Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT THUỘC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA3, TẠI TIỂU KHU 85 BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***************

TRẦN VĂN VƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT
THUỘC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA3, TẠI TIỂU KHU 85
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ
HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***************

TRẦN VĂN VƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT
THUỘC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA3, TẠI TIỂU KHU 85
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ
HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều
của bản thân em, nhưng không thể thiếu sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của
quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai và tất cả bạn bè, người thân cùng tập thể lớp
DH08LN.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Thầy Lê Bá Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt là các thầy
cô Khoa Lâm Nghiệp đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về
chuyên môn và xã hội.
Ban Quản Lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng
Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài luận văn này.
Cuối cùng em cảm ơn tất cả bạn bè và người thân đặc biệt là tập
thể lớp Dh08LN đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ cho em hoàn
thành tốt bài luận văn này.
Kính chúc quý thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe !
Xin chân thành cảm ơn !

Tp.HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2012
Sinh Viên thực hiện

Trần Văn Vương

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “ Đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật thuộc trạng thái rừng
IIIA3, tại Tiểu khu 85, Rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”
được tiến hành tại Tiểu khu 85, Phân trường III, Rừng phòng hộ Tân Phú, huyện
Định Quán, tỉnh Đồng Nai từ 01/03/2012 đến ngày 31/05/2012.
Từ những số liệu thu thập ngoài thực địa, sau quá trình xử lý tổng hợp thu
được kết quả như sau:
Sau quá trình khảo sát tại tiểu khu 85, phân trường III, Ban quản lý rừng
phòng hộ Tân Phú gặp được 2 ưu hợp thực vật sau:
Ưu hơp1: Sao đen, Dầu song nàng, Gõ mật, Trường chua, Bằng lăng.
Ưu hợp 2: Dầu song nàng, Sao đen, Trâm vỏ đỏ, Bằng lăng, Gõ mật.
Xác định được thành phần thực vật và kết cấu tổ thành rừng của 2 ưu hợp
thực vật tại khu vực nghiên cứu; đồng thời định lượng các chỉ tiêu về mật độ (N/ha),
đường kính bình quân (D1,3), chiều cao bình quân (Hvn), tiết diện ngang bình quân
(G, m2/ha), trữ lượng rừng (M, m3/ha) và độ tàn che của rừng.
Làm rõ kết cấu đường kính (N – D1,3) và chiều cao (N – Hvn) của từng ưu
hợp thực vật, và sự tương quan của 2 nhân tố đường kính và chiều cao.
Xác định đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng về các chỉ tiêu: thành
phần loài tham gia vào tổ thành cây tái sinh, mật độ tái sinh rừng, chất lượng và
nguồn gốc hình thành rừng, phân bố số cây theo cấp chiều cao và ảnh hưởng của
một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.
Đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tại khu vực

nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt
là các loài cây gỗ quý và các loài cây họ Dầu chiếm ưu thế tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Tân Phú – Đồng Nai.

iii


SUMMARY
Project: "A number of clinical characteristics of some of the advantages of
state forest vegetation IIIA3, in sub-regions 85, forest protection, Tan Phu, Dinh
Quan district, Dong Nai" was conducted in 85 sub-regions, Division III schools,
protection forests, Tan Phu, Dinh Quan district, Dong Nai Province from
01/03/2012 until 31/05/2012.
From the data collected in the field, after the synthesis process to get the
results as follows:
After the survey process at sub-district 85, division III school, the
Management Board of Tan Phu forests meet the plant two following advantages:
Advantages

of

1:

Hopea

odorata

Roxb,

Dipterocapus


dyery,

Sindora

cochinchinensis , Nephelium hypoleucum Kurz, Lagerstroemia calyculata Kurz.
Advantages of 2: Dipterocapus dyery, Hopea odorata Roxb, Syzygium
zeylanicum, Lagerstroemia calyculata Kurz, Sindora cochinchinensis.
Determining the composition of vegetation and forest structure of the
advantages of two plants in the study area; and quantitative indicators of the density
(N / ha), average diameter (D1,3) , average height (HVN), the total cross section (G,
m2/ha), forest reserves (M, m3/ha) and forest canopy cover.
Clarifying the structure diameter (N - D1, 3) and height (N - Hvn) of each
priority plants, and the correlation factor of 2 in diameter and height.
Characterize natural regeneration under the forest canopy on the objectives:
to participate in the species composition of tree regeneration, regeneration density,
quality and origin of forest, the stem number of each level of dimensional high and
the effect of a number of factors to natural regeneration under the forest canopy.
Propose some measures to protect and manage forests foster research in the
area to promote the development of forests and improve forest quality, especially
the precious tree species and species of dipterocarp dominated in protective forest
management in Tan Phu - Dong Nai.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

TÓM TẮT ....................................................................................................................iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU.............................................................. 3
2.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu ............................................................................ 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới....................................... 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam ....................................... 5
2.2 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng ............................ 6
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................... 8
2.3.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển ............................................................ 8
2.3.2 Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 8
2.3.3 Hệ thực vật ..................................................................................................... 10
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 11
3.1 Nội dung nghiên cứu. ............................................................................................ 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 11
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 13
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 17
4.1 Đặc trưng lâm học của các ưu hợp thực vật .......................................................... 17

v


4.1.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng của 2 ưu hợp .................... 17
4.1.2 Kết cấu tổ thành loài của 2 ưu hợp thực vật tại KVNC ................................. 21

4.1.3 Định lượng các nhân tố kết cấu của 2 ưu hợp thực vật rừng tại KVNC ....... 26
4.2 Đặc trưng kết cấu đường kính và chiều cao của các ưu hợp thực vật.................. 26
4.2.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3)............................................. 26
4.2.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn) ............................................... 29
4.1.5 Tương quan giữa đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn) ............................... 32
4.2 Đặc điểm tái sinh (TS) tự nhiên dưới tán rừng tại KVNC .................................... 35
4.2.1 Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành cây TS dưới tán rừng......... 35
4.2.2 Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng tại KVNC....................................... 37
4.2.3 Phân bố cây tái sinh dưới tán rừng theo cấp chiều cao.................................. 39
4.2.4 Phân bố cây tái sinh dưới tán rừng theo chất lượng ...................................... 40
4.2.5 Phân bố cây tái sinh dưới tán rừng theo nguồn gốc hình thành .................... 42
4.3 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến TSTN dưới tán rừng IIIA3 tại KVNC .......... 43
4.3.1 Ảnh hưởng của tổ thành loài cây mẹ đến thành phần loài của lớp cây TS.... 43
4.3.2 Ảnh hưởng của độ tàn che (ĐTC) đến mật độ tái sinh dưới tán rừng ........... 46
4.3.3 Ảnh hưởng của phân bố cây mẹ đến phân bố cây tái sinh trên mặt đất ........ 48
4.3.4 Ảnh hưởng của tầng cây bụi đến lớp cây tái sinh dưới tán rừng tại KVNC . 50
4.4 Đề xuất một số biện pháp quản, lý bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Tân Phú, Định Quán, Đồng Nai. ........................................................ 52
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 53
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 53
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 56
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 57

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1,3


Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

N

Số cây

V

Thể tích thân cây (m3)

M

Trữ lượng rừng (m3)

G

Tiết diện ngang thân cây (m2)

IV%

Trị số tổ thành loài

F%

Độ thường gặp


Cv%

Hệ số biến động

S

Sai tiêu chuẩn

Sk

Hệ số lệch

Ku

Hệ số nhọn

r

Hệ số tương quan

TS

Tái sinh

TSTN

Tái sinh tự nhiên

ÔTC


Ô tiêu chuẩn

ÔDB

Ô dạng bản

ĐTC

Độ tàn che

ĐCP

Độ che phủ

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NLUT

Nhóm loài ưu thế

NLCL

Nhóm loài còn lại

BQL

Ban quản lý


RPH

Rừng phòng hộ

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn ................................................ 12
Hình 4.1: Biểu đồ biểu thị tỷ lệ tổ thành loài thực vật của ưu hợp 1 ......................... 21
Hình 4.2: Biểu đồ biểu thị trị số tổ thành loài thực vật của ưu hợp 2 ........................ 22
Hình 4.3: Biểu đồ trắc diện đứng và ngang ưu hợp 1 (Sđ+Ds+Tc+Gm+Bl) ............. 24
Hình 4.4: Biểu đồ trắc diện đứng và ngang ưu hợp 2 (Ds+Sđ+Tđ+Bl+Gm) ............ 25
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 1 ...... 27
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 2 ...... 28
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ( N – Hvn) của ưu hợp 1 ....... 30
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ( N – Hvn) của ưu hợp 2 ....... 31
Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa D1,3 và Hvn ở ưu hợp 1......................... 33
Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa (D1,3) và (Hvn) ở ưu hợp 2 ................. 34
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổ thành cây TS của ưu hợp 1 ............................... 37
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổ thành cây TS của ưu hợp 2 ............................... 38
Hình 4.13: Biểu đồ phân bố cây TS theo cấp chiều cao ở ưu hợp 1 .......................... 39
Hình 4.14: Biểu đồ phân bố số cây TS theo chất lượng ở ưu hợp 1 .......................... 41
Hình 4.15: Biểu đồ phân bố số cây TS theo chất lượng ở ưu hợp 2 .......................... 41
Hình 4.16: Biểu đồ phân bố số cây TS theo nguồn gốc hình thành ở ưu hợp 1 ........ 42
Hình 4.17: Biểu đồ phân bố số cây TS theo nguồn gốc hình thành ở ưu hợp 2 ........ 43

Hình 4.18: Biểu đồ phân bố cây TS theo các cấp ĐTC ở ưu hợp 1 ........................... 47
Hình 4.19: Biểu đồ phân bố cây TS theo các cấp ĐTC ở ưu hợp 2 ........................... 47
Hình 4.20: Biểu đồ phân bố cây TS theo cấp độ che phủ tầng cây bụi ở ưu hợp 1 ... 50
Hình 4.21: Biểu đồ phân bố cây TS theo cấp độ che phủ tầng cây bụi ở ưu hợp 2 ... 51

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục thực vật của trạng thái rừng IIIA3 tại KVNC (ưu hợp 1) ......... 18
Bảng 4.2: Danh mục thực vật của ưu hợp 2 tại KVNC .............................................. 19
Bảng 4.3: Đặc trưng tổ thành loài thực vật của ưu hợp 1 (ÔTC 1000 m2) ................ 21
Bảng 4.4: Đặc trưng tổ thành loài thực vật của ưu hợp 2 (ÔTC 1000 m2) ................ 22
Bảng 4.5: Tổng hợp các đặc trưng điều tra của 2 ưu hợp thực vật ............................ 26
Bảng 4.6: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 1 ................... 27
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3) của ưu hợp 2 ................... 28
Bảng 4.8: Phân bố số cây theo cấp chiều cao ( N – Hvn) của ưu hợp 1 .................... 30
Bảng 4.9: Phân bố số cây theo cấp chiều cao ( N – Hvn) của ưu hợp 2 .................... 31
Bảng 4.10: So sánh các dạng phương trình tương quan ở ưu hợp 1 .......................... 33
Bảng 4.11: Tương quan giữa đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn) của ưu hợp 1 ... 33
Bảng 4.12: So sánh các dạng phương trình tương quan ở ưu hợp 2 .......................... 34
Bảng 4.13: Tương quan giữa đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn) của ưu hợp 2 ... 34
Bảng 4.14: Danh mục thực vật ưu hợp 1 tham gia vào tổ thành cây TS .................... 35
Bảng 4.15: Danh mục thực vật ưu hợp 2 tham gia vào tổ thành cây TS .................... 36
Bảng 4.16: Tổ thành cây TS của ưu hợp 1 dưới tán rừng tại KVNC ......................... 37
Bảng 4.17: Tổ thành cây TS dưới tán rừng của ưu hợp 2 .......................................... 38

Bảng 4.18: Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lớp cây TS ở 2 ưu hợp ............... 39
Bảng 4.19: Phân bố số cây TS theo chất lượng ở 2 ưu hợp ....................................... 40
Bảng 4.20: Phân bố số cây TS theo nguồn gốc hình thành ở 2 ưu hợp ..................... 42
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của tổ thành loài cây mẹ đến thành phần loài lớp cây TS ở
ưu hợp 1....................................................................................................................... 44
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của tổ thành loài cây mẹ đến thành phần loài lớp cây TS ở
ưu hơp 2....................................................................................................................... 45
Bảng 4.23: Phân bố mật độ cây TS theo cấp ĐTC ở ưu hợp 1 .................................. 46
Bảng 4.24: Phân bố mật độ cây TS theo cấp ĐTC ở ưu hợp 2 ................................. 47

ix


Bảng 4.25: Phân bố cây mẹ và cây TS trên mặt đất rừng của 2 ưu hợp thực vật ...... 49
Bảng 4.26: Kiểm tra hệ số W bằng tiêu chuẩn kiểm tra D của Blachkman ............... 49
Bảng 4.27: Phân bố cây TS theo sự phát triển của tầng cây bụi ở ưu hợp 1 .............. 50
Bảng 4.28: Phân bố cây TS theo sự phát triển của tầng cây bụi ở ưu hợp 2 .............. 51

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó có ý nghĩa rất quan trọng
đối với hành tinh chúng ta, là nguồn cung cấp khí ôxi và lấy đi khí cacbonic nhằm
tạo sự cân bằng cho khí quyển, và là nơi cư trú, môi trường sống của con người và
tất cả sinh vật trên hành tinh này, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành
sản xuất, kho dược liệu phong phú của nhân loại. Rừng còn có tác dụng như phòng
hộ, bảo vệ môi trường, tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí…

Theo kết quả điều tra của chương trình “Tổng kiểm kê toàn quốc tháng
01/2001, tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 10,9 triệu ha rừng, trong đó bao
gồm 9,4 triệu ha rừng tự nhiên kể cả những rừng nghèo đã được phục hồi và 1,5
triệu ha rừng trồng, với độ che phủ chung của cả nước là 33,2% đất tự nhiên”.
So với trước năm 1945 thì độ che phủ của rừng tính trên phạm vi cả nước là
43% thì đến năm 1990 chỉ còn lại 28,4%. Mất rừng là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán… thường xuyên xảy ra và đặc biệt là sự
nóng dần lên của trái đất đang có nguy cơ đe dọa đến sự sống của hành tinh này.
Rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai thuộc kiểu rừng kín ẩm thường xanh
nhiệt đới có hệ thực vật rừng vô cùng phong phú. Theo kết quả điều tra của Phân
Viện Điều Tra Quy Hoạch Lâm nghiệp Nam Bộ (năm 2000), Ban quản lý RPH Tân
Phú có khoảng 300 loài thực vật, trong đó: Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn
khoảng 200 loài, các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật...
khoảng 100 loài. Trong đó có nhiều loài cây ưu hợp họ Dầu như Sao đen (Hopea
odorata Roxb), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyery)… chiếm ưu thế khá cao và có

1


giá trị kinh tế lớn. Ngoài ra, rừng Tân Phú còn nhiều lâm sản có giá trị và rất nhiều
Động vật có ích khác.
Bên cạnh đó, rừng Tân Phú còn có chức năng quan trọng là phòng hộ, bảo vệ
nguồn nước, an ninh quốc phòng, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tham quan du lịch
của khách trong và ngoài nước, đặt biệt đây là nơi nghiên cứu, thực hành, thực tập
của các học viên, sinh viên, chuyên gia từ các trường Đại Học.
Tuy nhiên trong nhiều năm trước đây, rừng Tân Phú đã bị khai thác quá mức
làm cho tài nguyên rừng ngày càng giảm sút về trữ lượng và diện tích, nhiều giống
cây con quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước yêu cầu cần bảo vệ và tái tạo
vốn rừng, ngày 16/3/2007 rừng phòng hộ Tân Phú được thành lập theo quyết định
số 603/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Từ đó, rừng được bảo vệ

chặt chẽ hơn và đang dần phục hồi. Tuy nhiên, việc hiểu biết và nắm bắt về những
đặc điểm lâm học của rừng còn chưa được chú trọng , đặc biệt chưa đi sâu nghiên
cứu đặc trưng sinh thái loài cây nên cho kết quả chưa cao, rừng còn phục hồi chậm.
Vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu sâu vào đặc điểm lâm học của rừng, đặt biệt
là các loài cây họ Dầu và các loài ưu thế ở rừng Tân Phú để hiểu hơn nó là vấn đề
mang tính thiết thực có ý nghĩa đối với việc đề ra các giải pháp nuôi dưỡng, phục
hồi và quản lý rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu.
Xuất phát từ đó, đề tài : “Đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật
thuộc trạng thái rừng IIIA3, tại Tiểu khu 85, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú,
huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” được đặt ra, nhằm tìm hiểu và đánh giá đặc trưng
lâm học của rừng, từ đó tìm ra cơ sở khoa học để thúc đẩy rừng phát triển.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu cơ bản của đề tài là góp phần làm rõ một số đặc điểm lâm học cơ
bản của các ưu hợp thực vật thuộc trạng thái rừng IIIA3 như: kết cấu tổ thành loài
cây, kết cấu đường kính và chiều cao, tái sinh rừng… tại Ban quản lý (BQL) rừng
phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Nhằm cung cấp những căn cứ
để xây dựng biện pháp quản lý bảo vệ và phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu đạt
hiệu quả cao.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU
2.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật từ thế kỷ XVII trở đi thì việc nhận
biết về rừng có sự tiến bộ rõ rệt. Loài người đã bắt đầu biết nghiên cứu sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng nhờ thành tựu về sinh học và một số ngành tự nhiên
khác. Nhiều công trình nghiên cứu lần lượt ra đời ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ

ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên còn gây nhiều tranh cãi và nhiều ý kiến trái
ngược nhau giữa các trường phái khác nhau giữa các nước, thậm chí trong cùng một
quốc gia.
Mặc dù nghiên cứu về thảm thực vật rừng còn gây nhiều tranh cãi và nhiều ý
kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên trong quá trình thảo luận ấy tất cả đều đồng tình ý
kiến với quan điểm của Ông Sucasox thuộc trường phái Leeningrat thuộc Liên Xô
là hợp lý nhất. Ông Sucasox đã đưa ra những lý luận có cơ sở để đi đến khái niệm
về rừng và có tính thuyết phục cao. Cụ thể Ông cho rằng: “Một quần thể thực vật
được xem như một đơn vị đặc trưng về chuyển biến vật chất năng lượng ấy”. Cuối
cùng Ông đưa ra định nghĩa rừng là một phần của quần lạc sinh địa.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, A.lamprech (1989) nhấn mạnh
phải đi sâu phân tích sự phong phú về thành phần loài, sinh trưởng và phát triển của
cây rừng, phân bố số cây theo cấp kính, động thái của quần thụ, phân tích kiểu tái
sinh rừng… (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm “Thực hành tái sinh rừng”, trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh).
Nghiên cứu tái sinh rừng là một vấn đề đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu
đặc điểm lâm học của rừng. Để giải quyết vấn đề này, nhiều tác giả đều thống nhất

3


là phải làm rõ các vấn đề, những đặc điểm về sự hình thành cơ quan sinh sản, thời
kỳ ra hoa, kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này. Kiểu cách phân bố
hạt giống, sự hình thành và động thái biến đổi của cây mầm và cây con dưới ảnh
hưởng của điều kiện môi trường thay đổi, cấu trúc độ tuổi, mức độ và sức sống của
cá thể…
Khi nghiên ccứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, G.Van Steenis (1956) cũng
đã nhận định : Tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là liên tục gần như quanh năm. Còn
theo các nhà nghiên cứu khác như I.T.Haig và M.A.huber (1956) thì sự tái sinh tự
nhiên được xem là căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng ( dẫn theo

Nguyễn Minh Vũ, 2007).
Theo Melexov (1989), khi nói đến đặc điểm lâm học của rừng người ta
thường đề cập đến thành phần và tổ thành các loài cây, cấu trúc tuổi, cấu trúc đường
kính, chiều cao, trữ lượng và tiết diện ngang của rừng; quá trình tái sinh và hình
thành rừng, điều kiện môi trường ( khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình…), đặc điểm lớp
cây tái sinh và thảm cỏ…. Tất cả nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cây và loại
rừng phải được tiến hành theo từng vùng địa lý tự nhiên, theo các đai độ cao và địa
hình khác nhau. Những thông tin về đặc điểm lâm học của rừng được hiểu biết đầy
đủ sẽ cho phép xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lý.
Baur (1962) đã nêu rõ đặc điểm của các giai đoạn tái sinh ở rừng nhiệt đới và
cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các loài cây tiên phong ưa sáng, bán chịu bóng và
chịu bóng, từ khi ra hoa kết quả, phát tán hạt giống, nảy mầm và phát triển ( dẫn
theo Nguyễn Minh Vũ, 2007).
Theo Richards (1952), quá trình tái sinh của rừng tự nhiên rất phức tạp, tuy
nhiên sự hiểu biết của con người còn hạn chế mặc dù có ý nghĩa thực tiễn rất tốt.
Theo tác giả, cây tái sinh tự nhiên có thời gian ức chế kéo dài ảnh hưởng đến sinh
trưởng của chúng, nếu đạt được chiều cao 2 m thì có khả năng tồn tại và tham gia
vào quần thể rừng (dẫn theo Cao Cường, 2007).

4


2.1.2 Tình hình nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam Thái Văn Trừng (1970-1978) là một nhà lâm học nghiên cứu
thành công về rừng nhiệt đới, đồng thời Ông đã đưa ra khái niệm về rừng có tính
thuyết phục cao. Sau năm 1945 nước ta đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu kiểu
thảm thực vật rừng. Cụ thể Trần Ngũ Phương với “Bước đầu nghiên cứu rừng Miền
Bắc”, sau đó Dương Hữu Thời với “Góp phần nghiên cứu rừng già Cúc Phương” –
1960. Thái Văn Trừng có rất nhiều nghiên cứu “Đặc điểm rừng ngập mặn ở Cà
Mau” – 1948, “Thảm thực vật rừng trên đồi trọc ở trung du Miền Bắc” – 1959, và

đặc biệt là công trình nghiên cứu về “Thảm thực vật ở Việt Nam”, đây là công trình
được các nhà nghiên cứu đánh giá cao và đó cũng là cơ sở vững chắc nghiên cứu về
thảm thực vật rừng nhiệt đới ở nước ta.
Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt,
tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ chú trọng tới số
lượng mà chưa đề cập tới chất lượng cây, cũng từ kết quả trên, Vũ Đình Huề (1975)
đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng Miền Bắc Việt Nam mang
những đặc điểm tái sinh rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài
cây tái sinh tương tự tầng cây gỗ lớn, dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây
gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo tán được thể hiện rõ nét tạo nên sự
phân bố cây không đồng đều trên mặt đất rừng (dẫn theo Phạm Văn Thưởng, 2007).
Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng ở Việt Nam đã
kết luận, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái
sinh tự nhiên của cây rừng.
Tóm lại, những nghiên cứu về tái sinh rừng cho chúng ta hiểu biết về phương
pháp nghiên cứu và quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng, đặc biệt là sự vận
dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh nhằm đề xuất các biện pháp kỹ thuật chính
xác phục vụ cho công tác kinh doanh rừng bền vững, thì việc điều tra đầy đủ về tái
sinh tự nhiên trong nghiên cứu đặc điểm lâm học là hết sức cần thiết cho từng đối
tượng rừng.

5


Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng gỗ hỗn loài ở nước
ta được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm. Năm 1983, Nguyễn Văn Trương đã có công
lớn trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho nghiên cứu cấu trúc rừng, theo Ông,
nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung làm rõ những vấn đề về thành
phần loài cây, cấu trúc đứng và cấu trúc đường kính của rừng, phân bố số cây và
tổng diện ngang thân cây trên mặt đất, đặt điểm sinh thái các loài cây, tái sinh và

diễn thế các thế hệ của rừng. Một khi hiểu biết rõ những vấn đề này thì chúng ta có
thể xây dựng được các biện pháp tác động lâm sinh hợp lý. Điều đó càng thấy rõ
cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu đặc điểm lâm học của các loại rừng thứ sinh
dưới tác động của con người nhằm làm cơ sở cho các biện pháp xử lý lâm sinh là
hết sức cần thiết.
2.2 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng
Theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN6 - 84 ban hành kèm theo
quyết định số 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp (nay là
Bộ NN&PTNT đã tiếp tục sử dụng Quy phạm này và công bố lại 5/2000) và dựa
vào hệ thống phân loại đứng trên quan điểm đánh giá tài nguyên rừng của Loeschau
(1963) các trạng thái rừng được phân chia như sau:
Kiểu I: Nhóm chưa có rừng. Đây là nhóm không có rừng, hiện tại chưa kinh
doanh rừng, chỉ có cây cỏ, cây bụi hoặc cây thân gỗ, tre nứa. Tùy theo hiện trạng,
nhóm này được chia thành.
Kiểu IA: Trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì lau lách hay chuối
rừng.
Kiểu IB: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì, cây bụi, có thể có một số
cây gỗ, tre mọc rãi rác.
Kiểu IC: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thân gỗ tái sinh với số lượng đáng
kể nằm trong 2 kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu IC khi số lượng cây gỗ tái sinh có
chiều cao lớn hơn 1m, đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
Nhóm II: Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tùy theo hiện
trạng và nguồn gốc, nhóm này được chia thành:

6


Kiểu IIA: Đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, được đặc trưng bởi
các lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu 1 tầng.
Kiểu IIB: Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Phần lớn trạng thái

này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần
loài phức tạp, không đều tuổi do tổ thành loài ưu thế không rõ ràng, vượt lên khỏi
tán rừng có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng
kể.
Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ rừng đã
bị tác động khai phá bởi con người ở những mức độ khác nhau làm cho kết cấu ổn
định của rừng ít nhiều đã có sự thay đổi khác nhau. Tùy theo mức độ tác động và
khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia thành:
Kiểu IIIA: Rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá
vỡ hoàn toàn thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm 3 kiểu phụ.
Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng
lớn. Tầng trên có thể còn một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo,
bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng có thời gian phục hồi
tốt. Đặc trưng của kiểu rừng này là hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh
thái với lớp cây gỗ đại bộ phận đường kính 20 – 30 cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng
trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước
đây rãi rác còn một số cây to, khỏe vượt tán của tầng cũ để lại.
Kiểu phụ IIIA3: Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây
nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (>30 cm) có thể khai thác sử dụng
gỗ lớn.
Kiểu rừng IIIB: Rừng tự hiên bị tác động ở mức độ trung bình, còn có kết
cấu 3 tầng cây. Đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một số ít gỗ
quý nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung
cấp của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao.

7


Kiểu rừng IIIC: Rừng tự nhiên bị tác động ít, rừng có cấu trúc 3 tầng cây, các

dấu vết rừng bị tàn phá không còn thể hiện rõ.
Nhóm kiểu IV: Nhóm rừng thứ sinh gần phục hồi hoàn toàn và rừng nguyên
sinh.
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển
Đơn vị được thành lập từ năm 1978, với tên gọi là “Lâm Trường Tân Phú”,
có nhiệm vụ chính là bảo vệ rừng, trồng rừng mới và khai thác kinh doanh nghề
rừng.
Đến năm 1997, đơn vị ngừng khai thác theo Quyết định đóng cửa rừng của
UBND tỉnh Đồng Nai, đồng thời chuyển thành Doanh nghiệp hoạt động công ích,
với nhiệm vụ chính là bảo vệ phát triển rừng và du lịch sinh thái rừng.
Năm 2007, Lâm trường Tân Phú được chuyển thành Rừng phòng hộ Tân Phú
theo Quyết định số 603/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
2.3.2 Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1 Vị trí địa lý
Ban Quản Lý (BQL) rừng phòng hộ (RPH) Tân Phú thuộc địa bàn quản lý
hành chính Xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, có tọa độ như sau:
Kinh độ : 107020’ – 107027’30’’ Kinh độ Đông
Vĩ độ : 1102’32’’ – 11010’ Vĩ độ Bắc
Bắc giáp xã Gia canh và Công ty Mía đường La Ngà
Nam giáp Sông La Ngà (Địa phận huyện Xuân Lộc )
Đông giáp Sông La Ngà (Địa phận tỉnh Bình Thuận)
Tây giáp Công ty Mía đường La Ngà (ranh giới là Suối Trà My )
Cách Thành phố HCM 111km + 500 m (Km 44 + 500 m – QL 20 )
Tổng diện tích đất đai thuộc phạm vi BQL RPH Tân Phú quản lý là
13.733,12 ha (theo Quyết định số 2.738/QĐ - UBND của UBND tỉnh Đồng Nai
ngày 20/08/2008).

8



Trong đó :
Đất có rừng : 12.327,41 ha.
Rừng tự nhiên : 11.544,39 ha.
Rừng trồng : 783,02 ha.
Đất chưa có rừng : 1.405,71 ha.
Đất khoanh nuôi tái sinh : 24,33 ha.
Đất nông nghiệp : 1.255,86 ha.
Đất ở : 14,03 ha.
Đất xây dựng cơ bản ( đường, trạm, trại ) : 79,38 ha.
Núi đá : 19,73 ha .
Đất nuôi trồng thuy sản : 12,38 ha.
2.3.2.2 Phân bố về đất đai thổ nhưỡng
Ban Quản Lý RPH Tân phú nằm trong hệ đồi núi kéo dài của vùng cao
nguyên xuống và cũng là vùng ven của các hoạt động núi lửa trước đây mà trung
tâm là Xuân Lộc, di tích còn để lại là vết gãy của dòng sông La Ngà, vì vậy đất đai
thuộc BQL RPH Tân phú được hình thành với nguồn gốc từ Bazan phún xuất, trầm
tích của Sa thạch, Phiến thạch lượn sóng và bồi tụ của Phù sa cổ . Phân bố đất đai
tại BQL RPH Tân Phú bao gồm :
Đất Bazan trên vùng đồi thấp: 2.087,4 ha, chiếm 15,2%
Đất Bazan trên vùng đồi trung bình: 4.051,3 ha , chiếm 29,5%
Phù sa cổ trên vùng đồi thấp: 274,7 ha, chiếm 2,0%
Phù sa cổ vùng bán bình nguyên: 3.831,5 ha, chiếm 27,9%
Đất hình thành trên Sa thạch, Phiến thạch vùng đồi trung bình : 3.488,2 ha,
chiếm 25,4%.
2.3.2.3 Địa hình, địa mạo
BQL RPH Tân Phú có địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên, là vùng
chuyển tiếp giữa cao nguyên Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Dạng đồi núi thấp
có độ cao trung bình 100 – 150 m tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc. Dạng bán
bình nguyên có độ cao trung bình 70 – 100 m, độ dốc không quá 100.


9


2.3.2.4 Khí hậu, thủy văn
BQL RPH Tân Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông
Nam Bộ. Lượng bức xạ mặt trời khoảng 130 Kcal/năm. Nhiệt độ trung bình từ 230 –
290C. Chênh lệch tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnh nhất (tháng 12) từ 300 400C. Mùa khô từ tháng 11 – 4, mùa mưa từ tháng 5 – 10, số ngày mưa khoảng 150
ngày/năm. Lượng mưa 2500 – 2800 mm/năm, phân bố không đều. Độ ẩm trung
bình 80 – 83%, lượng nước bốc hơi 1200 – 1400 mm/năm.
Hệ thống thủy văn của RPH Tân Phú có liên quan trực tiếp với sông La Ngà
và sông Đồng Nai với tổng chiều dài khoảng 80km, bao bọc chu vi phía Đông và
phía Nam của RPH Tân Phú. Ngoài ra có nhiều suối và một số bàu trong RPH.
2.3.3 Hệ thực vật
Rừng của Ban quản lý RPH Tân phú thuộc vành đai hệ sinh thái dưới
1000m, bao gồm đồng bằng, gò và đồi thấp, là vành đai lớn nhất có tính chất nhiệt
đới điển hình. Với hệ thực vật rừng rất phức tạp, phân bố ưu thế các loài cây thuộc
họ Dầu, họ Đậu….
Theo kết quả điều tra của Phân Viện Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp Nam
Bộ (năm 2000), Ban quản lý RPH Tân Phú có khoảng 300 loài thực vật, trong đó:
Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài, các loài thực vật một lá mầm
và dây leo, cây bụi, thảm thực vật... Khoảng 100 loài.
Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm có: Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeri Pierre), Trường chua (Nephelium hypoleucum Kurz), Vên vên
(Anisoptera cochinchinensis), Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang H), Táu trắng
(Vatica dyery King)…

10



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đề tài đã đặc ra, nội dung nghiên cứu gồm:
1. Thành phần thực vật của rừng IIIA3 tại KVNC.
2. Đặc trưng tổ thành loài của các ưu hợp thực vật tại KVNC.
3. Kết cấu đường kính (N - D1,3) và chiều cao (N - Hvn).
4. Tương quan giữa đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn).
5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên (TSTN) dưới tán rừng.
6. Đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Tân Phú, Định Quán, Đồng Nai.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Chọn vị trí đặt ô tiêu chuẩn
Khảo sát và lựa chọn những diện tích rừng điển hình tại khu vực để tiến hành
lập các ô điều tra đo đếm các chỉ tiêu của các ưu hợp thực vật, tiến hành mở các
tuyến điều tra cắt ngang qua các kiểu địa hình khác nhau để mô tả kết cấu cây đứng
của các ưu hợp thực vật trong khu vực.
Lập các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình với diện tích ô 1000 m2 (20 m x 25
m), mỗi ưu hợp thực vật lập 3 ÔTC, các ÔTC này được bố trí theo phương pháp hệ
thống. Trong mỗi ÔTC tiến hành phân chia thành các ô thứ cấp có diện tích 100 m2
(10 m x 10 m). Trong ô thứ cấp tiến hành lập các ô dạng bảng (ÔDB) có kích thước
4 m2 (2 m x 2 m), ÔDB được bố trí ở các góc của ô thứ cấp (hình 3.1). Như vậy
tổng số ÔDB để điều tra cây tái sinh là 108 ÔDB/ 2 ưu hợp thực vật.

11


Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn
3.2.1.2 Điều tra cây gỗ lớn

Cây gỗ lớn được quy định là những cây có đường kính ngang ngực  10 cm
(ký hiệu D1,3  10 cm). Trong mỗi ÔTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau đây:
- Thống kê tên loài cây và xếp theo độ họ thực vật.
- Đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (ký hiệu D1,3 , cm) đi theo 2 chiều
vuông góc và lấy giá trị trung bình, với độ chính xác 0,5 cm, sau đó xếp thành cấp.
- Đo chiều cao thân cây (ký hiệu H , m), được đo bằng sào đo cao kết hợp
với gậy đo cao, độ chính xác là 0,5 m.
- Đường kính tán (ký hiệu Dt , m) được đo bằng sào theo 2 hướng Đông Tây
và Nam Bắc với độ chính xác là 0,5m sau đó tính trị số trung bình.
- Xác định phẩm chất cây chia làm 3 cấp: A (khỏe), B (trung bình), C (yếu).
+ A: Cây khỏe, là cây sinh trưởng phát triển tốt và cân đối.
+ B: Cây trung bình, là cây sinh trưởng phát triển bình thường và không cân
đối.
+ C: Cây yếu, là cây sinh trưởng kém, cây cong queo và bị sâu bệnh.

12


3.2.1.3 Điều tra cây tái sinh
Cây tái sinh (TS) là các loài cây gỗ được quy định đo đếm là những cây có
H  10cm và D ≤ 10cm, nghĩa là những cá thể đã vượt qua tầng khống chế của cây
bụi và có khả năng sống độc lập sau khi loại bỏ tán rừng.
Trong các ÔDB tiến hành đo đếm cây TS các chỉ tiêu sau đây:
- Thống kê tên loài cây và xếp theo độ ưu thế của loài, phân chia cây TS
thành 2 nhóm: Nhóm loài ưu thế và nhóm loài cây còn lại. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp lâm sinh xử lý rừng phù hợp nhằm phục hồi tái tạo và nuôi dưỡng
những loài cây có giá trị, có ý nghĩa kinh doanh, đặc biệt là nhóm loài cây họ Dầu,
vì đây là nhóm loài phân bố chủ yếu ở hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đông Nam
Bộ nói chung và RPH Tân Phú nói riêng.
- Đánh giá nguồn gốc cây tái sinh (chồi hay hạt) và phẩm chất cây tái sinh

(tốt hay xấu).
+ Cây tốt: Là cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, xanh tốt.
+ Cây xấu: Là cây sinh trưởng phát triển kém, bị sâu bệnh hại.
- Phân bố cây TS theo cấp chiều cao.
Chiều cao cây TS được chia làm 4 cấp :
cấp 1 : < 1 m, cấp 2: 1 – 2 m, cấp 3: 2 – 3 m, cấp 4: > 3 m
- Xác định đặt điểm phân bố cây TS trên mặt đất rừng.
3.2.1.4 Điều tra độ tàn che
Để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến cây tái sinh thông qua độ tàn che
(ĐTC) ta tiến hành xác định ĐTC của lâm phần theo phương pháp biểu đồ trắc diện
của T.A David & Richards, vẽ dãi rộng (10 m x 20 m), ĐTC được chia làm 4 cấp:
cấp 1 < 0,4; cấp 2 từ 0,5-0,6; cấp 3 từ 0,6-0,7; cấp 4 >0,8.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Những số liệu thu thập được trong các ÔTC, ÔDB được tập hợp lại xử lý
trên máy tính theo phần mềm Excel hoặc Statgraphics (theo phương pháp thống kê
toán học) dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Bá Toàn.

13


3.2.2.1 Tính toán tổ thành loài cây gỗ lớn
Sử dụng công thức của Daniel Marmillod (Vũ Đình Huề, 1984):
IV% = (Ni% + Gi%) / 2
Trong đó:
IV%: Là tỉ lệ tổ thành loài.
Ni%: Là % số cây loài i trong quần xã thực vật.
Gi%: Là % tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật.
Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV%  5% mới thực sự có ý
nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm
phần nhóm loài cây nào đó lớn hơn 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm

loài đó được coi là nhóm ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị số lớn
hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%.
3.2.2.2 Tính toán mật độ cây gỗ lớn
Được xác định bằng công thức:
N/ha = N/S * 10.000
Trong đó:
N: Tổng số cây trong 3 ÔTC
S: Tổng diện tích 3 ÔTC
3.2.2.3 Tính toán tiết diện ngang (G, m2/cây) và thể tích thân cây (V, m3/cây)
Tiết diện ngang thân cây được xác định bằng công thức:
G = D21,3bq x /4 (m2)
Thể tích thân cây được xác định bằng công thức:
V = D21,3bq * Hbq * f * /4 (m3)
Trong đó:
Dbq và Hbq: Là đường kính và chiều cao bình quân
f = 0,45 :hình số thân cây
3.2.2.4 Tính toán các đặc trưng mẫu
Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu đường kính,
chiều cao, ta tiến hành tập hợp chia tổ như sau:

14


×