Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ (Coffea arabica L.) TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, TP. ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

TRƯƠNG VŨ HOÀNG THƯƠNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU
HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ (Coffea arabica L.)
TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, TP. ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Lâm Nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

TRƯƠNG VŨ HOÀNG THƯƠNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU
HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ (Coffea arabica L.)
TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, TP. ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 năm 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi vô cùng biết
ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, sự quan tâm giúp đỡ của các anh, các chị và toàn thể người
thân trong gia đình.
Xin cảm ơn quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, Bộ môn Quản lí tài nguyên rừng đã có
những ý kiến đóng góp cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xinh chân cảm ơn
cô Vũ Thị Nga đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý
báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn các hộ gia đình trồng Cà phê chè trên địa bàn xã Xuân
Trường đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Các bạn bè và tập thể lớp Quản Lí Tài Nguyên Rừng niên khóa 2008 - 2012 đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn
Trương Vũ Hoàng Thương

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây Cà

phê chè (Coffea arabica L.) tại xã Xuân Trường, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”. Đề
tài được tiến hành tại xã Xuân Trường, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 3 đến
tháng 6 năm 2012.
Phương pháp điều tra thành phần và biến động tác hại của sâu hại chính theo
phương pháp của viện bảo vệ thực vật (1997). Kết quả đạt được như sau:
Chúng tôi đã ghi nhận được 34 loài côn trùng thuộc 21 họ và 9 bộ.
Trong số các loài côn trùng thu thập được có 27 loài côn trùng gây hại. Trong số
đó có 3 loài gây hại nặng nhất: Pomonia linearis, Coccus viridis và Xylotrechus
quadripes.
Rệp sáp mềm xanh C. viridis gây hại nặng lên bộ phận cành non và trái non. Tỷ
lệ gây hại nặng nhất vào giữa tháng 4 (51,7%) và giảm xuống mức thấp nhất
(15%) vào đầu tháng 5.
Xén tóc đục thân X. quadripes là loài gây hại nặng trên cây Cà phê chè, diễn biến
gây hại tương đối phức tạp. Tỷ lệ gây hại nặng nhất vào giữa tháng 5 (63,33%),
tỷ lệ gây hại thấp nhất vào đầu tháng 3 (28,33%).
Hiệu lực phòng trừ rệp vảy xanh C. viridis sau 7 ngày xử lý thuốc hóa học là rất
cao, chlorpyrifos ethyl + cypermethrin 0,0625%, thiamethoxam 0,105%, β
cypermethrin 0,06% hiệu lực tốt. Còn các thí nghiệm sử dụng các loại thuốc khác
hiệu lực khá.
Hiệu lực phòng trừ ấu trùng ve sầu nâu bằng biện pháp thủ công không đem lại
hiệu quả cao. Phòng trừ ấu trùng ve sầu nâu bằng biện pháp sử dụng thuốc hóa
học có hiệu lực tốt. Sử dụng CaCO3 có hiệu lực tốt nhưng làm đứt rễ, ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây.

iii


SUMMARY
The thesis title “Research harmful insects and control methods for harmful
insects on the Coffea tea tree (Coffea arabica L.) in Xuan Truong commune, Da Lat

City, Lam Dong province”. This study was conducted in Xuan Truong commune,
Da Lat City, Lam Dong province from March to June 2012.
Research method to investigate species of harmful insect and harmful insects
effects of almost harmful insects is carried out by the method of the Institute of
Plant Protection (1997). The result as follows:
We record 34

insect species of 9 orders and 23 families. Among the

collected insects, there were 27 species of harmfull insect, there were 3 most serious
damaged insect species: Pomonia linearis, Coccus viridis and Xylotrechus
quadripes.
C. viridis heavy damaged on parts of young shoots and fruits. The rate of the
heaviest damage in the middle of April (51,7%) and decreased to the lowest (15%)
in early May.
X. quadripes was a severe pest of coffee trees, damaged tree rate changed
relatively complex. The rate of the heaviest damage in the middle of May (63,33%),
lowest damage rate in early March (28,33%).
Effect of controling C. viridis after 7 days of chemical treatments (ethyl
chlorpyrifos

+

cypermethrin

0,0625%,

0,105%

thiamethoxam,


0,06%

β

cypermethrin ) was very well, others were fair.
Use of manual methods to control P. linearis had good effect, but many roots
were cut, causing growth of tree slow.
Use of CaCO3 to control P. linearis had good effect, but this method lost
much more time and labours.

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................................iii 
SUMMARY ......................................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................... ix 
Chương 1 .............................................................................................................................. 1 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 
Chương 2 .............................................................................................................................. 3 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................... 3 
2.1 
Đặc điểm của cây Cà phê chè .............................................................................. 3 
2.1.1  Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 3 
2.1.2  Đặc điểm sinh học ............................................................................................ 3 
2.1.3  Kĩ thuật trồng Cà phê chè ............................................................................... 4 
2.2 Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây Cà phê chè ................................................. 4 

2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loại sâu hại chính trên
cây Cà phê chè .................................................................................................................. 4 
2.2.1.1 Xén tóc đục thân Xylotrechus quadripes ........................................................ 4 
2.2.1.2 Ve sầu nâu......................................................................................................... 6 
2.2.1.3 Rệp sáp mềm xanh Coccus viridis ................................................................... 6 
2.3 Đặc điểm một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học sử dụng trong thí
nghiệm phòng trừ sâu hại chính ......................................................................................... 7 
2.3.1 VISERIN 4.5EC ...................................................................................................... 7 
2.3.2 God 550EC............................................................................................................... 7 
2.3.3 Actara 25 WG.......................................................................................................... 8 
2.3.4 NITOX 30EC ........................................................................................................... 8 
2.3.5 MAPY 48EC ............................................................................................................ 8 
2.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .............................................. 8 
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 8 
2.4.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 8 
2.4.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu ............................................................................... 9 
2.4.1.3 Địa hình ........................................................................................................... 10 
2.4.1.4 Đặc trưng thổ nhưỡng ................................................................................... 10 
2.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................................... 10 
2.4.2.1 Kinh tế ............................................................................................................. 10 
2.4.2.2 Xã hội .............................................................................................................. 11 
Chương 3 ............................................................................................................................ 13 
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 13 
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 13 
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 13 
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 13 
3.3.1 Phương tiện nghiên cứu.................................................................................... 13 
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 13 
Chương 4 ............................................................................................................................ 19 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................... 19 

4.1 
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây Cà phê chè ..................... 19 

v


4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà phê chè ......................................... 19 
.............................................................................................................................................  
4.3 Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại chính, thiên địch và
một số sâu hại khác ........................................................................................................ 33 
4.3.1 Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại chính ................... 33 
4.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh vật học của thiên địch bọ rùa đỏ cam ăn rệp sáp
mềm xanh trên cây Cà phê chè tại xã Xuân Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng
..................................................................................................................................... 37 
4.3.3 Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của một số loài sâu hại khác trên cây
Cà phê chè tại xã Xuân Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng ................................ 39 
4.4 Biến động tác hại của các loài sâu hại chính trên cây Cà phê chè tại xã Xuân
Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng ............................................................................. 42 
4.4.1 Biến động tác hại của xén tóc đục thân trên cây Cà phê chè 4 tuối và 1,5
tuổi tại xã Xuân Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng ............................................ 42 
 

4.4.2. Biến động tác hại của ấu trùng ve sầu trên cây Cà phê chè 4 tuổi và 1,5 tuổi tại
xã Xuân Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng .............................................................. 44 
4.4.3. Diễn biến tỷ lệ cây bị rệp sáp mềm xanh gây hại và tỷ lệ cây có bọ rùa đỏ
cam xuất hiện ............................................................................................................. 45 
4.5 Hiệu lực phòng trừ một số sâu hại chính trên cây cà phê chè bằng biện pháp
hóa học, sinh học và thủ công ....................................................................................... 46 
4.5.1 Hiệu lực phòng trừ rệp sáp mềm xanh C. vidiris tại xã Xuân Trường, TP.
Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................... 46 

4.5.2 Hiệu lực phòng trừ ấu trùng ve sầu nâu gây hại trên Cà phê chè tại xã
Xuân Trường, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 .......................................... 47 
Chương 5 ............................................................................................................................ 51 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 51 
5.1Kết luận ...................................................................................................................... 51 
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 53 
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 55 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. T.p: Thành phố
2. BPBH: Bộ phận bị hại
3. MĐXH: Mức độ xuất hiện
4. NSP: Ngày sau phun
5. NSXL: Ngày sau xử lí
6. STT: Số thứ tự

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Số lượng côn trùng trên cây cà phê chè tại Xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt, Tỉnh
Lâm Đồng, năm 2012 .......................................................................................................... 20 
Bảng 4.2: Các loài côn trùng gây hại trên cây Cà phê chè tại Xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt,
Tỉnh Lâm Đồng ( từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2012) .......................................................... 22 
Bảng 4.3: Các loài thiên địch trên cây cà phê chè tại xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012) .................................................................... 25 

Bảng 4.4: Thời gian vòng đời của C. vidiris tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng..................................................................................................................................... 37 
Bảng 4.5: Khả năng ăn mồi của trưởng thành bọ rùa đỏ cam C. politus tại xã Xuân Trường,
TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 ................................................................................. 39 
Bảng 4.6: Hiệu lực phòng trừ C. vidiris của các loại thuốc hóa học tại xã Xuân Trường,
TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 ................................................................................. 46 
Bảng 4.7: Hiệu lực phòng trừ ấu trùng ve sầu nâu bằng biện pháp hóa học tại Xã Xuân
Trường, TP. Đà lạt, Tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 ................................................................. 48 
Bảng 4.8: Hiệu lực phòng trừ ấu trùng ve sầu nâu bằng biện pháp sinh học tại xã Xuân
Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 ................................................................... 49 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ loài côn trùng theo bộ trên cây Cà phê chè tại xã Xuân Trường, Tp.
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, năm 2012 ...........................................................................21 
Hình 4.3: Sát sành (Scudderia sp.) ............................................................................... 
Hình 4.2: Sâu lá khô (Oraesia sp.) ............................................................................... 
Hình 4.4: Dế cơm (Brachytrupes portentorus Lichtenstein) ....................................... 
Hình 4.5: Bọ cứng (Gonocephalum rusticum Olivier)................................................. 
Hình 4.7: Xén tóc đục thân........................................................................................... 
Hình 4.6: Ấu trùng Xén tóc đục thân (X. quadripes Chevrolat) .................................. 
Hình 4.9: Mọt đục quả.................................................................................................. 
Hình 4.8: Bọ xít hai chấm (Cletus bipunctatus Herrich-Schaefer) .............................. 
Hình 4.11: Rệp sáp mềm nâu (Saisetia coffeae Walker) ............................................. 
Hình 4.10: Rệp sáp mềm nâu dài (Coccus longulus) ................................................... 
Hình 4.13: Rệp sáp giả cam (Planococcus citri Risso)................................................ 
Hình 4.12: Rệp muội nâu (Toxoptera aurantii Boyer) ................................................ 
Hình 4.14: Ấu trùng Ve sầu (Pomonia linearis Walker) ............................................. 

Hình 4.15: Ve sầu (Pomonia linearis Walker)............................................................. 
Hình 4.17: Sâu lông (Euproctis sp.) ............................................................................. 
Hình 4.16: Bọ xít nâu viền trắng (Dysdercus cingulatus Fabricius) ............................ 
Hình 4.19: Nhộng của Sâu lông (Euproctis sp) ........................................................... 
Hình 4.18: Sâu lông nhỏ (Euproctis similis Fuessly)................................................... 
Hình 4.21: Sâu đo xanh ................................................................................................ 
Hình 4.20: Nhộng của Sâu đo xanh ............................................................................. 
Hình 4.23: Cào cào đầu dài (Atractomorpha lata Motschulsky) ................................. 
Hình 4.22: Ngài Sâu đo xanh ....................................................................................... 
Hình 4.25: Trứng Rệp sáp mềm xanh (Coccus viridis Green) ..................................... 
Hình 4.24: Rệp sáp mềm xanh (Coccus viridis Green)................................................ 
Hình 4.27: Nhộng của Bọ rùa đỏ cam Chilocorus politus Mulsant ............................. 

ix


Hình 4.26: Sâu non Bọ rùa đỏ cam (Chilocorus politus Mulsant) ............................... 
Hình 4.28: Bọ rùa đỏ cam (Chilocorus politus Mulsant) ............................................. 
Hình 4.29: Bọ rùa 2 vệt đỏ (Lemnia biplajata Swartz) ................................................ 
Hình 4.31: Bọ rùa (Oenopia sexareata Mulsant) ........................................................ 
Hình 4.30: Bọ rùa chữ nhân (Cocinella transversalis Farb) ....................................... 
Hình 4.33: Nhộng của Sâu đục thân màu đỏ (Zeuzera coffeae Nietn)......................... 
Hình 4.32: Sâu đục thân màu đỏ (Zeuzera coffeae Nietn) ........................................... 
Hình 4.34: Sâu ăn hoa( Homodes sp) ........................................................................... 
Hình 4.35: Sâu đục lá (Lepidoptera coffeina Washburn) ............................................ 
Hình 4.37: Gián (Blattella letistriga) ............................................................................ 
Hình 4.36: Bọ ngựa (Hierodula patellifera Serville) ................................................... 
Hình 4.39: Ong cự (Ichneumonidae)............................................................................ 
Hình 4.38: Sâu cuốn lá (Archips micaceana Walker) .................................................. 
Hình 4.41: Rầy mũi dài Dictyophara nakanonis Flickr ............................................... 

Hình 4.40: Xén tóc (Lamia texto Farb) ........................................................................ 
Hình 4.42: Triệu chứng cây bị sâu non của xén tóc đục thân gây hại ......................35 
Hình 4.43: Triệu chứng gây hại của sâu đục thân màu đỏ Z. coffeae ......................40 
Hình 4.44: Biến động tác hại của xén tóc đục thân X. quadripes trên cây cà phê 4
năm tuổi và 1,5 năm tuổi (từ 12/3 - 14/5) tại xã Xuân Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm
Đồng ..........................................................................................................................43 
Hình 4.45: Biến động tác hại của ấu trùng ve sầu nâu trên cây Cà phê chè 4 năm
tuổi và 1,5 năm tuổi (12/3 - 14/5) tại xã Xuân Trường, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng 44 
Hình 4.46: Diễn biến tỷ lệ cây Cà phê chè bị nhiễm rệp sáp mềm xanh C.viridis và
tỷ lệ cây có bọ rùa đỏ cam C. politus (từ 12/3 - 14/5) tại xã Xuân Trường, TP. Đà
lạt, tỉnh Lâm Đồng ....................................................................................................45 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
Trong khoảng thời gian 5 năm gần đây sản xuất cà phê Việt nam đã có bước
tiến vượt bậc. Có thể nói không ai phủ nhận được sự đóng góp to lớn của cây cà phê
trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta trong những năm qua. Mỗi
năm cây cà phê đã mang về một lượng kim ngạch trên 2 tỷ USD. Trên cả nước, hiện
có hàng trăm ngàn hộ gia đình với hàng triệu nhân khẩu có cuộc sống phụ thuộc
trực tiếp hoặc gián tiếp vào cây cà phê. Cây cà phê cũng đã tạo ra công ăn, việc làm
và thu nhập cho hàng triệu người. Tuy nhiên, dù biết rằng cây cà phê đang dần
chiếm một vai trò, một vị trí khá quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội nhưng
làm thế nào để cây cà phê phát triển ổn định và bền vững, đó là một câu hỏi không
dễ trả lời.
Trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo từ cấp quốc gia cho đến cấp
tỉnh rồi xuống tận cấp huyện đều tập trung vào vấn đề mấu chốt này. Để cây cà phê
phát triển ổn định và bền vững, mang lại thu nhập cho người dân, ổn định cuộc

sống, xóa đói giảm nghèo,…thì cần phải quan tâm đến tất cả các khâu từ sản xuất,
chăm sóc, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu…
Một vấn đề rất đáng quan tâm là trong những năm qua, tình hình phát sinh sâu
bệnh trên cây cà phê đang diễn biến hết sức phức tạp, việc áp dụng các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều loại sâu bệnh chưa có thuốc đặc
trị. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê cũng có nhiều vấn đề đang
gây lo lắng cho người dân trồng cà phê. Theo kinh nghiệm thực tế thì sâu bệnh
thường xuất hiện sau khi thu hoạch xong cà phê cho đến cuối mùa nắng, đầu mùa
mưa. Đây là giai đoạn phát triển khá nhanh và khá nhiều loại sâu bệnh trên cây cà
phê. Theo Cục bảo vệ thực vật cho biết, tập đoàn sâu bệnh hại trên cây cà phê rất
phong phú và đa dạng gồm 18 loại sâu bệnh chính. Các loài sâu hại quan trọng

1


thuộc 6 họ của 3 bộ gồm bộ cánh cứng, bộ cánh đều bộ cánh vảy. Trong đó xuất
hiện phổ biến nhất là các loại sâu bệnh: Rệp sáp, ve sầu hại rễ, sâu đục thân, đục
cành, đục quả, bệnh gỉ sắt và các loại bệnh nấm,…. Sâu hại phát sinh và gây hại
quanh năm, hại thân, lá, cành, quả… tập trung chủ yếu ở các phần non của cây
như lá non, chồi non, chùm hoa, quả non. Nhiều loại sâu hại hút chất dinh dưỡng
của hoa, quả non làm giảm khả năng đậu quả.
Hiện nay Cà phê chè đang được trồng phổ biến ở xã Xuân Trường, Đà Lạt cây
Cà phê chẻ đang bị nhiều loại sâu hại, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Điều tra
thành phần sâu hại, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu hại chính làm
cơ sở khoa học để quản lí sâu hại có hiệu quả tốt trên cây Cà phê chè, góp phần phát
triển sản xuất Cà phê chè là rất cần thiết. Được sự đồng ý và phân công của Bộ Môn
Quản Lí Tài Nguyên Rừng - Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sâu hại và biện
pháp phòng trừ trên cây Cà phê chè ( Coffea arabica L.) tại xã Xuân Trường,
Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc điểm của cây Cà phê chè
Bộ: Gentianales
Họ: Rubiaceae
Giống: Coffea
Loài: Arabica
Tên khoa học: Coffea arabica L.

2.1.1 Đặc điểm hình thái
Cà phê chè trưởng thành có dạng bụi cây lớn cao từ 2 - 3 m. Cành thon dài
mọc đối xứng, cuống lá từ 0,4 - 1,2 cm, lá mọc đối xứng, có hình oval, nhọn ở 2 đầu
rìa lá quăn, mềm và rủ xuống. Chiều dài lá khoảng 7 - 20 cm, rộng 4 - 6 cm, mặt lá
nhẵn, mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Vỏ cây mỏng, màu xám
nhạt, nứt nẻ và sần sùi khi cây già. Hệ thống rễ bao gồm một rễ cọc cắm sâu vào đất
và các rễ phụ mọc ra từ rễ cọc lan tỏa xung quanh và làm nhiệm vụ hút nước và chất
dinh dưỡng cho cây. Hoa có năm cánh, màu trắng và có hương rất thơm. Hoa mọc
thành từng cụm hoa từ 2 - 9 cái ở nách lá. Quả cà phê thuộc loại quả thịt, hình oval.
Quả xanh khi chín có màu đỏ tươi, dài 1 - 1,8 cm và rộng 0,8 - 1,2 cm. Quả thường
chứa 2 hạt hơi dẹt và thon, có màu xanh ngọc, dài 0,8 - 1,2 cm.
2.1.2 Đặc điểm sinh học
Cây tái sinh bằng hạt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Cây ra hoa
vào tháng 3 - 4 tùy vào điều kiện thời tiết. Quả bắt đầu chín khoảng tháng 9 - 10.
Cây Cà phê chè thích hợp ở vùng núi cao. Người ta thường trồng ở độ cao từ
1000 - 1500 m, nhiệt độ thích hợp từ 16 - 25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.

Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch.

3


Giá trị kinh tế: Cà phê chè là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây
cà phê. Nó chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Trên thị trường, cà phê
chè được đánh giá cao hơn các loại cà phê khác vì có hương vị thơm ngon và chứa
ít hàm lượng caffein hơn.
2.1.3 Kĩ thuật trồng Cà phê chè
Tiến hành đào hố theo thiết kế. Hàng Cà phê chè được thiết kế theo đường
đồng mức. Cà phê chè trồng hố, kích thước hố 40 × 40 × 40 cm. Xử lý thuốc để
phòng trừ bệnh tuyến trùng và sâu hại cây con. Cây con đem trồng phải đạt từ 4 - 6
cặp lá, cao 20 - 25 cm, đường kính gốc 0,2 - 0,3 cm, khỏe mạnh và không sâu bệnh.
Mật độ khoảng cách trong điều kiện thâm canh thì trồng Cà phê chè với mật độ
3100 - 3500 cây / ha, nghĩa là hàng cách hàng 1,8 - 2 m và cây cách cây 1,3 - 1,5 m.
Trong thời kì kiến thiết cơ bản cây cà phê cần được chăm sóc làm cỏ. Bón phân và
phun thuốc theo từng thời kì để tăng khả năng kháng sâu bệnh của cây nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2 Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây Cà phê chè
Cà phê có khá nhiều loại sâu hại. Theo P. vayssisere (1961 - 1966) trên toàn
thế giới có khoảng 400 loài. Ở Việt Nam chưa thống kê đầy đủ thành phần sâu hại
trên cà phê nhưng trong thực tế sản xuất hiện nay đang gặp một số sâu hại chủ yếu
phá hại cà phê và gây ảnh hưởng lớn là: Xén tóc đục thân, sâu đục thân màu đỏ, ve
sầu, rệp sáp. Ngoài ra còn có một số loại khác như mọt đục quả, mọt đục cành, sâu
hại lá, … Trong những đối tượng gây hại trên thì xén tóc đục thân, rệp sáp mềm
xanh, ve sầu nâu là 3 đối tượng gây hại nặng nhất và thiệt hại kinh tế nhiều nhất cho
tình hình sản xuất cà phê hiện nay. (Giáo trình Côn Trùng Chuyên Khoa, 2004)
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loại sâu hại chính
trên cây Cà phê chè

2.2.1.1 Xén tóc đục thân Xylotrechus quadripes
Xén tóc đục thân Xylotrechus quadripes là loại gây hại nặng và làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất cà phê hiện nay cho người làm cà phê. Xén

4


tóc đục thân X. quadripes thuộc họ Xén tóc Cerambycidae, bộ Cánh cứng
Coleoptera.
Trên thế giới hiện nay, sâu phân bố ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanca,
Malaysia, Nhật Bản, Braxin, Trung Quốc,… Ở Việt Nam sâu có ở các vùng trồng
cà phê như Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Lâm Đồng, ĐăkLăk… Ngoài cây cà
phê sâu còn phá hại trên chè, vải, nhãn, cam, quýt, ca cao…
Trưởng thành có kích thước 9 - 19 mm, con đực nhỏ hơn con cái, trên cánh
cứng có nhiều vệt đen. Trứng hình bầu dục dài, một đầu tròn to, một đầu dài hẹp,
dài 1,2 mm. Sâu non màu trắng ngà, không có chân ngực và chân bụng, miệng có
hàm trên rất cứng màu nâu đen. Nhộng màu vàng sẫm. Xén tóc đẻ trứng vào kẽ nứt
ở vỏ cây. Sâu non mới nở đục vào trong vỏ thành đường vòng, sau đó chui vào gỗ
giữa cây. Khi sắp chui ra khỏi nhộng, sâu đục một buồng sát vỏ cây, khi trưởng
thành cắn vỏ chui ra ngoài. Vòng đời xén tóc đục thân khoảng 125 - 215 ngày, mỗi
năm 2 - 3 lứa. Phá hại nghiêm trọng Cà phê chè, cây bị hại nặng từ 3 tuổi và cây
càng già càng bị hại nặng hơn. Cây bị sâu tiện ngang thân, gặp gió to, cây cành gãy
ngang vết đục. Sâu có ở tất cả các nước trồng cà phê.
Trưởng thành sau khi vũ hóa vẫn nằm lại trong thân cây từ 2 - 5 ngày (có thể
từ 10 - 15 ngày) chờ điều kiện ấm áp mới chui ra hoạt động. Phạm vi nhiệt độ từ 25
- 30oC trưởng thành hoạt động mạnh. Dưới 20oC hoặc trên 30oC Xén tóc thường
nằm trong cây. Trưởng thành ưa hoạt động ở những nơi quang đãng nhiều ánh sáng.
Trưởng thành có tập quán uống nước nhiều nhất là ngày có nhiệt độ cao, giao phối
vào buổi sáng và có thể giao phối nhiều lần trong ngày, đẻ trứng từ trưa cho đến 3 4 giờ chiều. Trứng thường được đẻ vào đoạn gốc và giữa thân, các chỗ mắt cành vết
nứt hẹp và sâu. Trứng được đẻ rải rác từng quả cũng có khi hàng chục quả cùng một

nơi. Thời gian đẻ trứng kéo dài từ 1 - 15 ngày. Số lượng trứng đẻ của 1 con cái tùy
theo tháng, vào tháng 4 - 5 là giai đoạn trưởng thành đẻ trứng nhiều nhất. Trưởng
thành sống trung bình 10 - 14 ngày tối đa là 34 ngày. Mùa hè trưởng thành sống
ngắn hơn mùa đông, con cái sống lâu hơn con đực. Trưởng thành vẫn có thể tồn tại

5


trong thân gỗ của những cây đã khô tương đối lâu. Cây bị sâu chặt về để 3 - 4 tháng
trưởng thành vẫn bay ra. (Hà Quang Hùng và ctv, 2001).
2.2.1.2 Ve sầu nâu
Ve sầu nâu họ Ve sầu Cicadidae, hiện nay là một loại côn trùng gây hại nặng
trên cây cà phê. Nguồn thức ăn chính của ve sầu nâu là dịch nhựa được hút từ rễ cây
thông qua vòi chích hút. Thông thường ve sầu sống bám theo hệ thống của rễ cây,
di chuyển sâu xuống đất và tạo thành các lổ xung quanh rễ làm đứt rễ tơ. Ở nhưng
khu vực có mật độ ve sầu cao, chúng không chỉ chích hút dịch nhựa mà còn làm cho
lượng rễ tơ giảm sút đi một cách rõ rệt nên khả năng hút chất dinh dưỡng của cây là
rất yếu. Ve sầu thường sống ở độ sâu từ 10 - 40 cm và ở độ rộng của tán cây từ 20 70 cm, đây là tầng đất mà rễ cây cà phê phát triển tập trung và nhiều nhất.
2.2.1.3 Rệp sáp mềm xanh Coccus viridis
Rệp sáp mềm xanh họ rệp sáp mềm Coccidae có hình chữ nhật góc lượn tròn,
có màu vàng xanh, đến giai đoạn sinh sản rệp chuyển sang màu nâu đen. Mình dẹt
và mềm. Rệp trưởng thành không có cánh và chân không phát triển, trong khi đó
rệp non có chân khá phát triển và di chuyển rất linh hoạt để tìm cây kí chủ.
Rệp sáp mềm xanh xuất hiện quanh năm và gây hại nặng cho Cà phê chè. Tác
hại chủ yếu của rệp vảy xanh là chích hút các bộ phận non của cây như: Lá non,
chồi non, quả non làm cho các bộ phận này phát triển kém, cành lá vàng, quả rụng,
cây còi cọc và chết. Trên cây Cà phê chè, rệp sáp mềm xanh thường bán trên các bộ
phận non , trên lá rệp thường bám ở mặt dưới lá. Rệp non mới nở thường bò đi tìm
nơi thích hợp và sinh sống tại đó. Rệp sáp mềm xanh có quan hệ cộng sinh với kiến.
Rệp tiết ra mật ngọt là thức ăn rất ưa thích của loài kiến, và ngược lại kiến bảo vệ

rệp tránh khỏi các loài thiên địch và lây lan rệp từ nơi này đến nơi khác, do đó
thông thường nơi nào có kiến thì nơi đó có rệp. Ngoài ra rệp còn làm cho nấm muội
đen (Capnodium spp) phát triển phủ trên mặt lá làm giảm sự quang hợp của lá.
(Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, 2003).

6


2.3 Đặc điểm một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học sử dụng trong thí
nghiệm phòng trừ sâu hại chính
2.3.1 VISERIN 4.5EC
Viserin 4.5EC là thuốc trừ sâu phổ rộng nhóm cúc tổng hợp, chứa hoạt chất
βcypermethrin một đồng phân của cypermethrin 4,5% dạng nhũ dầu.
Viserin 4.5EC có tác động tiếp xúc và vị độc, hoạt chất bảng độc II. Ít gây hại
cho thiên địch.
Viserin 4.5EC phòng trừ nhiều loại sâu hại miệng nhai và chích hút trên nhiều
loại cây trồng như: Lúa, bắp, bông vải, đậu nành, thuốc lá, nho, rau màu, … Hoạt
chất này trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật còn được đăng ký trừ sâu cuốn lá
lúa, bọ xít, bọ trĩ, sâu keo hại lúa, rầy chổng cánh hại cam, rầy và sâu đục quả hại
xoài, rệp vảy và rệp sáp hại cà phê, sâu khoang hại lạc, sâu xanh hại đậu, rệp hại
dưa hấu.
Liều dùng 0,6 lít / ha. Pha 12 ml / bình 8 lít. Phun ướt đều cây trồng, phun khi
sâu non xuất hiện.
Thời gian cách ly thuốc từ 7 - 14 ngày.
2.3.2 God 550EC
Thành phần: Chlorpyrifos Ethyl 500g/l + Cypermethrin 50g/l
God 550EC là thuốc trừ sâu hỗn hợp gồm hoạt chất chlorpyrifos-ethyl thuộc
nhóm Lân hữu cơ với cypermethrin thuộc nhóm cúc tổng hợp. Thuốc dạng nhũ dầu,
màu vàng nâu. Thuốc ức chế sự hoạt động hệ thần kinh của sâu, làm cho sâu bị tê
liệt và chết qua tác động tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn, xông hơi. God 550EC diệt trừ

hữu hiệu các loài sâu, rầy, rệp hại lúa, đậu nành, cà phê, xoài, cam.
Phun thuốc vào lúc chiều, trời mát. Pha 8ml thuốc / bình 8 lít nước (0,1%)
Đối với cây cà phê, xoài, cam, lượng nước phun phải đảm bảo ướt đều tán lá
cây trồng.
Phun ngay khi thấy sâu, rầy, rệp xuất hiện.
Thời gian cách ly là 15 ngày.

7


2.3.3 Actara 25 WG
Hoạt chất chứa: Thiamethoxam 250 g / kg
Công dụng: trừ rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi, rầy chổng cánh, rầy bông xoài,
rệp sáp hại cà phê.
Liều lượng sử dụng: lượng nước phun 500 - 600 lít / ha, để trừ côn trùng chích
hút trên cây lâu năm: 8 g / bình 8 lít (0,06 - 0,17%) , 300 - 500 g / ha, thời gian cách
ly 7 ngày.
2.3.4 NITOX 30EC
Thành phần: Dimethoate 27% + Cypermethrin 3% + Phụ gia 70%
Thuốc dạng nhũ dầu (EC). Màu vàng chanh, trong suốt.
Nitox 30EC là thuốc trừ sâu hỗn hợp, có tác động tiếp xúc, vị độc. Có hiệu
quả cao diệt trừ các loại sâu miệng nhai và chích hút hại lúa, cây công nghiệp và
cây ăn quả như: Sâu cuốn lá, sâu đục bẹ hại lúa, sâu ăn lá hại lạc, đậu tương, rệp hại
cà phê, sâu ăn lá hại điều... Ngoài ra NITOX 30EC còn là thuốc đặc trị trừ ấu trùng
ve sầu hại cà phê.
Nồng độ phun: 0,2 - 0,25%. Phun thuốc khi sâu non mới xuất hiện. Pha 30 –
40 ml thuốc / bình 16 lít nước, phun ướt đều tán cây trồng.
2.3.5 MAPY 48EC
Mapy 48EC là thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ, thành phần hoạt chất
Chlorpyrifos Ethyl. Có tác dụng phổ rộng, diệt trừ nhiều loại sâu hại khó trị. Diệt

sâu nhanh, mạnh và hiệu quả kéo dài nhờ tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi.
Sử dụng trên nhiều loại sâu đã kháng nhiều loại thuốc khác
Pha 20 - 30 ml / bình 16 lít. Phun sớm khi sâu mới nở, đối với rệp phun kỹ 2
lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. (Cty TNHH Khánh Hiền, Danh Mục Thuốc Bảo Vệ
Thực Vật, 2003)
2.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý:

8


11°48’36’’ đến 12°01’07’’ vĩ độ Bắc.
108°19’23’’ đến 108°36’27’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương.
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương.
- Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.
- Phía Tây Nam giáp huyện Đức Trọng.
Tổng diện tích tự nhiên Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km².
Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20.
Con đường này giao với quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai từ đó hướng
về TP. Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại Dran để về Phanrang và các tỉnh Nam
Trung Bộ, Quốc lộ 20 còn cắt qua Di Linh từ đây theo quốc lộ 28 về hướng nam sẽ
dẫn đến thành phố Phan Thiết xuất phát từ Đà Lạt, tuyến đường 723 đi xuyên qua
các huyện Lạc Dương của Lâm Đồng và Khánh Vĩnh, Diên Khánh của Khánh Hòa
tới thành phố Nha Trang, con đường này được hoàn thành vào năm 2007, giúp hành
trình giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng chỉ còn khoảng 130 km, so với lộ trình cũ
Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang dài 228 km. Đà Lạt còn một tuyến tỉnh lộ khác là
đường 722 đi Đam Rông nối thành phố với các vùng tây bắc của tỉnh Lâm Đồng.

Thuận tiện cho việc giao thương buôn bán và đầu tư công nghiệp.
2.4.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
Nằm ở độ cao 1.500 m và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc
biệt là rừng thông bao quanh, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa , Đà Lạt vẫn
có một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Ở Đà Lạt có hai mùa rõ rệt
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ
tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của
khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ
hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa
đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí
xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ

9


yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Mặc dù vậy, do
ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương trong mùa mưa vẫn có
những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.
2.4.1.3 Địa hình
Địa hình Đà Lạt được phân thành dạng rõ rệt địa hình núi và địa hình bình
nguyên trên núi. Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm
thành phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 m tạo thành một vành đai chắn gió che
cho khu vực lòng chảo trung tâm.
2.4.1.4 Đặc trưng thổ nhưỡng
Theo bảng phân loại mới dùng cho bản đồ đất của Việt Nam, các loại đất Đà
Lạt thuộc hai nhóm chính nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1000 - 1500 m
và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1000 - 2000 m. Các nhóm khác
như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không đáng kể.
2.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

2.4.2.1 Kinh tế
Những năm gần đây, nền kinh tế xã hội Đà Lạt đang có những bước chuyển
mình mạnh mẽ và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Cơ sở hạ tầng của
thành phố Đà Lạt đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ
thống giao thông tại các khu dân cư nông thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu
vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến phát triển đô thị. Chính quyền địa
phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương
vùng ven đô thị và vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế theo định
hướng du lịch, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp.
Ngành du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế động lực của thành phố
trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng của ngành
được duy trì và phát triển hàng năm.
Ngành công nghiệp xây dựng đang phát triển với định hướng hình thành
những khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh
vực chế biến nông sản phẩm để tham gia thị trường tiêu dùng trong nước và từng

10


bước tiến đến xuất khẩu. Thành phố đang chú trọng đầu tư phát triển các ngành
nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản.
Ngành nông, lâm nghiệp trong những năm trước đây là ngành kinh tế quan
trọng của địa phương. Tuy nhiên, với định hướng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ,
công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp. Ngành nông nghiệp đã và đang từng bước
thực hiện mục tiêu giảm dần tỷ trọng một cách hợp lý trong cơ cấu kinh tế của
thành phố. Hiện nay ngành nông nghiệp Đà Lạt vẫn còn thu hút 38,5% lao động xã
hội. Sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện tích, tăng
vụ, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Hàng năm, ngành nông nghiệp Đà
Lạt cung ứng cho thị trường tiêu dùng khoảng 200.000 tấn rau các loại, trên 250
triệu cành hoa.

Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm. Thành phố đang thực hiện các chương
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính đa dạng của sản
phẩm nông nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước theo
hướng chất lượng cao và từng bước tạo lập thị trường xuất khẩu nông sản.
2.4.2.2 Xã hội
Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố
tăng mạnh và có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 2010, Đà Lạt có dân số
209.301 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 532 người / km².
Về hành chính, thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã
Theo số liệu thống kê năm 2010, thành phố Đà Lạt có 176 bác sỹ, 137 y sỹ,
294 y tá và 1.111 giường bệnh.
Ngày nay, Đà Lạt vẫn là một trung tâm giáo dục của miền Nam Việt Nam.
Năm 2010, bậc giáo dục tiểu học và phổ thông, toàn thành phố Đà Lạt có 44 trường,
1.734 giáo viên và 37.908 học sinh, trong đó 16.554 học sinh tiểu học, 12.397 học
sinh trung học cơ sở và 8.957 học sinh trung học phổ thông. Thành phố cũng có 25
trường, 417 giáo viên và 8.972 học sinh bậc mẫu giáo. Tại Đà Lạt còn có thể thấy
sự hiện diện của ba trường đại học, bốn trường cao đẳng cùng các trung tâm giáo

11


dục thường xuyên, các trường giáo dục chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đặc biệt dành
cho trẻ em khuyết tật...
Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư, đời sống tín
ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng. Trên thành phố ngày nay có thể thấy sự
hiện diện của 43 nhà thờ, tu viện thiên chúa hay tin lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá
phật giáo, 3 thánh thất cao đài cùng rất nhiều những ngôi đình làng nằm rải rác.
Phần lớn cư dân Đà Lạt hiện nay là những người Việt đến từ nhiều vùng miền, vì
thế có thể bắt gặp ở đây tất cả những hình thái tín ngưỡng phổ biến của người Việt
như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thành hoàng, tục thờ Mẫu, tục thờ gia thần.

(Chi cục thống kê Lâm Đồng, năm 2010)

12


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sâu hại trên cây Cà phê chè, xác định biến động tác hại của sâu hại
chính nghiên cứu đặc điếm sinh học của sâu hại chính. Trên cơ sở đó thí nghiệm
phòng trừ sâu hại chính để góp phần sản xuất Cà phê chè hiệu quả và an toàn
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần côn trùng gây hại trên cây Cà phê chè
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học của sâu hại chính
- Nghiên cứu diễn biến tỉ lệ cây bị hại do sâu hại chính
- Khảo nghiệm hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ sâu hại bằng biện
pháp thủ công và thuốc hóa học.
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương tiện nghiên cứu
- Cà phê chè được trồng trên địa bàn thành phố Đà lạt , tỉnh Lâm Đồng
- Vật liệu bắt mẫu côn trùng: Vợt bắt côn trùng, kéo cắt cành, dao, dây thun,
hộp đựng mẫu…
- Vật liệu nuôi côn trùng: Đĩa petri, hộp nhựa, cây Cà phê chè,…
- Vật liệu bảo quản và đo mẫu: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi, lọ ngâm mẫu,
dung dịch ngâm mẫu (cồn 70%), kim giải phẫu, …
- Máy chụp hình.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp nghiên cứu điều tra thành phần sâu hại theo phương pháp
của viện bảo vệ thực vật (1997): Điều tra tại một số điểm cố định và điều tra bổ

sung theo tuyến.

13


3.3.2.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên Cà phê chè
Phỏng vấn 20 - 25 nông dân trồng cà phê: loại sâu hại, loại thuốc phun trên
cây cà phê, thời gian phun, kết quả đạt được…
3.3.2.2 Điều tra thành phần sâu hại
a) Điều tra tại điểm cố định
Chọn 3 - 5 vườn Cà phê chè (1000 m2 - 2000 m2) mang tính chất đại diện nhất
tiến hành điều tra, tại địa điểm điều tra tiến hành điều tra 25 - 30 cây ngẫu nhiên.
Trên cây điều tra quan sát 4 hướng để phát hiện côn trùng, theo dõi hoạt động sống
của chúng (ăn mồi, đẻ trứng …) sau đó thu bắt chúng. Ghi nhận các triệu chứng (bộ
phận) bị hại. Việc thu bắt có thể dùng vợt, hoặc bằng tay. Thu giữ tất cả các loại côn
trùng đem về theo dõi tiếp. Nếu các mẫu vật thu được là các pha trước trưởng thành
thì nuôi dưỡng chúng đến khi hóa trưởng thành thì dùng làm mẫu để định danh
khoa học. Mẫu vật được làm và bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu
côn trùng.
b) Điều tra bổ sung theo tuyến
Ngoài việc điều tra tại điểm cố định thì cần phải điều tra bổ sung theo tuyến để
xác định thêm các loài sâu hại. Tiến hành bổ sung điều tra theo tuyến vào giai đoạn
côn trùng đang phát triển và gây hại nhiều để thu thập thêm thành phần côn trùng
gây hại.
Chỉ tiêu theo dõi:
Thành phần gây hại trên lá, hoa, quả, cành và thân.
Mức độ xuất hiện của các loài côn trùng gây hại, mức độ xuất hiện được đánh
giá như sau:
Xuất hiện rất ít, tần suất bắt gặp < 5%


_

Xuất hiện ít, tần suất bắt gặp 5-10 %

+

Xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 11 - 35%

++

Xuất hiện nhiều, tần suất bắt gặp 36 - 50%

+++

Xuất hiện rất nhiều, tần suất bắt gặp > 50%

++++

14


×