Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI (Acacia auriculiformis x mangium) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI NÔNG TRƯỜNG THANH NIÊN 263 THUỘC TỔNG CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH, HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN QUỐC KIÊN

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA KEO LAI (Acacia auriculiformis x mangium) GIAI ĐOẠN
VƯỜN ƯƠM TẠI NÔNG TRƯỜNG THANH NIÊN 26/3
THUỘC TỔNG CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH,
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 06/201 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN QUỐC KIÊN

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA KEO LAI (Acacia auriculiformis x mangium) GIAI ĐOẠN
VƯỜN ƯƠM TẠI NÔNG TRƯỜNG THANH NIÊN 26/3
THUỘC TỔNG CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH,
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


 
 

LỜI CẢM ƠN
Xin được gữi lời biết ơn sâu sắc đến bậc cha mẹ và các thành viên trong
gia đình đã luôn quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Phan Minh Xuân, người
đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và khuyến khích em trong thời gian qua để
em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ môn Lâm Sinh, cùng tất cả các Thầy
Cô tại Trường đã luôn tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập.
Xin chân thành cảm ơn các anh, các chị công tác tại Ban Quản Lý rừng
trồng Nông trường Thanh niên 26/3 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện khóa luận.
Cảm ơn các bạn lớp DH08LN đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và cùng đồng hành
trong suốt thời gian theo học tại Trường.

Sinh viên
Trần Quốc Kiên

ii 


 
 

TÓM TẮT
Khóa luận: “Ảnh hưởng một số nhân tố đến sinh trưởng của cây keo lai (Acacia
auriculiformis x mangium) trong giai đoạn vườn ươm tại Nông trường Thanh niên
26/3 thuộc Tổng công ty cao su Hà Tĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. Thực
hiện từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 31 tháng 6.
Mục tiêu khóa luận:
- Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ phân lân, NPK và phân hữu cơ lên sự sinh
trưởng của cây Keo lai trong giai đoạn vườn ươm.
- So sánh được sự khác nhau giữa các nghiệm thức từ các loại phân tác động
lên sự sinh trưởng, phát triển của cây Keo lai trong giai đoạn vườn ươm.
Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài và xử lí số liệu, từ kết quả
nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển cây Keo lai
của các nghiệm thức đã được bố trí trong giai đoạn vườn ươm có kết quả như sau:
- Lượng phân NPK bón cho cây phù hợp là 0,6% g NPK.
- Lượng phân lân thích hợp bón cho cây là 1% lân.
- Lượng phân hữu cơ bón cho cây phù hợp là 10% hữu cơ
- Kết quả thí nghiệm của 3 loại phân đều tốt hơn đối chứng (không bón
phân) nhưng so sánh trong các loại phân NPK, lân, hữu cơ thì loại phân cho kết quả
tốt nhất là phân NPK.

iii 



 
 

ABSTRACT
Thesis: "Influence of several factors on the growth of hybrid acacia (Acacia
auriculiformis x Mangium) in the nursery at the Youth Farm 26/3 of the General
Rubber Company of Ha Tinh, Huong Khe district, provincial Ha Tinh province"
Conducted from March 30 to June 31.
The objective of thesis:
- Surveying the effect of the rate of phosphate, NPK and organic fertilizers
on the growth of acacia hybrid trees in the nursery stage.
- Compare the difference between the fertilizer treatments from the effects on
the growth and development of Acacia hybrid trees in the nursery stage.
During the study period to implement the project and process data and
findings from the impact of fertilizers to the growth and development of Acacia
hybrid treatments were arranged in the nursery stage we have the following results:
- The amount of NPK fertilizer for trees fit is 0.6% g NPK.
- Appropriate amount of fertilizer applied to crops is 1% phosphorus.
- The amount of organic fertilizer suitable for plant is 10% organic
- The results of three experiments are better fertilizer (no fertilizer) but
comparable in all kinds of NPK fertilizer, phosphorus, organic fertilizers for the
best results are NPK.

iv 


 
 


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............. 4
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 4
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên................................................................... 4
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 8
2.2.Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 9
2.2.1. Giới thiệu về cây keo lai .............................................................................. 9
2.2.1.1. Danh pháp cây keo lai ......................................................................... 9
2.2.1.2. Đặc điểm sinh học ............................................................................... 9
2.2.1.3. Đặc điểm sinh thái............................................................................. 10
2.2.1.4. Giá trị về kinh tế................................................................................ 11
2.2.2. Một số nghiên cứu về lĩnh vực vườn ươm trên Thế giới và ở Việt Nam .. 11
2.2.2.1. Nghiên cứu về tạo giống trên Thế giới ............................................. 11
2.2.2.2. Nghiên cứu về tạo giống trên Việt Nam ........................................... 12
2.2.3. Kỹ thuật gây trồng...................................................................................... 13
2.2.3.1. Một số thông số kỹ thuật ................................................................... 13
2.2.3.2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống .......................................... 14





 
 

2.2.3.3. Tạo cây con ....................................................................................... 14
2.2.3.4. Trồng rừng ........................................................................................ 16
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 18
3.2.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.2.2. Ngoại nghiệp ................................................................................................ 18
3.2.3. Nội nghiệp ................................................................................................................20
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 23
4.1. Ảnh hưởng của phân NPK, phân hữu cơ và phân lân lên sự sinh trưởng của cây
keo lai trong giai đoạn vườn ươm ............................................................................ 24
4.1.1. Ảnh hưởng của phân NPK tới sinh trưởng của cây keo lai ....................... 24
4.1.2. Ảnh hưởng của phân Lân tới sinh trưởng của cây keo lai ......................... 41
4.1.3. Ảnh hưởng của phân Hữu cơ tới sinh trưởng của cây keo lai.................... 53
4.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại phân lên cây keo lai trong giai đoạn
vườn ươm .................................................................................................................. 65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 69
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70
PHỤ LỤC

vi 



 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng theo dõi chỉ tiêu H (cm) trung bình lúc sang bầu ........................... 26
Bảng 4.2: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 2 tháng tuổi ....... 28
Bảng 4.3: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ....... 29 
Bảng 4.4: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................... 29 
Bảng 4.5: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................... 30
Bảng 4.6: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 3 tháng tuổi ........ 33
Bảng 4.7: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ....... 33 
Bảng 4.8: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................... 34 
Bảng 4.9: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................... 34 
Bảng 4.10: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 4 tháng tuổi ..... 38 
Bảng 4.11: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ..... 38
Bảng 4.12: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 39
Bảng 4.13: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................. 39
Bảng 4.14: Bảng theo dõi chỉ tiêu H (cm), D (mm), L rễ (cm) trung bình lúc sang
bầu (Lân) ................................................................................................................... 43
Bảng 4.15: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 2 tháng tuổi ..... 44
Bảng 4.16: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ..... 45 
Bảng 4.17: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 45 
Bảng 4.18: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................. 46
Bảng 4.19: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 3 tháng tuổi ...... 47 
Bảng 4.20: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ..... 48
Bảng 4.21: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 48 
Bảng 4.22: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 49
Bảng 4.23: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 4 tháng tuổi ..... 50
Bảng 5.24: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ..... 51


 
vii


 
 

Bảng 4.25: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 51
Bảng 4.26: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................. 52
Bảng 4.27: Bảng theo dõi chỉ tiêu H (cm), D (mm), L rễ (cm) trung bình lúc sang
bầu (Lân) ................................................................................................................... 56 
Bảng 4.28: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 2 tháng tuổi ...... 57
Bảng 4.29: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức .... 57 
Bảng 4.30: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 58
Bảng 4.31: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................. 58
Bảng 4.32: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 3 tháng tuổi ...... 60
Bảng 4.33: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ..... 60
Bảng 4.34: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 61
Bảng 4.35: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................. 61
Bảng 4.36: Đánh giá sự sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai 4 tháng tuổi ...... 63
Bảng 4.37: Kiểm tra sự khác biệt về chiều cao bình quân của các nghiệm thức ..... 63
Bảng 4.38: Kiểm tra sự khác biệt về đường kính giữa các nghiệm thức ................. 64
Bảng 4.39: Kiểm tra sự khác biệt về chiều dài rễ giữa các nghiệm thức ................. 64

 
viii


 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Vườn ươm, vật liệu giống ban đầu........................................................... 23
Hình 4.2: Ảnh hưởng của phân NPK tới chiều cao.................................................. 24
Hình 4.3: Ảnh hưởng phân NPK tới đường kính ..................................................... 24
Hình 4.4: Ảnh hưởng của phân NPK tới L rễ .......................................................... 25
Hình 4.5: Cây Keo lai gia đoạn 2 tháng tuổi ............................................................ 27
Hình 4.6: Rễ cây 2 tháng tuổi................................................................................... 28
Hình 4.7: Cây giai đoạn 3 thánh tuổi ....................................................................... 31
Hình 4.8: Cây giai đoạn 3 tháng tuổi ....................................................................... 32
Hình 4.9: Rễ cây giai đoạn 3 tháng tuổi ................................................................... 32
Hình 4.10: Cây giai đoạn 4 tháng tuổi ..................................................................... 36
Hình 4.11: Cây giai đoạn 4 tháng tuổi ..................................................................... 37
Hình 4.12: Ảnh hưởng của phân Lân tới chiều cao ................................................. 41
Hình 4.13: Ảnh hưởng của phân Lân tới đường kính .............................................. 41
Hình 4.14: Ảnh hưởng của phân Lân tới L rễ .......................................................... 42
Hình 4.15: Ảnh hưởng của phân Hữu cơ tới chiều cao............................................ 53
Hình 4.16: Ảnh hưởng của phân Hữu cơ tới đường kính ........................................ 54 
Hình 4.17: Ảnh hưởng của phân Hữu cơ tới L rễ .................................................... 54
Hình 4.18: Cây giai đoạn 1 tháng tuổi ..................................................................... 55
Hình 4.19: Mức độ ảnh hưởng của 3 loại phân tới H (cm) ...................................... 66
Hình 4.20: Mức độ ảnh hưởng của 3 loại phân tới D (mm)..................................... 66
Hình 4.21: Mức độ ảnh hưởng của 3 loại phân tới L rễ (cm) .................................. 67

ix 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên hành tinh của chúng ta, rừng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong

các giai đoạn phát triển của quốc gia, “rừng là lá phổi của hành tinh”. Cùng với sự
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là các nghành công
nghiệp khác nhau phát triển mạnh mẽ, kéo theo nó là hậu quả của việc ô nhiễm môi
trường làm ảnh hưởng tới môi trường sống. Với tốc độ của việc chặt phá rừng đáng
báo động làm thu hẹp diện tích rừng, cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến làm
thoái hóa môi trường sống mạnh mẽ, vì thế mà việc phát triển mở rộng diện tích
rừng là một nhu cầu cấp bách để cải thiện chất lượng rừng, nhằm cân bằng hệ sinh
thái, khôi phục lại môi trường sống ngày một tốt hơn.
Theo thống kê hiện nay độ che phủ rừng đạt 39,5% vào năm 2010 và kết
thúc năm 2011 đạt khoảng 40%. Song con số này vẫn chưa khắc phục được đáng
kể tình hình tàn phá rừng và suy thoái môi trường hiện nay. Với thực trạng
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần dần cạn kiệt như hiện nay, đặc biệt là
nguồn tài nguyên rừng, thì việc phát triển cải thiện nguồn giống, và lựa chọn cây
trồng thích hợp để phục vụ cho việc trồng rừng nhằm phủ xanh,cải tạo đất, khôi
phục lại rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng dành cho các nhà lâm sinh học.
Qua thực nghiệm và quá trình nghiên cứu thì các nhà khoa học đã đưa ra được
một số loài giống cây rừng thích hợp với điều kiện lập địa ở nước ta, trong số đó
cây keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là loại cây thích hợp cho việc
trồng rừng, loài này rất phù hợp cho người dân trồng rừng do có vòng xoay vốn
nhanh, có nhiều triển vọng cho nền kinh tế và cải thiện môi trường sống. Song,
việc tạo giống cây keo lai cũng là một bước rất quan trọng, để có một giống cây
con khỏe mạnh thì việc gieo ươm tạo giống phải có chế độ dinh dưỡng và điều

i


 
 

kiện lập địa, điều kiện ngoại cảnh phù hợp với dòng cây này, trong đó phân bón

là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn vào quá trình sinh trưởng, phát
triển trong giai đoạn vườn ươm.
Để cải thiện được chất lượng rừng, môi trường sống và góp phần vào nền
kinh tế nước nhà thì những loại cây có đặc điểm sinh trưởng nhanh có giá trị kinh tế
cao được nghiên cứu và áp dụng trồng trên các loại đất rừng để khôi phục tình trạng
rừng hiện nay, với nhu cầu về gỗ ngày càng cao, tăng theo sự phát triển của nền
kinh tế các nước trên thế giới thì các loại cây phát triển nhanh có ý nghĩa quan trọng
trong nền công nghiệp sản xuất giấy sợi, xây dựng và một số ngành liên quan. Vì
thế việc chọn lựa một số loại cây mọc nhanh như cây keo lai rất đáng được quan
tâm để cải thiện tình hình của rừng.
Cây keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) đó là kết quả nghiên cứu của
các nhà lâm học, được lai tạo giữa cây keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá
tràm (Acacia auriculiformis), đây là giống cây lai mang nhiều đặc điểm trung gian
giữa hai loài giống cây bố mẹ, đặc biệt có nhiều ưu thế lai so với cây bố mẹ như là
sinh trưởng nhanh, hiệu suất về giấy sợi cao, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao
hơn hẳn so với các loài cây bố mẹ, có khả năng cố định đạm cao trong đất nhờ các
nốt sần ở hệ rễ, thế nên việc đưa loài cây keo lai vào sản xuất kinh doanh rừng trồng
là rất cần thiết. Vì thế trong giai đoạn vườn ươm, cây con phải được áp dụng những
kỹ thuật chăm sóc tốt, hợp lí để đáp ứng được tiêu chuẩn giống cây con sau khi xuất
vườn. Xuất phát từ những yêu cầu trên, với nguyện vọng góp phần nhỏ vào việc
chăm sóc nuôi dưỡng cây con trong giai đoạn vườn ươm tạo nguồn giống tốt sau
khi xuất vườn. Được sự đồng ý của Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm sinh, với sự
hướng dẫn của Thầy ThS. Phan Minh Xuân, em tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng một số nhân tố đến sinh trưởng của cây keo lai (Acacia auriculiformis x
mangium) trong giai đoạn vườn ươm tại Nông trường Thanh niên 26/3 thuộc
Tổng công ty cao su Hà Tĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.





 
 

Mục tiêu của khóa luận:
- Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ phân lân, NPK và phân hữu cơ lên sự sinh
trưởng của cây Keo lai trong giai đoạn vườn ươm.
- So sánh được sự khác nhau giữa các nghiệm thức từ sự sinh trưởng, phát
triển của cây Keo lai thông qua kích thước của chúng, từ đó chọn được nghiệm thức
tốt nhất phục vụ cho gieo ươm loài cây này.




 
 

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Nông trường thanh niên 26/3 là khu vực rừng trồng thuộc xã Hà Linh
(Truông Bát) huyện Hương Khê, một huyện nằm ở phía Tây nam tĩnh Hà Tỉnh.
* Có toạ độ địa lý:
Từ 18010'48'' đến 18021'10'' vĩ độ Bắc
105022'48'' đến 105027'20'' kinh độ Đông.
* Ranh giới:
- Phía Bắc giáp xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc.
- Phía Nam giáp thị trấn Hà Linh
- Phía Đông giáp Khe Giao

- Phía Tây giáp Quốc lộ 15A
Diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2.
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Địa bàn xã Hà Linh nằm phía Tây - Nam huyện Hương Khê. Là một thung
lũng rộng, bốn bề núi bao bọc với hai dãy núi lớn: Phía Đông là dãy núi Trà Sơn,
một nhánh của Trường Sơn Đông choài ra biển, phía Tây là dãy Giăng màn, một
đoạn Trường Sơn hùng vĩ, biên giới với nước bạn Lào. Địa hình hiểm trở, nhiều núi
cao suối sâu. Diện tích tự nhiên của khu vực rừng trồng khoảng 3.780 ha. Trước đây
rừng có nhiều gỗ quý như lim, táu, gõ, dổi,… Nghề khai thác lâm sản có khá sớm,
làm cho rừng cạn kiệt. Những năm gần đây bảo vệ rừng đã được chú ý, nghề trồng
rừng đang phát triển và đem lại thu nhập lớn cho nhân dân. Trong khu vực có nhiều




 
 

khe suối, lắm thác gềnh, ngoài ra còn có các nhánh sông nhỏ mà tiếng địa phương
gọi là "rào" như rào Tre, rào Tiêm, rào Nổ, rào rồng,… Dọc theo những triền sông
là những cánh đồng nhỏ được phù sa bồi đắp, diện tích vừa phải nhưng khá tươi tốt,
tạo nên những vùng lúa phì nhiêu, ven bờ các dòng sông là làng mạc, ruộng nương
dân cư đông đúc. Sông suối có độ dốc cao, lưu lượng dòng chảy khá lớn, trữ năng
thủy điện dồi dào. Phần lớn các sông bắt nguồn từ dăy Giăng Màn đổ về sông Ngàn
Sâu, rồi hòa nhập với Ngàn Phố tại Tam Soa làm thành Sông La. Là một một khu
vực thuộc xã miền núi biên giới, đường sá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, ngày
trước người từ các nơi muốn lên đây phải qua truông qua suối.
Nền giáo dục ở đây phát triển còn chậm, phân bố trường lớp gặp nhiều khó
khăn, có trường vẫn chia làm 2 điểm trường, các điểm cách xa nhau như tiểu học
Phương Mỹ, có những vùng học sinh đi học rất xa. Việc xây dựng những trung tâm

giáo dục lớn để thực hiện hiện đại hóa là một thách thức. Cho đến nay, trong huyện
có 2 xã có 6 trường học: Hà Linh (4 trường Tiểu học, 01 trường THCS, 01 trường
Mầm non) và Hương Trạch (03 trường Tiểu học, 01 trường THCS, 02 trường Mầm
non). Do điều kiện vị trí và địa hình, nên nền Giáo dục ở trong khu vực cũng như
toàn huyện Hương Khê còn gặp một khó khăn khác đó là đội ngũ cán bộ giáo viên,
một phần lịch sử Giáo dục trong khu vực đị bàn Hà Linh cũng như các xã khác
trong huyện gắn liền với giáo viên ngoài huyện, ngoài tỉnh. Mọi thời kỳ, mọi địa
bàn, mọi hoạt động giáo dục đều có sự tham gia của họ. Riêng Hà Tĩnh hầu như đội
ngũ cán bộ giáo viên trong huyện Hương Khê có mặt tất cả ở 10 huyện thị các nơi
về. Có năm, số giáo viên mới các huyện lên đến hàng mấy trăm người. Đến rồi đi,
khép kín đội ngũ vẫn là sức ép hàng năm trong công tác tổ chức, nhất là những
vùng xa xôi hẻo lánh.
Về khí hậu:
Nông trường Thanh niên thuộc xã Hà Linh nằm trong khu vực có khí hậu
nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên
mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và




 
 

mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở đây thường cao do ảnh hưởng của gió Lào thổi về.
Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè.
a) Nhiệt độ
* Không khí:
Nhiệt độ bình quân mùa đông thường từ 15-200C, ở mùa hè bình quân nhiệt
độ từ 25,5 – 390C. Tuy nhiên nhiệt độ thường thay đổi theo mùa.

Nhiệt độ trung bình năm là: 27,10C
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí các tháng trong năm (0C)
Tháng

Trích
yếu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


totb

22,9 25,4 27,8 29,3 31,5 32,7 31,1 29,3 27,9 25,6 22,4 19,2

toMax

28,5 32,6 34,5 36,9 38,6 39,5 37,1 35,5 35,3 33,9 31,8 25,3

toMin

19,2 22,5 23,4 26,6 27,7 29,1 27,8 26,2 25,6 23,1 20,1 15,5

* Đặc điểm về nắng:
Khu vực có số giờ nắng rất cao, được thống kê như sau:
Bảng 3.2: Số nắng trung bình ngày các tháng trong năm
Tháng

Trích
yếu
Trong
ngày
Trong
tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

7,9

8,9

9,5

9,6

9,8

9,9


8,2

7,5

7,2

6,8

6,1

6

245 258 312

346

350

364

253

231

219

173

162


148

b) Lượng mưa
- Khu vực này có lượng mưa khá lớn, song địa hình dốc nên thoát nước rất
nhanh. Mùa mưa thường không ổn định, thời gian mưa thường bắt đầu từ tháng 8




 
 

hoặc tháng 9, kết thúc vào tháng 1 hoặc 2 năm sau. Qua thống kê mùa mưa ở đây
tập trung chủ yếu vào tháng 1, 2 tháng 8, 9 và 12. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa
nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ 9 đến tháng 2 năm sau; lượng mưa bình
quân từ 800-1200mm/năm.
Bảng 3.3: Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Tháng

Trích
yếu
Trung
bình

1

2

3


4

143

110

79,3 65

5

6

7

8

56

88

67,7 192

9

10

11

12


241,3

226,2

144

154

c) Ẩm độ
* Đặc điểm về mây:
Với nền nhiệt độ tương đối cao và độ ẩm không khí khá lớn, lượng mây ở
khu vực này tương đối ít về mùa hè, còn về mùa mưa thì khá lớn
* Về không khí:
Độ ẩm không khí trung bình là 79%.
Bảng 2.5: Độ ẩm không khí trung bình các tháng
Tháng

Trích
yếu
Trung
bình

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

174

172

81

75

79

77

77


162

183

121

181

277

* Đặc điểm về gió:
- Khu vực dự án chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng của mùa hè
thì phải chịu tác động của gió Nam (nồm) và gió Lào, đặc điểm của gió này là nóng,
hanh (tháng 3 đến tháng 6).
- Đặc trưng gió tại đây trung bình năm là: 3,2 m/s, tuy nhiên vào những mùa
khô ở những vùng này tốc độ gió tối đa lên trên 16 m/s, thậm chí lên đến 25 m/s (từ
tháng 3 đến tháng 6).




 
 

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân sinh kinh tế
Người dân ở đây chủ yếu là người di cư đến, ít dân gốc chỉ chiếm một phần
nhỏ trong đó, dân cư nơi đây được di cư từ các huyện miền xuôi, chủ yếu là từ các
huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà,… Những vùng "đất học"

nổi tiếng từ xưa. Chính vì thế văn hóa trong khu vực khá đa dạng, thể hiện rõ nhất
qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,… Nhờ đó con người ở đây có
những phẩm chất quý giá: thông minh, cần cù, trọng nghĩa, tính cách mạnh mẽ,
thích ứng nhanh với cuộc sống. Chính những phẩm chất đó giúp cho người Hương
Khê thành công trong nhiều lĩnh vực. Do vùng này trước đây là vùng kinh tế mới
nên người dân được di cư tới đây lập nghiệp, khai phá vùng kinh tế mới. Ở khu vực
này chủ yếu là người kinh hầu như không có dân tộc thiểu số.
- Tổng số hộ: 1.173 hộ.
- Tộng số nhân khẩu: 5.124 khẩu.
b) Về nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp ở đây chỉ sản xuất cây hoa màu như: vừng (mè),
lạc, đậu, sắn (khoai mì), ngô (bắp), khoai lang và một phần nhỏ là đất trồng lúa, đó
là những thung lũng nhỏ. Nơi đây có nhiều giống cây quý nổi tiếng trong nước như
bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cây dó trầm,…
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp cuộc sống người dân nơi đây vì thế
còn gặp nhiều khó khăn.
c) Về lâm nghiệp
Trong những năm gần đây dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Ban Quản Lý, các
chính sánh hỗ trợ trồng rừng dân ở trong vùng đã thực hiện được các chỉ tiêu trồng
rừng theo các chương trình 327, 661/TTg. Công tác bảo vệ rừng ở địa phương còn
gặp nhiều khó khăn do đời sống người dân vẫn phụ thuộc vào rừng nhiều nhưng
nhìn chung có xu hướng tích cực. Khu vực này rừng tự nhiên hầu như bị khai thác
cạn kiệt, Cao su là loài được trồng nhiều nhất vì nó cho giá trị kinh tế cao, và cây
keo lai do có vòng xoay vốn nhanh




 
 


d) Quy hoạch của địa phương
- Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, cải thiện đời sống
người dân, xóa đói giảm nghèo địa điểm này thuộc vùng quy hoạch đầu tư phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất cải thiện kinh tế, phủ xanh
đồi trọc.
- Từ các điều kiện tự nhiên và xã hội nêu trên, đòi hỏi cần phải đầu tư trồng
rừng trên khu vực này, nhằm góp phần cải thiện và cân bằng lại các yếu tố tự nhiên
theo hướng bền vững về môi trường đồng thời góp phần tạo thêm công ăn việc làm
cho người dân sống trong vùng.
2.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những cây con keo lai (Acacia
auriculiformis x mangium) 1 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm thuộc khu vực
rừng trồng Nông trường Thanh niên 26/3 thuộc Tổng công ty cao su Hà Tĩnh tại
huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
Các cây con được tuyển chọn sang bầu là những cây có chiều cao và phẩm chất
tương đương với chiều cao về phẩm chất bình quân của toàn bộ các cá thể.
2.2.1. Giới thiệu về cây keo lai
2.2.1.1. Danh pháp cây keo lai
- Tên thường gọi:

Keo lai

- Nghành Ngọc lan:

Magnoliophyta

- Lớp Ngọc lan:

Magnoliopsida


- Bộ Đậu:

Fabales

- Họ Đậu:

Fabaceae

- Họ phụ Trinh nữ:

Mimosoideae

- Tên khoa học:

Acacia auriculiformis x mangium

2.2.1.2. Đặc điểm sinh học
Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp, thì cây
keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là giống lai từ sự thụ phấn tự nhiên giữa
hai loài keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis), vì




 
 

vậy mà phạm vi phân bố của loài này tương tự với hai loài bố mẹ. Vùng sinh thái
thích hợp của keo lai:

-

Độ cao so với mực nước biển là 600 m

-

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 đến 2000 mm

-

Dạng cấp đất trung bình

-

Nhiệt độ bình quân khoảng từ 26 đến 320C

Nói chung thì cây keo lai sinh trưởng nhanh vượt trội hơn các loài cây bố mẹ
trên các điều kiện lập địa, ở nước ta tất cả các điều kiện lập địa mà keo lá tràm và
keo tai tượng có thể sinh trưởng và phát triển được thì cây keo lai cũng có thể sinh
trưởng và phát triển được trên vùng lập địa đó.
2.2.1.3. Đặc điểm sinh thái
Keo lai là loài cây ưa sáng mọc nhanh, thừa hưởng được những đặc tính tốt của
cây bố mẹ, song nó cũng không tránh khỏi những đặc tính trung gian của cây bố mẹ
như là:
-

Thân cây thẳng tròn đều, tỉa cành tự nhiên tốt, phân cành cao nhưng thân và
cành chịu lực kém, giòn dễ gãy khi gặp gió.

-


Vỏ thân khi còn nhỏ thi có màu trắng, không nứt, khi cây lớn lên thì chuyển
qua màu nâu, thường nứt thành những rãnh nhỏ. Nhìn chung thì vỏ thân keo
lai có giống với vỏ thân keo lá tràm.

-

Lá có hình dạng kích thước trung gian giữa hai loài bố mẹ, lớn hơn keo lá
tràm và nhỏ hơn lá keo tai tượng, lá nó có kích thước:
+ Chiều rộng lá khoảng 4 - 6 cm
+ Chiều dài lá khoảng 15 - 20 cm
+ Số gân lá thường thì 3 - 4 gân chính
+ Lá giả dạng bảng
Ngoài ra thì cây keo còn có đặc điểm đó là có tuyến mật là nguồn thức ăn cho

ong, có thể nuôi ong kết hợp để tăng thêm thu nhập, hoa của keo lai có màu bạc,
hoa tự hình bông, cây ra hoa 2 năm trong một năm, lần thứ nhất khoảng tháng 3 - 4,

10 


 
 

quả chín vào khoảng tháng 5 – 8, lần hai khoảng tháng 8 - 9 quả chín khoảng tháng
12 đến tháng 12 năm sau.
Quả keo lai mang đặc tính trung gian giữa hai loài keo tai tượng (quả hình tròn)
và keo lá tràm (quả hình dẹp), nên quả keo lai có quả hình bầu dục, quả lúc giá có
màu nâu nhạt, vỏ quả khô xoắn lại, mỗi quả có từ 5 - 7 hạt.
2.2.1.4. Giá trị về kinh tế

Keo lai là loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), có giá trị kinh tế cao, gỗ của cây
keo lai được sử dụng rộng rãi trong các ngành khác nhau, đặc biệt là trong công
nghệ sản xuất bột giấy. Thị trường nguyên liệu giấy to lớn không chỉ trong trong
nước mà các nước trong khu vực cũng đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao.
Là cây gỗ đa mục đích, cao 25 – 30 m, đường kính 60 – 80 cm. Thân thẳng, tṛn
đều, tán phát triển cân đối, vỏ ngoài màu xám, cành non vuông màu xanh lục
Chính vì vậy mà việc đẩy nhanh nghiên cứu tạo giống đưa loài keo lai vào trong
sản xuất sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập ngân sách, cải thiện đời sống
nhân dân, đồng thời còn cải thiện được đất đai, làm tăng diện tích rừng xanh và
nâng cao được chất lượng sống của môi trường.
2.2.2. Một số nghiên cứu về lĩnh vực vườn ươm trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu về tạo giống trên Thế giới
Nhận định được vai trò và tầm quan trọng của rừng mà chuyên nghành về Lâm
nghiệp đã ra đời từ rất lâu. Từ những năm 40 của thế kỷ 18, nhà nghiên cứu người
Pháp tên Marrirede Boysdyver đã tiến hành ghép trên 10 ngàn cây thông đen (Pinus
nigra) trên gốc thông non trẻ để sản xuất hạt để sản xuất hạt phục vụ trồng rừng.
Cho đến những năm 80 nhà chuyên gia lâm nghiệp người Hà Lan đã xây dựng các
khu vườn ươm giống vô tính ở đảo Java (Indonesia)
Năm 1868, nhà nghiên cứu Bobet đã công bố công trình gieo ươm nhân giống
thực vật bằng hom rễ. Vào năm 1883 Valenski. A. H đã công bố công trình nghiên
cứu một số cây lá kim và lá rộng bằng gieo ươm giâm hom. Tiếp theo đó thì vào
những năm 70 của thế kỷ 20, hàng loạt các nghiên cứu về việc gieo ươm tạo giống

11 


 
 

cây như cây bụi, cây gỗ, cây công nghiệp và cây làm thuốc được công bó rộng rãi ở

nhiều nước trên thế giới.
Năm 1969, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới ở Pháp bắt đầu công
trình nhân giống cho các loài cây bạch đàn. Tính từ năm 1973 mới chỉ có 1 ha rừng
trồng bằng cây hom nhưng đến những năm 1986 đã có khoảng 24 ngàn ha rừng
trồng bằng cây hom (dẫn theo Kiều Phương Anh, 2005)
Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu và sản xuất cây bằng gieo
ươm hom cũng được tiến hành rộng rãi ở các nước Châu Á. Ở Thái Lan, Trung tâm
giống cây rừng ASIA – Canada đã có những nghiên cứu về nhân giống bằng giâm
hom và những nhân tố ảnh hưởng đến cây con giai đoạn vườn ươm. Nhiều loài cây
qua nghiên cứu thử nghiệm ở Thái Lan đã có kết quả tốt như các loại cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae), cây keo tai tượng (Acacia. mangium), và đặc biệt là cây keo lai
(Acacia auriculiformis x mangium).
Tại Quảng Tây (Trung Quốc), Viện khoa học Lâm nghiệp có một xưởng sản
xuất cấy mô, gieo ươm từ những năm 1990 đến 1994 đạt khoảng 1 triệu cây trên
năm.
2.2.2.2. Nghiên cứu về tạo giống trên Việt Nam
Ở Việt Nam, lịch sử ươm tạo giống đã có từ rất lâu trong sản xuất lâm nghiệp,
người dân Việt Nam đã biết sử dụng các phương pháp như chiết, ghép, ươm một số
loài cây ăn quả, cây cảnh,…
Vào những năm 1983 – 1984 các thực nghiệm về nhân giống bằng giâm hom
được tiến hành tại viện nghiên cứu Lâm nghiệp (nay là Viện khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam), các loài cây nghiên cứu vào thời gian đó là lát hoa, mỡ, lõi thọ, bạch
đàn (Nguyên Ngọc Tân, 1983, Phạm Văn Tuân, 1984). Nội dung nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào đặc điểm cấu tạo giải phẩu hom, sự ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt
độ môi trường và một số loại phân bón, chất kích thích (theo Kiều Phương Anh,
2005).
Từ những năm 1968 đến 1990, một số công trình nghiên cứu khá đầy đủ được
thực hiện với cây hồi (Illicium), bạch đàn trắng (Eucatypus camaldulensis) và cây

12 



 
 

mở (Manglietia glauca) tại Lạng Sơn, Nguyễn Ngọc Tân đã bố trí một loạt thí
nghiệm để xác định ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng, tỉ lệ phân bón, các loại chất
kích thích ra rễ và thời gian xử lí với cây hồi. Năm 1990, Lê Đình Khả và các cộng
sự đã nghiên cứu cho các loài cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis), cây keo tai
tượng (Acacia mangium), cây keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) và cây khi
lao (Casuarina equisetifolia). Từ những kết quả đó đã xây dựng được các hướng
dẫn kỹ thuật, các điều kiện về dinh dưỡng cho các loại vườn ươm để cây con có thể
phát triển tốt khi xuất vườn đưa vào sản xuất phục vụ trồng rừng như cây keo lai,
bạch đàn. Ngoài ra còn có một số loài cây quý hiếm như thông đỏ (Taxus
wallichiana), bách xanh (Calocedrus macrolepis) và một số loài cây kiểng cũng
được nghiên cứu.
Từ năm 1990 đến 1992, tại Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông
Nam Bộ được sự hỗ trợ của dự án phát triển Lâm nghiệp Úc – Việt đã tiến hành
một chương trình ươm giống về cây keo lai, cây bạch đàn, keo lá tràm, keo tai
tượng và đã dẫn về vườn sưu tập hơn 100 dòng cây bạch đàn, 5 dòng cây keo lá
tràm, 5 dòng keo tai tượng, được tuyển chọn từ các lô rừng trồng trong khu vực
(Nguyễn Văn Chiến và các cộng sự, 1999). Ngoài các cơ sở trên còn có các cơ sở
khác cũng bắt đầu nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất cây giống như Xí nghiệp
giống và phục vụ trồng rừng TP.HCM, Trung tâm giống Lâm nghiệp Cà Mau,…
2.2.3. Kỹ thuật gây trồng
2.2.3.1. Một số thông số kỹ thuật
- Phương thức bảo quản:
+ Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30oC, sau 1 năm
tỷ lệ nẩy mầm suy giảm 20 – 30%.
+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10oC, sau 1 năm tỷ lệ nẩy mầm suy giảm

không đáng kể, hạt giữ được đến 3 năm.
- Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 15 gram.
- Số hạt /1 kg khoảng 67.500 hạt.

13 


 
 

2.2.3.2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
- Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 6 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn
phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều,
không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã
chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ khô có màu nâu hoặc xám.
- Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả,
những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều,
đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì
rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu
ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải
đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải,
cót, nong, nia,… Hạt sau khi thu tiếp tục phơi 2 – 3 nắng cho khô, sàng sảy sạch thu
hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại đem đi bảo quản.
2.2.3.3. Tạo cây con
a) Xử lý hạt giống:
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ
0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để
nguội dần sau 4 – 6 giờ. Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương lớn
hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt
chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôi lại như lần đầu). Hằng ngày rửa chua bằng

nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem
đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu.
b) Chuẩn bị bầu đất:
Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu gồm
80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác).
Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu
đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m,
chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m.

14 


 
 

c) Gieo hạt:
Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.
Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu
sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa
lấp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong
để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70%. Hằng
ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc
đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào
cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại
cây mầm.
Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5
tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu.
d) Chăm sóc cây con:
Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5
lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc

phân NPK pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và
supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% – 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới
1lần, sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã.
Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc
thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ
6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3-4 tháng, cây có chiều cao 35-40 cm,
đường kính cổ rễ 3,5 – 4 mm thì đem xuất vườn.
- Trường hợp phát hiện nấm hại hoặc côn trùng phá hoại ở vườn gieo tiến
hành bắt giết và phun thuốc phòng trừ với nồng độ thích hợp, phun 2 lần mỗi lần
cách nhau 5 ngày, phun vào buổi chiều mát. Sau khi phun thuốc phải phun lại bằng
nước để rửa thuốc trên lá của cây con.
- Sau khi cấy khoảng 7 – 10 ngày tiến hành kiểm tra, cấy vào những bầu có
cây bị chết.

15 


×