Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI RỪNG IIIA2 TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

PHAN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI
RỪNG IIIA2 TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
TÂN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

PHAN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI
RỪNG IIIA2 TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
TÂN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng phấn đấu
của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Thẩy cô, gia đình, bạn bè và bộ
phận nghiệp vụ của BQLR Phòng hộ Tân Phú.
Trước hết, em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu , các thầy cô Khoa Lâm Nghiệp
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích để làm hành trang
bước vào đời như ngày hôm nay. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến TS. Lê
Bá Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn cho em, giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Em vô cùng cảm ơn các chú, bác, anh, chị trong BQLR Phòng hộ Tân Phú
đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian thực tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em thu thập số liệu chính xác để đảm bảo tốt yêu cầu của đề cương đề ra.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH08LN đã giúp đỡ, động viên mình
trong suốt quá trình học tập.
Và cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ đã dạy dỗ, chăm sóc, nuôi
con khôn lớn như ngày hôm nay. Cám ơn mọi người trong gia đình đã chia sẻ khó

khăn, vui buồn với con trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh. ngày 15/06/2012
Sinh viên thực hiện

PHAN THỊ THÙY TRANG

ii


 

TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIIA2 tại Ban
quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện
từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012. Số liệu được thu thập ở 5 ô tiêu chuẩn (mỗi ô
có diện tích 1000 m2) thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Đề tài ứng dụng phương pháp điều tra quan sát, thu thập số liệu trong các ô
mẫu tạm thời, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề: Đặc điểm lâm học của trạng
thái rừng IIIA2 và đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIIA2. Từ những số liệu
thu thập ngoài thực địa, sau quá trình tính toán và xử lý trên phần mềm như
Statgraphics 3.0, Excel, đề tài có được kết quả tóm tắt như sau:
Trạng thái rừng IIIA2 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
có hệ thực vật rất phức tạp, phân bố ưu thế là các cây thuộc họ Dầu. Rừng có mật
độ cây đứng N = 454 cây/ha, G = 14,68 m2/ha, M = 112 m3/ha.
Phân bố N / D1,3 của trạng thái IIIA2 có dạng phân bố giảm, đường kính bình
quân của rừng là 17,4 cm, biến động về đường kính giữa các lâm phần rất lớn
(59,9%).
Phân bố cây theo cấp chiều cao N / H có dạng một đỉnh lệch trái (Sk > 0),
biến động về chiều cao tương đối lớn (27,1%). Số cây tập trung nhiều nhất ở chiều

cao từ 10 – 12 m. Phân bố N / H có dạng giảm dần về sau. Chiều cao bình quân của
rừng thấp (13,5 m).
Phân bố trữ lượng rừng theo đường kính M / D1,3 có dạng một đỉnh lệch trái,
trữ lượng tập trung chủ nhiều nhất ở cấp kính 8 – 32 cm, rừng còn năng suất và chất
lượng tốt.
Rừng có mật độ tái sinh cao (8935 cây/ha) và phần lớn cây tái sinh có phẩm
chất tốt (75,0%). Phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố đều, trong đó các cây
tái sinh thuộc họ Dầu có dạng phân bố cụm..

iii


 

ABSTRACK
Project “ Study on silviculture of forest condition IIIA2 in protective forest
management Tan Phu, Dinh Quan district, Dong Nai province”, was conducted
from 02-2012 to 06-2012. The data have been collected in five plots (each cell has
an area of 1000 m2) of protective forest management Tan Phu, Dinh Quan district,
Dong Nai province.
Subject applied survey methods to observe, collect data on temporary sample
plots, Subject to focus on solving the problems: Characteristics of state foresters and
forest characteristics IIIA2 natural regeneration under the forest canopy IIIA2 . From
the data collected in the field, after the calculation process and handle of software
like Statgraphics 3.0, Excel, subjects can be summarized as the following results:
IIIA2 state forests in protective forest management in Tan Phu, Dong Nai
province has complex flora, dominated the distribution of their tree oil. Forest tree
stand density N = 454 trees/ha, G = 14.68 m2/ha, M = 112 m3/ha.
The distribution N / D1,3 of the state IIIA2 had reducing distribution form, the
average diameter was 17,4 cm, the diameter variation among the forest was very

large (59,9%).
Distribution of trees by height for (N / H) form a left shift peak (Sk > 0), the
height variation is relatively large (27.1%). Most of trees had the height from 10 to
12 m. Distribution N / H reduced form later. Average height of low forest (13.5 m).
The distribution of forest by diameter M / D1,3 had a left shift peak, the most
reserves concentrated in diameter from 8 to 32 cm, forest still has productivity and
quality good
Forest had regeneration of high density (8935 trees/ha) and most of
regeneration plant was good quality (75,0%). The distribution of regeneration on the
ground was evenly, in which the regeneration of tree oil had clusters distribution
form.

iv


 

MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstrack .................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt và ký hiệu ..................................................................... viii
Danh sách các hình.................................................................................................... ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................3

2.1 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng .........................................................3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................4
2.2 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .....................................................8
2.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................8
2.1.2 Khí hậu-Thủy văn ......................................................................................8
2.1.3 Địa hình - địa thế ........................................................................................9
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng ..............................................................................9
2.1.5 Tài nguyên rừng, đất rừng và động, thực vật .............................................9
2.3 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội ..................................................................10

v


 

Chương 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...12
3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................12
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................12
3.3.1 Cơ sở phương pháp luận ..........................................................................12
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................13
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................20
4.1 Đặc trưng lâm học của trạng thái rừng IIIA2 tại khu vực nghiên cứu ............20
4.1.1 Thành phần hệ thực vật ............................................................................20
4.1.2 Tổ thành loài thực vật ..............................................................................21
4.2 Kết cấu đường kính, chiều cao và trữ lượng của lâm phần.............................24
4.2.1 Phân bố cây theo cấp đường kính (N / D1,3) ............................................24
4.2.2 Phân bố cây theo cấp chiều cao (N / Hvn) ................................................26

4.2.3 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M / D1,3) ..................................27
4.2.4 Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) ...........................29
4.2.5 Cấu trúc dọc và cấu trúc ngang của rừng .................................................31
4.3 Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIIA2 tại KVNC .............................33
4.3.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành cây tái sinh ..........................33
4.3.2 Tổ thành cây tái sinh ................................................................................34
4.3.3 Tình hình tái sinh dưới tán rừng...............................................................36
4.3.4 Chất lượng cây tái sinh.............................................................................37
4.3.5 Phân bố cây tái sinh theo chiều cao .........................................................38
4.4 Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên dưới tán rừng .......40

vi


 

4.4.1 Ảnh hưởng của độ tàn che........................................................................40
4.4.2 Ảnh hưởng của cây bụi và thảm tươi .......................................................41
4.4.3 Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng .....................................................43
4.4.4 Đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhằm nuôi dưỡng, phục hồi rừng ....44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................46
5.1 Kết luận ...........................................................................................................46
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC

vii


 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BQLR

Ban quản lý rừng

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ÔDB

Ô dạng bản

TSTN

Tái sinh tự nhiên

TS

Tái sinh

ĐTC

Độ tàn che

ĐCP

Độ che phủ


KVNC

Khu vực nghiên cứu

D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m, cm

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

Sk

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

Ku

Hệ số biểu thị cho độ nhọn của phân bố

R

Biên độ biến động

Cv%

Hệ số biến động, %

S


Độ lệch tiêu chuẩn

V

Thể tích của cây, m3/cây

M

Trữ lượng rừng, m3

G

Tiết diện ngang thân cây, m2

r

Hệ số tương quan

viii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật tại trạng thái rừng IIIA2....23
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của trạng thái rừng IIIA2.........25
Hình 4.3 : Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái rừng IIIA2 ....27
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn phân bố trữ lượng rừng theo đường kính ....................29
Hình 4.5: Đường biểu diễn tương quan Hvn / D1,3 của trạng thái rừng IIIA2 ............31
Hình 4.6: Trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của trạng thái rừng IIIA2 tại KVNC .........32

Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành cây tái sinh tại KVNC ...........................35
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng IIIA2 ................37
Hình 4.9: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh chung theo cấp chiều cao ......................38
Hình 4.10: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của cây họ Dầu ..........39
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố cây TS theo cấp chiều cao của nhóm cây còn lại........39
Hình 4.12: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến mật độ TS ..41
Hình 4.13: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo độ che phủ của tầng cây bụi .............42

ix


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần loài cây gỗ của trạng thái rừng IIIA2 tại KVNC ..................20
Bảng 4.2: Đặc trưng kết cấu tổ thành loài thực vật tại khu vực nghiên cứu ............23
Bảng 4.3 : Phân bố số cây theo cấp đường kính tại BQLR Phòng hộ Tân Phú .......25
Bảng 4.4 : Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N / Hvn) của trạng thái IIIA2 ..........27
Bảng 4.5: Phân bố trữ lượng rừng theo đường kính của trạng thái rừng IIIA2 ........28
Bảng 4.6: Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm (H / D1,3) .......30
Bảng 4.7: Tương quan Hvn / D1,3 của trạng thái rừng IIIA2 ......................................30
Bảng 4.8 : Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành cây tái sinh tại KVNC ..........33
Bảng 4.9: Tổ thành loài tái sinh dưới tán rừng IIIA2 ................................................35
Bảng 4.10: Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIIA2 – Tân Phú, Đồng Nai .................36
Bảng 4.11: Chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng IIIA2 tại KVNC .........................37
Bảng 4.12: Phân bố cây tái sinh chung và các nhóm loài theo cấp chiều cao..........38
Bảng 4.13: Phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp độ tàn che ở tất cả các loài .........41
Bảng 4.14: Phân bố mật độ cây tái sinh theo sự phát triển của tầng cây bụi ...........42
Bảng 4.15: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất ...........................................................43


x


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng giữ vai trò quan trọng không gì có thể thay thế được trong rất nhiều
lĩnh vực. Rừng bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen và
bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp nhiều lâm đặc sản thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ
bản cho con người. Ngoài chức năng cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, nó còn
góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế nông thôn và miền núi, điều
hòa khí hậu, chóng xói mòn và hấp thụ CO2 trong khí quyển thông qua quá trình
quang hợp. Sự phát triển mạnh mẽ về mặt công nghiệp trong 100 năm qua và việc
sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa chất như than đá, dầu mỏ…cùng với sự suy giảm
về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đã làm tăng
lượng khí thải CO2 vào trong bầu khí quyển được coi là những nguyên nhân chính
dẫn đến sự biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường toàn cầu. Trong những năm
gần đây chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên của toàn cầu, kéo theo
đó là sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão lụt, lũ có sức tàn phá
lớn, sự suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng…Vì vậy, việc ngăn
mất rừng và chống suy thoái rừng sẽ là một trong những biện pháp hết sức quan
trọng và cần thiết. Tất cả các nước nhiệt đới nói chung và Việt nam nói riêng cần
phải quan tâm làm giảm thiểu nguy cơ phá rừng đồng thời phục hồi thảm xanh trên
vùng đất trống đồi trọc bằng cách tái tạo rừng mới hoặc khoanh nuôi, phục hồi và
bảo vệ rừng.
Để có cơ sở khoa học cho việc khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên, nuôi
dưỡng rừng non, làm giàu rừng nghèo kiệt…Việc điều tra, nghiên cứu đặc điểm lâm


1


 

học của từng trạng thái rừng là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận
lẫn thực tiễn.
- Về lý luận: Đề tài đóng góp thêm một số tư liệu để biết rõ hơn về đặc trưng
kết cấu cây đứng và tình hình tái sinh tự nhiên tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai.
- Về thực tiễn: Đề tài cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sở cho việc
xây dựng các biện pháp khoanh nuôi, nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và quản
lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.
Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng
thái rừng IIIA2 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai” được thực
hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá một số đặc điểm lâm học của rừng, từ đó tìm ra các
cơ sở khoa học để thúc đẩy sự phát triển của rừng tại khu vực nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và đánh giá một số đặc trưng lâm học cơ bản của trạng thái
rừng IIIA2 tại tiểu khu 89, 91 thuộc địa bàn quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, góp phần làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh
phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng để quản lý, bảo vệ và phục
hồi rừng theo hướng tích cực và bền vững.

2


 

Chương 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Xucaxov (1957), rừng là một đơn vị đặc trách về quá trình chuyển hóa
vật chất năng lượng, có một cơ chế đặc biệt trong việc tích lũy, tiêu hao một phần
vật chất và năng lượng (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978: Thảm thực vật rừng Việt
Nam trên quan điểm hệ sinh thái Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội).
Schimper (1903), chia thảm thực vật thành 3 kiểu quần thể là quần thụ
(Woodland), quần thảo (Grassland) và hoang mạc (Deserts). Trong 3 kiểu quần hệ
này có thể phân biệt được những hình thể nhỏ hơn – đó là “những kiểu thảm thực
vật” (Vegetation Type).
W. Richards (1952), với tác phẩm kinh điển “rừng mưa nhiệt đới” đã xem
đặc trưng nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đối thực vật thân gỗ đều có lá to,
thường xanh, mưa ẩm, thân có bạnh vè và có hoa quả trên thân, có một số ít loài
thực vật của miền ôn đới. Trong việc mô tả cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, tác giả đã
cùng với David (1934) đã sử dụng bản vẽ trắc diện đồ đứng và ngang của quần xã
thực vật rừng. Richards cho rằng, rừng mưa nhiệt đới có khả năng tự phục hồi liên
tục, tái sinh rừng theo lổ trống do sự suy vong của các thế hệ cây già là khá phổ
biến. Khi nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới, Van Stecris (1956) nhận định tái sinh
tự nhiên của rừng là liên tục, gần như quanh năm.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, A. Lamprech (1989) nhấn mạnh
phải đi sâu phân tích sự phong phú về thành phần loài, sinh trưởng và phát triển của
cây rừng, phân bố số cây theo cấp kính, động thái của quần thụ, phân tích kiểu cách
tái sinh của các loài cây ưa sáng và chịu bóng...(dẫn theo Lê Bá Toàn, 1997).

3


 


Theo Melexov (1989), trong lâm học , khi nói đến đặc điểm lâm học của
rừng, người ta thường đề cập đến thành phần và tổ thành của các loài cây, cấu trúc
tuổi, cấu trúc đường kính, cấu trúc chiều cao, cấu trúc trữ lượng và tiết diện ngang
của rừng, phương hướng, quá trình tái sinh và hình thành rừng, điều kiện nuôi trồng
rừng (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình...), đặc điểm của lớp cây bụi, thảm cỏ...Tất cả
những nghiên cứu về đặc điểm lâm học của loài cây và loại rừng phải được tiến
hành theo từng vùng địa lý tự nhiên, theo các độ cao và địa hình khác nhau. Những
thông tin về đặc điểm lâm học của rừng được hiểu biết đầy đủ sẽ cho phép xây dựng
các phương thức lâm sinh hợp lý (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1995).
Một vấn đề được quan tâm trong các nghiên cứu lâm học là xác định kích
thước và số lượng ô đo đếm (ô mẫu). Đối với cây lớn (cây có đường kính ngang
ngực – ký hiệu D1,3, cm  8 cm), người ta sử dụng nhiều kích thước ô đo đếm khác
nhau: 1 ha, 0,1 – 0,5 ha, 0,04 – 0,05 ha. Những ô có kích thước 0,1 – 1 ha được
dùng để nghiên cứu chi tiết kết cấu lâm phần như: kết cấu tổ thành rừng, kết cấu
đường kính và chiều cao của rừng...Ngược lại, những ô có kích thước từ 0,04 – 0,1
ha được dùng để xác định phân bố cây tái sinh, diện tích ô đo đếm (gọi là ô dạng
bản) thay đổi từ 1 m2 đến 100 m2 tùy theo mật độ cây tái sinh trên 1 ha. Những ô
dạng bản từ 1 – 25 m2 được dùng để thống kê cây con có chiều cao thấp hơn 1 m,
mật độ lớn hơn 1000 cây/ha; ngược lại các ô dạng bản từ 25 – 100 m2 được dùng để
điều tra cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 1 m, mật độ nhỏ hơn 1000 cây/ha (dẫn
theo Nguyễn Văn Thêm 1993 và 1995).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Kể từ năm 1954 và đặc biệt từ năm 1975 đến nay, rừng nước ta được nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
Sau năm 1954, sự góp mặt của các nhà nghiên cứu trong nước đã làm tăng
thêm tính hoàn chỉnh cho các công trình.
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của TS. Thái Văn Trừng (1961)
về “Thảm thực vật rừng Việt Nam” và Trần Ngũ Phương (1965) trong công trình
nghiên cứu “Bắt đầu nghiên cứu rừng Bắc Việt Nam” .


4


 

Đổng Sỹ Hiền (1968), trong công trình nghiên cứu “Lập biểu thể tích và biểu
độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam”, tác giả đi sâu vào việc xác định các quy luật
phân bố số cây theo cấp chiều cao và cấp đường kính làm cơ sở cho việc xây dựng
biểu thể tích một nhân tố hoặc hai nhân tố.
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng làm cơ sở cho
việc đề xuất các biện pháp kinh doanh, Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố
(1986) nhận thấy, ở rừng thuần loại đều tuổi, các phân bố có dạng một đỉnh lệch trái
ở những rừng non và tiệm cận phân bố chuẩn ở những giai đoạn phát triển về sau.
Còn ở rừng tự nhiên khác tuổi, do hiện tượng tái sinh tự nhiên liên tục theo lỗ trống
của rừng theo phương thức chặt chọn nên cấu trúc đứng của rừng cũng có dạng
phân bố giảm nhiều đỉnh và cấu trúc đường kính có dạng phân bố giảm một đỉnh
lệch trái.
Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất nước ta là “Quy luật cấu trúc của
rừng gỗ hỗn loài” của TS.Nguyễn Văn Trương (1982). Theo tác giả, khi nghiên cứu
đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung xác định thành phần loài cây, tìm hiểu về
cấu trúc của từng loại rừng, cấu trúc đường kính qua phân bố số cây và tổng diện
ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây, tình hình tái sinh và diễn thế rừng…từ
đó đưa ra những kết luận logic cho những biện pháp xử lý có khoa học và hiệu quả,
vừa cung cấp được lâm sản, vừa nuôi dưỡng và tái sinh rừng.
2.1.3 Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là quá trình sinh học mang tính đăc thù của hệ sinh thái rừng,
biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở
những nơi còn hoàn cảnh rừng như: dưới tán rừng, lổ trống trong rừng, đất rừng sau
khai thác, đất rừng sau nương rẫy, vai trò lịch sử của lớp cây tái sinh là thay thế thế
hệ già cõi. Vì vậy, tái sinh rừng được biểu hiện theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi

thành phần cơ bản của rừng mà chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được biểu
hiện bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con và sự phân bố
của chúng trong không gian. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con

5


 

và tầng cây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Richards, 1952; Baur, 1964;
Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài
cây có giá trị, nên thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất
định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên vô cùng phức tạp và ít được quan
tâm nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa chỉ
tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện ít nhiều đã bị biến đổi.
Van Steenis (1965) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa
nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh của các
loài cây ưu sáng (dẫn theo Nguyễn Thị Bình, 1997).
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các
cách xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu
rừng. Từ đó, các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt
tái sinh.
Công trình của Walton, A.B. Bernard, R.C – Wgatt Smith (1950) với phương
thức rừng đồng tuổi ở Mã Lai. Taylor, Jones (1960) với phương thức chặt dần tái
sinh dưới tán rừng ở Nigieria và Gana. Nội dung hiệu quả của từng phương thức đối
với tái sinh đã được G.N. Baur (1976) tổng kết trong tác phẩm cơ sở sinh thái học
kinh doanh rừng.
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy

mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô đo đếm thông
thường từ 1 m2 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra nhưng
số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Để giảm sai
số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị một phương pháp
“điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai
đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh rừng nhiệt đới đáng chú ý là
công trình nghiên cứu của P.W. Richards (1952); Bernard Rollet (1974). Tổng kết
các kết quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên của các tác giả đã nhận xét:

6


 

trong các ô có kích thước nhỏ (1 m x 1 m; 1 m x 1,5 m) cây tái sinh tự nhiên có
dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi, trên cơ sở các số liệu
thu thập Taylor (1954), Bernard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng
nhiệt đới, thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các
tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như: Budowki (1956);
Bava (1954), Catinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ
số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần
thiết bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy
Chuyên, 1995).
Khi nghiên cứu tái sinh của rừng tự nhiên nhiệt đới, Van Steenis (1956) cũng
đã nhận định: tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là liên tục gần như quanh năm. Còn
các nhà nghiên cứu khác như: L.T. Halg và M.A. Huber (1965) thì cho rằng: sự tái
sinh tự nhiên được xem là căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng.
Baur (1952) đã nêu rõ các đặc điểm của các giai đoạn tái sinh ở rừng nhiệt đới và
cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các loài cây tiên phong ưa sáng, bán chịu bóng và

chịu bóng từ khi ra hoa, kết quả, phát tán hạt giống, nảy mầm và phát triển (dẫn
theo Lê Bá Toàn, 1997).
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như: nhân tố ánh sáng (thông
qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ cây bụi, thảm tươi là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng. Cho đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Tác giả G.N. Baur (1976) cho
rằng: sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự
nảy mẩm và sự phát triển của cây mầm thì sự ảnh hưởng này không rõ ràng vì thảm
cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín
tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái
sinh. Nhìn chung, ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn
nhưng số lượng loài có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng, tầng cây cỏ và cây
bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất

7


 

mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín
tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng, do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng
kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại,
những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện tái sinh mạnh
mẽ. Trong điều kiện này, chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng
(Xanraikov, 1967; Vipper 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992).
Rừng cây họ Sao – Dầu (Dipterocarpaceae) thu hút sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu từ trước đến nay. Thái Văn Trừng (1978), đã tiếp tục có những khảo sát
về hệ thực vật rừng Đông Nam Bộ. Gần đây có những nghiên cứu của Lê Văn Minh
và Vũ Xuân Đề (1978 – 1985) và nhiều tác giả khác. Một số nghiên cứu cũng đã

hướng vào tìm kiếm các biện pháp khai thác, tái sinh rừng, xử lý rừng phục hồi sau
khai thác…(dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1996 và Nguyễn Duy Chuyên, 1995)
2.2 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng (BQLR) Phòng hộ Tân Phú có tổng diện tích tự nhiên là
13.733,12 ha (2008). Ranh giới:
- Phía Bắc giáp: xã Gia Canh và Công ty Mía đường La Ngà
- Phía Nam giáp: sông La Ngà thuộc địa phận huyện Xuân Lộc
- Phía Đông giáp : sông La Ngà thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận
- Phía Tây giáp: Công ty Mía đường La Ngà
Tọa độ địa lý:
- Độ vĩ Bắc: 1102’32’’ – 11010’
- Độ kinh Đông: 107020’ – 107027’30’’
2.1.2 Khí hậu-Thủy văn
2.1.2.1 Khí hậu
BQLR Phòng hộ Tân Phú mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa khu vực Đông Nam Bộ. Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp.

8


 

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình 23 - 29oC. Nhiệt độ nóng nhất
vào tháng 4 và lạnh nhất vào tháng 12 (3 - 4oC). Lượng bức xạ mặt trời khoảng
130Kcal/năm.
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa khoảng 2500 - 2800 mm/năm, phân bố không
đều. Số ngày mưa khoảng 150 ngày/năm, chủ yếu tập trung vào tháng 7 - 9.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân từ 80 - 83%, tập trung vào các tháng
mưa nhiều, lượng nước bốc hơi 1200 – 1400 mm/năm.
2.1.2.2 Thủy văn
Hệ thống thủy văn của Lâm trường Tân Phú có liên quan trực tiếp với sông
La Ngà và sông Đồng Nai với tổng chiều dài khoảng 80 km bao bọc chu vi phía
Đông và phía Nam của Lâm trường. Ngoài ra, còn có nhiều suối và một số bàu
trong Lâm trường.
2.1.3 Địa hình - địa thế
BQLR Phòng hộ Tân Phú có địa hình đồi núi thấp, bán bình Nguyên, là vùng
chuyển tiếp giữa cao nguyên Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Dạng đồi núi thấp có
độ cao trung bình từ 100 – 150 m tập trung ở phía Bắc và phía Đông Bắc. Dạng bán
bình nguyên có độ cao trung bình từ 70 – 100 m, độ dốc không quá 10o.
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng
BQLR Phòng hộ Tân Phú nằm trong hệ đồi núi kéo dài của vùng cao nguyên
Trung Bộ và cũng là nơi trước đây có núi lửa hoạt động. Vì vậy, đất đai thuộc
BQLR Phòng hộ Tân phú được hình thành với nguồn gốc từ Bazan phun trào, trầm
tích của sa thạch, phiến thạch lượn sóng và bồi tụ của phù sa cổ.
2.1.5 Tài nguyên rừng, đất rừng và động, thực vật
a. Tổng diện tích tài nguyên rừng
BQLR Phòng hộ Tân Phú có tổng diện tích tự nhiên là 13.733,12 ha (2008).
Trong đó:
- Đất có rừng

12.327,41 ha

- Rừng tự nhiên

11.544,39 ha

- Rừng trồng


783,02 ha

9


 

- Đất chưa có rừng

1.405,71 ha

- Đất khoanh nuôi tái sinh

24,33 ha

- Đất nông nghiệp

1.255,86 ha

- Đất ở

14,03 ha

- Đất XDCB (đường xá, trạm, trại)

79,38 ha

- Núi đá


19,73 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản

12,38 ha

b. Tài nguyên thực vật
Rừng đất đai của BQLR Phòng hộ Tân Phú quản lý thuộc vành đai hệ sinh
thái dưới 1000 m, bao gồm đồng bằng, gò và đồi thấp, là vành đai lớn nhất có tính
chất nhiệt đới điển hình với hệ thực vật rừng rất phức tạp, phân bố ưu thế các loài
cây thuộc họ Dầu, họ Đậu và họ Thầu dầu …
Theo kết quả điều tra lâm học của đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp, có
khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng tại BQLR Phòng hộ Tân Phú. Trong đó:
Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài
Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật... Khoảng
100 loài .
Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm có: Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeri Pierre), Trường chua (Xerospermum cochinchinensis Pierre),
Vên vên (Anisoptera cochinchinensis), Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang H),
Táu trắng (Vatica dyery King)…
c. Tài nguyên động vật
Có khoảng 10 giống động vật rừng nhóm quí hiếm IB, 5 giống nhóm IIB và
khoảng 30 giống khác thông thường như: Gấu lợn, Nai, Heo rừng, Khỉ, Hoãng,
Cheo,…
2.3 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội
Lâm trường Tân Phú chủ yếu nằm trên địa giới hành chính của hai xã Gia
Canh và Phú Ngọc thuộc huyện Định Quán, về phân bố dân cư hiện nay trên địa

10



 

bàn Lâm trường quản lý gồm 7 cụm dân cư phân bố trên sáu phân trường, chủ yếu
thuộc địa bàn hành chính của xã Gia Canh.
Thành phần dân tộc bao gồm:
- Dân tộc Kinh: 718 hộ - 1975 khẩu, chiếm 90,8% trong tổng số hộ.
- Dân tộc Hoa: 36 hộ - 69 khẩu, chiếm 4,6% trong tổng số hộ.
- Dân tộc K’Ho, Châu Mạ: 37 hộ - 197 khẩu, chiếm 4,6% trong tổng số hộ.
- Đời sống người dân chủ yếu bằng sản xuất nông – lâm nghiệp. Ngày nay,
do thực hiện chính sách đóng cửa rừng để quản lý và bảo vệ nên đời sống của người
dân gặp nhiều khó khăn. Vì thế, để giải quyết được tình trạng trên thì ta cần phải có
những biện pháp tối ưu để sử dụng hợp lý người lao động, đồng thời sử dụng công
tác khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật để ổn định sản xuất
nhằm giúp cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

11


 

Chương 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng gỗ phục hồi thời gian dài sau chặt
phá, với thành phần loài phức tạp, không đều tuổi, trữ lượng rừng còn khá, đường
kính phổ biến từ 20 – 30 cm nhưng vẫn còn sót lại một số cây có đường kính lớn
(70 -80 cm).
3.2 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu để tài đã đặt ra, nội dung được thực hiện gồm:
- Xác định thành phần và tổ thành loài thực vật
- Kết cấu đường kính (N / D1,3) và chiều cao (N / Hvn) của lâm phần
- Kết cấu trữ lượng rừng (M / D1,3)
- Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H / D1,3)
- Đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng
- Đề xuất một số biện pháp lâm sinh xử lý rừng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên cơ sở hệ thống phân loại đánh giá tài nguyên rừng của Loeschau
(1963) và quy định về hệ thống phân chia các kiểu trạng thái rừng ban hành kèm
theo quyết định số 682B/QĐKT ngày 1/8/1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay
là Bộ NN&PTNT) về quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN-6-84) thì kiểu trạng
thái rừng đề tài đang nghiên cứu (IIIA2) có các chỉ tiêu sau:

12


 

Trạng thái rừng kiểu IIIA2: rừng đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời
gian phục hồi tốt. Đặc trưng của kiểu rừng này là đã hình thành tầng giữa vươn lên
chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây gỗ đại bộ phận đường kính từ 20 – 30 cm. Rừng
có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây
của tầng giữa trước đây, rải rác còn một số cây to, khỏe vượt tán của tầng cũ để lại
Từ những căn cứ trên, kết hợp với công tác khảo sát thực địa hiện trường của
khu vực nghiên cứu (KVNC), chọn đúng đối tượng rừng để nghiên cứu và lập ô tiêu
chuẩn (ÔTC) điển hình cho trạng thái rừng IIIA2, thu thập số liệu liên quan đến các
nội dung cần nghiên cứu trên các ô mẫu, đồng thời quan sát, phân tích các yếu tố tự
nhiên có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng va phát triển của rừng và quá trình tái

sinh tự nhiên (TSTN) dưới tán rừng tại KVNC.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài đã kế thừa một số tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất
đai, địa hình, tài nguyên rừng.
- Tài liệu về dân sinh, kinh tế, xã hội
- Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập có liên quan như: diện tích, hiện trạng rừng
Để thu thập số liệu, đề tài thực hiện phương pháp điều tra theo ÔTC điển hình. ÔTC
được bố trí ngẫu nhiên và mang tính đại diện cho toàn bộ diện tích rừng trạng thái
IIIA2 hiện có tại KVNC.
Ô tiêu chuẩn được lập với diện tích 1000 m2 (20 m x 50 m), số lượng ô mẫu
cho trạng thái rừng bình quân là 5 ô. Các ÔTC này được bố trí theo phương pháp hệ
thống. Trong mỗi ÔTC lập 18 ô dạng bản (ÔDB) 4 m2 (2 m x 2 m) để đo đếm cây
tái sinh. Tổng số ÔDB để đo đếm cây tái sinh là 90 ô. Trong mỗi ÔTC, các ÔDB
được bố trí như hình 3.1 sau:

13


 

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn
3.3.2.1 Điều tra cây gỗ lớn
Tiến hành điều tra tất cả các cây có đường kính D1,3  8 cm được gọi là cây
gỗ lớn. Định danh loài cây, đo đếm tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây gỗ:
- Đường kính thân cây (D1,3, cm) được đo đếm bằng thước mét dây tại vị trí
1,3 mét (ngang ngực) với độ chính xác lên đến 0,5 cm.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng
sào đo cao kết hợp với mục trắc.

- Đường kính tán lá (Dtán, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán
lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số
bình quân.
- Xác định phẩm chất cây dựa vào các chỉ tiêu: tốt, xấu, nghi ngờ
+Loại Tốt: Cây thân thẳng, tán cân đối, phát triển tốt, không có hiện
tượng sâu bệnh , cụt ngọn, hai thân.
+Loại Nghi ngờ: Thân cong, tán mất cân đối, phát triển trung bình,
không có hiện tượng sâu bệnh.
+Loại Xấu: Thân cong queo, cụt ngọn, có hai thân trở lên, phát triển
kém, có hiện tượng sâu bệnh, sao bọng. Cây đang chết từng phần hoặc bị gãy đổ.
- Xác định độ tàn che (ĐTC) của rừng:
+ ĐTC được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần diện tích hình
chiếu tán che giấy kẻ ô ly so với diện tích dãi vẽ trắc đồ (200 m2).

14


×