Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********************

TRẦN NỮ QUỲNH NGA

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HẠT
KIỂM LÂM HÀM THUẬN BẮC
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********************

TRẦN NỮ QUỲNH NGA

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HẠT
KIỂM LÂM HÀM THUẬN BẮC
TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến:
 Quý Thầy Cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã
giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập.
 Quý Thầy Cô giáo Khoa Lâm nghiệp đã giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức quý báu cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
khóa luận này.
 Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
 Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên Hạt Kiểm
lâm Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian điều tra, thu thập số liệu.
 Cảm ơn các bạn trong lớp DH08QR đã luôn sát cánh và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
 Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc nhất tới Cha Mẹ và những
người thân trong gia đình đã luôn cổ vũ, động viên tôi vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!


TP HCM, Tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Trần Nữ Quỳnh Nga

ii


TÓM TẮT
Trần Nữ Quỳnh Nga, sinh viên lớp DH08QR – Khoa Lâm nghiệp, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng tại Hạt kiểm lâm Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh
Bình Thuận” được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 03 năm 2012
đến ngày 15 tháng 06 năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh
+ Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu và phân tích những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn cũng
như tình hình thực hiện và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại
địa điểm nghiên cứu những năm vừa qua.
- Tìm hiểu thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cũng như các
giải pháp được thực hiện tại đơn vị. Từ đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng có hiệu quả.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, kế thừa số liệu và phương pháp
điều tra, thu thập các số liệu có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng để nghiên cứu và thực hiện các nội dung đặt ra trong đề tài này.
+ Kết quả nghiên cứu đạt được bao gồm những nội dung chính sau:
Nhìn chung đời sống hiện nay của người dân trên địa bàn huyện đã được cải

thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân đặc biệt là đồng bào dân
tộc tiểu số ở các xã vùng cao như: K’Ho, Rai, Tày, Nùng… sống bằng nghề lao
động phổ thông chủ yếu là phát dọn nương rẫy, đốt cây rừng hầm than, đốt kích
thích lấy nhựa dầu… kinh tế khó khăn từ đó gây không ít khó khăn cho công tác
quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

iii


Tình hình phá rừng, khai thác gỗ, khai thác nhựa dầu, vận chuyển lâm sản
trái phép, lấn chiếm đất Lâm nghiệp và chống người thi hành công vụ vẫn diễn ra
hết sức phức tạp.
Công tác tuyên truyền học tập nội dung pháp luật về bảo vệ rừng – phòng
cháy chữa cháy rừng đã được chủ động triển khai, các hộ sản xuất nương rẫy trong
và ven rừng đều ký cam kết chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy rừng và
tham gia chữa cháy khi được huy động. Do đó tình hình PCCC rừng những năm
vừa qua được triển khai khá tốt, kiểm soát được tình hình cháy rừng trong mùa khô;
các trường hợp cháy rừng đều được phát hiện và tổ chức cứu chữa kịp thời, nên
không gây thiệt hại lớn đến cây rừng.
Công tác tuyên truyền giáo dục được triển khai thường xuyên trên diện rộng
cũng đã góp phần tạo được nhận thức mới về trách nhiệm bảo vệ rừng của các cấp,
các ngành và nhân dân, tuy nhiên công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình
thức nên mang lại hiệu quả chưa cao trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Việc quản
lý, cảm hóa đối tượng chuyên nghiệp phá rừng tại các địa phương thiếu kiên quyết.
Công tác giao khoán bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh góp phần bảo vệ hiệu
quả diện tích rừng hiện còn, giải quyết công ăn việc làm và ổn định sinh kế cho
người dân sống gần rừng.
Tình trạng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính vẫn còn nhiều,
việc tổ chức quản lý diện tích đất do phá rừng, lấn chiếm đã thu hồi chưa tốt, còn để
tình trạng tái lấn chiếm xảy ra.

Kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn đã gây nhiều khó khăn trong việc
triển khai thực hiện công tác QLBVR và PCCCR. Phương tiện thiết bị chữa cháy
còn thiếu, đa số cũ kĩ và đã qua sử dụng nhiều năm, thường xuyên bị hư hỏng
không đáp ứng nhu cầu chữa cháy.
Việc phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuần tra thực hiện
đôi lúc chưa đồng bộ, giữa các cấp các ngành cũng chưa chặt chẽ.

iv


ABSTRACT
Tran Nu Quynh Nga, student of Forestry faculty, Nong Lam University, Ho
Chi Minh city.
The thesis: “ Understand and evaluate on the management, protection
and development of forests at the Ham Thuan Bac Forest Protection, Ham
Thuan Bac district, Binh Thuan province” has been carried out from 1st March,
2012 to 15th June, 2012.
Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh
+ Study objectives:
- To understand and analyze the strengths - weaks, opportunities – thrread as
well as the implementation of measures for the management, protection and
development of forests at the research sites in recent years.
- Understand the status of forest fire prevention and fire fighting as well as
the solutions are implementated at the agencies. Since then, as a basis for proposing
some solutions to improve efficiency in the management, protection and
development of forest resources effectively.
+ Methodology:
The thesis used statistical methods, inheritance of data and methods of
investigation, collection of data related to the management, protection and
development of forests to study and implement the content set in this thesis.

+ The results achieved incluse the following contents:
Overall the current life of the people in the district have improved
significantly. but there are still a part of population, especially ethnic minorities in
the highland as K'ho, Rai, Tay, Nung... living by unskilled workers are mostly
found clear swiddens forest burning pitcoal, oil burning plastic excitable...
economic difficulties which cause difficulties for the management of local forest
protection.

v


The situation of deforestation, logging, mining and oil resin, transporting
illegal forest products, forest land encroachment and opposing officials on duty is
very complex place.
Propaganda, study the contents of legislation on protection of forests - forest
fire has been actively implemented, households in cultivation land and forest edges
are signed commitments to abide by regulations on fire prevention forest fire
fighting and participate when mobilized. Thus the forest fire situation the recent
years implemented fairly well, control forest fire situation in the dry season
wildfires cases are detected and promptly organize the rescue, should not cause
major damage to trees.
Propaganda, education are often deployed on a large scale has helped create
a new awareness of responsibility of the protection levels, sectors and people, but
the propaganda is heavily form should not bring higher efficiency in the
management offorest protection. The management and touched professional
deforestation subjects at the local lack of decisiveness.
Work contracted to protect forest also contribute to promote effective
protection of forests still exist, solve employment and stable live lihoods for people
living near forests.
Status not comply with the decision to impose administrative sanctions are

still many, theorganization and management of land due to deforestation,
encroachment has notrecovered well, and to re-encroachment condition occurs.
Limited budget, lack of facilities has caused many difficulties in
implementing the management of forest protection and forest fire. Means of fire
fighting equipment is missing, most old and have been used for many years,
frequently damaged fire fighting needs.
The coordination with local governments in the work done at times patrol is
not uniform, between levels and branches may also close.

vi


MỤC LỤC
Trang
* Trang tựa-------------------------------------------------------------------------------------- i
* Lời cảm ơn -----------------------------------------------------------------------------------ii
* Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------------- iii
* Abstract --------------------------------------------------------------------------------------- v
* Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------- vii
* Danh sách những chữ viết tắt -------------------------------------------------------------- x
* Danh sách các bảng ------------------------------------------------------------------------ xi
* Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------ xii
Chương 1. MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Lý do nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2
Chương 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ---------------------------------- 3
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------ 3
2.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích ------------------------------------------------------------- 3
2.1.2. Khí hậu, thủy văn ---------------------------------------------------------------------- 3
2.2. Đặc điểm tài nguyên rừng --------------------------------------------------------------- 4

2.3. Kết quả cập nhật diễn biến tài nguyên rừng ở huện Hàm Thuận Bắc ------------- 6
2.4. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ---------------------------------------------------- 6
2.4.1. Tình hình xã hội ------------------------------------------------------------------------ 6
2.4.2. Đặc điểm kinh tế ----------------------------------------------------------------------- 7
Chương 3. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------------------------------- 9
3.1. Những căn cứ pháp lý-------------------------------------------------------------------- 9
3.2. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 11
3.3. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 11
3.3.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu -------------------------------------------- 11

vii


3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu -------------------------------------------- 11
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả ---------------------------------- 12
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ----------------- 13
4.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, chống phá rừng, phòng cháy
chữa cháy rừng trong thời gian qua ------------------------------------------------------- 13
4.1.1. Công tác tuyên truyền các quy định về QLBVR --------------------------------- 13
4.1.2. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng --------------------------------------------- 17
4.1.3. Công tác kiểm tra hiện trường, nghiệm thu lâm sản ----------------------------- 18
4.1.4. Công tác bố trí kiểm lâm về địa bàn xã ------------------------------------------- 19
4.1.5. Công tác tổ chức kiểm tra, truy quét chống phá rừng --------------------------- 19
4.1.6. Công tác xử lý vi phạm lâm luật --------------------------------------------------- 22
4.1.7. Tình hình thực hiện nhiệm vụ QLBVR của các đơn vị chủ rừng -------------- 24
4.2. Hiện trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian qua ----------- 24
4.2.1. Về tổ chức, lực lượng, phương tiện ------------------------------------------------ 24
4.2.1.1. Về tổ chức--------------------------------------------------------------------------- 24
4.2.1.2. Về lực lượng ------------------------------------------------------------------------ 27

4.2.1.3. Phương tiện, trang bị -------------------------------------------------------------- 27
4.2.2. Công trình phòng cháy chữa cháy rừng ------------------------------------------- 28
4.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện tại đơn vị ---------------- 29
4.3.1. Công tác tuyên truyền --------------------------------------------------------------- 29
4.3.2. Công tác chữa cháy rừng ------------------------------------------------------------ 30
4.3.3. Xác định trọng điểm cháy, tổ chức lực lượng và phương án huy động chữa
cháy khi có cháy xảy ra --------------------------------------------------------------------- 31
4.3.3.1. Xác định trọng điểm cháy -------------------------------------------------------- 31
4.3.3.2. Dự báo cấp cháy rừng ------------------------------------------------------------- 33
4.3.3.3. Tổ chức lực lượng tuần tra, trực ban, trực chỉ huy ---------------------------- 34
4.3.3.4. Phương án huy động chữa cháy khi có xảy ra cháy rừng--------------------- 35
4.3.4. Công tác điều hành, kiểm tra giám sát, báo cáo---------------------------------- 36
4.3.4.1. Công tác điều hành, tổ chức thực hiện ------------------------------------------ 36
4.3.4.2. Công tác kiểm tra, xử lý----------------------------------------------------------- 36
viii


4.3.4.3. Công tác cập nhật thông tin báo cáo--------------------------------------------- 37
4.4. Một số kết quả đạt được – những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghệm trong
công tác QLBVR, CPR và PCCCR trong thời gian qua -------------------------------- 37
4.4.1. Những mặt đạt được ----------------------------------------------------------------- 37
4.4.2. Những mặt hạn chế, tồn tại --------------------------------------------------------- 39
4.4.3. Những bài học kinh nghiệm -------------------------------------------------------- 40
4.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác QLBVR, CPR, PCCCR
tại đơn vị -------------------------------------------------------------------------------------- 41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------ 43
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 43
5.2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 44
* Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------------- 46


* Phụ biểu

ix


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BVR

Bảo vệ rừng

CPR

Chống phá rừng

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLRPH

Quản lý rừng phòng hộ


UBND

Ủy ban nhân dân

CB – CNV

Cán bộ công nhân viên

BCH

Ban chỉ huy

QL

Quốc lộ

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Công tác chữa cháy rừng ------------------------------------------------------- 18
Bảng 4.2: Công tác xử lý vi phạm lâm luật ---------------------------------------------- 22
Bảng 4.3: Công trình phòng cháy chữa cháy -------------------------------------------- 28

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Người dân tham gia các lớp tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng --------- 15
Hình 4.2: Công tác tuyên truyền BVR – PCCCR và quản lý động vật hoang dã --- 16
Hình 4.2: Công tác chữa cháy rừng của đơn vị ------------------------------------------ 17
Hình 4.3: Công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét chống phá rừng --------------------- 20
Hình 4.4: Tang vật và phương tiện của đối tượng vi phạm bị thu giữ ---------------- 23
Hình 4.5: Tổ chức Hội nghị Sơ kết Quy ước bảo vệ và phát triển rừng 6 năm (2004
– 2010) ---------------------------------------------------------------------------------------- 30

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Từ bao đời nay rừng là tài nguyên vô cùng quý giá. Đúng như câu nói “rừng
vàng biển bạc”, rừng không những cung cấp các sản phẩm thân gỗ, đáp ứng nhu cầu
về công nghiệp mà còn đem đến cho con người nhiều lợi ích khác như các loại lâm
sản ngoài gỗ (các loài thuốc quý, mật ong, thức ăn…). Đặc biệt, rừng là môi trường
sống cho các loài sinh vật, là lá phổi khổng lồ thiên nhiên ban tặng cho trái đất, là
nơi cải tạo môi trường sống cho con người. Song việc quản lý, bảo vệ, phát triển và
sử dụng tài nguyên rừng không hề đơn giản, bởi rừng là một hệ sinh thái phức tạp
với nhiều thành phần, tuân theo các quy luật khác nhau của không gian và thời gian.
Trong thực tế, rừng không còn là nguồn tài nguyên dồi dào như trước. Sự
phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thêm vào đó là nạn gia tăng dân số
đã làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất
rừng nhưng nguyên nhân chính vẫn là do con người chặt phá rừng làm nương rẫy,
khai thác rừng bữa bãi, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn thả
gia súc… và không thể không nói tới cơ chế quản lý bảo vệ rừng còn chưa chặt chẽ.
Sự thay đổi đó đã góp phần làm biến đổi khí hậu, thiên tai hạn hán liên tục xảy ra
gây hậu quả nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống con người.

Bình Thuận là địa phương có diện tích rừng khá lớn, mỗi năm xảy ra hàng
trăm vụ phá rừng với hàng trăm mét khối gỗ bị đốn hạ. Một điểm nóng phá rừng
chính là Hạt kiểm lâm Hàm Thuận Bắc, ở đây lâm tặc đang áp dụng nhiều biện
pháp tinh vi, phức tạp. Trước đây, những đầu nậu gỗ thường liên hệ trực tiếp với
người địa phương để tổ chức khai thác gỗ trái phép, nhưng nay tổ chức điều hành từ
xa. Bọn chúng thường tổ chức người ngoài địa phương móc nối với người tại địa
bàn và lén lút khai thác. Chúng còn lợi dụng vào sự quản lý địa bàn lỏng lẻo của
1


một vài địa phương để “thiết lập” đường dây khai thác tránh được sự theo dõi của
nhiều cấp, nhiều ngành. Chính vì thế, giữ rừng, phát triển rừng bền vững đang là
mối thách thức đối với người làm công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Để có được giải pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng đòi hỏi chúng ta
phải tiến hành tìm hiểu tình hình thực tế của công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng nhằm tìm ra biện pháp, cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả hơn, đồng thời tìm
ra những thiếu sót mắc phải trong quá trình tiến hành thực hiện nhằm đề xuất những
biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp
cuối khóa, được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng thuộc
Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự
hướng dẫn của thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu và đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hạt kiểm lâm
Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn cũng
như tình hình thực hiện và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại
địa điểm nghiên cứu những năm vừa qua.
- Tìm hiểu thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cũng như các
giải pháp được thực hiện tại đơn vị. Từ đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cơ

bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng có hiệu quả.

2


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích
* Vị trí địa lý, diện tích:
Huyện Hàm Thuận Bắc nằm ở trung tâm của tỉnh Bình Thuận. Diện tích tự
nhiên là 1282,47 km² gồm 2 thị trấn và 15 xã.
Tọa độ địa lý:
- Từ 11012’40’’ đến 11039’32’’ vĩ độ Bắc
- Từ 107050’00’’ đến 108010’58’’ kinh độ Đông
* Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp: tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp: thành phố Phan Thiết.
- Phía Đông giáp: huyện Bắc Bình.
- Phía Tây giáp: huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh.
2.1.2. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Huyện Hàm Thuận Bắc mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc
biệt khô hạn của vùng cực Nam Trung Bộ; nhiệt độ trung bình năm là: 26,7oC; nhiệt
độ cao nhất là: 38oC; nhiệt độ thấp nhất là: 14oC.
- Hướng gió chính vào mùa khô: thổi theo hướng Đông Bắc và Đông Nam
bắt đầu thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Mùa mưa: do ảnh hưởng địa hình núi cao nên mùa mưa hàng năm trên địa
bàn huyện thường đến sớm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; tổng lượng mưa

bình quân trong năm 1.500 mm.

3


- Mùa khô: do vừa chịu ảnh hưởng khí hậu tỉnh Lâm Đồng vừa ảnh hưởng
khí hậu khô hạn của tỉnh Bình Thuận, nên vào mùa khô có khả năng xảy ra cháy
rừng trên diện rộng ở các kiểu rừng nửa rụng lá, rừng khộp và rừng trồng.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm mùa khô bắt
đầu từ tháng 2; lớp thực bì dưới tán rừng như: lá cây, cỏ, dây leo, cây bụi đã hoàn
toàn khô kiệt, trở thành lớp vật liệu cháy cùng với ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc và Đông Nam nên dễ gây cháy rừng trên diện rộng.
* Thủy văn:
Trên địa bàn huyện, hệ thống sông, hồ có nguồn nước chảy quanh năm như:
hồ Hàm Thuận - Đa Mi, hồ Sông Quao, sông La Ngà, sông Katoht có thể đáp ứng
nhu cầu nước chữa cháy cho khu vực trọng điểm các xã Đa Mi, Hàm Trí, Hàm Phú,
Thuận Hoà, Đông Giang và Đông Tiến.
2.2. Đặc điểm tài nguyên rừng
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 03/5/2007 của UBND tỉnh Bình
Thuận, về việc triển khai công tác quản lý đất, rừng theo quy hoạch 3 loại rừng
được phê duyệt. Theo Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 của UBND
tỉnh Bình Thuận, thì tổng diện tích ổn định 3 loại rừng đến năm 2010 trên địa bàn
huyện Hàm Thuận Bắc là 65.022 ha với 76 tiểu khu trong đó:
- Rừng phòng hộ: 39.762 ha chiếm 61,15%
- Rừng sản xuất: 25.260 ha, chiếm 38,85%
Toàn bộ diện tích đất rừng trên địa bàn huyện được giao cho 5 đơn vị chủ
rừng và 01 UBND xã quản lý:
- Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Quao diện tích 18.026 ha.
- Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Giang diện tích 20.474 ha.
- Ban quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận - Đa Mi diện tích 19.177 ha.

- Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú diện tích 6.588 ha.
- Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Bắc (Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận)
- UBND xã La Dạ (tiểu khu 200 rừng ông bà, nghĩa địa - thuộc đối tượng
rừng sản xuất) diện tích 757 ha.

4


Ngoài ra, còn có 250 ha cao su tại xã Đông Giang, La Dạ; 230 ha rừng trồng
tre Mạnh tông, Bạch đàn... của Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Bắc và 5.699 ha
đất lâm nghiệp ngoài quy hoạch 3 loại rừng do các xã quản lý.
* Địa hình:
Nhìn chung địa hình của huyện khá đa dạng, thấp dần theo hướng Tây Bắc Đông Nam; bao gồm dạng địa hình vùng đồi núi, bán sơn địa, vùng đồng bằng phù
sa ven sông và các vùng cồn cát biển; có thể tạm chia địa hình của huyện thành 3
dạng chính:
- Vùng đồi núi bán sơn địa phía Bắc và phía Tây: Phân bố về phía Tây đường
sắt Bắc Nam, bao gồm các xã vùng bán sơn địa, chiếm 76,44% diện tích tự nhiên
toàn huyện.
- Vùng đồng bằng phù sa ven sông: Bao gồm một số xã nằm dọc theo Quốc
lộ 1A và Quốc lộ 28, chiếm 12,39% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Vùng cồn cát biển phía Nam và phía Đông: Phân bố về phía Đông Quốc lộ
1A kéo dài bao gồm các xã Hàm Đức, xã Hồng Sơn và xã Hồng Liêm, chiếm
10,63% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
* Đánh giá tình hình sử dụng đất đai tài nguyên rừng:
Trong những năm gần đây, tình hình thực hiện công tác BVR và PCCCR đã
đạt được những thành công nhất định, bước đầu đã ngăn cản được tình trạng phá
rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái phép. Diện
tích rừng được giữ vững, chất lượng rừng được nâng cao, góp phần bảo vệ đa dạng
sinh thái trong khu vực. Bên cạnh đó, công tác PCCCR cũng được đẩy mạnh thực
hiện làm giảm thiểu được những vụ cháy rừng diễn ra.

Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực phát triển, giá trị sản phẩm lâm
nghiệp tăng cao, do đó một số đối tượng ở địa phương không có công ăn việc làm
ổn định, diện tích đất canh tác không đủ, đời sống còn khó khăn vì thế họ đã tham
gia khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng làm nương rẫy.
Không những thế, lượng người nhập cư từ các khu vực khác về địa phương làm tình
hình khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng làm nương rẫy
phức tạp hơn. Đơn vị đã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng và chính
5



×