The shape distribution of N - D1.3 is the most
appropriate Lognormal distribution ( χ 2 = 3,22, P = 0,52). Height distribution
curve with a peak deviation form to (Sk = - 0,717) and sharp (Ku = 1,2).
(3) At age 12: Distribution curve N - D1.3 peak form a right shift (Sk = 0,227) and prison (Ku = - 0,694). The shape distribution of N - D1.3 is the most
appropriate Weibull distribution ( χ 2 = 5,29, P = 0,26). Height distribution curve
with a peak deviation form to (Sk = - 0,189) and prison (Ku = - 0,371).
(4)At age 18: Distribution curve N - D1.3 peak form a right shift (Sk = 0,218) and prison (Ku = - 0,519). The shape distribution of N - D1.3 is the most
appropriate Weibull distribution ( χ 2 = 5,55, P = 0,48). Height distribution curve
with a peak deviation form to (Sk = - 1,187) and sharp (Ku = 1,644).

iv


MỤC LỤC

Trang
TRANG TỰA

i

LỜI CẢM TẠ

ii

TÓM TẮT

iii

SUMMARY

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG


viii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

5

2.1 Điều kiện tự nhiên

5

2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

7

2.3 Tình hình tài nguyên rừng

9

2.4 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

11

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15


3.1 Nội dung nghiên cứu

15

3.2 Phương pháp nghiên cứu

15

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

19

4.1 Đặc điểm của rừng thông ba lá trồng ở MangYang

19

4.2 Cấu trúc của rừng thông ba lá trồng ở MangYang

20

4.3 Một số đề xuất

47

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


50

PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A hoặc T (Năm)

Tuổi cây

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

Cv (%)

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

D1.3 (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực

Dbq, D

Đường kính thân cây ngang ngực bình quân

Dt


Đường kính tán cây

Hvn, H (m)

Chiều cao vút ngọn, chiều cao toàn thân cây

Hbq, H

Chiều cao toàn thân cây bình quân

G (m2/ha)

Tiết diện ngang lâm phần

M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ lâm phần

N (cây/ha)

Số cây hay mật độ lâm phần

F(tn)

Số cây thực nghiệm

F(lt)

Số cây lý thuyết


F(tl)

Tần số tích lũy

P(x)

Tần số tương đối cây thực nghiệm

f(x)

Tần số tương đối cây lý thuyết theo cấp D1.3 và H

F(x)

Tần số tương đối tích lũy

N – D1.3

Phân bố đường kính thân cây

N–H

Phân bố chiều cao thân cây

Sk

Hệ số độ lệch (Skewness)

Ku


Hệ số độ nhọn (Kurtosis)

Sx

Sai số tiêu chuẩn

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Đồ thị mô tả phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
ở tuổi 6

21

Hình 4.2 Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 6 với phân bố Lognormal

23

Hình 4.3 Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 6 với phân bố Gamma

23

Hình 4.4 Đồ thị mô tả phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
ở tuổi 12


27

Hình 4.5 Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 12 với phân bố chuẩn

29

Hình 4.6 Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 12 với phân bố Weibull

29

Hình 4.7 Đồ thị mô tả phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
ở tuổi 18

33

Hình 4.8 Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 18 với phân bố chuẩn

35

Hình 4.9 Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 18 với phân bố Weibull

35

Hình 4.10 Đồ thị mô tả phân bố N - H của lâm phần thông ba lá
tuổi 6


39

Hình 4.11 Đồ thị mô tả phân bố N - H của lâm phần thông ba lá
tuổi 12

42

Hình 4.12 Đồ thị mô tả phân bố N - H của lâm phần thông ba lá
tuổi 18

45

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Đặc trưng thống kê lâm phần thông ba lá ở các tuổi 6, 12 và 18

19

Bảng 4.2 Đặc trưng thống kê đường kính thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 6

20

Bảng 4.3 Phân bố N - D1.3 thực nghiệm của lâm phần thông ba lá tuổi 6

21


Bảng 4.4 Phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá
tuổi 6 được làm phù hợp với phân bố lý thuyết

22

Bảng 4.5 Phân bố xác suất f(x) và xác suất tích lũy F(x) của lâm phần
thông ba lá tuổi 6 theo mô hình phân bố Lognormal

24

Bảng 4.6 Phân bố xác suất f(x) và xác suất tích lũy F(x) của lâm phần
Thông ba lá tuổi 6 theo mô hình phân bố Gamma

25

Bảng 4.7 Đặc trưng thống kê đường kính thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 12

26

Bảng 4.8 Phân bố N - D1.3 thực nghiệm của lâm phần thông ba lá tuổi 12

27

Bảng 4.9 Phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá tuổi 12 được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết

28

Bảng 4.10 Phân bố xác suất f(x) và xác suất tích lũy F(x) của lâm phần

thông tuổi 12 theo mô hình phân bố chuẩn

30

Bảng 4.11 Phân bố xác suất f(x) và xác suất tích lũy F(x) của lâm phần
thông tuổi 12 theo mô hình phân bố Weibull

31

Bảng 4.12 Đặc trưng thống kê đường kính thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 18

32

Bảng 4.13 Phân bố N - D1.3 thực nghiệm của lâm phần thông ba lá tuổi 18

33

Bảng 4.14 Phân bố N - D1.3 của lâm phần thông ba lá tuổi 18
được làm phù hợp với phân bố lý thuyết

viii

34


Bảng 4.15 Phân bố xác suất f(x) và xác suất tích lũy F(x) của lâm phần
thông ba lá tuổi 18 theo mô hình phân bố chuẩn

36


Bảng 4.16 Phân bố xác suất f(x) và xác suất tích lũy F(x) của lâm phần
thông ba lá tuổi 18 theo mô hình phân bố Weibull

37

Bảng 4.17 Đặc trưng thống kê chiều cao thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 6

38

Bảng 4.18 Phân bố N - H thực nghiệm của lâm phần thông ba lá tuổi 6

39

Bảng 4.19 Đặc trưng phân vị chiều cao thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 6

40

Bảng 4.20 Đặc trưng thống kê chiều cao thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 12

41

Bảng 4.21 Phân bố N - H thực nghiệm của lâm phần thông ba lá tuổi 12

42

Bảng 4.22 Đặc trưng phân vị chiều cao thân cây của lâm phần

thông ba lá tuổi 12

43

Bảng 4.23 Đặc trưng thống kê chiều cao thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 18

44

Bảng 4.24 Phân bố N - H thực nghiệm của lâm phần thông ba lá tuổi 18

45

Bảng 4.25 Đặc trưng phân vị chiều cao thân cây của lâm phần
thông ba lá tuổi 18

46

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
“Rừng vàng, biển bạc” là câu nhận xét của ông cha ta về giá trị to lớn của
rừng. Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho con
người như: tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển hóa
các chất cơ bản, cung cấp oxy cho con người và sinh vật sống trên trái đất, duy trì
tính ổn định và màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất,

bảo tồn nguồn nước, cung cấp sản phẩm và nguyên liệu, du lịch, cảnh quan, tác
dụng đối với an ninh - quốc phòng… Nhưng hiện nay rừng đang bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Điều này do nhiều nguyên nhân: trước
hết là sự phát triển không ngừng của xã hội về kỹ thuật công nghệ hiện đại, cùng
với sức ép về sự gia tăng dân số, tình hình di dân tự do, nạn chặt phá rừng bừa bãi
ngày càng gia tăng đã và đang đe dọa đến diện tích rừng cũng như chất lượng
rừng, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Ngày nay, với khoa học kĩ
thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sản
phẩm hóa học nhưng vai trò của gỗ trong đời sống vẫn không thể thay thế được,
nhu cầu về gỗ vẫn là rất lớn. Từ đó vấn đề về quản lý, bảo vệ và phát triển bền
vững tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để
thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự
tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nêu trên bằng cách gia tăng diện tích

1


và nâng cao chất lượng rừng thông qua một số biện pháp lâm sinh phù hợp, tôn
tạo, phát triển và bảo vệ hệ sinh thái rừng thông qua việc giao khoán, quản lý bảo
vệ rừng, nuôi dưỡng, làm giàu diện tích rừng hiện có, hạn chế tối đa sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, đồng thời tăng nhanh diện tích rừng
trồng. Trong vấn đề trồng lại rừng mới, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành
hàng loạt các chương trình trồng rừng, các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi
trọc như: Chương trình 327, chương trình 661, chương trình 5 triệu ha rừng…
bằng nhiều loài cây với các mục đích sử dụng khác nhau. Các loài cây đem trồng
không những góp phần gia tăng, phục hồi lại những diện tích rừng đã bị mất mà
chất lượng của loài cây gỗ đem trồng cũng được quan tâm, phù hợp với sinh thái

và mục đích kinh doanh của từng vùng, bước đầu đã đem lại kết quả rất khả quan.
Tỉnh Gia Lai nói chung và Ban quản lý rừng MangYang nói riêng đã lựa
chọn Thông ba lá là loài cây chủ yếu để trồng trong các chương trình trồng rừng từ
năm 1976 đến nay. Do đó, cần có những tìm hiểu để có những thông tin về cấu
trúc, sinh trưởng, tăng trưởng và trữ lượng của loài thông ba lá trồng cùng với một
số chỉ tiêu khác, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp,
góp phần giải quyết một số vướng mắc của thực tiễn sản xuất trong khi rừng thông
ba lá đang trong giai đoạn phát triển và chiếm một tỷ lệ rất lớn tại lâm trường. Việc
nghiên cứu về cấu trúc rừng là rất quan trọng. Nghiên cứu về cấu trúc rừng sẽ cho
ta thông tin cơ bản để so sánh và phân biệt các quần xã thực vật với nhau. Cấu trúc
rừng còn phản ánh quan hệ phức tạp giữa thực vật và các dạng sống khác cũng như
thực vật với môi trường (sự cạnh tranh, thích nghi và tác động đến hệ sinh thái…),
biểu thị đặc điểm phân bố các cơ quan của các thành phần quần xã theo không gian
và thời gian. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc của rừng trồng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) tại Ban quản lý
rừng phòng hộ MangYang, huyện MangYang, tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ
tháng 03/2012 đến 06/2012 sẽ góp phần nhỏ vào thực tiễn cũng như trong quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững rừng tại khu vực.

2


1.2 Khái niệm về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự tổ chức sắp xếp các thành phần rừng theo không gian và
thời gian, sự phân bố các lớp cây rừng theo chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang
(Nguyễn Văn Thêm, 1995).
Cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu sinh thái học, hệ sinh
thái rừng và đặc biệt để xây dựng mô hình lâm sinh hiệu quả. Giữa cấu trúc rừng
và sinh thái rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ một quy luật cấu trúc
quần thể nào cũng đều có nội dung sinh thái học bên trong nó. Quán triệt quan

điểm sinh thái mới có cơ sở khoa học để giải thích các quy luật cấu trúc của quần
thể thực vật. Cấu trúc quần xã thực vật rừng biểu thị các đặc điểm phân bố các cơ
quan của các thành phần quần xã theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng là
nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình cạnh tranh lẫn nhau giữa
các loài thực vật trong hệ sinh thái rừng. Để tồn tại một loài cây thì cần một diện
tích dinh dưỡng (không gian sinh trưởng) nhất định mà diện tích này biến đổi theo
tuổi cây, điều kiện khí hậu và đất đai. Lượng cây quá nhiều làm tăng sự cạnh tranh
giữa các loài thực vật trong một quần xã, sự cạnh tranh không gian sống làm cho
chúng chèn ép lẫn nhau dẫn đến khả năng chết rất cao và đôi khi mất khả năng tái
sinh bằng hạt và năng lực tái sinh chồi (Xukasov, 1953; Knapp, 1954) (dẫn nguồn
Nguyễn Đức Trung, 2005)
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Mô tả một số đặc điểm cơ bản về hiện trạng của những quần thụ thông ba
lá ở những giai đoạn tuổi khác nhau.
(2) Mô tả và phân tích những đặc trưng cấu trúc đường kính và chiều cao của
những lâm phần thông ba lá ở những giai đoạn tuổi khác nhau để làm cơ sở chọn
lựa và áp dụng những phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lâm phần thông ba lá giai đoạn 6,
12, 18 tuổi được trồng tại Ban quản lý rừng MangYang, huyện MangYang tỉnh Gia
Lai. Nội dung nghiên cứu tập trung làm rõ những đặc trưng phân bố mật độ lâm

3


phần, những đặc trưng phân bố đường kính thân cây (N - D), những đặc trưng
phân bố chiều cao thân cây (N - H) theo tuổi. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất
những mô hình dự đoán phân bố đường kính và chiều cao thân cây.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:

(1) Về lý luận, đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu phân tích cấu trúc của rừng
trồng thông ba lá trong giai đoạn 6 – 18 tuổi.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học
cho việc xây dựng những chỉ tiêu kỹ thuật của chặt nuôi dưỡng rừng trồng thông
ba lá.

4


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng phòng hộ Mang Yang nằm trong khu vực quản lý hành
chính của xã Đăk Jơ Ta, Đăk Yă, Đăk Ta Ley, A Yun và thị trấn Kon Dỡng nằm ở
phía Đông và phía Bắc huyện Mang Yang, cách thị trấn Kon Dỡng 3 km và thành
phố Pleiku 39 km về phía Tây huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Ban quản lý có toạ độ địa lý như sau:
o

o

- Từ 14 2’ đến 14 15’ vĩ độ Bắc
o

o

- Từ 108 15’ đến 108 12’ kinh độ Đông
2.1.2 Phạm vi ranh giới
- Phía Bắc giáp: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và huyện K’Bang

- Phía Đông giáp: Xã Hà Ra và huyện K’Bang
- Phía Nam giáp: Quốc lộ 19
- Phía Tây giáp: Huyện Đăk Đoa
2.1.4 Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên hiện do Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH)
Mang Yang đang quản lý là: 9.617,9 ha, nằm rải rác trên 15 tiểu khu trong lâm
phần mang số hiệu như sau: 436b, 437, 438, 439, 440, 441, 442, 443, 444a, 444b,
445, 449, 497a, 497a1, 497b, 497b1.
2.1.5 Đặc điểm địa hình
o

o

- Độ dốc: trung bình toàn lâm phần là 20 - 25 , cá biệt có nơi > 45 .
- Độ cao: so với mặt biển cao nhất 1.200 m, thấp nhất là 700 m.

5


2.1.6 Điều kiện khí hậu, thủy văn
- BQLRPH Mang Yang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
o

- Nhiệt độ bình quân năm

: 21,7 C

- Nhiệt độ cao nhất

: 36 C


- Nhiệt độ thấp nhất

: 10 C

- Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất

: 24 C

- Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất

:6-7 C

- Độ ẩm trung bình hàng năm

: 82%

o
o

- Tổng lượng mưa bình quân hàng năm

o

o

: 2.234 mm

Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài 6
tháng từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 80 – 90% lượng mưa cả năm và tập trung vào

các tháng 7, tháng 8 và tháng 9, mùa khô 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng bốc hơi bình quân năm: 1058 mm.
- Hướng gió thịnh hành:
* Gió mùa Đông - Bắc thổi về mùa khô.
* Gió mùa Tây - Nam thổi về mùa mưa.
- Tốc độ gió: 3 - 5 m/giây.
Trong vùng không có gió bão và sương muối.
2.1.7 Đặc điểm về đất đai
Ban quản lý rừng phòng hộ Mang Yang nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Gia
Lai, phần lớn diện tích của ban quản lý là đất dốc, địa hình chủ yếu ở đây là đất
dốc khá phức tạp, dốc và chia cắt trung bình, thấp dần từ Bắc xuống Nam tạo
thành địa thế lòng chảo. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 900 m đến 1.200 m, độ dốc
o

o

trung bình từ 20 - 25 , có nơi dốc đến 45 . Độ cao tuyệt đối thấp nhất là: 750 m, độ
cao tuyệt đối cao nhất là 1.478 m. Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông.

6


Theo kết quả xây dựng bản đồ lập địa đất cấp II của Phân viện điều tra quy
hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong lâm phần của Ban quản lý có 2
loại đất chính sau:
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit, phân bố ở vùng núi trung bình,
thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất từ 30 - 100 cm.
+ Đất ẩm được hình thành trên đá Granit, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến
trung bình, tầng đất khá dày ≥ 100 cm.

Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất phù sa ven sông suối, đất dốc tụ
chân núi nhưng diện tích không đáng kể.
Địa chất, thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng các loài cây có tác dụng phòng
hộ như thông ba lá, các loài keo và các loài cây phục vụ sản xuất và đời sống như
cao su, cà phê, tiêu, điều, bời lời... cho năng suất cao.
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Trên địa bàn do Ban quản lý rừng phòng hộ Mang Yang quản lý, bao gồm
các xã Đăk Jơ ta, Đăk Yă, Đăk Tơ Ley, A Yun và thị trấn Kon Dỡng (có 2 làng
nằm hẳn trong lâm phần là Kon Brung và Groi). Thành phần dân tộc chủ yếu là
người Ba Na, Gia Rai, có tổng số hộ là: 4.528 hộ, gồm 21.800 nhân khẩu, 13.589
lao động.
2.2.2 Tình hình xã hội, dân trí, an ninh quốc phòng
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Gia Rai nên tập quán canh tác còn lạc
hậu. Đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư còn
thấp.
Mạng lưới y tế, giáo dục của các xã trong Ban quản lý trong những năm qua
đã được quan tâm. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế, song trang thiết bị
còn nghèo nàn chưa thật sự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập cũng như khám
chữa bệnh của nhân dân.
An ninh quốc phòng trong vùng thời gian qua rất ổn định. Mặc dù có sự tác
động của một số thế lực thù địch bên ngoài và các tổ chức phản động trong nước

7


như: tổ chức Đề ga, đạo Tin lành... rủ rê lôi kéo vượt biên. Nhưng được sự quan
tâm kịp thời của chính quyền địa phương, đi sâu, đi sát, tuyên truyền phổ biến chủ
trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cho đồng bào, nên bà con rất
yên tâm, trong vùng không xảy ra vụ việc nào vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng

đến an ninh quốc phòng.
2.2.3 Đặc điểm kinh tế
Phong tục tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc trong vùng chủ yếu
vẫn là phát nương làm rẫy, chăn nuôi gia súc, một số ít hộ đã biết làm lúa nước và
trồng cây công nghiệp (cà phê). Do tập quán, trình độ canh tác của các hộ gia đình
còn thấp, nên chủ yếu họ canh tác lúa một vụ, diện tích lúa hai vụ còn hạn chế.
Thu nhập chủ yếu từ trồng trọt là lúa, ngô, sắn... song năng xuất còn rất thấp.
Lương thực bình quân đầu người chỉ khoảng 350 kg/người/năm. Tổng giá trị thu
nhập bình quân đầu người khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm.
2.2.4. Kết cấu hạ tầng
- Đường xá: hệ thống giao thông ở Ban quản lý chỉ có đường bộ.
Mạng lưới đường hiện có:
+ Đường dân sinh: 25 km đường kiên cố, rải nhựa.
+ Mạng lưới đường lâm nghiệp trong lâm phần phục vụ các hoạt động sản
xuất của ban quản lý, đã có song còn thiếu, nền đường đất không ổn định, lại đi
qua địa hình dốc nên hàng năm vào mùa mưa nền đường bị sạt lở nhiều chỗ.
Đường này chỉ tu sửa khi có hoạt động khai thác sử dụng lại, nhưng chất lượng
đường còn kém nên việc đi lại và vận chuyển lâm sản chỉ thực hiện được trong
mùa khô. Tổng chiều dài khoảng 50 km.
+ Mạng lưới đường liên thôn, bản: đường mòn nhỏ, nền đất đi lại rất khó
khăn trong mùa mưa.
Mật độ đường ô tô chỉ đạt 3,3 km/1000ha.
- Thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc của Ban quản lý đã được trang bị
tương đối đầy đủ điện thoại hữu tuyến, cán bộ đều có điện thoại di động. Tuy

8


nhiên trụ sở Ban quản lý còn xa trung tâm lâm phần nên công tác chỉ đạo điều
hành công việc còn nhiều khó khăn.

Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội:
Dân cư sinh sống trong địa bàn ban quản lý mật độ thấp và phân bố không
đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm các xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người
Gia Rai. Đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư còn
thấp.
Hệ thống trường học, trạm y tế tuy đã có đến từng xã nhưng trang thiết bị
còn nghèo nàn, thiếu thốn.
Mạng lưới đường trong lâm phần đã có song còn thiếu và chất lượng kém,
nên việc đi lại và vận chuyển nông, lâm sản vào mùa mưa rất khó khăn.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi do người dân trên địa bàn Ban
quản lý thực hiện. Tuy nhiên do trình độ canh tác của các hộ gia đình còn thấp, tập
quán lạc hậu cho nên thu nhập còn rất thấp.
Trong giai đoạn tới, với mô hình và cơ chế mới Ban quản lý sẽ hoạt động
theo hình thức là đầu mối trong những khâu dịch vụ, đầu tư tất cả các hoạt động
sản xuất lâm nông nghiệp trong vùng. Ban quản lý sẽ đóng vai trò tích cực trong
việc giúp đỡ đối với những hộ dân đang sinh sống trong và xung quanh lâm phần
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
2.3 Tình hình tài nguyên rừng
Trong lâm phần BQL quỹ tài nguyên rừng, đất có rừng chiếm 52,8% tổng
diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên chiếm 58,3% diện tích đất có rừng và
rừng trồng chiếm 41,7% diện tích đất có rừng.
Rừng tự nhiên đã qua khai thác nên chất lượng rừng đã bị suy giảm, sự gia
tăng dân số, sức ép về nhu cầu gỗ củi phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt của
nhân dân làm cho rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp về diện tích và chất lượng.
Rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, mật độ cây trồng đạt yêu cầu, độ
che phủ của rừng được nâng cao, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, chống
xói mòn rửa trôi đất.

9



DIỆN
TT

HẠNG MỤC

TÍCH
(ha)

CHIA RA LOẠI
RỪNG
Đất rừng

Đất rừng

Phòng hộ

sản xuất

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

9.617,9

I

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

9125.20

1.


Đất lâm nghiệp

7.023,2

5.342,7

1.680,5

1.1

Đất có rừng

5.079,6

4.807,1

272,5

1.1.1

Đất có rừng tự nhiên

2.963,8

2.891,5

72,3

rừng giàu


31,8

31,8

Rừng trung bình

346,2

346,2

Rừng nghèo

2.585,8

2.513,5

72,3

1.1.2

Đất có rừng trồng

2.115,8

1.915,6

200,2

1.2


Đất chưa có rừng

1.943,6

535,6

1.408,0

Đất trống trảng cỏ (IA)

501,2

127,6

373,6

Đất trống cây bụi (IB)

1.296,6

362,8

933,8

Đất trống cây rải rác (IC)

145,8

45,2


100,6

Đất sản xuất nông nghiệp

2.102,0

Đất trồng cây hàng năm

2.055,2

Đất trồng cây lâu năm

46,8

II

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

492,7

1

Đất ở

328,8

2

Đất quốc phòng, an ninh


140,8

3

Đất sông suối và mặt nước

23,1

( Nguồn: Hiện trạng đất đai tự nhiên chia theo cơ cấu trạng thái và chức
năng – Dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến
2020 của BQLRPH MangYang năm 2011 )

10


2.4 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cụ thể ở đề tài này là những lâm phần thông ba lá
được trồng vào các năm 1994, 2000, 2006 tại ban quản lý rừng phòng hộ
MangYang, huyện MangYang, tỉnh Gia lai, với mật độ trồng ban đầu là 2.500
cây/ha.
Thông ba lá có tên khoa học là: Pinus kesya Royle ex Gordon
Thuộc họ Thông: Pinaceae (Abietaceae)
2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh trưởng
Cây gỗ lớn cao 30 - 36 m, đường kính ngang ngực 60 - 100 cm, thân thẳng,
gỗ màu hồng chứa nhựa. Vỏ màu nâu, nứt dọc và bong thành mảng chồng nhau.
Lá mọc đầu cành thường có 3 lá kim trong một bẹ. Lá dài 10 - 20 cm, màu xanh lá
mạ, lá mọc trên vòng cành. Rễ phát triển nằm ngang, rễ cọc không rõ rệt, rễ cám
có nhiều rễ cộng sinh. Thông ba lá ra hoa vào mùa xuân (tháng 2, 3), quả chín vào

tháng 11, 12 năm sau. Khi chín, hạt tách ra, nón quả hình viên chuỳ dài 5 - 10 cm
và không rụng, hạt có cánh dài 1 - 2 cm để phát tán. Quả có vỏ dày và có rốn rất
rõ, có khi có gai nhọn. Quả có thể tồn tại trên cây đến 9 - 10 năm. Thông ba lá có
thể ra hoa ngay từ lúc 6 - 7 tuổi. Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng đến da cam; tỷ trọng
0,650 - 0,700.
2.4.3 Đặc tính sinh thái
Cây ưa đất chua hoặc ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước
tốt. Chịu được đất nghèo xấu, có nhiều đá hoặc kết vón, không chịu được đất sét
nặng úng nước và bị gley hoá mạnh. Cây ưa ánh sáng mạnh từ lúc còn non đến lúc
trưởng thành. Tái sinh hạt tự nhiên rất nhanh sau khi khai thác, hoặc sau nương rẫy
như cây tiên phong, không tái sinh chồi. Sinh trưởng nhanh, tuổi non mỗi năm tăng
1m chiều cao, 1cm đường kính. Lượng tăng trưởng bình quân đạt 7 - 10 m3/ha/năm
ở rừng thuần loài. Hạn chế đáng chú ý nhất là cây con dễ bị nhiễm bệnh lở cổ rễ và
rơm lá ở giai đoạn vườn ươm, bệnh đuôi chồn ở giai đoạn rừng non và dễ bị cháy
rừng trong mùa khô.

11


2.4.4 Đặc điểm phân bố thông ba lá
Thông ba lá mọc tự nhiên trên các vùng núi cao nhiệt đới (Ấn Độ, Miến
Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Philippin). Ở Việt Nam chúng mọc
thành quần thụ thuần loài hoặc hỗn loài với thông nhựa, du sam và một số cây lá
rộng khác phân bố tập trung ở Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Gia Lai, KonTum và
nhiều nhất là ở Lâm Đồng. Độ cao tuyệt đối 500 - 1000 m, riêng Lâm Đồng từ 900
o

o

- 2500m, nhiệt độ trung bình 18 - 20 C, có nơi 25 C. Ẩm độ tương đối trên 70%.

Lượng mưa từ 1500 - 3000 mm/năm. Ở Lâm Đồng thông ba lá mọc trên các loại
đất feralit màu đỏ vàng hoặc nâu đỏ trên granit, phiến sét, axit và badan, có tầng
dày ít chua và thoát nước tốt.
2.4.5 Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Gỗ thông ba lá được dùng trong ngành xây dựng, kiến trúc, đóng tàu
thuyền,… Nhựa để chế biến ra Côlôphan, tùng dương; dẫn xuất của tinh dầu thông
được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, giấy, dược phẩm… những
mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra do phân bố ở vùng cao, nên rừng thông ba
lá có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện; đồng thời
còn tạo cảnh quan để dùng vào mục đích du lịch và nghỉ dưỡng.
2.4.6 Kỹ thuật trồng thông ba lá
(1) Trồng cây con
Thường ươm cây trong bầu. Cây con đem trồng ở miền Bắc khi 4 - 6 tháng
tuổi, miền Nam 6 - 9 tháng; cây cao 15 - 20 cm, đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4 cm, lá
xanh đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu, bệnh. Vỏ bầu bằng PE thủng đáy, rộng 6
- 7 cm, cao 11 - 12 cm.
Ruột bầu tốt nhất là đất mặt của rừng thông ba lá, đất phải đập nhỏ, trộn với
1% super lân. Nơi không có rừng thông ba lá thì lấy đất ở tầng mặt (0 - 30 cm) trên
có thực bì là cây tế guột (75%) + phân chuồng ủ với lân super hoai mục (24%) +
super lân đập nhỏ (1%). Nên gieo hạt vào vụ thu đông hoặc mùa xuân. Hạt trước
khi gieo phải xử lý, ngâm trong dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% (1 g thuốc/lit
o

nước) trong 30 phút, vớt ra để ráo nước, sau đó ngâm hạt trong nước 45 C (2 sôi +

12


3 lạnh) trong 6 giờ, vớt ra rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi vải (mỗi túi khoảng 2
o


kg hạt) ủ 3 - 5 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước 30 C và thay túi cho đến
khi nứt nanh 30% số hạt thì đem gieo trực tiếp trong bầu (mỗi bầu 2 hạt) hay gieo
vãi trên luống đất hoặc trong nhà thúc mầm với mật độ rất dày (1 kg hạt/1 - 3 m2)
để tạo cây mầm. Cây mầm mọc cao 2 - 3 cm (bằng que diêm) đem cấy vào bầu.
Chăm sóc, tưới đủ ẩm, định kỳ 15 - 20 ngày xới phá váng 1 lần. Cây xấu tưới thúc
2 - 3 lần, mỗi lần 0,1 kg urê + 0,1 kg kali + 0,2 kg lân super hoà với 60 - 80 lít
nước tưới cho 10 m2 bầu ươm, tưới phân xong phải tưới lại bằng nước lã để rửa lá.
Ngừng chăm bón trước khi trồng 1 - 2 tháng.
(2) Trồng rừng sản xuất
Thông ba lá chủ yếu được trồng trên đồi núi trọc, đất trơ sỏi đá hoặc có
trảng cỏ, cây bụi thấp. Nơi có thực bì cao, phát quang toàn diện, cần thiết có thể
đốt; nếu thực bì thấp và thưa, không cần phát bỏ hoặc chỉ phát khu vực hố trồng.
Làm đất trồng theo phương thức trồng rừng cục bộ, hố đào trước khi trồng 1 - 2
tháng, kích thước 30 x 30 x 30 cm hay 40 x 40 x 40 cm.
(3) Thời vụ trồng
Các tỉnh miền Bắc nên trồng vào vụ thu (tháng 8 - 10) hoặc xuân (tháng 2 4). Từ Nghệ An trở vào nên trồng vào vụ thu. Các tỉnh miền Nam trồng vào đầu
mùa mưa.
(4) Mật độ trồng
Nếu trồng lấy gỗ thì 2.000 cây/ha (hàng cách hàng 2,5 m, cây cách cây 2
m), trồng làm nguyên liệu giấy, bảo vệ đất 4.000 cây/ha.
(5) Chăm sóc rừng trồng
Thường kéo dài 3 - 5 năm, mỗi năm 2 - 3 lần phát bỏ cây bụi, dây leo, làm
cỏ, xới đất, vun gốc. Rừng trồng phải trải qua 1 - 2 mùa sinh trưởng tỷ lệ sống mới
được giữ vững, vì vậy 2 - 3 năm đầu phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và
trồng dặm.
Thiết kế băng rộng 10 - 20 m (băng trồng thông rộng 80 - 100 m), trồng cây
lá rộng để chống cháy rừng và hạn chế sâu bệnh phá hại.

13



Nuôi dưỡng rừng thông, tuỳ theo mục đích kinh doanh và các điều kiện cụ
thể khác, số lần tỉa thưa và cường độ tỉa thưa có khác nhau. Riêng kinh doanh lấy
gỗ, lấy nhựa thông, số lần tỉa thưa 2 - 3 lần, lần thứ nhất khi cây trồng được 6 - 7
tuổi, lần thứ 2 cách lần đầu 4 - 5 năm, cường độ tỉa thưa 30 - 50% số cây có trong
lâm phần, số cây cuối cùng giữ lại 1.000 - 1.600 cây/ha. Rừng thông trồng với mục
đích phòng hộ chống xói mòn do nước, làm nguyên liệu giấy nhìn chung không
tỉa, chỉ chặt vệ sinh.

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
(1) Đặc điểm chung của rừng thông ba lá từ 6 - 18 tuổi
(2) Cấu trúc của rừng thông ba lá từ 6 - 18 tuổi
 Phân bố đường kính thân cây (N - D1.3) của rừng thông ba lá từ 6 - 18
tuổi
 Phân bố chiều cao thân cây (N - H) của rừng thông ba lá từ 6 - 18 tuổi
(3) Một số đề xuất
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan niệm sau đây:
(1) Rừng thông ba lá thay đổi theo không gian và thời gian. Vì thế, những
đặc trưng về cấu trúc và sự sinh trưởng của những cá thể hình thành rừng thông ba
lá cần phải được xem xét theo không gian và thời gian hay tuổi quần thụ.
(2) Cấu trúc quần thụ và tình trạng phân hóa các cá thể trong quần thụ thay

đổi tùy theo tuổi, môi trường sống... Vì thế, để điều chỉnh kết cấu và cấu trúc quần
thụ theo những mục tiêu mong muốn, cần phải hiểu rõ động thái cấu trúc và tình
trạng phân hóa các cá thể trong quần thụ tùy theo tuổi.
(3) Để mô tả cấu trúc quần thụ, người ta có thể sử dụng phương pháp mô tả
và phân tích bằng định tính và định lượng. Phương pháp định tính có ưu điểm là dễ
thực hiện, nhưng nhược điểm là không thể chỉ rõ những đặc trưng cấu trúc quần
thụ. Phương pháp định lượng có ưu điểm là chỉ rõ những đặc trưng cấu trúc quần
thụ, đồng thời có thể dự đoán động thái quần thụ theo thời gian. Tuy vậy, nhược

15


×