Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRỒNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐĂK TÔ, TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRẦN NGỌC LÂM

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRỒNG
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐĂK TÔ,
TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 / 2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRẦN NGỌC LÂM

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRỒNG
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐĂK TÔ,
TỈNH KON TUM



Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC KIỂNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 / 2012


 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
-

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

-

Tập thể giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình

giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
-

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Kiểng đã tận tình

hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.

-

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Cô, Chú trong Công ty Lâm

nghiệp Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
-

Cảm ơn Bố Mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian qua.
-

Do thời gian thực hiện khóa luận và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn

chế, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến bổ sung của quý Thầy Cô giáo và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Trần Ngọc Lâm

ii 
 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá quá trình sinh trưởng của rừng Thông ba lá
(Pinus kesiya Royle ex Gordon) trồng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô, tỉnh

Kon Tum” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 2012 đến tháng
06 năm 2012.
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung sau:
Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh lệch
trái ( Sk>0) ở các năm trồng 2002 và 2004 (tương ứng với tuổi 10 và tuổi 8) hoặc có
dạng một đỉnh lệch phải (Sk<0) ở các năm trồng 2000 và 2003 (tương ứng với tuổi
12 và tuổi 9). Hệ số biến động từ 11.73% - 18.28%.
Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)
Đường biểu diễn số cây phân bố theo cấp đường kính ở tất cả các năm đều
có dạng một đỉnh lệch trái (Sk>0). Hệ số biến động về đường kính từ 21.2%26.11%.
Đặc điểm sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = a*x^b là phù hợp nhất để
mô tả cho mối tương quan giữa Hvn và A.
Phương trình cụ thể: Hvn = 0.707718*A^1.16963
Đặc điểm sinh trưởng về đường kính (D1.3/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = a + b* sqrt (x) là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa D1.3 và A.
Phương trình cụ thể:

D1.3 = -5.85154 + 6.36011* sqrt (A)

Đặc điểm sinh trưởng về thể tích (V/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: y = (a + b*x) ^2 là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa V và A.
Phương trình cụ thể:

V = (-0.0473196 + 0.0360895*A) ^2

iii 

 


Đặc điểm tăng trưởng về chiều cao (ih)
Lượng tăng trưởng về chiều cao không theo một quy luật nào nhất định.
Giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 4 lượng tăng trưởng đạt tốc độ nhanh nhất, ở các tuổi
tiếp theo lượng tăng trưởng có phần ổn định hơn, nhưng từ tuổi 10 đến tuổi 12
lượng tăng trưởng chiều cao có xu hướng chậm lại.
Đặc điểm tăng trưởng về đường kính (id)
Lượng tăng trưởng về đường kính có xu hướng giảm dần theo tuổi. Ở
những tuổi nhỏ hơn thì lượng tăng trưởng đạt giá trị lớn hơn, điều đó thể hiện ở chỗ
từ tuổi 2 đến tuổi 5 lượng tăng trưởng về đường kính tăng nhanh, nhưng từ tuổi 5
trở về sau lượng tăng trưởng đã giảm xuống.
Đặc điểm tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1.3)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a*X^b là phù hợp nhất
để mô tả cho mối tương quan giữa H và D1.3.
Phương trình cụ thể:

H = 0.294048*D1.3^1.33415

Hình số bình quân chung của loài Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu là:
f1.3 = 0,61.

iv 
 


SUMMARY
Research project "Evaluation of the growth of three leaf pines (Pinus kesiya
Royle ex Gordon) forest, cultivate in Dak To, Kon Tum forestry company"

made in the period from February 2012 to June 2012.
The research result includes the following.
Rules for distribution of trees by height (N / HVN)
Distribution curve for the height of trees in peak form a left shift (Sk> 0)
planting in 2002 and 2004 (corresponding to 10 and 8 years old) or in peak form a
right shift (Sk <0 ) grown in the years 2000 and 2003 (corresponding to 12 and 9
years old).
Coefficient of variation from 11.73% - 18.28%.
Law of distribution of trees by diameter class (N/D1.3)
Distribution curve of trees by diameter class in all the years in peak form a
left shift (Sk> 0). Coefficient of variation of the diameter from 21.2% -26.11%.
Growth characteristics of height (HVN / A)
Calculation results show that the equation form: y = a * x ^ b is most
appropriate to describe the relationship between Hvn và A.
Specific equation: HVN = 0.707718 * A ^ 1.16963
Growth characteristics of the diameter (D1.3 / A)
Calculation results show that the equation form: y = a + b * sqrt (x) is most
appropriate to describe the relationship between D1.3 and A.
Specific equation: D1.3 = -5.85154 + 6.36011 * sqrt (A)
Growth characteristics of in volume (V / A)
Calculation results show that the equation form: y = (a + b * x) ^ 2 is best
suited to describe the relationship between V and A.
Specific equation: V = (-0.0473196 + 0.0360895 * A) ^ 2
Growth characteristics of in height (ih)


 


The amount of growth in height does not follow a certain rule. The period

from 2 to 4 years old is fastest growth, in the next years of growth is somewhat
more stable, but from 10 to 12 years old, the height of growth tends to slow down.
Growth characteristics of the diameter (id)
The amount of growth in diameter tend to decrease with age. At young age,
amount of growth achieved greater value, it can be shown in age from 2 to 5 years
old of diameter growth increased rapidly, but from age 5 onwards of growth has
declined.
Characteristics correlation between height and diameter (H/D1.3)
Calculation results show that form the equation: Y = a * X ^ b is most
appropriate to describe the relationship between H and D1.3.
Specific equation: H = 0.294048 * 1.33415 ^ D1.3
Figure the average number of three-leaf pines planted in the study area are:
f1.3 = 0,61.
 

vi 
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt


iii

Mục lục

vii

Danh sách chữ viết tắt và kí hiệu

ix

Danh sách các bảng

x

Danh sách các hình

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng trên Thế giới

5

2.2. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng ở Việt Nam

7

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

10

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

10

3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội

12


3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất

14

3.1.4. Động, thực vật rừng

15

3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

15

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

15 

3.2.2. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng

15

3.2.3. Đặc tính sinh thái

16

3.2.4. Công dụng và ý nghĩa kinh tế

16

3.2.5. Kỹ thuật trồng Thông ba lá


16

3.3. Nội dung nghiên cứu

17

vii 
 


3.4. Phương pháp nghiên cứu

17

3.4.1. Ngoại nghiệp

17

3.4.2. Nội nghiệp

18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng

22


4.1.1. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (Hvn)

22

4.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (D1.3)

25

4.2. Đặc điểm sinh trưởng của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu 28
4.2.1. Sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A)

28

4.2.2. Sinh trưởng về đường kính (D1.3/A)

30

4.2.3. Sinh trưởng về thể tích (V/A)

31

4.3. Đặc điểm tăng trưởng của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu 33
4.3.1. Lượng tăng trưởng về về chiều cao hằng năm (ih)

34

4.3.2. Lượng tăng trưởng đường kính hằng năm (id)

35


4.4. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D)

36

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

39

5.1. Kết luận

39

5.2. Kiến nghị

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC

43

viii 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1.3, cm


Đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m .

D1.3_tn, cm

Đường kính 1.3 m thực nghiệm.

D1.3_lt, cm

Đường kính 1.3 m lý thuyết.

Dbq, cm

Đường kính 1.3 m bình quân.

Hvn, m

Chiều cao vút ngọn cây.

Hvn_tn, m

Chiều cao thực nghiệm.

Hvn_lt, m

Chiều cao lý thuyết.

Hbp, m

Chiều cao bình quân.


V, m3

Thể tích cây.

A, năm

Tuổi.

N, cây/ha

Mật độ cây.

id1.3, cm

Lượng tăng trưởng về đường kính.

ihvn, m

Lượng tăng trưởng về chiều cao.

S

Độ lệch tiêu chuẩn.

2

S

Phương sai mẫu.


Sx

Sai tiêu chuẩn.

Sk

Độ lệch của đỉnh phân bố.

R

Biên độ biến động.

r

Hệ số tương quan.

ix 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất trong lâm phần Công ty

14

Bảng 4.2. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (quy luật phân bố N/Hvn)

24


Bảng 4.3. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê ( quy luật phân bố N/D1.3)

27

Bảng 4.4. Lượng tăng trưởng về chiều cao (ih)

35 

Bảng 4.5. Lượng tăng trưởng về đường kính (id)

37 


 

 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của rừng
Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

24

Hình 4.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều đường kính (N/D1.3)
của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

27


Hình 4.3. Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) với tuổi
(A) của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

29

Hình 4.4. Đường biểu diễn tương quan giữa đường kính (D1.3) với
tuổi (A) của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

31

Hình 4.5. Đường biểu diễn tương quan giữa thể tích (V) với tuổi (A)
của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

33

Hình 4.6. Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về chiều cao (ih) của
rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

34

Hình 4.7. Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về đường kính (id) của
rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

36

Hình 4.8. Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) với
đường kính (D1.3) của rừng Thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu

xi 

 

38


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hằng ngày trong một môi trường sống
trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là “ Rừng ”.
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, tác dụng của rừng đối với nền kinh tế và xã hội
là rất to lớn và đa dạng như: cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu xã hội,
cung cấp các loại nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, rừng phòng hộ và bảo vệ
môi trường, có tác dụng về thẩm mỹ, du lịch, an ninh quốc phòng.
Mặc dù đã biết rõ vai trò và tầm quan trọng của rừng, nhưng vì lợi nhuận mà
rừng đem lại là rất cao nên con người đã và đang khai thác rừng một cách bừa bãi,
gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: suy giảm tính đa dạng sinh học, lũ lụt, hạn
hán, sóng thần và đặc biệt nghiêm trọng đó là gây nên hiện tượng nóng lên của Trái
Đất hay Hiệu ứng nhà kính.
Đất nước ta với hơn ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi, do đó vai trò của rừng
là không thể thay thế. Tính đến ngày 31/12/2009, nước ta có 13.258,843 ha đất có
rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339,305 ha, diện tích rừng trồng là
2.919,538 ha, độ che phủ rừng toàn quốc là 39,1% (Theo Quyết định số 2140/QĐBNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2009). Tuy diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng còn thấp,
giá trị về đa dạng sinh học và khả năng cung cấp lâm sản chưa đáp ứng yêu cầu sản
xuất của con người.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và
quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với
việc tái tạo rừng, trồng rừng mà nhiều khu rừng đã được phục hồi “phủ xanh đất



 


trống đồi trọc”. Công tác bảo vệ rừng và phát triển các khu rừng có giá trị về kinh tế
- xã hội, các khu rừng phòng hộ, các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên ngày
càng được quan tâm nhiều và đúng mức hơn.
Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc Tây nguyên,
có khí hậu gió mùa khắc nghiệt cùng với loại đất đỏ bazan bạc màu trên các diện
tích đất trống đồi núi trọc thì việc lựa chọn Thông ba lá là cây trồng hợp lý của tỉnh
nói chung và Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô nói riêng. Thông ba lá là loại cây vừa
cung cấp sản phẩm về gỗ vừa cung cấp sản phẩm về nhựa, tạo cảnh quan và môi
trường trong sạch. Thông ba lá có thể phát triển tốt thành rừng trên vùng đất trống
đồi trọc, có tác dụng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, vừa mang lại lợi ích về kinh tế
cũng như môi trường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau
nên rừng Thông ba lá ở đây chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều, đặc biệt là khả
năng sản xuất gỗ, nhựa, cũng như ý nghĩa giá trị và phòng hộ môi trường.
Do đó, để tìm hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng Thông ba lá
làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, xây
dựng các kế hoạch quản lý và việc kinh doanh nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng cho rừng Thông ba lá. Được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Quản lý tài
nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Ngọc Kiểng, tôi tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Đánh giá quá trình sinh trưởng của rừng Thông ba lá (Pinus kesiya
Royle ex Gordon) trồng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô, tỉnh Kon Tum”.


 



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu một số đặc điểm về cấu trúc của rừng Thông ba lá thông qua việc

nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như: đường
kính (D1.3), chiều cao (Hvn).
-

Tìm hiểu quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng Thông ba lá thông qua

việc nghiên cứu các quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như:
D1.3, Hvn, V với nhân tố tuổi (A).
-

Tìm hiểu và đánh giá các đặc điểm tăng trưởng thông qua việc nghiên cứu

các quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu tăng trưởng như: id1.3, ih với nhân tố tuổi
(A).
-

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp và các kế hoạch sản xuất,

kinh doanh rừng.


 


Chương 2

TỔNG QUAN
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của
một vật sống (theo V.Bertalansly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều tra theo thời
gian (theo Vũ Tiến Hinh-Phạm Đình Giao [1997]). Sinh trưởng là quá trình tích lũy
về chất của cây nó kéo dài trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên và là cơ sở chủ yếu
để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như các biện pháp kỹ
thuật đã áp dụng.
Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều tác giả
trên thế giới và trong nước đề cập từ những năm đầu của thế kỷ 20. Bước đầu đi từ
định tính sang định lượng với quy luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn
đề trong sản xuất và kinh doanh rừng.
Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của cây rừng và quần thể rừng nào đó là
tìm hiểu nắm bắt những quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh
trưởng như: đường kính (D1.3), chiều cao (H), thể tích (V), theo thời gian hay còn
gọi là tuổi cây rừng. Những quy luật này được mô tả và trình bày dựa trên những
hàm toán học cụ thể nào đó và chúng được gọi là hàm sinh trưởng hay các mô hình
sinh trưởng.
Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách
quan về ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh như điều kiện tự nhiên đất đai, khí
hậu và các biện pháp tác động tới quá trình sinh trưởng của cây rừng. Trên cơ sở đó
đề xuất những biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây
rừng hướng tới mục tiêu nhằm đưa rừng đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh cũng như phòng hộ của rừng.


 


Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng là một vấn đề được rất nhiều nhà Lâm học
quan tâm, cho đến nay đã có rất nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu sinh trưởng

của cây rừng. Đã giúp chúng ta tìm ra hệ thống các quy luật, bảng biểu sinh trưởng
phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, dự đoán và lập kế hoạch phát triển kinh
doanh rừng.
2.1 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng trên thế giới
Sinh trưởng của cây rừng là sự thay đổi về kích thước, trọng lượng và thể tích
theo thời gian một cách liên tục. Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc
tổng hợp vào các yếu tố môi trường và biện pháp tác động. Vì thế không có những
nghiên cứu thực nghiệm thì không thể hiểu được hết các quy luật sinh trưởng của
các loài cây.
Cho đến nay, vấn đề mô hình hóa sinh trưởng và sản lượng rừng đã và đang
được quan tâm và nghiên cứu với nhiều thành tựu nổi bật. Từ những năm đầu của
thế kỷ 18 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quá trình sinh trưởng và tăng
trưởng của các tác giả như : Octtelt, Pauslen, Bause, Borggreve, Breymann, Cotta,
Draudt, Hartig, Weise… Nhìn chung những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng và
lâm phần phần lớn được xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được
công bố trong các công trình của Meyer, Stevenson (1994), Shumacher (1960),
Alder (1980). Các phương pháp nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng của
các nhà lâm học trên thế giới chủ yếu là áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán
học, phân tích tương quan hồi quy, từ đó xác định trữ lượng gỗ của lâm phần.
Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp, biểu diễn
quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh. Đây
là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây rừng cũng như
lâm phần dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị của các đại lượng
sinh trưởng.
Đã từ lâu các nhà khoa học Lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu ứng
dụng toán thống kê với sự hỗ trợ của máy vi tính và các phần mềm xử lý số liệu
chuyên dụng như Excel, Statgraphics, nhằm tìm ra các phương trình toán học phù


 



hợp mô phỏng quy luật sinh trưởng của các loài cây ở các điều kiện tự nhiên khác
nhau. Tuy nhiên các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích
hợp với một số cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó, với các loài cây khác ở
các điều kiện tự nhiên khác thì các hàm toán học này có phù hợp hay không thì cần
phải kiểm chứng thực tế để kết luận mức độ phù hợp của chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng được
công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên tác giả như:
A

Hàm

 e  a0 a1

Gompertz:

y = m.e

Backmann:

Log(y) = a0 + a1.Log(A) +a2.Log2(A)

Korsum:

y = a0. e(a1lnA-a2ln2A)

Mirscherlich:

y = a0. [1- e(-a1.A)a2 ]


Meyer:

y = a0. Aa1

Korf:

y = a 0. e

B1 1 a2
.A
1 a2

Trong đó:
Y: là đại lượng sinh trưởng (D1.3, Hvn…)
m: là giá trị cực đại có thể đạt được của y.
a0, a1, a2: là tham số của phương trình.
A: là tuổi của rừng hay lâm phần.
e: là cơ số Neper (e = 2.71828…)
Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên có thể coi hàm Gompertz là cơ
sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác (dẫn theo
Giang Văn Thắng, 2002).
Trong nghiên cứu về sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng của
mật độ cây rừng cũng được chú trọng vì nó là một trong những nhân tố quan trọng
tạo nên trữ lượng rừng. Từ đó, Thomasius (1972) đã đề ra học thuyết về không gian
sinh trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:


 



K = lg(N).lg(D).ec.A
Trong đó:
K: Không gian sinh trưởng tối ưu.
N: Mật độ cây rừng.
D: Kích thước lâm phần ở tuổi A.
C: Tham số của phương trình.
e: Cơ số Neper (e = 2,71828…).
Tóm lại, việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng đã
thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học Lâm nghiệp trên thế giới. Qua đó đã
đưa ra nhiều mô hình toán học khác nhau nhằm mô tả chính xác quy luật sinh
trưởng của mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái khác nhau và cũng là cơ sở khoa học
cho những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới. Tổng kết các công
trình nghiên cứu trên ta có thể nhận xét rằng: bằng các phương pháp nghiên cứu từ
mô tả định tính và chuyển dần sang định lượng dưới dạng các mô hình toán học là
một trong những hướng nghiên cứu thể hiện sự phát triển không ngừng của khoa
học Lâm nghiệp, tạo tiền đề và cơ sở khoa học cho sự phát triển mạnh mẽ của
ngành Lâm nghiệp trên thế giới.
2.2 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng ở Việt Nam
Ở nước ta, từ những năm 60 của thế kỷ 20 các nhà khoa học Lâm nghiệp đã bắt
đầu bước vào nghiên cứu hệ thống về sinh trưởng của các loài cây được trồng thành
rừng ở các vùng khác nhau, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh thích hợp như thời gian trồng, mật độ trồng, tỉa thưa rừng.
Từ 1965 – 1975, vấn đề điều tra tăng trưởng được chú trọng nhằm phục vụ công
tác quy hoạch rừng, luận chứng kinh tế kỹ thuật, phát triển trồng rừng và đào tạo
cán bộ kỹ thuật Lâm nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Bộ môn Điều tra tăng trưởng
được thành lập và bước đầu hoạt động nghiên cứu phục vụ sản xuất có hiệu quả
(Viện ĐTQH rừng, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp, Trường ĐHLN). Đặc biệt phải kể
đến công trình nghiên cứu tăng trưởng khá toàn diện cho đối tượng rừng Mỡ trồng



 


và Bồ đề tái sinh sau nương rẫy ở vùng trung tâm miền Bắc của PGS Vũ Đình
Phương (1868 – 1972) bằng phương trình toán học dạng :
A.H = a0 + a1.A + a2.A2
Trong đó:
A: Tuổi của cây hay lâm phần.
H: Chiều cao của cây hay chiều cao bình quân của lâm phần.
a0, a1, a2: Tham số của phương trình.
Phùng Ngọc Lan (1981-1985) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
Shumacher và Gompertz cho một số loài cây như: Thông nhựa, Mỡ, Bồ đề, Bạch
đàn trên một số điều kiện lập địa khác nhau và đã kết luận: đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số
của phương trình là rất nhỏ song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu nhau một
cách có hệ thống (Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Giai đoạn 1984-1989: Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh nghiên cứu tăng
trưởng và sản lượng rừng trồng Thông ba lá dựa trên tài liệu thu thập từ 142 ô định
vị và bán định vị, 350 ô tiêu chuẩn tạm thời, 420 cây tiêu chuẩn theo cỡ kính, giải
tích 242 cây ngả, đo 548 bộ tán lá về diện tích và đường kính hình chiếu tán, đo
đếm sinh khối thân, cành, lá, rễ của 60 cây, sử dụng tài liệu 572 ô tròn, chặt trắng 4
ô tiêu chuẩn 100 x 100 m. Qua nghiên cứu tác giả đã cho nhận xét: Hàm Gompertz
và một số hàm sinh trưởng lý thuyết khác có điểm xuất phát không phải gốc tọa độ,
tác giả cho rằng đối với những loài cây mọc chậm thì có tuổi đầu 5 - 10 đều không
quan trọng nhưng trong điều kiện cây mọc nhanh thì cần lưu ý vấn đề này.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương trình toán học để xác lập quy luật
sinh trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng khác nhau (hàm logarit, hàm mũ…)
cho các lâm phần Bồ đề thuần loài đều tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Tác
b xk


giả nhận thấy rằng hàm Schmacher y = a0. e

có độ liên hệ rất cao và ổn định

cho cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Trong đó:


 


Y: Chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
x: Tuổi của cây hay tuổi lâm phần.
a0, b: Tham số của phương trình.
k: Hệ số biểu thị loài (k = 0.2 – 2.0).
e: Cơ số Neper (e = 2.71828…).
Năm 2004, Trần Quốc Dũng và các cộng sự Viện Điều tra quy hoạch rừng đã
nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu tăng trưởng một số trạng thái rừng tự nhiên
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên dựa trên 631 cây giải tích của 26 loài ưu thế
của vùng Đông Nam Bộ và 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế của vùng Tây
Nguyên.
Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
quá trình sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng rừng là đi vào nghiên cứu định
lượng, những nghiên cứu đều xuất phát từ cơ sở lý luận về mặt lâm sinh học, về mối
quan hệ giữa sinh trưởng và sản lượng rừng với điều kiện tự nhiên. Từ đó xây dựng
các mô hình sinh trưởng phù hợp cho từng loài cây đáp ứng mục tiêu kinh doanh cụ
thể. Việc lựa chọn một hàm toán học nào đó để biểu thị cho quá trình sinh trưởng
của các nhân tố định lượng phải thỏa mãn một số tiêu chí đã đặt ra trước như hàm
đó phải biểu diễn tốt nhất cho quá trình sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu, có hệ

số tương quan chặt, sai số phương trình là nhỏ nhất, và hàm đó đơn giản, dễ sử
dụng.
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện sẽ vận dụng, đặc biệt có chú
trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
định lượng sao cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của
đề tài. Có thể nói những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng của các tác giả
trên là những tài liệu cơ sở rất quan trọng cho những nghiên cứu sinh trưởng, tăng
trưởng của rừng Thông ba lá trồng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
trong đề tài này.


 


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Theo tài liệu của phòng kỹ thuật – Công ty Lâm Nghiệp Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
cung cấp, điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, đặc điểm dân
sinh, kinh tế-xã hội ở khu vực nghiên cứu có đặc điểm như sau.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Lâm phần Công ty nằm trên ranh giới hành chính huyện Đăk Tô bao gồm 3 xã:
Ngọc Tụ, Đăk Trăm, Đăk Rơ Nga và nằm trên ranh giới huyện Tu Mơ Rông gồm 3
xã Đăk Sao, Đăk Rơ Ông, Đăk Tơ Can.
-

Tọa độ địa lý:

Từ 14031’152’’ đến 14050’116’’ độ vĩ Bắc.
Từ 107042’232’’ đến 107052’772’’ độ kinh Đông.

-

Phạm vi ranh giới:
Phía Bắc giáp : Tiểu khu 210, 231, 252 huyện Tu Mơ Rông.
Phía Nam giáp: Tiểu khu 294, 298, 299 huyện Đăk Tô.
Phía Đông giáp: Tiểu khu 256, 259, 287, 270 huyện Tu Mơ Rông.
Phía Tây giáp: huyện Ngọc Hồi.

Tổng diện tích tự nhiên của Công ty được giao quản lý là: 18.603,5 ha gồm 24
tiểu khu: 214, 215, 216, 254, 254A, 255, 258, 260, 274, 275, 276, 277, 278, 279,
280, 281, 282, 288, 289, 283, 284, 285, 286, 290.
Phân chia theo địa bàn xã:
-

Đăk Sao: 2.828,7 ha bao gồm TK 214, 215, 216.

10 
 


-

Đăk Rơ Ông: 1.018,2 ha bao gồm TK 254, 254A, 255.

-

Đăk Tơ Kan: 2.450,5 ha bao gồm TK 258, 260.


-

Đăk Trăm: 2.230,1 ha bao gồm TK 288, 289, 290.

-

Ngọc Tụ: 3.350,2 ha bao gồm TK 281, 282, 285, 286.

-

Đăc Rơ Nga: 6.728,6 ha bao gồm TK 274, 275, 276, 277, 278, 279, 280, 283,

284.
3.1.1.2 Địa hình – đất đai
3.1.1.2.1 Địa hình
Địa hình trong vùng khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, có độ cao trung bình
từ 1.000 - 1.200 m, hệ thống đồi núi liền dài chiếm phần lớn lãnh thổ. Độ cao tuyệt
đối cao nhất là đỉnh cao 1.870 m, thấp nhất là 585m, độ cao giảm dần từ Bắc xuống
Nam, từ Tây sang Đông. Nhiều đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc tạo nên một địa hình phân
cắt hiểm trở, đặc biệt tạo dòng chảy lớn gây xói lở trong mùa mưa, nhiều nơi tạo
thành các thung lũng bằng phẳng hoặc các hợp thủy, khe suối.
3.1.1.2.1 Đất đai
Lâm phần Công ty gồm các loại đất chính sau:
-

Đất mùn vàng đỏ phát triển trên đất granít.

-


Đất feralit xám vàng phát triển trên đất phiến thạch sắt.

-

Đất mùn vàng đỏ trên đất biến chất.

-

Đất nâu đỏ phát triển trên đất Bazan.

-

Đất phù sa ven suối.
(Nguồn thống kê huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông)

3.1.1.3 Khí hậu – thủy văn
3.1.1.3.1 Khí hậu
Lâm phần Công ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
-

Nhiệt độ bình quân: 180C – 220C.

-

Nhiệt độ cao nhất: 380C.

11 
 



-

Nhiệt độ thấp nhất: 60C.

-

Độ ẩm bình quân: 82%-87%.

-

Lượng mưa trung bình hằng năm: từ 2.000 - 2.100 mm.

-

Lượng bốc hơi bình quân hằng năm: 785 mm.

-

Số giờ nắng trong năm: 1.288 giờ.

-

Chế độ gió:
+ Mùa khô: hướng gió thịnh hành gió Đông Bắc.
+ Mùa mưa: hướng gió thịnh hành gió Tây Nam.

3.1.1.3.2 Thủy văn
Trên lâm phần Công ty có 2 hệ thống sông suối chính là sông Pô Kô, suối Đăk

Tơ Kan. Hệ thống sông suối này có đặc điểm là có nước chảy quanh năm, lưu lượng
nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu về nước của người dân sông quanh vùng.
Ngoài ra, trên các khu vực rừng trồng có hệ thống suối, khe tương đối nhiều
nhưng lại phân bố không đều, vào mùa khô lượng nước tại các khe, suối rất hạn chế.
(Nguồn trung tâm khí tượng thủy văn Kon Tum)
3.1.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Hiện nay trong và gần lâm phần Công ty quản lý có 27 thôn, làng với tổng số hộ
khoảng: 5.423 hộ với số dân khoảng: 24.741 người, chủ yếu là đồng bào dân Tộc
thiểu số chiếm 70%. Ngoài ra còn có lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp đóng
chân trong và ven lâm phần Công ty đó là: Trung đoàn 24, Trung đoàn 990, Ban
quản lý nguyên liệu giấy thuộc Công ty nguyên liệu giấy Miền nam, Nông trường
Tân Cảnh.
3.1.2.2 Kinh tế
Người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trình độ canh
tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp cho nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn, tỉ lệ hộ đói nghèo còn khá cao.
3.1.2.3 Cơ sở hạ từng
3.1.2.3.1 Giao thông

12 
 


Hệ thống đường liên thôn liên xã đang được năng cấp và cải tạo hằng năm,
bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như sản xuất.
3.1.2.3.2 Thủy lợi
Một số xã trong vùng đã được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi chủ yếu phục vụ canh tác lúa nước và tưới tiêu.
3.1.2.3.3 Điện

Hiên nay 6/6 xã đã được kéo điện. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện hiện nay
trong vùng đang duy trì các nhà máy thủy điện nhỏ như Đăk Sơ Sa, Kon Đào.
3.1.2.3.4 Y tế - giáo dục
Tất cả các xã đều có trạm y tế, trường học. Tuy nhiên cần tăng cường đủ giáo
viên, y bác sĩ để đáp ứng được nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân
trong vùng.
3.1.2.3.5 Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp, sóng dịch vụ liên lạc di động đã
được phủ hết các xã.

13 
 


×