Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI GỖ RỪNG TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHAN THỊ NGỌC MỸ

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ
TÍCH VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI GỖ
RỪNG TRỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHAN THỊ NGỌC MỸ

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ
TÍCH VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ
RỪNG TRỒNG

Ngành: Chế biến Lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi luôn nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô cùng sự động viên khích lệ từ gia đình và bạn
bè. Qua đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô bộ môn Chế
Biến Lâm Sản đã không ngừng quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ và giảng dạy
chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tập thể cán bộ và nhân viên công ty gỗ Trường Tiền và công ty gỗ Á Châu
đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình gia công mẫu gỗ.
Trung tâm nghiên cứu Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy − Trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Ks. Nguyễn Văn Tiến đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thử ứng suất và thử nén gỗ.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Ths. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
và thầy PGS. Phạm Ngọc Nam đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2012
Phan Thị Ngọc Mỹ

i



TÓM TẮT
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và các tính chất
cơ lý của một số loại gỗ rừng trồng”.
2. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 23/02/2012 đến 15/06/2012.
3. Địa điểm nghiên cứu:
− Phòng thí nghiệm Khoa học gỗ − Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
− Phòng thí nghiệm Chế biến lâm sản, Giấy và bột giấy – Trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
− Mẫu được gia công tại xưởng cưa xẻ Công ty gỗ Trường Tiền (Trường Đại học
Nông Lâm – Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. Hồ CHí Minh).
4. Phương pháp nghiên cứu:
− Chọn thanh, cắt khúc gia công mẫu, xác định các chỉ tiêu vật lý và cơ học
của gỗ theo các TCVN từ 340− 1970 đến 363− 1970 và theo tiêu chuẩn ASTM của
Trung tâm Nghiên cứu Chế biến lâm sản – Trường đại học Nông Lâm TP. HCM.
− Sử dụng phần mềm Excel và phương pháp thống kê để đánh giá các kết
quả thu được.
− Dựa vào phương pháp mô hình hóa thống kê nhằm xây dựng các hàm toán
học và đồ thị biểu diễn kết quả nghiên cứu.
5. Kết quả
Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và các tính chất cơ lý của một số loại gỗ rừng trồng.
+ Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và độ hút nước:
y  133,7 x 0, 28

+ Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút thể tích:
y  0,31x  11,29

+ Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút tiếp tuyến:
y  1,68 ln( x)  6,95


+ Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút xuyên tâm:
y  0,78 ln( x)  3,54

ii


+ Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và ứng suất nén:
y  3,24 x  520,41

+ Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và ứng suất uốn tĩnh:
y  35,71x  877,74

iii


MỤC LỤC
TRANG

Lời cảm tạ.....................................................................................................................i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Mục lục.......................................................................................................................iv
Danh sách các ký hiệu và chữ viết tắt ........................................................................vi
Danh sách các hình................................................................................................... vii
Danh SáchCác Bảng ................................................................................................ viii
Danh sách các đồ thị ................................................................................................. ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 2: TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Tình hình tài nguyên rừng ................................................................................. 3
2.1.1 Trên thế giới .............................................................................................. 3
2.1.2 Tại Việt Nam .............................................................................................. 4

2.2 Giới thiệu sơ lược các loại cây dùng khảo sát .................................................. 5
2.2.1 Cây Phi lao ................................................................................................. 5
2.2.2 Cây Keo lá tràm ......................................................................................... 8
2.2.3 Cây Keo lai ...............................................................................................10
2.2.4 Cây Cao su ...............................................................................................13
2.2.5 Cây Bạch đàn trắng ..................................................................................16
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................18
3.1 Mục tiêu đề tài .................................................................................................18
3.2 Vật liệu khảo sát ..............................................................................................18
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................18
3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................18
3.4.1 Phương pháp khảo sát tính chất vật lý .....................................................19
3.4.2 Phương pháp khảo sát tính chất cơ học....................................................23

iv


3.5 Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................26
4.1 Tính chất vật lý................................................................................................26
4.1.1 Khối lượng thể tích các loại gỗ ................................................................26
4.1.2 Độ hút nước của các loại gỗ .....................................................................28
4.1.3 Tỷ lệ co rút các loại gỗ .............................................................................29
4.2 Tính chất cơ học ..............................................................................................30
4.2.1 Ứng suất nén dọc ......................................................................................31
4.2.2 Ứng suất uốn tĩnh các loại gỗ...................................................................32
4.3 Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và một số tính chất cơ lý của các loại gỗ
...............................................................................................................................33
4.3.1 Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và độ hút nước ...............................33
4.3.2 Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút .................................35

4.3.4 Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và ứng suất nén dọc .......................40
4.3.5 Mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và ứng suất uốn tĩnh ......................42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................45
5.1. Kết luận ..........................................................................................................45
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48
PHỤ LỤC ..................................................................................................................50

v


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

THỨ NGUYÊN

Wn

Độ hút nước

m0

Khối lượng khô kiệt

g

ma


Khối lượng sau khi hút nước

g

%

Yvcr,Yttcr, Yxtcr, Ylcr Tỷ lệ co rút thể tích, tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

%

TT, XT, L

Kích thước chiều tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

mm

Vt

Thể tích gỗ tươi

cm3

V0

Thể tích gỗ khô kiệt

cm3

Vtb


Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng

cm3

Dcb, D0, Dkk

Khối lượng thể tích cơ bản, khô kiệt, khô trong không khí g/cm3

σnd

Ứng suất nén dọc

(kG/cm2)

σut

Ứng suất uốn tĩnh

(kG/cm2)

σndLT

Ứng suất nén dọc lý thuyết

(kG/cm2)

σndTN

Ứng suất nén dọc thực nghiệm


(kG/cm2)

σutLT

Ứng suất uốn tĩnh lý thuyết

(kG/cm2)

σutTN

Ứng suất uốn tĩnh thực nghiệm

(kG/cm2)

X

Sd

Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

Cv

Hệ số biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

ASTM

American Society for Testing and Materials (Hiệp hội Kiểm



nghiệm và vật liệu)
LT, TN

Lý thuyết, thực nghiệm

Mixen

mixencellulose

NNPTNT

Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG


Hình 2.1: Cây Phi lao ................................................................................................. 5
Hình 2.2: Mẫu thô đại gỗ Phi lao ............................................................................... 7
Hnh 2.3: Keo lá tràm .................................................................................................. 8
Hình 2.4: Mẫu thô đại gỗ Keo lá tràm ......................................................................10
Hình 2.5: Cây Keo lai ...............................................................................................10
Hình 2.6: Mẫu thô đại gỗ Keo lai .............................................................................12
Hình 2.7: Cây Cao su................................................................................................13
Hình 2.8: Mẫu thô đại gỗ Cao su..............................................................................15
Hình 2.9: Cây Bạch đàn trắng ..................................................................................16
Hình 2.10: Mẫu thô đại gỗ Bạch đàn trắng ..............................................................17
Hình 3.1: Mẫu xác định khối lượng thể tích ............................................................20
Hình 3.2: Mẫu xác định tính hút nước......................................................................21
Hình 3.3: Mẫu thử ứng suất nén dọc ........................................................................23
Hình 3.4: Hình thức phá hủy mẫu gỗ .......................................................................23
Hình 3.5: Mẫu thử ứng suất uốn tĩnh .......................................................................24
Hình 3.6: Hình thức phá hủy mẫu gỗ .......................................................................24

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Bảng phân nhóm gỗ theo KLTT theo TCVN 1072 – 1971 .....................26
Bảng 4.2: Khối lượng thể tích của các loại gỗ (g/cm3) ...........................................27
Bảng 4.3: Độ hút nước của các loại gỗ khảo sát ......................................................28

Bảng 4.4: Tỷ lệ co rút của các loại gỗ ......................................................................29
Bảng 4.5: Hệ số α điều chỉnh độ ẩm ........................................................................30
Bảng 4.6: Tính chất cơ lý của gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1072 – 71) ....30
Bảng 4.7: Ứng suất nén dọc của các loại gỗ ............................................................31
Bảng 4.8: Ứng suất uốn tĩnh của các loại gỗ ............................................................32
Bảng 4.9: Khối lượng thể tích và độ hút nước tối đa của các loại gỗ ......................34
Bảng 4.10: Khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút thể tích của các loại gỗ ...................36
Bảng 4.11: Khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút tiếp tuyến của các loại gỗ ...............37
Bảng 4.12: Khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút xuyên tâm của các loại gỗ ..............38
Bảng 4.13: Khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút theo chiều dài của các loại gỗ .........38
Bảng 4.14: Khối lượng thể tích và ứng suất nén dọc các loại gỗ khảo sát...............41
Bảng 4.15: Dự đoán ứng suất nén dọc của một số loại gỗ thuộc phạm vi gỗ rừng
trồng. .........................................................................................................................42
Bảng 4.16: Khối lượng thể tích và ứng suất uốn tĩnh của các loại gỗ khảo sáT ......43
Bảng 4.17: Dự đoán ứng suất uốn tĩnh của một số loại gỗ thuộc phạm vi gỗ rừng
trồng. .........................................................................................................................44

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ

TRANG

Đồ thị 4.1: Đường biểu diễn độ hút nước của các loại gỗ khảo sát .........................28
Đồ thị 4.2: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và độ hút nước
của các gỗ khảo sát ....................................................................................................34
Đồ thị 4.3: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút thể

tích của các loại gỗ khảo sát ......................................................................................36
Đồ thị 4.4: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút theo
chiều tiếp tuyến của các loại gỗ khảo sát ..................................................................37
Đồ thị 4.5: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút theo
chiều xuyên tâm của các loại gỗ khảo sát .................................................................38
Đồ thị 4.6: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút theo
chiều dài của các loại gỗ khảo sát .............................................................................39
Đồ thị 4.7: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và ứng suất nén
dọc thớ của các loại gỗ khảo sát................................................................................41
Đồ thị 4.8: Đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng thể tích và ứng suất uốn
tĩnh của các loại gỗ khảo sát .....................................................................................43

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại và có mối quan hệ mật thiết
với con người ngay từ thuở sơ khai cho đến xã hội hiện đại ngày nay. Rừng không
chỉ góp phần tạo nên môi trường sống hài hòa mà còn cung cấp cho con người
nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhiều mục đích sống khác nhau, chiếm giữ vai trò
kinh tế lớn trong quá trình phát triển của nhân loại.
Và một trong những giá trị quý giá từ rừng mang lại mà chúng ta không thể
không nhắc tới là nguồn nguyên liệu gỗ. Gỗ là loại nguyên liệu được con người biết
đến từ rất lâu đời, đã sớm được khai thác và sử dụng nhằm phục vụ nhiều mục đích
sống khác nhau của xã hội như sưởi ấm, nấu nướng, xây dựng nhà cửa, cầu
đường…Ngoài ra, gỗ còn được biết đến như một nguyên liệu quan trọng cung cấp
cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp đóng tàu…Có thể nói, với đặc
tính đa dụng nên gỗ không thể thiếu trong đời sống của con người.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng gỗ càng cao, và để đáp

ứng được nhu cầu đó con người đã khai thác gỗ từ rừng ngày một nhiều hơn, cùng
với các vấn đề về sâu bệnh, cháy rừng…đã dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị thu
hẹp và khả năng cung cấp gỗ từ rừng cũng giảm đi một cách đáng kể. Trong khi đó,
chế biến gỗ là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao ở Việt Nam. Sự
tăng trưởng này là dấu hiệu đáng mừng, song nhìn xa hơn, nhiều chuyên gia trong
ngành đã không khỏi lo ngại bởi hàng năm nước ta đã phải nhập khẩu rất nhiều gỗ
nguyên liệu. Nhằm giải quyết vấn đề trên, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam đã phát động hưởng ứng năm Quốc tế về rừng 2011 và Thập kỷ
Quốc tế về phòng chống sa mạc hóa 2011−2020 do Liên hiệp quốc khởi xướng
nhằm phục hồi lại nhiều diện tích rừng đã bị mất và tạo nguồn nguyên liệu ổn định
hơn cho công nghiệp chế biến gỗ. Kết quả gỗ rừng trồng đã cung cấp được phần nào
nhu cầu về gỗ, đồng thời làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên. Tuy nhiên, với mức

1


tiêu thụ gỗ ngày càng cao thì nguyên liệu gỗ rừng trồng trong thời điểm hiện tại vẫn
không thể đáp ứng đủ. Do vậy, việc tối ưu hóa sử dụng gỗ và tìm ra những ngồn
nguyên liệu mới bổ sung phục vụ cho sản xuất là những giải pháp đang rất được
quan tâm. Vậy làm thế nào để cụ thể hóa và thực hiện các giải pháp trên một cách
thuyết phục nhất?.
Như ta đã biết, gỗ luôn là loại vật liệu được ưa chuộng. Từ ngàn xưa và cho
đến tận hôm nay, các sản phẩm từ gỗ luôn có những ưu điểm mà những loại vật liệu
khác không thể thay thế. Tuy nhiên để hiểu rõ và sử dụng gỗ đúng mục đích nhằm
tối ưu hóa việc sử dụng là điều không dể dàng bởi gỗ có tính dị hướng, không đồng
nhất. Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng, khí hậu, thổ nhưỡng mà đặc tính của
từng loài, từng cây, thậm chí các vị trí khác nhau trên cùng thân cây cũng rất khác
nhau. Vì vậy việc xác định khối lượng thể tích, các tính chất cơ học và khảo sát mối
liên hệ giữa chúng là một việc làm cần thiết, đặc biệt như trong bối cảnh hiện nay
rừng tự nhiên đang dần cạn kiệt và rừng trồng chưa thể góp phần thay thế. Thông

qua việc xác lập phương trình tương quan thể hiện mối liên hệ giữa khối lượng thể
tích và một số tính chất cơ lý của các loại gỗ sẽ giúp ta dự đoán và giải thích các
hiện tượng xảy ra trong quá trình gia công chế biến tạo cơ sở cho việc sử dụng phù
hợp nguồn nguyên liệu, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng gỗ và các sản phẩm từ gỗ
ngày càng cao của con người một cách tiết kiệm và hợp lý nhất. Vì vậy, được sự
đồng ý của Khoa Lâm Nghệp – Bộ môn Chế Biến Lâm Sản Trường Đại Học Nông
Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn tận tình của cô ThS. Nguyễn
Thị Ánh Nguyệt, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khối lượng thể
tích và các tính chất cơ lý của một số loại gỗ rừng trồng”

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình tài nguyên rừng
2.1.1 Trên thế giới [13]
Do nhu cầu đất giành cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một tăng,
đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu rừng bị
tàn phá khiến diện tích rừng trên thế giới đã thu hẹp đáng kể. Phóng viên
Thông tấn xã Việt Nam dẫn số liệu của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo ở Munich,
Đức công bố ngày 19/1 cho biết từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng trên trái
đất đã giảm 3 %, tức trung bình mỗi ngày mất 20.000 ha rừng. Đây là hiện
tượng đáng báo động ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là ở Brazil và Sudan, rừng đã
bị tàn phá vô tội vạ, 47 % diện tích rừng thế giới hàng năm bị thu hẹp trước hết
ở hai nước này. Ở Brazil và Sudan, người ta phá rừng để trồng cây cọ dừa và
đậu tương lấy dầu và các loại cây sản xuất nhiên liệu sinh học. Việc khai thác
bừa bãi các khu rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới đã gây tổn hại rất lớn cho
môi trường khí hậu toàn cầu. Riêng việc đốt rừng khai hoang và cháy rừng
hàng năm đã sản sinh ra bầu khí quyển khoảng 650 triệu tấn khí CO2.

Nhìn chung, nạn phá rừng đã góp tới 20 % khí thải CO2 gây hiệu ứng
nhà kính nên việc bảo vệ rừng và trồng rừng là một trong những hành động tác
động tích cực tới chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu của cộng đồng thế
giới hiện nay. Hiện Trung Quốc và Rwanda là hai nước được các nhà nghiên
cứu đánh giá cao chương trình tái trồng rừng. Những năm gần đây, diện tích
trồng rừng của Trung Quốc đã tăng 4 triệu ha (2,2 %), chiếm 73 % diện tích
phát triển rừng toàn cầu. Trong khi đó, tại Rwanda, diện tích rừng tái sinh trong
các năm từ 2000 đến 2005, mỗi năm tăng trung bình 6,9 %.

3


2.1.2 Tại Việt Nam
Bộ NNPTNT vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc tính đến ngày
31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, nhiều hơn 140.070 ha so với
năm 2008, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là
2.919.538 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc năm 2009 là 39,1 %; tăng 0,4 % so với
năm 2008. Sự thay đổi trên chủ yếu do diện tích rừng trồng tăng. Năm 2009, nước
ta trồng mới được 359.409 ha rừng, trong đó có 7.599 ha rừng đặc dụng; 70.826 ha
rừng phòng hộ; 267.597 ha rừng sản xuất và 13.387 ha loại rừng khác. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính trên tổng diện tích rừng, đến hết năm
2009, nước ta có 1.992.316 ha rừng đặc dụng, 4.762.136 ha rừng phòng hộ và
6.020.649 ha rừng sản xuất, không kể 124.333 ha diện tích rừng khác ngoài 3 loại
rừng trên. Cũng tính đến thời điểm 31/12/2009, diện tích rừng gỗ là 8.235.838 ha
(trong năm 2009 đã có thêm 29.202 ha diện tích rừng). Tuy nhiên, diện tích rừng tre
nứa giảm trong năm 2009 là 11.809 ha, chỉ còn 621.454 ha; rừng ngập mặn trong
năm 2009 giảm 181 ha, còn 60.603 ha. Rừng trồng cây đặc sản chiếm 206.730 ha,
tức trong năm 2009 tăng được 4.591 ha. Theo tính toán sơ bộ của Bộ NNPTNT, đến
cuối năm 2010 cả nước có 13.390.000 ha rừng và còn 2.850.000 ha đất trống quy
hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Và trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt

Nam giai đoạn 2006 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu
nâng độ che phủ rừng lên 42 % - 43 % vào năm 2010 và 47 % vào năm 2020 (Số
liệu diện tích rừng toàn quốc năm 2009 được Bộ NNPTNT công bố tại Quyết định
2140/QĐ-BNN-TCLN) [14].
Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cho biết, hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch
rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi, một số chính sách phát triển lâm nghiệp được
ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản
xuất. Nhờ đó, trong năm 2010, diện tích rừng trồng tập trung trên cả nước tăng
mạnh, ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9 % so với năm 2009. Một số địa phương
có diện tích rừng trồng mới đạt cao là: Hà Giang 15,5 nghìn ha; Tuyên Quang 15,5
nghìn ha; Yên Bái 14 nghìn ha; Thanh Hóa 15,3 nghìn ha; Nghệ An 14,1 nghìn ha;

4


Quảng Nam 10,5 nghìn ha. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 ước tính đạt 4042,6
nghìn m3, tăng 7,3 % so với năm trước. Những địa phương có sản lượng gỗ khai
thác lớn là: Phú Thọ 243,5 nghìn m3; Bình Định 208 nghìn m3; Yên Bái 200,1 nghìn
m3; Quảng Nam 189 nghìn m3; Hòa Bình 139,4 nghìn m3; Quảng Bình 104 nghìn
m3;Tuyên Quang 117,6 nghìn m3; Hà Giang 72,9 nghìn m3...
Cũng trong năm 2010, diện tích khoanh trồng tái sinh rừng đạt 1085,3 nghìn
ha, tăng 5,2 % so với năm 2009; diện tích rừng được chăm sóc 507,8 nghìn ha, tăng
4,5 % so với năm 2009; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 181,5 triệu cây, tăng
0,6 % so với năm 2009. Công tác bảo vệ rừng và tuyên truyền phòng chống cháy
rừng luôn được các địa phương quan tâm và tổ chức triển khai đến các thôn, bản.
Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2010 là 7781 ha, trong đó diện tích
rừng bị cháy 6723 ha, diện tích rừng bị chặt phá 1058 ha. Các địa phương có diện
tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 842 ha; Lào Cai 795,5 ha; Yên Bái 740,5 ha;
Sơn La 663 ha; Cao Bằng 232,3 ha; Quảng Trị 180 ha; Kom Tum 171 ha; Đồng
Tháp 130,4 ha; Nghệ An 115,3 ha [15].

2.2 Giới thiệu sơ lược các loại cây dùng khảo sát
2.2.1 Cây Phi lao
− Tên Việt Nam: Xi lao, Dương liễu
− Tên khoa học:Casuarina Equisetifolia
− Bộ Phi lao: Fagales
− Họ Phi lao: Casuarinaceae

Hình 2.1: Cây Phi lao
2.2.1.1 Nguồn gốc vùng phân bố tự nhiên
− Trên thế giới: Phi lao (thuộc họ Phi lao− Casuarinaceae) là một họ nằm
trong giới thực vật hai lá mầm thuộc về bộ Fagales bao gồm 3 hoặc 4 chi, tùy theo
hệ thống phân loại, với khoảng 70 loài cây thân gỗ và cây bụi. Cây nguyên sản ở

5


Indonexia, Malaysia và các đảo trên Thái bình dương, hiện nay đã được trồng hầu
hết ở các nước Châu Á và Châu Phi nhiệt đới.
− Tại Việt Nam: Cây Phi lao được trồng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1896
do linh mục Mery (một vị linh mục người Pháp). Phi lao được trồng trước tiên ở
một vùng đất nhỏ chạy dài với phía Đông là biển, phía Tây là phá Tam Giang, dọc
bờ biển là những cồn cát trắng, hàng năm thường có bảo cát và sống thần. Hiện nay
Phi lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của Việt Nam. Hầu hết
các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng Phi lao trên các bãi cát
ven biển. Nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam trồng Phi lao làm cây chắn gió, cây ven
đường lấy bóng mát, hay trong công viên làm cây cảnh.
2.2.1.2 Đặc điểm sinh thái
* Điều kiện khí hậu
Phi lao có phạm vi thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực xích đạo
mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm và không có mùa khô) đến khu

vực khí hậu gió mùa (lượng mưa thấp từ 700 − 800 mm và mùa khô kéo dài 6 − 7
tháng). Tại các khu vực này, Phi lao thường sống trên các bãi cát ven biển.
* Điều kiện đất đai
Thích hợp các loại đất cát pha nhẹ, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH 6,5 − 7,0.
Cây Phi lao cũng có thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành
phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5. Nhưng trên đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng, lẫn
nhiều đá, đất có thành phần cơ giới nặng, bí chặt, độ pH 4 − 4,5, cây sinh trưởng rất
kém, lá vàng đỏ, thường biến dạng thành cây bụi, thấp, thân nhỏ, cành loà xoà trên
mặt đất hoặc bị chết dần.
2.2.1.3 Đặc điểm sinh học
Cây gỗ thường xanh, trung bình hay lớn, cao 15 − 25 cm, đường kính 20 − 40 cm
hay hơn.
− Vỏ cây: Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng.
− Cành: Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây và làm nhiệm vụ quang hợp thay
cho lá.

6


− Lá cây: Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành, dài 1 − 2 mm.
− Rễ cây: Rễ có đốt như các cây họ Đậu. Rễ cọc có khả năng ăn sâu đến 2 m,
rễ ngang lan rộng và có vi khuẩn cố định đạm Frankia.
− Hoa: Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa đực hình đuôi sóc gồm rất nhiều hoa
đực mọc vòng, không có bao hoa; chỉ gồm 1 nhị, lúc đầu có chỉ ngắn, sau kéo dài bao
phấn hai ô. Cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành bên, hoa cái cũng không có bao
hoa, đính vào nách của một lá bắc. Bầu một ô, hai noãn, nhưng chỉ một noãn phát
triển. Quả tập hợp trong một cụm quả (quả phức) hình bầu dục, hoá gỗ với các lá bắc
tồn tại. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 − 4 và quả chín vào khoảng tháng 8 − 9.
2.2.1.4 Đặc điểm cấu tạo thô đại


Hình 2.2: Mẫu thô đại gỗ Phi lao
Phi lao là một loại gỗ lá kim có gỗ sớm, gỗ muộn phân biệt; tia gỗ bé, khó nhận biết
bằng mắt thường. Gỗ màu nâu nhạt, mềm, thớ hơi khô, gỗ muộn có màu đậm, dễ bị
mối mọt nhưng không bị cong vênh, chịu được ẩm ướt.
2.2.1.5 Giá trị sử dụng
− Vỏ Phi lao chứa tanin (đạt khoảng 11 − 18 % trọng lượng vỏ) nên thường
được dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá.
− Gỗ thường được dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột điện, và
làm củi. Đây là loại củi tốt nhất trong các loài cây, ngay cả khi tươi củi cũng cháy
tốt. Nhiệt lượng của gỗ là 24.000 kJ/kg và nhiệt lượng của than từ gỗ Phi lao là trên
33.500 kJ/kg. Cành, lá Phi lao rụng dưới rừng là nguồn củi đun chủ yếu cho nhân
dân ở nhiều vùng ven biển.

7


− Lá cây nhiều cellulose nên dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt
cho trâu bò.
− Đây cũng là loại cây trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Gần đây một số dự án trồng Phi lao
ven biển để làm nguyên liệu giấy và ván dăm đã được tiến hành thử nghiệm ở một
số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
− Phi lao cũng được dùng làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa tiêu chảy và lị.
− Do các cành và thân Phi lao chịu cắt uốn nên còn dùng làm cây cảnh, cây
bóng mát và bonsai.
2.2.2 Giới thiệu về cây Keo lá tràm

− Tên Việt Nam: Keo lá tràm, Tràm bông vàng
− Tên khoa học: Acacia auriculaeformis
− Bộ: Đậu − Fabales

− Họ: Đậu − Fabaceae
Hình 2.3: Keo lá tràm
2.2.2.1 Nguồn gốc phân bố tự nhiên
− Trên thế giới: Keo lá tràm có phân bố tự nhiên ở Australia và nhiều vùng
của Papua Niu Ghine kéo dài tới Irian Jaya và quần đảo Kai của Indonexia. Hiện
nay cây được trồng rộng rãi ở Indonexia, Malaixia, Srilanca, Ấn độ…
− Tại Việt Nam: Có khoảng 20 loại keo nguồn gốc từ Australia được trồng
tại Việt Nam từ năm 1960, sau này đã được trồng mở rộng ra nhiều vùng sinh thái
trong cả nước, có một số loài được trồng trên vùng đất cát ven biển. Hiện nay, Keo
lá tràm được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh miền nam từ Quảng nam, Đà nẵng, Gia lai,
Kon tum cho tới Kiên giang.

8


2.2.2.2 Đặc điểm sinh thái
* Điều kiện khí hậu
Keo lá tràm là loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh ở vùng có khí hậu nóng ẩm hoặc
cận ẩm, nhiệt độ trung bình năm 240C, lượng mưa trung bình 2000 − 2500 mm/năm.
Cây có thể chịu được hạn cao, sống được ở những vùng khô hạn. Tuy nhiên
khả năng sinh trưởng và phát triển thường thấp, cành nhánh nhiều. Ở những nơi có
gió mạnh và xoáy, Keo lá tràm thường bị gãy cành hoặc bị gãy ngang thân.
* Điều kiện đất đai
Cây sống được trên nhiều loại đất như đất pha cát ven biển, đất bazan, đất bồi tụ,
đất phù sa cổ…
2.2.2.3 Đặc điểm sinh học
Cây gỗ thường xanh, cao 25 − 30 m, đường kính 60 − 80 cm, tán lớn, màu xanh
thẫm, thân hình trụ tròn thẳng.
− Vỏ cây: Vỏ thân màu xanh đen, nứt dọc, tạo thành rãnh nhỏ, sâu 2 − 3 mm,
khoảng cách 4 − 5 mm. Thịt vỏ dày 7 − 9 mm, màu xám trắng. Cành non hơi dẹt,

nhẵn, màu xanh lục.
− Lá cây: Lá đơn nguyên, mọc cách, hình lưỡi hái (dài 7 − 17 cm, rộng 1,5 −
2,7 cm), màu xanh lục, nhẵn bóng, đầu và gốc lá nhọn có 6 − 8 gân hình cung song
song. Cuống lá dài 1,5 mm.
− Hoa: Hoa lưỡng tính mọc cụm hình bông, ở kẽ lá. Bông dài 4 − 8 cm,
mang nhiều hoa nhỏ màu vàng. Cánh dài màu xanh, hợp nhau ở gốc thành hình
chuông. Cánh tràng màu vàng. Nhị đực nhiều, rời nhau. Bầu nhỏ không cuống,
nhiều noãn, vòi nhụy hình sợi.
− Quả: Quả dẹt, mỏng dài 7 − 8 cm, rộng 1,2 − 1,4 cm, nhẵn, có 5 − 7 hạt.
Khi già, quả cong và cuộn lại thành hình trôn óc không đều, mép ngoài của quả gợn
sóng như hình vành tai. Vỏ quả cứng, giòn, khi chín và khô có màu xám. Khi chín,
vỏ quả nứt ra cho các hạt màu nâu hoặc màu đen có dây rốn màu vàng. Hoa và quả
ra rải rác từ tháng 7 đến tháng 10.

9


2.2.2.4 Đặc điểm cấu tạo thô đại

Hình 2.4: Mẫu thô đại gỗ Keo lá tràm
Keo lá tràm thuộc loại gỗ lá rộng có giác lõi phân biệt. Khi mới chặt hạ, gỗ giác có
màu hồng nhạt, khi khô có màu vàng nhạt; gỗ lõi có màu nâu đỏ sau chuyển sang
màu nâu vàng, có phản quang mạnh. Tính chất cơ lý của hai phần trên cũng có sự
khác nhau, gỗ lõi cứng hơn gỗ giác và gỗ giác dẻo dai hơn gỗ lõi. Vòng sinh tưởng
phân biệt rõ ràng nhưng không dứt khoát, thường rộng từ 2 − 3 mm. Mặt gỗ trung
bình, gỗ khá thẳng thớ. Gỗ cứng và nặng trung bình, thích hợp với việc gia công
nhiều loại hình sản phẩm khác nhau.
2.2.2.5 Giá trị sử dụng
Gỗ Keo lá tràm thường được dùng làm gỗ xây dựng, đồ mộc gia dụng, trang
trí nội thất và đồ mĩ nghệ cao cấp. Đặc biệt hiện nay còn được dùng sản xuất nhiều

sản phẩm xuất khẩu có giá trị như ván ghép thanh, kệ sách, kệ tivi…Ngoài ra, Keo
lá tràm còn có tiềm năng bột giấy khá cao.
2.2.3 Cây Keo lai
− Tên Việt Nam: Keo lai
− Tên khoa học: Acacia hydrid
− Họ: Đậu (Leguminosae)
− Họ phụ: Trinh nữ (Minosaceae)
Hình 2.5: Cây Keo lai

10


2.2.3.1 Nguồn gốc phân bố tự nhiên
− Trên thế giới: Cây nguyên sản ở Australia và hiện nay được trồng phổ biến
ở Đông Nam Á.
− Tại Việt Nam: Cây Keo lai được du nhập vào Việt Nam từ khoảng năm
1960 và hiện nay được trồng rộng rãi trên toàn quốc. Cây mọc tốt trên các dạng đất,
thích nghi nhất là ở các vùng Tây bắc, Đông bắc, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây
nguyên, Đông nam bộ…
2.2.3.2 Đặc điểm sinh thái
Keo lai là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh
và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Cây Keo lai có độ
sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Keo lai được tạo ra bằng cách cho lai hữu tính
hoặc vô tính hai loài cây Keo lá tràm và Keo tai tượng, tuy nhiên nhằm hạn chế tình
trạng phân ly của giống lai, Keo lai thường được tạo cây con bằng phương pháp vô
tính (giâm hom). Điều kiện sinh trưởng cần có của Keo lai được cụ thể như sau:
* Điều kiện khí hậu:
Cây thích nghi với nơi có nhiệt độ trung bình năm từ 20oC − 30oC, lượng
mưa thích hợp từ 1.500 − 1.800 mm, độ cao <500 m.
* Điều kiện đất đai:

Cây keo lai rất thích hợp với các loại đất như: cát pha, thịt pha, feralit. Mọc
tốt trên đất có độ pH từ 3 − 7. Độ dày tầng đất hữu hiệu từ 50 cm trở lên. Nhìn
chung cây Keo lai sinh trưởng nhanh trên các vùng có khí hậu ẩm, ở nước ta các
vùng lập địa mà Keo lá tràm và Keo tai tượng sinh trưởng được thì Keo lai cũng có
thể sinh trưởng và phát triển.
2.2.3.3 Đặc điểm sinh học
Keo lai là loài ưa sáng, mọc nhanh do thừa hưởng được những ưu điểm từ cây bố và mẹ,
và mang những điểm trung gian của Keo lá tràm và Keo tai tượng.
− Thân cây: Thân thẳng, tròn đều, tỉa cành tự nhiên tốt, phân cành cao,
thường có hai thân mọc từ gốc. Thân và cành chịu lực kém, giòn, thường hay bị gãy
ngang thân cây khi gặp gió bão hoặc gió mạnh, khi cây còn nhỏ hoặc khi đã lớn.

11


− Vỏ cây: Khi còn nhỏ, vỏ thân có màu trắng xanh, không nứt. Khi lớn, vỏ
thân chuyển sang màu nâu, thường nứt thành những rãnh nhỏ và sâu.
− Lá cây: Lá Keo lai có hình dáng và kích thước trung gian giữa hai loài bố
và mẹ. Lá có dạng lá kép, hình dáng lá thon và nhỏ. Chiều dài lá từ 15− 20 cm,
chiều rộng lá từ 4 − 6 cm, có từ 3 − 4 gân chính. Ngoài ra ở nách lá còn có tuyến
mật là thức ăn cho ong, nhờ đặc điểm này mà hiện nay người trồng Keo lai đã tiến
hành nuôi thả ong dưới rừng Keo nhằm tăng thêm thu nhập.
− Rễ cây: Rễ keo lai có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm (rhizobium)
nên có khả năng lớn về cải tạo đất, tán lá Keo lai phát triển cân đối, rễ phát triển sâu.
− Hoa: Keo lai có hoa màu trắng bạc, hoa tự hình bông. Cây ra hoa 2 lần
trong năm, lần thứ nhất vào tháng 3 − 4, quả chín vào tháng 5 − 8; lần thứ hai cây ra
hoa vào khoảng tháng 8 − 9 và quả chín vào tháng 12 − 2 năm sau.
− Quả: Nếu quả Keo lá tràm có hình dẹt, quả Keo tai tượng có hình tròn thì
quả Keo lai lại có hình bầu dục, quả già có màu nâu nhạt, vỏ quả khô xoắn lại, mỗi
quả có từ 5− 7 hạt.

2.2.3.4 Đặc điểm cấu tạo thô đại

Hình 2.6: Mẫu thô đại gỗ Keo lai
Gỗ có giác lõi phân biệt, gỗ giác thường có màu vàng nhạt hoặc vàng xám; gỗ lõi có
màu nâu vàng. Vòng sinh trưởng rỏ ràng, thường rộng 3 − 8 mm. Mặt gỗ mịn. Tia
gỗ nhỏ hẹp, có cấu tạo thành tầng

12


2.2.3.5 Giá trị sử dụng
Keo lai có hàm lượng cellulose rất lớn nên thường được dùng trong sản xuất
bột giấy. Keo lai còn được dùng trong sản xuất đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dụng,
chất đốt, chất chiết tanin. Ngoài ra cây Keo lai còn có khả năng cải tạo đất nhờ bộ rễ
phát triển tốt và khả năng cải thiện hệ động vật và vi sinh vật sống trong đất nên
được trồng làm rừng phòng hộ đầu nguồn, che gió và chắn cát bay ở vùng ven biển
hoặc che bóng trong một số mô hình nông lâm kết hợp.
Hoa của đa số các loài Keo có nguồn phấn và mật giàu protein, nhất là hoa
của Keo lai có màu sắc sặc sỡ rất hấp dẫn đối với loài ong, đó là nguồn mật và phấn
hoa tự nhiên rất quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi ong.
Hơn nữa, Keo lai là loài cây dễ trồng, chịu được nóng và hạn, ít sâu bọ nên khi dùng làm
cây trang trí công viên, cây che bóng mát đường phố rất được nhiều người ưa chuộng.
2.2.4 Cây Cao su
− Tên Việt Nam: Cao su
− Tên khoa học: Hevea brasiliensis
− Bộ: Thầu Dầu (Euphorbiales)
− Họ: Thầu Dầu (Euphorbiaceae)

Hình 2.7: Cây Cao su
2.2.4.1 Nguồn gốc phân bố tự nhiên

− Trên thế giới: Công cuộc phát triển trồng Cao su được mở đầu vào năm
1876 từ việc đưa hạt Cao su từ Brazil sang các nước châu Á của Henry Wickham.
Từ đó cây Cao su đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và
một phần nhỏ ở châu Mỹ la tinh.
− Tại Việt Nam: Cây Cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897 và được
trồng rộng rãi ở Trung bộ và một vài tỉnh của Đông nam bộ như: Bình dương, Bình

13


phước, Tây ninh, Đồng nai…Đến năm 2008, tổng diện tích Cao su Việt Nam
đạt khoảng 619.000 ha, tổng sản lượng đạt 662.900 tấn, năng suất bình quân
đạt 1.660 kg/ha/năm, trong đó bình quân năng suất của Tổng Công ty Cao su
Việt Nam là 1,82 tấn/ha/năm.
2.2.4.2 Đặc điểm sinh thái
* Điều kiện khí hậu:
Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển cây Cao su là từ 250C − 300C,
trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng được trong một thời
gian ngắn. Ở nhiệt độ 250C, năng suất cây đạt mức cao; nhiệt độ mát dịu vào
buổi sáng sớm( thường từ 1 − 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và
vì thế có ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng
đầy đủ giúp cây ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng
được ghi nhận là tốt cho cây Cao su bình quân là 1.800 − 2.800 giờ/ năm và tối
thiểu là 1.600 − 1.700 giờ/ năm.
* Điều kiện đất đai
Cây Cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp dưới
200 m. Càng lên cao càng bất lợi do độ cao có tương quan với nhiệt độ thấp và
gió mạnh. Nên chọn đất trồng có độ dốc dưới 30%, pH thích hợp cho cây từ 4,5
− 5,5 và giới hạn đất cho trồng Cao su là 3,5 − 7,0.

2.2.4.3 Đặc điểm sinh học
Cây gỗ lớn, cao tới 30 m, rụng lá về mùa khô.
− Vỏ cây: Vỏ nhẵn, hay có u lồi, có nhiều nhựa mủ trắng.
− Lá cây: Lá kép chân vịt có 3 lá nhỏ, phiến lá hình trái xoan dài, đầu
nhọn, gốc hình nêm, mép nguyên. Cuống là nhỏ dài 0,6 − 1,5 cm, cuống chung
dài 4 − 18 cm.
− Hoa: Cụm hoa hình chùy ở nách lá. Hoa đơn tính. Hoa đực cánh đài
hợp, trên chia 5 răng, không có cánh tràng, nhị đực 5 − 10 cái. Hoa cái cánh đài
giống hoa đực, bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn.

14


×