Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRÀ HỒNG ĐIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ
ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ – XA MÁT, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRÀ HỒNG ĐIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ
ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ – XA MÁT, TỈNH TÂY NINH

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Thưa Cha Mẹ kính yêu!
Có được thành quả như ngày hôm nay, con vô cùng biết ơn công lao của
Cha Mẹ đã bao năm vất vả nuôi dạy con khôn lớn ăn học nên người.
Thưa quý Thầy, quý Cô!
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm
nghiệp cùng toàn thể Thầy Cô trong Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Trong các năm học tại trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu.
Xin gửi đến TS. Lê Bá Toàn lòng biết ơn của tôi, Thầy là người đã truyền
đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khóa
luận này.
Xin cảm ơn Ban Quản Lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập làm khóa luận.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH08LN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Trà Hồng Điệp

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật tại vườn
quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh”, do Trà Hồng Điệp, sinh viên khoa Lâm
nghiệp trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2012 tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây
Ninh, giáo viên hướng dẫn TS. Lê Bá Toàn
Mục tiêu của đề tài: mô tả, xác định một số đặc điểm lâm học của rừng trong
các các ưu hợp thực vật làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh để phục hồi và phát triển rừng hướng tới bền vững.
Đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra quan sát, thu thập số liệu trên các ô
tạm thời, mô tả, phân tích những hiện tượng của rừng tự nhiên. Từ đó tổng hợp và
rút ra những đặc trưng cơ bản về lâm học một số ưu hợp thực vật của trạng thái
IIIB. Sử dụng các phần mềm Ecxel, Statgraphics 3.0 để xử lý số liệu thu thập được.
Từ những số liệu thu thập ngoài thực địa, sau quá trình tính toán và xử lý
trên các phần mềm, đề tài có được kết quả tóm tắt như sau:
1. Khu vực nghiên cứu (tiểu khu 28) VQG Lò Gò – Xa Mát có thể điều tra
được ba ưu hợp thực vật (với ưu thế cây họ Dầu) như:
- Uh1: Dầu song nàng – Dầu trà beng – Bằng lăng – Cầy – Vên vên
- Uh2: Dầu song nàng – Dầu trà beng – Trâm – Bằng lăng
- Uh3: Dầu song nàng – Dầu trà beng – Bằng lăng – Săng mã nguyên – Lành
ngạnh
2. Thành phần thực vật trong ba ưu hợp trên khá phong phú, gồm 25 loài cây
gỗ lớn, trong đó cây họ Dầu luôn luôn là thành phần ưu thế trong quần xã thực vật
rừng tại nơi này.
3. Rừng có mật độ bình quân chung là 333 cây/ha, đường kính bình quân cho

cả 3 ưu hợp khoảng 28,5 cm, dao động từ 26,7 – 30,6 cm. Rừng có chiều cao trung
bình từ 15,3 – 15,8 m. phần lớn cây họ Dầu (và một số loài cây như Bằng lăng )

iii


chiếm tầng tán trên của rừng (tầng chính) còn các loài cây khác như Trâm, Săng mã
nguyên, Lành ngạnh,… ở tầng dưới (tầng phụ).
4. Trữ lượng rừng trong các lâm phần khá lớn: 383,4 m3/ha (Uh1); 235 m3/ha
(Uh2); 245 m3/ha (Uh3).
5. Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng ở cả 3 ưu hợp đều tốt, trung bình từ 4790 –
8070 cây/ha, trong đó cây họ Dầu đóng vai trò ưu thế khá lớn, chiếm tỷ lệ 52,5% so
với mật độ tái sinh chung của quần xã.
6. Hầu hết cây TS phân bố khá đồng đều trên mặt đất, những cây thuộc họ
Dầu thường phân bố theo từng đám và ở những khoảng trống nhỏ ở trong rừng ( đặc
biệt là những cây TS có chiều cao từ 100 cm trở lên).

iv


ABSTRACT
Subject “Study The silviculture charactetistics of some plant advantages at
Lo Go – Xa Mat National Park – Tay Ninh province” by Tra Hong Diep, student of
Forestry faculty, Nong Lam university to perform from February to June 2012 at Lo
Go – Xa Mat National Park, teacher direct DSc. Lê Bá Toàn.
The goal of subject: to describe, to define some silviculture charactetistics of
some plant advantages make basis for build silviculture technique methods to
restore and grow forest send to sustainable.
Subject applied survey methods to observe, collect data on temporary cells,
describe, analyze the phenomenon of natural forests. Since then synthesize and

draw the basic characteristics of the foresters plant some advantages of IIIB status.
Use Ecxel software, Statgraphics 3.0 for processing the data collected.
From the data collected in the field, after the calculation process and handle
the software, the subject can be summarized as the following results:
The study area (sub-area 28) Lo Go – Xa Mat National Park can inquire three
advantages of plants(with advantage Dipterocarpaceae tree) as:
- Advantages of one: Dipterocarpus dyeri Pierre - Dipterocarpus obtusifolius
Teijsm - Lagerstroemia floribunda Jack - Irvingia malayana Oliv ex Benn Anisoptera costata Karth.
- Advantages of two: Dipterocarpus dyeri Pierre - Dipterocarpus obtusifolius
Teijsm - Syzygium cinereum Wall ex Merr - Lagerstroemia floribunda Jack
- Advantages of three: Dipterocarpus dyeri Pierre - Dipterocarpus
obtusifolius Teijsm - Lagerstroemia floribunda Jack - Caralia brachiata (Lour)
Merr - Cratoxylon formosum Benth et Hook.
2. Plant components in three advantages of abundant, including 25 species of
large tree which Dipterocarpaceae tree always dominant component of forest plant
communities in this place.

v


3. forest have density Average of trees N =333 trees/ha, the average is Dbq =
28,5 cm, oscillation from 26,7 to 30,6 cm. The average height of about 15,3 to
15,8 m. Most Dipterocarpaceae tree ( and some plants as Lagerstroemia floribunda
Jack,…) up the canopy on forest(main floor) other species such as Syzygium
cinereum Wall ex Merr, Caralia brachiata (Lour) Merr, Cratoxylon formosum
Benth et Hook,… downstairs(sub floor).
4. forest reserve Alcohol in large forest: 383,4 m3/ha(advantages of one);235
m3/ha (advantages of two); 245 m 3/ha (advantages of three).
5. Natural regeneration under the forest canopy are well integrated in the
three advantages, average from 4790 – 8070 tree/ha,which Dipterocarpaceae tree

relatively large role, accounting 52,5% compared to the overall density of
community regeneration.
6. Regeneration most evenly distributed on the ground, the Dipterocarpaceae
tree often distributed in clumps and small gaps in the forest (especially the
regeneration of a height of 100 cm or more).

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục......................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt và kí hiệu ......................................................................... ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................... x
Danh sách các hình..................................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2 Địa hình ................................................................................................... 4
2.1.3 Khí hậu – thủy văn .................................................................................. 4
2.1.4 Tài nguyên rừng ...................................................................................... 6
2.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội khu vực Lò Gò – Xa Mát .................... 7
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 9
3.1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 9

3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 9
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 12
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 16
4.1 Đặc trưng lâm học của các ưu hợp thực vật ................................................... 16
4.1.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành của các ưu hợp thực vật ... 16
4.1.2 Kết cấu tổ thành loài ở các ưu hợp thực vật .......................................... 20

vii


4.1.3 Định lượng các nhân tố kết cấu điều tra của ba ưu hợp thực vật......... . 28
4.1.4 Đặc trưng kết cấu đường kính và chiều cao của ba ưu hợp thực vật .... 29
4.1.5 Tương quan giữa đường kính và chiều cao (D1,3 - Hvn) ........................ 37
4.2 Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIIB tại VQG Lò Gò – Xa Mát ..... 44
4.2.1 Thành phần loài thực vật tham gia vào lớp cây tái sinh........................ 44
4.2.2 Tình hình chung về tái sinh rừng .......................................................... 45
4.2.3 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................................ 46
4.2.4 Phân bố cây tái sinh theo chất lượng..................................................... 47
4.2.5 Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng .................................................. 49
4.3 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến TSTN với ưu thế cây họ Dầu ............... 49
4.3.1 Độ tàn che tán rừng (ĐTC) ................................................................... 49
4.4 Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng rừng IIIB tại KVNC .......................... 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 54
5.1 Kết luận... ........................................................................................................ 54
5.2 Kiến nghị......................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 56
Phụ lục ....................................................................................................................... 57

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
VQG

Vườn quốc gia

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

Hvn

Chiều cao của cây, m

Hdc

Chiều cao dưới cành của cây, m

R

Biên độ biến động

Cv%

Hệ số biến động, %

M

Trữ lượng rừng, m3


G

Tiết diện ngang thân cây, m2

ĐTC

Độ tàn che

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ÔDB

Ô dạng bản

KVNC

Khu vực nghiên cứu

TS

Tái sinh

Uh

Ưu hợp

N


Số cây

N–D

Phân bố số cây theo đường kính

N–H

Phân bố số cây theo chiều cao

Hbq vn

Chiều cao vút ngọn bình quân

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Danh lục thực vật tham gia vào tổ thành của ưu hợp 1................................ 16
Bảng 4.2: Danh lục thực vật tham gia vào tổ thành của ưu hợp 2 ............................... 17
Bảng 4.3: Danh lục thực vật tham gia vào tổ thành của ưu hợp 3 ............................... 18
Bảng 4.4: Tổ thành loài thực vật của ưu hợp 1 tại VQG Lò Gò – Xa Mát .................. 19
Bảng 4.5: Tổ thành loài thực vật của ưu hợp 2 tại VQG Lò Gò – Xa Mát .................. 22
Bảng 4.6: Tổ thành loài thực vật của ưu hợp 2 tại VQG Lò Gò – Xa Mát .................. 24
Bảng 4.7: Định lượng các đặc trưng nhân tố điều tra trong ba ưu hợp thực vật .......... 27
Bảng 4.8: Phân bố số cây theo đường kính (N – D1.3) của ưu hợp 1 ........................... 28
Bảng 4.9: Phân bố số cây theo đường kính (N – D1.3) của ưu hợp 2 ........................... 30
Bảng 4.10: Phân bố số cây theo đường kính (N – D1.3) của ưu hợp 3 ......................... 31
Bảng 4.11: Phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) của ưu hợp 1 ............................. 33

Bảng 4.12: Phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) của ưu hợp 2 ............................. 34
Bảng 4.13: Phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) của ưu hợp 3 ............................. 35
Bảng 4.14: Bảng phân tích tương quan giữa hai nhân tố D1,3 – HVN của ưu hợp 1 ...... 37
Bảng 4.15: Bảng phân tích tương quan giữa hai nhân tố D1,3 – HVN của ưu hợp 2 ...... 38
Bảng 4.16: Bảng phân tích tương quan giữa hai nhân tố D1,3 – HVN của ưu hợp 3 ...... 39
Bảng 4.17: Thành phần thực vật tham gia tái sinh dưới tán rừng IIIB tại KVNC ....... 43
Bảng 4.18: Tình hình chung về tái sinh tự nhiên trong ba ưu hợp thực vật ................. 44
Bảng 4.19: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới tán rừng IIIB ...................... 45
Bảng 4.20: Phân bố cây tái sinh theo chất lượng ở ba ưu hợp thực vật tại KVNC ...... 47
Bảng 4.21: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng....................................................... 48
Bảng 4.22: Phân bố cây tái sinh theo các cấp độ tàn che tán rừng tại KVNC ............. 50

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ÔDB trong ô tiêu chuẩn đo đếm cây TS .................................. 11
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật ưu hợp 1 ............................... 20
Hình 4.2: Trắc đồ dọc và ngang của ưu hợp 1 tại KVNC ............................................ 21
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật ưu hợp 2 ............................... 22
Hình 4.4: Trắc đồ dọc và ngang của ưu hợp 2 tại KVNC ............................................ 23
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật ưu hợp 3 ............................... 24
Hình 4.6: Trắc đồ dọc và ngang của ưu hợp 3 tại KVNC ............................................ 25
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 1 ........ 29
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 2 ....... 30
Hình 4.9: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 3 ........ 32
Hình 4.10: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) của ưu hợp 1.......... 34
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) của ưu hợp 2.......... 35
Hình 4.12: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) của ưu hợp 3.......... 36
Hình 4.13: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn - D1,3 của ưu hợp 1 ............................ 38

Hình 4.14: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn - D1,3 của ưu hợp 2 ............................ 39
Hình 4.15: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn - D1,3 của ưu hợp 3 ............................ 40
Hình 4.16: Trạng thái rừng IIIB tại khu vực nghiên cứu ............................................. 41
Hình 4.17: Cây Bằng lăng (Lagerstroemia floribunda Jack) tại KVNC ..................... 41
Hình 4.18: Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) tái sinh tại KVNC ............... 42
Hình 4.19: Cây tái sinh dưới tán rừng IIIB .................................................................. 42
Hình 4.20: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của 3 ưu hợp thực vật ................. 46
Hình 4.21. Biểu đồ biểu thị chất lượng cây TS dưới tán rừng của 3 ưu hợp ............... 47
Hình 4.22:Biểu đồ phân bố cây TS theo cấp độ tàn che tán rừng IIIB ........................ 51

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng tự nhiên là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên động thực vật phong phú,
trong đó có nhiều loài có giá trị và ý nghĩa đặc biệt về kinh tế và môi trường, cung
cấp vật liệu xây dựng, năng lượng, nguyên liệu y dược, nguyên liệu chế biến lương
thực,… Rừng điều hoà khí hậu, chắn gió, làm sạch không khí, cân bằng O2 và CO2
trong khí quyển, bảo vệ nguồn nước và chống xói mòn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới giàu đa dạng sinh học với tài nguyên rừng
phong phú. Thế nhưng trải qua thời kì chiến tranh tàn phá và bị khai thác quá mức
trong những năm qua nên diện tích rừng đặc biệt là rừng tự nhiên đã suy giảm
nhanh chóng, có thể nói trong tình trạng báo động và cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu cuộc sống tăng lên nên số lượng gỗ khai thác
cũng từ đó ngày một tăng theo, đặc biệt trong vài ba thập kỷ gần đây. Theo thống kê
năm 1943 tổng diện tích rừng của Dipterocarpus dyeri Pierre Việt Nam là 18,7 triệu
ha (maurand) nhưng đến những năm cuối thập niên 80 thì chỉ còn lại 8,8 triệu ha
(undp, 1990). Điều này đồng nghĩa với diện tích đất trống đồi trọc tăng lên đáng kể.

Để khắc phục tình trạng này Chính phủ đã không ngừng ban hành những chủ
trương, chính sách bảo vệ diện tích rừng còn lại, những chương trình thiết thực đã
được áp dụng rộng rãi trong cả nước như: Chương trình 327 (1993, phủ xanh đất
trống đồi trọc), chương trình 5 triệu ha rừng, gọi tắt là chương trình 661 (1998),…
Ngoài ra, nhà nước còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng rừng để phủ xanh
đất trống đồi trọc và phục vụ mục đích kinh doanh rừng. Nhà nước đã thành lập các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
còn lại trong tự nhiên, một trong những động thái tích cực đó là sự thành lập vườn

1


quốc gia Lò Gò - Xa Mát theo Quyết định số 91/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng
chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước đây khu rừng này bị tàn phá
nặng nề, những nguồn giống, nguồn gen quý hiếm bị khai thác rất nhiều đã làm mất
dần đi tính tự nhiên vốn có của nó. Trước yêu cầu bảo tồn và nâng cao năng suất
rừng, VQG Lò Gò – Xa Mát đã sử dụng nhiều biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng
cũng như trồng rừng mới nhằm góp phần nhất định vào việc phục hồi lại tài nguyên
rừng. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ đặc điểm lâm học của rừng ở VQG Lò Gò –Xa
Mát là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số
ưu hợp thực vật tại vườn quốc gia Lò Gò –Xa Mát, tỉnh Tây Ninh” được đặt ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cơ bản của đề tài là:
- Xác định thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng của ba ưu hợp ở
VQG Lò Gò – Xa Mát, Tân Biên, Tây Ninh.
- Kết cấu đường kính (N – D) và chiều cao (N – H) của các ưu hợp thực vật.
- Tương quan giữa đường kính và chiều cao (D1,3 – Hvn) trong các ưu hợp
thực vật ở trạng thái rừng IIIB.
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của ba ưu hợp thực vật dưới tán rừng.

- Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng và bảo vệ rừng.
Kết quả nghiên cứu có được của đề tài góp phần làm rõ hơn một số đặc trưng
kết cấu cây đứng và tái sinh tự nhiên của ba ưu hợp thực vật ở trạng thái rừng IIIB
nhằm cung cấp những căn cứ cho nuôi dưỡng, bảo tồn rừng ở khu vực nghiên cứu
đạt hiệu quả.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát được thành lập tại Quyết định số
91/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Nằm trên địa phận 4 xã: Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp, Thạnh Tây - thuộc
huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (cách thị xã Tây Ninh 30 km) có vị trí địa lý như
sau:
Từ 11002’ đến 11047’ vĩ độ Bắc.
Từ 105057’ đến 106004’ kinh độ Đông.

3


Kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định
số 17/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2007, diện tích của VQG Lò Gò Xa Mát sau rà soát là 18.803 ha, gồm 16 tiểu khu và phân thành 3 phân khu chức
năng:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:


8.669,6 ha.

Phân khu phục hồi sinh thái:

10.008,4 ha.

Phân khu hành chính dịch vụ:

125,0 ha.

2.1.2 Địa hình
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi
trong khoảng 5 – 20 m, rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25 m so
với mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 10 - 50, do vậy VQG có địa hình
gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông, có thể phân chia
địa hình cho khu vực Lò Gò – Xa Mát thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng
phẳng, trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước vào mùa mưa.
Nhìn chung VQG Lò Gò – Xa Mát nằm trong thềm sông cổ, có hoạt động
nội sinh ổn định nên địa hình cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.
2.1.3 Khí hậu - thủy văn
* Khí hậu
Tỉnh Tây Ninh hay cả khu vực Đông Nam Bộ nói chung đều nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300 mm/năm
đến khoảng 1.900 mm/năm, có những năm lượng mưa đạt trên 2.000 mm (có thể tới
2.300 mm), phân bố không đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến
tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng
(các tháng có lượng mưa trên 100 mm). Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong
khoảng 25 – 27 0C, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 270C và biên độ nhiệt giữa các
tháng không cao. Giữa hai tháng liền nhau thì chênh lệch dưới 10C (các tháng mùa
mưa) đến khoảng 1,50C (các tháng mùa khô).


4


Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực
Tây Ninh không có phân mùa rõ rệt. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ trong ngày là
khá cao, ngoài yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển (độ quãng cách
biển 180 km), đồng thời nền địa chất và đất nên đã góp phần làm dao động nhiệt
trong ngày tăng cao tuy không khắc nghiệt như những khu vực khác trong vùng
Đông Nam Bộ như Bình Phước.
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa
năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc
hơi thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi
tăng cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100 mm kéo dài 5 - 6
tháng (tháng 12, 1, 2, 3 và 4).
Các đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/năm: 1800 mm
- Nhiệt độ trung bình/năm: 26,90C
- Bốc hơi nước trung bình/năm: 1100 – 1200 mm
* Thủy văn
Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia
cắt địa hình không cao.
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác
chỉ có nước vào mùa mưa.
- Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu
rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam - Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng dài
khoảng 20 km, lòng sông rộng 10 - 20 m, có nơi mở rộng đến 50 m, chảy uốn lượn
và cắt vào thềm phù sa cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện
cho giao thông.
- Suối Đa Ha - Xa Mát: cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía

Đông Bắc - Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối
Mẹc Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy qua sông Vàm Cỏ Đông. Suối có

5


nước quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn ngoèo nên các phương tiện giao thông
đường thủy không đi lại được.
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu vực như: suối Mẹc Nu (xuất
phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước
vào mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ Bàu Quang, chảy vào suối Đa Ha), suối
Tà Nốt, suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 – 5 m ở
các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
nước phục vụ sản xuất (140 – 240 m3/ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa
mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.
2.1.4 Tài nguyên rừng
+ Thành phần loài thực vật rừng
Thành phần loài thực vật rừng ở VQG Lò Gò – Xa Mát khá đa dạng và
phong phú gồm 694 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Ngành
Ngọc Lan (Magnoliophyta) là ngành có nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97,1% trong
tổng số loài thực vật).
+ Thành phần loài động vật rừng
Lớp thú có 42 loài thú của 7 bộ: bộ ăn sâu bọ (Insectivora), bộ Dơi
(Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), Bộ móng guốc chẵn (Arctiodactyla), Bộ
Ăn thịt (Carnivora), bộ gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ (Lagomorpha).
Lớp chim có 203 loài chim thuộc 15 bộ và 40 họ.
Lớp Bò sát có 58 loài, thuộc về 2 bộ, trong đó bộ có vẩy (Squamata) có số
loài chiếm đến 92,9 %. Bò sát ở Lò Gò - Xa Mát rất đa dạng về các họ với tổng số
ghi nhận là 15 họ (chiếm 65,2% số họ của cả nước), trong đó chiếm ưu thế là họ

Rắn nước (Colubridae) với 21 loài, chiếm 37,5% số loài của khu vực, có 40 giống
(chiếm 30,0% số giống cả nước), nhưng 92,7% số giống chỉ có 1 - 2 loài.
Tóm lại: Tài nguyên rừng của VQG Lò Gò - Xa Mát gồm tài nguyên thực
vật, động vật, thủy sinh vật, nếu so sánh với các khu rừng đặc dụng khác của vùng
Đông Nam bộ như VQG Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng), VQG

6


Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), Khu BTTN và di tích Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) thì
số lượng loài và cá thể động, thực vật rừng không phong phú bằng các khu rừng đặc
dụng trên, nhưng thành phần động, thực vật của VQG Lò Gò - Xa Mát có những
đặc trưng sau:
Về thực vật: rừng tại VQG Lò Gò – Xa Mát là kiểu rừng đặc dụng có diện
tích rừng thưa cây họ Dầu chiếm ưu thế về tổ thành có diện tích lớn nhất trong các
khu rừng đặc dụng của vùng Đông Nam bộ.
Về động vật: Khu hệ động vật rừng của VQG Lò Gò - Xa Mát vừa mang đặc
điểm của khu hệ động vật vùng Đông Nam bộ là sự hiện diện của các loài thú móng
guốc, và đặc điểm của khu hệ động vật vùng đồng bằng sông Cửu Long là sự hiện
diện của chim nước, bò sát ở các khu vực đất ướt, trảng cỏ, đất ngập nước theo
mùa.
2.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân
Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Tổng
dân số của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ ; trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ
trung bình và 35% là hộ giàu.
Dân tộc chủ yếu ở khu vực là người Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%;
Khơmer 202 hộ chiếm 2,6%; các dân tộc khác (Tày, Mường, Hoa) là 25 hộ chiếm
0,4%.
Hộ nghèo có ít đất (< 0,2 ha/hộ), thường làm nông nghiệp và làm thuê theo

mùa vụ. Cây trồng chủ yếu là lúa, mì. Thu nhập bình quân đầu người khoảng
200.000 VND/người/tháng.
Hộ trung bình có đất khoảng 0,4 - 1 ha, hoạt động kinh tế chính: Làm nông,
buôn bán nhỏ. Cây trồng chủ yếu là lúa, mì, điều.Thu nhập bình quân đầu người
khoảng 500.000 VND/người/tháng.
Còn những hộ giàu có diện tích đất trên 1 ha các hoạt động kinh tế chính là
làm nông, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh dịch vụ. Cây trồng chủ yếu là lúa, mì,
cao su. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 900.000 đồng/người/tháng.

7


Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân các xã, có khoảng từ 8095% người dân sống bằng nghề nông, chăn nuôi quy mô nhỏ và làm thuê theo mùa
vụ. Một bộ phận dân cư vẫn còn sống lệ thuộc vào đất rừng và các lâm sản ngoài gỗ,
tạo áp lực lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG. Nhìn chung đời sống đại
đa số người dân xung quanh VQG còn gặp nhiều khó khăn.

8


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu gồm:
- Xác định thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng trong các ưu hợp
thực vật tại tiểu khu 28 ở VQG Lò Gò - Xa Mát, Tân Biên, Tây Ninh.
- Kết cấu số cây theo đường kính (N - D) và chiều cao (N - H) của các ưu
hợp thực vât ở trạng thái rừng IIIB.
- Tương quan giữa đường kính và chiều cao (H - D1,3) của các ưu hợp thực
vật tại khu vực nghiên cứu.

- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của ba ưu hợp thực vật dưới tán rừng.
- Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng, bảo vệ rừng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Khảo sát và lựa chọn những diện tích rừng điển hình tại khu vực để tiến
hành lập các ô điều tra đo đếm kết cấu của các ưu hợp thực vật, tiến hành mở các
tuyến điều tra cắt ngang qua các kiểu địa hình khác nhau để mô tả kết cấu cây đứng
của các ưu hợp thực vật trong khu vực nghiên cứu.
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu (lịch sử hình
thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,…).
- Lập các ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 2000 m2 (50 m × 40 m), số
lượng ÔTC là 3 ô. Các ÔTC này được bố trí theo phương pháp hệ thống. Đo đếm
các chỉ tiêu điều tra cần thiết trong ÔTC như D1,3, Hvn, Dt, xác định phẩm chất cây
cho từng cá thể cây:
+ Thống kê tên loài cây và xếp theo độ ưu thế của loài.

9


+ Đo đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m (ký hiệu D1,3, m) theo 2 chiều vuông
góc bằng thước dây với độ chính xác 0,5 cm, sau đó xếp thành cấp.
+ Đo chiều cao thân cây, ký hiệu (Hvn, m) được đo bằng thước Blumme Leiss với độ chính xác là 0,5 m, lấy kết quả trung bình và xếp thành cấp.
+ Đường kính tán (Dt, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán lá
trên mặt phẳng ngang theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số trung
bình.
- Xác định vị trí, tính toán diện tích, bố trí các tuyến điều tra, hệ thống ô điều
tra trên các tuyến đã được xác định trên bản đồ.
- Dùng phương pháp vẽ trắc đồ của T.A David & Richards (1934) với diện
tích 10m × 20m (tùy theo đối tượng rừng cụ thể) để mô tả cấu trúc tầng và xác định
độ tàn che (ĐTC) của rừng.

- Điều tra tái sinh tự nhiên dưới tán rừng
Các chỉ tiêu đo đếm:
+ Thành phần loài cây và số lượng của chúng
+ Chiều cao thân cây (Hvn, m) và phân theo cấp
+ Đặc điểm phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng
+ Chất lượng cây tái sinh gồm khỏe và yếu
Cây khỏe là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trên mặt đất rừng, không
bị sâu bệnh hay 2 thân.
Cây yếu là những cây thân cong, cây bị sâu bệnh hại hoặc cây đang chết (có
khả năng bị đào thải).
* Phương pháp đo cây tái sinh:
Cây tái sinh được đo trong ô dạng bản (ÔDB) có kích thước 2 × 2 (4 m2).
Trên mỗi ô tiêu chuẩn 2000 m2 ta chia thành 30 ô dạng bản. Cách bố trí ÔDB theo
hình 3.1 sau:

10


50 m

40 m

Ô dạng bản
4 m2 (2 x 2)

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ÔDB trong ô tiêu chuẩn đo đếm cây TS
- Trong mỗi ưu hợp thực vật tiến hành thống kê số lượng và xác định chính
xác tên loài cây; đánh giá chất lượng cây TS theo tiêu chuẩn tốt, xấu. Sau đó ghi
vào mẫu biểu chung.
- Phân bố số cây TS theo cấp chiều cao (H, m): Cây TS được chia thành 5

cấp; ≤ 0,5 m; 0,51 – 1 m; 1,1 – 1,5 m; 1,51 – 3 m và > 3 m và vẽ biểu đồ phân bố số
lượng cây TS theo cấp chiều cao.
- Điều tra nhanh phân bố cây TS trên mặt đất: sử dụng phương pháp độ
thường gặp (F). Nếu biết số ÔDB có cây TS là n; tổng số ô điều tra là N thì F = n/N.
- Xác định ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến TSTN ở trạng thái
rừng IIIA3 tại khu vực nghiên cứu:
+ Ảnh hưởng của ĐTC: Độ tàn che tán rừng được chia làm 4 cấp: cấp 1 ĐTC
≤ 0,4; cấp 2 từ 0,5 – 0,6; cấp 3: 0,7 – 0,8 và cấp 4 ≥ 0,9. Các cấp được xác định theo
phương pháp trắc đồ của A.T David & Richards, dãi vẽ rộng (10 × 20 m).
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

11


Từ các ô điều tra trong khu tiêu chuẩn. Qua công tác ngoại nghiệp, số liệu
thu thập được phân tích, đánh giá, chọn lọc, tổng hợp và tính toán theo các chỉ tiêu
bằng phương pháp thống kê toán học. Cụ thể, số liệu đo đếm ở ngoài thực địa trước
khi đưa vào xử lý được kiểu tra lại nhằm loại bỏ những số liệu nghi ngờ, không hợp
lý trong quá trình điều tra đo đếm. Sau đó nhập số liệu vào máy vi tính để xử lý,
tính toán và phân tích kết quả dựa trên phần mềm Excel hoặc Statgraphics 3.0.
Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu đường kính và
chiều cao, chúng tôi tập hợp số liệu chia tổ như sau:
+ Số tổ: m = 3,3*log (N) + 1 hoặc m = 5*log (N)
Do bởi đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên hỗn loài và dung lượng mẫu
khá lớn nên công thức được sử dụng là: m = 3,3*log (N) + 1
+ Cự ly tổ: k = (Xmax – Xmin)/m
Trong đó:
m: là số tổ của trị số quan sát
N: là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu)
k: là cự ly tổ

Xmax: là trị số quan sát lớn nhất
Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất
Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng
mẫu:
* Giá trị trung bình mẫu:

* Độ lệch tiêu chuẩn:

S=

* Phương sai:

2

fiXi  
1 

2
S =   fiXi 

N 
N



* Hệ số biến động:

Cv =

2


s
* 100 %
x

12


* Biên độ biến động:

R = Xmax – Xmin

Với: Xmax là trị số quan sát lớn nhất
Xmin là trị số quan sát nhỏ nhất
Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp vào bảng số liệu. Dùng phần mềm Excel
thể hiện các phân bố thực nghiệm N - Hvn, N - D1,3, D1,3 - Hvn
- Mật độ rừng được biểu thị bằng số cây/ha, là chỉ tiêu biểu thị cho độ đậm
đặc của thân cây gỗ/ha. Để xác định được mật độ rừng tại khu vực nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành đo đếm tất cả các cây trong ô điều tra, từ đó tính ra được số
cây/ha.
N/ha = (N/Sđt)*10000
Với: N/ha: là số cây/ha
Sđt: là diện tích ô điều tra
- Để xác định độ tàn che của rừng, chúng tôi sử dụng trắc đồ David và
Richards. Độ tàn che được xác định bằng công thức:
Độ tàn che = Stán/Sdải trắc diện (10 m x 20 m)
Với:
Stán là tổng diện tích hình chiếu tán của các cây trong dải trắc diện
Sdải trắc diện là diện tích dải rừng chọn vẽ trắc diện diện tích S = 200 m2
 Đường kính và chiều cao bình quân được tính theo công thức :

D1,3 

1
n

n



 Di

H 

i 1

1
N

n

 Hi
i 1

Với: Di, Hi là đường kính và chiều cao của cây thứ i, và i=1,2,3,…
 Mật độ cây trên ha được tính theo công thức:
N/ha= n * 10000 (Với S là diện tích ô = 2000 m2)
S

 Tiết diện ngang bình quân của loài cây được tính theo công thức
1

G/loài =
n

n

d

2

* 3,14 / 4

i 1

Với: d là đường kính 1,3 m cây thứ i của loài, n là số cây của loài trong ô
 Tổng tiết diện ngang bình quân của loài trên ô:

13


×